Đề cương miễn dịch

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1:Khái niệm kháng nguyên,hapten?

TL:      

Kháng nguyên(antigen) là những phân tử lạ hoặc vật lạ, thường là các protein, khi xâm nhập vào cơ thể chủ thì có khả năng kích thích cơ thể chủ sinh ra các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu chống lại chúng.

·      Lạ do kháng nguyên có nguồn gốc di truyền khác với cơ thể túc chủ nên kháng nguyên có cấu trúc khác với cấu trúc cơ thể túc chủ( khác loài , cơ thể khác gen cùng loài).

·      Lạ do protein của cơ thể túc chủ thay đổi nên từ chỗ không lạ trở thành lạ( tự KN, KN ung thư).

·      Lạ do hệ thống miễn dịch mất khả năng nhận dạng ra cấu trúc của chính bản thân cơ thể và cảm nhận nhầm là lạ( bệnh tự miễn).

·      Lạ do hệ thống miễn dịch chưa bao giờ tiếp xúc với những thành phần tế bào hoặc mô của cơ thể nằm ở những vị trí đặc ưu cách biệt với hệ thống miễn dịch( mắt, tinh dịch).

*Bản chất của kháng nguyên:Thường là protein, nhưng cũng có thể là polysaccharide, lipid phức tạp, một số gốc hoá chất đơn giản (hapten).

          Các hapten muốn kích thích cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch thì phải kết hợp với 1 protein( có thể là protein của cơ thể túc chủ), protein đó được gọi là protein tải. Đáp ứng miễn dịch sinh ra có tính đặc hiệu với phần kháng nguyên  không phải protein.

Kháng nguyên có 2 thuộc tính là tính sinh miễn dịch và tính KN

-Tính sinh miễn dịch (immunogenicity) là khả năng kích thích sinh ra đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đặc hiệu với kháng nguyên:

Tế bào B + Kháng nguyên ®     Đáp ứng miễn dịch dịch thể

Tế bào T + Kháng nguyên ®     Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào

Với ý nghĩa này chúng ta có thể gọi các kháng nguyên dưới một tên khác chính xác hơn là chất sinh miễn dịch (immunogen).

-Tính kháng nguyên (antigenticity) là khả năng kết hợp một cách đặc hiệu của kháng nguyên với các sản phẩm cuối cùng của các đáp ứng trên (tức là với kháng thể trong đáp ứng miễn dịch dịch thể hoặc các thụ thể của tế bào lympho T dành cho kháng nguyên trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào).

*  Mặc dù tất cả các phân tử có tính sinh miễn dịch thì đều có tính kháng nguyên. Nhưng ngược lại không phải bất kỳ một phân tử nào có tính kháng nguyên thì cũng đều có tính sinh miễn dịch.

Một số phân tử có tính kháng nguyên nhưng bản thân chúng không có khả năng kích thích sinh ra một đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Chúng được gọi là hapten.Nói một cách khác các hapten có tính kháng nguyên nhưng không có tính sinh miễn dịch.

Khi hapten được gắn với một protein thích hợp nào đó thì phức hợp hapten-protein này lại trở nên có tính sinh miễn dịch, và đáp ứng miễn dịch do phức hợp này kích thích sinh ra chủ yếu là chống lại và mang tính đặc hiệu với phần hapten; phân tử protein gắn với hapten như vậy được gọi là protein tải (carrier protein). Như vậy phức hợp hapten-protein tải là chất sinh miễn dịch hoàn chỉnh với hai yêu cầu cần và đủ là tính kháng nguyên (do hapten cung cấp) và tính sinh miễn dịch (do protein tải cung cấp).

Rất nhiều chất quan trọng về phương diện miễn dịch học bao gồm thuốc, các hormon peptide và các hormon steroid có thể hoạt động như các hapten.

Câu 3:Đặc điểm kháng nguyên nhóm máu hệ ABO?

TL:

Hệ nhóm máu ABO bao gồm 4 nhóm máu khác nhau là A,B,AB,O.Ký hiệu nhóm máu biẻu thị sự có mặt của KN trên bề mặt HC.

-Các QĐKN của nhóm máu ABO khu trú tại phần polysaccharide của màng hồng cầu (HC).

-Các QĐKN của nhóm máu ABO đều cấu trúc dựa trên một chất “nền” gồm một số gốc oza mà gốc galactoza cuối cùng được gắn với gốc fucose. Chất nền có tên là chất H.

Sự hình thành các KN nhóm máu hệ ABO có sự tham gia của 2 hệ thống gen ABO và hệ thống gen Hh.Các hệ thống này di truyền độc lập với nhau và sản phẩm trực tiếp của chúng là các enzyme xúc tác việc gắn 1 gốc –oza lên chất nền.

-Khi chất H  gắn thêm gốc N-acethyl- galactozamin thì xuất hiện QĐKN A. Hồng cầu nhóm A vừa có chất H và có thêm QĐKN A.

-Khi chất H  gắn thêm gốc  galactoza nữa thì xuất hiện QĐKN B. Hồng cầu nhóm B vừa có QĐKN H và có thêm QĐKN B.

-HC nhóm AB vừa có chất H vừa có QĐKN A lẫn QĐKN B.

-Đối với hồng cầu nhóm máu O,vấn đề phức tạp hơn:

+ Đại đa số những người này có gen H(HH hoặc Hh) do đó có chất H trên bề mặt hồng cầu,song vì không có gen A và hoặc gen B nên không có kháng nguyên A hoặc kháng nguyên B trên bề mặt HC.Khi làm xét nghiệm nhóm máu được ghi nhận là nhóm O(song trên bề mặt của họ có chất H)

+ HC của một số rất ít người không có chất H trên bề mặt HC,do đó cũng không thể có KN A hoặc KN B trên bề mặt HC.Khi làm phản ứng xác định nhóm máu họ cũng được ghi nhận là nhóm máu O,tuy nhiên trong huyết thanh của những người này có thể có kháng thể chống H.Khi truyền hồng cầu có chất H trên bề mặt thì gây phản ứng truyền nhầm nhóm máu. Nhóm máu đặc biệt này có tên gọi là nhóm máu O Bombay.Kỹ thuật ngưng kết thường quy để định nhóm máu ABO không xác định được hồng cầu không có chất H(H-).

Câu 2:Các yếu tố ảnh hưởng đến tính sinh miễn dịch của kháng nguyên?

TL:

Tính sinh miễn dịch không phải là một tính chất nội sinh của các đại phân tử mà nó được hình thành trong sự phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

Các ảnh hưởng của KN:

-Tính lạ của kháng nguyên: Một phân tử KN để có thể kích thích cơ thể túc chủ sinh ĐƯMD ,trước tiên phải được các TB miễn dịch nhận diện là lạ đối với cơ thể.

+ Lạ có thể do KN có nguồn gốc di truyền khác với cơ thể túc chủ nên kháng nguyên có cấu trúc khác với cấu trúc cơ thể túc chủ (khác loài, cơ thể khác gen cùng loài).Sự khác biệt này càng lớn tính sinh miễn dịch càng cao trừ 1 số đại phân tử(collagen,cytochrome c) có tính ổn định cao trong quá trình tiến hoá thể hiện tính sinh miễn dịch yếu ngay cả khi thử thách với các loài rất khác biệt về mặt di truyền.

+Lạ cũng có thể do protein của bản thân cơ thể túc chủ bị thay đổi cấu trúc nên từ chỗ không lạ trở thành lạ (tự KN, KN ung thư).

+ Lạ do hệ thống miễn dịch mất khả năng nhận dạng ra cấu trúc của chính bản thân cơ thể và cảm nhận lầm là lạ (bệnh tự miễn).

+ Lạ do do hệ thống miễn dịch chưa bao giờ tiếp xúc với những thành phần tế bào,mô của cơ thể nằm ở những vị trí đặc ưu cách biệt với hệ thống miễn dịch (giác mạc, tinh dịch).Khi tiêm các thành phần này cho cơ thể mà chúng được lấy ra,chúng vẫn có tính sinh miễn dịch mạnh.

-Kích thước phân tử KN: Các kháng nguyên có tính sinh miễn dịch tốt thường phải có trọng lượng phân tử lớn hơn 100.000 dalton (Da).Nhữngphân tử có trọng lượng phân tử thấp hơn cỡ 500 đến 10.000 Da có tính sinh miễn dịch yếu. Tuy nhiên trong một số trường hợp một số phân tử có trọng lượng phân tử thấp hơn 1.000 Da (ví dụ như glucagon) cũng có tính sinh miễn dịch.

-Bản chất, thành phần hoá học và cấu trúc không gian của phân tử KN:  

+ KN có bản chất protein,polysaccharide thường có tính sinh miễn dịch mạnh,các KN lipid,steroid,acid nucleic thường có tính sinh miễn dịch yếu hoặc không có tính sinh miễn dịch.

+ Đối với KN protein,thành phần acid amin ảnh hưởng đáng kể đến tính sinh miễn dịch.1 polypeptid cấu tạo bởi 1 loại acid amin thường không có tính sinh miễn dịch,bất kể kích thước phân tử ra sao,nhưng nếu có từ 2 loại acid amin trở lên thì có tính sinh miễn dịch,tính sinh miễn dịch tăng đáng kể khi thêm các acid amin thơm như tyrosin,phenylalanine vào thành phần chuỗi polypeptid KN.

+ Càng ở dạng cấu trúc không gian bậc cao,phân tử protein càng có nhiều QĐKN do đó tính sinh miễn dịch càng mạnh.

-Khả năng giáng hoá: Sự hình thành đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đều đòi hỏi sự tương tác của tế bào T với các quyết định kháng nguyên được xử lý và trình diện cùng phân tử MHC trên bề mặt tế bào.Do đó,những đại phân tử khó bị giáng hóa trong cơ thể sẽ không có tính sinh miễn dịch mạnh.

*Ảnh hưởng của cách gây miễn dịch:

-Liều lượng kháng nguyên và đường vào của kháng nguyên: Đối với bất kỳ một kháng nguyên thực nghiệm nào cũng cần phải có sự kết hợp giữa liều lượng tối ưu, lối vào của kháng nguyên và qui trình gây mẫn cảm thì mới tạo nên được một đáp ứng miễn dịch có cường độ cao nhất.

+ Liều kháng nguyên thấp thì không thể tạo nên được đáp ứng miễn dịch do chúng không đủ để hoạt hoá các tế bào lympho hoặc do chúng gây ra một tình trạng không đáp ứng (dung nạp liều thấp). Ngược lại một liều quá lớn kháng nguyên cũng không kích thích được đáp ứng miễn dịch vì chúng làm cho các tế bào lympho rơi vào trạng thái không đáp ứng (dung nạp liều cao).

+ Nếu đưa kháng nguyên vào cơ thể chỉ một lần thì thường chỉ kích thích sinh ra được đáp ứng miễn dịch với cường độ thấp. Trái lại, nếu đưa cùng một kháng nguyên vào một cơ thể nhưng lặp lại nhiều lần trong vòng thời gian vài tuần thì lại gây được đáp ứng miễn dịch với cường độ cao.

+ Đường vào của kháng nguyên sẽ quyết định cơ quan miễn dịch nào và quần thể tế bào nào sẽ tiếp xúc với chúng để tham gia vào sự hình thành đáp ứng miễn dịch.

-Tá chất: Tá chất là những chất khi được trộn với kháng nguyên và tiêm cùng với chúng sẽ làm tăng tính sinh miễn dịch của kháng nguyên. Người ta thường sử dụng tá chất để làm tăng đáp ứng miễn dịch khi kháng nguyên có tính sinh miễn dịch thấp hoặc khi chỉ có được một lượng nhỏ kháng nguyên.Một số tá chất có tác dụng kéo dài sự tồn tại của KN trong cơ thể túc chủ,hoặc kích thích phản ứng viêm tại chỗ và mạn tính.

*Khả năng đáp ứng của túc chủ:

Cùng với một kháng nguyên,nhưng đáp ứng miễn dịch của các cá thể khác nhau trong cùng một loài chống lại kháng nguyên đó lại có cường độ khác nhau,đó la do khả năng đáp ứng của túc chủ là khác nhau giữa các cá thể ngay trong cùng một loài.

Khả năng đáp ứng miễn dịch của mỗi cá thể được quy định bởi một số gen nhất định va có tính di truyền.

Câu 4:Nguồn gốc,dấu ấn bề mặt,chức năng của tế bào lympho B.

TL:*Tế bào lympho B:

-Nguồn gốc: Phát triển ở tuỷ xương (Bone marrow) đối với động vật có xương sống,ở loài chim chúng chín trong túi fabricius(bursa of fabricius).

-Các dấu ấn bề mặt:

+ Kháng thể bề mặt(SIg:Surface Immunoglobulin):đây là những phân tử KT có phần đuôi của chuỗi nặng cắm xuyên qua màng TB vào bào tương của TB,đóng vai trò là thụ thể của tế bào lymho B dành cho kháng nguyên.Nếu trên bề mặt TB lympho B chỉ có các kháng thể này là IgM thì đó là TB lympho B non.Nếu vừa có IgM vừa có IgD trên bề mặt thì đó là TB lympho B chín. Có khoảng 1,5´105 phân tử kháng thể trên màng của một tế bào B. Dù có rất nhiều phân tử thuộc 2 lớp KT nhưng tất cả những phân tử KT ấy đều có phần gắn KN giống hệt nhau,như thế chúng chỉ gắn được với 1 QĐKN duy nhất.

+ Phân tử B220(1 dạng của phân tử CD45) thường được coi là 1 dấu ấn(marker) của các TB B và tiền thân của TB B,nhưng khác với KT bề mặt,phân tử B220 còn có trên bề mặt của các TB khác nữa.

+ Các phân tử MHC lớp II cho phép TB B có thể có chức năng như 1 TB trình diện KN(APC: Antigen Presenting Cell).

+ Các thụ thể CR1(CD35) và CR2(CD21) dành cho các sản phẩm của quá trình hoạt hoá bổ thể.

+ Phân tử FcγRIII(CD32) là thụ thể dành cho Fc của KT IgG.

+ Phân tử B7-1(CD80) và B7-2(CD86) là các phân tử tương tác với các phân tử CD28 và CTLA-4 là những phân tử điều hoà quan trọng có trên bề mặt các loại TB lympho T khác nhau,trong đó có TB TH.

+ CD40 là phân tử tương tác với các phối tử của CD40(CD40 ligand-kí hiệu là CD40L) trên bề mặt TB T hỗ trợ.Mối tương tác giữa 2 phân tử này có vai trò thiết yếu trong việc tồn tại của các TB lympho B sau khi đã được kích thích bởi KN cũng như sự phát triển của TB này thành TB plasma(plasmocyte) chế tiết KT hay TB B mang trí nhớ miễn dịch.

+ Phân tử CD19 có vai trò tham gia vào cấu tạo nên thụ thể hoạt hoá TB lympho B.Phân tử này có trên hầu hết các TB lympho B và được ứng dụng để nhận biết đó là TB lympho B đồng thời định số lượng TB lympho B.

-Chức năng: sinh ra kháng thể

       Tương tác thích hợp giữa KN và các thụ thể của chúng trên màng TB lympho B cùng với sự tương tác với TB lympho T và đại thực bào sẽ tạo re sự lựa chọn clôn TB lympho B.TB lympho B được lựa chọn sẽ phân chia và biệt hoá tạo ra 1 quần thể TB plasma và TB mang trí nhớ miễn dịch(memory cell).Các TB plasma không có các KT bề mặt,thay vào đó chúng chế tiết 1 cách chủ động các KT.

Câu 5:Nguồn gốc,dấu ấn bề mặt,chức năng của tế bào lympho T.

TL:

-Nguồn gốc:Phát triển ở tuyến ức.

-Các dấu ấn bề mặt:  Thụ thể trên bề mặt tế bào lympho T:

+ Thụ thể tế bào T dành cho kháng nguyên.Số lượng phân tử thụ thể trên bề mặt mỗi TB rất nhiều nhưng chúng giống hệt nhau và chỉ đặc hiệu với 1 quyết định KN duy nhất.Cấu trúc của chúng khác các KT bề mặt nhưng cũng có 1 số đặc điểm cấu trúc giống nhau,đặc biệt là cấu trúc của vị trí gắn KN.

+ Thụ thể dành cho hồng cầu cừu (phân tử CD2) (để nhận biết đâu là tế bào lympho T)

+ Phân tử CD3 (để nhận biết đâu là tế bào lympho T)

+ Một số tế bào có phân tử CD4, đóng vai trò là tế bào T hỗ trợ.

+ Một số tế bào có phân tử CD8, đóng vai trò là tế bào T gây độc.

-Chức năng:

+ Tế bào TH: Sau khi nhận diện các kháng nguyên được trình diện cùng phân tử MHC lớp II trên màng tế bào trình diện kháng nguyên thì các tế bào TH tăng sinh một cách ồ ạt. Các tế bào TH chế tiết nhiều cytokin khác nhau, thường được gọi là các lymphokin, đóng vai trò trung tâm trong quá trình hoạt hoá tế bào B, tế bào TC và nhiều tế bào khác tham gia vào đáp ứng miễn dịch.

.Tế bào TH hỗ trợ tế bào lympho B sản sinh ra nhiều kháng thể (cả số lượng và chủng loại)                   

.Hỗ trợ đại thực bào bằng cách hoạt hoá các đại thực bào để cho chúng có thể tiêu diệt các vi sinh vật mà chúng nuốt vào.                  

+ Tế bào TC được hoạt hoá nhờ vào tương tác giữa phức hợp kháng nguyên-phân tử MHC lớp I trên bề mặt tế bào của bản thân cơ thể đã bị biến đổi (ví dụ các tếbào đã nhiễmVR) khi có mặt các lymphokin thích hợp.Các tế bào TC đã hoạt hoá được gọi là các tế bào T gây độc có khả năng giết chết bằng cách gây độc trực tiếp cho các tế bào đã bị biến đổi(các tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư).

Câu 6: Nêu khái niệm và đặc điểm của đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu Kể tên các cơ chế miễn dịch không đặc hiệu.

TL:

Tất cả các cơ thể đa bào bao gồm thực vật, động vật không có xương sống, động vật có xương sống ngay từ khi mới sinh ra đều có những cơ chế đề kháng tự nhiên để bảo vệ cơ thể chúng ngăn không cho VSV xâm nhập vào cơ thể và hạn chế tác động hoặc loại bỏ, tiêu diệt VSV khi chúng đã xâm nhập vào cơ thể. Vì kiểu miễn dịch này tấn công bất kỳ loại VSV nào khi chúng nhiễm vào cơ thể nên được gọi là miễn dịch không đặc hiệu.

*Đặc điểm của ĐƯMD không đặc hiệu

+ Xuất hiện tự nhiên, truyền từ đời này sang đời sau theo di truyền,ngay từ khi mới sinh ra đã luôn ở trong trạng thái sẵn sàng nhận diện và loại bỏ các vi sinh vật.

+ Nhận diện và đáp ứng lại các vi sinh vật mà không phản ứng chống lại các chất không phải của vi sinh vật,không phản ứng chống lại cơ thểMiễn dịch không đặc hiệu có tác dụng ngay khi vi sinh vật xâm nhập vào các mô của cơ thể, không cần có sự tiếp xúc trước với VSV.

+ Sử dụng cùng cơ chế chống lại nhiều loại VSV khác nhau (không đặc hiệu).

+ Đáp ứng không mạnh hơn sau mỗi lần tiếp xúc với VSV,chúng đáp ứng lại theo cùng 1 cách với những lần tiếp xúc khác nhau của cùng 1 VSV.

+ Miễn dịch không đặc hiệu cũng có thể được châm ngòi bởi các tế bào của cơ thể bị tổn thương do tác động của các VSV.

+ Các thành phần của miễn dịch không đặc hiệu nhận diện các cấu trúc giống nhau giữa các vi sinh vật khác nhau mà cấu trúc đó không hề có trên các tế bào của cơ thể túc chủ.Các cấu trúc giống nhau đó thường được gọi là các kiểu mẫu phân tử và các thụ thể của miễn dịch không đặc hiệu nhận diện những cấu trúc này được gọi là các thụ thể nhận diện kiểu mẫu.

+ Các thành phần của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu đã được tiến hoá để nhận diện các cấu trúc của vi sinh vật mà các cấu trúc này thường có vai trò sống còn cho sự tồn tại và khả năng lây nhiễm của vi sinh vật. Vì thế một vi sinh vật không thể dễ dàng lẩn tránh khỏi miễn dịch không đặc hiệu bằng cách đột biến hoặc không bộc lộ các mục tiêu cho hệ thống miễn dịch không đặc hiệu tấn công nữa – vì một khi chúng không bộ lộ các cấu trúc này thì chúng sẽ mất khả năng lây nhiễm vào và định cư được trong cơ thể túc chủ

*Các cơ chế  của ĐƯMD không đặc hiệu:

- Cơ học và hoá học: Được thực hiện bởi:

Hàng rào vật lý da và niêm mạc.

Hàng rào hoá học của các dịchtiết.

- Cơ chế tế bào: Được thực hiện bởi:

  Các tế bào làm nhiệm vụ thực bào.

  Các TB giết tự nhiên( NK-Natural Killer).

- Cơ chế dịch thể: Được thực hiện bởi:

Bổ thể (complement)

Các cytokine.

Câu 7: Hiện tượng thực bào:đặc điểm bề mặt các tế bào thực bào,diễnn biến của quátrình thực bào.Ý nghĩa của hiện tượng thực bào.

TL:

- Thực bào là hiện tượng một tế bào nuốt một vật lạ hữu hình vào bào tương của nó.

- Vật lạ có thể là vật vô cơ (hạt than, bụi silic), hữu cơ (vón protein), vi khuẩn hoặc tế bào.

- Các tế bào có khả năng này được gọi là tế bào làm nhiệm vụ thực bào (TBLNVTB) (phagocyte).

*Các tế bào chính làm nhiệm vụ thực bào bao gồm các BCTT và các ĐTB

-Các BC trung tính và ĐTB có nhiều thụ thể có khả năng bám được trực tiếp vào các VSV.

-Các thụ thể này nhận diện các phân tử hoặc cấu trúc đặc thù chỉ có ở các VSV mà không có trên các tế bào và mô của cơ thể.

-Các ĐTB còn có các thụ thể dành cho C’ và thụ thể dành cho Fc của KT để có thể thâu tóm KN bị phủ C’ hoặc KT.

*Huy động các tế bào thực bào đến chỗ có VSV

 -VSV xâm nhập vào hàng rào biểu mô

 -Các tế bào biểu mô trở nên “hoạt hoá” sau khi tiếp xúc với VSV

 -Các tế bào biểu mô hoạt hoá chế tiết các chemokine và cytokine

 -Các bạch cầu trung tính đáp ứng với chemokine và di chuyển từ máu tới mô nơi đang nhiễm trùng

*Diễn biến và kết cục của quá trình thực bào

+ Giai đoạn bám: TBLNVTB nhận diện và bám vào các vi sinh vật nhờ các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của chúng.

+ Giai đoạn nuốt: TBLNVTB nuốt các vi sinh vật vào các bọng bên trong tế bào

+ Giai đoạn kết:

- Tế bào thực bào phá hủy được VSV:các VSV bị tế bào nuốt vào chứa trong các bọng phagosome.Sau đó bọng này hòa màng với lysosome tạo thành phức hợp phagolysosome.Ở đó các BCĐN từ lysosome sẽ phát huy tác dụng phân cắt VSV.Ngoài ra tế bào làm nhiệm vụ thực bào còn tiên diệt VSV bằng các gốc tự do.

- VSV nhân lên phá vỡ tế bào: một số VSV có độc lực cao có khả năng kháng lại các cơ chế tiêu diệt VSV của tế bào,chúng sẽ nhânlên phá vỡ tế bào,tiếp tục lây nhiễm sang tế bào khác.

- VSV tồn tại trong tế bào đã nuột chúng dẫn đếnn nguy cơ nhiễm VSV tiềm tàng hoặc ổ ngiễm trùng thứ phát.

Câu 8:Chức năng sinh học của C’.

TL:

Hệ thống bổ thể(Complement-viết tắt là C’) bao gồm một họ các protein được hoạt hoá theo trình tự nối tiếp nhau khi chúng gặp các VSV hoặc khi chúng được các kháng thể hoạt hoá chúng (trong đáp ứng miễn dịch dịch thể) để sinh ra các enzyme có tác dụng phá vỡ tế bào đích.

*Chức năng sinh học của C’

- Chức năng thứ nhất là opsonin hoá tạo thuận cho hoạt động thực bào VSV. Chức năng này được thực hiện nhờ mảnh C3b, mảnh này phủ lên các vi sinh vật tạo thuận lợi cho các tế bào làm nhiệm vụ thực bào có các thụ thể dành cho C3b dễ dàng bắt giữ sau đó tiêu diệt các vi sinh vật đó.

- Chức năng thứ hai đó là các protein bổ thể tham gia tạo thành các phức hợp protein thuỷ phân được gọi là phức hợp tấn công màng (membrane attack complex) có tác dụng làm tan màng TB;khi được cài vào màng của vi sinh vật thì phức hợp này sẽ tạo ra các lỗ thủng làm cho nước và các ion từ bên ngoài chui vào trong làm chết các vi sinh vật .

- Chức năng thứ ba do một số sản phẩm phân cắt các của các protein bổ thể(C5,C6,C7) có tác dụng hoá hướng động (hấp dẫn hoá học làm các tế bào di chuyển) đối với các bạch cầu trung tính và các tế bào mono và thúc đẩy phản ứng viêm tại nơi diễn ra hoạt hoá bổ thể.

Câu 9:Đặc điểm chung về cấu tạo các lớp kháng thể?Chức năng sinh học của kháng thể?

TL:

Kháng thể (antibody) là những protein huyết thanh nằm trong vùng gamma globulin(còn gọi là Ig) do tế bào plasma sản xuất ra khi có sự kích thích của kháng nguyên và có khả năng kết hợp một cách đặc hiệu với kháng nguyên đó.

*Đặc điểm cấu tạo chung của phân tử kháng thể

- Mỗi phân tử KT được cấu tạo bởi 4 chuỗi polypeptide: 2 chuỗi nặng (ký  hiệu là chuỗi H - heavy chain) và 2 chuỗi nhẹ (chuỗi L - light chain).

- Trong một phân tử KT: 2 chuỗi nặng và 2 chuỗi nhẹ hoàn toàn giống nhau từng đôi một;các chuỗi nối với nhau bằng các cầu disulfide và các liên kết không đồng hoá trị như các liên kết hydro,liên kết kị nước.       

- Trên mỗi chuỗi polypeptit có những vùng mà ở đó trật tự các acid amin không thay đổi dc gọi là vùng hằng định (constant region - C) và những vùng mà trật tự acid amin

 thay đổi gọi là vùng biến đổi (variable region - V)

- Ở đầu N tận của các chuỗi polypeptit có vùng mà ở đó trật tự các acid amin cực kì biến đổi gọi là vùng siêu biến là nơi KT gắn vào KN.

- Trên chuỗi nặng có vùng bản lề, vùng này tạo cho phân tử KT có tính mềm dẻo,có thể mở ra hay khép lại 2 cánh(là phần Fab)của cấu trúc hình chữ Y,giúp cho 2 vị trí gắn KN ở 2 đầu tận cùng của phần Fab có thể tiếp cận được 2 QĐKN nằm cách nhau những khoảng cách khác nhau trên phân tử KN.                           

*Đặc điểm của các chuỗi nặng và nhẹ của phân tử KT

-Chuỗi nhẹ của phân tử KT có thể là một trong hai type: kappa (k) và lambda (l).Mỗi cá thể của 1 loài đều tạo ra cả 2 loại chuỗi nhẹ nhưng tỷ lệ của chúng khác nhau tuỳ theo loài.Tuy nhiên trong 1 phân tử KT thì 2 chuỗi nhẹ luôn cùng loại.

-Chuỗi nặng có 5 loại khác nhau đặc trưng cho 5 lớp KT.Tương tự như chuỗi nhẹ,hai chuỗi nặng trong 1 phân trong KT thì giống nhau.

chuỗi nặng gamma (g) cho lớp KT IgG

chuỗi nặng muy (m) cho lớp IgM

chuỗi nặng alpha (a) cho lớp IgA

chuỗi nặng epxilon (e) cho lớp IgE

chuỗi nặng delta (d) cho lớp IgD

Năm lớp KT được quyết định bởi chuỗi nặng

*Chức năng sinh học của kháng thể:

-KT tham gia trung hoà VSV và độc tố của chúng:Các VSV có xu hướng lây nhiễm vào TB của cơ thể,sau đó nhân lên và tấn công TB khác.Nếu cơ thể có KT đặc hiệu thì KT đó bám lên bề mặt VSV làm VSV mất khả năng lây nhiễm vào TB hay còn gọi là trung hoà VSV.Các độc tố của VSV(nội độc tố,ngoại độc tố) khi tác động lên các TB chúng cần bám vào các receptor.KT đặc hiệu với độc tố bám vào độc tố ngăn không cho chúng bám vào thụ thể trên bề mặt TB,từ đó trung hoà được độc lực của độc tố.Hoạt tính trung hoà của KT với VSV và độc tố được ứng dụng rộng rãi trong y học.

-Opsonin hoá và thực bào các VSV:Trên bề mặt các đại thực bào và bạch cầu trung tính có các thụ thể dành cho Fc của phân tửKT.Khi 1 KN đã bị các phân tử KT đặc hiệu gắn vào thì các TB thực bào này có thể gián tiếp tiếp cận KN thông qua phân tử KT.

-Gây độc TB bởi TB phụ thuộc KT:Các TB NK cũng có các thụ thể trên màng dành cho Fc nên cũng có thể tiếp cận Kn đã bị phủ KT,giải phóng các enzyme về phía TB đích và gây độc cho TB này.Hiện tượng này được gọi là gây độc TB bởi TB phụ thuộc KT(ADCC:Antibody Dependent Cell-mediated Cytotoxicity)

-Hoạt hoá bổ thể(theo con đường cổ điển) từ đó gián tiếp gây ra 3 hoạt tính khác do tác dụng của bổ thể,đó là:

.Tan VSV

.Opsonin hoá VSV bởi bổ thể tạo thuận lợi cho hoạt động thực bào.

.Tạo phản ứng viêm,lôi kéo nhiều TB viêm tới vị trí có VSV.

-Ngưng tập và kết tủa KN: khi 1 phân tử KT gắn vào 2 QĐKN trên 2 phân tử KN khác nhau tạo thành mạng lưới phức hợp KN-KT gây ngưng tập hoặc kết tủa KN.

-Chuyển qua nhau thai và thành ruột từ mẹ sang con:chủ yếu là IgG,cung cấp khả năng đề kháng cho thai nhi và trẻ sơ sinh trong những ngày đầu sau khi ra đời.

Câu 10:Đặc điểm cấu tạo,vai trò các lớp kháng thể IgG,IgM,IgA?

TL:

1.Kháng thể IgG:

*Đặc điểm:

-Chiếm 80% tổng số Ig huyết thanh

-Hàm lượng 12mg/ml

-M=150.000 Da, hằng số lắng 7S, vì vậy IgG  có thể thấy cả ở trong lòng mạch và ở ngoài lòng mạch.

-Có 4 lớp phụ được đánh dấu theo nồng độ giảm dần của chúng trong huyết thanh IgG1, IgG2, IgG3, IgG4. Bốn lớp nhỏ này được mã hoá bởi 4 gene vùng hằng định chuỗi nặng khác nhau mà có 90 - 95% trình tự ADN giống nhau.

Đặc trưng cấu trúc để phân biệt lớp nhỏ này với lớp nhỏ khác là kích thước của vùng bản lề, số lượng cũng như vị trí của các cầu disulfide liên chuỗi nối các chuỗi nặng.

+ Chúng đều có khả năng qua được màng rau thai,chỉ khác nhau về một số đặc điểm sinh học (khả năng kết hợp bổ thể, khả năng gắn thụ thể dành cho Fc trên bề mặt tế bào đại thực bào ...) do sự khác nhau về các acid amin.

-Các mảnh thu được khi xử lý IgG với các enzyme hoặc hoá chất khác nhau

+Cắt bằng papain:

! Mảnh Fab (fragment of antigen binding)

  .Chứa vị trí gắn KN

  .Mang tính đặc hiệu của phân tử KT

! Mảnh Fc (fragment cristalizable)

  .Vị trí kết hợp bổ thể

  .Vị trí gắn thụ thể để chuyển qua nhau thai

  .Gắn thụ thể dành cho Fc

+Cắt bằng pepsin: thu được mảnh Fab’2 và Fc.

*Vai trò:

-IgG1, IgG3 và IgG4 có thể chuyển vận dễ dàng qua nhau thai và đóng vai trò trong việc bảo vệ thai phát triển.

-Một số lớp nhỏ IgG có thể hoạt hoá bổ thể mặc dù hiệu quả của chúng khác nhau: IgG3 hoạt hoá bổ thể hiệu quả nhất, tiếp theo là IgG1 rồi đến IgG2 còn IgG4 thì không có khả năng hoạt hoá bổ thể.

-IgG cũng hoạt động như một kháng thể opsonin do chúng có thể gắn vào thụ thể dành cho Fc có trên bề mặt đại thực bào, nhưng chức năng này cũng thay đổi tuỳ theo các lớp phụ: IgG1 và IgG3 có ái lực cao với thụ thể dành cho Fc, trong khi IgG4 có ái lực yếu hơn và IgG2 có ái lực rất yếu.

2.Kháng thể IgM:

*Đặc điểm:

-Chiếm 5-10% Ig tổng số huyết thanh

-Hàm lượng khoảng 1mg/ml.

-M=900.000 Da,hằng số lắng 19S,rất cao nên IgM chỉ có trong lòng mạch và có nồng độ rất thấp ở dịch gian bào.

-Cấu trúc pentamer gồm 5 phân tử IgM monomer kết hợp với nhau bởi một chuỗi polypeptide (chuỗi J). 5 đơn vị monomer này bố trí sao cho phần Fc quay về phía trung tâm của pentamer và 10 vị trí kết hợp kháng nguyên quay ra phía ngoại vi của pentamer.

-Xuất hiện đầu tiên trong quá trình tiến hoá, trong quá trình phát triển cá thể và trong một đáp ứng miễn dịch.

*Vai trò:

-Cấu trúc pentamer của IgM đã làm cho lớp kháng thể này có một số tính chất riêng biệt. Hoá trị của phân tử tăng lên vì chúng có 10 vị trí kết hợp kháng nguyên. Một phân tử IgM có thể gắn với 10 hapten nhỏ; nhưng đối với những kháng nguyên lớn, do sự hạn chế về không gian nên IgM chỉ có thể gắn với 5 phân tử trong cùng một thời điểm. Như vậy phân tử IgM có tính "háo"(hay tính hám kháng nguyên cao hơn các loại globulin miễn dịch khác. Tính chất này của IgM đã tạo ra khả năng dễ kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như các hạt virus và hồng cầu. Để xẩy ra cùng một mức ngưng kết thì lượng phân tử IgM cần thiết nhỏ hơn lượng phân tử IgG 100 đến 1.000 lần. Để trung hoà các virus thì lượng IgM cũng cần ít hơn lượng IgG. IgM có hiệu quả hơn IgG trong việc hoạt hoá bổ thể.

-Sự hoạt hoá bổ thể theo con đường cổ điển đòi hỏi phải có 2 mảnh Fc rất gần nhau, phân tử IgM đã đáp ứng được điều này vì vậy chúng hoạt hoá bổ thể mạnh hơn IgG có cấu trúc monomer.

3.Kháng thể IgA:

*Đặc điểm:

-Chiếm 10-15% tổng lượng Ig huyết thanh.

-Có trong huyết thanh và dịch tiết:

+ IgA huyết thanh: gồm IgA1 và IgA2 có cấu trúc monomer

+ IgA tiết: có trong dịch tiết, cấu trúc dimer hoặc tetramer có thêm chuỗi polypeptide J và một chuỗi polypeptide nữa được gọi là mảnh tiết.Mảnh tiết là sản phẩm của tế bào biểu mô, có vai trò giúp cho IgA tiết được đưa vào lòng ống tiêu hoá, tiết niệu ...; ngoài ra, trong lòng ống tiêu hoá, mảnh tiết còn bảo vệ IgA tiết khỏi tác động của các enzyme tiêu protein trong dịch tiết phân huỷ.

*Vai trò:

-IgA tiết có chức năng hết sức quan trọng trong việc sinh ra miễn dịch tại chỗ của đường tiêu hoá, đường hô hấp, tiết niệu sinh dục vì đây là những con đường chính để phần lớn các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

-IgA tiết gắn với các cấu trúc của bề mặt vi khuẩn hoặc virus và ngăn cản các vi sinh vật gắn vào tế bào nhầy. Vì vậy IgA tiết có tác dụng ngăn cản sự nhiễm virus và ức chế quá trình xâm nhập của vi khuẩn.

Câu 11:Đáp ứng tạo kháng thể lần 1,2;tình trạng miễn dịch chủ động và thụ động.

TL:

Các đáp ứng tạo KT sau lần tiếp xúc đầu tiên với KN được gọi là đáp ứng lần đầu(primary response).Đáp ứng với những lần tiếp xúc sau đó được gọi là đáp ứng lần sau(secondary response) như lần hai,lần ba.

 Hệ thống miễn dịch tạo ra các đáp ứng miễn dịch mạnh hơn và hiệu quả hơn khi được tiếp xúc lặp đi lặp lại với cùng một kháng nguyên. Đáp ứng lần đầu do các tế bào lympho “trinh nữ” (naive lymphocyte) lần đầu tiên tiếp xúc với kháng nguyên thực hiện. Đáp ứng lần sau là kết quả của sự hoạt hoá các tế bào lympho mang trí nhớ miễn dịch (memory lymphocyte) là các tế bào được tạo ra trong đáp ứng kỳ đầu và có đời sống rất dài nên chúng tồn tại cho đến những lần đáp ứng sau.

ĐƯMD lần sau khác với ĐƯMD lần đầu ở 4 điểm :

+ Thời gian tiềm tàng của lần 2 ngắn hơn lần 1,nói cách khác là đáp ứng lần 2 diễn ra nhanh hơn lần 1.Nguyên nhân là do thời gian cần cho các TB lympho B trinh nữ nhận diện KN và hoạt hoá kéo dài hơn so với các TB plasma mang trí nhớ miễn dịch.Điều này có thể là do tần suất xuất hiện của các TB mang trí nhớ miễn dịch cao hơn so với các TB lympho B trinh nữ đặc hiệu với 1 KN đã biết.

+ Cường độ đáp ứng thể hiện ở tổng nồng độ các KT được tạo ra ơ lần 1 thấp hơn so với lần 2.Nguyên nhân cũng do đáp ứng lần 1 là của các TB lympho B trinh nữ với số lượng ít hơn còn của lần 2 là của các TB plasma mang trí nhớ miễn dịch với số lượng lớn hơn và đáp ứng mạnh hơn.

+ Thời gian tồn tại của các KT được tạo ra ở lần 1 ngắn hơn lần 2 do trong đáp ứng lần 2 nhiều thế hệ TB con cháu dược tạo thành hơn và có thể thời gian tồn tại của các TB kéo dài hơn,kết quả là tổng thời gian tồn tại của các KT kéo dài hơn.

+Tỷ lệ IgG/IgM trong ĐƯMD lần sau cao hơn ĐƯMD lần đầu: Đối với các KN có bản chất là protein thì ngoài tăng về số lượng KT được tạo ra còn có thay đổi về chất lượng,đó là có sự tăng cường chuyển lớp KT và thuần thục ái lực do kích thích lặp đi lặp lại bởi KN sẽ làm tăng số lượng các TB lympho T hỗ trợ.Đáp ứng lần đầu chủ yếu tạo ra các KT IgM còn lần sau có nhiều IgG hơn,kết quả là tỷ lệ IgG/IgM ở lân sau cao hơn ở lần đầu.

*Ý nghĩa

   - Dùng nhắc lại vaccine.

   - Phân tích thành phần KT biết được đây là nhiễm trùng tiên phát (lần đầu) hay thứ phát (lần sau) ở 1 cơ thể và có thể đây là 1 ổ dịch mới hay 1 ổ dịch cũ trong 1 quần htể dân cư.

   - Tạo IgG cho điều trị phải gây miễn dịch nhắc lại.

   - Sử dụng vaccine đủ thời gian trước khi vào vùng dịch bệnh.

* Tình trạng miễn dịch chủ động và thụ động:

(Trạng thái miễn dịch ở một cơ thể nào đó được tạo ra sau khi bị nhiễm trùng hoặc dùng vaccine thì gọi là miễn dịch chủ động (active immunity).

Trạng thái miễn dịch có được nhờ chuyển các kháng thể hoặc các tế bào lympho từ một cơ thể khác đã có miễn dịch chủ động sang thì gọi là miễn dịch thụ động (passive immunity).

 Một cá thể nào đó đã tiếp xúc với các kháng nguyên của một vi sinh vật sẽ hình thành một đáp ứng chủ động để loại bỏ vi sinh vật đó và tạo ra khả năng đề kháng chống lại vi sinh vật đó trong lần nhiễm tiếp theo. Cá thể đó được gọi là đã miễn dịch với vi sinh vật đó. Ngược lại, cá thể chưa có miễn dịch với một vi sinh vật nào đó là cá thể trước đó chưa từng tiếp xúc với các kháng nguyên của vi sinh vật này (qua lây nhiễm hoặc dùng vaccine).

Trong miễn dịch thụ động thì một cá thể chưa có miễn dịch nhận các tế bào (ví dụ như các tế bào lympho) hoặc các phân tử (ví dụ như các kháng thể) từ một cá thể khác đã có miễn dịch với một loại nhiễm trùng nào đó; trong một khoảng thời gian nhất định tương ứng với thời gian tồn tại của các tế bào lympho hoặc các kháng thể được đưa vào, thì cơ thể nhận ấy có khả năng chống lại được nhiễm trùng. Vì thế miễn dịch thụ động rất hữu ích trong việc nhanh chóng tạo ra trạng thái miễn dịch ngay cả trước khi cá thể đó hình thành được đáp ứng miễn dịch chủ động. Tuy nhiên miễn dịch thụ động không tạo ra được sức đề kháng lâu bền chống lại nhiễm trùng. Một ví dụ đặc trưng của miễn dịch thụ động đó là  trạng thái miễn dịch của trẻ sơ sinh. Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa đủ hoàn thiện để có thể chống lại nhiều loại tác nhân gây bệnh song trẻ vẫn được bảo vệ khỏi nhiễm trùng nhờ có các kháng thể được chuyển từ người mẹ sang cho trẻ qua nhau thai và qua sữa mẹ.)

Miễn dịch chủ động

Miễn dịch thụ động

Trạng thái MD có được sau khi ct bị nhiễm trùng or tiêm vaccine

Trạng thái MD có được khi đưa vào ct KT or tb Lyp từ cơ thể khác đã có MD chủ động với loại KN đó

Ct tx với KN VSV->ĐƯMD chủ động để loại bỏ KN,có khả năng kháng trong lần tx sau.

Chưa tx->ko có knăng

Ct chưa bao h tiếp xúc với KN VSV, nhận KT or Tb Lyp từ ct khác đã có MD với loại KN VSV đó,trong thời gian tồn tại của KT sẽ có khả năng kháng lại KN

Có thời gian tiềm tang, thời gian ngày càng được rút ngắn trong những lần tx sau

Không có thời gian tiềm tàng

Tương đối bền vững

Không bền

VD:

VD: MD của thai nhi

ƯD: tiêm Vaccin

        giải độc tố

ƯD: huyết thanh MD

        Kháng độc tố

Câu 13:Mô tả các thí nghiệm của Koch, Landsteiner– Chase và Lurie về đáp ứng miễn dịch trong bệnh lao. Nêu ý nghĩa của từng thí nghiệm và kết luận chung về đáp ứng miễn dịch trong bệnh lao trên thực nghiệm.

TL:

*Thí nghiệm Koch

- Tiêm vi khuẩn lao (BK) cho cơ thể trước đó chưa nhiễm BK (sau vài ngày tại nơi tiêm sưng, loét (loét lan rộng, cơ thể bị lao toàn thân và thường chết.

     Lấy ĐTB làm tiêu bản, nhuộm và soi: ĐTB nuốt BK, nhưng nếu lấy ĐTB và phá vỡ màng để BK thoát ra thì thấy BK vẫn mọc trong môi trường nuôi (BK còn sống)

- Tiêm vi khuẩn lao (BK) cho cơ thể đã nhiễm BK trước đó mà không chết (sau vài ngày tại nơi tiêm xưng, loét (loét khu trú, cơ thể không bị lao toàn thân và thoát chết.

     Lấy ĐTB làm tiêu bản, nhuộm và soi: ĐTB nuốt nhiều BK, nếu lấy ĐTB và phá vỡ màng để BK thoát ra thì thấy BK không mọc trong môi trường nuôi (BK không còn sống)

- Ý nghĩa:thí nghiệm Koch cho thấy ở những chuột lang đã nhiễm lao có ĐƯMD chống VK lao.Đáp ứng nay giúp cơ thể khu trú và tiêu diệt VK lao tại nơi xâm nhập và không cho chúng lan toả xung quanh.

*Thí nghiệm Landsteiner-Chase

- Lấy huyết thanh của chuột đã nhiễm BK truyền tĩnh mạch cho chuột chưa nhiễm BK trước đó (gây miễn dịch thụ động). Sau đó, nếu tiêm BK, cơ thể này vẫn bị lao toàn thân và thường chết.

- Lấy bạch cầu (phần lớn là lympho) của chuột đã nhiễm BK truyền tĩnh mạch cho chuột chưa nhiễm BK trước đó (gây miễn dịch vay mượn). Sau đó, nếu tiêm BK, cơ thể này  không bị lao toàn thân và thường thoát chết

- Ý nghĩa:Thí nghiêm trên chứng tỏ các TB lympho của cơ thể có miễn dịch với lao khi được chuyển sang cơ thể chưa miễn dịch với lao đóng vai trò bảo vệ cơ thể chưa miễn dich thoát khỏi bệnh lao,trong khi KT chống lao không có vai trò bảo vệ.

- Ghi nhớ:

+ Khi bị nhiễm BK, cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu chống BK, nhưng  kháng thể không có tác dụng để bảo vệ cơ thể thoát khỏi bệnh lao khi bị nhiễm lại BK. Chính những tế bào lympho đặc hiệu với BK mới có tác dụng bảo vệ cơ thể thoát khỏi bệnh lao khi bị nhiễm lại BK.

     + Sở dĩ như vậy là vì BK thuộc loại vi khuẩn ký sinh bên trong tế bào, trong  khi kháng thể chỉ lưu hành trong máu. Phải có một cơ chế khác do các tế bào lympho đặc hiệu với BK tạo ra thì BK mới bị giết.

     + Sau này  người ta biết rằng các tế bào lympho đặc hiệu như vậy thuộc loại tế  bào lympho T và ĐƯMD như vậy được gọi là ĐƯMD qua trung gian tế bào.

*Thí nghiệm Lurie

- Lấy ĐTB từ thỏ chưa nhiễm BK, trộn với BK để ĐTB nuốt BK. Sau đó tách ĐTB khỏi BK chưa bị nuốt (làm được việc này nhờ vào một số tính chất sinh học của ĐTB, ví dụ khả năng dính của ĐTB vào thành thuỷ tinh…) để tiêm vào hốc mắt thỏ chưa nhiễm lao. Kết quả là thỏ bị lao toàn thân và chết. Như vậy, ĐTB của cơ thể chưa nhiễm lao chỉ có khả năng nuốt BK mà chưa có khả năng giết BK

- Nhưng nếu ĐTB từ thỏ đã nhiễm BK (nhưng không bị chết), trộn với BK để ĐTB nuốt BK. Sau đó tách ĐTB khỏi BK chưa bị nuốt để tiêm vào hốc mắt thỏ chưa nhiễm lao. Kết quả là thỏ không bị lao toàn thân và không chết. Như vậy, ĐTB của cơ thể đã nhiễm lao không những có khả năng nuốt BK mà còn có khả năng giết BK.

- Ý nghĩa:Thí nghiệm trên cho thấy trong ĐƯMD chống lao ngoài vai trò của 1 số lympho bào hoạt hoá còn có vai trò của đại thực bào và các TB này cũng ở trạng thái hoạt hoá.Chính đại thực bào hoạt hoá làm nhiệm vụ tiêu diệt các VK lao.

*Kết luận chung từ ba thí nghiệm

Khi  bị nhiễm BK, cơ thể vừa sản xuất kháng thể đặc hiệu chống BK vừa tạo ra các tế bào lympho đặc hiệu với BK.

-  Kháng thể không có khả năng giúp cơ thể thoát khỏi chết khi nhiễm lại BK (vì BK ký sinh bên trong tế bào vì vậy chúng né tránh được tác dụng của kháng thể).

- Chỉ có hoạt động của các tế bào lympho (sau này chứng minh là tế bào lympho T) đặc hiệu với BK phối hợp với ĐTB đã làm cho cơ thể thoát chết khi nhiễm lại BK.

  Như vậy khi phản ứng với các QĐKN, cơ thể ngoài việc tạo ra các kháng thể đặc hiệu còn có khả năng sản xuất ra các tế bào T đặc hiệu với các QĐKN. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu do tế bào T phụ trách được gọi là đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.

Câu 14:Trình bày các kiểu đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và vai trò bảo vệ cơ thể của chúng, với mỗi vai trò nêu một ví dụ minh hoạ.

TL:

- Như vậy khi phản ứng với các QĐKN, cơ thể ngoài việc tạo ra các kháng thể đặc hiệu còn có khả năng sản xuất ra các tế bào T đặc hiệu với các QĐKN.

- Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu do tế bào T phụ trách được gọi là đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.

+ Kiểu 1 do tế bào TCD4+ thực hiện tác động lên chức năng nuốt và giết của ĐTB thông qua các lymphokine (kiểu quá mẫn muộn).

+ Kiểu 2 do tế bào TCD8+ thực hiện giết trực tiếp các tế bào đích (kiểu gây độc trực tiếp).

Kiểu 1: do tế bào TCD4+ thực hiện phối hợp với ĐTB (kiểu quá mẫn muộn)

- Tế bào TCD4+ có khả năng nhận dạng các QĐKN ngoại lai thông qua hiện tượng giới thiệu kháng nguyên bởi tế bào trình diện KN như ĐTB.

- CD4 đóng vai trò thụ thể nhận dạng phân tử MHC lớp II trên bề mặt tế bào trình diện KN. Để nhận dạng QĐKN ngoại lai, tế bào TCD4+ có thụ thể riêng (gọi là thụ thể của tế bào T dành cho KN). Hai thụ thể này phải đồng thời nhận diện phối  tử  của  nó (phân tử  MHC lớp  II và  peptide KN). Hiện tượng này được gọi là nhận dạng kép.

- Sau khi nhận dạng được QĐKN, trên bề mặt tế bào TCD4+ xuất hiện nhiều thụ thể để tiếp nhận Interleukin 2 (IL-2) do chính các tế bào TCD4+ tiết ra (hoạt động tự tiết).

- Khi đã có đủ hai kích thích: một là sự nhận dạng QĐKN, hai là kích thích của IL-2, tế bào TCD4+ sẽ được hoạt hoá và trở thành các tế bào TH1 tiết ra các cytokine có tác dụng chiêu mộ và hoạt hoá các ĐTB.

- Dưới tác dụng của các cytokine do tế bào TH1 tiết ra, các ĐTB di chuyển đến nơi có tương tác giữa tế bào TCD4+ và KN, chúng được hoạt hoá bởi IFN-g làm cho ĐTB không những nuốt nhiều mà còn phân huỷ hay tiêu diệt (giết) được các VSV hoặc tế bào nhiễm VSV mà chúng ăn vào. Các cytokine (yếu tố MIF, hay IL-4) còn kìm chân ĐTB tại chỗ không cho ĐTB đã nuốt kháng nguyên di tản đi nơi khác có tác dụng khư trú ổ nhiễm trùng

Kiểu 2: do tế bào TCD8+ thực hiện giết trực tiếp tế bào đích (kiểu gây độc trực tiếp)

- Tế bào T CD8+ có khả năng nhận dạng các QĐKN nội tại thông qua hiện tượng giới thiệu kháng nguyên bởi tế bào đã nhiễm virus hoặc ung thư hoá.

- CD8 đóng vai trò thụ thể nhận dạng phân tử MHC lớp I trên bề mặt tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư. Để nhận dạng QĐKN nội tại, tế bào TCD8+ có thụ thể riêng gọi là thụ thể dành cho KN. Thụ thể này sẽ  gắn  vào  peptide KN do phân tử MHC lớp I trình  diện (hiện tượng nhận dạng kép).

- Sau khi nhận dạng được KN, trên bề mặt tế bào TCD8+ xuất hiện nhiều thụ thể để tiếp nhận Interleukin 2 (IL-2) do các tế bào T hỗ trợ tiết ra.

- Khi đã có đủ hai kích thích: một là sự nhận dạng KN, hai là kích thích của IL-2, tế bào TCD8+ trở nên hoạt hoá và biệt hoá thành tế bào lympho T gây độc có khả năng trực tiếp giết tế bào khác.

- Tế bào T gây độc sẽ tìm kiếm, tiếp cận tế bào đích (tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư) rồi giải phóng các thành phần có trong các hạt trong bào tương của mình về phía tế bào đích. Các thành phần này gồm có perforin có tác dụng tạo ra lỗ thủng trên màng tế bào đích và granzyme có tác dụng chui sang tế bào đích, tác động lên bộ gen di truyền của tế bào này làn đứt gẫy ADN đẩy tế bào đích vào chu trình chết tế bào theo chương trình (apoptosis).

Câu 15:Vai trò của đáp ứng miễn dịch tế bào?

TL:Có vai trò quan trọng trong

- Các bệnh do vi sinh vật ký sinh bên trong tế bào

+  Kiểu do tế bào TCD4+ phối hợp với ĐTB có vai trò quan trọng trong các bệnh do vi khuẩn ký sinh bên trong tế bào (M. tuberculosis, M. leprea, Listeria, …..): các vi khuẩn này do ký sinh trong tế bào nên có thể né tránh tác dụng của kháng thể và kháng sinh. ĐTB sau khi đã được hoạt hoá bởi IFN-g có tác dụng chính trong việc tiêu diệt các vi khuẩn này.

+ Kiểu do tế bào TCD8+ có vai trò quan trọng trong các bệnh do virus. (Cần lưu ý: những tế bào nào trong quá trình nhiễm virus bị virus ức chế sự xuất hiện các phân tử MHC lớp I thì sẽ bị tế bào NK tiêu diệt). Khi tiêu diệt tế bào nhiễm virus đồng thời tế bào TCD8+ và tế bào NK cũng tiêu diệt tế bào cơ thể (tế bào đã nhiễm). Nếu nhiều tế bào cùng bị nhiễm thì việc tiêu diệt cũng gây ra tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể. Ví dụ viêm gan mạn tính thể hoạt động.

- Ung thư: Các kháng nguyên ung thư là các kháng nguyên nội tại vì thế sẽ được trình diện bởi các phân tử MHC lớp I và vì vậy chúng được tế bào TCD8+ nhận dạng rồi tấn công chúng bằng hình thức gây độc trực tiếp. (Ngoài tế bào TCD8+, nếu tế bào ung thư ít có hay không có các phân tử MHC lớp I trên bề mặt thì tế bào NK sẽ tiêu diệt các tế bào ung thư đó).

- Phản ứng thải loại mô ghép:  có vai trò của cả hai kiểu

     CácBC “lữ khách” di chuyển từ mô ghép đến hạch lympho khu vực gây hoạt hoá các tế bào TH đáp ứng lại các kháng nguyên MHC lớp II trên bề mặt các BC “lữ khách”. Các tế bào TH hoạt hoá sẽ tạo ra các tế bào TDTH và/hoặc các lympho T gây độc là các tế bào tham gia vào quá trình thải ghép.

Câu 16:Đánh giá miễn dịch tế bào?Test tuberculin(nguyên lý,tiến hành,cách đánh giá và phiên giải kết quả)?

TL:           

Phản ứng tuberculin

Cách làm: dùng tuberculin (kháng nguyên được coi là đặc hiệu cho BK) tiêm 5-10 đơn vị vào trong da mặt trước cánh tay. Đọc kết quả sau 72 giờ. Nếu phần cứng nổi lên tại nơi tiêm có đường kính trên 5 mm thì được xem như phản ứng có kết quả dương tính

Ý  nghĩa: phản ứng được dùng để đánh giá xem cơ thể đã có MDQTGTB chống BK chưa. Nếu hay dương tính tức là đã có  ĐƯMDQTGTB với  BK. Như vậy là tốt, vì cơ thể đã có cơ chế bảo vệ khi tái nhiễm BK. Nếu âm tính có nghĩa là chưa có ĐƯMD  QTGTB với BK. Như vậy là không tốt vì cơ thể chưa có có bảo vệ khi nhiễm BK

Tuy vậy khi phản ứng dương tính mạnh thì nó còn gợi ý rằng có thể đang có BK hoạt động trong cơ thể. Nhưng tuyệt nhiên phản ứng tuberculin không có giá trị chẩn đoán lao

Phản ứng chỉ có giá trị khi tiêm đúng liều tuberculin (5-10 đơn vị quốc tế). Nếu tiêm một liều lớn hơn thì sẽ thấy phản ứng xảy ra sớm hơn (48 giờ), sưng to, loét. Phản ứng này không phản ánh ĐƯMDQTGTB  chống BK mà đó là kết quả của phản ứng do phức hợp miễn dịch gây ra, nó phản ánh sự có mặt của kháng thể chống BK

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro