de cuong dlcm bk

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1.:Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị về chính trị tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập ĐCSVN

-Sự chuẩn bị về chính trị-tư tưởng:

            - Viết báo và các tài liệu tuyên truyền chủ nghĩa M – L vào VN với hai tác phẩm tiêu biểu là                Bản án chế độ thực dân pháp(1925) và Đường cách mệnh (1927) chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản VN

-         Lên án bản chất xâm lược , đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân,

-         Người đã trình bày các quan điểm lý luận về cách mạng thuộc địa một cách đúng đắn, sáng tạo và khá hoàn chỉnh.

Sự chuẩn bị về tổ chức :

+ Từ năm 1920-1923, Tại Pháp Người lập’’Hội liên hiệp thuộc địa’’ nhằm thức tỉnh phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa.

+ Từ tháng 6-1923 đến tháng 12-1924, tại Liên Xô Người hoạt động trong QTCS, tham gia nhiều hội nghị quốc tế quan trọng, nghiên cứu về Đảng kiểu mới của Lênin.

+ Tháng 12-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng. Tại đây, Người thành lập ‘’hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông’’. Tháng 6-1925, Người thành lập’’ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ’’ tổ chức trung kiên là “Cộng sản đoàn” làm nòng cốt để trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mac-Lênin vào Việt Nam, ra tờ báo’’ Thanh niên’’, mở các lớp huấn luyện đào tạo các thanh niên ưu tú rồi đưa về nước hoạt động.

+ Hệ thống quan điểm, lý luận về con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trở thành tư tưởng cách mạng hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Lúc này, yêu cầu bức thiết đặt ra là phải thống nhất các tổ chức này thành một Đảng duy nhất.

Câu 4. Trình bày hoàn cảnh đất nước và chủ trương “kháng chiến-kiến quốc” ngày 25/11/1945 của Trung ương Đảng? Ý nghĩa của chủ trương đó?

v        Hoàn cảnh lịch sử:

- Thuận lợi:

                     + Trên thế giới, hệ thống XHCN đang hình thành và ngày càng lớn mạnh. Trong khi đó, hầu hết các nước ĐQ đều suy yếu.

                     + Trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thống từ trung ương đến cơ sở.

                     + 3 dòng thác cách mạng phát triển: Hệ thống XHCN; phong trào giải phóng lên cao; phong trào đấu tranh đòi hòa bình dân chủ, dân sinh.

            - Khó khăn:

                     + Sau cách mạng 8/1945, nước ta khó khăn chồng chất khó khăn và vận mệnh đất nước như ngàn cân treo sợi tóc.

                     + Ta phải đối phó với cả giặc ngoài thù trong

                     + Kinh tế - xã hội:

·                                      Về kinh tế: kiệt quệ

·                                      Về tài chính: khánh kiệt chỉ chiếm được kho bạc nhưng không chiếm được ngân hàng

·                                      Về văn hóa: hơn 90% dân số mù chữ nên xã hội nãy sinh ra những tệ nạn xã hội

v    Nội dung:

- Tính chất: Cách mạng giải phóng dân tộc khó khăn.

- Xác định kẻ thù: Pháp là kẻ thù chính của chúng ta

- Khẩu hiệu: Ta đã đưa ra khẩu hiệu là “Dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết”

            - Lập mặt trận dân tộc thống nhất chú trọng lôi kéo địa chủ kháng chiến và đồng bào công giáo.

            - Nhiệm vụ:

                     + Củng cố chính quyền cách mạng (nhiệm vụ trọng tâm và bao trùm)

                     + Bài trừ nội phản

                     + Chống Pháp xâm lược

                     + Cải thiện đời sống nhân dân

Ø Biện pháp:

            - Nội chính:

                     + Bầu cử Quốc hội (6/11/1946)

                     + Lập Chính phủ (2/3/1946)

                     + Hiến pháp (9/11/1946)

            - Quân sự: Lãnh đạo toàn dân tham gia khánh chiến và tổ chức cuộc kháng chiến lâu dài.

            - Ngoại giao: Chúng ta kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù để tránh trường hợp một mình chiến đấu với nhiều kẻ thù. Đối với Tưởng là Hoa Việt thân thiện. Đối với Pháp là độc lập về chính trị và nhân nhượng về kinh tế.

v   Ý nghĩa:

Đã góp phần đưa cách mạng Việt Nam vượt qua tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc”. Giữ vững được chính quyền cách mạng trong thời kỳ khó khăn.

Câu 5. Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946-1954?

Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946-1954). 

a) Hoàn cảnh lịch sử.

11- 1946, Pháp tấn công Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà Nẵng…

12- 1946, Pháp đòi quyền kiểm soát an ninh, trật tự tại thủ đô Hà nội…

Đêm 19-12-1946 lệnh toàn quốc kháng chiến được ban bố.

- Thuận lợi

+ Ta tiến hành kháng chiến chính nghĩa và tại chỗ.

+ Có sự chuấn bị về mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.

- Khó khăn

+ Tương quan lực lượng không có lợi cho ta.

+ Bị bao vây cô lập.

+ Pháp đã chiếm được Lào, Campuchia và một số thành phố, thị xã.

b) Quá trình hình thành và nội dung đường lối.

- Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính (1946-1950) 

25-11-1945, chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã chỉ rõ kẻ thù chính là Pháp.

19-10-1946, Hội nghị quân sự toàn quốc được triệu tập xác định rõ chủ trương phải đánh Pháp.

20-12-1945, TW ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

22-12-1946 HCM ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.

9-1947, tác phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của Trường Chinh được xuất bản.

Đường lối kháng chiến thể hiện rõ trong các văn kiện nêu trên với nội dung cơ bản:

+ Mục đích của cuộc kháng chiến: Đánh thực dân Pháp, giành độc lập thống nhất.

+ Tính chất của cuộc kháng chiến: trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến.

+ Chính sách kháng chiến: Đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. Liên hiệp với dân tộc Pháp chống phản động thực dân Pháp. Đoàn kết toàn dân. Thực hiện toàn dân kháng chiến… phải tự cấp, tự túc về mọi mặt.

+ Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến: Đoàn kết toàn dân thực hiện quân, chính, dân nhất trí… Động viên nhân lực, vật lực, tài lực, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ kháng chiến. Giành quyền độc lập, bảo toàn lãnh thổ, thống nhất Trung, Nam, Bắc. Củng cố chế độ dân chủ cộng hòa… Tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc. 

+ Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân, toàn diên, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

+ Về triển vọng của kháng chiến: mặc dù lâu dài và gian khổ nhưng thắng lợi nhất định sẽ về ta.

- Phát triển đường lối theo phương châm hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội (1951-1954)

Câu 8. Trình bày mục tiêu, quan điểm và định hướng CNH, HĐH của Đảng trong giai đoạn hiện nay?

* M ục tiêu CNH- HĐH:

- Cải biến nước ta từ 1 nước NN lạc hậu trở thành 1 nước CN hiện đại.Trong nước CN hiện đại này có cơ cấu kinh tế hợp lý,quan hệ SX tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng SX có mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng,an ninh vững mạnh

- Đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước CN nhưng theo hướng hiện đại

* Quan điểm CNH- HĐH:

- CNH gắn với HĐH, gắn với phát triển kinh tế tri thức. Đó là lợi thế của các nước đi sau không phải nóng vội duy ý chí. Vì vậy ĐH 10 đã chỉ rõ  đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của CNH-HĐH

- CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, và hội nhập kinh tế quốc tế. CNH- HĐH không chỉ là việc của nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. CNH-HĐH hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại của thế giới

- Con người là yếu tố cơ bản cho sự nghiệp phát triển nhanh và bền vựng. Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu là: vốn, KH-CN, con người, cơcấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước thì con người là yếu tố quyết định. Chúng ta cần pgải biết CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, nguồn nhân lực phải giỏi, phải đủ số lượng lẫn chất lượng…

- KH và CNghệ là nền tảng và động lực CNH- HĐH. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc công nghệ mới nhất là CN sinh học, CNTT, CN vật liệu mới

- Phát triển nhanh hiệu quả và bền vững tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng XH bảô vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

Câu 10. Trình bày mục tiêu và các quan điểm cơ bản về hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN do Đảng đề ra?

Mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Những năm trước mắt cần đạt mục tiêu:

Một là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi. Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp.

Hình thành một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở hữu, áp dụng mô hình quản trị hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Hai là, đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.

Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.

Bốn là, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

Năm là, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.

Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.

- Đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường, giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội, phát triển văn hoá bảo vệ môi trường.

- Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc,  vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 11. Trình bày mục tiêu và quan điểm cơ bản về xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới của Đảng?

* Mục tiêu:

- nhằm xây dựng,hoàn thiên nền dân chủ XHCN

- phát huy đầy đủ quyền làm chủ nhân dân, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân

* Quan điểm :

- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới cơ chế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới HTCT

- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của HTCT không phải là hạ thấp hay thay đổi bản của nó mà làm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của nhà nước, làm cho HTCT hoạt động có hiệu quả hơn phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện

- Đổi mới một HTCT một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi hình thức và có cách làm phù hợp

- Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thanhfcuar HTCT với nhau và với XH thúc đẩy XH phát triển phát huy quyền làm chủ của nhân dân

* Chủ trương xây dựng HTCT

- Xây dựng Đảng trong HTCT( đổi mới về phương thức hoạt động)

            NQTW 5 khóa 10 về “ đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của HTCT”

+ Phải được đặt trong tổng thể nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tiến hành đồng bộ đối với đổi mới các mặt của công tác xây dựng Đảng, đổi mới tổ chức hoạt động của cả HTCT , nâng cao chất lượng đội ngũ cáng bộ công chức, viên chức

+ Phải trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ,thực hiện dân chủ rộng rãi

+ Phải chủ động tích cực có quyết tâm chính trị cao, đồng thời cẩn thận có bước đi vững chắc,vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm

+ Đổi mới ở mỗi cấp mỗi nghành

- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

            Nhà nước pháp quyền là cách phân công quyền lực nhà nước bao gồm 5 đặc điểm sau:

+ Đó là nhà nước của dân do dân vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân

+ Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp tư pháp

+ Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sơhiến pháp, pháp luật và bảo đảm cho hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống XH

+ Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người,quyền công dân,nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân,thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương kỷ luật

+ Nhà nước pháp quyền XHCNVN do một Đảng lãnh đạo duy nhất, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện XH của MTTQVN và thành viên của mặt trận

-                      8 Biện pháp xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật,tăng tính cụ thể khả thicuar các quy định trong văn bản pháp luật, xây dựng hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền

+ Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của quốc hội, hoàn thiện cơ chế bầu cử, nhằm nâng cao chất lượng đại biểu quốc hội. Đổi mới quy trình xây dựng luật,giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh

+ Đẩy mạnh cải cách hành chính

+ Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch vững mạnh, dân chủ hiện đại

+ Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và UBND, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp

-                     Xây dựng MTTQ và các tổ chức chính trị XH trong HTCT :

+ Hoàn thiện các hệ thống chính quyền pháp luật, tăng cường tính độc lập xét xử của hệ thống này

+ Cần nghiên cứu sớm để xây dựng 1 quy trình phát hiện tuyển chọn,1 chương trình đào tạo bồi dưỡng và cơ chế tuyển dụng cán bộ chính trị cho xã hội

Câu 13. Trình bày các quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hoá của Đảng?

Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hoá 

- Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội

+ Văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, nó tác động hàng ngày đến cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của mọi thành viên bằng môi trường xã hội – văn hóa.

+ Văn hóa là động lực thúc đẩy sự phát triển:

+ Văn hóa là mục tiêu của phát triển:

+ Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới

- Nền văn hoá mà ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc.

- Xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng

Biện pháp để thực hiện là:

+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

+ Đổi mới mạnh mẽ ngành giáo dục

+ Bảo đảm đủ số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp học

+ Thực hiện xã hội hóa giáo dục 

+ Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo.

+ Phát triển khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ

+ Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ 

- Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng

- Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu

* Mục tiêu, nhiệm vụ, và tư tưởng chỉ đạo

- Cơ hội:

+ Xu thế hòa bình , hợp tác phát triển , xu thế toàn cầu hóa

+ Hội nhập kinh tế quốc tế , tạo điều kiện nước vươn lên tiến kịp thời đại

+ Mở rộng thị trường XK hàng hóa và phát triển dịch vụ

-         Thách thức :

+  Phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh

+ Những loại tội phạm xuyên quốc gia

- thách thức trong nước :

+ Trình độ phát triển kinh tế còn thấp, chịu ảnh hưởng của tư duy cũ

+ Lợi dụng toàn cầu hóa , các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài dân chủ nhân quyền , chống phá chế độ chính trị và sự ổn định , phát triển của nước ta

- Mục tiêu đối ngoại :

+ Giữ vững môi trường hòa bình ổn định, tạo điều quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội

+ Mở rộng đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, kết hợp nội lực và ngoại lực để đẩy mạnh CNH-HĐH

+ phát huy vai trò, nâng cao vị thế VN trong quan hệ Quốc tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì HB,ĐLDC,và tiến bộ XH

-         Nhiệm vụ:

+ Củng cố và tăng cường quan hệ với ĐCS công nhân cánh Tả và mở rộng quan hệ với Đảng cầm quyền

+ Phát triển công tác đối ngoại theo phương châm chủ động , linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả

+ Chủ động tích cực tham gia đấu tranh chung vì quyền con người

+ Đẩy mạnh công tác văn hóa thông tin đối ngoại

+ Chăm lo đào tạo , bồi dưỡng đội ngũ làm công tác đối ngoại

+ Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo tham mưu vè đối ngoại

+ Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đối ngoại

* 10 Tư tưởng chỉ đạo

+ Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính

+ Độc lập tự chủ, tự lực, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, da dạng hóa quan hệ đối ngoại

+ Nắm vững 2 mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế

+ Mở rộng quan hệ mọi quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới

+ Kết hợp đối ngoại của Đảng , đối ngoại nhà nước, đối ngoại nhân dân

+ Giữ vững ổn định chính trị KTXH

+ Giữ vững bản sắc dân tộc

+ Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

+ Phát huy tối đa nội lực đi đoi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, phù hợp chủ trương của Đảng và Nhà Nước

+ Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo cảu Đảng đồng thời phát huy vai trò nhà nước, MTTQ và đoàn thể nhân dân,tôn trọng và phát huy quyền làm churcuar nhân dân, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc té

Câu 16. Trình bày một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng?

* HCLS :  - Trên thế giới:

+ toàn cầu hóa

+ Châu Á TBD được coi là ! trong những khu vực năng động

                  - Trong nước:

+ BỊ bao vây,chống phá, cô lập

+ Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh

* Một số chủ trương chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại

-  Đưa quan hệ quốc tế được thiết lập đi vào chiều sâu,ổn định, bền vững

- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với các nguyên tắc quy định của WTO

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy Nhà nước

- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế

- Giải quyết tôt vấn đề VH- XH –Môi trường trong quá trình hội nhập

- Giữ vững và tăng cường QPAN vững trong quá trình hội nhập

- Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng,ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân

- Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng quản lý của Nhà nước với các hoạt động đối ngoại

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro