DE CUONG GDQP PTIT HP1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thi Giáo Dục Quốc Phòng (HV Bưu Chính Viễn Thông)

Soạn bởi:Quý Ptit

HỌC PHẦN 1:

CÂU 2: Trình bày quan điểm của chủ nghĩa MacLenin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ Quốc XHCN?Tại sao sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo?

      1. Quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin về bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 

a) Bảo vệ Tổ quốc XHCN là một tất yếu khách quan -Lê-nin nhận định: ”Chủ nghĩa tư bản phát triển cực kì không đều nhau trong các nước …” Người kết luận :” CNXH khong thể đồng thời thắng lợi trong tất cả các nước. Trước hết, nó thắng lợi trong một nước hoặc trong một số nước …”(21). Thực tế, sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa đế quốc đã tập trung định tiêu diệt nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Do đó vấn đề bảo vệ Tổ quốc XHCN trở thành nhiệm vụ trực tiếp, tất yếu, khách quan. Lê-nin viết” Kể từ 25 tháng Mười 1917, chúng ta là những người chủ trương bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta tán thành “bảo vệ Tổ Quốc“, nhưng cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc XHCN”(22).

- Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc XHCN, bảo vệ Tổ quốc bao giờ cũng gắn với bảo vệ chế độ, Lê-nin viết :”bảo vệ CNXHvới tính cách là Tổ Quốc, bảo vệ nước cộng hòa Xô –Viết, với tính cách là một đơn vị trong đạo quân thế giới của CNXH”(23).Đó là một công hiến mới quan trọng của Lê-nin.

 - Lê-nin còn xác định, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN phải tiến hành ngay khi giai cấp vô sản giành được chính quyền và kéo dài đến hết thời kỳ qúa độ, cho đến khi nào đó không còn sự phản kháng của giai cấp tư sản.

b) Sự nghiệp bảo vệ tổ quốc XHCN là nghĩa vụ , trách nhiệm của toàn dân tộc, toàn thể giai cấp công nhân nông dân và nhân dân lao động.

- Bảo vệ tổ quốc XHCN là bảo vệ thành qủa to lớn mà toàn dân tộc, toàn thể các giai cấp và nhân dân lao động vừa trải qua cuộc đấu tranh gay go quyết liệt với kẻ thù mới giành được. Lê-nin chỉ rõ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN là của toàn dân tộc, một dân tộc đã gianh được Tổ quốc chân chính, tiến hành cuộc chiến tranh chống bọn bóc lột, dân tộc đó là vô địch.

- Bảo vệ tổ quốc XHCN là bảo ve lợi ích của toàn dân tộc, của toàn thể các giai cấp và của nhân dân lao động, cũng như bảo vệ lợi ích của con cái họ. Lê-nin khẳng định:” Không bao giờ người ta có thể chiến thắng một dân tộc mà đa số công nhân và nông dân đã biết, đã cảm và trông thấy rằng họ bảo vệ chính quyền của mình, chính quyền Xô-Viết, chính quyền của những người lao động rằng họ bảo vệ sự nghiệp mà một khi thắng lợi sẽ bảo đảm cho họ, cũng như con cái họ, có khả năng hưởng thụ mọi thành quả văn hoá, mọi thành qủa lao động của con người “(24).

c) Bảo vệ tổ quốc XHCN, phải thừơng xuyên tăng cường TLQP gắn với phát triển KT-XH

 -  Bảo vệ Tổ quốc phải thường xuyên tăng cường TLQP.

 - Tăng cường TLQP phải luôn gắn với phát triển kinh tế, chính trị-xã hội.

d) Đảng Cộng sản lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN

- Đảng luôn có chủ trương, đường lối đúng đắn phù hợp với tình hình đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân lao động, có sáng kiến lôi kéo tập hợp đông đảo quần chúng và đội ngũ đảng viên gương mẫu, hi sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân.

- Đảng hướng dẫn, gíam sát các hoạt động của các cấp, các ngành, các tổ quốc chức xã hội, các đoàn thể nhân dân lao động nhằm bảo vệ an ninh đất nước.

- Sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc cao nhất, là nguồn gốc sức mạnh bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa 

a) Bảo vệ Tổ quốc XHCN là yếu tố khách quan, thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân ta.

 - Bảo vệ Tổ quốc XHCN là tất yếu khách quan. Hồ Chí Minh chỉ rõ;” Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nuớc“(27).

- Ý chí giữ nước của Hồ Chí Minh rất sâu sắc, kiên quyết. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân đứng lên đanh quân Pháp với tinh thần:” Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nuớc, không chịu làm nô lệ”.

 b) Mục tiêu bảo vệ tổ quốc là bảo vệ ĐLDTvà CNXH, là nghĩa vụ trách nhiệm của mỗi công dân

 - Mục tiêu bảo vệ tổ quốc. Hồ Chí Minh chỉ rõ bảo vệ Tổ quốc là gắn bó chặt chẽ giữa mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, là sự thống nhất giữa nội dung dân tộc, nội dung giai cấp và nội dung thời đại .

- Nghĩa vụ trách nhiệm cuả công dân về bảo vệ Tổ quốc. Hồ Chí Minh xác định, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng, là trách nhiệm của mỗi công dân Việt nam yêu nước.

c) Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước, kết hợp với sức mạnh thời đại.

- Tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh là phát huy sức mạnh tổng hợp trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN.

- Sức mạnh tổng hợp là sức mạnh của toàn dân tộc, toàn dân, của mỗi người dân, của các cấp, các ngành từ Trung Ương đến cơ sở, là sức mạnh tong hợp trên các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh, ngoại giao, văn hóa-xã hội…), sức mạnh truyền thống với hiện tại, sức mạnh dân tộc với thời đại.

- Trong sức mạnh tổng hợp đó, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng sức mạnh nhân dân, sức mạnh lòng dân. Người khẳng định, phải”dựa vào lực luợng của dân, tinh thần của dân”. 

 - Để bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh coi trọng xây dựng lượng lượng và củng cố nền QPTD, an ninh nhân dân, QĐND do đó là lực luợng chủ chốt trực tiếp bảo vệ Tổ quốc. 

d) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

 - Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạnh Việt Nam.

 - Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN phải do Đảng lãnh đạo. Hồ Chí Minh nói:”Đảng và chính phải phải lãnh đạo toàn dân, ra sức củng cố và xây dựng miền Bắc tiến dần lên CNXH, đồng thời tiếp tục đấu tranh để thống nhất nước nhà, trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hoà bình, góp phần bảo vệ công cuộc hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới”(30). Người khẳng định:”Với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng va Chính phủ, với sự đoàn kết nhất trí, lòng tin tưởng vững chắc và tinh thần tự lực cánh sinh của mình, với sự giúp đỡ vô tư của các nước anh em, 

 Câu 5 : Trình bày quan điểm chủ nghĩa Mác Lê nin , tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh ? Tại sao chiến tranh nhân dân Việt Nam phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam ?

       -Quan điểm của Mác Lênin về chiến tranh (4 điểm)

+ Chiến tranh là hiện tượng lịch sử xã hội

+ Nguồn gốc chiến tranh từ khi xuất hiện chế độ tư hữu nhà nước

+ Bản chất chiến tranh là kế thừa chính tri bằng thủ đoạn bạo lực

+ Tính chất chiến tranh (2 loại) : chiến tranh cách mạng và chiến tranh phản cách mạng _chiến tranh phi nghĩa và chính nghĩa

        -Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh (4 ý) 

+ Phân biệt rõ sự đối lập mục đích chính trị của chiến tranh xâm lược và chiến tranh chống xâm lược

+ Xác định tính chất xã hội của chiến tranh , khẳng định phải dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và giữ chính quyền 

+ Tiến hành chiến tranh nhân đân dưới sự lãnh đạo của Đảng

+ Kháng chiến lâu dài dựa vào sức mình là chính

       * Chiến tranh phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng vì :

- Hồ Chí Minh khẳng định phải tiến hành chiến tranh nhân dân (vì cuộc kháng chiến 

của chúng ta là kháng chiến toàn dân ) phải vũ trang toàn dân . Cách mạng là xự nghiệp quần chúng nhân dân (dân là gốc ) để xây dựng bầu trời thắng lợi.

- Tiến hành chiến tranh nhân dân là toàn dân đánh giặc …”bất kì đàn ông đàn bà người già người trẻ … hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh giặc cứu tổ quốc”.

- Toàn dân đánh giặc đi đôi đánh giặc toàn diện , trên tất cả các mặt trận : quân sự, chính trị , kinh tế , văn hoá , ngoại giao… các mặt trận đều quan trọng mỗi quốc dân là 1 chiến sĩ , mỗi làng xóm là 1 pháo đài 

Kết luận : Sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc cao nhất là nguồn đóc sức mạnh ể bảo vệ vững chắc tổ quốc VNXHCN . Chính vì vậy chiến tranh nhân dân phải dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam 

  Câu 7 :Phân tích mối quan hệ giữa dựng nước và giữ nước?Tại sao nói:dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành qui luật sống còn của dân tộc ta? 

         Trả lời

  - Hồ Chí Minh nói chuyện với sư doàn 308 tại đền Hùng:”Các vua Hùng đã có công dựng nước ,Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước “.Từ lí luận và thực tiễn trong lịch sử:”dựng nước đi đôi với giữ nước” của dân tộc ta,tổ tiên ta thực hiện kết hợp chặt chẽ Kinh tế -quốc phòng cả trong thời bình và thời chiến .

- Trong thời bình ,tích cực bồi dưỡng sức dân ,chuẩn bị lực lượng với những kế sách như:”ngư binh ư nông’,”động vi binh ,tĩnh vi dân”.,coi trọng việc “yên dân để vẹn đất”,xây dựng “thế trận lòng dân”.

- Khi xảy ra chiến tranh :”xác định thế trận làng nước “,”cả nước đánh giặc “,”toàn dân làm lính”,”giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.

- Sự kết hợp kinh tế -quốc phòng (dựng nước đi đôi với giữ nước )được tổ tiên ta khái quát cao :”dân giàu nước mạnh”,”nước mạnh quân hùng”,đã góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp để dựng nước và giữ nước.

Từ khi có Đảng CSVN và chủ tịch Hồ Chí Minh đến nay,Đảng ta đã luôn kế thừa và phát huy truyền thống  của tổ tiên với chất lượng mới .Đặc biệt trong giai đoạn cách mạng ta hiện nay:” Đảng ta xác định 2 nhiệm vụ chiến lược : xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc XHCN “ ,thục hiện công nghiệp hóa ,hiện đại hóa .Và các thế lực thù địch chống phá ta ngày càng quyết liệt, chính vì vậy nhiệm vụ xây dựng  và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của toàn Đảng,toàn dân,toàn quân ta.

Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là 2 nhiệm vụ không xem nhẹ nội dung nào,có mối quan hệ gắn bó ,khăng khít.

-Kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ chiến lược : xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN  là quan điểm cơ bản trong xây dựng ,củng cố quốc phòng toàn dân , phản ánh qui luật  tồn tại và phát triển  của dân tộc  ta:”dựng nước đi đôi với giữ nước “.

Câu 8: Quốc phòng là gì? Tại sao phải xây dựng tiềm lực quốc phòng trong ngành khoa học ? Phải làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng tiềm lực quốc phòng của ngành ?

Trả lời :

Quốc phòng là công việc giữ nước của nhà nước và nhân dân, gồm : tổng thể các hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học, nhằm tạo nên sức mạnh toàn diện , cân đối của nhà nước, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, đảy lùi ngăn chặn các hoạt động phá hoại hòa bình của kẻ thù, và sẵn sàng đánh bại chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô.

Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ là vấn đề quan trọng quốc sách hàng đầu trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, là nền tảng, động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng cố quốc phòng an  ninh, đưa đất nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới.

+Tiềm lực khoa học công nghệ biểu hiện chủ yếu : khả năng phát triển khoa học, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học…

+Tập trung đầu tư phát triển tiềm lực khoa học công nghệ, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ đầu ngành, đổi mới từng bước, hiện đại hóa cơ sở  hạ tầng.

Câu 9 : Mục đích,tính chất,quan điểm xây dựng nền QP toàn dân ở nước ta?

•Mục đích: Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bảo vệ ANQG-TTATXH bảo vệ nhân dân bảo vệ đảng nhà nước chế độ XHCN sự nghiệp đổi mới và bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc. Đánh bại mọi âm mưu hàng động “DBHB” BLLĐ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực chống phá cách mạng Việt Nam

•Tính chất:

 - Toàn dân

- Toàn diện

  - Hiện đại

•Quan điểm cơ bản

- Kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ chiến lược XD CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN

- Độc lập tự chủ tự lực tự cường trong xây dựng và củng cố nền QPTD

-Phát huy sức mạnh tổng hợp trong XD và củng cố nền QPTD

 Câu 10:Trình bày nội dung chủ yếu xây dựng tiềm lực quốc phòng ở nước ta?Phân tích nội dung xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần?

Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm:xây dựng tiềm lực quốc phòng và thế trận quốc phòng.

        - Nội dung xây dựng tiềm lực quốc phòng(4 quan điểm)

+)Xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần.

+)Xây dựng tiềm lực kinh tế.

+)Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ

+)Xây dựng tiềm lực quân sự,an ninh.

    - Thế trận quốc phòng: Trong giai đoạn hiện nay việc xây dựng thế lực quốc phòng toàn dân phải kết hợp giữa lực-thế.thế trận quốc phòng là tổ chức bố trí lực lượng mọi mặt của đất nước và của toàn dân trên toàn lãnh thổ theo ý định chiến lược bảo vệ tổ quốc.

+)Phân vùng chiến lược gắn với hậu phương chiến lược.

+)Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh(thành phố)trong khu vực chung của cả nước.

+)Tổ chức phòng thủ dân sự,đảm bảo toàn dân đánh giặc.Phòng tránh khắc phục hậu quả chiến tranh.

+)Kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân với an ninh nhân dân.

- Tiềm lực chính trị tinh thần:là khả năng về chính trị có thể huy động nhằm tạo thành sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

- Thể hiện ở hệ tư tưởng - chính trị chế độ xã hội,hệ thống chính sách(đối nội và đối ngoại).

- Tiềm lực chính trị tinh thần(TLCTTT):là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh quốc phòng tạo nên sức mạnh quốc phòng,tác động to lớn đến hiệu quả sử dụng các tiềm lực khác,là sức mạnh tiềm tàng của thế trận lòng dân.

- Xây dựng TLCTTT trong giai đoạn mới:xây dựng tình cảm yêu nước yêu chế dộ,lòng tin của nhân dân vào Đảng nhà nước vào sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới…..

Câu 11 Quan điểm của đảng và biện pháp chủ yếu để XD nền QPTD ở nước ta vững mạnh

    +Quan điểm của đảng về XD nền QPTD ở nc ta vững mạnh

Ở phần 1 câu 9

    +biện pháp chủ yếu để XD nền QPTD ở nc tavững mạnh

- Tăng cường GD QP quán triệt 1 số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin  tư tưởng HCM  về chiến tranh quân đội  BVTQ tình hình nhiệm vụ CM QPAN âm mưu thủ đoạn của các thế lưc thù địch đối với CM nc ta quyền lợi nghĩa vụ công dân đối với  nhiệm vụ BVTQ

Thường xuyên chăm lo XDcác LLVTnhân dân vững mạnh toàn diện 

LLVTND gồm ba thứ quân(BDCL,BDDO và DQTV là lực lượng nòng cốt trong viec củng cố xây dưng nền quốc phòng toàn dân 

Đổi mới và nâng cao hiêu quả quản lí nhà nước với nhiệm vụ xây dưng nền quốc phòng toàn dân

  Kết luận xây dưng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh ,bảo vệ tổ quốc VNXHCN là yêu cầu khách quan.Đó là chủ trương chiến lược của đảng ,nhà nước và nhân dân ta .

Câu 12 :Cho biết mục đích, tính chất , đặc điểm của chiến tranh nhân dân Việt  Nam ?

     -   Mục đích :

    Đánh bại ý đồ xâm lược lật đổ của kẻ thù đối ví việt Nam “ Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyềnn , toàn vẹn lãnh thổ ,bảo vệ Đảng ,bảo vệ nhà nước ,nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa .Bảo vệ sự nghiệp đổi mới ,công nghiệp hoá ,hiên đaị hoá cởa đất nước …….giữ vững trật tự xã hội ,môi trường chính trị , hoà bình phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .

-Tính chất và đặc điểm của CTNDVN.

    +Là cuộc chiến tranh chính nghĩa ,tự vệ cách mạng .

    +Là cuộc chiến tranh toàn dân ,toàn vẹn .

    +Là cuộc chiến tranh hiện đại 

-Đặc điểm  :

         + Tình hình thế giới ,khu vực diễn ra phức tạm tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp bất ngờ ,khó lường .

         + Chủ nghĩa đế quốc ,các thế lực phản động theo đuổi mục tiêu xác lập “ Quyền lực thế giới “ can thiệp vào các nước nhất là các nước XHCN.

         + Kiên quyết ngăn chặn , đánh trả địch ngay từ đầu ,bảo vệ tổ quốc và chế độ XHCN

         + Đất nước phải chuẩn bị trong thời bình : tiềm lực và thế trận QPTD và ANND,CTND đã được chuẩn bị sẵn sàng, luôn củng cố vững chắc,là cơ sở phát huy cao nhất,là sức mạnh tổng hợp chủ động  dánh địch ngay từ ngày đấu và có thể lâu dài

Câu 13 :Tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc:

- Chiến tranh chính nghĩa ,tự vệ và cách mạng nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập ,tự chủ ,toàn vẹn lãnh thổ và các thành quả cách mạng đạt được chống lại âm mưu ,thủ đoạn hành động xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trên thế giới ,bảo vệ an ninh lãnh thổ ,an toàn khu vực và trên toàn thế giới.

- Chiến tranh toàn dân ,toàn diện phát triển ở cấp độ cao ,dựa trên sức mạnh tổng hợp của toàn dân,của cả hệ thống chính trị ,trên thế trận phòng thủ quốc phòng và an ninh của toàn dân LLVTND gồm ba thứ quân làm nòng cốt ,đấu tranh trên mọi mặt trận kinh tế, chính trị ,văn hóa ,xã hội ,ngoại giao.

- Chiến tranh hiện đại trong đó quân dân ta kết hợp mọi loại vũ khí trang bị có trình độ hiên đại ,kết hợp với vũ khí tương đối hiện đại và thô sơ,chống lại quân xâm lược sử dụng nhiều loại vũ khí công nghê cao là chủ yếu .

  Phân tích tính chất chính nghĩa , tự vệ cách mạng:

    - Chiến tranh chính nghĩa ,tự vệ và cách mạng nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập ,tự chủ ,toàn vẹn lãnh thổ và các thành quả cách mạng đạt được chống lại âm mưu ,thủ đoạn hành động xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động trên thế giới ,bảo vệ an ninh lãnh thổ,an toàn khu vực và trên toàn thế giới.

    Câu 19  :Phân tích các giải pháp chủ yếu kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh ở nước ta hiện nay ?

            - Trong văn kiện đại hội Đảng ta xác định “ phải kết hợp phát triển Kinh tế -xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh “.Chính vì vậy Đảng ,nhà nước ta  đã đề ra 1 số nội dung  kết hợp kinh tế với củng cố quốc phòng trong giai đoạn mới : gồm 3 nội dung chính: 

- Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong phân vùng lãnh thổ 

- Kết hợp kinh tế với quốc phòng ở địa phương (tỉnh , thành phố..)

-  Kết hợp kinh tế với quốc phòng  an ninh trong một số ngành kinh tế chủ yếu

-  Kết hợp kinh tế với quốc phòng  trong ngành công nghiệp 

 -  Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh trong xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.

 -  Kết hợp kinh tế với quốc phòng  trong xây  dựng kết cấu hạ tầng ,xây dưng cơ bản.

-  Kết hợp kinh tế với quốc phòng  trong từng ngành nông ,lâm, ngư nghiệp.

* 1 số biện pháp chủ yếu kết hợp kinh tế  với quốc phòng an ninh:

+ Quán triệt sâu sắc  2 nhiệm vụ chiến lược  : xây dựng  và bảo vệ Tổ quốc đó là thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến lược : xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc., là yêu cầu sống còn của cách mạng ,đặc biệt là giai đoạn hiện nay.

+ Kết hợp kinh tế quốc phòng phải  triển khai có kế hoạch ,cơ chế chính sách cụ thể chặt chẽ.

   +Từng bước phù hợp với thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội chiến lược quốc phòng an ninh trên phạm vi cả nước , từng vùng , từng địa phương , từng ngành tạo sự ăn khớp nhịp nhàng .

   + Tăng cường công tác giáo dục nâng cao kiến thức quốc phòng an ninh  và kinh tế cho đội ngũ cán bộ các ngành.

Kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh là yêu cầu khach quan  là nội dung tương đối trong đường lối kinh tế của Đảng,nhà nước . Chính vì vậy Đảng ,nhà nước ta ra giải pháp kết hợp kinh tế quốc phòng an ninh.

  Câu 20 :Tại sao nói kết hợp kinh tế với quốc phòng không phải là quy luật chung của cách mạng XHCN và cũng không phải là vấn đề riêng của cách mạng Việt Nam mà là qui luật lịch sử?

   Từ khái quát về kết hợp kinh tế quốc phòng với an ninh.Kết hợp kinh tế quốc phòng với an ninh là gắn kết giữa kinh tế quốc  phòng ninh trong một thể thống nhất nhằm bổ sung,tạo điều kiện ,thúc đẩy cùng phát triển nhịp nhàng vói hiệu quả kinh tế xã hội cao,kinh té quốc phòng vững mạnh ,góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước ,bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn    lãnh thổ ,đẩy lùi nguy cơ chiến tranh xảy ra thì đánh thắng 

     Cơ sở lí luận :Kết hợp KTQP là yêu câu khách quan ,nảy sinh trong  xã hội có giai cấp ,nhà nước quốc phòng và chiến tranh.Kết hợp KTQP là quy luật lịch sử Loài người từ khi xuất hiện 

Kết hợp KTQP là yêu cầu nội sinh của sự phát triển kinh tế ,yêu cầu tự vê và được và được bảo vệ của nền kinh tế 

Từ khái quát ,kết hợp KTQP,từ cơ sở lí luận đã chứng minh chúng ta thấy kết hợp KTQP không phải là quy luật chung của các nước XHCN và cũng không phải là vấn đề riêng của cách mạng việt nam mà là quy luật lịch sử trên thế giới 

        Ở việt nam:

Đảng cộng sản việt nammaf chủ tịch HCM đã vận dung nhuần nhuyễn ,sáng tạo trong sự nghiệp cách mạng việt nam,tù khi co đảng cộng sản việt nam cho đến nay .Hiện nay kết hợp kinh tế và sự củng cố quốc phòng đó là thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng là xây dựng thành công CNXH và bảo vệ tổ quốc việt nam XHCN

Câu 23  :Phân tích truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta ?

    Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc VN chúng ta đã thấy được truyền thống và nghệ thuật đánh giặc của dân tộc ta,đó là :

+ Tư tưởng và kế sách đánh giặc : tư tưởng xuyên suốt là tích cực ,chủ động tiến công.

+ Kế sách đánh giặc : mềm dẻo ,khôn khéo ,kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận , ngoại giao , tạo thế mạnh của ta , phá thế mạnh của giặc.Trong đó tấn công quân sự luôn giữ vai trò quyết định

Nó được vận dụng linh hoạt ,sáng tạo trong từng cuộc chiến tranh.

* Nghệ thuật chiến tranh nhân dân,toàn dân đánh giặc :

•Toàn dân đánh giặc , cả nước đánh giặc là truyền thống nghệ thuật đánh giặc độc đáo sáng tạo của dân tộc ta , được thể hiện cả trong khởi nghĩa vũ trang và trong chiến tranh.

•Nội dung cơ bản chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc , được thể hiện trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên.

* Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn ,lấy ít địch nhiều ,lấy yếu chống mạnh.

•Trên cơ sở điều kiện thực tiễn chiến tranh ở nước ta.

•Nội dung lấy nhỏ đánh lớn ,lấy ít địch nhiều lấy yếu chống mạnh thể hiện trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên.

•Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn ,lấy ít địch nhiều ,lấy yếu chống mạnh trở thành nét đặc sắc của nghệ thuật đánh giặc truyền thống VN

* Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa cấc mặt trận quân sự ,chính trị ,ngoại giao,binh vận.

Đó là nét điển hình của nghệ thuật đánh giặc của dân tộc ta

Câu 24 : Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng CSVN lãnh đạo ?

    - Nghệ thuật quân sự là lý luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh , chủ yếu là đấu tranh vũ trang gồm chiến lược quân sự , nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Đảng ta đã vận dụng nghệ thuật quân sự của CN Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh , truyền thống kinh nghiệm nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên đã xây dựng nghệ thuật quân sự Việt Nam về chiến lược quân sự : Xác định đúng kẻ thù và đối tượng tác chiến , là vấn đề tối quan trọng của chiến lược quân sự và phức tạp từ đó có đối sách và phương thức đối phó hiệu quả nhất

+   Đánh giá đúng kẻ thù

+   Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc 

+   Phương châm tiến hành chiến tranh 

+   Phương thức tiến hành chiến tranh

     -  Nghệ thuật chiến dịch : là lý luận và thực tiễn , thực hành chiến dịch và hoạt động tác chiến tương đương , bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự , khâu nối liền chiến lược quân sự với chiến thuật

+   Loại hình chiến dịch

+   Quy mô chiến dịch

+   Cách đánh chiến dịch 

  -  Chiến thuật : là lý luận thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu của quân đội , binh đội và binh đoàn của lực lượng vũ trang , bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam

+   Vận dụng hình thức chiến thuật vào các trận chiến đấu 

+   Quy mô lức lượng tham gia trong các trận chiến

+   Cách đánh

•Kết luận : Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo , đã kế thừa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên , không ngừng phát triển cả 3 bộ phận chiến lược quân sự , nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật góp phần quyết định thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược. Là bài học kinh nghiệm quý báy bổ xung cho kho tàng truyền thống quân sự Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ TQVNXHCN ngày nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro