Câu 10 : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH. Ý nghĩa phương pháp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10 : Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ trên
1. Khái niệm TTXH và YTXH:
    * Khái niệm TTXH
      - Định nghĩa: là toàn bộ những sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của một cộng đồng người trong một giai đoạn nhất định
      - Kết cấu: gồm phương thức sản xuất vật chất ( QHSX,LLSX); điều kiện tự nhiên địa lí; dân số, mật độ dân số
    * Khái niệm YTXH ( thuộc về phương diện sinh hoạt tinh thần của đời sống xã hội)
      - Định nghĩa: gồm những tư tưởng, quan điểm, phong tục tập quán, thói quen của một cộng đồng người hình thành trên cơ sở TTXH và phản ánh TTXH trong từng giai đoạn lịch sử nhất định
      - Kết cấu:
        + Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh hình thái YTXH: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức nghệ thuật, ý thức tôn giáo, ý thức khoa học
       + Tính chất, trình độ phản ánh: YTXH thông thường – YTXH lí luận; Tâm lí xã hội – hệ tư tưởng XH
      - Tính giai cấp của YTXH:
        + Trong XH có phân chia giai cấp thì mỗi giai cấp có một hệ tư tưởng riêng ( tri thức không phải hệ tư tưởng riêng)
       + Tư tưởng thống trị của XH phải là tư tưởng của giai cấp thống trị
2. Mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH:
    Giữa TTXH và YTXH có mối quan hệ biện chứng với nhau . TTXH quyết định YTXH nhưng YTXH cũng có tính độc lập tương đối và tác động lại TTXH .
    a. TTXH quyết định YTXH:
    - YTXH là sự phản ánh đối với hiện thực khách quan nên TTXH như thế nào thì YTXH như thế ấy. YTXH hình thành trên cơ sở TTXH, phản ánh TTXH trong những giai đoạn lịch sử nhất định
              C.Mac và Ph.Ănghen đã chứng minh rằng , đời sống tinh thần của XH hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất , không thể tìm được nguồn gốc của tư tưởng , tâm lý XH trong đầu óc con người , mà phải tìm trên hiện thực vật chất . Chẳng hạn , trong XH công xã nguyên thuỷ do trình độ  của lực lượng sản xuất còn thấp kém , mọi người còn làm chung , hưởng chung nên chưa có tư tưởng tư hữu xuất hiện .Nhưng khi chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã , quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ ra đời , xã hội phân chia giàu nghèo , bóc lột và bị bóc lột thì ý thức con người biến đổi căn bản , nảy sinh và phát triển hệ tư tưởng tư hữu , ăn bám , bóc lột, chủ nghĩa cá nhân , tư tưởng chủ nô ra đời.
    - Mỗi khi TTXH biến đổi thì sớm hay muộn YTXH cũng phải biến đổi theo. Cho nên, ở những thời kì lịch sử khác nhau nếu ta thấy có những lí luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do những điều kiện của đời sống vật chất quyết định.
    - TTXH quyết định YTXH thường thông qua các khâu trung gian. Không phải bất cứ tư tưởng, quan niệm, lí luận hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp đến những quan hệ kinh tế của thời đại mà chỉ khi nào xét đến cùng thì ta mới thấy rõ những mối quan hệ phán ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy.
      b. Tính độc lập tương đối của YTXH
    - YTXH thường lạc hậu so với TTXH: nguyên nhân của đặc điểm này là do YTXH bao giờ cũng đi sau TTXH, YTXH một khi đã trở thành những tập quán, tập tục, tâm lí… thì rất khó xóa bỏ. Mặt khác, YTXH càng khó xóa bỏ hơn khi nó gắn liền với những giai cấp, tầng lớp lạc hậu không muốn xóa bỏ nó.
    - YTXH có thể vượt trước TTXH :  Đó là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể  vượt trước sự phát triển của TTXH , dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Tuy nhiên, những tư tưởng tiến tiến này không thoát ly TTXH mà gắn chặt với TTXH.
    - YTXH có sự kế thừa trong phát triển : Kế thừa ở đây là sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của cha ông , tiếp thu những yếu tố đặc trưng phù hợp với thực tiễn và loại bỏ những cái cũ không còn phù hợp nữa . Sự kế thừa thực hiện tính tự giác thông qua lợi ích của các lực lượng giai cấp phản ánh nó .
VD: Chẳng hạn như để xây dựng nên chủ nghĩa duy vật biện chứng ngày nay C.Mac, Ănghen đã kế thừa phép biện chứng của Heghen và chủ nghĩa duy vật của Feurback nhưng cũng đồng thời loại bỏ những tư tưởng không phù hợp .
    - Sự tác động lẫn nhau của các hình thức YTXH: Trong giai đoạn lịch sử nhất định, một hìnhthái YTXH ưu trội vượt lên trên, tác động , chi phối vào các hình thái YTXH khác.
VD: Vào thời kỳ cổ đại ở phương Tây xuất hiện tư tưởng triết học . Trong thời điểm này , triết học là hình thức ưu trội , nó thấm sâu, vận hành các hình thức YTXH khác… Ngày nay thì hệ tư tưởng chính trị và khoa học đang tác động đến các lĩnh vực khác của đời sống tinh thần XH .
    - Sự tác động trở lại của YTXH với TTXH: Sự tác động của YTXH với TTXH biểu diễn qua hai chiều hướng. Nếu YTXH tiến bộ thì thúc đẩy TTXH phát triển, nếu YTXH lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của TTXH.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
    - Để xây dựng đất nước phát triển , ta phải kiện toàn phương thức sản xuất, phát triển văn hoá(góp phần nâng cao TTXH). Khi đó sẽ làm YTXH phát triển, và đương nhiên đưa XH phát triển.
    - Ta phải xoá bỏ mọi tàn dư , lạc hậu của xã hội, kế thừa những giá trị tích cực làm nên nền móng cho sự phát triển xã hội . Ta tiếp thu văn minh thế giới dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro