Câu 4:Đường lối kháng chiến chống Pháp xâm lược(1946-1954)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


(*)HCLS:

-Trên TG,hệ thống XHCN do Liên Xô đứng đầu được hình thành ,p/trào giải phóng dân tộc ,dân chủ đang phát triển mạnh mẽ

-Ở trong nước :

+chính quyền dân chủ nhân dân đươch hình thành ,có hệ thống từ TW đến cơ sở.

+ND L/động đã làm chủ vân mệnh .Toàn dân tin và ủng hộ Việt Minh,ủng hộ Chính Phủ VN Dân Chủ Cộng Hòa do HCM làm chủ tịch

-Khó khăn:

+Hậu quả do chế do chế đọ cũ đẻ lại nhue nạn đói,nạn dốt nặng nề ,ngân quỹ quốc gia trống rỗng

+Chính quyền non trẻ

+Ở miền Bắc(từ vĩ tuyến 16 Đà Nẵng trở ra):gần 20 vạn quân Tưởng lũ lượt vào miền Bắc.Sau lưng chúng Việt Quốc,Việt Cách vs âm mưu thủ tiêu chính quyền CM,đưa bnonj tay sai thành lập chính quyền bù nhìn.

+Ở miền nam(từ vĩ tuyến 16 trở vào)hơn 1 vạn quân Anh kéo vào,dọn đường cho TD Pháp trở lại xâm lược.Ngoài ra, trên cả nước có 6 vạn quân Nhật đang chờ giải áp.

(*)Quá trình hình thành đường lối:

+Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành, bổ sung, , hoàn chỉnh qua thự tiễn.

+Ngày 19-10-1946, Thường vụ Trung ương Đảng mở Hội nghị Quân sự toàn quốc lần thứ nhất do Tổng bí thư Trường Chinh chủ trì.Xuất phát từ nhận định "không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp", Hội nghị đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể cả về tư tưởng và tổ chức để quân dân cả nước sẵn sàng bước và cuộc chiến đấu mới . Trong Chỉ thị Công việc khẩn cấp bây giờ(5-11-1946), Hồ Chí Minh đã nêu lên những việc có tầm chiến lược , toàn cục khi bước vào cuộc kháng chiến và khẳng định lòng yin vào thắng lợi cuối cùng.

+Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện tập trung trong ba văn kiện lớn được soạn thỏa và công bố ngay trước và sau ngày cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng (12-12-1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (19-12-1946) và tác phẩm Kháng chiến Nhất định thắng lợi của Trường Chinh.

(*)Nội dung đường lối:

+ Mục đích kháng chiến: là để tiếp tục sự nghiệp cách mạng tháng Tám, đánh thực dân Pháp xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.

+ Tính chất kháng chiến: Cuộc kháng chiến của ta là chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Vì vậy, cuộc kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.

+ Chính sách kháng chiến: "Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp. Đoàn kết với Miên - Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình. Đoàn kết chặt chẽ toàn dân, thực hiện toàn dân kháng chiến ...phải tự cấp, tự túc về mọi mặt".

+ Nhiệm vụ kháng chiến:

-Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược để giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc.

-Trong quá trình kháng chiến không thể không thực hiện những cải cách dân chủ, tiến hành từng bước chính sách ruộng đất của Đảng nhằm bồi dưỡng sức dân, củng cố khối liên minh công nông, phân hoá cô lập kẻ thù.

-Không chỉ đấu tranh cho ta mà còn bảo vệ hoà bình thế giới.

+ Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mạnh là chính.

-Kháng chiến toàn dân: Là toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang, có ba thứ quân làm nòng cốt... "Bất kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam đứng lên đánh thực dân Pháp", thực hiện mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi làng xóm là một pháo đài.

-Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao. Trong đó:

Kháng chiến về chính trị: Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình.

Kháng chiến vê quân sự: Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy, là "triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài.... vừa đánh vừa võ trang thêm, vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ".

Kháng chiến về kinh tế: Phá hoại kinh tế địch như đường giao thông, cầu, cống, xây dựng kinh tế tự cung tự cấp, tập trung phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng theo nguyên tắc: "Vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước".

Kháng chiến về văn hoá: Xoá bỏ văn hoá thực dân, phong kiến, xây dựng nền văn hoá dân chủ mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.

Kháng chiến về ngoại giao: Thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực. "Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân pháp", sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập.

-Kháng chiến lâu dài: Là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian để củng cố, xây dựng lực lượng, nhằm chuyển hoá tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch, đánh thắng địch.

-Kháng chiến dựa sức mình là chính, trước hết phải độc lập về đường lối chính trị, chủ động xây dựng và phát triển thực lực của cuộc kháng chiến, đồng thời coi trọng viện trợ quốc tế.

-Triển vọng kháng chiến: Mặc dù lâu dài, gian khổ, khó khăn, song nhất định thắng lợi..

- Đầu năm 1951, trước tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương có nhiều chuyển biến mới. Nước ta đã được các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương đã giành được những thắng lợi quan trọng.

- Tháng 2/1951, Đảng cộng sản Đông Dương đã họp đại hội đại biểu lần thứ II tại Chiêm Hoá - Tuyên Quang. Đại hội đã nhất trí tán thành Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày và ra Nghị quyết tách Đảng cộng sản Đông Dương thành ba đảng cách mạng để lãnh đạo cuộc kháng chiến của ba dân tộc đi đến thắng lợi. Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao động Việt Nam. Báo cáo hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày tại Đại hội của Đảng lao động Việt Nam đã kế thừa và phát triển đường lối cách mạng trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thành đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đường lối đó được phản ánh trong chính cương của Đảng lao động Việt Nam.

(*)Ý Nghĩa:

-Đối với dân tộc:

Làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp

Làm thất bại âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh mở rộng chiến tranh của đế quốc Pháp

Giải phóng hoàn toàn miền bắc,tạo điều kiện tiến nên XHCN,hậu thuẫn cho cuộc chiến tranh ở miền Nam

-Đối vs quốc tế

Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới,tăng cường lực lượng cho CNXH và CM TG

Cùng nhân dân Lao &Campucia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở 3 nươc Đông Dương

Mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên TG trươc hết là TD Pháp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro