Đề Cương Môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Người Thực Hiện: Mr.TA2K

Lớp: DLK35 - Trường Đại Học Đà Lạt

MSSV: 1110899

Câu 2: Tính  cách dân tộc & đặc trưng văn hóa:

       * TÍnh Cách Dân Tộc:

- Khái niệm con người Việt Nam của Đào Duy Anh:

Về tính chất tinh thần thì người việt nam đại khái thông minh, nhưng xưa naythật ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường.

Sức ký ức thì phát đạt lắm mà giào trí nghệ thuật hơn tính khoa học, giàu trực giác hơn lý luận.

Phần nhiều người có tính ham học.

Song thích văn chương phù hoa hơn thực học, thích thành sáo hơn và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động.

Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt nên dân tộc ViệtNamít người mộng tưởng mà phán đoán thường có vễ thiết thực lắm.

Sức làm việc khó nhọc, nhất là người miền bắc thì ít có dân tộc nào bì kịp, cảm giác hơi chậm chạp song giỏi chịu đau khổ và hay chịu nhẫn nhục.

Tính khí cũng hơi nông nổi, không bền chí, hay khoe khoang trang hoàng bề ngoài; ưa hư Thường thích nhút nhát và chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa.

Não sáng tác thì ít, mà bắt chước, thích ứng và dung hòa thì tài.

Người ViệtNamlại rất trọng lễ giáo song vẫn có não tinh vặt hay bài bác chế nhạo....

- Nhận xét chung:

Ngày hôm nay, các ý kiến của các học giả khi nghiên cứu về con người ViệtNamđều khẳng định bên cạnh những đức tính tốt đẹp như:

Tinh thần yêu nước, long nhân ái, yêu chuộng hóa bình, cần cù chịu khó, thông minh hiếu học, lói ứng sử mền dẻo linh hoạt, ...

Cũng đã bước đầu chỉ ra một số hạn chế cần phải khắc phục như phong cách tùy tiện, tâm lý bình quân cào bằng, óc thủ cựu gia trưởng, tâm lý cầu an...

Gần đây nhất ý kiến của Bửu Ý cũng đã bước đầu mạnh dạn những thói xấu trong sinh hoạt hằng ngày của người ViệtNam.

Ông cho rằng người ViệtNamchúng ta có có mấy thói tật khá phổ biến như: Phóng uế bừa bãi, khạc nhỗ lung tung, rung đùi khi trò chuyện, họp hành...

Bước vào xã hội văn minh, hiện đại, giao lưu tiếp xúc quốc tế thường xuyên, những thói tật xấu ấy rất nên sửa chữa .

* Đặc  Trưng Văn Hóa:

- Văn hoá mang tính cộng đồng: Văn hoá không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên trong xã hội.

Văn hoá như là một qui ước chung cho các thành viên trong cộng đồng.

Đó là những lề lối, những tập tục mà một cộng đồng người cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, không cần ép buộc.

xét về mặt pháp lý những việc làm của anh ta không có gì là phi pháp.

- Văn hoá mang tính tập quán: Văn hoá qui định những hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận trong xã hội cụ thể.

Có những tập quán đẹp, tồn tại lâu đời như một sự khẳng định về nét độc đáo của một nền văn hoá này so với nền văn hoá khác,

như tập quán "mời trầu" của người ViệtNam, tập quán các thiếu nữ Nga mời khách bành mì và muối.

Song cũng có những tập quán không đễ gì cảm thông ngay như tập quán "cà răng căng tai" ở một số dân tộc thiểu số ở ViệtNam.

- Văn hoá mang tính dân tộc: Văn hoá tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của từng dân tộc mà người dân tộc khác không dễ gì hiểu được.

Vì thế mà một câu chuyện cười có thể làm cho người dân các nước Phương Tây  cười chày nước mắt mà người dân Châu Á chẳng thấy có gì hài hước ở đó cả.

Vì vậy cùng một thông điệp mà ở những nước khác nhau có thể  mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

- Văn hóa mang tính chủ quan: Con người ở các nền văn hóa khác nhau có suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc.

Một cử chỉ thọc tay vào túi quần và ngồi ghếch chân lên bàn để giảng bài của một thầy giáo có thể được coi là rất bình thường ở nước Mỹ,

trái lại là không thể chấp nhận được ở nhiều nước Châu Á.

- Văn hóa mang tính khách quan: Văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan của từng dân tộc,

nhưng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội, được chia sẽ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,

không phụ thuốc vào ý muốn chủ quan của mỗi người.

Văn hóa tồn tại khách quan kể cả với các thành viên trong cộng đồng.

- Văn hóa mang tính kế thừa: Văn hóa là sự tích trụ hàng trăm năm, hàng ngàn năm của tất cả các hoàn cảnh,

mỗi thế hệ điều cộng thêm những nét đặc trưng riêng biệt của mình vào nền văn hóa dân tộc trước khi truyền lại cho thế hệ sau.

Ở mỗi thế hệ thời gian qua đi. những cái cũ có thể bị loại trừ và tạo nên văn hóa quảng đại.

Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn văn hóa dân tộc trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn.

- Văn hóa có thê học hỏi được: Văn hóa không chỉ được truyền lại từ đời này sang đời khác, mà nó còn phải do học hỏi mới có.

Đa số những kiến thức (một biểu hiện của văn hóa) mà một người có được là do học mà  có hơn là bẩm sinh đã có.

Do vậy, con người ngoài vốn văn hóa có được từ nơi sinh ra và lớn lên, có thể còn học được từ những nơi khác, những nền văn hóa khác.

- Văn hóa luôn phát triển: Một nền văn hóa không bao giờ tỉnh lại và bất biến.

Ngược lại văn hóa luôn luôn thay đổi và  rất năng động.

Nó luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và tình hình mới.

Trong quá trình hội nhập và giao thoa với nền văn hóa khác, nó có thể tiếp thu những giá trị tiến bộ, hoặc tích cực của các nền văn hóa khác.

Ngược lại nó cũng có tác động ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác.

Câu 3: Khái niệm văn hóa & các khái niệm liên quan:

* Khái niệm:

- Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội.

Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội.

Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa.

Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.

Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức

tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra.

* Khái niện liên quan:

+ Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì:

“Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.

+ Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa:

-Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

-Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát);

-Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);

-Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;

-Văn hóa còn là cum từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa,

được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn

+ Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng:

Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có!

Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa.

+ Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa ViệtNam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng:

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,

trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

+ Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.

Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.

Câu 6: Tín ngưỡng, nguồn gốc, đặc điểm tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam:

- Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng.

Tín ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo.

Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo.

Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì không mang tính dân tộc.

Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo, nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc.

Tín ngưỡng nếu phát triển đến một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo

- Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: “religion” và “religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó. Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh. Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo. Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; những câu hỏi về mục đích, ý nghĩa cuối cùng của sự tồn tại. Chính vì thế những tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học. Số tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau. Tuy thế, ngày nay trên thế giới chỉ có một số tôn giáo lớn được nhiều người theo hơn những tôn giáo khác.

Đôi khi từ "tôn giáo" cũng có thể được dùng để chỉ đến những cái gọi đúng hơn là "tổ chức tôn giáo" – một tổ chức gồm nhiều cá nhân ủng hộ việc thờ phụng, thường có tư cách pháp nhân. "Tôn giáo" hay được nhận thức là "tôn giáo" có thể không đồng nhất với những định nghĩa trên đây trong niềm tin tối hậu nơi mỗi tôn giáo (tức là khi một tín hữu theo một tôn giáo nào đó, họ không có cái gọi là ý niệm "tôn giáo" nơi tôn giáo của họ, tôn giáo chỉ là một cách suy niệm của những người không có tôn giáo bao phủ lấy thực tại nơi những người có tôn giáo).

Câu 7: Môi trường tự nhiên và điều kiện sinh thái:

- Môi trường tự nhiên là một phần ngoại cảnh bao gồm những thực thể - hiện tượng tự nhiên mà con người cùng các loại động vật, thực vật có quan hệ trực tiếp: thích nghi với chúng và có tác động biến đổi chúng.

- Môi trường sinh thái là một môi trường sống bao gồm bầu khí quyển, nướcm thổ nhưỡng, thực động vật, bức xạ mặt trời,... môi trường sinh thái này đặt trong mối quan hệ với sự sống của con người được gọi là môi trường sinh thái nhân văn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro