3. Nguồn của luật hành chính?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 

a)    Khái niệm:

Nguồn của Luật hành chính là những văn bản QPPL do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.

Như vậy, không phải bất kỳ văn bản QPPL nào cũng là nguồn của Luật hành chính mà nguồn của Luật hành chính chỉ bao gồm những văn bản chứa đựng các QPPL hành chính. Tức là các văn bản có chứa dựng các QPPL để điều chỉnh những QHXH phát sinh trong hoạt động QLHCN (ví dụ: Hiến pháp, Pháp lệnh XLVPHC…)

 - Quốc hội: Hiến pháp, luật, nghị quyết

+ Hiến pháp:

Là luật cơ bản của Nhà nước qui định chế độ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng…cơ cấu tổ chức và hoạt động của máy Nhà nước.

Như vậy, Hiến pháp qui định những điều có tính nguyên tắc, làm cơ sở cho toàn bộ hệ thống pháp luật, trong đó có luật hành chính.

+ Luật:

Luật là hình thức cao nhất của việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành và có vị trí cao hơn cả các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Mọi văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành có nội dung phù hợp với luật và nhằm thi hành luật.

+ Nghị quyết của Quốc hội: được ban hành để quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, an ninh quốc phòng…

UBTVQH: pháp lệnh, nghị quyết

- CTN: lệnh, quyết định

Chủ tịch nước có quyền ban hành lệnh và các quyết định để thực hiện những nhiệm vụ của chủ tịch nước do Hiến pháp, Luật qui định.

Phần lớn các văn bản ban hành của chủ tịch nước là văn bản áp dụng pháp luật. Những văn bản hoặc một phần văn bản có chứa đựng những quy phạm pháp luật hành chính thì được coi là nguồn của luật hành chính. Ví dụ quyết định của CTN về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng CTN.

- HĐND các cấp: nghị quyết

- CP: nghị định

Ø Nghị định qui định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội…qui định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ…

Ø Nghị định qui định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện để xây dựng thành luật, pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, xã hội, kinh tế, văn hoá…

TTCP: quyết định

Quyết định của thủ tướng Chính phủ: Ban hành để quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

- Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ: thông tư

- UBND các cấp: quyết định

Quyết định của Uỷ ban nhân dân: Dùng ban hành các chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của cấp trên và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc thành lập, bãi bỏ các cơ quan đơn vị trực thuộc, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

- TA, VKS, kiểm toán:

+ hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao: Nghị quyết

Được ban hành để hướng dẫn các toà án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử. Những nghị quyết đó có chứa đựng những quy phạm pháp luật hành chính được coi là nguồn của luật hành chính.

+ chánh án TANDTC, VTVKSNDTC: thông tư

+ tổng kiểm toán NN: quyết định

- VB liên tịch:

 

 

+ giữa các bộ: thông tư liên tịch

+ giữa các bộ vs TANDTC, VKSNDTC: thông tư liên tịch

+ UBTVQH, CP vs cqTW của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (Đoàn TN, hội phụ nữ,...): nghị quyết liên tịch

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro