ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG MÔN LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

1. Tên môn học: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ (SUBSTANTIVE CRIMINAL LAW AND CRIMINAL PROCEDURE)

2. Mã số môn học: LK076; số tín chỉ: 2

3. Cấu trúc môn học:

a. Tổng số tiết của môn học: 30

b. Số tiết lý thuyết của môn học: 30

4. Điều kiện tiên quyết: để học được môn này, sinh viên phải học xong môn Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật 1 (ML121), Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật (ML122), Lịch sử Nhà nước và Pháp luật (LK004), Luật Hiến pháp 1 (LK077), Luật Hiến pháp 2 (LK078).

5. Tóm tắt mục tiêu môn học: Môn học này giúp cho sinh viên nắm được Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về tội phạm và hình phạt. Nó điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội. Môn học này còn cung cấp cho sinh viên những nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Việt Nam cũng như nhiệm vụ của Luật hình sự Việt Nam. Qua đó, sinh viên sẽ nắm được hành vi nào là hành vi phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự, những ai có thể chịu trách nhiệm hình sự. Sinh viên cũng nắm được kiến thức về các trường hợp phạm tội phức tạp như do được thực hiện bởi nhiều người, những trường hợp được xem là loại trừ tính chất phạm tội. Đặc biệt, môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về hình phạt - một trong những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất chỉ có thể được dùng đối với người phạm tội. Ngoài ra, môn học này còn giúp sinh viên nắm được các kiến thức về quyết định hình phạt, những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, giảm hình phạt, các trường hợp miễn chấp hành hình phạt. Môn học này còn cung cấp cho sinh viên những quy định đặc thù về người chưa thành niên phạm tội. Về nội dung của Luật tố tụng hình sự, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức tổng quát về các giai đoạn của một quá trình tố tụng hình sự, những cơ quan và người tiến hành tố tụng, thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, các thủ tục xét lại một bản án hình sự...v.v...

6. Đối tượng sử dụng: dạy cho sinh viên ngành Giáo dục Công dân, năm thứ 3 (học kỳ 6), hệ chính quy và tại chức (tập trung và bán tập trung).

II. ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

1. Tóm tắt nội dung môn học: Đây là một trong những môn học bắt buộc của chương trình đào tạo cử nhân ngành Giáo dục Công dân. Môn học này gồm 2 tín chỉ (30 tiết). Nội dung môn học ngoài việc đề cập đến những vấn đề lý luận khoa học Luật hình sự còn bao gồm những chế định đã được quy định trong phần chung Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành, như: Lịch sử phát triển của Luật hình sự Việt Nam, Khái niệm Luật hình sự, Đạo luật hình sự, Tội phạm, Các yếu tố cấu thành tội phạm, về Hình phạt, Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, Đồng phạm, Miễn trách nhiệm hình sự, Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, Miễn hình phạt, Án treo, Thời hiệu thi hành bản án, Xoá án tích, Định tội, Cơ quan và người tiến hành tố tụng, Người tham gia tố tụng, Những biện pháp ngăn chặn, Các giai đoạn tố tụng hình sự, Thủ tục xét xử, Xét xử phúc thẩm, Thủ tục xét xử các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật...v.v...

2. Chương trình chi tiết:

Bài 1: KHÁI NIỆM, CẤU TẠO VÀ HIỆU LỰC CỦA ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM.

a. KHÁI NIỆM ĐẠO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

b. CẤU TRÚC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

c. HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

d. GIẢI THÍCH BỘ LUẬT HÌNH SỰ

đ. NGUYÊN TẮC TƯƠNG TỰ VỀ LUẬT

Bài 2: TỘI PHẠM.

a. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM

b. PHÂN LOẠI TỘI PHẠM

c. TỘI PHẠM VÀ CÁC HÀNH VI VI PHẠM KHÁC

d. NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT GIAI CẤP CỦA TỘI PHẠM

Bài 3: CẤU THÀNH TỘI PHẠM.

a. KHÁI QUÁT VỀ CẤU THÀNH TỘI PHẠM

b. CẤU THÀNH TỘI PHẠM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

c. Ý NGHĨA CỦA CẤU THÀNH TỘI PHẠM

Bài 4: KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM.

a. KHÁI NIỆM KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM

b. PHÂN LOẠI KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM

c. Ý NGHĨA CỦA KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM

d. ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA TỘI PHẠM

Bài 5: MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM.

a. KHÁI NIỆM

b. CÁC DẤU HIỆU THUỘC MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM

Bài 6: CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM.

a. KHÁI NIỆM CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM

b. NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

c. TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

d. CHỦ THỂ ĐẶC BIỆT CỦA TỘI PHẠM

đ. VẤN ĐỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ

Bài 7: MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM.

a. KHÁI NIỆM

b. LỖI

c. ĐỘNG CƠ VÀ MỤC ĐÍCH PHẠM TỘI

d. SAI LẦM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SAI LẦM ĐỐI VỚI TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Bài 8: CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM.

a. KHÁI NIỆM

b. CHUẨN BỊ PHẠM TỘI

c. PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT

d. TỘI PHẠM HOÀN THÀNH

đ. TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI

Bài 9: ĐỒNG PHẠM.

a. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐỒNG PHẠM

b. CÁC LOẠI NGƯỜI ĐỒNG PHẠM

c. CÁC HÌNH THỨC ĐỒNG PHẠM

d. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM

đ. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LlÊN QUAN ĐẾN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG ĐỒNG PHẠM

e. NHỮNG HÀNH Vl LIÊN QUAN ĐẾN TỘI PHẠM CẤU THÀNH TỘI ĐỘC LẬP

Bài 10: NHỮNG TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA HÀNH VI.

a. KHÁI NIỆM

b. NHỮNG TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ

c. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÁC ĐƯỢC LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Bài 11: HÌNH PHẠT, HỆ THỐNG HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP.

PHẦN I: HÌNH PHẠT

a. KHÁI NIỆM

b. MỤC ĐÍCH CỦA HÌNH PHẠT

PHẦN II: HỆ THỐNG HÌNH PHẠT

a. KHÁI NIỆM

b. CÁC LOẠI HÌNH PHẠT

PHẦN III: CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP

a. KHÁI NIỆM

b. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP

Bài 12: QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT.

a. KHÁI NIỆM QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

b. CÁC CĂN CỨ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

c. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP CHUẨN BỊ PHẠM TỘI, PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT VÀ ĐỒNG PHẠM

d. QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM NHIỀU TỘI VÀ TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ NHIỀU BẢN ÁN

đ. MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ, MIỄN HÌNH PHẠT

Bài 13: ÁN TREO, GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT, MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT, THỜI HIỆU, XOÁ ÁN TÍCH

a. ÁN TREO

b. GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT VÀ MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT

c. THỜI HIỆU TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

d. THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN ÁN

đ. XOÁ ÁN TÍCH

Bài 14: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI.

a. ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ

b. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP VÀ HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

Bài 15: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH TỘI DANH VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỘI DANH.

a. ĐỊNH TỘI

b. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỊNH TỘI

Bài 16: CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG

a. CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

b. NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG

c. NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG

Bài 17: CHỨNG CỨ

Bài 18: NHỮNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

Bài 19: CÁC GIAI ĐỌAN TỐ TỤNG

a. KHỞI TỐ

b. ĐIỀU TRA

c. TRUY TỐ

d. XÉT XỬ

Bài 20: THỦ TỤC XÉT LẠI CÁC BẢN ÁN ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT

a. GIÁM ĐỐC THẨM

b. TÁI THẨM

3. Tài liệu tham khảo:

+ Bàn về một số điểm mới Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) - Khoa Luật hình sự - Trường Đại học Luật Tp. HCM, 1999.

+ Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985 và 1999.

+ Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới (Trung Quốc, Nga, Thuỵ Điển, Mỹ, Nhật...).

+ Báo cáo Tổng kết công tác ngành Toà án của Toà án nhân dân tối cao (các năm 1998, 2000, 2001, 2002, 2003).

+ Bình luận khoa học Bộ luật hình sự (Phần các Tội phạm) - Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật - NXB Chính trị - Quốc gia - 2000.

+ Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung Luật hình sự - Lê Cảm - NXB Công an Nhân dân năm 2000 (5 tập).

+ Các văn bản về Hình sự, Dân sự và Tố tụng - Toà án Nhân dân Tối cao - 1990.

+ Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội.

+ Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Trường Đại học Cảnh sát nhân dân.

+ Hoàn thiện pháp luật Hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (một số vấn đề cơ bản của Phần chung) - Lê Cảm - NXB Công an nhân dân - 1999.

+ Mô hình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) - Nguyễn Ngọc Hoà.

+ Tội phạm học, Luật hình sự và Tố tụng hình sự - Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật.

+ Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam - Kiều Đình Thụ - NXB Đồng Nai, 1996.

+ Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN 1999.

+ Bình luận Khoa học Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN phần các tội phạm, Thạc sỹ Đinh Văn Quế.

+ Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội phạm của Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý.

+ Các văn bản về Hình sự, Dân sự và Tố tụng - Toà án Nhân dân Tối cao.

+ Báo cáo Tổng kết công tác ngành Toà án của Toà án nhân dân tối cao (các năm 1998, 2000, 2001, 2002, 2003).

+ Các bài nghiên cứu trên tạp chí Toà án, tạp chí Viện Kiểm sát, tạp chí Luật học, tạp chí Nhà nước và Pháp luật...

+ Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành.

+ Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro