de cuong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MỤC LỤC

Phần I: Đặt vấn đề

1.1: Đặt vấn đề

1.2: Mục đích

1.3: Giới hạn đề tài                                  

Phần II: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1: Yêu cầu khí hậu của cây bơ

2.2: Điều kiện khí hậu trồng cây bơ ở huyện Krong Ana

2.3: Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới

2.3.1 Thế giới

2.3.2Trong nước

2.4: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Phần III: Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu.

3.1: Nội dung.

3.2: Vật liệu

3.3: Phương pháp nghiên cứu

3.3.1: Chọn địa điểm

3.3.2: Điều tra thu thập số liệu

3.3.3: Phương pháp sử lý số liệu

Phần IV: Kết quả và thảo luận

Phần I: Đặt vấn đề

1.1: Đặt vấn đề

Bơ là loại trái cây đặc sản của vùng Tây Nguyên, tên khoa học là Persea americana.. Cây có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, được phân loại thực vật có hoa, hai lá mầm, họ Lauraceae. Đây là một lọai trái cây ngon và bổ dưỡng lại rẻ và dễ ăn. Trái Bơ có thể dùng tươi, ăn với bánh mì hoặc cơm nhưng cách ăn thường dùng nhất là dùng làm nguyên liệu cho các món sinh tố trái cây.

Cây bơ được người Pháp du nhập vào Việt nam khỏang những năm 40 của thế kỷ trước và được chọn trồng ở vùng đất đỏ bazan màu mỡ Tây Nguyên. Từ đó cho đến nay, diện tích bơ đã liên tục phát triển nhưng do có độ thích ứng về thổ nhưỡng và khí hậu khá hẹp nên chủ yếu vẫn tập trung tại các tỉnh Tây Nguyên và chỉ có rải rác ở một số vùng khác có chất đất và khí hậu phù hợp như vùng núi của các tỉnh miền Trung và Đông Nam bộ… Trong đó Đắk Lắk là nơi trồng bơ nhiều, cho sản lượng và chất lượng cao nhất. Chỉ tính riêng Đắk Lắk đã có khoảng 2.694 ha cây bơ với sản lượng khỏang 40.000 tấn bơ. Thị trường tiêu thụ bơ hiện nay chủ yếu là ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, khu vực miền Tây Nam bộ và các tỉnh duyên hải miền Trung Hiện tại, ngoài các chợ hoa quả, trái bơ đã và đang được bày bán trong nhiều siêu thị.

Bơ rất dễ trồng, gần như không cần phải bón phân và chăm sóc, cây trồng thực sinh cho quả bói sau khoảng 3-4 năm trồng vì vậy ở Tây nguyên Bơ được trồng gần như ở khắp nơi, nhưng thường chỉ được xem là loài cây trồng xen, ít có nơi nào trồng tập trung. Vụ quả chính của bơ thường bắt đầu từ tháng 5-9, bình quân mỗi cây có thể cho từ 100-150kg quả với giá khoảng 3.000 đồng/kg thì mỗi ha bơ (150 cây) có thể cho thu nhập không dưới 45 triệu đồng. Đây là một mức thu nhập có thể xem là khá so với nhiều lọai cây trồng khác đang có mặt ở Tây nguyên.

1.2: Mục đích

 Tìm hiểu tình hình sâu bệnh  hại trên cây bơ và từ kết quả điều tra xác định được quy luật phát sinh, phát triển của thành phần sâu hại bệnh  chính để đề xuất biện pháp phòng trừ kịp thời, đạt hiệu quả cao.

1.3: Giới hạn đề tài                                  

Phần II: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1: Yêu cầu khí hậu của cây bơ

Cây bơ ưa đất phù sa cổ, đất đồi dốc có cấu trúc tốt, sâu mầu và thoát nước, độ pH là 5 – 6,5. Đất chua quá, kiềm quá, đất mặn đều không tốt. Cây bơ sợ nhất đất đọng nước khó thoát nước, đất nặng, đất sét cây dễ nhiễm bệnh nấm phytophthora Cinnamoni gây thối rễ. Bơ cũng rất ưa ánh nắng nhiều và rất sợ gió mạnh làm gẫy cành đổ cây, vì thân bơ rất giòn. Đặc biệt phải có một mùa khô rõ rệt để cây hình thành nụ hoa dễ dàng. Ở vùng nhiệt đới, các nơi cao không quá 2.000m, khí hậu mát mẻ rất thích hợp với bơ. Do đó ở ta, bơ có nhiều ở Tây Nguyên và Nam bộ là như vậy.

2.2: Điều kiện khí hậu trồng cây bơ ở huyện Krong Ana

2.3: Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới

2.3.1 Thế giới

Trên thế giới Bơ là một trong những cây ăn quả nhiệt đới được sản xuất đứng vào hàng thứ 5, sau Cam, Chuối, Xoài, Dứa và ngang với Đu đủ.

Những nước sản xuất nhiều Bơ nhất là châu Mĩ vì nguồn gốc cây Bơ ở vùng nhiệt đới châu Mĩ, cả đồng bằng và trên núi cao, từ đó mà được đem trồng khắp nơi trên thế giớ.

Hiện nay, Pháp và Anh là 2 nước nhập khẩu Bơ nhiều nhất, chiếm 70% so với toàn bộ các nước nhập khẩu Bơ.Ngoài ra, các nước khác cũng nhập tương đối nhiều như: Ý, Tây Đức, Nauy, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Áo…Các nước cung cấp Bơ cho Tây Âu, chủ yếu là Ixrael Cộng hòa Nam Phi, Peru, Mĩ…

2.3.2Trong nước

Ở Việt Nam theo tài liệu của Nha khảo cứu Bộ Canh Nông, các giống Bơ du nhập vào nước ta chủ yêu là giống Antiles, một số ít chủng Mêhico và Guatemala. Theo điều tra của nhóm nghiên cứu trường Đại Học Nông Nghiệp 4, trường Đại Học Tây Nguyên và G.S Vũ Công Hậu thì chủng Mêhico và Guatemala năng suất thấp,bị sâu bệnh phá hoại, nên hiện nay chỉ còn lẻ tẻ một vài cây không đáng, còn lại chủ yếu là chủng Antiles, chủng này sinh trưởng mạnh cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Theo TS Phan Quốc Sủng: cây Bơ hiện nay không chỉ giới hạn ở các tỉnh phía Nam mà còn lan rộng ra các tỉnh phía Bắc như : Xuân Mai (Hà Sơn Bình), Phủ Quỳ ( Nghệ An)…có nhiều triển vọng tốt đẹp. Tuy vậy, nơi trồng bơ nhiều nhất và cũng là nơi cho sản lượng cao nhất là các tỉnh thuộc vùng tây nguyên : Đaklak, Lâm Đồng, Gia Lai…

Hiện nay, cây bơ được trồng chủ yếu ở các vườn gia đình, còn khu tập thể rất ít. Riêng ở tỉnh Đaklak, cây Bơ phát triển tập trung thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Krong Ana, huyện Krongpak, huyện Eahleo…Trong tương lai, xu thế phát triển cây bơ ngày càng được chú trọng hơn do các nguyên nhân sau:

                + số lượng người quen vơi hương vị quả bơ ngày càng tăng

                + cây có giá trị dinh dưỡng cao.

                + chịu hạn tốt

                + có giá trị xuất khẩu ở nhiều nươc trên thế giới

2.4: Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Phần III: Nội dung, vật liệu và phương pháp nghiên cứu.

3.1: Nội dung.

- Tìm hiểu diễn biến sâu bệnh  hại:

 -sâu bọ măng

 - sâu ăn lá

                -nấm phytophthora Cinnamoni gây thối rễ.                                                              3.2: Vật liệu

- Dụng cụ cần thiết

3.3: Phương pháp nghiên cứu

3.3.1: Chọn địa điểm

3.3.2: Điều tra thu thập số liệu

3.3.3: Phương pháp sử lý số liệu

Các chỉ tiêu theo dỏi

Công thức tính:

                                      Tổng số lá bị bệnh

-          Tỉ lệ bệnh(%)=   ----------------------   x 100

                                Tổng số lá điều tra

                             ∑[( N1 x 1) + (N2 x 2) +…….+ (Nn x n)]

-     Chỉ số bệnh = ----------------------------------------------------x 100

                                             N x K

Trong đó: N1 là số lá bị bệnh cấp 1

                 Nn là số lá bị bệnh cấp n

                  N là tổng số lá điều tra.

                 K là cấp bệnh cao nhất.

Bệnh cấp 1: < 1% diện tích lá bị bệnh

                 3: từ 1-5% diện tích lá bị bệnh

                 5: >5- 25% diện tích lá bị bệnh

                 7: >25- 50% diện tích lá bị bệnh

                 9: > 50 % diện tích lá bị bệnh.

         Tổng số sâu điều tra

Mật độ sâu:--------------------------

        Tổng số m2 điều tra

  - Nhiễm nhẹ từ 15-30%

  - Trung bình từ 30-60%

  - Nặng trên 60%

Phần IV: Kết quả và thảo luận

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro