de cuong duong loi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐƯỜNG LỐI ĐẢNG CỘNG SẢN

Câu 1: Phân tích quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập Đảng năm 1930.

*NAQ chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập đảng

- sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị:

người tích cực truyền bá chủ nghĩa MLN vào việt nam thông qua các bài đăng trên các báo người cùng khổ, việt nam hồn, nhân đạo, đời sống công nhân và xuất bản các tác phẩm: bản án chế độ thực dân pháp, đường cách mênh... để chỉ rõ con đường các mạng mà dân ta cần đi theo.

- sự chuẩn bị về tổ chức:NAQ đã thành lập nhiều tổ chức để các đồng chí có thể rèn luyện thực hành kĩ năng lãnh đạo và thực hiện nề nếp kỉ luật

+ 11/24, NAQ đến quảng châu trung quốc tham gia sáng lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức á đông để thống nhất hành động chôg chủ nghĩa thực dân

+ 6/25, người sáng lập hội việt nam cách mạng thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện ở qunagr châu, cuốn đương cách mệnh là tập bài giảng đầu tiên của ng trong lớp huấn luyện đó

+1928, hôi VN cách mạng thanh niên thực hiện chủ trương" vô sản hóa" đưa hội viên của mình vào các nhà máy, đồn điền cùng sống và làm việc với công nhân

=> kết quả của sự chuẩn bị

Sau một thời gian dài chuẩn bị và truyền bá chủ nghĩa mác lenin thì NAQ đã xác định được một nền tảng vững chắc cho sự thành lập ĐCSVN. Điều đó được chưng minh bằng sự ra đời cua một loạt tổ chức cộng sản ở việt nam vào cuối năm 1929

+5/1929 tại đại hội của hội VNCMTN 1 số đại biểu ở miền bắc đã đề xuất thành lập một dảng nhưng một số đại biểu đã bác bỏ

+6/1929 Đông dương cộng sản đảng ra đời ở MB

+ 8/1929 An nam cộng sản đảng ra đời ở MN

+ 9/1929 Đông dương cộng sản đảng ra đời ở Miền trung

Cuối năm 1929 xu thế yêu nước theo khuynh hướng vô sản dần trở nên thắng thế .Tuy nhiên 3 tổ chức cộng sản này cùng chung mục đích cùng chung lí tưởng nhưng lại hoạt động riêng rẽ thậm chí công kích lẫn nhau thậm chí tranh giành ảnh hưởng của nhau điều đó dẫn tới mối nguy hại cho tương lai cách mạng ở đông dương. Đặt ra yêu cầu bức thiết là phải thống nhất các tổ chức cộng sản ở trong nước lại với nhau

Câu 2: phân tích nội dung cơ bản về đường lối cách mạng VN của đảng nêu trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng

nội dung cương lĩnh: Gồm 6 nội dung chính:

- đường lối chiến lược chung: làm "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản"

- nhiệm vụ của các mạng việt nam: chống đế quốc phong kiến, tay sai làm cho đất nc ta đc hoàn toàn độc lập, lập chính phủ công nông binh

- lục lượng cách mạng: công nông làg động lực chính, đoàn kết,tranh thủ tiểu tư sản, trí thức... đối với phú nông, trung tiểu địa chủ với tư sản dân tộc chưa rõ mặt phản cahcs mạng thì phải lợi dụng hoặc trung lập họ

- phương pháp cah mạng: phải sử dụng bạo lực cách mạng giành độc lập dân tộc chứko đấu tranh bằng cải lương thỏa hiệp

- về vai trò lãnh đạo của đảng: đảng là nhân tố quyết định cho thắng lợi của cách mạng nên đảng phải vũng mạnh về tổ chức, phải có đường lối đúng, phải thống nhất về ý chì và hành động

- về mối quan hệ quốc tế: cách mạng việt nam phải đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản quốc tế, nhất là giai cấp vô sản pháp

Câu 3: trình bày nội dung qua đó làm rõ những hạn chế trong luận cương chính trị tháng 10-1930

* nội dung luận cương chính trị 10/1930

- mâu thuẫn giai cấp: mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với bọn địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc

- phương hướng chiến lược của cách mạng đông dương: tiến hành cách mag tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế. tư sản dân quyền cah mạng là thờiki dự bị để làm xh cahc mang. sau khi cách mag tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển bỏ qua thời kì tư bản mà tranh đấu thẳng lên con đường XHCN

- nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền : đánh đổ phong kiến, đế quốc. trong đó vấn đề đánh đổ phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân là vấn đề cốt lõi của cách mạng tư sản dân quyền

- lực lưognj cách mạng: công nhân, nông dan là lực lượng chính trong đó công nhân là giai cấp lãnh đạo

- phương pháp cahcs mạng: thực hiện võ trang bạo động, sử dụng bạo lực cách mag 1 cách linh hoạt phù hợp với tình hình

- quan hệ quốc tế:cách magnj đong dương là 1 bộ phận của cách mạng thế giới, phải đoàn ketes với vô sản thế giới trước hết là vô sản pháp

- vai tro lanh dao cua dang: dang phai co duong loi dung, lien he mat thiet voi quan chung, dang la dội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy hcur nghĩa mac lênin làm nền tảng, phấn đấu vì mục tiêu chủ nghĩa cộng sản

*hạn chế:

- không nêu ra đc mâu thuẫn chủ yếu của dân tộc VN với đế quốc pháp,

- chưa làm nổi bật đc vde dan tộc, chưa nhấn mạnh đc nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà nặng về đấu tranh giai cấp

- chưa có chiến lược đại đoàn kết

- chưa đánh giá đúng mức mặt tích cực của các giai cấp

* nguyên nhân, hạn chế

- ảnh hưởng của quốc tế cộng sản

- giáo điều, tả khuynh

- thiếu hiểu biết thực tế việt nam

câu 4 : phân tích nd cơ bản của đường lối đấu tranhgianhf chính quyền của đảng đưuocj thể hiện trong các nghị quyết trung ương6,7,8(39-41)

a, tình hình thế giới và trong nc

= tình hình thé giới

- ngày 1/9/39 chiến tranh thé giới t2 bùng nổ chính phủ pháp tham chiến thi hành chính sách thời chiến ở đông dương nhằm vơ vét nhân lực vật lực

= tình hình trong nước

- chiến tranh tgioi 2 đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trược tiếp đến đông dương và việt nam

- tuyên bố giải tán DCS đông dương, đàn áp đảng,

- thủ tiêu các quyền dân sinh, dan chủ của ndan

- bắt thanh niên VN sang pháp đi lính

- 9/40 nhật nhảy vòa đông dương, pháp nhật cùng nhau thống trị đông dương từ đó nhân dân ta chịu cảnh 1 cổ 2 tròng áp bức dẫn đế mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc pháp, phat xit nhật trở lên gay gắt

b, nội dung, chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

- thông qua các hội nghị trung ương lần t6 tháng 11/39 hội nghị trung ương lần t7(11/40) hội nghịtrung ương lần t8 (5/41) trên cơ sở căn cứ vào tình hình thé giới và trong nc, ban chấp hành TW đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

1)- Nêu cao nhiệm vụ GPDT, giành độc lập hoàn toàn cho đất nước:

Chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu vì đế quốc Pháp, Nhật là kẻ thù chủ yếu. Nhiệm vụ chống phong kiến đặt ra thực hiện từng bước và phải đặt dưới nhiệm vụ GPDT.

(2)- Về vấn đề lực lượng:

Để đoàn kết và huy động được sức mạnh của toàn dân thực hiện mục tiêu GPDT, Hội nghị Trung ương 6 chủ trương xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi và vững chắc. Đó là Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (11- 1939) thay cho Mặt trận dân chủ trước đó. Hội nghị Trung ương 7 thành lập Mặt trận dân tộc chống phát – xít; tháng 5-1941, Hội nghị Trung ương quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh ( ViệtMinh).

(3)- Về phương pháp cách mạng:

Khẳng định vấn đề khởi nghĩa vũ trang: Cuộc cách mạng Đông Dương phải tiến hành bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang.

(4)- Đảng hết sức chú trọng phân tích tình thế cách mạng cả trong nước và quốc tế để chủ động chuẩn bị về mọi mặt thúc đẩy thời cơ cách mạng:

+ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 và tháng 11- 1940 đã đề cập tới tình thế và thời cơ để cách mạng tiến lên giành thắng lợi.

+ Đặc biệt Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 đã dự báo Liên Xô thắng trận, quân Trung Quốc phản công, quân Nhật đang mắc sự phản công của Anh - Mỹ và đặt ra yêu cầu chuẩn bị các điều kiện cần thiết.

(5)- Vấn đề chính quyền và hình thức tổ chức nhà nước

Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 chủ trương chưa đưa khẩu hiệu lập “Chính phủ Xô- viết công nông binh'', mà lựa chọn hình thức “Chính phủ cộng hoà dân chủ” - Nhà nước cách mạng của dân, do dân, vì dân và do ĐCS lãnh đạo.

c, ý nghĩa của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

- với tinh thần đọc lập tự chủ, sáng tạo, ban chấp hành trung ương đảng đã hoàn thành sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm giả quyết mục tiêt số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương đúng đắn để thực hiệnmuc tiêu đó

Câu 5: Phân tích chủ trương “Kháng chiến kiến quốc” của Đảng (1945 - 1946).

a. hoàn cảnh lịch sử nước ta sau cách mạng tháng 8

* thế giới:

+ hệ thống XHCN do liên xô đứng đầu đc hình thành

+ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thé giới phát triển, trở thành dòng thác cách mạng

- Trong nước:

+ có sự lãnh đạo của đảng, hcm

+ có chính quyền cách mạng

+ nhân dân ủng hộ cách mạng.

* khó khăn

- quốc tế:

+ chưa nước nào công nhận việt nam độc lập

+ đất nước bị bao vây 4 phía

+ quân đội đế quốc kéo vào chiếm đóng.

- Trong nước:

+ hậu quả của chế độ cũ: nạn đói, nạn dốt

+ trình độ quản lý đất nc còn non yếu.

+ nam bộ kháng chiến khi còn chưa có điều kiện.

óGiặc đói giặc dốt, giặc ngoại xâm làm cho vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo sơi tóc”, tổ quốc lâm nguy

b. chủ chương "kháng chiến kiến quốc" của đảng (ngày 25/11/45)

- về chỉ đạo chiến lược: xác định mục tiêu của cách mạng việt nam lúc này là"dân tộc giải phóng". do đó khẩu hiệu vẫn là"dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết"

- về xác định kẻ thù: vạch rõ thái độ của từng tên đế quốc với vấn để đông dương và chỉ rõ" kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân pháp xâm lược phải tập trung ngọn lưa đấu tranh vào chúng "

- về phương hướng nhiệm vụ:đảng nêu lên 4 nvuj chu yếu và cấp bách là: "củng cố chính quyền cách mạng, chống thực dân pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải tạo đời sống nhân dân"".

* ý nghĩa của chủ trương:

- xác định đúng kẻ thù là thực dân pháp xâm lược.

- đề ra 2 nvu chiến lược mới: xây dựng đi đôi với bảo vệ đất nc

- nêu lên những nv, biện pháp cụ thể về đối nội, dối ngoại

Câu 6: Phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được đề ra trong những năm đầu của cuộc kháng chiến.

a, hoàn cảnh lịch sử

với dã tâm xâm lược việt nam, thực dân pháp đã liên tiếp bội ước, mở rộng chiến tranh ở miền nam.tháng 11/46 pháp đánh chiến hải phòng và lạng sơn, ngày 18/12/46 chúng gửi tôtis hậu thư đòi tước vũ khí của đội tự về hà nội, đòi kiểm soát an ninh trật tự ở hà nội

b. quá trình hình thành và nội dung đường lối

* quá trình hình thành

- đường lối kháng chiến của đảng được hình thành từng bước trong quá trình chỉ đạo nam bộ kháng chiến, qua sự theo dõi âm mưu thủ đoạn của địch cug như từ thực tiễn chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cảu ta

- đường lối kháng chiến của đảng được hoàn chình và thể hiện tập trung trong 3 vản kiện lớn: "chỉ thị toàn dân kháng chiến" của ban thường vụ trung ương đảng(22/12/46), "lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của chủ tịch hồ chí minh(20/12/46), "tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi" của đồng chí trường chinh đăng trên báo sự thật năm 47

* nội dung đường lối

- mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng tháng8, đánh phản động, thực dân pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập.”

-tính chất kháng chiến: cược kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc chiến tranh cah mạng của ndan, chiến tranh chính nghĩa.nó có tính chât toàn dân, toàn diện và lâu dài, là một cuộc chiến tranh tiến bộ vì tự do, độc lập dân chủ và hòa bình, đó là cuộc chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới

- Chính sách kháng chiến:Liên hiệp với dân tộc pháp , chống phản động thực dân pháp .Đoàn kết với Mên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do hoà bình . Đoàn kết chặtchẽ toàn dân . Thực hiện toàn dân kháng chiến ...Phải tự cấp tự túc về mọi mặt.

- Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến :Đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, chính, dân nhấttrí ...Động viên nhân lực vật lực,tài lực,thực hiện toàn dân kháng chiến ,toàn diện kháng chiến,trường kì kháng chiến .Giành quyền độc lập bảo toàn lãnh thổ, thống nhất Trung Nam Bắc.Củng cố chế độ cộng hoà dân chủ . Tăng gia sản xuất thực hiện kinh tế tự túc..

- phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nd, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn dien lau dai va dua vao suc minh la chinh

+ Toàn dân: Là chiến lược quan trọng, cơ bản, cốt lõi nhất, xuyên suốt toàn bộcuộc kháng chiến, nhằm tạo ra sức mạnh to lớn đối trọng với bọn xâm lược Pháp. Dùng sức mạnh toàn dân để tiến hành kháng chiến ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Chủ trương được đề ra dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin “cách mạng là sự nghiệp của toàn dân” và so sánh lực lượng giữa ta-địch.

+ Toàn diện là phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc trên mọi phương diện:

Về chính trị, đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, dân nhất trí, động viên nhân lực, vật lực, tài lực của cả nước; đoàn kết với hai dân tộc Lào, Campuchia anh em, với nhân dân Pháp, với các nước châu Á và các dân tộc bị áp bức, các dân tộc yêu chuộng hoà bình, dân chủ trên thế giới, cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bầu bạn, củng cố chế độ cộng hoà dân chủ, lập ra Uỷ ban kháng chiến các cấp.

Về quân sự, cuộc kháng chiến sẽ trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, phản cộng; triệt để dùng “du kích vận động chiến”, tiến công địch khắp nơi, vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng; tản cư nhân dân ra xa vùng chiến sự.

Về kinh tế, toàn dân tăng gia sản xuất, tự túc, tự cấp, xây dựng kinh tế theo hướng “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”; ra sức phá kinh tế địch, không cho chúng lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

Về văn hoá, đánh đổ văn hoá nô dịch, ngu dân xâm lược của thực dân Pháp, xây dựng nền văn hoá mới, xoá nạn mù chữ; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; động viên các nhà văn hoá tham gia kháng chiến.

+ Đánh lâu dài: Ta thực hiện chủ trương này để làm cho những chỗ yếu cơ bản của địch ngày càng bộc lộ, chỗ mạnh của địch ngày một hạn chế; chỗ yếu của ta từng bước được khắc phục, chỗ mạnh của ta ngày một phát huy. Chủ trương này được đề ra dựa trên âm mưu của địch: đánh nhanh, thắng nhanh và so sánh lực lượng giữa ta - địch.

+ Tự lực cánh sinh: Dựa vào sức lực của toàn dân, vào đường lối của Đảng, vào các điều kiện nhân hoà, địa lợi, thiên thời của đất nước ta, đồng thời ra sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để chiến thắng kẻ thù.

- Triển vọng của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến sẽ lâu dài, gian khổ, song nhất định thắng lợi.

Câu 7: Phân tích nội dung cơ bản về đường lối cách mạng miền Nam của Đảng được đề ra tại Hội nghị BCH lần thứ 15 (Tháng 1/1959)

- quá trình hình thành:

+ tháng 9/54 bộ trính chị ra quyết định về hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế để sớm đưa miền bắc trở lại ổn định

+ hội nghị trung ương lần thứ 15 (1/59) chỉ rõ :" nhiệm vụ cơ bản của cah mạng việt nam ở miền nam là giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và ng cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ndan ở miền nam"

Hội nghị chỉ rõ phải sử dụng bạo lực vũ trang để tiến tới giành chính quyền đánh đuổi đế quốc mĩ xâm lược giải phóng miền nam,thống nhất nước nhà.

Câu 8: Phân tích nội dung đường lối công nghiệp hoá trong thời kì trước đổi mới.

chủ trương của đảng về công nghiệp hóa

a, mục tiêu, phương hướng của Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

*, ở miền bắc

- đại hội III của đange khẳng định:" muốn cải biến tình hình kinh tế lac hậu của nc ta ko có con đường nào # ngoài con đường CNHXHCN"

- đại hội III nêu lên mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa:xây dựng 1 nền kte XHCN cân đối và hiện đại, bước đầu xdung cơ sở vật chất và kthuat của chủ nghĩa XH

- hội nghị TW lần t7 khóa III nêu phương hướng chỉ đạo và phát triển công nghiệp:

+ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng 1 cách hợp lý

+kết hợp chặt ché ptrien công nghiệp với phát triển nông nghiệp

+ ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song2 với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng

+ ra sức phát triển công nghiêoj trung ương đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương

*trên phạm vi cả nc

- đại hội 4 tháng12/76 nêu ra đường lối công nghiệp hóa XHCN là :"đấy mạnh công nghiệp hóa XHCN, xdug cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở ptrien nông nghiệp và công nghiệp nhé, kết hợp xdung công nghiệp và nông nghiệp cả nc thành một cơ cấu kte công- nông - nghiệp, vừa xdung kte trung ương vừa ptrien kte địa phương, kết hợp kte trung ương với kte địa phương trọng 1 cơ cấu kte quốc dân thống nhất"

- đại hội 5(3/82) xác định: trong chặng đường đầu của thời kì quá độ ở nc ta phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, vừa xdung vừa phát triển công nghiệp nặng

b,đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kì trước đổi mới

- công nghiệp hóa theo mô hình nền kte khép kín hướng nội và thiên về ptrien công nghiệp nặng

- dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nc XHCN

- chúng ta còn nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ko quan tâm tới hiêu quả kte XH

KẾT QUẢ, Ý NGHĨA, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

a, kết quả thực hiện chủ trương và ý nghĩa

- nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành, đã có nhiều cơ sở đầu tiên của ngành công nghiệp nặng quan trọng như: than , điện, cơ khí luyện kim, hóa chất đc xdung

- đã có hàng chục trương đại học cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đã đào tạo đc đội ngũ cán bộ khoa học ký thuật cao

- kết quả của sự nghiệp công nghiệp hóa là cơ sở ban đầu để nc ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo

b, hạn chế và nguyên nhân

* hạn chế

- cơ sở vật chất kỹ thuật còn hết sức lạc hậu

- những ngành công nghiệp then chốt còn nhỏ bé và chưa đc xây dựng đồng bộ

- nông nghiệp chưa đáp ứng đc nhu cầu lương thực thực phẩm cho XH\

- đất nc nghèo nàn, lạc hậu rơi vào khủng hoảng kteXH

* nguyên nhân

- về chủ quan:

+ mắc sai lầm nghiên trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi và cơ sở vật chất kĩ thuật

+ xuất phát tửf chủ quan duy ý chí trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa...

- về khách quan: tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kte lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài do đó ko tập trung sức ng sức của cho công nghiệp hóa

Câu 9:Trình bày mục tiêu, quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kì đổi mới

a. mục tiêu CNH,HĐH

- mục tiêu lâu dài của CNH,HĐH là: cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kte hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng -an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

-Đại hội 10 xác định mục tiêu của CNH,HĐH là: Đẩy mạnh CNH,HĐH gắn với phát triển kte trí thức để sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém ptrien, tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại theo hướng hiện đại.

b. Quan điểm CNH,HĐH

- một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kte trí thức.

+Khái niệm kte trí thức: là nền kte trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kte tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống.

- hai là,công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kte thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kte quốc tế.

- ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

- bốn là, coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực củacông nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, hiện đại hóa.

- năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kte đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học

Câu 10: Phân tích định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của Đảng.

·Chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

- Coi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung quan trọng nhất của toàn bộ quá trình CNH, HĐH đất nước.

- Phải ưu tiên cho mục tiêu phát triển LLSX ở nông thôn đồng thời xây dựng QHSX phù hợp; trong đó, đặc biệt chú trọng phát huy nguồn lực con người và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại.

- Dựa chủ yếu vào các nguồn nội lực, khơi dậy và huy động các nguồn sức mạnh tiềm tàng của tất cả các lực lượng, thành phần kinh tế; kết hợp và tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài.

- Phát triển kinh tế phải đi liền và kết hợp chặt chẽ với việc giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn, nhanh chóng cải thiện đời sống của người dân nông thôn trên tất cả các mặt.

- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế nông thôn với củng cố an ninh trật tự và bảo vệ tổ quốc.

·Một số biện pháp đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở nông thôn và đổi mới các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển mạnh mẽ nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần, đa dạng hoá các loại hình tổ chức sản xuất- kinh doanh trong nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật.

- Làm tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

- Nâng cao trình độ và đảm bảo tính đồng bộ của nguồn lao động nông thôn thông qua đổi mới chính sách đào tạo và dạy nghề.

Câu 11: Phân tích những đặc điểm của cơ chế quản lý kinh tế thời kì trước đổi mới, những bước đột phá trong đổi mới tư duy của Đảng về cơ chế quản lý kinh tế trước đổi mới.

·Đặc điểm của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp

- Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới.

- Các cơ quản hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu.

- Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực.

- Xây dựng nền kinh tế khép kín về LLSX; không thừa nhận sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, coi kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh tế XHCN.

-Nhà nước bao cấp bằng những hình thức qua những hình thức như giá cả, tem phiếu, chế độ cấp phát vốn.

- Những đột phá đầu tiên trong đổi mới tư duy về cơ chế quản lý kinh tế của Đảng (1979-1986)

·Bước 1: Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (8-1979)

Hội nghị đã đột phá vào khâu quan trọng nhất của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp: Chế độ công hữu và kế hoạch hóa trực tiếp.

·Bước 2: Chỉ thị 100, Quyết định 25 CP, 26CP của Chính phủ (1981)

- Nội dung các chỉ thị, quyết định trên là nhằm giải phóng sức sản xuất. Bước 3: Đại hội V của Đảng (1982)

Đưa ra những tư duy mới về cơ chế quản lý kinh tế, về CNH, về thành phần kinh tế...

·Bước 4: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (6-1985)

- Đề cập ba nội dung quan trọng của cái cách: Giá cả, tiền lương, tiền tệ (giá – lương – tiền).

Câu 12: Trình bày khái quát quá trình đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế thị trường định hướng XHCN từ 1986 đến nay

a, tư duy của đảng về kte thi truong từ đại hội VI đến đại hội VIII

-kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại

- kinh tế thị trương còn tồn tại khách quan trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thì trường để xây dựng CNXH ở nc ta

b, tư duy của đảng về kinh tế thị trường từ đại hội 9 đến đại hội 10

-đại hội 9 khẳng định:"nền kte thị trường định hướng XHCN là mô hình kte tổng quát của cước ta trong thời kì quấ độ đi lên CNXH. Đó là nền kte hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN"

VD: thế nào là kte thị trường định hướng XHCN?

TL: là một kiểu tổ chức kte vừa tuân theo quy luật của kte thị trường vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH.

-đại hội 10 nêu rõ:

+về mục đích phát triển: Dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh

+ về phương hướng phát triển: Phát triển các thành phần kte, trong đó kte nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kte nhà nước cùng kte tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kte quốc dân.

+ về định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kte gắn chặt chẽ với phát triển xã hội..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển của con người.

+ về quản lí: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân,đảm bảo vai trò quản lí, điều tiết nền kte của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 13: Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt

·Một số đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

- Đó là nền kinh tế có mức tăng trưởng cao và bền vững, LLSX được phát triển trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới cùng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao.

- Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một kiểu tổ chức kinh tế dựa trên nguyên tắc quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời được dẫn dắt, định hướng bởi nguyên tắc và bản chất của CNXH nhằm thực hiện thành công mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ và văn minh.

- Mục tiêu của phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là nâng cao đời sống của nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế những bất bình đẳng trong thu nhập, bảo vệ môi trường, bản sắc văn hoá dân tộc, ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng.

- Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nền kinh tế mở và mang tính quốc tế hoá, khu vực hoá. Phát triển triển kinh tế thị trường định hướng XHCN phải góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ về kinh tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thủy