de cuong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

ĐỀ CƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

“Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng thức ăn công nghiệp

trong chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế - Bắc Giang”

Hà Nội 2011

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

ĐỀ CƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

“Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng thức ăn công nghiệp

trong chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế - Bắc Giang”

Người thực hiện:         Nguyễn Thị Thùy

Lớp:                            CNTYB _ K53

Khoa:                          Chăn nuôi &Nuôi trồng thủy sản

Người hướng dẫn:      TS. Phạm Kim Đăng

Bộ môn:                      Sinh lý vật nuôi

Khoa:                          Chăn nuôi & Nuôi trồng thủy sản

Hà Nội 2011

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về thực phẩm tăng mạnh, đặc biệt là thực phẩm chất lựơng cao. Từ việc ăn thức ăn giàu protein động vật cho đến việc lựa chọn các sản phẩm chất lượng cao, thơm ngon. Chính vì vậy mà nhiều ngành chăn nuôi thực phẩm chất lượng cao ngày càng được phát triển với quy mô ngày càng lớn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Một trong số đó phải kể đến mô hình chăn nuôi gà đồi ở Yên Thế, Bắc Giang.

          Huyện Yên Thế có diện tích đất tự nhiên hơn 30.000 ha, trong đó trên 50% là đất lâm nghiệp với nhiều vườn đồi, vườn rừng, độ dốc thấp và cơ bản được phủ xanh bằng tán cây ăn quả, cây lâm nghiệp lâu năm. Thêm vào đó, đa số các vườn đồi có tính biệt lập cao, cách xa khu dân cư nên rất thuận tiện cho phát triển chăn nuôi gia cầm theo phương thức thả đồi, thả vườn với số lượng lớn. Yên Thế còn có thế mạnh là nguồn lao động dồi dào với trên 96 nghìn nhân khẩu; gần các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và Lạng Sơn. Hệ thống đường giao thông đến các trung tâm này tương đối thuận tiện, tạo điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế hàng hoá. Điều kiện tự nhiên với các yếu tố quan trọng về sinh thái, đất đai, thổ nhưỡng là cơ sở thúc đẩy các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng phát triển, tạo ra các sản phẩm hàng hoá mũi nhọn trong nông, lâm nghiệp của địa phương.cung cấp một lượng thực phẩm lớn cho nhu cầu của xã hội, thoả mãn nhu cầu thực phẩm ngày càng đa dạng của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước.

Ngoài những thuận lợi do điều kiện tự nhiên mang lại thì không thể không kể đến ảnh hưởng của thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Thức ăn chăn nuôi công nghiệp giúp tăng nhanh số lượng đàn gà trong huyện, giúp rút ngắn thời gian nuôi để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, giảm nhu cầu về công lao động. Và thức ăn đóng một vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà đồi ở Yên Thế nói riêng.

          Chính vì vậy, tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp sử dụng trong chăn nuôi gà đồi ở huyện Yên Thế - Bắc Giang”

1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1.2.1. Mục đích

- Biết được tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp (các chỉ tiêu như: hàm lượng protein, xơ thô, độ ẩm, các chất khoáng…trong chăn nuôi gà đồi ở Yên Thế.

- Kiểm tra tình hình sử dụng các loại chất kháng sinh, chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi gà

- Từ đó có thể gián tiếp đánh giá chất lượng thịt gà đồi Yên Thế, và có các biện pháp can thiệp để  nâng cao năng suất, chất lượng thịt gà đồi Yên Thế

1.2.2. Yêu cầu

-  Thu thập mẫu, phân tích, kiểm tra đánh giá yêu cầu phải đại diện, chính xác, khách quan.

Phần II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khái quát chung về thức ăn chăn nuôi trong chăn nuôi gà

2.1.1. Một số khái niệm

- Thức ăn chăn nuôi

Trong chăn nuôi hiện nay, thức ăn chăn nuôi đóng một vai trò hết sức to lớn, ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi và có vai trò quyết định đến giá thành sản phẩm.

          Có nhiều định nghĩa về thức ăn chăn nuôi đã được các nhà khoa học đưa ra:

Wohlbien (1997) định nghĩa rằng tất cả những gì mà con gia súc ăn vào hoặc có thể ăn vào được mà có tác dụng tích cực đối với quá trình trao đổi chất thì gọi là thức ăn gia súc.

Một định nghĩa khác cũng được nhiều người chấp nhận đó là: “Thức ăn là những sản phẩm động vật hay thực vật, khoáng vật và các chất tổng hợp khác mà động vật có thể ăn, tiêu hóa, hấp thu để duy trì sự sống, phát triển và tạo ra sản phẩm” (dẫn theo Lê Đức Ngoan và Cs, 2004).    

Thức ăn chăn nuôi là những nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật và hóa học mà nó có chứa các chất dinh dưỡng ở dạng cơ thể hấp thu được và không gây ra những tác động có hại đến sức khỏe vật nuôi và chất lượng sản phẩm của chúng, những nguyên liệu này phải chứa các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thu được, có thể cung cấp năng lượng cho duy trì, xây dựng các mô, cơ quan và điều hòa trao đổi chất, những nguyên liệu có chứa các chất độc, những chất có hại cũng có thể được sử dụng làm thức ăn sau khi đã khử hoặc làm vô hoạt hoàn toàn các yếu tôs gây độc, gây hại cho sức khỏe vật nuôi, cho thế hệ sau và cho sản phẩm của chúng (Bùi Quang Tuấn, 2010).

Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 5 tháng 2 năm 2010 của chính phủ thì thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn chăn nuôi, premix, hoạt chất và chất mang.

Thức ăn chăn nuôi công nghiệp

Thức ăn chăn nuôi công nghiệp (TACN) là thức ăn chăn nuôi được chế biến và sản xuất bằng các phương pháp công nghiệp. Định ngữ “công nghiệp” ám chỉ phương pháp sản xuất có liên quan đến máy móc, thiết bị, dây chuyến sản xuất ở quy mô công nghiệp.

TACN chủ yếu là thức ăn hỗm hợp là loại thức ăn đã được chế biến sẵn, do một số loại thức ăn phối hợp với nhau mà thạo thành. Thức ăn hỗn hợp hoặc có đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu của con vật hoặc chỉ có một số chất dinh dưỡng nhất định để bổ sung cho con vật. Thức ăn hỗn hợp gồm có 2 loại chính đó là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn hỗn hợp đậm đặc; ngoài ra còn có thức ăn hỗn hợp bổ sung (Lê Hồng Mận, 2003).

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều loại nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì khả năng sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kì loại thức ăn nào khác ngoài nước uống. Loại thức ăn này có 2 dạng là dạng bột và dạng viên. 

Theo các nhà khoa học thì thức ăn hỗn hợp dạng viên có nhiều ưu điểm như giảm được thức ăn rơi vãi từ 10-15% so với thức ăn hỗn hợp dạng bột, giảm thời gian cho ăn, dễ bảo quản, dễ cho ăn, tránh được sự lựa chọn thức ăn của vật nuôi, ép vật nuôi ăn theo nhu cầu dinh dưỡng đã được định sẵn, không gây bụi…

Tuy nhiên, thức ăn dạng viên cũng có một số nhược điểm mà ta cần lưu ý đó là: giá thành sản phẩm cao do chi phí trong quá trình ép viên, nhiệt độ trong quá trình ép viên có thể làm phá hủy một số enzyme, vitamin có trong nguyên liệu thức ăn.

2.1.3 Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi

Chất lượng TACN thường được đánh giá qua các chỉ tiêu như độ ẩm (%), protein thô (%), năng lượng trao đổi (Kcal/kg thức ăn hỗn hợp), xơ thô (%), Ca (%), P (%), NaCl (%)…

2.1.3.1. Hình dạng, màu sắc, mùi vị

          Hình dạng bên ngoài phải đồng nhất, không có hiện tượng mối, nhiễm sâu, mọt. Màu sắc phải phù hợp với thành phần nguyên liệu, phải có màu sáng. Mùi thức ăn phụ thuộc vào nguyên liệu phối trộn. Thức ăn tốt phải có mùi thơm, dễ chịu. trái lại thức ăn không tốt có màu đã ngả, có mùi mốc, chua là thức ăn kém phẩm chất (Vũ Duy Giảng và Cs, 1997).    

2.1.3.2. Độ ẩm

          Khi độ ẩm cao lớn hơn 15-16% sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển, các phản ứng hóa học xảy ra trong thức ăn. Chính những yếu tố này sẽ làm cho thức ăn bị biến chất, dẫn đến bị hỏng. Do đó nhiều hãng thức ăn chăn nuôi quy định sản phẩm của họ độ ẩm không vượt quá 13%.     

          2.1.3.3. Độ nghiền nhỏ và độ đồng đều

Độ nghiền nhỏ của nguyên liệu đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng tới mức độ tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Theo Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng, 2003 thì độ mịn của thức ăn hỗn hợp là 0,6mm – 0,8mm.

Đối với gia cầm tùy theo lứa tuổi mà sản xuất thức ăn với độ mịn khác nhau: nghiền mịn, nghiền trung bình và nghiền thô. Căn cứ vào lượng thức ăn không lọt qua máte sàng để kiểm tra (sàng chuyên dùng) để xác định độ nghiền nhỏ:

-  Nghiền mịn: Lượng thức ăn còn lại trên mặt sàng 2mm không quá 5% hoặc lọt hết qua mắt sàng 3mm.

-  Nghiền trung bình: Lượng thức ăn còn lại trên mặt sàng 3mm không quá 12% hoặc lọt hết ở mắt sàng 5mm.

-  Nghiền thô: lượng thức ăn còn lại trên mặt sàng 3mm không quá 35% và còn lại trên mặt sàng 5mm không quá 5% (Vũ Duy Giảng và Cs, 1997).

2.1.3.4. Độ bền vững của viên thức ăn

       Độ bền vững của viên thức ăn cũng là một chỉ tiêu cần đánh giá khi đánh giá chất lượng TACN. Nhiều nghiên cứu cho rằng độ bền vững của thức ăn viên cho gia cầm cần có 10,0% - 20,0% viên vụn và một chút bột sẽ kích thích con vật ăn ngon miệng hơn (Theo Nguyễn Thiện và Cs, 2005).

2.1.3.5. Độc tố nấm mốc (Mycotoxin)

       Độc tố nấm mốc do các loại nấm mốc phát triển trên thức ăn gây ra, gây tác động có hại cho vật nuôi và làm ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Khi độ ẩm không khí cao hơn 70% và nhiệt độ môi trường 35 – 400C là điều kiện tốt nhất cho nấm mốc phát triển (Cockere I, Francis B, Haliday nhóm D, 1997). Độc tố nấm mốc có động lực mạnh nhất thuộc nhóm aflatocxin (Dương Thanh Liêm, 2003), chúng không chỉ làm suy giảm miễn dịch mà còn phá hủy tế bào gan và là nguyên nhân gây ung thư cho gia súc gia cầm, làm cho vật nuôi chậm lớn, gây chết vật nuôi, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn  nguyên liệu thức ăn ở những vùng nóng ẩm ít nhiều đều bị nhiễm độc tố nấm mốc (Dawson R.J, 1991). Do đó việc kiểm soát độc tố và hạn chế tác hại của  nấm mốc trong thức ăn là một vấn đề rất được quan tâm. Người ta đã sản xuất một số chế phẩm trộn vào thức ăn hỗn hợp để chúng hấp thụ aflatocxin tạo thành các phần tử có kích thước lớn, không thể đi qua thành ruột non theo cơ chế hấp thụ và sau đó chúng được thải ra ngoài theo phân (Edwards A, 2002).

Vì vậy, cần có các biện pháp kiểm tra và bảo quản thức ăn hợp lý là những vấn đề hết sức quan trọng

PHẦN III

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.         ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp sử dụng trong chăn nuôi gà đồi Yên Thế

3.2.         ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Đề tài được thực ở 3 xã thuộc huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

- Phòng thí nghiệm trung tâm của khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản – Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội

3.2.2. Thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: 03 tháng (T03/2012 – T06/2012).

3.3.         NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1.  Tình hình chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế - Bắc Giang

-  Điều tra cơ bản về số lượng gà đồi của huyện Yên Thế, số lượng hộ gia đình nuôi, quy mô, cơ cấu về giống, lứa tuổi...

3.3.2.  Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong chăn nuôi gà đồi

-  Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở các cơ sở chăn nuôi gà đồi

-  Hệ thống phân phối thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn huyện.

-  Thu thập các mẫu thức ăn chăn nuôi công nghiệp sử dụng trong chăn nuôi gà đồi ở Yên thế

-  Phân tích, đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sử dụng trên địa bàn

·        Đánh giá các chỉ tiêu về cảm quan,vật lý như: độ ẩm, màu sắc, mùi vị, hình dạng, độ đồng đều và độ bền vững của thức ăn.

·        Xác định hàm lượng và thành phần hóa học các chất có trong các mẫu thức ăn được sử dụng trong chăn nuô gà đồi.

- Thành phần hóa học: Protein thô, NDF, ADF, CF, khoáng TS

- Giá trị năng lượng: GE, DE, ME

- Các chất kháng sinh, chất kích thích trong thức ăn

- Độc tố nấm mốc.

3.3.3. Phân loại các loại khẩu phần ăn phổ biến dựa trên lượng các chất dinh dưỡng thu nhận

+ Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm :

-  Lượng VCK thu nhận hàng ngày của từng loại thức ăn thô sử dụng trong khẩu phần trong thời gian theo dõi.

-  Lượng các chất dinh dưỡng : VCK, năng lượng, protein, NDF, ADF (Cell), Hemicellulose, tinh bột … từ thức ăn thô và thức ăn tinh.

3.4.    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1.  Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu

+ Số liệu thứ cấp: Các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo cáo của sở Nông nghiệp của các tỉnh, sổ sách ghi chép tại các trang trại điều tra.

+ Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn về hiện trạng chăn nuôi và tình hình sử dụng thức ăn.

3.4.2.  Phương pháp chọn xã nghiên cứu

Do phạm vi nghiên cứu trên địa bàn trên toàn huyện là khá rộng nên chúng ta chỉ chọn một số xã để tiến hành điều tra, lấy mẫu đánh giá phân tích một số chỉ tiêu chất lượng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.

Trên mỗi xã thì chúng ta chọn các trang trại có số lượng gà lớn (quy mô > 1000 con/trang trại/lứa)

3.4.3.  Phương pháp lấy mẫu

Tại các trang trại chăn nuôi, tiến hành lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để tiến hành phân tích, đánh giá.

-  Về dung lượng mẫu: theo quy định chung về lấy mẫu trong nghiên cứu thống kê mô tả là: số mẫu chiếm khoảng 5% tổng thể và ít nhất cũng phải vượt qua 30 mẫu. Do vậy, chúng ta tiến hành thu thập 30 mẫu thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên địa bàn 3 xã của huyện, trên mỗi xã thu thập 10 mẫu.

-  Mẫu lấy phải mang tính đại diện và khách quan.

·     Phương pháp lấy mẫu

Mẫu thức ăn gia súc lấy theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN-2001 về thức ăn chăn nuôi:

+ Thức ăn tinh được lấy mẫu tại nhiều điểm khác nhau trong bao chứa sau đó trộn đều để tiến hành lấy mẫu bình quân và mẫu phân tích.

+ Thức ăn thừa được lấy ngay tại máng. Trộn đều và lấy mẫu ở trung tâm

4.                 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý thống kê mô tả và thống kê so sánh bằng phần mềm MINITAB 14.

PHẦN III

DỰ KIẾN KẾT QUẢ

Bảng 1. Tình hình chăn nuôi gà đồi tại huyện Yên Thế qua các năm

Bảng 2. Các loại thức ăn chính được sử dụng cho gà và cơ cấu (%) mỗi loại

Bảng 3. Đặc điểm dinh dưỡng của một số loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho gà được sử dụng cho gà trên địa bàn.

Bảng 4. Các công ty và thị phần của mỗi công ty trong việc cung ứng thức ăn chăn nuôi công ngiệp cho gà.

Bảng 5. Tốc độ sinh trưởng, phát triển của gà khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau

Bảng 6. Chất lượng thực tế của một số mẫu thức ăn so với nhãn mác công bố trên bao bì

Bảng 7. Dư lượng kháng sinh và chất kích thích sinh trưởng trong thịt gà

PHẦN V

 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Điều tra, lấy mẫu: tháng 2/2012

Phân tích TPHH và GTDD: 4-6/2012

Phân tích kết quả: 7/2012

Viết báo cáo: 8/2012

Hoàn thành trước ngày 15/08/2012

PHẦN VI

DỰ TRÙ KINH PHÍ, THIẾT BỊ, VẬT TƯ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro