Đề cương 16 câu của Krys

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 1: Phân tích khái niệm và những tính chất cơ bản của GT.Làm rõ các yếu tố tham gia vào quá trình GT. Ý nghĩa TT.

KHÁI NIỆM:

Gt là 1 hiện tượng tâm lí phức tạp,mỗi nhà nghiên cứu bằng cách tiếp cận khác nhau đưa ra những khái niệm khác nhau, bằng những điểm chung ,có thể nói GT là: 1 hoạt động đặc trưng của con người diễn ra dưới các hình thức tiếp xúc, giao lưu nhằm trao đổi tình cảm,tri thức và thông tin trong cs cá nhân và xh.

Tính chất cb:

Như đã biết, GT là hoạt động đặc thù của mỗi ng tuy nhiên không 1 cá nhân nào có thể tồn tại và phát triển bình thường nếu không có mối quan hệ với cộng đồng. DO đó GT mang tính cá nhân nhưng cũng mang tính XH.

+TÍNH CÁ NHÂN:

GT đc thực hiện qua những con ng cụ thể mà trc hết đc biểu hiện bằng phong cách GT và ứng xử hoặc mục đích,ndung, kĩ năng ở mỗi ng.

Sự khác nhau về yếu tố sinh học,phẩm chất XH,tính cách,trình độ,động cơ,tuổi tác...tạo nên tính cá nhân trong GT.

+TÍNH XH:

GT đc hình thành và pt trong mt XH và sử dụng các phương tiện GT do con ng tạo ra truyền từ đời này sang đời khác.

Bản chất XH và con đường cơ bản của quá trình XH hóa các hành vi bản năng của con ng được thực hiện thông qua GT.

Có GT mới có XH, XH thay đổi thì GT cũng thay đổi

Câu 2: Ptich những đặc trưng CB của GT, làm rõ các yếu tố tham gia vào qtrinh GT. Ý NGHĨA TT.

- Đặc trưng CB của GT:

-Mang tính nhận thức :

Cá nhân ý thức được mục đích giao tiếp, nhiệm vụ, nội dung của tiến trình giao tiếp, phương tiện giao tiếp; ngoài ra còn có thể hiểu đặc trưng được của giao tiếp là khả năng nhận thức và hiểu biết lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp, nhờ đó tâm lý, ý thức con người không ngừng được phát triển. Nếu không giao tiếp với những người xung quanh, đứa trẻ không nhận thức được.

-Trao đổi thông tin :

Dù với bất kì mục đích nào, trong quá trình giao tiếp cũng xảy ra sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan. Nhờ đặc trưng này mà mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình theo những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của nghề nghiệp, của vị trí xã hội mà họ chiếm giữ. Cũng nhờ đặc trưng này, những phẩm chất tâm lý, hành vi ứng xử, thái độ biểu hiện của con người được nảy sinh và phát triển theo các mẫu hình "nhân cách" mà mỗi cá nhân mong muốn trở thành.

- Giao tiếp là một quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội.

Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện thông qua giao tiếp người - người. Con người vừa là thành viên tích cực của các mối quan hệ xã hội vừa hoạt động tích cực cho sự tồn tại và phát triển của chính các quan hệ xã hội đó.

-Giao tiếp giữa các cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển xã hội.

Giao tiếp bao giờ cũng được cá nhân thực hiện với nội dung cụ thể, trong khung cảnh không gian và thời gian nhất định.

-Sự kế thừa chọn lọc

Giao tiếp bản thân nó chứa đựng sự kế thừa, sự chọn lọc, tiếp tục sáng tạo những giá trị tinh thần, vật chất thông qua các phương tiện giao tiếp nhằm lưu giữ, gìn giữ những dấu ấn về tư tưởng, tình cảm, vốn sống kinh nghiệm của con người. Giao tiếp được phát triển liên tục không ngừng đối với cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, cộng đồng tạo thành nền văn hoá, văn minh của các thời đại.

- Các yếu tố tham gia vào qtrinh GT:

+Mục đích: 1 qtrinh Gt có thể bao gồm nhiều mục đích tùy thuộc vào động cơ,tính chất,mqh giữa chủ thể vs đối tượng (chính trị,quân sự..)

+Nội dung: Biểu hiện ở ttin trao đổi giữa chủ thể vs đối tượng giúp 2 bên nhận định mục đích GT đúng (chịu ảnh hưởng ko nhỏ bởi trình độ,kinh nghiệm,mối quan hệ...)

+Phương tiện: công cụ đc 2 bên sử dụng như ngôn ngữ, cử chỉ, các phương tiện ....

+Hoàn cảnh: là môi trường diễn ra qtrinh GT gồm ko gian,thời gian,khoảng cách giữa chủ thể và đối tượng,trạng thái tâm lí, bối cảnh XH. Hoàn cảnh là yếu tố quy định tính chất,đặc trưng của hđ GT.

+Kênh GT: các đường lien lạc,dẫn truyền,tiếp nhận như các giác quan. Căn cứ vào kênh GT để chủ thể vs đối tượng chuẩn bị nội dung,pphap,phương tiện.. CÓ 3 loại kênh GT cơ bản là kênh nói kêh nhìn và kênh tổng hợp.

+Quan hệ GT: Là sự tương quan vị thế XH ,vai trò,tuổi tác,nghề nghiệp...

CÂU 3: Chức năng và vai trò của giao tiếp. Ý nghĩa thực tiễn

a/ CHỨC NĂNG: Giao tiếp không chỉ đơn giản nhằm mục đích trao đổi, truyền đạt ttin kinh nghiệm mà còn là quá trình tác động lẫn nhau nhằm để phối hợp và thống nhất hành động, xuất hiện khi có sự tác động qua lại tích cực giữa 2 or nh ng và phải sd ngôn ngữ làm ptien.

Căn cứ vào mục đích,tính chất,vai trò có thể nxet giao tiếp có các chức năng:

- Truyền tin (thông báo): là chức năng cơ bản và sớm nhất trong quá trình phát triển của từng cá nhân và xã hội. CHỨC NĂNG truyền tin được thể hiện trong cả nội dung và hình thức của quá trình giao tiếp. Gi úp con người nhận thức,đánh giá lẫn nhau trên cơ sở đó xây dựng,duy trì hoặc phát triển các mối quan hệ 2 chiều phù hợp. Nhờ có giao tiếp mà con người trao đổi cho nhau những tin tức dưới dạng nhận thức và tư tưởng về 1 mảng hiện thực nào đó được nêu ra trong nội dung giao tiếp. Nhờ có sự thông tin mà tạo nên sự tác động lẫn nhau về đời sống tình cảm con người.

- Chức năng đinh hướng hoạt động: là chức năng cơ bản và bao quát của quá trình giao tiếp.Vì giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội yêu cầu cả chủ thể và đối tượng cần phải nhận thức được mục đích giao tiếp. Nhờ những biểu hiện của chức năng định hướng hoạt động, mỗi cá nhân có thể nhận thức được nhu cầu,động cơ& những đặc điểm tâm lí của nhau trên cơ sở đó làm thỏa mãn mong muốn,nguyện vọng của cả chủ thể và đối tượng giao tiếp, xây dựng & duy trì phát triển các mối quan hệ trong đời sống cá nhân,xh,tạo nên sự gắn kết con ng vs con ng.

- Chức năng điều chỉnh,điều khiển hành vi: GT là 1 hđ chịu sự tác động của nhiều yếu tố đặc biệt là môi trường xã hội,đặc điểm tâm lí.. do đó đòi hỏi cả 2 bên đều phải tự ý thức về bản thân để tổ chức,điều chỉnh,điều khiên hành vi phù hợp vs chuẩn mực. Đây là chức năng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và chất lượng của quá trình giao tiếp. Trong qtrinh GT luôn có sự hoán đổi vị trí chủ thể vs đối tượng tạo nên sự gần gũi thân mật, hiểu biết và thông cảm lẫn nhau.

- Chức năng giáo dục,pt nhân cách: GT là 1 trong những con đường cơ bản để giáo dục và pt nhân cách mỗi cá nhân trong XH. Thông qua GT, mỗi cá nhân tự lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức,kinh nghiệm xh.. biến nó thành kinh nghiệm cá nhân để tự điều chỉnh hành vi của bản thân, pt và hoàn thiện nhân cách.

=>Bất kỳ hình thức giao tiếp nào cũng có 4 chức năng trên quan hệ tác động qua lại lẫn nhau . Tùy theo đối tượng,mục đích giao tiếp,mối quan hệ..mà chức năng này chức năng kia có mức độ ưu thế khác nhau.( chủ thể gt cần lựa chọn các bphap ứng xử phù hợp)

B/ VAI TRÒ

Để tồn tại và phát triển trong mt tự nhiên xh,con ng ko chỉ có nhu cầu trao đổi kinh nghiệm sx. Ko có gtiep, mọi hoạt động xh sẽ bị ngừng trệ,thậm chí là tê liệt hoàn toàn.GT là cơ sở cho mọi hoạt động xh.

- GT là 1 trong những phương thức giúp con ng thiết lập các quan hệ xh tạo nên bản chất ng : bởi GT là nhu cầu của con ng đc xuất hiện rất sớm vì GT là 1 trong những con đường CB để hình thành ý thức XH của cng ( làm phong phú nd hình thức, 1 trong những con đường quyết định quá trình hình thành vs pt nhân cách).

- GT là 1 trong những phương thức thỏa mãn nhu cầu đặc trưng của cng, là 1 nhu cầu bẩm sinh của cng. Thông qua GT , thế hệ đi sau chọn lọc,lĩnh hội... những giá trị văn hóa của thế hệ trc. Thông qua GT , cá nhân tự đối chiếu mình với người khác để trên cơ sở đó tự điều chỉnh hvi,bản thân theo chuẩn mực xh.

ð Ý nghĩa: Không có GT thì không có sự tồn tại và pt của các mối quan hệ xh và cộng đồng. GT là cơ chế bên trong của sự tồn tại , pt xh và là con đường cơ bản hình thành bản chất xh con ng.

Câu 4 Trình bày các giai đoạn và sự thống nhất các giai đoạn trong quá trình giao tiếp. YNTT

ð Giao tiếp là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thực hiện những chức năng khác nhau. Bất kỳ dạng giao tiếp nào cũng được tiến hành theo các giai đoạn cơ bản như sau:

ð - GÐ1: Lập kế hoạch giao tiếp.

ð + Chức năng: Sắp đặt, xác định phương pháp, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm giao tiếp theo những phương tiện sẵn có phù hợp đối tượng, nội dung giao tiếp.

ð + Yêu cầu: Xác định được mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp. Tìm hiểu thông tin về đối tượng giao tiếp. Xác định được nội dung, hình thức giao tiếp. Dự kiến phương pháp, phương tiện giao tiếp. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và biện pháp giải quyết. Xác định được thời gian, địa điểm giao tiếp.

ð -Gđ2: Triển khai cuộc giao tiếp:

ð + Mở đầu quá trình giao tiếp:

ð • Chức năng: Nhận thức về đối tượng giao tiếp và cuộc giao tiếp; định hướng cho cuộc giao tiếp đi đúng mục đích, yêu cầu.

ð • Yêu cầu: Tạo ra sự thiện cảm và tin yêu từ y phục đến ánh mắt, nụ cười, về dáng đi đứng, tư thế, phong cách cần đĩnh đạc, đường hoàng, tự tin, tạo cảm giác an toàn, gần gũi như kính trọng... Cần chuẩn bị nên nói những gì? nói như thế nào?

ð + Diễn biến của quá trình giao tiếp:

ð • Chức năng: Thực hiện mọi mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp; bộc lộ sinh động và chân thực bản chất của chủ thể với đối tượng giao tiếp.

ð • Yêu cầu: Giao tiếp bằng bản chất thực của mình; có sử dụng nghệ thuật giao tiếp phù hợp. Lời nói cần súc tích, nhiều thông tin, kích thích sự động não liên tưởng, chú ý đến phương pháp luận, nhận thức. Các bước giao tiếp nên theo một trình tự khoa học. Ngoài lời nói, tư thế, tác phong, hành vi, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười... thì cần sử dụng các phương tiện khác để giao tiếp.

ð -Gđ3: Kết thúc, đánh giá quá trình giao tiếp:

ð + Chức năng: Kết thúc cuộc giao tiếp nhưng để lại nhiều ấn tượng tốt cho đối tượng giao tiếp; đánh giá sự thành công - thất bại của cuộc giao tiếp để rút ra được bài học kinh nghiệm cho các cuộc giao tiếp lần sau.

ð + Yêu cầu: Nhận thức được là đã thực hiện được nội dung, nhiệm vụ giao tiếp. Chốt lại những vấn đề chính của cuộc giao tiếp làm tăng hiệu quả giao tiếp. Đề ra được biện pháp, việc làm cho các hoạt động tiếp theo nhằm phát huy tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đối tượng giao tiếp.

ð *Sự thống nhất giữa các giai đoạn trong quá trình giao tiếp:

ð - Sự phân chia các giai đoạn trong quá trình giao tiếp chỉ mang tính tương đối nhằm vạch ra nội dung, nhiệm vụ, đặc trưng tâm lý cơ bản của quá trình giao tiếp ở mỗi giai đoạn.

ð - Nếu chúng ta định hướng chính xác những thông tin ban đầu trước khi tiến hành giao tiếp, có lối cư xử phù hợp thì kết thúc cuộc giao tiếp cả chủ thể và đối tượng giao tiếp đều cảm thấy thoải mái.

ð - Ba giai đoạn này luôn thống nhất,tác động qua lại lẫn nhau trong tình huống giao tiếp cụ thể.

ð Câu 5: Nêu các loại kỹ năng GT. Phân tích kỹ năng định vị trong qtrinh GT. Ý nghĩa tt

ð

ð -KNGT là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bề ngoài và những diễn biến tâm lí bên trong của đối tượng giao tiếp đồng thời sử dụng hợp lí những phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức điều khiên qtrinh GT nhằm đạt được mục đích giao tiếp đề ra.

ð Theo sự phân chia của các nhà khoa học tâm lí và GD, KNGT có thể được phân chia thành các loại như:

ð +Kỹ năng định hướng trong giao tiếp: khả năng dựa vào biểu lộ bên ngoài như sắc thái,biểu cảm ngữ điệu,thanh điệu của lời nói,điệu bộ...để phán đoán trạng thái tâm lí của chủ thể và đối tượng trong qt giao tiếp.

ð +Kỹ năng định vị trong giao tiếp: khả năng biết xác định vị trí trong giao tiếp , đặt vị trí của mình vào vị trí đối tượng Gt để có thể cùng vui,buồn với niềm vui nỗi buồn của đối tượng GT. Và biết tạo Đk để đối tượng chủ động GT với mình (xác định đúng ko gian,thời điểm GT...)

ð +.Kỹ năng điều chỉnh,điều khiển trong qtrinh GT: là khả năng làm chủ nhận thức,thái độ và hành vi phản ứng của mình,biết đọc những vân động trên nét mặt,ngôn ngữ biểu cảm,cử chỉ,điệu bộ , dáng đi của đối tượng giao tiếp.

ð +Kỹ năng nhận biết những dấu hiệu bên ngoài: là nhóm kỹ năng thực hiện chức năng nhận thức gồm nhận thức cảm tính qua: chiều cao,dáng,đầu tóc,răng,miệng...và nhận thức lí tính về tính cách,khí chất,cảm xúc..

ð KỸ NĂNG ĐỊNH VỊ TRONG GIAO TIẾP:

ð Kỹ năng định vị trong GT thể hiện khả năng xây dựng những nội dung chủ yếu thuộc về nhân cách , vị trí của đối tượng giao tiếp trong các quan hệ XH.

ð Đặc biệt chú trọng những đặc điểm tâm lí cá biệt của đối tượng để trên cơ sở đó lựa chọn đặc điểm,thời gian và cách thức tác động phù hợp với nhu cầu , nguyện vọng đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh của đối tượng. Kỹ năng định vị là khả năng biết xác định vị trí chủ thể và đối tượng trong quá trình GT,tạo ra sự đồng cảm trong GT, đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng, xác định đúng thời gian,địa điểm GT..

ð Để có kỹ năng định vị,chủ thể cần rèn luyện trong hoạt động, GT và txuc nh lần với đối tượng GT thì mới XD đc chân dung tâm lí về họ: ý thức đc hvi của mình, nghiên cứu để hiểu nhu cầu nguyện vọng của đối tượng,không gợn giả dối.

ð Câu 6 : Trình bày vai trò của các hiện tượng tâm lý trong giao tiếp . Ý nghĩa thực tiễn ?

ð 1.Vai trò của hoạt động nhận thức trong giao tiếp .

ð A, Vai trò của nhận thức cảm tính :

ð Nhận thức cảm tính là quá trình tâm lý nên mới nhận thức được những biểu hiện bề ngoài mà chưa nhận thức được cái bên trong của đối tượng giao tiếp , cụ thể là .

ð Sự giao tiếp đầu tiên giữa hai người hay nhóm người bao giờ cũng bắt đầu bằng nhận thức cảm tính , tức là bằng cảm giác và tri giác . Khi giao tiếp với nhau , con người dã có sự tác động qua lại với nhau và tác động vào các giác quan của nhau , chủ yếu là thị giác và thính giác giúp họ nhín thấy nhau , nghe thấy nhau.

ð Chính những cảm giác, tri giác này sẽ giúp ta có một nhận định nào đó về đối tượng giao tiếp .

ð Nhận thức cảm tính mang đậm dấu ấn của chủ thể giao tiếp , vì vậy , độ chính xác của nó trong đánh giá về đối tượng giao tiếp chưa cao . Do vậy , khi đánh giá một người nào đó là tốt hay xấu không thể chỉ dựa vào khả năng nhận thức cảm tính .

ð B,Vai trò của nhận thức lý tính : là quá trình tâm lý phản ánh gián tiếp , khái quát những cái bản chất,những quy luật bên trong của sự vật hiện tượng.

ð *Chú ý và trí nhớ trong giao tiếp : khi giao tiếp với nhau ai cũng muốn đối tượng chú ý (nghe,nhìn) với mình , có nhưu vậy quá tình giảo tiếp giữa họ mới tiếp tục diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, nếu không có sự chú ý tới nhau thì quá trình giao tiếp sẽ bị đứt quãng . thông tin mà chủ thể giao tiếp phát ra, cách trình bày vấn đề của chủ thể giao tiếp có hấp dẫn lôi cuốn không sẽ có vai trò quan trọng đối với đối tượng giao tiếp làm cho việc chú ý đến nhau nhiều hay ít . Khi giao tiếp cần : nhớ tên đối tượng giao tiếp , tránh goi nhầm làm phật ý đồng thời sẽ làm bản thận e ngại vì quên tên đối phương . Khi hứa phải giữ lời nếu không sẽ mất lòng tin .

ð * Tư duy , tưởng tượng trong giao tiếp : tư duy giúp chủ thể và ĐTGT mở rộng giới hạn của nhận thức , tạo ra những khả năng để vượt ra bên ngoài những giới hạn của kinh nghiệm trực tiếp do cảm giác và tri giác mang lại, để đi sâu vào bản chất của vấn đề và tìm ra mối quan hệ có tính quy luật giưa chúng với nhau . Ngoài ra tư duy còn có thể giải quyết được những nhiệm vụ trong tương lai do nắm bắt được bản chất và quy luật b=vận động của nội dung giao tiếp .

.

ð 2. vai trò của cảm xúc,tình cảm, ý chí và các thuộc tính tâm lý cá nhân trong giao tiếp .

ð * vai trò của cảm xúc,tình cảm, ý chí

ð -Cảm xúc , tình cảm : khi chưa quen biết nhau mà giao tiếp với nhau thì ở còn người sẽ biểu lộ và nảy sinh các cảm xúc – tình cảm âm tính dương tính về nhau( yêu ghét là do nhiều lần giao tiếp )

ð -ý chí : trong giao tiếp , có những lúc con người gặp phải những tình huống khó khăn về vật chất , tâm lý do khách quan hoặc chủ quan vậy nên đòi hỏi mỗi ng phải có nỗ lực về ý chí để vượt qua .

ð * Vai trò của những thuộc tính tâm lý cá nhân trong giao tieeos ;

ð Trong giao tiếp những thuộc tính tâm lý các nhân : xu hướng , tính cách , khí chất ,,,năng lực đều có ảnh hưởng nhất định và chi phối cách giao tiếp , do vậy , ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp .

ð Những người có cùng xu hướng , hoặc nhiều cái giống nhau trong xu hướng thì khi giao tiếp họ dễ hiểu nhau , dễ thông cảm và đồng tình nhất trí với nhau. Dê dàng giao tiếp hơn đi tới sự thống nhất và tìm ra tiếng nói chung +> kết quả cao hơn nhanh hơn .

ð Khí chất : hăng hái nhiệt tình giúp đỡ dê gây được tình cảm và sự chú ý của đối tượng gtiep do đó GT đạt KQ cao . Khí chất nóng nảy , cục cằn hay làm mất lòng người khác se khó giao tiếp với mọi người và hiệu quả giao tiếp của họ se thấp .

ð Năng lực của cá nhân trong giao tiếp thể hiện ở sự khác nhau về năng lực của cá nhân tham gia vào quá trình giao tiếp sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả giao tiếp .

ð

ð Câu 7 : Nêu các phương tiện trong quá trình giao tiếp . Phân tích phương tiện ngôn ngữ nói trong giao tiếp . ý nghĩa thực tiễn ?

ð .Các phương tiện trong quá trình giao tiếp:

ð -Để giao tiếp với nhau con người sử dụng những phương tiện nhất định gọi là phương tiện giao tiếp.Các phương tiện này rất đa dạng và phong phú nhưng có thể chia chúng làm 2 loại : ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ.

ð

ð Ngôn ngữ nói : Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ hướng vào người khác được biểu hiện bằng âm thanh, dùng trong giao tiếp tự nhiên hàng ngày; trong đó người nói người nghe tiếp xúc trực tiếp với nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai nghe.

ð Ngôn ngữ nói gồm hai loại : ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại . Ngôn ngữ đối thoại sử dụng trong quá trình giao tiếp giưa một ng với một người hoặc với nhiều người .

ð * Đặc điểm ngôn ngữ nói trong giao tiếp

ð -Đặc điểm xã hội của ngôn ngữ nói : NNN bao gồm các thành phần từ vựng ngữ pháp và ngữ âm . Cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ nói phản ánh trình độ phát triển của dân tộc địa phương mà chủ thể giao tiếp là thành viên . Vì vậy trong quá trình giao tiếp đòi hỏi cụ thể và đối tượng giao tiếp phải sự dụng chuẩn xác các thành phần ngữ pháp.

ð Ngôn ngữ nói chứa đựng nghĩa xã hội , nghĩa nội hàm của khái niệm từ và mang nội dung xã hội và là nghĩa thực hiện chức năng nhận thức, chỉ đồ vật , hiện tượng các thuộc tính , các quan hệ của chúng đang tồn tại và phát triển xung quanh chúng ta .

ð Ngôn ngữ nói được xã hội và cá nhân sử dụng trong quá trình giao tiếp với những người xung quanh , do vậy, khi cá nhân sử dụng ngôn ngữ nói sẽ hàm chứa ý cá nhân ở đó . Ý của ngôn ngữ nói trong giao tiếp thể hiện thái độ thiện cảm hay ác cảm , chân thành hay không chân thành khi tiếp xúc với đối tượng giao tiếp .

ð Ngôn ngữ nói được sử dụng trong những tình huống , hoàn cảnh cụ thể , cho nên ít, nhiều mang tính chất tình huống cụ thể .

ð -Đặc điểm cá nhân của ngon ngữ nói :

ð Đặc điểm rõ nét nất , nổi bật nhất về ngôn ngữ nói của cá nhân là giọng điệu nhịp điệu của lời nói , cấu trúc ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ nói

ð +) Giọng nói là sắc thái âm thanh biểu hiện trong ngôn ngữ nói, giọng nói có vai trò to lớn trong truyền đạt vốn kinh nghiệm sống, tri thức khoa học . Giọng nói phản ánh chân thật tình cảm , tâm lý của chủ thể giao tiếp : giọng trầm hùng ấm áp , nhẹ nhàng hay đanh lại dứt khoát .. Giọng nói thực hiện các chức năng như răn đe, đong viên, ngăn cấm ,,,

ð +) Nhịp điệu có vai trò kích thích tính tích cực nhận thức, sự phát triển trí tuệ của đối tượng giao tiếp . Cách sử dụng từ, vốn từ tron giao tiếp của mối ng khác nhau tuy nhiên để đối tượng giao tiếp hiểu được nội dung của buổi giao tiếp , chủ thể phải sử dụng ngôn ngữ thường nhật để giải thích so sánh, chưng minh, khẳng định , phủ định .Cách sử dụng tự phản ánh trình độ văn hóa , trình độ học vấn , phẩm chất trí tuệ , thậm chí có khả năng hài hước , hóm hỉnh của chủ thể và đối tượng giao tiếp –một hình thức tác động nhẹ nhàng và gây được chú ý tạo ấn tượng . lời nói hay , dùng từ chính xác có tác động lớn đến hiệu quả giao tiếp

ð +) Ngữ pháp để hiểu được lời nói thì cần cấu trúc câu , hành vi ngôn ngữ nói phải tuân theo cấu trúc ngữ pháp ; mặc dù ngữ pháp lời nói mang tính tình huốn , rút gọn nhưng không vì thể mà đảo ngược trật tự trong câu . ( mạch lạc, khúc chiết, rõ ràng )

ð +) Phong cách ngôn ngữ nói là tổng thể những đặc điểm tâm lý các nhân được thể hiện qua giọng điệu , cách phát âm , vốn từ , cách sử dụng từ, ngữ pháp và cách diễn đạt .

Câu 8 : Phân tích khái niệm nguyên tắc giao tiếp và tính chất của giao tiếp có văn hóa . ý nghĩa thực tiễn .

ð *Khái niệm nguyên tắc giao tiếp :NTGT là hệ thống những quan điểm , nhận thức có tính chất chỉ đạo , định hướng hệ thống thái độ , hành vi ứng xử trong giao tiếp , đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp , phương tiện giao tiếp của cá nhân . Có thể nói NTGT mang tính chất bền vững , ổn định , chỉ đạo , định hướng, điều chỉnh các phản ứng , hành vi của cá nhân trong quan hệ giao tiếp. Nguyên tác giao tiếp được hình thành từ thói quen , phong tục tập quán của xã hội , dân tộc , đồng thời thông qua sự rèn luyện trong nghề nghiệp , vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân .

ð * Tính chất của giao tiếp có văn hóa :

ð +)Tính khoa học : thể hiện ở nội dung, hình thức, phương pháp giao tiếp phù hợp với mục đíc của giao tiếp . Nội dung đc đê cập trong quá trình giao tiếp phải là những vấn đề thuộc về một lĩnh vực cụ thể của hiện thực .

ð -Trong giao tiếp mang tính pháp lý và ngoại giao , tính khoa học được biểu lộ qua chủ thể và đối tượng giao tiếp là tuân thủ những nguyên tắc luật lệ , những quy định của quoocs gia , dân tốc hoặc công pháp quốc tế .

ð - Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường ,tính khoa học của giao tiếp được thể hiện ở nội dung, hình thức và phong cách giao tiếp luôn phù hợp với bản sắc văn hóa, đặc điểm tâm lý, phong tucj tập quán , thói quen của mỗi dân tộc và yêu cầu của nghề nghiệp .

ð +)Tính đạo đức : thể hiện ở sự quý trọng tin tưởng , thương yêu , chia sẻ giúp đỡ người giao tiếp với mình đồng thời biết tự trọng, tự kiềm chế, nhường nhịn, khiêm tốn , chân thành.

ð Tính đạo đức là một nguyên tắc trong quá trình giao tiếp đòi hỏi phải được thực hiện trong mọi mối quan hệ

ð Ví dụ : cấp trên cấp dưới : cấp trên tôn trọng nhân phẩm, quyền lợi cấp dưới , cấp dưới : phục tùng , kính trọng trung thực thăng thắn làm tròn nhiệm vụ với cấp trên .

ð Giữa bạn bè : cảm thông chía sẻ niềm vui nỗi buồn . không phản bội lợi dụng

ð Giữa những ng chưa quen biết : tôn trọng nhau .

ð +)Tính thẩm mĩ : thể hiện ở vẻ đẹp của mỗi người( cái duyên ) trong giao tiếp .

ð Một là, khi giao tiếp thì tính khoa học và tính đạo đức được thẩm mỹ hóa trong lời nói, hành vi cử chỉ cách ăn mặc một cách khéo léo nhất để trở thành cái đẹp cái duyên.

ð Hai là, cái đẹp tự nhiên vốn có của con người như vẻ đẹp thân hình hoặc cách ăn mặc âm sắc của lời nói , cử chỉ hành vi và khung cảnh diễn ra quá trình giao tiếp . +) Tính dân tộc : được thể hiện ở hình thức và phong cách giao tiếp của cả chủ thể và đối tượng giao tiếp , không trái với bản sắc văn hóa , phong tục tập quán và thói qun , tâm lý của dân tộc . Giá trị của tính dân tộc trong giao tiếp còn là sự thể hiện lòng tự hào và truyền thống dân tộc . đồng thời , đó là hành vi biểu hiện của chủ thể và đối tượng đa không đánh mất bản sắc văn hóa của dân tộc mình trong quá trình giao tiếp

ð Câu 9 Nêu các nguyên tắc giao tiếp có văn hóa . Phân tích nguyên tắc nhân cách mẫu mực và nguyên tắc tôn trọng nhân cách trong giao tiếp. YNTT

ð *Các nguyên tắc giao tiếp có văn hóa : Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp , Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp, đồng cảm trong giao tiếp ,có thiện ý trong giao tiếp

ð * Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp : trong quá trình giao tiếp giưa cá nhân vs cá nhân , mọi hành vi cử chỉ cách nói năng dù chủ định hay không chủ định đều trực tiếp tác động vào nhận thức của nhau ( cả cái hay cái dở ) . qua đó mỗi cá nhân sẽ dánh giá,nhận xét về nhân cách của nhau . Vì vậy nhân cách mẫu mực trong giao tiếp được coi là nguyên tắc cơ bản .

ð Biểu hiện của nguyên tắc nhân cách mẫu mực :

ð -Sự mẫu mực về trang phục , hành vi, cử chỉ , hành vi ngôn ngữ nói ; nói năng mạch alcj khúc chiết , cử chỉ đĩnh đạc đàng hoàng .

ð -Thái độ và những biểu hiện của thái độ phù hợp với các phản ứng hành vi( kẻ cả hành vi ngôn ngữ )

Câu 10: Phong cách GT là gì? Phân tích bản chất của PCGT. YNTT

-PCGT là toàn bộ những phương pháp,thủ thuật tiếp nhận,phản ứng,hành động tương đối bền vững,ổn định của mỗi cá nhân,nó quy định sự khác biệt giữa các cá nhân,giúp cá nhân thích nghi với môi trường sống thay đổi để tồn tại và phát triển.

Phong cách là những pp,thủ thuật tiếp nhận , phản ứng,hành động tương đối ổn định,bền vững của cá nhân.Nghĩa là con người hoạt động,ứng xử tương đối như nhau trong những tình huống khác nhau.

-Bản chất của PCGT :

+Tính ổn định : quy định sự khác biệt giữa các cá nhân bởi cấu tạo,chức năng hoạt động của các giác quan,hệ thần kinh làm cho thói quen phản ứng,trả lời các kích thích tác động.(có ng tri giác thiên về phân tích cái vụn vặt và ngc lại)

Phong cách cá nhân mang tính lịch sử do XH càng phát triển,số lượng nghề nghiệp tăng đòi hỏi những nét đặc trưng tâm lí với mỗi nghề nghiệp phức tạp hơn làm thay đổi thao tác hành vi tạo nên phong cách mới.( khẩn trương hơn XH NN)

Sự thay đổi quan hệ XH cũng tác động quy định đến PCGT.

+Tinh linh hoạt,cơ động của phong cách : Sự thay đổi của tự nhiên,XH,môi trường sống...làm thay đổi PCGT của con người. Tính linh hoạt giúp cho cá nhân thích ứng vs mt XH.

PCGT cũng bị biến đổi theo tuổi và sự pt cơ thể và các mối quan hệ khác nhau.

=>> PCGT là toàn bộ hệ thống những phương pháp,thủ thuật tiếp nhân,phản ứng,hành động tương đối bền vững, ổn định của chủ thể và đối tượng GT nhằm truyền đạt,lĩnh hội thông tin về tri thức KH,kinh nghiệm,vốn sống...góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách cho cá nhân mỗi người.

Câu 11: nêu các phương tiện trong quá trình giao tiếp. Phân tích phương tiện phi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.Ý nghĩa thực tiễn đối với hoạt động giao tiếp.

.Các phương tiện trong quá trình giao tiếp:

-Các phương tiện này rất đa dạng và phong phú nhưng có thể chia chúng làm 2 loại : ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ.

1.Ngôn ngữ:

-Ngôn ngữ là quá trình con người sử dụng một thứ tiếng nào đó để giao tiếp và tư duy.Ngôn ngữ chính là tiếng nói và chữ viết của ta.

Để sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

Nội dung của ngôn ngữ: Là nghĩa của từ mà chúng ta nói (viết), ý mà chúng ta chuyển đến người nghe (đọc).

+ Dùng từ phải chuẩn xác.

+ Ngôn ngữ mang tính tình huống.

+ Ngôn ngữ thể hiện cảm xúc.

-Phát âm, giọng nói, tốc độ nói : ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giao tiếp.

-Phong cách ngôn ngữ : lối nói thẳng, lịch sự,mỉa mai..

2.Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ : ngôn ngữ hình thể

+Ánh mắt, nét mặt, nụ cười.

+Ánh mắt: nhìn thẳng vào người đối thoại không nhìn vào người khác.

Nét mặt: góp phần giao tiếp

-Ăn mặc, trang điểm, trang sức

-Tư thế, động tác

-Khoảng cách, vị trí, kiểu bàn ghế

+Khoảng cách: khoảng cách giao tiếp chịu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, chú ý phù hợp với tính chất của mối quan hệ, tùy theo mục đích, linh hoạt thay đổi cho phù hợp.

+Vị trí góc, hợp tác, cạnh tranh, độc lập

-Quà tặng

Phân tích phương tiện phi ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.

-Ngôn ngữ dùng để biểu lộ suy nghĩ, ý định hoặc trạng thái của mỗi người và cũng còn có thể để che giấu, đánh lạc hướng người khác. Vì ngôn ngữ gắn liền với ý thức, nó được sử dụng một cách có chủ định của ý thức.

-Trong giao tiếp, ngoài việc để ý đến các cử chỉ điệu bộ và thông điệp của người đối diện, bạn còn phải biết cách đọc được những cử chỉ của người ấy và ý nghĩa của chúng.

-Khi có được kinh nghiệm đó, bạn sẽ nhận biết người đối diện, nhận biết bản thân và kiểm soát bản thân cũng như người đối diện bằng hành động phi ngôn ngữ.

-Khi kiểm soát hành vi, cử chỉ của mình và của người đối diện, chúng ta sẽ thấy được những cái lợi của ngôn ngữ cơ thể.

-Ngôn ngữ của cơ thể phản ánh cảm xúc thực sự bên trong nên hiểu được nó, bạn có thể sử dụng chúng một cách có lợi nhất.

- Không giao tiếp mắt: Những người muốn che giấu điều gì thường không giao tiếp mắt khi nói dối.

- Nhìn lướt qua: Khi cảm thấy chán, người ta thường nhìn lướt qua người đối diện hoặc liếc nhìn xung quanh phòng.

- Nhìn sâu vào mắt người đối diện: Người nào tỏ ra bực tức với bạn hoặc hợm hĩnh thường nhìn chằm chằm vào mắt bạn.

- Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực và đáng tin cậy.

Đôi mắt được ví là cửa sổ của tâm hồn, là yếu tố bộc lộ rõ nhất cảm xúc của con người.Trong khi giao tiếp, có thể hiểu được cảm xúc người khác thông qua ánh mắt để có cách ứng xử phù hợp.

- Ánh mắt hỗ trợ ngôn ngữ nói: Ánh mắt đi kèm theo lời nói sẽ làm cho lời nói truyền cảm hơn, tự tin hơn, thuyết phục hơn.

- Ánh mắt thay thế lời nói: Có những điều kiện, hoàn cảnh người ta không cần nói nhưng vẫn có thể làm cho người ta hiểu được điều mình muốn nói thông qua ánh mắt.-Yêu cầu khi sử dụng ánh mắt: Phải thể hiện đúng ánh mắt mình muốn chuyển tải điều cần nói, đồng thời không nên sử dụng những ánh mắt khó chịu, soi mói, chằm chằm...

Câu12: Nêu các loại kỹ năng giao tiếp. Phân tích kỹ năng điều chỉnh, điều khiển trong quá trình giao tiếp.Ý nghĩa thực tiễn.

-Kỹ năng giao tiếp có thể học hỏi và rèn luyện theo thời gian.

-Đây là một kỹ năng có thể học hỏi và rèn luyện theo thời gian.

1. Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

-Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn trực tiếp. -Thông thường, bạn có thể biết điều người kia đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể.

- Vậy nên nếu bạn đang mắc lỗi với ai đó mà khi có cơ hội nói chuyện,

(vdbạn thấy họ đan chéo tay hay chân thì đó có thể là thời điểm tốt để bạn xin lỗi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó lại là bản năng.Nếu đàn ông nhìn vào mắt bạn thì có vẻ họ đang thích bạn. Những cử chỉ động chạm đơn giản cũng là dấu hiệu khác cho biết bạn đang được họ quan tâm. Ví dụ, chạm nhẹ vào chân, cọ tay vào lưng hay tay bạn, vòng tay qua eo hay cù nhẹ.)

2. Kỹ năng diễn đạt

Những nguyên tắc giao tiếp giúp bạn giao tiếp tốt hơn: Sự rõ ràng

Nguyên tắc 3S: giúp bạn tránh được những hiểu lầm trong giao tiếp và để mọi người hiểu rõ bạn muốn gì.

Say what you mean – nói điều bạn nghĩ, sử dụng ngôn từ, câu chữ đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu

Say what you want – nói điều bạn muốn, đưa ra yêu cầu/ý kiến/mong muốn của mình một cách rõ ràng và trực tiếp

Say what you feel – nói điều bạn cảm nhận.

2. Nói ít hiểu nhiều: nói chậm rãi và bạn có thể dùng những câu nói thông dụng để diễn đạt ý của mình. Ví dụ, bạn có thể dùng câu "Tiền nào của nấy" để diễn đạt ý giá cả đi liền với chất lượng và ngược lại.

3. Kỹ năng lắng nghe

Tôn trọng những điểm khác nhau: Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh.Nó cho cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng.Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết.

Gặp nhau ở điểm giữa: Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp.

4. Kỹ năng ra quyết định

-Đặt cách giải quyết của bạn vào thực tế rồi xem mọi việc diễn ra thế nào. Hãy quan sát thật ký để điều chỉnh nếu cần thiết.

Phân tích kỹ năng điều chỉnh, điều khiển trong quá trình giao tiếp

3.4 Kỹ năng điều chỉnh, điều khiển trong quá trình giao tiếp

+ Có khả năng làm chủ nhận thức, thái độ và hành vi, phản ứng của mình.

+ Đọc được những vận động trên nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...của đối tượng. Nói cách khác, giáo viên phải có kỹ năng quan sát bằng mắt.

+ Biết nghe và lắng nghe, Biết xử lý thông tin.

+ Biết điều chỉnh, điều khiển, có nghĩa là: có hành vi ứng xử phù hợp; linh hoạt, với đối tượng ở các hoàn cảnh và nội dung giao tiếp khác nhau.

Ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp:

-Tầm quan trong của Kỹ năng giao tiếp và ứng xử thông minh: khi khả năng giao tiếp được rèn luyện ở những cấp bậc cao hơn thì bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết phục và tạo ra một sức hút mãnh liệt với những đối tác kinh doanh từ đó mang lại những kết quả tốt nhất cho sự nghiệp của mình.

-Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong thế kỷ 21

-Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng sống quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người từ học sinh – sinh viên, người đi làm, chủ doanh nghiệp, bà nội trợ, đến ông bà, cha mẹ, mọi đối tượng cần có kỹ năng giao tiếp khéo, ứng xử hiệu quả trong các tình huống của cuộc sống, và xã hội. Khi giao tiếp với khách hàng cần ăn nói khéo, và thuyết phục, khi nói chuyện với người lớn tuổi cần ăn nói lễ phép, lịch sự, khi giao tiếp xây dựng mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp cần sự trung thực, thẳng thắn...Vì vậy tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp chính là chìa khóa thành công và hạnh phúc.

Câu 13: Kỹ năng giao tiếp là gì .Phân tích kỹ năng định hướng trong giao tiếp.Ý nghĩa thực tiễn.

-Kỹ năng giao tiếp là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật , cách ứng xử , đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao tiếp.

- Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu... Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình.

*Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp ứng xử

-Hàng ngày dù muốn hay không chúng ta đều phải giao tiếp với người khác. Nhưng rất nhiều người vô cùng chủ quan khi giao tiếp, cụ thể là không chú trọng trong việc tạo thiện cảm thậm chí còn để rất nhiều thói quen xấu làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong giao tiếp.

-Tầm quan trong của Kỹ năng giao tiếp và ứng xử thông minh: khi khả năng giao tiếp được rèn luyện ở những cấp bậc cao hơn thì Bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết phục và tạo ra một sức hút mãnh liệt với những đối tác kinh doanh từ đó mang lại những kết quả tốt nhất cho sự nghiệp của mình.

-

-giao tiếp là một kỹ năng rất đáng để chúng ta quan tâm rèn luyện để không ngừng nâng cao khả năng truyền thông của bản thân cũng như đem lại nhiều thiện cảm và ấn tượng với những người mà mình có dịp tiếp xúc.

-Rất nhiều do chưa được trang bị những cách thức giao tiếp nên thường xuyên e ngại, đặc biệt là những khi tiếp xúc với những người lần đầu gặp mặt. Điều này đã khiến cho không ít người đánh mất một cơ hội có thêm một người tâm giao tốt , một đối tác kinh doanh, một người tư vấn hỗ trợ....

-Phân tích kỹ năng định hướng trong giao tiếp

Kỹ năng định vị: thể hiện ở các khả năng:

+ Biết xác định vị trí trong giao tiếp.

+ Biết đặt ḿnh vào vị trí của đối tượng , đồng cảm với đối tượng giao tiếp.

+ Biết tạo ra điều kiện để đối tượng chủ động giao tiếp với mình.

+ Biết xác định đúng thời gian và không gian giao tiếp.

+ Biết chọn thời điểm mở đầu, ngừng, tiếp tục và kết thúc giao tiếp.

Các kỹ năng định hướng giao tiếp biểu hiện ở khả năng dựa vào biểu lộbên ngoài của học sinh mà phán đoán được một cách chính xác những trạngthái tâm lý của đối tượng bản thân sắp giao tiếp

Kỹ năng định hướng giao tiếp thể hiện trong suốt quá trình giao tiếp,

Đó là sự thu thập thông tin về đối tượng từtrước khi gặp gỡ để xây dựng, phác thảo chân dung tâm lý của đối tượng.Thực chất là huy động vốn kinh nghiệm, quan sát, tư duy... để nhận thức, điều chỉnh, khẳng định thái độ cho phù hợp với nội dung, diễn biến của quá trình giao tiếp.

Câu 14: Trình bày các loại phong cách giao tiếp. Ý nghĩa thực tiễn

Mỗi chúng ta đều có một phong cách giao tiếp riêng, tốt hay không tốt phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

1. Phong cách giao tiếp không những thể hiện ở cách ăn mặc mà còn thể hiện ở hành động

-Ăn mặc lịch sự sẽ giúp cho bạn ghi điểm trong mắt người khác. Tuy nhiên, có những người ăn mặc lịch sự nhưng khi tiếp xúc thì nói chuyện cộc cằn, thô lỗ, văng tục... Bởi vậy bạn đừng bao giờ đánh giá một con người chỉ thông qua vẻ bề ngoài, mà còn phải thông qua tiếp xúc.

-Khi giao tiếp đừng nên nói quá lớn sẽ làm người đối diện cảm thấy sợ hãi, cũng không nên nói quá nhỏ người ta sẽ đánh giá bạn thiếu tự tin, rụt rè, luôn giữ giọng nói 1 cách tự nhiên.

2. Giữ phép lịch sự khi đến chốn đông người hay gặp người mới quen

-Đến nơi đông người, bạn cần giữ cách xử sự đúng mực, không làm những hành động gây phản cảm, ảnh hưởng đến người xung quanh.

-Khi gặp người mới quen, việc đầu tiên là luôn nở nụ cười trên môi, điều đó sẽ tạo ra thiện cảm. Thông thường, khi mới quen bạn nên hỏi những câu hỏi thông dụng như quê bạn ở đâu, gia đình có mấy người ... Không nên hỏi mấy chuyện riêng tư.

-Phong cách giao tiếp rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến những cuộc trò chuyện. Do đó, bạn hãy xây dựng một phong cách giao tiếp cho riêng mình, tránh bắt chước y chang, học hỏi những cái hay và biến nó thành của mình.

Câu 15: Nêu các nguyên tắc giao tiếp có văn hóa. Phân tích nguyên tắc đồng cảm và nguyên tắc có có thiện ý trong giao tiếp .Ý nghĩa thực tiễn.

-Giao tiếp là chìa khóa quan trọng giúp bạn xây dựng mối quan hệ, thành công trong kinh doanh, người có khả năng giao tiếp hiệu quả sẽ nhanh chóng thành công trong sự nghiệp và có mối quan hệ bền vững.

1. Hiểu và lắng nghe người đang nói, để hiểu được họ muốn gì

-Một trong những yếu tố đầu tiên để giao tiếp ứng xử thành công chính là hiểu bản thân mình muốn gì, người đối thoại muốn gì.

-Chỉ khi hiểu bản thân mình muốn gì bạn mới có thể khơi mào vấn đề cần nói tới và chỉ khi hiểu đối phương cần gì bạn mới biết cách ứng xử đúng chiều.

Muốn thành công cần phải nắm rõ cửu tri: biết mình, biết người, biết thời đại, biết dừng, biết đủ, biết căn nguyên, biết sợ mình, biết nhẫn và biết ứng phó.

2. Hành cử tôn trọng người nói

-Xét về mặt tâm lý, con người ai cũng có cái TÔI rất lớn. Ai cũng coi mình là nhân vật quan trọng, nhiều người còn đặt mình là cái rốn của vũ trụ. Nhưng trong giao tiếp ứng xử, nếu để cái TÔI lấn át đối phương thì bạn sẽ mất hình ảnh cá nhân. Phai cố gắng nhớ một số thông tin cơ bản về đối tượng giao tiếp như tên,quê quán..

-Hãy giữ thể diện cho nhau ở mọi lúc, mọi nơi. Tuyệt đối không làm bẽ mặt người khác trước mặt đông người dù biết họ sai mười mươi.

-Chỉ nhận xét, phê phán công việc, sự kiện chứ không đánh giá trực tiếp nhân cách của người đối thoại.

3. Đừng tiếc lời khen ngợi

-Trong giao tiếp ứng xử, để tạo sự thân thiện, tin tưởng thì việc biết khen ngợi, động viên, khích lệ người khác đúng lúc, đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.

Tổng thống Abraham Lincoln đã từng đúc kết: "Ai cũng muốn được người khác khen mình". Đó là tâm lý phổ biến của con người. Nhưng khen cũng phải khen đúng, phải thật, phải từ tâm, chân thành, không vụ lợi, không xỏ xiên mới là người trung thực, có nhân cách.

Trong cuộc sống, chúng ta nên biết động viên, khích lệ nhau.Khích lệ đúng lúc, đúng người thì chúng ta có thể nhìn thấy những điểm mạnh, sở trường của họ.Sếp biết quan tâm, khích lệ nhân viên thì sẽ tạo động lực làm việc cho họ.Sự thành công hội tụ từ những điều nhỏ nhất là vậy.

4. Dùng nụ cưới và giọng nói hiệu quả

-"Một nụ cười bằng mười thang thuôc bổ".Lời nói đẹp là âm nhạc của thế gian.Trong giao tiếp ứng xử, nụ cười và giọng nói ngọt ngào là vũ khí vô cùng quan trọng.

-Trong giao tiếp hàng ngày, nụ cười là sứ giả đầu tiên gây thiện cảm. Nụ cười chẳng tốn hao gì mà mang lại nhiều lợi ích. Kẻ phú quý đến bậc nào mà thiếu nó cũng nghèo, kẻ nghèo hèn đến đâu mà có nó cũng trở thành sung sướng.

-5. Thái độ quan tâm, lo lắng thật lòng

-Sống trong đời sống cần phải có tình với nhau, yêu thương và tôn trọng con người là nguyên tắc quan trọng trong giao tiếp ứng xử. Quan hệ xã hội là quan hệ cho – nhận, có đi có lại mới toại lòng nhau.Nếu ứng xử với lòng nhiệt tình, biết quan tâm, lo lắng cho người khác thì bạn cũng sẽ nhận được những giá trị tương tự như vậy.

Thực hiện 5 nguyên tắc trên đây sẽ giúp bạn thành công không chỉ trong giao tiếp ứng xử mà cả trong công việc và cuộc sống.

Phân tích nguyên tắc đồng cảm và nguyên tắc có có thiện ý trong giao tiếp

4.3. Có thiện ý trong giao tiếp thể hiện:

- Trong giao tiếp bạn luôn luôn nghĩ tốt về đối tượng giao tiếp, không nên có thành kiến với đối tượng giao tiếp

-Thể hiện thiện ý qua ánh mắt cử chỉ điệu bộ giọng nói ....

4.4. Đồng cảm trong giao tiếp:

-Biết đặt mình vào vị trí của đối tượng khi họ nói chuyện, lắng nghe và thấu hiểu họ : nếu mình ở vị trí của họ thì mình sẽ ứng xử nhưthế nào? Có như vậy,mối quan hệ ngày càng khăng khít bền chặt.

- Xây dựng mối quan hệ tốt với mn

- Là cơ sở để hình thành hành vi ứng xử nhân hậu, độ lượng, khoan dung.

Câu 16: Nêu căn cứ nhận định và đánh giá con người qua giao tiếp. phân tích nguyên nhân nhận định đánh giá sai một con người trong giao tiếp. Ý nghĩa thực tiễn.

Khi 2 con người giao tiếp với nhau tức là hai nhân cách gtiếp vd nhau tức là hai nhân cách giao tiếp với nhau. Khi giao tiếp con người dễ bộc lộ ra bên ngoài ít hay nhiều nhân cách của mỗi người. Chủ thể giao tiếp biết được cảm xúc, tình cảm, tính cách, trí tuệ của người đó.

Đánh giá mỗi người không nên căn cứ vào một lần giao tiếp mà phải thông qua nhiều lần giao tiếp với họ mới hiểu và đánh giá đúng đối tượng giao tiếp.

Giao tiếp là một phần quan trọng để đánh giá con người. Để nhận định đánh giá nhân cách của con người phải qua phẩm chất, năng lực và biểu hiện cụ thể...

Ngoài ra còn đánh giá qua cách họ hành xử với mn xung quanh qua cách ăn mặc, đồ dung, cách nói năng...

phân tích nguyên nhân nhận định đánh giá sai một con người trong giao tiếp

Trong giao tiếp người ta không thể hiểu hết, hiểu không đúng về nhau. Dân gian ta có câu : "Sông sâu biển thẳm dễ dò, nào ai lấy thước mà đo lòng người" . Lòng người trăm bể ngàn tên, thẳm sâu vót nhọn vươn lên chực chờ

Trong quá trình giao tiếp không có sự thống nhất với nhau dẫn đến mâu thuẫn.

Chủ thể giao tiếp không giám nói thật, nói hết với nhau về một lý do nào đó. Có thể là do tình huống giao tiếp không cho phép nói, có thể do cương vị của họ lúc đó không được phép nói.

Trong quá trình nói chủ thể đã vô ý chạm vào nỗi đau của người kia.

Trước khi giao tiếp đối tượng đã nghe thấy một người nào đó hoặc nghe từ dư luận nói xấu hay nói tốt về đối tượng, do đó mang định kiến về họ. Định kiến có thể đúng hoặc sai song đó tác động bất lợi đến việc nhận định đánh giá con người trong quá trình giao tiếp.

Có ý không thành thật dấu diếm ngụy trang đóng kịch che dấu ý đồ của mình

rC|�T�

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro