Quan hệ kinh tế quốc tế

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7:Quan hệ kinh tế quốc tế:

Trong thời đại hiện nay việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là một vấn đề rất được chú trọng ở mỗi nước như trên thế giới dã lập ra ASEAN một số nước cùng giúp đỡ lẫn nhau trong đó có VN đó chính là xu thế của thời đại.Đối với nước ta để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan vì sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệhiện đại hoạt động đặc biệt trong những năm70 trở lại đay,việc quốc tế hoá sản xuất và sản xuất diễn ra rất sôi động được biểu hiện ở các khía cạnh như sự phân công và hợp tác quốc tế giữa các nước ngày càng phát triển như máy bay boing do hàng trăn công ty trrên đất nước tham gia chế toạ,nền kinh tế dất nước ngày càng phụ thuộc vào nhau một cách chặt chẽ ,sự hình thành kết cấu hạ tầng và chi phí sản xuất quốc tế mhư hệ thống giai thông gồm đủ các ngành như đường biển ,đường sông ...cùng với hệ thống giao thông ,mạng lưới thông tin liên lạc hiịen đại cũng được quốc tế hoá.Không chỉ vậy sự chênh lêch giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong đó có VN đã và đang đặt yêu cầu phải nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giữa chúng.Chiến lựoc phát điểm với cơ cấu mở cửa và theo dó là chiến lược thị trường hướng ngoại là lối ra hữu hiệu của các nước có nên kinh tế dang phát triển hiện nay .

*Những nguyên tắc trong quan hệ kinh tế quốc tế:

-Nguyên tắc bình dẳng :

-Cùng có lợi

-Tôn trọng chủ quyền ,không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước.

-Nguyên tắc giữ vững độc lập,chủ quyền dân tộc và cũng cố sự định hướng XHCN.

Nguyên tắc bình đẳng:

+là một nguyên tắc quan trọng làm nền tảng cho việc hình thành phát triển quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước .Nguyên tắc này bắt nguồn từ yêu cầu phải coi mổi quốc gia trong cộng đồng quốc tế là quốc gia độc lập có chủ quyền.

Nguyên tắc cùng có lợi:

+ Trong nền kinh tế thị trường,đặc biệt là thị trường thế giới nguyên tắc bình đẳng giữa các nước sẽ không thể được thực hiện nếu lợi ích kinh tế giữa các nước tham dự không cùng có lợi vì trường hợp này sẽ làm cho quan hệ kinh tế thế giới vi phạm các quy luật kinh tế ,nhất là quy luật giá trị-quy luật vốn có của kinh tế thị trường.

+Nguyên tắc cùng có lợi phải trở thành động lực kinh tế để thiết lập và duy trì lâu dài mối quan hệ kinh tế giữa các nước.

+ Cùng có lợi ích kinh tế là là một trong những nguyên tắc làm cơ sở cho việc thiế kế đường lối quan điển và chính sách kinh tế đối ngoại và luật đầu tư cho nước ngoài ở các quốc gia.Từ đây có thể cụ thể hoá thành những điều khoản lamd cơ sở để kí kết các nghị định thư giữa các nước ,ký kết các hợp đồng kinh tế giữa các tổ chức kinh tế giữa các nước.

Nguyên tắc tắc tôn trọng chủ quyền ,không can thiẹp vào công việc nội bộ của mỗi nước :

+ nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ đối ngoại giữa các nước nó cũng bắt nguồn từ nguyên tắc cùng có lợi cùng có lợi về kinh tế với tư cách là cơ sở để cùng có lợi ích khác về chính trị ,quân sự xã hội...

+ Nguyên tắc này đòi hỏi môth trong hai bên hoặc nhiều bên phải thực hiện đúng các khía cạnh là: Tôn trọng các điều khoane trong nghị định thư và trong hợp đồng kinh tế; ko đưa ra nhưng điều kiện phương hại đến lợi ích của nhau; ko được dùng những thủ đoạn có tính chất can thiệt vào nội bộ của nước có quan hệ, nhất là dùng thủ đoạn kinh tế, kĩ thuật và kích động để can thiệt vào đường lối chính trị của các nước đó.

Nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc và củng có sự định hướng XHCN:

+Đây là nguyên tắc xuyên xuốt trong các nguyên tắc trong cộng đồng quốc tế. xét về trình độ kinh tế kĩ thuật, giữa các nước có điểm xuất phát và trình độ phát triển ko đồng đều. Có thể phân loại thành hai loại: Nước có nên kinh tế phát triển và nước có nên kinh tế đang hay kém phát triển đối với những nước đang hay có những nên kinh tế kém phát triển, vấn đề gay cắn nhất là trình độ kĩ thuật lạc hậu do thiếu vốn. Vì vậy đối với các nước này việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế phải nhằm đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu đạt tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội cao, làm cho thu nhập quốc dân tính theo đầu người vượt quá mức các loại nước nghèo của thể giới. tạo đà phát triển ở giai đoạn sau trên cơ sở giữ vững chủ quyền dân tộc.

Bốn nguyên tắc nói trên liên quan mật thiết với nhau đều có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Xa rời những nguyên tắc đó sẽ ko thực hiện được hoặc làm hạn chế tốc độ và hiệu quả của việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia.

*Các hình thức quan hệ kinh tế quốc tế gồm nam hình thức sau:

-Ngoại thương

-Hợp tác đầu tư quốc tế

-Hợp tác về khoa học công nghệ

-Hợp tác tín dụng quốc tế

-Hình thức kinh tế đối ngoại khác

Ngoại thương: đây là hình thức lâu đời. Thông qua xuất và nhập khẩu, ngoại thương thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá giữa thị trường trong nước và nước ngoài. Trong quá trình thực hiện cần phải nắm vững một số luận điểm có tính nguyên tắc:

+Chỉ xuất những sản phẩm là thế mạnh của mình và thế yếu của quốc tế; chỉ nhập những sản phẩm thế yếu của mình và là thế mạnh của quốc tế.

+Bán (Xuất khẩu) cái mà thị trường thế giới cần chứ ko phải bán những gì mà mình có.

Hợp tác đầu tư quốc tế: nói hợp tác đầu tư quốc tế là nói cả hai hướng, hướng nhận vốn đầu tư từ nước ngoài và hướng đưa vốn ra nước ngoài để sản xuất kinh doanh. Hình thức này gồm có hai loại:

+Đầu tư gián tiếp là việc nhận vốn tín dụng của nước ngoài để tự sản xuất kinh doanh.

+Đầu tư trực tiếp FDI: là việc tổ chức, cá nhân của mỗi nước đưa vốn vào một nước khác để sản xuất kinh doanh hoặc góp vốn với các tổ chức, hoặc cá nhân các nước đó để sản xuất kinh doanh.

Hợp tác về khoa học công nghệ: đây là hình thức phối hợp giữa các nước để cùng nhau nghiên cứu , sáng chế, thiết kế thí nghiệm trao đổi kết quả nghiên cứu thông tin về khoa học công nghệ và áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ và thực tiễn sản xuất kinh doanh

Có 3 biện pháp chuyển giao:

+Trực tiếp đầu tư thành phần chất xám váo sản xuất tại chỗ bằng lao động địa phương

+Mua bằng phát minh của nước khác

+Di cư thành phần mang kiến thức kĩ thuật, tức di cư chất xám

Mỗi cách nói trên đều có ưu và nhược điểm. do đó mỗi nước phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để lựa chọn biện pháp thích hợp.

Hợp tác tín dụng quốc tế: trong nên kinh tế thị trường, sự hợp tác giữa các nước về mua bán, đầu tư sản xuất, khoa học công nghệ luôn song song với sự hợp tác về vốn tín dụng.

Hình thức kinh tế đối ngoại khác: như du lịch quốc tế, hợp tác lao động các nước; các dịch vụ đối ngoại khác như dịch vụ ngoại tệ, hàng ko dân dụng.. Hơn nữa, dưới tác động của khoa học - công nghệ, nhiều quan hệ kinh tế - xã hội mới nảy sinh, đòi hỏi phải luôn tìm ra những hình thức mới để mở rộng và phát triên hơn nữa quan hệ kinh tế quốc tế trong tương lai.

Đối với Việt Nam việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong thời gian qua đã đem lại những thành tựu bước đầu. Song so với các nước xung quanh nhìn chung hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta còn yếu kém cả về số lượng và chất lượng. tuy nhiên, gần đây Vn cũng đã hội nhập với nên kinh tế thế giới khá rõ ràng như là một thành viên hội đồng ASEAN. Khả năng triển vọng đối ngoại ở nước ta tương đối phong phú song chưa khai thác như con người VN có khát vọng vươn lên giàu có, thông minh trình độ học vấn cao, điều kiện thiên nhiên ưu đãi vị trí thuận lợi trao đổi buôn bán...

Để mở rộng quan hệ quốc tế nước ta cần giải quyết nhiều vấn đề, song trước hết cần tập chung vào những vấn đề mấu chốt sau:

+bảo đảm về chính trị xã hội kinh tế có như vậy mới bảo toàn được vốn, có lợi nhuận cho người đầu tư nước ngoài

+Có hệ thống phát luật động bộ, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế làm co sở pháp lý để bảo vệ lợi ích cho đất nước.

+Xây dựng nền kinh tế độc lập ự chủ ,chủ động hội nhập kinh tế quốc tế .

+ Mức lãi xuất cho và giá cả tương đối ổn định.

+Phải có pháp luật kinh tế tương đối đồng bộ ,có chế độ kế toán và thống kê thích hợp ;có điều lệ các doanh nghiệp quốc doanh và điều lệ các doanh nghiệp cụ thể ;có luật công ty cổ phần.

+ Có những định mức khoa học kĩ thuật hợp lý làm cơ sở cho việc hạch toán giá thành

+Quan trọng nhất là các chủ thể kinh tế cần không ngừng vươn lên toàn diện để tham gia hội nhập và chủ động hội nhập có hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại.

Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan và cần thiết trên cơ sở đảm bảo thực hiện các nguyên tắc đa dạng hoá các hình thức.Và thưch hiện tốt các giải pháp trên thì nước ta sẽ có những bước phát triển tốt trong tương lai.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro