đề cương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 01: 

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người

Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ấn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989 ) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm văn trị và giáo hóa.

Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức ,...) có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colocoluicultus với hai nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; cầu cúng.

Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận...

Trong nhân loại học vàxã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người. Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đếntinh thầnmà bao gồm cảvật chất.

Có thể thấy văn hóa được định nghĩa bởi rất nhiều loại : định nghĩa miêu tả, lịch sử, chuẩn mực, tâm lý học, cấu trúc, nguồn gốc và sau đó đã được UNESCO đưa ra định nghĩa chính thức: «Văn hóa phản ứng và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình». Việc hệ thống hóa sơ bộ các loại định nghĩa nói trên cho thấy tính chất để ngỏ của khái niệm«văn hóa». Sở dĩ có tình trạng này là vì văn hóa là hiện tượng bao trùm lên tất thảy các mặt của đời sống con người khiến bất kỳ định nghĩa nào đưa ra cũng khó, có thể bao quát hết nội dung của nó. Bởi vậy cần khéo léo sử dụng các định nghĩa ấy theo cách bổ sung lẫn nhau để có thể định nghĩa một cách đầy đủ và trọn vẹn khái niệm «văn hóa».

Với tư cách là 1 chỉnh thể, văn hóa mang trong mình những đặc trưng cố hữu:

-Văn hóa là cái con người với động vật; văn hóa là đặc trưng riêng của xã hội loài người.

-Văn hóa không được kế thừa về mặt sinh học (di truyền), mà phải học tập, giao tiếp.

-Văn hóa là cách ứng xử đã được mẫu thức hóa.

So sánh các khái niệm: văn hóa, bản sắc, văn minh, văn hiến, văn vật.

Văn vật

Văn hiến

Văn hóa

Bản sắc

Văn minh

Thiên về giá trị vật chất

Thiên về giá trị tinh thần

Chứa cả giá trị vật chất và tinh thần

Thiên về giá trị

tinh thần

Thiên về giá trị vật chất

Có bề dày lịch sử

Chỉ trình độ phát triển

Có tính dân tộc

Có tính quốc tế

Găn bó nhiểu hơn với phương đông nông nghiệp

Xuất hiện ở cả phương Đông và phương Tây

Gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị

a.Văn hóa và văn minh:

Theo viện sĩ D. Likhacho có nhận xét, "văn hóa và văn minh là những khái niệm gần gũi, có liên quan mật thiết với nhau, song không đồng nhất. Văn hóa giàu tính nhân bản, nó hướng tới những giá trị muôn thuở; trong khi đó thì văn minh hướng tới sự hợp lý, sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi".

Nói đến văn minh, người ta chủ yếu nghĩ đến các tiện nghi vật chất. Như vậy, văn hóa và văn minhkhác nhau trước hết là ở tính giá trị: trong khi văn hóa là một khái niệm bao trùm, nóchứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn minhthiên về các giá trị vật chấtmà thôi.

Văn hóa và văn minh cònkhác nhau ở tính lịch sử: trong khi văn hóa luôn luôn có bề dày của quá khứ (tính lịch sử) thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại, nó chỉ cho biếttrình độ phát triểncủa văn hóa

Sự khác biệt của văn hóa và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sử dẫn đến sựkhác biệt về phạm vi: Văn hóa mangtính dân tộc, bởi lẽ nó có giá trị tinh thần và tính lịch sử, mà cái tinh thần và cái lịch sử là của riêng, không dễ gì mua bán hoặc thay đổi được; còn văn minh thì cótính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ nó chứa giá trị vật chất, mà cái vật chất thì dễ phổ biến, lây lan.

Và sự khác biệt thứ tư,về nguồn gốc: Văn hóa gắn bó nhiều hơn vớiphương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn vớiphương Tây đô thị. Về vị trí và đặc điểm kinh tế thì các nền văn hóa phương Đông đều hình thành ở lưu vực các con sông lớn là những nơi sản xuấtnông nghiệp. Trong các ngôn ngữ phương Tây, từ "văn hóa" bắt nguồn từ chữcultustiếng La-tinh có nghĩa là "trồng trọt". Trong khi đó thì từ "văn minh" trong các ngôn ngữ phương Tây đều bắt nguồn từ chữcivitastiếng La-tinh có nghĩa là "thành phố".

b.Bản sắc, văn vật, văn hiến:

Từ điển thường định nghĩavăn hiếnlà "truyền thống văn hóa lâu đời",văn vậtlà "truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tích lịch sử, công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử", còn bản sắc “là cốt lõi, đặc trưng riêng của một cộng đồng văn hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển”. So sánh các định nghĩa này, ta thấy "văn hiến","văn vật" và “bản sắc” thực ra chỉ là những khái niệm bộ phận của "văn hóa", chúng chỉ khác văn hóa ở độ bao quát các giá trị:

Văn hiếnlà văn hóa thiên về "truyền thống lâu đời", mà truyền thống lâu đời còn lưu giữ được không bị chiến tranh và thời gian hủy hoại chính là các giá trị tinh thần,văn vật là văn hóa thiên về các giá trị vật chất (nhân tài, di tích, công trình, hiện vật), còn bản sắc bao gồm cả các giá trị vật chất và tinh thần, thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, ý thức của một cộng đồng từ cội nguồn, cách tư duy, cách sống, sáng tạo văn hóa….

Câu 02: 

- Lễ hộilà sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. Lễ hội mang tính tộc người rất rõ. Các dân tộc khác nhau sẽ có những lễ hội khác nhau.

- Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đếntín ngưỡng,tôn giáo

. Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội đê phô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục. Nhưng trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang nặng tính văn hóa

- Lễ hội đc chia thành 2 bộ phận: Phần lễ và phần hội

“Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.

"Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.

Phần lễ đôi khi vẫn có sự khác nhau giữa các vùng.

Phần hội là phần khác nhau giữa các lễ hôi. Thành tố của lễ hội gồm: trò diễn. trò chơi và thức cúng.

Thành tố đáng lưu ý trong phần hội là trò diễn. Các trò diễn trong lễ hội là các lớp văn hóa tín ngưỡng của các thời kì lịch sử khác nhau lắng đọng lại, phản ảnh những sinh hoạt của cư dân nông nghiệp sống vs nghề trồng lúa nước, gắn kết vs nhân vật đc phụng thờ.

Giá trị của lễ hội là giá trị cộng cảm và cộng mệnh.

Mặt khác, lễ hội còn là 1 bảo tàng văn hóa, 1 thứ bảo tàng tâm thức lưu giữ các giá trị văn hóa, các sinh hoạt văn hóa.

Tuy nhiên, trong lễ hội có cả các yếu tố phi văn hóa, phản văn hóa đc lưu giữ. Đó là những yếu tố mê tín dị đoan cần loại bỏ khi kế thừa kho tàng lễ hội cổ truyền để xd 1 nền văn hóa Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

VD:

Lễ tiễn ông Táo về trời:

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23tháng Chạplà ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là "Tết ông Công", lễ cúng cócá chépvì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.

Ngoài ra người Việt Nam còn quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng Đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do Văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.

Tết trung thu:

ở Việt Nam, đây đã trở thành ngày tết của trẻ em, còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết Đoàn Viên. Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm vừa mới lên cao. Đồng thời trong ngày này, mọi người thường biếu cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà.

Câu 3:Giao lưu – tiếp biến văn hóa được hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài với nhau gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa của các bên. Đó là phương pháp định vị văn hóa dựa trên lý thuyết các trung tâm và sự lan tỏa văn hóa hay còn gọi là thuyết khuếch tán văn hóa. Giao lưu – tiếp biến văn hóa là một công cụ cần thiết để định vị văn hóa Việt Nam bởi lẽ sự ra đời và phát triển của văn hóa Việt Nam là kết quả của quá trình giao lưu ở cấp độ khu vực, châu lục và toàn cầu. Nhờ có lý thuyết giao lưu – tiếp biến văn hóa mà văn hóa nước ta mới đậm đà bản sắc và đa dạng như thế, quan trọng hơn là tồn tại bền vững được đến ngày nay.

Cụ thể:

-Giao lưu với văn hóa Ấn một cách trực tiếp qua đường biển Đông và gián tiếp qua văn hóa Bắc thuộc, văn hóa Chăm Pa (Trung Bộ) và văn hóa Óc Eo (Nam Bộ).

-Giao lưu với văn hóa Trung Hoa diễn ra trong một thời gian rất dài thông qua con đường cưỡng chế (nước Nam bị Trung Hoa đô hộ xâm lược), cho nên có thể nói ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam là vô cùng lớn, thể hiện qua nhiều bình diện trong đời sống: Về tôn giáo, người Việt chịu ảnh hưởng từ nước láng giềng Phật giáo, Đạo giáo; Về thế giới quan: triết lí âm – dương, thuyết Ngũ hành, lịch âm,...; Về chuẩn mực đạo đức xã hội: tam cương ngũ ngfcuar Nho gia; Về ngôn ngữ: từ Hán Việt chiếm một phần không nhỏ trong từ điển của người Việt; Về chủng tộc: người Việt hiện đại là kết quả của sự hòa huyết giữa tộc người Bách Việt và người Hán... Dẫu cho dấu ấn văn hóa Trung Hoa khá đậm nét trong văn hóa Việt Nam nhưng rõ ràng bản sắc văn hóa của người Việt vẫn nổi trội thắng thế chính sách đồng hóa của nước láng giềng, bởi người Việt đã rất chủ động tiếp thu, hấp thụ những điểm đặc sắc trong văn hóa nước lớn để đảm bảo hòa bình, giữ vững độc lập mà không làm mất “cái tôi bản sắc” của mình.

-Giao lưu với văn hóa phương Tây: giao lưu thông qua lĩnh vực thương mại buôn bán đường biển, qua sự đô hộ của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ... Có thể chia sự giao lưu tương tác này thành ba giai đoạn

·Từ đầu XVI – cuối XIX: sự xuất hiện của Kitô giáo và chữ quốc ngữ là hai bước chuyển quan trọng trong văn hóa, trong đó đặc biệt phải nói đến sự ra đời của chữ Quốc ngữ - đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc hội nhập văn hóa Việt Nam vào nền văn minh chung toàn nhân loại.

·Từ nửa cuối XIX – giữa XX – giai đoạn thực dân Pháp đô hộ cai trị Việt Nam, áp dụng thứ văn hóa phương Tây mang đậm màu sắc thực dân. Giai đoạn này tạo được một số bước chuyển quan trọng: đô thị xuất hiện đông đảo, chi phối nông thôn; Giao thông phát triển mạnh làm tăng cường giao lưu thương mại; Khoa học kĩ thuật chiếm ưu thế hơn so với các luận thuyết đạo đức; văn học nghệ thuật thay đổi đáng kể với sự xuất hiện của thơ ca lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực...

·Từ 1954 – nay: giao lưu văn hóa phương Tây còn thông qua nhiều hình thức mới: du học, di cư, tham gia vào mạng truyền thông – liên lạc toàn cầu,..

Câu 4: 

Tín ngưỡng là khái niệm dùng để chỉ các hoạt động mang sắc thái tâm linh của cá nhân và cộng đồng. Tín ngưỡng là hình thưc sơ khai của tôn giáo nhưng ngược lại với tôn giáo có phạm vi ảnh hưởng rất lớn, có những giáo lí, giới luật, và mang tính tổ chức cao, thì tín ngưỡng chỉ mang tính địa phương nhỏ hẹp, gắn với đời sống trần tục một cách chặt chẽ thông qua tiềm thức của cá nhân.

Tín ngưỡng phồn thực là một trong những tín ngưỡng cơ bản của người Việt. Tín ngưỡng này tồn tại trên nhiều khu vực: châu Phi, Ấn Độ thời cổ đại, Tây Tạng,... và nó tôn thờ sự giap hợp, sinh nở. Sở dĩ tín ngưỡng Phồn thực hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới là bởi logic phát triển tự nhiên của xã hội loài người. Theo Mác và Ăng-ghen: để duy trì đời sống, con người luôn phải thực hiện hai dạng hoạt động là sản xuất vật chất và sản xuất ra chính con người về mặt sinh học. Việt Nam thuộc văn hóa gốc nông nghiệp, mà đối với dạng văn hóa vốn gắn bó chặt chẽ với giới tự nhiên này, thì ý nghĩa của việc sinh nở là rất to lớn. Ngày nay, những khu vực ở Việt Nam còn lưu lại dấu tích của tín ngưỡng này là Hà Tây, Phú Thọ, Nam Định, Thanh Hóa, Bắc Giang, khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ và còn in dấu trong nhiều loại hình văn hóa dân gian như phù điểu, tượng, tranh, chuyện tiếu lâm, hò vè, thơ ca,...

Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống đã là một nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Đối với văn hóa nông nghiệp, hai việc này lại càng bội phần hệ trọng. Để duy trì cuộc sống, cần cho mùa màng tươi tốt. Để phát triển sự sống, cần cho con người sinh sôi. Hai hình thức sản xuất lúa gạo để duy trì cuộc sống và sản xuất con người để kế tục dòng giống này có bản chất giống nhau. Đó là sự kết hợp của hai yếu tố khác loại (đất và trời, mẹ và cha).

Từ một thực tiễn chung này, tư duy cư dân nông nghiệp Nam á đã phát triển theo hai hướng: những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật khoa học để lí giải hiện thực và họ xây dựng được triết lí âm dương; những trí tuệ bình dân nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sùng bái nó như thần thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực (phồn = nhiều, thực = nảy nở). ỞViệt Nam, tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử, và có tới hai dạng biểu hiện : thờ cơ quan sinh dục nam nữ và thờ bản thân hành vi giao phối.

Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới.

Hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng đại được tìm thấy ở tượng đá với niên đại hàng nghìn năm tr.CN ở Văn Điển (Hà Nội), ở những khắc trên đá trong thùng lũng Sapa. Trong việc trang trí nhà mồ Tây Nguyên thì tượng nam nữ với bộ phận sinh dục phóng to thường xuyên có mặt.

Việc thờ sinh thực khí còn thể hiện ở việc thờ các loại cột (cột đá tự nhiên hoặc cột đá được tạc ra, có thể có khắc chữ dựng trước cổng đền miếu, đình chùa) và các loại hốc (hốc cây, hốc đá trong các hang động, các kẽ nứt trên dá).

Bên cạnh việc thờ sinh thực khí (= yếu tố) giống như nhiều dân tộc nông nghiệp khác, cư dân nông nghiệp lúa nước với lối tư duy chú trọng tới quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên một dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, đặc biệt phổ biến ở khu vực Đông Nam á.

Vai trò của tín ngưỡng phồn thực trong đời sống của người Việt cổ lớn tới mức chiếc trống đồng - biểu tượng sức mạnh, biểu tượng quyền lực.... của người xưa - đồng thời cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực.

VD:

- ở Hà Tĩnh và nhiều địa phương có tục thờ cúng nõ nường (nõ = cái nêm, tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường = nang, mo nang, tượng trưng cho sinh thực khí nữ). ở hội làng Đồng Kỵ (Hà Bắc) có tục rước sinh thực khí (làm bằng gỗ) vào ngày 6 tháng giêng; tan hội hai sinh thực khí được đốt đi và tro được đem chia cho mọi người mang ra rắc ngoài ruộng - hành động này có tác dụng như một ma thuật truyền sinh cho mùa màng. Theo các cụ thì năm nào bỏ qua tục này, trong làng sẽ có nhiều chuyện không lành xảy ra. Nhiều địa phương ở Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, trước đây vào dịp hội làng, người ta rước tới 18 bộ sinh thực khí và khi đám rước kết thúc, mọi người tranh cướp nhau những vật này vì tin rằng nó đern lại may mắn, no đủ cho cả năm.

- Trên nắp thạp đồng tìm được ở Đào Thịnh (Yên Bái, niên đại 500 năm tr.CN), xung quanh hình mặt trời với các tia sáng là tượng 4 đôi nam nữ đang giao hợp. ở thân thạp khắc chìm hình những con thuyền, chiếc sau nối đuôi chiếc trước khiến cho hai con cá sấu - rồng được gắn ở mũi và lái của hai chiếc thuyền chạm vào nhau trong tư thế giao hoan. Hình chim, thú, cóc,... giao phối tìm thấy ở khắp nơi. Nếu lưu ý rằng cóc tượng trưng cho việc cầu mưa, cầu mùa thì ý nghĩa phồn thực của loại tượng cóc giao phối lại càng rõ nét.

Câu 5: 

Tính dung chấp là kết hợp giữa dung nạp và chấp nhận. Đây là một đặc điểm nổi trội của nền văn hóa Việt Nam. Có thể hiểu đó là: người việt sẵn sàng tiếp thu các văn hóa từ bên ngoài miễn là có lợi. Đó là sự loại bỏ những yếu tố văn hóa lạc hậu kìm hãm sự phát triển của dân tộc, đồng thời chấp nhận những giá trị tiến bộ bên ngoài để đưa dân tộc tiến lên. Do đó văn hóa việt nam dễ bị hình dung như một tổng cơ học của những “mảnh vụn văn hóa” được đặt cạnh nhau.

Tuy vậy không thể hiểu tính dung chấp văn hóa cũng là sự hỗn tạp và lai căng văn hóa. Trái lại nó có tác dụng điều tiết quá trình lựa chọn và kết hợp một cách sáng tạo giữa các yếu tố văn hóa từ bên ngoài với văn hóa bản địa mà vẫn duy trì và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Nhờ có tính dung chấp mà quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hóa không những không làm tổn hại đến nền văn hóa dân tộc mà còn làm cho nền văn hóa ấy ngày càng giàu có và phong phú. Điều này không phải nền văn hóa của quốc gia nào cũng có được. Nó chỉ xuất hiện ở những dân tộc giàu lòng vị tha và dung chấp. Trong lịch sử đã có nhiều nền văn hóa tự khép kín bản thân rồi đi đến diệt vong do không thích nghi với những biến động trong đời sống nhân loại hoặc đi đến những phản ứng cực đoan thiếu nhân tính và gây ra nhiều thảm họa cho nhân loại.

Nguyên nhân của tính dung chấp trong nền văn hóa Việt Nam:

-Thứ nhất tính dung chấp của nền văn hóa nước ta bắt nguồn từ quá trình hình thành dân tộc: dân tộc ta được hình thành từ sự hòa huyết về chủng, sự tổng hợp về mặt ngôn ngữ và sự giao thoa của nhiều nền văn hóa trong khu vực. Chính nhờ quá trình hình thành như vậy đã ngầm quy định rằng: nền văn hóa của người việt phải là một hệ thống tổng hợp và phải là một hệ thống mở, do đó nó có tính dung chấp.

-Thứ hai, kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cũng góp phần vào sự hình thành tính dung chấp của nền văn hóa việt. Khi đứng trước một cường quốc luôn có dã tâm xâm chiếm và đồng hóa dân tộc mình, việc mở cửa nền văn hóa và chấp nhận những giá trị nền văn hóa bên ngoài tràn vào là một điều tất yếu. Vấn đề đặt ra đối với người việt luôn là: nên hấp thụ những yếu tố văn hóa nào và cải biến chúng ra sao cho phù hợp với nền văn hóa dân tộc.

Những ưu và nhược điểm của tính dung chấp trong văn hóa việt nam

Ưu điểm: tính dung chấp rất có lợi cho nền văn hóa việt đặc biệt trong quá trình toàn cầu hóa.

Nhược điểm: dễ làm cho người việt quên đi lịch sử, quên đi quá khứ và thiếu tính quyết đoán trong việc tiếp thu các nền văn hóa từ bên ngoài.

Biết vận dụng hợp lý tính dung chấp văn hóa sẽ tạo nên lợi thế lớn cho dân tộc ta trong công cuộc hội nhập vào đời sống quốc tế hiện nay

Câu 6: 

Chế độ mẫu hệ còn để lại ảnh hưởng khá đậm trong đời sống xã hội của cư dân Việt Nam. Vì thế, người Việt có truyền thống thờ nữ thần, 1 đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng cư dân nông nghiệp. Tín ngưỡng thờ nữ thần của người Việt có sức mạnh đến nỗi khi Phật giáo và Giao Châu đã phải chấp nhận đan xen với nó. Huyền thoại về Man nương và nhà sư Khâu đà la là chứng tích cho việc đan xen này. Bốn ngôi chùa quanh vùng Dâu (thuận thành – bắc ninh) thờ các nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Nói cách khác, đó là 4 hiện tượng tự nhiên được nhân cách hóa thành thần linh và có sự tích hợp với Phật giáo để phát triển và tồn tại.

Tín ngưỡng này có một vài những biểu hiện đặc thù sau:

Tín ngưỡng thờ mẫu cho phép hình dung về vũ trụ quan của người Việt – một không gian mang tính thứ bậc được các nữ thần cai quản. Từ chỗ thờ các nữ thần mà hiện thân của nó là các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chóp, người Việt đã thờ các vị nữ thần cai quản các vùng không gian. Dần dà tín ngưỡng thờ Mẫu xuất hiện. Như vậy, tín ngưỡng thờ mẫu có sự phát triển từ các hình thức sơ khai đến các hình thức phát triển cao là Mẫu tam phủ, tứ phủ.

Điện thần của tín ngưỡng thờ Mẫu là 1 hệ thống có lớp lang tương đối nhất quán gồm:

-Ngọc hoàng

-Tam tòa thánh mẫu

-Ngũ vị vương quan

-Tứ vị chầu bà

-Ngũ vị hoàng tử

-Thập nhị cô nương

-Thập nhị vương cậu

-Quan ngũ hổ

-Ông lốt

Hệ thống điện thần ấy gồm các nhiên thần và nhân thần, trong đó khá nhiều các nhân vật lịch sử - văn hóa của dân tộc. Đáng chú ý là nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo, người anh hùng dân tộc này đã được hội nhập vào tín ngưỡng thờ Mẫu, trở thành vua cha như 1 câu ngạn ngữ: tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ Mẹ.

Gắn bó với tín ngưỡng thờ Mẫu là hệ thống các huyền thoại, thần tích, truyện thơ nôm, các câu đối, đan xen với các hình thái diễn xướng như âm nhạc, chầu văn, hát bóng, múa bóng, hầu bóng và lên đồng, trong đó hầu bóng là lên đồng được xem là biểu hiện đặc thù của tín ngưỡng này.

Các nhà nghiên cứu đã thống nhất rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu là 1 hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể. Gắn bó vs tín ngưỡng thờ mẫu là hệ thống các huyền thoại, thần tích, các bài văn chầu, các truyện thơ nôm, các bài giáng bút, các câu đối, đại tự. Bên cạnh đó, nói đến tín ngưỡng thờ mẫu còn phải nói đến các hình thái diễn xướng như âm nhạc, hát chầu văn, hát bóng, múa bóng, hầu bóng và lên đồng.

Khi nhìn nhận tín ngướng thờ Mẫu, không thể không chú ý đến hiện tượng lên đồng. Về bản chất, lên đồng là hiện tượng nhập hồn nhiều lần của các thần linh trong điện thần, của đạo mẫu và các ông đồng , bà đồng để cầu sức khỏe, cầu may mắn, cầu tài lộc. Đó là 1 trong các hiện tượng sa man giáo phổ biến rộng khắp trên thế giới, chứ không riêng gì ở Việt Nam. Trong hoạt động này, những khía cạnh mê tín rất dễ bị khai thác, đẩy con người tới mức cuồng tín, có thể gây nguy hiểm và thiệt hại cho tín đồ, cộng đồng,..

Nhân vật của tín ngưỡng thờ Mẫu được phụng thờ ở các di tích mà dân gian gọi là phủ, đền, điện. Gắn với các nhân vật phụng thờ và các di tích này là 1 lễ hội. Lễ hội của tín ngưỡng thờ Mẫu giống như các lễ hội khác trên những nét cơ bản.

Câu 7 

Trước đây, k/n về làng xã khác với bây giờ. Làng khác xã, làng là đơn vị vh kinh tế có truyền thống lâu đời, cho đến thế kỷ X thì làng đc chính quyền tw đưa vào làm đơn vị hành chính để nn quản lý, nó đc gọi thành xã. Ngày nay, ng v có thói quen ghép hai từ làng và xã với nhau để gọi chung 1 từ làng xã.

Làng xã là đơn vị tồn tại bền vững trong lịch sử lâu đời của vn bởi vn bắt nguồn từ nền vm lúa nc và làng xã phải tồn tại mới duy trì đc nền nông nghiệp, hơn nữa làng xã còn là 0 gian để chống lại sự xâm thực của vh Trung Hoa. We có thể đi vào tìm hiểu những đặc trưng của thể chế làng xã ở vn.

Đặc trưng thứ nhất là chủ nghĩa tập thể. Trong truyền thống cộng đồng vn, ít thấy quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng lớn mà thường thấy là quan hệ trách nhiệm giữa các cấp cộng đồng. Chẳng hạn, hộ gia đình có trách nhiệm với làng, làng có trchs nhiệm với nc và ngược lại. Do vậy, 1 cá nhân chỉ có vai trò khuôn khổ của gia đình họ mà thôi, còn ra đến cộng đông lớn thì vai trò cá nhân bị tan biến đi. Như vậy, để có những qhệ cộng đồng thì cá nhân đó phải hòa mình vào tập thể và cơ chế làng xã phải luôn bảo đảm sự bình đẳng cho các thành viên. Chẳng hạn khi chọn người bầu vào bộ máy quản lý lang xã thì mọi người đều phải đc bình đẳng tham gia bầu chọn và trc những việc lớn của làng xã thường hỏi ý kiến của dân làng. Law của làng xã là hương ước hoặc những phong tục tập quán, tục lệ có từ lâu đời. Công cụ điều chỉnh hành vi của cá nhân trong làng xã là dư luận, là thái độ khen chê của dân làng, hình phạt đưa ra mang tính điển hình của làng xã truyền thống là phạt vạ hoặc các hình thức bêu rướu, hạ nhục trc tập thể dân làng. Như vậy, vai trò của tập thể luôn đc áp dụng triệt để ở mọi góc độ đời sống của làng xã cho nên nói đến làng xã vn là ng ta nhắc đến chủ nghĩa tập thể trong làng xã.

Đặc trưng thứ 2 là thể chế làng xã 0 chấp nhận những cái mới và 0 có năng lực tự biến đổi trc sự biến động của hoàn cảnh xh. Vh làng xã trong 1 0 gian khép kín, đc bao phủ bởi các lũy tre làng và trong đó là 1 hệ thống thứ bậc, tôn ty phủ xuống từ bao đời khiến 0 ai có thể đi ngược lại những quy định tập tục ấy. Do vậy, cái gọi là dân chủ làng xã chỉ là theo những quy tắc mặc định cứng nhắc. Cái tôi của cá nhân trong cộng đồng làng xã luôn bị bóp nghẹt bởi những quy định, tập tục của làng. Chính bởi 0 gian khép kín và hệ thống thứ bậc tôn ty trong thiết chế làng xã cho nên làng xã 0 chấp nhận những vật thể lạ, những cái mới hay thông tin từ bên ngoài tràn vào bởi rất có thể nó sẽ phá vỡ cái thiết chế ấy, làng xã 0 tự mình biến đổi điều gì hết trc sự biến động của xh.

Đặc trưng thứ 3 là tính tự quản. Có thể thấy việc các thành viên giám sát nhau trở thành 1 yêu cầu tự nhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì kỷ cương. Bộ máy quản trị của lang xã thực hiện sự tự trị của làng xã. All dân làng xã đều có thể trực tiếp tham gia vào giải quyết các công việc thông qua cơ quan quyết định và cơ quan chấp hành. Cơ quan định gọi là Hội đông kỳ mục (còn gọi là hội đòng kỳ hào, hội đồng làng, hội đồng xã). Đây là 1 tập thể 0 hạn định về mặt số lượng các than hào danh tiếng của làng xã đã từng đỗ đạt như cử nhân, tú tài, tiến sỹ, quan…Ngừoi đc quyền tham gia vào HHĐ kỳ mục do Hương ước của làng xã quy định. Tính tự quản của làng xã còn thể hiện rât rõ trong MQH giữa làng xã với chính quyền TW. Về nguyên tắc, vua hay triều đình 0 giao dịch trực tiếp với dân làng do vậy, nn quản lý làng thông qua đại diện của lang xã. Tuy nhiên, tính tự quản của làng xã dễ dàng biến thái thành tính tự trị. Trong lịch sử, làng xã tự đặt ra lệ cho mình mà 0 theo luật của nn nên tạo cho bọn quan lại cường hào lý trưởng trong làng xã sách nhiễu nd, gây ra những cảnh đời khổ cực và bi thương.

Đặc trưng cuối cùng là tính cục bộ địa phương của làng xã vn. Sự cục bộ địa phương nơi làng xã vn làm cho sự tiếp nhận các quy định chung của nn trở nên bê trễ, chỉ mang nặng tính hình thức, nhiều khi vận dụng sai lệch theo ý quan hào trong xã làng, bởi sự ăn sâu của quan niệm phép vua thua lệ làng đã đc bọn quan lại tận dụng triệt để. Do vậy, trong thiết chế làng xã, law bị đẩy xuống thành thứ yếu, và mọi vấn đề đều đc giải quyết thông qua tập tục của làng, đôi khi do cường hào lý trưởng đặt ra để ức hiếp người nông dân nghèo ít học.

Nhìn về xu hướng cnh, hđh ngày nay, we dễ dàng nhận thấy có những đặc trưng trở thành mặt tích cực nếu đc hiểu, vận dụng và biết phát huy nó tuy nhiên có nhg đặc trưng tiêu cực làm ảnh hưởng đến sự nghiệp cnh, hđh.

Những mặt tích cực thể hiện ở sự phát huy tính tập thể và tính tự quản của cộng đồng làng xã. Phải nói rằng trong công cuộc cnh,hđh đất nc đòi hỏi mọi người dân phải phát huy tinh thần tập thể, có ý thức trách nhiệm cá nhân trong cái chung của tập thể, của cộng đồng, cùng chung trí lực thực hiện tốt các công việc, nhiệm vụ mà xã hội đặt ra cho mỗi người công dân. Mọi người tự giám sát nhau thực hiện duy trì các quy định, kỷ cương của tập thể trong sự cố gắng tích cực của cá nhân. Đối với mọi công việc đều đc người dân bàn luận, góp ý và thống nhất thực hiện trên tinh thần tập thẻ và có người đại diện chịu trách nhiệm trong sự theo dõi giám sát của cả cộng đồng để giúp thực hiện hoàn thành các yêu cầu mà xh đặt ra trong mọi lĩnh vực kt, vh, xh… Nhưng nếu 0 phát huy tính tập thể và tính tự chủ lại dẫn đến tình trạng trách nhiệm chung của all nhưng lại chẳng thuộc về ai. Điều này sẽ gây thiệt hại cho nn, nd, cản trở sự nghiệp cnh, hđh. Bên cạnh đó, tính tự chủ quá cao mọi làng xã địa phương đều tự đặt ra cho mình những lệ tục để quyết định mọi việc thì sẽ xa rời chủ trương của Đảng, nn, và nguy hiểm hơn nếu những “lệ làng” như vậy lại đi ngược lại chủ trương chính sách của nn, làm xh mất dân chủ và dễ nảy sinh ra những xung đột xh ngay trong chính làng xã vì tất yếu 0 thể đi ngược lại với quy luật phát triển của tự nhiên và xh đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trong xu hướng cnh,hđh càng cần sự phát huy ý thức của người dân ở các địa phương trên toàn quốc.

Bên cạnh đó cũng 0 thể phủ nhận ảnh hưởng của tính cục bộ địa phương, tính 0 chấp nhận cái mới, 0 có năng lực biến đổi của của làng xã trở thành những hạn chế những mặt tiêu cực của quá trình cnh, hđh đất nc. We biết rằng, nhu cầu đặt ra trước tiên đối với cnh, hđh là sự cập nhật những tri thức khoa học hiện đại, cntt tiên tiến trên thế giới nhằm cnh các vùng, miền, cải thiện năng suất trên mọi lĩnh vực, đảm bảo sự pt ktế bền vững… Tuy nhiên nếu ảnh hưởng từ tính 0 chấp nhận tiếp thu cái mới và 0 tự biến đổi trong trong quy luật vận hành của xh thì làng xã, các địa phương se 0 thể phát triển kịp và sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp chung của đất nc. Ngoài ra, tính cục bộ còn tạo ra sự 0 thống nhất trong mục tiêu phát triển đồng đều trong nhận thức và ý thức của cán bộ cũng như người dân ở các địa phương, gây tình trạng mạnh ai ng ấy làm. Và như vậy, gây khó khăn cho nn trong việc thống nhất quản lý nền kinh tế theo xu hướng cnh,hđh.

Câu 8: 

Bản sắc có thể coi là văn hóa, song không phải yếu tố văn hóa nào cũng được coi là bản sắc. Chỉ những yếu tố văn hóa giúp phân biệt cộng đồng văn hóa này với cộng đồng văn hóa khác mới được gọi là bản sắc. Nó là dấu hiệu phân biệt các cộng đồng với nhau (quan hệ bên ngoài) và cũng là điểm thống nhất của mỗi cá thể trong cộng đồng (quan hệ bên trong). Tùy từng đối tượng nghiên cứu mà bản sắc được gắn với các cộng đồng ở những quy mô lớn nhỏ khác nhau: bản sắc phương Đông/Tây, bản sắc dân tộc, bản sắc gia tộc,... Nếu phân kết cấu văn hóa của một cộng đồng thành các yếu tố chung (mang tính nhân loại), đặc thù (mang tính khu vực) và riêng (chỉ có ở cộng đồng được xét đến) thì bản săc là tập hợp các yếu tố văn hóa độc đáo và riêng có (thuộc nhóm riêng)

Xuất phát từ nhận thức: văn hoá được biểu hiện qua kiểu lựa chọn của một cá nhân hay cộng đồng, GS. Phan Ngọc quan niệm: bản sắc văn hoá dân tộc là những kiểu lựa chọn được quy định từ “những mục đích bất biến”, từ những “nhu cầu của tâm thức” của một dân tộc. Trong khi những kiểu lựa chọn tất yếu phải có những thay đổi nhất định do hoàn cảnh lịch sử, môi trường sinh sống, tiếp xúc văn hoá… đưa lại, thì những nhu cầu của tâm thức dân tộc về cơ bản là tương đối bền vững. Điều này tạo nên tính ổn định, bất biến trong sự vận động, tạo nên cái gọi là bản sắc văn hoá của một dân tộc.

Bsvh thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống – ý thức của một cộng đồng, bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cách sống, dựng nước, giữ nước, sáng tạo văn hóa, khoa học – nghệ thuật.

Khái niệm bsvh có hai quan hệ cơ bản: quan hệ bên ngoài là dấu hiệu để phân biệt các cộng đồng với nhau, và quan hệ bên trong chỉ tính đồng nhất mà mỗi cá thể trong cộng đồng phải có.

Tùy từng đối tượng nghiên cứu cụ thể mà bản sắc được gắn với các cộng đồng và những quy mô khác nhau ví dụ như: với cộng đồng văn hóa khu vực, người ta có thể nói đến bản sắc phương đông và bản sắc phương tây; nhưng cũng có thể nói đến bản sắc của một dân tộc, một tộc người hoặc chỉ một nhóm người trong xã hội.

Nếu phân kết cấu văn hóa của một cộng đồng thành các yếu tố: chung – phổ quát (mang tính nhân loại), đặc thù (mang tính khu vực) và riêng (chỉ có ở cộng đồng được xét đến), thì bản sắc sẽ là một tập hợp các yếu tố văn hóa độc đáo và riêng có (tức là thuộc nhóm những yếu tố văn hóa riêng)

Câu 9: 

Khái niệm Địa – văn hóa: vừa là một phương pháp để định vị văn hóa theo vùng địa lý, đồng thời cũng là phương pháp kiến giải các đặc điểm vh dựa vào điều kiện địa lý và hoàn cảnh tự nhiên. Phương pháp này đã góp phần lý giải tính đồng nhất văn hóa của các cộng đồng người cùng sống trên một vùng lãnh thổ - nơi có điều kiện tự nhiên khá giống nhau.

Để ] và p/t con ng phải tiến hành trao đổi chất với MT tự N

Quá trình TĐC diễn ra theo 2 hướng thích nghi tự n và cải tạo tự n

Cả 2 huớng này đều tạo ra các yếu tố VH, thích nghi in dấu trong VH nhân cách, lối sống cộng đồng (VH phi vật thể), còn biến đổi đc giao lưu trong các đồ vật XH(VH vật thể)

>>MT tự n chi phối quá trình Hthành và P/t của VH

Trong phạm vi hẹp đất nước VIệt Nam nằm trên địa bàn cư trú của người Bách Việt. Có thể hình dung khu vực này như một hình tam giác với cạnh đáy là sông Dương Tử (TQ), và đỉnh là vùng Bắc Trung Bộ ngày nay. Ở phạm vi rộng hơn, vhvn nằm trong khu vực cư trú của người Inđô lục địa. Như thế thì có thể hình dung đây là một tam giác với cạnh đáy vẫn là sông Dương Tử nhưng đỉnh là vùng ĐB sông Mekong. Dù rộng hay hẹp thì đặc trưng địa lý cố hữu của khu vực này vẫn là:

khí hậu NĐGM, độ ẩm cao, mưa lớn thuận lợi cho canh tác lúa nước.

ĐK Địa lý ko đồng đều giữa đ/bằng và cao nguyên nên phân bố cư dân ko đều, chủ yếu ở ĐB, tương ứng 2 khu vựa là 2 nền VH lúa nước với lối sống định cư và nương rẫy với lối sống du cư. ĐKTN đã quy định cho ĐNá loại hình VH gắn với N/nghiệp và VH VN cũng mang nét đặc thù ấy.

- là VH lúa nước, #VH khô mạch của T/hoa

- VH định cư hoà hợp thiên nhiên,#VH gốc du mục

- VH đó đề cao vai trò của ng phụ nữ, nơi xuất phát từ chế độ mẫu hệ dựa trên kinh tế h/lượm và tr/trọt.

- VH sùng bái mùa màng, có căn gốc là VH phồn thực n/nghiệp

Bản sắc riêng của VN

1, Ứng xử mền dẻo, khả năng thích nghi và chịu đựng cao do a/h của MT sống và vùng nước.

2, Tính dung chấp cao vì nằm ở khu vực đầu mối g/thông, cạnh nước lớn TQ.

3, VN ko có công trình kiến trúc đồ sộ ngoài đê điều, thuỷ lợi vì là vùng đất trẻ, lấn dần ra biển nên ko có kết cấu bền vững và dân cư thường phải sống chung với nước.

4, ] nhiều loại hình nghệ thuật gắn với sông nước: rối nc, quan họ, đua thuyền…

Giải th: Lối ứng sử mền dẻo trong g/tiếp con ng VN với cộng đồng như giận để trong lòng; đánh nhau lại làm lành, ko thù hằn sâu như PK TQ. VH VN hội nhập thích nghi và p/triển chứ ko như Hồi giáo lấy “thánh chiến” để từ chối toàn cần hoá. Tuy nhiên VN ko có công trình đồ sộ, tác phẩm và nhà văn hoá lớn đc ghi nhận. Cuối cùng là tính đề cao CN phồn thực, tôn thờ người mẹ, sung bái mùa màng nên các lễ hội đều có nguồn từ quan điểm này.

Câu 10: 

Có lẽ, chưa bao giờ và chưa có chủ đề nào lại mag tính thời sự nóng bỏng và gây tranh luận trog nhìu cuộc hội thảo trong và ngòai nc như tòan cầu hóa. Có thể nói, TCH gắn liền với những thành tựu về ktế, khoa học, công nghệ như thông tin cáp, ktế số, Internet ko dây, công nghệ pocket PC…Dưới tác động cảu TCH khiến DT và các cá nhân buộc pải xích lại gần nhau, lkết với nhau trong sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại và pát triển. TCH là n~ luồng vc và tt đc luân chuyển tự do trên khắp bề mặt của tòan cầu.

Có thể nói, bên cạnh n~ lợi ích mà TCH đem lại thì cũng ko thể phủ nhận n~ thách thức và n~ tác động tiêu cực của nó đv các DT, các quốc gia như sự phân hóa giàu nghèo, sự đảo lộn cấu trúc nhân lực trong XH CD…ĐB là n~ vấn đề liên quan đếnVH của hầu như mọi quốc gia trên hành tinh này- đó là thách thức đặt ra buộc các DT , các quốc gia fải giải quyết ntn MQH giữa tính DT và tính qtế, giữa truyền thống và hiện đại, giữa mở cửa hội nhập với TG mà vẫn duy trì đc bản sắc DT của mih…

Dưới tác động cảu TCH cũng với n~ sự thay đổi, mag tính cách mạng về Kh và công nghê, sự giao lưu- tiếp biến VH vốn có của các DT sẽ thay đổi về chất, về độ 1 cách mạnh mẽ hơn nhìu lần so với qtr giao lưu tiếp biến thường có ở các nền VH khác nhau.

Có lẽ cần fải hiểu rằng xu hướng TCH đặt ra cho các nền VH khác nhau ko fải là quá trình đi đến nhất thể hóa thành nền VH chug của tòan TG vì nếu hiểu như vậy thì các DT trên trái đất này sẽ mất đi hẳn bản sắc vốn là dấu ấn Vh độc đáo ko đâu có như ở quốc gia mih, và sẽ chẳng còn n~ di sản VH mà TG fải côg nhận đv n~ quốc gia may mắn có nó để cống hiến cho nhân loại. TCH fải đc hỉu ở góc độ là 1 qtr mở rộng phạm vi giao tiếp và trao đổi giữa ng với ng đạt đến cấp độ tòan TG. Ở đó, xu hướng nhất thể hóa là nhất thể các chuẩn gtrị và những hậu quả tik cực do giao lưu tương tácVh đem lại. Chẳng hạn sự dung nạp lẫn nhau giữa các ytố của n~ nền Vh khác nhau để tạo thành hệ gtrị chuẩn mực chung cho tòan nhân loại, hoặc là sự va chạm và đụng độ giữa các nền VH ở cấp độ tòan cầu, hay xu hướng bài ngòai, chủ nghĩa biệt lập VH…

Đã có tới hơn 700 định nghĩa khác nhau và TCH, nhưng tổng kết lại hiện nay TCH đag mag trong mình 2 khuynh hướng trái ngược nhau.

1 là TCH đặt nền móng cho 1 hiện thực VH . Theo nghĩa rộng là VH của tòan nhân loại thông qa vc xác lập hệ gtrị chung của nhân loại và giữa các DT khác nhau trên TG.

2 là TCH đag đánh thức nhu cầu khẳng định bản sắc DT trước nguy cơ bị hòa tan vào MTrường bên ngòai., bởi vì chính mỗi DT đã fải đấu tranh ko ngừng để giữ gìn bản sắc DT, giữ gìn cái tôi độc đáo của chính mình- là cái để phân biệt mih với các DT khác. Hơn nữa, Vh đã thẩm thấu vào tầng sâu tâm thức của con ng cho nên rất khó để vứt bỏ hay thay đổi nó. Mặt khác, Vh có rất nhìu bình diện mà ko thể chỉ pân chia thành bằng cách so đo gtrị tốt xấu, lạc hậu hay văn mih của nó. Chẳng hạn 1 số tập tục của cộng đồng này là xấu trong con mắt của cộng đồng khác nhưng nó lại là cái tốt nhất fải giữ gìn bởi vì nó phù hợp với lối sống của ng dân mà chẳng ai bài trừ nó.

Như vậy, TCH sẽ ko tạo ra 1 thứ Vh duy nhất và độc tôn cho tòan TG, ko làm tiêu biến đi các nền VH DT khác nhau mà nó lại lấy chính sự đa dạng của các nền Vh DT làm tiêu điểm phát triển. Quan điểm này có lẽ cần fải đc bảo vệ bởi tính hợp lý và bản thể của nó, vì nếu ko còn Vh DTT, VH bản địa thì chảng khác nào 1 cộng đồng ko có các cá thể, ảh của TCH đv bản sắc VH DT chính là sự tác động vào cá nhân làm thay đổi văn hóa nhân cách và sự tác động vào Nhà nước DT làm thay đổi VH của Nhà nước DT.

Trước hết nói về sự tác động của TCH làm thay đổi VH nhân cách. TCh đã thực sự tác động đến VH nhân cách của bất cứ cá nhân trong cộng đồng nào mà chính cá nhân đó lại ít cảm nhận đc, bởi chính TCH đã di chuyển ko gian VH mà ko cần đến sự hỗ trợ của ko gian địa lí. Chẳng hạn, 1 cá nhân ngồi ngay trong chính ngôi nhà của mình có thể txúc với tất cả các cộng đồng VH khác trên TG thông qa vc truy cập mạng thông tin Internet.Điều này đã chứng minh cho quy luật rằng thuộc tính của sự vật chính là nằm trong quan hệ của nó với sự vật khác chứ ko nằm ngay trong chính nó. TCH đag làm thay đổi mqhệ giữa ng với ng và làm thay đổi ngay trong chính cá nhân của từng cộng đồng. Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng mình rằng trong xu hướng của TCH, nhân cách cá nhân bị tác động theo 1 hướng phát triển mới- đó là con ng ngày càng trở nên trung thực hơn nhưng lại ít trung thành hơn.Thực tiễn cho we nhìn thấy điều này rất rõ bởi trong thời đại TCH, mọi thông tin đc mở và làm cho con ng dễ dàng tiếp cận với các luồng luân chuyển của thông tin, thật khó có chỗ cho vc nói dối của cá nhân hay sự lừa dối trong quản lý XH. Mặt khác, chính ko gian Vh đc mở rộng đã trao cho con ng ta nhìu sự lựa chọn. Con ng luôn thông mih để biết fải tìm thấy cái tốt nhất cho mình. Trong bối cảnh ấy thật khó để có thể nói đến sự trung thành.Như vậy, TCH đã thực sự đến với từng cá nhân.

Nói về sự tác động của TCH đến VH của các Nhà nước DT cũng thật thực tiễn. Trong tình hình và xu hướng chung hiện nay thì TCH đag tác động và gõ cửa trực tiếp vào các Nhà nước DT, ko buồn tha quốc gia nào cho dù đó là những siêu cường qtế ktế và TCH đã tác động đến mọi góc độ của 1 Nhà nước DT như ytố lãnh thổ, chủ quyền, XH CD… Thực tế đã cho thấy rằng TCH đã làm cho các đg biên giới quốc gia trở nên "mềm hơn", các chính sách thuế quan của quốc gia giơg đây bị chi phối và ảh của các nc khác. Các quốc gia buộc fải thu hẹp chủ quyền của quốc gia trong vc khai thác tài nguyên của mìh để ko fải chịu hậu quả páp lí do vc khai thác đó gây ra cho các cộng đồng khác.TCH buộc các quốc gia pải đi đến ký kết các công ước qtế về tội phạm chiến tranh, về chống tham nhũng khi tgia các sân chơi qtế về ktế ngoại thương và nhân quyền. TCH đag trả lại lực liên kết cho các cộng đồng ng, các dtộc ng rải rác trên khắp hành tinh này, họ tạo ra những sân chơi phi chính phủ nhằm chống lại các tổ chức đứng trên Nhà nước của các NNDT.Ngược lại, quyền lực của các quốc gia, các Nhà nước Dt bị suy giảm trong xu hướng hội nhập TCH. Để chống lại TCH, chống lại xu hướng XH CD các quốc gia fải tạo nên những liên chính phủ, những tổ chức siêu Nhà nước như LHQ, ASIAN, WTO…. Thực ra quyền lực của các Nhà nước DT bị suy giảm trong xu hướng TCH nên họ luôn cần fải có Nhà nước DT.

VN cũng như các cộng đồng khác trên TG, trong xu hướng hội nhập TCH, vc giữ gìn và làm giàu bản sắc VH VN đc đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên để giữ gìn đc nó, làm giàu thêm nó thì chúng ta fải mở cửa, hợp tác và hội nhập qtế. Bản chất cảu VH VN là VH hỗn dung, tổng hợp và mang tính dung chấp cao nên chúng ta ko còn sự lựa chọn nào khác ngòai vc mở cửa để đón nhận những cái mới và chắt lọc lấy cho mình nhữg ytố ảh tik cực giúp duy trì cái vốn đã có và lại có thể làm giàu thêm, bổ sung thêm cho nền VH của mìh. Tuy nhiên sự dung chấp của VH VN là sự dung chấp của con ng chứ ko fải sự dung chấp của thể chế, bởi sự ảh và tác động lâu đời của cơ chế làng xã ở VN… Chúng ta cần thời gian để có thể thay đổi đc n~ thể chế mới, tạo ra những chính sách, chủ trương phù hợp từ nhà cầm quyền. Có như vậy thì bản sắc VH DT mới đc gìn giữ lâu đời và phát triển, làm già

Câu 11:

Có rất nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu nc ngoài khi nói về vh nhân cách Việt mà cụ thể là những đặc điểm nôi trội trong tính cách người Việt. Người Trung Hoa cho rằng ngôn ngữ của người việt là Điểu ngữ và coi người Việt là dt man ri và phải hết sức coi chừng vì gian dảo. Các nhà nghiên cứu xhh Pháp cho rằng người Việt thích lí luận, thật thà, tinh tế, không thích làm tổn thương người khác, dễ tự ái cá nhân nhưng giao tiếp của người việt là giao tiếp không thật, có “sự im lặng đáng ghét”. Piere Gru cho rằng người Việt mang trong mình yếu tố nhân văn thật lớn, ẩn dấu trong sự hiền lành là sự tinh quái của người nong dân, người Việt lẽ ra là dân tộc ở biển nhưng lại gắn với yếu tố lục địa phần nhiều, không dám vượt biển xa bờ nên 0 có chí lớn, 0 có làm đc những điều lớn lao. Đào Duy Anh, ông tổ của ngành vhh trong tác phẩm “Văn hóa sử Đại cương” lại cho rằng người Việt thông minh nhưng 0 có người phi thường vì người việt thường lấy triết lý ân dương & chủ ngĩa bình quân làm trọng. Bên cạnh đó, theo ông, người Việt còn có các đặc điểm nổi bật: nhớ lâu, thích danh háo, thích phù hoa, giỏi chịu khổ, yêu hòa bình, biết hy sinh vì đại nghĩa, óc sáng tạo kém nhưng lại giỏi bắt chước, trọng lễ giáo nhưng lại rất khôn vặt.

Thực tế cho thấy rằng trải qua hàng ngàn năm, ng Việt vẫn duy trì một nền nông nghiệp lúa nước vì VN nằm ở vị trí thuận lợi và có các đk tự nhiên phù hợp với việc phát triển nông nghiệp. Do vậy khi nói về người Việt, ta dễ dàng hình dung rằng người Việt gắn chặt vào đời sống kt nông ngh. Bắt nguồn từ nền vminh lúa nc nên nhg phẩm chất nổi trội trong vh nhân cách của người Việt đc thể hiện rõ net qua nhiều khía cạnh:

- Khả năng đối pháo rất linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử mềm dẻo.

- tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để làm nên sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách.

-do cuộc sống nghèo khó nên người Việt giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét sự cầu kỳ, xa hoa.

- do ảnh hưởng của vh phật giáo và vh sông nc nên người v có tấm lòng rộng mở, giàu cảm xúc lãng mạn.

- do lịch sử vn là 1 vùng đất trẻ nên người vn cần cù, chịu thương, chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ.

- do vh vn ảnh hưởng lớn từ vh cộng đồng làng xã theo hệ thống thứ bậc tôn ti trật tự nên người v trọng tuổi tác, trọng người già.

- người v có tập tính kém hạch toán, 0 quen lường tính xa. Tuy nhiên yếu tố này ngày nay đã có sự thay đổi lớn và thực ra nó chỉ đúng khi nhận xét về nong dân 1 số vùng nam bộ, còn đối với người miền bắc thì đức tính lo xa luôn đc coi trọng hàng đầu.

- Bắt nguồn từ vh là từ nền vh nông nghiệp, vh lúa nc và tư tưởng sống nhìn về cái chết hơn là sự sống nên tác phong tùy tiện, kỷ luật 0 chặt chẽ.

- Đặc biệt là tâm lý bình quân chủ nghĩa của người v có đc là do hoàn cảnh sống con người dễ gần nhau hơn trong khó khăn hoạn nạn để chia sẻ cùng nhau, ngoài ra cũng ảnh hưởng từ triết lý âm dương mọi sự hài hòa thì sẽ vui vẻ, tôt đẹp.

- Đức tính nổi bật của người v là lòng nhân ái, vị tha rộng lượng do ảnh hưởng của vh phật giáo và tính đại bi trong triết lý của phật giáo.

- người v thường nặng tình nhẹ lý,9 bỏ làm 10 dựa trên cơ sở của chủ nghĩa thân tộc, dân gian có câu: “1 ng làm quan…” là với ý nghĩa này.

- người v có tâm lý sống lâu lên lão làng, luôn đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm. Đặc điểm này cũng có lẽ xuất phát từ vh làng xã theo tôn ty trật tự kỷ cương lâu đời của cộng đồng làng xã, chế độ gia đình phong kiến gia trưởng mà thành.

- cuối cùng phải kể đến tính bảo thủ trong tư tưởng của người v, tự đóng cửa, tự thu xếp mọi việc, 0 cầu thị.

Nói tóm lại, bên cạnh những đặc điểm nổi trội tích cực, we cũng dễ nhận ra người v cũng còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết thông qua những đđ nổi bật mang tính tiêu cực trong tính cách người v. Khi nghiên cứu về vh nhân cách ng v, 0 ai có thể bỏ qua việc n/c những đặc trưng rất cơ bản này. Tuy nhiên, chính những đặc trưng phẩm chất ấy có ảnh hưởng rất lớn trong xu hướng hội nhập ngày nay. Những phẩm chất của con ng vn cần đc nhìn nhận và phát huy những yếu tố tích cực như tính dung chấp, lòng vị tha rộng mở, 0 sợ khó khăn, và biết hòa nhập với tất cả, nhìn nhận lại chính mình và mở rộng cánh cửa để đón và chấp nhận những tác động có lợicho mình khi hội nhập toàn cầu. Cần phải phá bỏ nhân cách vh làng xã mang kết cấu làng xã quan liêu, cục bộ để tiếp thu đón nhận các thành tựu khkt, cntt, vận dụng hài hòa vào đời sống các nhân và đời sống cộng đồng. Nếu cứ duy trì nếp nghĩ cũ của làng xã, đóng cửa bài ngoại thì we sẽ tự giết mình và sẽ tụt hậu hơn so với các nc trên tg.

cái tôi trong nhân cách người v. Những hạn chế của nó trong xd nn pháp quyền vn ngày nay.

Có thể nói rằng con người vn ngay từ khi chưa sinh ra, trc hét và chủ yếu đã là con ng của cộng đồng (gia đình, dòng họ, làng xã …). Chỉ với tư cách là thành viên của cộng đồng chứ 0 phải với tư cách cá nhân, con ng mới có giá trị, cho nên “cái tôi” của cộng đồng luôn lớn hơn cái t của cá nhân, danh dự của cộng đồng lớn hơn danh dự của cá nhân. Trong môi trg của cộng đồng làng xã ranh giới giữa cái tôi và cái phi tôi bị nhòa đi. Do vậy khi con gnười phải đối mặt với trách nhiệm thì họ muốn do là trách nhiệm tập thể, còn khi phải đói mặt với tự do của chính mình, quyền lợi của mình thì họ lại chờ đợi sự ban phát từ làng xã nhà nc.

Với tâm thế như vậy thì việc chuyển hóa các cá thể bị lệ thuộc thành các công dân tự do, biết ý thức và hành động theo quyền tự do ấy chắc chắn sẽ cần thời gian và sự hỗ trợ của nn trong việc giáo dục ý thức công dân và quan trọng vẫn phải là sự chuyển mình từ các quan hệ kinhtế hiện thực. Nững điều này sẽ cuốn hút các cá nhân thoát khỏi sức hút của cộng đồng truyền thống để trở thành những nhân cách hiện đại-những thành viên của xhcd. Chính trong trong 0 gian của cá thể bị che khuất bởi vh làng xã với time đc tính theo nhịp độ của mùa màng, cá thể sẽ vượt ra để có đc 0 gian, time của những mối liên hệ phổ biến, của sự phụ thuộc lẫn nhau 0 chỉ trong phạm vi của cộng đồng làng xã, quốc gia mà còn là đa quốc gia, tg. Khi nào time xh của nhân cách hiện đại đc đo = tốc độ luân chuyển của các luồng hàng hóa, dịch vụ, tài chính, tri thức và không gian xh của nhân cách hiện đại đc đo = quy mô của những mối liên hệ phổ biến mà nhân cách đó tham dự vào với tư cách người sáng tạo thì we mới có thể hình dung về một xh công dân đúng nghĩa. Như vậy, liên quan đến yếu tố kích thích sự phát triển của cơ chế thị trường đòi hỏi phải giải quyết lợi ích của cá nhân trong lợi ích chung của cộng đồng. Nếu 0 giải quyết đc lợi ích của cá nhân thì cũng 0 thể giải quyết đc lợi ích cộng đồng.

Nếu xh vn cứ tiếp tục duy trì cái tôi của cộng đồng 1 cách dập khuôn, cứng nhắc mà 0 chú trọng đến cái t của cá nhân trong cộng đồng thì sẽ luôn làm cho chính những cá nhân ấy sống vô trách nhiệm với cộng đồng, luôn xảy ra tình trạng “cha chung 0 ai khóc”. Nếu cái t của cá nhân 0 đc khẳng định thì sẽ rất khó khăn cho việc xd nn pháp quyền ở vn, bởi yêu cầu đặt ra cho 1 nn pháp quyền là: tuân thủ pháp luật và coi trọng nhân quyền, tức là mọi hoạt động của cộng đồng đều vì lợi ích chung của nhân dân, mọi cái đều do nd xd lên và hệ thống pháp luật là quy tắc xử sự chugn của toàn xã hội, toàn cộng đồng phải tuân thủ triệt để. Nếu 0 xđ cái tôi cho mỗi cá nhân trong cộng đồng đc tức là we 0 quy định đc quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cá nhân trong xh thì làm sao có thể áp dụng law triệt để, làm sao có thể xđ đc cái gì là do dân của dân vì dân…Điều này cũng có nghĩa là 0 thể xd đc nn pháp quyền. Do đó, we phải…(tự bịa)

Câu 12: 

Giao lưu văn hóa bao hàm trong đó sự chung sống của ít nhất hai nền văn hóa (của hai cộng đồng, hai dân tộc, hai đất nước) và giao lưu là hình thức quan hệ trao đổi văn hóa cùng có lợi, giúp đáp ứng một số nhu cầu không thể tự thỏa mãn của mỗi bên, giúp tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa để từ đó làm nẩy sinh nhiều nhu cầu mới thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển. Do đó giao lưu văn hóa là dạng cộng sinh giữa các nền văn hóa.

Chẳng hạn, những lễ hội, những phiên chợ quê ở đồng bằng hay miền núi Việt Nam là những dạng giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng dân cư, qua đó mỗi cộng đồng giới thiệu những hoạt động văn hóa và trao đổi những sản phẩm văn hóa của mình với các cộng đồng khác, giúp thỏa mãn rất nhiều nhu cầu của nhau và thúc đẩy lan tỏa văn minh từ vùng này sang vùng khác, như chợ tình (Lào Cai), chợ âm phủ (Quảng Ninh), chợ mua lộc (chợ Viềng Nam Định)

Chẳng hạn, những lễ hội cổ truyền chủ yếu là để giao lưu các hoạt động văn hóa tinh thần (tình cảm, tâm linh, nghệ thuật, du lịch, giải trí…), thường được tiến hành ở những địa danh văn hóa - lịch sử, mỗi năm một lần, bắt đầu vào những ngày tháng nhất định theo âm lịch và có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần, thu hút từ hàng ngàn đến hàng trăm ngàn người trẩy hội, và rất đa dạng như hội chiến thắng Đống Đa Hà Nội (ngày 5/1), hội chùa Hương Hà Tây (6/1) và hàng trăm hội chùa ở khắp cả nước.

Trong quan hệ giữa các quốc gia dân tộc, qua giao lưu tiếp xúc với những nền văn hóa bên ngoài người bản địa không những quảng bá được những nét đặc sắc riêng trong nền văn hóa của mình, phát huy được những lợi thế sẵn có của mình trong hợp tác kinh tế quốc tế, mà còn làm quen với những yếu tố văn hóa ngoại lai và nhận biết những yếu tố nào trong số đó có ích lợi có thể bổ sung những mặt còn chưa phát triển đầy đủ hoặc chưa có trong nền văn hóa bản địa để sử dụng và những yếu tố nào thì không.

Lợi ích to lớn trước mắt mà giao lưu văn hóa đem lại là mỗi nước thông qua xuất nhập khẩu vật chất, năng lượng và thông tin với bên ngoài có thể đáp ứng rất nhanh nhiều nhu cầu bức thiết của mình, giải quyết thuận lợi những khó khăn bức xúc mà nhiều nước đang gặp phải.

Lợi ích căn bản và lâu dài mà giao lưu văn hóa đem lại là thúc đẩy sự phát triển của mỗi nền văn hóa. Lịch sử cho thấy, không một nền văn hóa nào có thể phát triển nhanh hoặc vượt bậc mà không có sự giao lưu với nền văn hóa khác. Giao lưu văn hóa làm cho những cộng đồng, những quốc gia dân tộc đóng kín trở thành những hệ thống mở, đã mở trở nên ngày càng mở hơn.

Qua giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài những con người của nền văn hóa bản địa thu nhận được nhiều thông tin mới, xử lý những thông tin này giúp họ có được những hiểu biết hoặc tri thức mới, từ đó ở họ nẩy sinh những nhu cầu mới. Những nhu cầu mới này đòi hỏi phải được đáp ứng và do đó làm nẩy sinh tại bản địa những hoạt động văn hóa mới cùng những sản phẩm văn hóa mới để thỏa mãn nhu cầu, nghĩa là làm cho văn hóa bản địa phát triển nhanh hơn hẳn.

Bản thân giao lưu văn hóa không gây ra sự đồng hóa văn hóa, điều này lại càng chắc chắn trong trường hợp nền văn hóa bản địa giao lưu đồng thời với nhiều nền văn hóa bên ngoài. Một nền văn hóa bị đồng hóa với nền văn hóa khác nếu sức mạnh bên trong của nó không đủ để thực hiện tiếp biến văn hóa , mà chỉ đơn thuần tiếp nhận trong quá trình giao lưu.

Câu 13: 

-

Địa - văn hóa:

Địa-VH vừa là phương pháp định vị VH theo vùng địa lý, vừa là phương pháp kiếu giải các đặc điểm VH dựa vào ĐK đia lý và hoàn cảnh tự nhiên, nó căn cứ vào cơ sở khoa học sau:

Bản thân con ng là một bộ phận của tự nhiên

Để tồn tại và phát triển con ng phải tiến hành trao đổi chất với môi trường tự nhiên

Quá trình trao đổi chất diễn ra theo 2 hướng thích nghi tự nhiên và cải tạo tự nhiên

Cả 2 huớng này đều tạo ra các yếu tố VH, thích nghi in dấu trong VH nhân cách, lối sống cộng đồng (VH phi vật thể), còn biến đổi đc giao lưu trong các đồ vật XH(VH vật thể)

>> môi trường tự nhiên chi phối quá trình hình thành và phát triển của VH.

Thuyết lan toả VH: Sự phân bổ VH hoá mang tính ko đồng đều, nó tập trung ở 1 khu vực rồi lan toả, càng xa ảnh hưởng của VH càng giảm. Cơ chế này tạo các vùng giao thoa VH, nơi chịu A/h của nhiều tr/tâm VH và cả những vùng tối nơi VH ko lan toả tới. Các vùng giao thoa cũng có k/năng tạo sự lan toả và tiếp tục ả/hưởng đến các k/vực kế cận.

Thuyết khác: Chủ thể VH là con ng đi đâu mang theo VH của mình, con ng là vật mang VH. Bản chất con ng đc hình thành nhiều do yếu tố tự nhiên và môi trường sống, nên những nét tương đồng được phản ánh trong nền VH cộng đồng, nên cùng ĐK địa lý thì có nét tương đồng.

-

Nhân học - Văn hóa:

Nhìn về ls của nhân loại, dân số trên hành tinh ngày càng tăng, đk tự nhiên ở 1 số vùng trên trái đất cũng thay đổi do biến đổi về khí hậu, thiên tai, động đất, núi lửa hoặc do con ngơời khai thác kiệt quệ gây những ảnh hưởng lớn cho môi trường sống. Bên cạnh đó là chiến tranh do con ng tạo ra dẫn đến những làn sóng di dân từ vùng địa lý này sang vùng địa lý khác. Chính bởi sự di cư đã làm thay đổi đáng kể diện mạo của thứ VH vốn trc kia bị chi phối bởi đk địa lý. Tuy nhiên các cộng đồng di cư vẫn giữ lại các truyền thống VH cội nguồn của họ trong bối cảnh tự nhiên mới. Đây cũng là 1 khó khăn cho phương pháp định vị địa – VH.

Bên cạnh đó là sự phát tán các cộng đồng người… cho 1 không gian địa lý có thể hàm chứa vô số các kô gian VH khác nhau. Đây đc coi là nguyên nhân cơ bản thúc đẩy VHH tìm kiếm các biện pháp bổ sung và khắc phục hạn chế của địa – VH. Do vậy phương pháp nhân học – VH ra đời nhằm giải quyết khó khăn này.

PP nhân học – VH là phương pháp nghiên cứu VH bắt đầu từ con ng ở góc độ chủng và thổ ngữ bởi nhờ có 2 yếu tố này mà con ng thống nhất VH đc với nhau để tạo thành 1 cộng đồng VH. PP nhân học – VH là công cụ rất phù hợp để nghiên cứu VH tộc người hoặc các nghiên cứu về VHDG. Bằng cách gắn các phẩm chất VH với chủ thể -người (vừa là vật mang, vừa là chủ thể, vừa là kết quả của VH), pp này đã giảm thiểu việc lệ thuộc vào hoàn cảnh địa lý, khi tiến hành lý giải các hiện tượng VH. Nó chuyển sang xem xét VH nhơ 1 quá trình tự thân có khả năng táI xuất ra chính nó trong khuôn khổ của 1 cộng đồng xác định.

PP nhân học- VH đã lấy 2 thuộc tính cố hữu và nổi trội mà bất kỳ cộng đồng VH nào cũng có, đó là chủng và thổ ngữ của chúng để phân vùng VH. Chẳng hạn với pp này VH châu Âu đc phân làm 3 nhóm: VH Slavơ, VH Latinh, VH Giecmanh.

-

Tôn giáo:

Nhìn lại lịch sử nhân loại, TG ko ngừng tác động lên 2 mặt của đ/s con ng: Cộng đồng và cá thể.. chúng đều giữ vai trò q/trọng để thực hiện chức năng “phần bù” của mình.

Chức năng “phần bù” này của thế giới vẫn tồn tại nhiều quan điểm giải thích khác nhau tuỳ theo từng góc độ. Theo đó thế giới giữ vai trò là phần bù của cái duy lý bằng phi duy lý, của cái tầm thường bằng cái siêu việt, của cái ác để bằng cái thiện, của khổ đau để bằng hạnh phúc. Con ng còn ước ao thì tgiới còn tồn tại, cái duy lý là hữu hạn nhưng TG là vô hạn nên con ng cần có TG. Ngày nay, chức năng phần bù ấy của TG ko giảm đi mà còn chuyển thành h/thức và khuynh hướng mới.”.

Ng/nhân ra đời của TG chính là từ những yếu tố tiêu cực của đsống loài ng: Sự tha hoá của s/phẩm lao động khỏi ng sản xuất, của lđộng, n/nước, con ng ra khỏi Tgiới tự nhiên, của con ng với con ng, và bên trong mỗi cá nhân, hay những mâu thuẫn xung đột cũng là N/nhân dẫn đến “phần bù” của TG.

Có thể nói TG là vật mang VH, là bản chất, trụ cột của nền văn minh, sụ hưng thịnh của 1 quốc gia, dân tộc. 1 nền VH chính là sự hưng thịnh của TG.

- Tại sao TG lại thành công cụ định vị quan trọng?

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các hệ thống chuẩn mực chung cho toàn nhân loại đang được kiến tạo và hình thành, khía cạnh văn minh tăng tỉ lệ thuận với sự tiến triển của toàn cầu hóa, nên các nền VH ngày càng gần nhau và trở nên giống nhau hơn. Trong bối cảnh ấy, TG với với bản chất phi duy lí cố hữu của nó đã ko bị biến dạng bởi tính duy lý của khoa học – công nghệ, nên TG đã thành chỗ dựa vững chắc cho bản sắc VH của các cộng đồng VH trong ĐK hội nhập. Đó là lí do khiến việc định vị VH bằng TG thành công cụ quan trọng nhất của VH. Chứng minh qua cuộc chiến tranh giữa phương Tây và các nước Hồi giáo, ng Hồi giáo coi cuộc ctranh chống Mỹ và đồng minh là cuộc “thánh chiến” cũng vì cộng đồng Hồi giáo ko hội nhập toàn cầu hóa đc, vì VH của họ là VH thuần chủng nên họ lấy TG làm cái “bình che” để biện minh cho chủ nghĩa.

-

Giao lưu – tiếp biến văn hóa:

Giao lưu – tiếp biến văn hóa được hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài với nhau gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa của các bên. Đó là phương pháp định vị văn hóa dựa trên lý thuyết các trung tâm và sự lan tỏa văn hóa hay còn gọi là thuyết khuếch tán văn hóa.

Giao lưu văn hóa bao hàm trong đó sự chung sống của ít nhất hai nền văn hóa (của hai cộng đồng, hai dân tộc, hai đất nước) và giao lưu là hình thức quan hệ trao đổi văn hóa cùng có lợi, giúp đáp ứng một số nhu cầu không thể tự thỏa mãn của mỗi bên, giúp tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa để từ đó làm nẩy sinh nhiều nhu cầu mới thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển. Do đó giao lưu văn hóa là dạng cộng sinh giữa các nền văn hóa.

Câu 14: 

Triết lý là cái cốt lõi cơ bản sẽ ảnh hưởng đến cái khác trong quá trình ptriển và ng' ta vẫn gọi triết lý đó là xuất fát điểm của n' điều. Triết lý âm dương ra đời vào TK17-18 TCN thời nhà Ân –Thương ỏ TQ và nó vào VN ở TK 8 đến TK 3 TCN. Khi vào VN. Triết lý âm dương dc gặp gỡ với n~ tín ngưỡng bản địa vì thế triết lý này ptr rất mạnh và trở thàng yếu tố rất nền tảng, rất quan trọng trong qua trinh' nhận thước TG của ng' Viẹt.

Thực ra xuất fát điểm của ng' Việt là triết lý âm dương bởi trc khi có triết lý này đã có tín ngưỡng phồn thự rồi, có nghĩa là đã có quan niệm coi giao hòa âm dương là nguồn gốc của mọi sự sinh thành, hơn nữa bản thân ng' Việt cũng đã có từ trc n~ quan niệm về các hiên tg. Âm dương đối ngẫu như: trời đất, nóng lạnh, trai gái. vợ chồng, đực cái,chim cá… kết hợp cả hai điều đó, thuyêt am dương lập tức đã bắt rễ sâu trong đới sống tâm linh của ng' Việt và trở thành triết lý sống của ca DT.

ND cơ bản của triết lý âm dương bao gồm Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái, 64 quả, vạn vật.

-thái cực: đó là trạng thái âm dương chưa fân, vũ trụ còn năm trong tình trạng hỗn mang, ko định hình, ko giới hạn.

-Lưỡng nghi: đây là sự fân đôi của thái cực thành Dương: kí hiẹu = 1 vạch liền, tượng trời, tg. số lẻ) và thành Âm ( kí hiệu = 1 vạch đứt, tg. Đất, tg, số chẵn).

Tứ tượng: là sự tổ hợp của lưỡng nghi theo những tổ hợp khác, khi đã tồn tại âm đương chúng gặp gỡ nhau, gặp gỡ chính bản thân mình đẻ tạo thành 4 tổ hợp: Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm- đây đc gọi là tứ tượng

Bát quái hay còn gội là 8 quẻ. Nó là sự tổ hợp của tứ tương, tức là tứ tượng lại fối hợp với nhau để tạo thành 8 tổ hợp gọi là bát quái.

64 quả: là sự tổ hơp của bát quái, nghiac là bát quái kết hợp lại với nhau tức là trong dương có âm, trong âm có dương, âm tiêu dương trưởng và ngc. lại, ÂD chuyển hóa ( biến dich) và ÂD giao hòa ( cân băng động).

Ng' Việt đã áp dụng triết lý ÂD vào đời sống để tạo ra một triết lý sống- đó là triết lý bình quân, quan điểm âm dương hài hòa. Do đó trong tnhs cách ng' Việt ko ưa sự thái quá, ko thích sự phi thường, siêu việt… Chẳng hạn như ng' Việt chọn cúng rằm vào ngày 15 âm lịch hàng tháng, ngáy 16 chính là ngày trăng tròn của mặt trăng, ngày 14 thí khuýet quá ên ngày 15 được coi là hơi khuýêt, gần tròn.. ở đây mang ý nghĩa vừa đủ. Ko thiếu quá mà cũng chẳng dư thừa.

Câu 15: 

Tín ngưỡng và tôn giáo là hai khái niệm có gắn bó chặt chẽ với nhau. Tín ngưỡng là những hình thức sơ khai của tôn giáo, cho nên có thể gọi là tôn giáo nguyên thủy. Thuật ngữ tín ngưỡng còn dùng để chỉ các hoạt động mang sắc thái tâm linh của cá nhân và cộng đồng, như thế nó bao gồm cả tôn giáo

Song tín ngưỡng và tôn giáo tồn tại nhiều điểm khác biệt

Tôn giáo có phạm vị ảnh hưởng rất lớn (cấp độ quốc tế) trong khi tín ngưỡng chỉ mang tính địa phương nhỏ hẹp.

Trong khi tôn giáo có người sáng lập, có giáo lí, giới luật tương đối nghiêm ngặt hà khắc, có tầng lớp tăng lữ và cộng đồng tín đồ thì tín ngưỡng không có đủ các yếu tố đó. Có thể nói tôn giáo là hiện tượng xã hội mang tính tổ chức cao, hướng đến đời sống tâm linh siêu việt, còn tín ngưỡng thường chỉ gắn với đời sống trần tục thông qua tiềm thức.

Nhìn lại l/sử nhân loại, TG ko ngừng tác động lên 2 mặt của đ/s con ng: Cộng đồng và cá thể.. chúng đều giữ vai trò q/trọng để thực hiện chức năng “phần bù” của mình.

Chức năng “phần bù” này của thế giới vẫn tồn tại nhiều q/điểm giải thích # nhau tuỳ theo từng góc độ. Theo đó thế giới giữ vai trò là phần bù của cái duy lý bằng phi duy lý, của cái tầm thường bằng cái siêu việt, của cái ác để bằng cái thiện, của khổ đau để bằng hạnh phúc. Con ng còn ước ao thì tgiới còn tồn tại, cái duy lý là hữu hạn nhưng TG là vô hạn nên con ng cần có TG. Ngày nay, chức năng phần bù ấy của TG ko giảm đi mà còn chuyển thành h/thức và khuynh hướng mới. VD Mỹ đã minh chứng cho việc tấn công Irăc là ý của chúa trời trừng trị bọn Hồi g cỏ dại ấy, nhưng chính cái thứ cỏ dại ấy lại có triết lý TG cho chính mình, bằng chứng là các p/tử cực đoan Hgiáo lại lao đầu vào cuộc khủng bố Mỹ và lý giải đó là cuộc “thánh chiến”.

Ng/nhân ra đời của TG chính là từ những yếu tố tiêu cực của đsống loài ng: Sự tha hoá của s/phẩm lao động khỏi ng sản xuất, của lđộng, n/nước, con ng ra khỏi Tgiới tự nhiên, của con ng với con ng, và bên trong mỗi cá nhân, hay những mâu thuẫn xung đột cũng là N/nhân dẫn đến “phần bù” của TG.

Có thể nói TG là vật mang VH, là bản chất, trụ cột của nền văn minh, sụ hưng thịnh của 1 quốc gia, dân tộc. 1 nền VH chính là sự hưng thịnh của TG.

_Tại sao TG lại thành công cụ định vị quan trọng?

Trong xu hướng TCH hiện nay, các hệ thống chuẩn mực chung cho toàn nhân loại đang được kiến tạo và h/thành, khía cạnh văn minh tăng tỉ lệ thuận với sự tiến triển của TCH, nên các nền VH ngày càng gần nhau và trở nên giống nhau hơn. Trong bối cảnh ấy, TG với với bản chất phi duy lí cố hữu của nó đã ko bị biến dạng bởi tính duy lý của KH-CN, nên TG đã thành chỗ dựa vững chắc cho bản sắc VH của các cộng đồng VH trong ĐK hội nhập. Đó là lí do khiến việc định vị VH bằng TG thành công cụ quan trọng nhất của VH. C/m qua cuộc c/tranh giữa p.Tây và các nước Hồi g, ng Hồi g coi cuộc ctranh chống Mỹ và đồng minh là cuộc “thánh chiến” cũng vì cộng đồng Hồi giáo ko hội nhập TCH đc, vì VH của họ là VH thuần chủng nên họ lấy TG làm cái “bình che” để biện minh cho CN cực đoan.

Câu 16: 

Thuyết ngũ hành là một nhánh của triết lý âm dương, có thể hiếu đó là trạng thái biểu hiẹn cụ thể của ÂD kết hợp ở n~ đọ số khác nhau và dc hiẹn hưu dưới dạnh thể tính.

Thuyet bao gồm n~ ND:

1. Thuyết đc biểu hiên thông qua 5 yếu tố: Kim, mộc thủy hỏa thổ. Chẳng hạn ng' VN luôn cần 5 yếu tố đó cho sự sống va lao động SX của mình, ng' ta coi công cụ lao đọng la kim, nc’ ka thủy, cây- thục vạt là mộc, lủa là hỏa và đất là thổ.

2. Theo ng' Việt thì thế giưới tạo nên bởi Ngũ hành là kim mộc thủy hỏa thổ và chúng tác đọng với nhau theo con đg tương sinh, tương khắc.

3. Do dạc điểm của quy luật ngũ hành là đi theo con đg' tg sinh, tg khắ chon en việc ứng dụng ngũ hành fải rất linh động, chúng thiên biến vạn hóa và tùy theo từng trường hợp cụ thể. Tuy nhien về cơ bản quy luạt sinh- khắc ngũ hành vẫn phỉ láy ÂD làm trọng. Do vạy ko phải cứ sinh là tốt khắc là xấu mà cần có sự vận động linh hoạt là vì vậy, Chảng hạn việc khắc giúp cho quan bình âm dương lại tốt, giả sử khi Mộc vượng quá thì fải có Kim khắc bớt thì mới cân bằng và đạt đến trạng thái tốt đẹp ( khắc trong trường hợp này là rất tốt bởi nó tạo ra sự quân bình). Chính sự thiên bién vạn hóa của ngũ hành đã tạo nên cho con ng' một thế giới vạn vật phong phú và đa dạng.

Cuối cùng fải kể đến việc ứng dụng Thuyết Ngũ hành của ng' Việt vào trong đời sống. Việc ứng dụng này thực sự là rất linh động, ng' ta lien tg? Ngũ hành với n' sự hiện diện của cách khái niệm xung quan đời sống: Ngũ quan, Ngũ vị, ngũ tạng…Ng' Việt luôn lấy nguyên lý ÂD làm trọng trong khi ứng dụng Ngũ hành, tức là đạt đến sự quan bình giữa Ngũ hành mới đc coi là tốt. Ng' Việt thg' dung Ngũ hành để bói toán, áp dụng vào y lý,địa lý. Ngoài ra ngũ hanh còn dc dung trong việc xác định hôn nhân, kết bạn, hợp tác làm ăn và đặc biệt ng' Việt dụng để xác định mùa và thời tiết. Trong thực tế đời sống, đại đa số các gia đình dựng vợ gả chồng cho con đều nhờ các thầy bói xem tuổi, chọn ngày tháng năm để ăn hỏi, kết hôn. Trc đây, trong quan điểm của nho gia VN thì ng' quân tử fải là ng' hiểu và biết về Nho, y lý, địa lý- có nghĩa là hiểu đc ngũ hành và cách vận dụng chúng. Cho tới nay, việc vận dụng ngũ hành vẫn còn ăn sâu vào thói quen của người việt, trc khi làm nhà fải xem ngày, trc khi quyết định két hợp làm ăn với ng' khác thg' xem tuổi và đọ tương sinh fù hợp. Cuối cùng, fải kể đến việc ng' Việt rất chú ý dén Ngũ hành để bốc thuốc, chẳng hạn các nhà nho y thg' bốc thuốc có đủ vị, có nóng, có lạnh, có nhiệt có hàn, để tạo ra trạng thái cân = cho con ng nhờ vaò đó mà ng' ta chiến thắng bệnh tật; bên cạnh đó, các Nhi y khi xem bệnh cung vận dụng ngũ hành mà đoán bệnh cho bệnh nhân rồi điều trị, theo đó ng' ta đúc kết răng khi băt mạch, xem bệnh thấy Kim Vượng quá tức là có bệnh về xương cốt, thủy vượng quá thì có bệnh về gan…

Nói tóm lại, ko fải đao to búa lớn bằng cách khẳng định vai trò vĩ đại và cần thiết của mình trong đời sống ng' VN, nhg thuyết Ngũ hành đã đi vào đời sộng từ cổ chí kim như một liệu thuốc tinh thần mà con ng luôn cần nó. Ngya cả cho đến nay, Ngũ hành vãn luôn tồn tại và hiện diện như một tượng đài của sự sống, ng' Việt cần nó và luôn lyôn cần nó bởi chính giá trị quân bình, cân bằng cuộc sồng mà thuyết ngũ hành mang lại.

Câu 17:

Câu 18: 

Ncứu ĐCVHVN chính là ncứu bản sắc VHVN. Để đạt đc mục tiêu nói trên, ĐCVHVN vdụng chủ yếu pp lôgic, bên cạnh đó có sự hỗ trợ của pp ls. Với pp lôgic, kết cấu VH của dtộc VN kô phảI là tổng cơ học của các VH tộc ngơời, và cũng kô bị cắt lớp thành các tầng VH theo tiến trình ls kiểu nhơ: VH bản địa và VH giao lơu tiếp biến VH (KQ của việc ứng dụng pp ls). Theo đó VHVN đc phân cấp thành: các yếu tố phổ biến, các yếu tố đặc thù và các yếu tố đơn nhất. Trong khi yếu tố phổ biến mang tính toàn nhân loại, còn các yếu tố đặc thù mang tính khu vực thì Bản sắc là tổ hợp các yếu tố đơn nhất, có nghĩa là tính kô lặp lại, tính quy định cố hữu. Ngta dùng pp lôgic là pp ncứu chủ đạo để ncứu bản sắc VHVN thì sẽ hợp lý hơn pp ls bởi lẽ trong các MQH giữa hiện tại và qkhứ thì qkhứ nằm trong hiện tại lơu giữ toàn bộ qkhứ cho nên qkhứ chỉ minh hoạ cho hiện tại mà thôi. Vậy thì khi ncứu về bản sắc VHVN chúng ta kô cần phảI quay trở về với qkhứ vì chắc chắn vẫn còn n' khoảng trống ls mà kô ai dám khẳng định là ls đ• thể hiện đầy đủ. Do vậy với pp lôgic chúng ta kô mất thời gian ncứu n' mà vẫn có thể tìm ra các yếu tố cấu thành bản sắc VHVN mà chỉ cách nhìn đồng đại mới cho ta thấy đc các yếu tố này (cách nhìn ls kô thể cho ta nhìn thấy đc toàn diện các yếu tố đó).

- Tính phổ quát: VH chứa đựng tính văn minh và tính chuẩn mực của TG (văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp trong xu hơớng chung của nền kinh tế TG đang pt và ngày càng có n' sự thay đổi tiến bộ, bên cạnh đó là n~ chuẩn mực trên n~ phơơng diện; kỹ thuật, tính chất, pháp lý, giá trị đạo đức, thẩm mỹ tiến bộ,…)

- Tính đặc thù khu vực (châu lục): đó là sự thống nhất giữa tính phổ biến và tính đơn nhất, tức là n~ đặc điểm chung của khu vực ĐNA: văn minh lúa nc, sống định cơ, luôn cân bằng và hài hoà với thiên nhiên.

- Tính đơn nhất (tính DTVN): vđề này vẫn còn để ngỏ vì có n' ý kiến khác nhau xung quanh vđề này. Tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy rằng đó là nền VH hỗn dung rất mạnh, sự tồn tại của nền VHVN đ• là bản sắc, rồi vđề ngôn ngữ cũng rất riêng, khác biệt kô giống vùng nào, về chủng ngơời Việt cũng rất đbiệt, đó là ngơời hợp chủng, còn gọi là ngơời Bách Việt hợp Hán (có tới 60% của ngơời Hán, 40% còn lại của Bách VIệt), vì vậy qua lát cắt đồng đại khi ncứu bản sắc VHVN ta đ• thấy bóng dáng của tất cả các dtộc Bách Việt trong cộng đồng VN. Nhơ vậy bản sắc của VHVN là VH tổng hợp và hỗn dung thông qua việc sd pp lôgic trong ncứu VHVN.

Câu 19: 

Trong đsống qtế hội nhập tòan cầu vc khôn khéo vận dụng tính dung chấp VH sẽ tạo ra những lợi thế cho VN trên bc đg CNH, HĐH, phát triển đất nc trên nhiều phương diện. Bởi vì, văn hóa của ng VN vốn mang tính hỗn dung, tổng hợp và chứa đầy sự dung chấp.Nền VH này chỉ thik nghi đc với xu hướng" mở cửa" để lựa chọn và sang lọc những ảh tik cực, những ytố có lợi cho mih để duy trì những gtrị truyền thống vốn cố nhưng cũg làm giàu thêm, bổ sung thêm nền VH của mih. Bởi vậy đứng trc xu thế hội nhập và hợp tác qtế, ng VN dễ dàng chấp nhận nó và ko bị sốc về VH như các quốc gia Hồi giáo hay Bắc Triều Tiên, do vậy, lợi thế đó ko làm cho VN có những pư cực đoa như ng Hồi giáo, ng Triều Tiên…

Bên cạnh đó, do cấu trúc ktế của VN chưa đình hình cụ thể và đang trên đg phát triển những bc khởi đầu cho nền ktế VN rất dễ thik nghi đv vc áp dụng các thể chế ktế mới của toàn cầu.

Ngòai ra, ở VN, cũng pải đề cập đến 1 lợi thế của Vn là thể chế pháp luật cũng chưa thực sự hòan chỉnh và đồng bộ, sự phát triển cũng ko đáng kể so với các cộng đồng khác cho nên khi hội nhập tòan cầu hóa thì LP VN dễ theo xu hướng qtế hóa để chấp nhận những chuẩn mực mới theo luật lệ và tập quán mới của qtế.

- Hạn chế: Bản tính rộng lượng, dễ chấp nhận những cái mới của đại đa số người Việt cũng khiến cho việc tiếp thu văn hóa bên ngoài không được chọn lọc, dẫn tới việc hành xử không đúng mực, đi ngược lại với truyền thống đạo lí của dân tộc

Câu 20

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tôn giáo với bản tính phi duy lý cố hữu của nó đã không bị biến dạng bởi tính duy lý của KH-CN. Nhờ đó, tôn giáo đã trở thành chỗ dựa cho bản sắc văn hóa của nhiều cộng đồng trong điều kiện toàn cầu hóa. Đó là lý do khiến việc định vị văn hóa = tôn giáo trở thành 1 phương pháp thịnh hành trong các nghiên cứu hiện nay về văn hóa.

Định vị văn hóa Việt Nam thường dựa trên bốn yếu tố chính: địa – văn hóa, nhân học văn hóa, tôn giáo và giao lưu – tiếp biến văn hóa, nhưng trong đó, việc định vị dựa trên dấu hiệu tôn giáo lại gặp khó khăn, bởi lẽ Việt Nam thiếu tính thuần nhất về tín ngưỡng và tôn giáo.

T

heo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay, VN thuộc cộng đồng các quốc gia Phật giáo (cùng với Lào, CPC, Thái Lan, Myanmar,…). Cách phân loại này đã không xếp Nho giáo vào hàng tôn giáo.

Một số khác coi VN là nằm trong cộng đồng của các nước chịu ảnh hưởng của Nho giáo (như Trung Quốc, NB, HQ,…)

Tồn tại quan điểm thứ ba, mà chủ yếu là ở các học giả trong nước, đó là coi tôn giáo ở VN mang tính tổng hợp – theo nguyên lý «tam giáo đồng nguyên» (Nho, Phật, Lão). Trong đó, Phật giáo giữ vai trò là cơ sở, chất «dung môi» để hòa trộn hai yếu tố còn lại.

Như vậy đối với VN, việc định vị văn hóa dựa trên dấu hiệu tôn giáo là rất khó khăn, do thiếu tính thuần nhất về tín ngưỡng và tôn giáo. Bởi vậy, việc sử dụng lý thuyết giao lưu – tiếp biến văn hóa để định vị trong trường hợp này là hết sức cần thiết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro