Câu 7: Phân tích khái niệm, các hình thức của thực tiễn, vai trò của thực tiễn v

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Phân tích khái niệm, các hình thức của thực tiễn, vai trò của thực tiễn với ý thức và ý nghĩa phương pháp luận.

Khái niệm

    - Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội
    - Đặc trưng:
     + Thuộc về phương diện hoạt động vật chất của con người
     + Có mục đích, thể hiện bản chất hoạt động của con người: cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội để phục vụ nhu cầu của con người
    + Tính lịch sử - xã hội: Bất cứ một hoạt động thực tiễn nào cũng xảy ra trong một giai đoạn lịch sử, một cộng đồng nhất định nên sẽ chịu ảnh hưởng, mang dấu ấn của giai đoạn lịch sử và cộng đồng xã hội đó
    + Tính sáng tạo

Các hình thức cơ bản

    - Hoạt động sản xuất vật chất: là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động, cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Đây là loại hoạt động quan trọng nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác.
    - Hoạt động chính trị - xã hội: là hoạt động của cá nhân, tập thể tham gia vào các tổ chức để tác động lên các mối quan hệ hoặc thúc đẩy sự phát triển
    - Hoạt động thực nghiệm khoa học: là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Hoạt động này có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kì cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

    Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý.
    Thể hiện ở chỗ: nhận thức ngay từ đầu  đều xuất phát từ thực tiễn và do thực tiễn quy định (là cơ sở). Chính yêu cầu của thực tiễn sản xuất vật chất và thực tiễn cải biến xã hội đã buộc con người phải nhận thức (là động lực). Nhờ có hoạt động thực tiễn, mà trước hết là lao động, con người nhận thức được thế giới xung quanh.
    Thực tiễn không chỉ là cơ sở mà còn là mục đích của nhận thức: Tri thức khoa học có ý nghĩa thực tiễn chỉ khi nó được áp dụng vào đời sống. Chính thực tiễn là nơi để thể hiện sức mạnh của tri thức. Như vậy, nhận thức không phải là chỉ để nhận thức, nhận thức có mục đích cuối cùng của nó là giúp con người trong hoạt động cải tạo thế giới. Chính nhu cầu của thực tiễn đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của các nghành khoa học, biến những tri thức khoa học thành phương tiện hùng mạnh giúp cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả.
    Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý: thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Vì thực tiễn là nơi mà nhận thức (các tri thức đã được con người nhận thức) của con người được đưa ra áp dụng.
    + Thực tiễn là điểm xuất phát của mọi nhận thức: vì mọi nhận thức của con người đều bắt đầu từ thực tiễn.
    + Thực tiễn làm tự nhiên bộc lộ bản chất, đặc tính để nhận thức. Như vậy, thực tiễn đã đem lại những tài liệu cho quá trình nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới.
    + Thực tiễn cung cấp cho con người công cụ, phương tiện để nhận thức hiện thực khách  quan. Thực tiễn làm cho các giác quan của con người phát triển và hoàn thiện. Hoạt động thực tiễn còn tạo ra các phương tiện và dụng cụ tinh vi làm tăng thêm khả năng nhận biết của các giác quan, như: Kính hiển vi điện tử, kính thiên văn, tầu vũ trụ, các máy tính điện tử,…
    + Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có các tri thức khoa học.

Ý nghĩa phương pháp luận

    Từ việc nghiên cứu về thực tiễn và mối quan hệ của thực tiễn với nhận thức, với chân lý, chúng ta có thể rút ra một số ý nghĩa thực tiễn sau:
    + Xây dựng quan điểm thực tiễn đúng đắn: Phải coi trọng thực tiễn, gắn lý luận với thực tiễn. Mọi nhận thức lý luận phải xuất phát từ thực tiễn và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức lý luận (kiểm tra chân lý).
    + Phê phán mọi biểu hiện xem nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận với thực tiễn (sẽ rơi vào lý luận suông), chống chủ nghĩa giáo điều hoặc chủ nghĩa kinh nghiệm thuần tuý (tuyệt đối hóa thực tiễn mà xem nhẹ lý luận, sẽ rơi vào trường hợp mù quáng).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro