ĐỀ CƯƠNG MÔN VI SINH VẬT THÚ Y

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG VI SINH VẬT THÚ Y

2011-2012

[email protected]

Câu 1: Đặc tính sinh học của tụ cầu khuẩn Staphylococus aureus?

1. Hình thái và tính chất bắt màu

- VK có hình cầu, đường kính 0.7- 1 μm

- Không sinh nha bào và giáp mô, không có lông

- Xếp thành từng đám nhỏ như chùm nho

- Bắt màu Gram +

2. Đặc tính nuôi cấy:

- VK sinh sắc tố nên có màu sắc. Dễ mọc trong các môi trường thông thường :

+ Nước thịt: sau cấy 5-6h, VK làm đục môi trường. Sau cấy 24h, môi trường đục

rõ hơn, lắng cặn nhiều, ko có màng.

+ Thạch thường: Sau cấy 24h, khuẩn lạc to dạng S, mặt ướt, to đều, nhẵn.

Staphylococcus aureus khuẩn lạc màu vàng sẫm, có độc lực, có khả năng gây

bệnh cho động vật.

+ Thạch máu: VK mọc rất tốt, khuẩn lạc dạng S, gây hiện tượng dung huyết.

+ Thạch Sapman: lên men đường Mannit làm pH thay đổi, trở nên vàng

+ Gelatin: cấy theo đường trích sâu, nuôi ở 200C, sau 2-3 ngày thấy gelatin bị tan

chảy ra dạng hình phễu.

- Tụ cầu sống hiếu khí hoặc kị khí tùy tiện.

- Nhiệt độ sống thích hợp : 32-370C , pH 7,2- 7,6.

3. Đặc tính sinh hóa:

- Chuyển hóa đường: lên men đường glucoz, lactoz, levuloz, mannoz, mannit,

saccaroz, ko lên men galactoz.

- Phản ứng catalaz dương tính.

4. Cấu trúc kháng nguyên:

Phân tích được 2 loại kháng nguyên:

- 1 KN polysaccarit ở vạch là 1 phức hợp mucopeptit- ax teichoic, nếu gặp KT

tương ứng sẽ gây phản ứng nguywng kết.

- 1 KN Protein hay Protein A là thành phần ở vách và ở phía ngoài.

5. Các chất do tụ cầu tiết ra:

- Các độc tố: 4 loại chính là các dung huyết tố:

+

Anpha: gây tan hồng cầu ở thỏ ở 370C, hoạt tử da và gây chết. Đây là 1

ngoại độc tố, bản chất Protein, bền với nhiệt độ. Là KN hoàn toàn, gây hình thành KT

kết tủa và KT trung hòa dưới tác dụng của focmon và nhiệt độ nó biến thành giải độc

tố có thể dùng làm vacxin.

+

Bêta: gây tan hồng cầu cừ ở 40C, kém độc hơn dung huyết tố anpha.

+

Đenta: gây tan hồng cầu người, thỏ, cừu, ngựa, gây hoại tử da.

+

Gamma: loại này không tác động lên hồng cầu ngựa.

Dung huyết tố anpha là đặc điểm xác định tụ cầu có khả năng gây bệnh.

- Enzim:

Sức đề kháng:

Kém với nhiệt độ: 700C chết sau 1h, 800C sau 10-30ph, 1000C sau vài ph.

Các chất sát trùng thông thường diệt VK nhanh chóng.

Ở nơi khô ráo có thể sống trên 200 ngày.

VK có sức đề kháng ở nhiệt độ lạnh.

Khả năng gây bệnh:

Trong tự nhiên:

+ Tụ cầu kí sinh trên da, niêm mạc người và gia súc, có 30% người khỏa mang

loại VK này. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm hoặc khi có tổn thương trên da và

niêm mạc, VK sẽ âm nhập và gây bệnh.

+Khi nhiếm trừng có nhiều biểu hiện khác nhau:

• Mưng mủ, áp xe, viêm cơ, viêm vú.

• Nhiễm trừng huyết, bại huyết.

• Hình thành độc tố gây nhiễm độc do thức ăn, viêm ruột cấp.

• Mức độ cảm nhiễm ở gia súc: ngực > bò > chó> lợn> cừu. Ngoài ra người

cũng cảm nhiễm, loài chim không mắc bệnh.

Trong phòng TN:

+ Thỏ cảm nhiễm nhất:

• Tiêm 1-2ml canh khuẩn tụ cầu 24h vào tĩnh mạch tai, sau 36-48h thỏ chết

vì chứng huyết nhiễm mủ. Mổ khám thấy nhiều ổ áp xe trong phủ tạng.

• Nếu tiêm dưới da gây áp xe dưới da.

Câu 2: Chẩn đoán vi khuẩn học bệnh do Staphyloccocus gây ra?

1. Lấy bệnh phẩm:

-

Phải tuân thủ qui tắc tuyệt đối vô trùng để tránh nhiễm các VK khác.

-

Dùng tăm bông lấy mủ hoặc dịch viêm ở ổ mủ hoặc vết thương hở.

-

Dùng bơm tiêm hút mủ ở các ổ áp xe.

2. Kiểm tra bằng kính hiển vi:

-

Làm thành tiêu bản , đem nhuộm Gram rồi quan sát dưới kính hiển vi.

-

Nếu là tụ cầu: VK hình cầu, bắt màu Gram dương, tụ lại thành đám như

hình chùm nho.

3. Nuôi cấy vào môi trường thích hợp:

-

Bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường nước thịt, thạch máu, thạch

Sapman.

4. Tiêm động vật TN:

-

Dùng thỏ để gây bệnh, xác định tụ cầu gây bệnh dựa vào các tính chất sau:

+ Lên men đường Mannit

+ Sinh sắc tố

+ Có dung huyết sắc tố anpha

+ Có men Coagulaz

+ 1 số trường hợp phát hiện Dezoxyribonucleaz và Fibrinolyzin.

Câu 3: Đặc tính sinh học của Streptococcus suis:

1. Hình thái và tính chất bắt màu:

-

VK hình cầu hoặc bầu dục, đường kính có thể tới 1μm.

-

Đôi khi có vỏ, Gram +, không di động

-

Ở bệnh phẩm hình thành chuỗi ngắn có 6-8 đơn vị, có thể dưới hình thái

song cầu.

-

Môi trường đặc VK có chuỗi ngắn.

2. Đặc tính nuôi cấy:

-

VK hiếu khí hay yếm khí tùy tiện, gây bệnh thích hợp ở 370C.

-

Mọc tốt ở tất cả các môi trường:

+ Nước thịt: VK hình thành hạt hoặc những bông, lắng xuống đáy ống ->

sau 24h nuôi cấy, môi trường trong, đáy có cặn.

+ Thạch thường: VK có khuẩn lạc dạng S, nhỏ, tròn, lồi, bóng, màu hơi

xám. Khi làm tiêu bản, VK hình thành chuỗi ngắn.

+ Thạch máu: dạng anpha dung huyết không hoàn toàn, dạng bêta dung

huyết hoàn toàn.

3. Đặc tính sinh hóa:

-

Chuyển hóa đường: Glucoz, saccaroz, trehaloz

-

Phản ứng sinh hóa:

+ Indol (-)

+ H2S (-)

+ Không làm đông vón huyết tương ( Coagulaz -)

4. Cấu trúc KN:

Phức tạp, có nhiều loại.

-

KN Polyozit( chất C): là 1 KN thân, dựa vào chất “C” khác nhau chia

thành các nhóm A, B, C, D…R.

-

KN protein( M): ở liên cầu nhóm A có khoảng 42 type, trong đó có 12

type rất quan trọng vì hay gây bệnh.

-

Các mucopeptit: làm vách cầu của liên cầu cứng rắn, có khả năng gây độc.

5. Sức đề kháng: kém với nhiệt độ và hóa chất:

-

700C chết trong 35-40ph, ở 1000C trong 1ph.

-

Các chất sát trùng thông thường dễ tiêu diệt liên cầu.

6. Các chất liên cầu khuẩn tiết ra:

-

Độc tố:

+ Liên cầu nhóm A sinh độc tố bản chất Protein, tạo các nốt ban đỏ( liên cầu

nhóm B, C rất ít khi có độc tố này).

-

Dung huyết tố: khi làm tinh khiết, khi tiêm ở liều thấp cũng làm chết vì có

khả năg gây độc với tim, não, có 2 loại đã biết:

+ Streptolyzin O: là KN mạnh-> có giá trị trong chẩn đoán bệnh. Có ở loại

liên cầu làm tan máu, dễ bị mất hoạt tính bởi oxy.

+ Streptolyzin S: nhiều chủng sản sinh được, không bị mất hoạt tính bởi

oxy. Tính KN yếu-> ko có giá trị trong chẩn đoán.

-

Enzym:

+ Men làm tan tơ huyết( Streptokinaz): do nhóm A, C,G sinh ra,làm tan tơ

huyết. Tính KN cao-> điều chế ứng dụng chữa các bệnh Fibrin trong máu.

+ Streptodornaz: làm lỏng mủ do liên cầu độc tạo nên. Men có 4 loại A, B,

C, D, chỉ có tác dụng khi có mặt Mg++.

+ Hyaluronidaz: Thủy phân ax Hyaluronic là chất cơ bản của mô liên kết,

giúp VK dễ lan tràn. Men là 1 KN kích thích KT nhưng có hiệu giá KT thấp

nên ít dùng trong chẩn đoán bệnh.

+ Diphotpho- Pyridin- Nucleotidaz: có ở liên cầu nhóm A, C, G, có khả

năng làm chết bạch cầu.

+ Proteinaz: tác dụng phân hủy Protein, tiêm liều cao gây tổn thương ở tim.

7. Tính gây bệnh:

Câu 4: Đặc tính sinh học của trực khuẩn Đóng dấu lợn:

1. Hình thái:

- Trực khuẩn nhỏ, thẳng hoặc hơi cong

- Kích thước: 0,2-0,4 x 1-1,5 μm.

- Gram +

- Không : lông, di động, hình thành nha bào, giáp mô.

- Trong canh trùng non, bệnh phẩm lợn mắc thể cấp tính: VK hình gậy, đứng

riêng lẻ hoặc nằm trong bạch cầu.

- Trong canh trùng già, cơ thể lợn mắc thể mạn tính: VK hình sợi tơ dài.

2. Đặc tính nuôi cấy:

- VK hiếu khí tùy tiện, 37oC, pH 7,2-7,6.

- Môi trường:

+ Nước thịt: 24h-> hơi đục rồi trong, lắc có vẩn lên như máy bay rồi mất

ngay, đáy ống có cặn máu tro trắng.

+ Thạch thường: diện tích nhỏ, như hạt sương

+ Thạch máu: ko dung huyết thạch máu, khuẩn lạc nhỏ li ti, tròn, óng anh

như hạt sương.

+ Gelatin: chích sâu 5 ngày -> lan ngang như bàn chải.

3. Đặc tính sinh hóa:

- Chuyển hóa đường: thay đổi tùy chủng, chủ yếu lên men: glucoza, galactoza,

levuloza, mannoza.

- Phản ứng khác: VP (-), MR (-), indol (-), H2S (+).

4. Sức đề kháng:

- Môi trường nuôi cấy TN: 17->35 năm.

- Trong cơ thể lợn chết, chôn: 9 tháng.

- Chỗ ẩm tối, 37oC: 1 tháng. Có as mặt trời: 12 ngày.

- Đề kháng yếu với sức nóng: 70oC chết sau 5ph, 100oC chết ngay ( cắt dày quá-

> khó tiêu diệt)

- Chất sát trùng thông thường diệt nhanh chóng.

5. Khả năng gây bệnh:

- Trong thiên nhiên:

+ VK gây bệnh cho lợn:

• 3-4 tháng đến 1 năm: mẫn cảm nhất

• 1-2 tháng tuổi: ít mắc vì có miễn dịch thụ động

• Trên 1 năm: có sức đề kháng cao, ít mắc vì có miễn dịch thu được.

• Thời kì nung bệnh: 1-8 ngày, trung bình 3-5 ngày.

+ Chim cũng cảm thụ bệnh, thứ tự: bồ câu, gà, vịt, vẹt, sáo, chim sẻ.

+ Cũng mắc: trâu, bò, dê, cừu, chó.

+ Người mắc biểu hiện: sốt cao, nổi nốt đỏ trên da, sưng hạch, khớp.

+ Bệnh biểu hiện 3 thể: quá cấp tính, cấp tính, mạn tính.

Trong phòng TN:

+ Chuột bạch: cảm thụ nhất:

• Tiêm dưới da 0,3-0,4 ml canh trùng 24h

• 2-6 ngày: chuột chết vì bại huyết

• Mổ khám: chỗ tiêm sưng, phổi sưng, tụ máu, lá lách sưng, gan màu tro,

nát.

+ Bồ câu:

• Chết sau tiêm 3-4 ngày, trước khi chết bại chân, thở khó

chỗ tiêm sưng tụ máu, tim sưng, viêm ngoại tâm mạc có

• Mổ khám:

tích nước, gan thận viêm tụ máu.

• Tiêm qua bồ câu, độc lực của VK tăng cường.

Câu 5: Chẩn đoán VK học bệnh do trực khuẩn Đóng dấu lợn?

1. Mẫu bệnh phẩm:

Lấy máu tim, lách, nếu bại huyết dùng gan, thận. Ở thể mạn tính cần lấy tủy

xương đốt sống 3-5.

2. Kiểm tra hình thái qua kính hiển vi:

Lấy bệnh phẩm làm tiêu bản nhuộm Gram hoặc Giemsa rồi tìm VK

3. Nuôi cấy phân lập:

Cấy bệnh phẩm vào các môi trường nước thịt, thạch máu, Pakker. Môi trường

nuôi cấy ở 37oC trong 24h. Phân lập và quan sát tính chất mọc và kiểm tra hình

thái.

4. Tiêm động vật thí nghiệm:

- Nếu bệnh phẩm đã thối, đem nghiền với nước sinh lý tiêm vào dưỡi da bồ câu.

- 3-4 ngày: bồ câu chết, phân lập VK thuần khiết từ máu tim hoặc gan cho bồ

câu.

- Theo dõi triệu chứng, thời gian chết và mổ khám xem bệnh tích.

5. Cấy vào thạch máu để giữ giống:

6. Kiểm định đặc tính sinh học:

Câu 6: Chẩn đoán huyết thanh học bệnh Đóng dấu lợn?

-

Thường dùng huyết thanh nghi -> chỉ áp dụng để chẩn đoán bệnh ở thể

thứ cấp hoặc mạn tính ( vì lúc đó huyết thanh lợn bệnh mới có kháng thể đặc hiệu)

-

Các phương pháp:

+ Phản ứng ngưng kết ( thường dùng)

+ Phản ứng miễn dịch huỳnh quang.

1. Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính với máu lợn nghi: đơn giản, dễ ứng

dụng.

2. Nguyên lý:

- Đối với các KN hữu hình( xác VK) gặp KT đặc hiệu các VK sẽ kết lại với nhau

thành đám lớn nhờ cầu nối KT đặc hiệu mà mắt thường có thể quan sát được -> hiện

tượng ngưng kết trực tiếp.

3. Phương pháp tiến hành:

- Chuẩn bị:

+

KN: VK đóng dấu lợn tiêu chuẩn pha với nước sinh lý: đậm độ 15 tỷ VK/

ml. Được giết chết bằng formol và nhuộm màu bằng tím Gientian.

+

KT: là máu của lợn nghi bệnh. Lấy máu ở tĩnh mạch tai, chống đông bằnh

natricitrat 5% hoặc lấy huyết thanh.

- Tiến hành:

+

Dùng phiến kính trong sạch: chia 2 phần

• 1 đầu nhỏ 1 giọt KN ( 0,05ml), 1 giọt máu nghi bệnh

• 1 đầu nhỏ 1 giọt KN, 1 giọt nước sinh lý ( để đối chứng)

+

Trộn đều, để 1-2 ph rồi đọc kết quả.

+

Phản ứng dương tính (+): VK tập trung thành đám màu tím nước xung

quanh, trong.

+

Phản ứng âm tính (-): hỗn dịch có màu tím như giọt đối chứng.

Câu 7: Đặc tính sinh học của Pasteurella multocida

1. Hình thái:

- Là loại cầu trực khuẩn nhỏ, hình trứng hoặc bầu dục, 2 đầu tròn.

- Kích thước: 0,25-0,4 x 0,4-1,5 μm. Gram (-)

- KHÔNG: lông, di động, nha bào.

- Trong cơ thể vật bệnh hình thành lớp giáp mô mỏng nhưng nhuộm xem khó thấy.

- Tiêu bản từ bệnh phẩm: VK bắt màu sẫm 2 đầu do nguyên sinh chất dung giải

dồn về 2 đầu, tốc độ sinh sản lớn-> VK lưỡng cực.

- Tiêu bản từ canh trùng: VK đứng riêng lẻ hoặc thành chuỗi ngắn. Canh khuẩn

già: VK suy yếu, biến dạng, thay đổi hình thái( gậy đài, dùi cui, quả đấm) kích thước

lớn hơn bt ( dài 2-3μm).

2. Đặc tính nuôi cấy:

- VK hiếu khí hoặc hiếu khí tùy tiện. Thích hợp: 370C, pH: 7,2-7,4.

- Môi trường thông thường: mọc yếu, có thêm huyết thanh hoặc máu sẽ mọc tốt:

+

Nước thịt: 24h, canh khuẩn đục vừa, lắc có vẩn như sương mù-> mất, đáy

ống có cặn nhày, có khi sinh màng mỏng trên mặt. Có mùi tanh như nước dãi khô.

Mọc tốt khi thêm huyết thanh.

+

Thạch thường: khuẩn lạc S, nhỏ, trong suốt, mặt vồng. Nuôi lâu có màu

trắng ngà dính vào môi trường.

+

Thạch máu: không làm dung huyết, kích thước khuẩn lạc to, là môi trường

thường dùng để giữ giống VK.

+

Thạch huyết thanh và huyết cầu tố: dùng để giám định, phân lập và xác

định độc lực.

• VK phát triển thành khuẩn lạc đặc biệt: có hiện tượng phát huỳnh quang

( độ 20x, góc đèn 450). Màu sắc huỳnh quang phụ thuộc độc lực của

khuẩn lạc.

• Độc lực cao: màu xanh lá mạ chiếm 2/3 diện tích khuẩn lạc về phía đèn, 1/

3 còn lại màu vàng cam( dạng Fg)

• Độc lực vừa: 1/3 diện tích màu xanh lá mạ, 2/3 màu vàng cam ( dạng Fo)

• Độc lực yếu: không phát quang ( dạng Fn)

• Xem rõ sau nuôi cấy 24h, mất sau 72h.

• Hiện tượng chỉ áp dụng với P.multocida gây bệnh cho trâu bò. Loại gây

bệnh cho gà, chủng độc lực cao phát dạng Fo.

3. Đặc tính sinh hóa:

- Chuyển hóa đường: lên men không sinh hơi đường: Glucoza, saccaroza,

mannit.

- Phản ứng sinh hóa khác: Indol (+), VP (-), MR (-), Catalaza (+), Oxydaza

(+), H2S bất thường.

4. Cấu trúc KN: 2 loại

- KN giáp mô K:

+

Xác định bằng phản ứng ngưng kết gián tiếp hồng cầu

+

Có 5 nhóm: A, B, D, E, F.

+

Chỉ có ở VK tạo khuẩn lạc dạng S.

+

Cấu tạo từ Protein, polysaccarit, 1 ít lipopolysaccarit.

+

Có khả năng gắn với thụ thể của hồng cầu.

- KN thân O :

+

Đóng vai trò quan trọng hình thành MD.

+

Có 16 yếu tố.

+

Để xác định serotyp của VK cầ kết hợp định typ KN K và KN O.

5. Sức đề kháng :

- Nhiệt độ : 580C sau 20ph, 800C sau 10ph, 1000C chết ngay.

- Asmt : diệt VK trong canh khuẩn sau 1 ngày.

- Chất sát trùng thông thường diệt VK nhanh chóng.

- Trong tổ chức động vật thối nát : sống được 1-3 tháng.

- Trong đất ảm thiếu as nhiều muối nitrat, chất hữu cơ : sống khá lâu và sinh

sản.

- Trong chuồng, đồng cỏ, đất : sống hàng năm.

6. Khả năng gây bệnh :

- Trong tự nhiên :

+

Gây chứng bại huyết kèm tụ huyết, xuất huyết cho gia súc, gia cầm.

+

Gây bệnh tụ huyết trùng cho trâu bò :

• Triệu chứng : thủy thũng, sưng hạch hầu, viêm phổi.

• Bệnh có thể lây từ trâu bò sang ngựa, ở nước ta trâu thường mắc nặng hơn

bò.

+

Gây bệnh THT cho lợn :

• Lợn 3-6 tháng tuổi mắc nhiều

• Bệnh tích: phổi viêm nhiều vùng gan hóa, viêm ngoại tâm mặc có tích

nước, hạch hầu viêm, thủy thũng.

• Có thể lây sang trâu bò, gà.

+

Gây bệnh THT cho gia cầm:

• Gà vịt mắc với vụ dịch lớn.

• Bệnh tích: tim sưng, viêm ngoại tâm mạc có tích nước, mỡ vành tim xuất

huyết, gan có hoạt tử điểm bằng đầu mũi kim, màu vàng nhạt.

• Có khả năng gây bệnh cho người, là 1 nhiễm trùng cục bộ, do bị động vậy

bệnh cắn, cào hoặc vết thương nhiễm khuẩn.

- Trong phòng TN: chuột bạch, thỏ cảm nhiễm nhất:

+

Với thỏ:

• Tiêm dưới da, phúc mặc hoặc tĩnh mạch canh trùng 24h. Thỏ chết sau 24-

48h.

Bệnh tích: nơi tiêm tụ máu, lồng ngực tích đầy nước, lách sưng to, phổi

sưng tụ máu, khí quản xuất huyết.

Chuột bạch:

Tiêm dưới da, phúc mạc, canh khuẩn 24h. Sau 24-36h chuột chết.

Bệnh tích: nơi tiêm tích nước tụ máu, lồng ngực đầy nước, lách sưng to,

ruột phổi xuất huyết thành chấm đỏ nhỏ.

Câu 8: Chẩn đoán VK học bệnh tụ huyết trùng gà?

1. Lấy bệnh phẩm: có thể lấy máu tim, gan, lách, tủy xương, phổi, dịch thủy

thũng.

2. Tiến hành làm tiêu bản:

- Nhuộm Gram hoặc Giéma( nếu là máu) rồi tìm VK.

- Nếu có P.multocida: VK nhỏ hình trứng, bắt màu thẫm 2 đầu, gram -, không nha

bào, không lông, giáp mô khó thấy.

- Nếu bệnh mạn tính hoặc thối: khó phát hiện VK trong kính hiển vi.

3. Nuôi cấy vào môi trường thích hợp:

- Cấy bệnh phẩm vào các môi trường nuôi cấy thích hợp.

- Quan sát tính chất mọc và xác định các phản ứng sinh hóa cần thiết.

4. Tiêm động vật thí nghiệm:

- Dùng bệnh phẩm hoặc canh trùng 24h tiêm dưới da hoặc phúc mạc cho thỏ.

- Nếu bệnh phẩm có VK tụ huyết trùng gà sẽ phát bệnh, giết chết thỏ với bệnh tích

tụ huyết, xuất huyết.

- Mổ quan sát bệnh tích.

Câu 9: Đặc tính sinh học của VK Brucella:

1. Hình thái:

- Trực khuẩn nhỏ, 2 đầu tròn.

- Kích thước: 0,6-1,5x 0,5-0,7 μm.

- KHÔNG: di động, sinh nha bào.

- Có giáp mô. Gram (-)

2. Đặc tính nuôi cấy:

- VK hiếu khí, 370C, pH: 6,8-7,4.

- Mọc chậm ở môi trường nuôi cấy thường, nếu thêm máu, huyết thanh hay gan

thì mọc tốt.

- Nước thịt: đục đều, váng nhỏ trên mặt, lắng cặn lầy nhầy ở đáy.

- Thạch nước gan: khuẩn lạc dạng sương, tròn, lồi, hơi ướt, không có màu.

- Thạch huyết thanh đứng: đường cấy trích sâu 3-6 ngày cách mặt thạch 0,5cm

xuống VK mọc theo đường cấy 1-2cm. Khuẩn lạc màu trắng, trắng xám.

- Khoai tây: sau cấy 40h, VK mọc thành khuẩn lạc màu nâu.

- Gelatin: không làm tan chảy thạch.

3. Đặc tính sinh hóa:

- Không lên men đường.

- Có thể phân giải ure nhờ men ureaza.

- Sinh H2S ( nhờ tính chất ức chế phát triển của VK qua Thionin và Fucsin ->

phân loại Brucella)

4. Cấu trúc KN:

Mỗi loại Brucella đều có 2 phức hợp KN A và KN M. Giữa các typ có hiện

tượng ngưng kết chéo.

5. Miễn dịch:

- Brucellocis có khả năng MD ( đã mắc rồi khỏi sẽ không mắc lại).

- Miễn dịch chống là MD qua trung gian bào, lympho T, đại thực bào..

6. Sức đề kháng:

- Điều kiện lạnh: đề kháng cao 00C trong 8 tháng.

- Nhiệt độ: chết 600C sau 30ph, 750C sau 5-10ph, 1000C chết ngay.

- Trong nước: 6 ngày- 5 tháng, trong sữa sống 6-8 ngày.

- Ở lông: 1,5-4 tháng, trong phân sống 45 ngày.

- Các chất sát trùng thông thường diệt VK dễ dàng.

7. Tính gây bệnh:

- Trong tự nhiên:

+ Ổ chứa là các loài: dê, cừu, bò, trâu, lợn, chó, thú rừng, chim, chuột.

+ Người cũng mắc bệnh, lây từ động vật ốm. Không lây trực tiếp sang người.

- Trong phòng TN:

+ Cảm thụ nhất: chuột lang. Thỏ, khỉ, chuột nhắt cũng nhạy cảm.

+ Gây bệnh bằng tiêm bệnh phẩm hoặc canh khuẩn dưới da hoặc phúc mạc.

+ Gây nhiễm khuẩn huyết, xuất hiện sớm.

+ Sau 10-15 ngày: xuất hiện bệnh tích hạch bẹn sưng, nung mủ, có thương

tổn ở khớp, dần xuất hiện mụn lao, nang lao giả ở lách, hạch, phổi.

Câu 10: Chẩn đoán bệnh sảy thai truyền nhiễm Brucellosis bằng phản ứng ngưng kết?

1. Nguyên lý:

Đối với các KN hữu hình( xác VK) gặp KT đặc hiệu các VK sẽ kết lại với nhau

thành đám lớn nhờ cầu nối KT đặc hiệu mà mắt thường có thể quan sát được -> hiện

tượng ngưng kết trực tiếp.

2. Phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính: phản ứng Huddleson

- Phản ứng có tính chất định tính.

- Chuẩn bị:

+

KN Huddleson: KN chuẩn

Lấy VK Brucella tiêu chuẩn cấy vào môi trường thạch glyxerin có glucoza 48h/

370C, rửa bằng nước muối 12% rồi nhuộm bằng tím Gientian, giết VK bằng ax

phenic.

+

KT: dùng huyết thanh gia súc nghi mắc, tươi, trong, không tan máu rồi

pha loãng.

+

Tiến hành:

• Dùng tấm kính sạch, chia 4 phần -> làm được với 4 mẫu.

• Nhỏ KN lên phiến kính, nhỏ huyết thanh sát cạnh giọt KN đã pha loãng

theo hiệu giá khác nhau.

• Dùng đũa thủy tinh trộn đều. Hơ qua tấm kính 1-2ph.

• Đọc kết quả sau vài ph ( <8ph):

Ngưng kết ++++: hỗn dịch mất màu hoàn toàn, cụm ngưng kết lớn màu xanh,

tím.

Ngưng kết +++: mất màu, nhiều cụm ngưng kết nhỏ xanh, tím.

Ngưng kết ++: nhạt màu đi, nhiều cụm ngưng kết nhỏ xanh, tím.

Ngưng kết +: mất màu không rõ.

Nếu có hiện tượng ngưng kết ở độ pha loãng 1/100-1/200, độ ngưng kết ++ ->

dương tính, vật mắc bệnh.

3. Phản ứng ngưng kết chậm trong ống nghiệm: phản ứng Vrait

- Có tính chất định lượng.

- Chuẩn bị:

+

KN Vrait: VK Brucella trong nước sinh lý pha focmon nồng độ đặc 10 tỷ

VK. Khi chẩn đoán pha loãng 1/10-> 1 tỷ VK/1ml.

+

KT: từ gia súc nghi bệnh lấy huyết thanh tươi, trong, không lẫn máu.

- Tiến hành:

+

10 ống nghiệm, 1 ống đối chứng huyết thanh, 1 ống đối chứng KN, các

ống còn lại được pha loãng với nhau để có các hiệu giá khác nhau.

+

Lắc mạnh ống, 370C/24h rồi để nhiệt độ phòng 1h, đọc kết quả:

• Ngưng kết ++++: nước bên trên trong hoàn toàn, lắng cặn nhiều_ dù lộn

ngược.

• Ngưng kết +++: nước bên trên gần trong hoàn toàn, lắng cặn nhiều.

• Ngưng kết ++: nước nổi không trong, trong nước nhiều hạt vẩn, lắng cặn

đáy ống.

• Ngưng kết +: nước nổi không trong, trong nước nhiều hạt nhỏ lơ lửng,

không lắng cặn ở đáy.

• Không ngưng kết: hỗn dịch vẩn đục đều.

Nếu độ ngưng kết ++ , độ pha loãng 1/200-1/400-> dương tính, vật mắc bệnh.

4. Phản ứng ngưng kết vòng trong ống nghiệm với sữa:

- Chuẩn bị:

+

KN: Hỗn dịch đặc Brucella được giết chết bằng focmon, nhuộm đỏ bằng

Hematoxylin.

+

KT: sữa tươi không tách mỡ của gia súc nghi mắc.

- Tiến hành:

+

2 ống nghiệm: 1 làm thí nghiệm, 1 làm đối chứng.

+

Cho sữa vào 2 ống, mỗi ống vài giọt KN, lắc đều -> có màu hồng nhạt.

+

Để 370C/15-40ph, đọc kết quả:

• Dương tính: bề mặt sữa có 1 vòng đỏ, phía dưới sữa mất màu hồng.

• Âm tính: sữa màu hồng nhạt giống ống đối chung.

Câu 11: Đặc tính chung của giống Salmonella về hình thái, nuôi cấy, sinh hóa, độc

tố?

Trả lời:

1. Hình thái:

- Salmonella là 1 trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 – 0,6 x 1 – 3

µm.

- Không hình thành giáp mô và nha bào.

- Đa số các loài Salmonella có khả năng di động mạnh do có 7-12 lông xung quanh

thân( trừ S.gallinarum – pullorum).

- VK nhuộm màu với các thuốc nhuộm thông thường.

- Bắt màu Gram -, bắt màu đều toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu.

2. Tính chất nuôi cấy:

- Salmonella vừa hiếu khí vừa kỵ khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt độ 370C, có thể

6 – 420C, pH= 7,6, phát triển pH: 6 – 9.

- Salmonella gây bệnh ở gia súc, sinh trưởng tốt trong điều kiện hiếu khí, kém hơn ở điều

kiện kỵ khí.

Môi trường nước thịt

cấy vài giờ đã đục nhẹ, sau 18h đục đều, nuôi lâu ở đáy ống nghiệm có cặn, tr

môi trường có màng mỏng.

Môi trường thạch thường

Vk mọc thành các khuẩn lạc tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, hơi lồi lê

giữa, nhỏ và trắng hơn khuẩn lạc của E. Coli ( đường kính: 1 – 1,5 mm).

Thạch pepton

Sau 1-2 ngày khuẩn lạc hình thành 1 bờ chất dính lầy nhầy ở xung quanh.

Thỉnh thoảng có thấy khuẩn lạc dạng R, nhám, mặt không bóng, không đều,

mờ.(S.paratyphi B, S.cholerae suis)

- Không làm tan chảy gelatin

3. Đặc tính sinh hóa:

- Chuyển hóa đường: MT kiểm tra là MT nước thịt pepton cho thêm 1 loại đường với tỉ lệ

0,5% và chất chỉ thị màu như xanh bromotymon, tím bromocrezon, đỏ phenon.

+ Phần lớn Salmonella lên men đường có sinh hơi: glucoz, mannit, mantoz, galactoz,

levuloz, arabinoz, xyloz, dechtrin, dunxit, ramnoz,…Một số cũng lên men nhưng ko sinh

hơi: S.typhi suis, S.typhi, S. cholerae suis( ko lên men arabinoz).

+ Tất cả các Salmonell ko lên men: lactoz, saccarroz.

- MT có kali xyanua: tất cả Salmonella ko mọc được.

- Khử cacboxyn: lyzyn, octinin, acginin.

- Không phân giải urê

- Indon, VP: -

- Phân giải xanh metylen

- Catalaz, MR: + ( trừ S.cholerae suis, S. gallinarum – pullorum)

- H2S: + ( trừ S.paratyphi A, S.typhi suis, S.abortus equi)

- Dùng các môi trường đặc biệt EMB, Kauffman, SS, để phân lập Sal.

4. Độc tố:

a. Nội độc tố:

+ Rất mạnh, liều thích hợp I.V giết chết chuột bạch, chuột lang trong 48h. Bệnh tích: ruột

non sung huyết, mảng payer phù nề, đôi khi hoại tử.

+ Độc tố ruột gây ngộ độc thần kinh, gây hôn mê, co giật, nội độc tố có hai loại: gây sung

huyết và mụn loét.

b. Ngoại độc tố:

+ Hình thành trong điều kiện invitro và nuôi cấy kị khí.

+ Ngoại độc tố tác dụng vào thần kinh và ruột.

+ Chế giải độc tố bằng cách trộn focmon 5% để 370C trong 20 ngày. Khi tiêm cho thỏ thì

tạo ra kháng thể ngưng kết nên thỏ có khả năng trung hòa với độc tố và VK.

Câu 12: Cấu trúc kháng nguyên của giống Salmonella?

Cấu trúc kháng nguyên của Salmonella gồm:

- Kháng nguyên O, H, K

1. Kháng nguyên O:

- Rất phức tạp, tìm thấy 65 yếu tố khác nhau. Một Salmonella có thể có 1 hoặc nhiều yếu

tố trong các yếu tố đó.

- Chia thành 34 nhóm: A, B, C1, C2, C3, …

- Mỗi nhóm VK có KN O cấu tạo bởi 1 số thành phần nhất định được kí hiệu bằng số La

mã.

+ Yếu tố đặc hiệu: chỉ loài đó mới có.

+ Yếu tố ko đặc hiệu: có thể chung cho 1 vài loài.

Ví dụ: Nhóm A: ( II, IX, XII) Yếu tố đặc hiệu: II ; Yếu tố ko đặc hiệu: XII.

Nhóm B: ( I, IV, XII, XXVII) yếu tố đặc hiệu: IV; yếu tố ko đặc hiệu: XII.

Nhóm D: ( I, IX, XII) yếu tố đặc hiệu: IX; yếu tố ko đặc hiệu: XII.

2. Kháng nguyên H:

- Chỉ có ở các Salmonella có lông ( trừ S.gallinarium – pullorum).

- Kháng nguyên H chia làm 2 pha ( Phase):

+ Pha 1 có tính chất đặc hiệu, gồm 28 loại KN lông được biểu thị bằng chữ mẫu Latinh

thường: a, b, c, d, f, g, h,…z

+ Pha 2 ko có tính chất đặc hiệu, có thể ngưng kết với loại khác( đôi khi có thể gặp ở

Escherichia) biểu thị bằng chữ số Ả rập 1,2,3,4,5,6 hay chữ Latinh thường e,n,x…

3. Kháng nguyên vỏ K:

- Kháng nguyên K của Salmonella ko phức tạp, có Kn vỏ đã biết là KN Vi và cũng chỉ có

ở 2 typ S.typhi và S.para typhi. KN Vi gặp KT Vi gây nên hiện tượng ngưng kết chậm và

xuất hiện các hạt nhỏ.

- Bản chất của KN Vi là 1 phức hợp gluxit – lipid – polypeptide gần giống như KN O,

KN Vi không tham gia vào quá trình gây bệnh.

Câu 13: Đặc tính sinh học của trực khuẩn E.coli?

Trả lời: Escherichia coli.

a. Hình thái:

- Trực khuẩn hình gậy ngắn, kích thước 2 – 3 x 0,6 µm.

- Trong cơ thể, có hình trực khuẩn đứng riêng lẻ đôi khi xếp thành chuỗi ngắn

- Trong canh khuẩn già có trực khuẩn dài 4 – 8 µm.

- Phần lớn di động do có lông ở xung quanh thân, một số không di động.

- VK không sinh nha bào, có thể có giáp mô.

b. Tính chất bắt màu:

- Bắt màu Gram -, có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở hai đầu, khoảng giữa nhạt hơn.

- Lấy VK từ khuẩn lạc nhầy để nhuộm có thể có giáp mô, soi tươi ko có.

- Dưới KHV điện tử E.coli có nhân, là 1 khối tối nằm trong nguyên sinh chất màu sáng.

c. Đặc tính nuôi cấy:

- Trực khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở 5 – 400C, nhiệt độ thích

hợp 370C, pH: 7,2 – 7,4; phát triển 5,5 – 8.

Môi trường nước thịt

phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn màu tro nhạt lắng xuố

đáy, đôi khi có màu xám nhạt trên mặt môi trường, môi trường

mùi phân thối.

Môi trường thạch thường

sau 24h, hình thành những khuẩn lạc tròn, ướt, không trong su

màu tro trắng nhạt, hơi lồi đường kính 2 – 3 mm. Nuôi lâu khuẩ

lạc trở thành gần như nâu nhạt và mọc rộng ra, có thể quan sát d

R và M.

Môi trường Mule Kopman ( Muller

E.Coli không mọc

Kauffman),

Môi trường lục Malasit

E.coli không mọc

Môi trường Endo

E.coli có khuẩn lạc màu đỏ

Môi trường EMB

E.colicó khuẩn lạc tím đen

Môi trường thạch SS

E. Coli có khuẩn lạc đỏ

Môi trường Vinson-Blai

E. Coli bị ức chế

d. Đặc tính sinh hóa:

- Chuyển hóa đường:

+ Lên men sinh hơi các đường: fructoz, glucoz, levuloz, galactoz, xyloz, ramnoz,

maniton, mannit, lactoz.

+ Không lên men: andonit, inozit

- Các phản ứng khác:

+ Sữa: đông sau 24 – 72h ở 370C.

+ Gelatin, huyết thanh đông, lòng trắng trứng đông: không tan chảy.

+ H2S: -

+ VP: -

+ MR: +

+ Indon: +

+ Khử nitrat thành nitrit.

+ Có men decacboxylaz với lyzin, denitin, acginin và glutamic.

e. Cấu trúc kháng nguyên:

- Kháng nguyên O: I, II, III, IV, … có gần 150 typ.

+ Tính chất giống như kháng nguyên O của các vi khuẩn đường ruột khác.

+ Kháng nguyên K bao phủ kín kháng nguyên O nên Vk ko gây ngưng kết với kháng

nguyên O tương ứng.

- Kháng nguyên H:

+ Chỉ có 1 pha biểu thị bằng số: 1, 2, 3, 4.

- Kháng nguyên K: gồm 3 loại KN: L, A, B.

+ Kháng nguyên L: ngăn ko cho hiện tượng ngưng kết O của VK sống xảy ra. 1000C/1h

bị phá hủy.

+ Kháng nguyên A: Ngăn hiện tượng ngưng kết O, gây nên hiện tượng phình vỏ. 1200C/

2h bị phá hủy.

+ Kháng nguyên B: ngăn không cho ngưng kết O, 1000C/1h bị phá hủy 1 phần. Gồm B1,

B2, B3, B4, B5.

*) Trong 28 typ huyết thanh phổ biến có 8 chủng gây bệnh:

O111B4, O86B7, O55B6, O26B6, O127B8, O128B12, 408 và 145.

f. Sức đề kháng:

- E.coli không chịu được nhiệt độ, đun 550C/1h, 600C/30ph, 1000C chết ngay.

- E.coli bị các chất sát trùng thông thường diệt: axit phenic, biclorua thủy ngân, focmon,

hydroperoxit 10/00.

- Môi trường bên ngoài E.coli độc có thể tồn tại được 4 tháng.

g. Tính gây bệnh:

- E.coli có sẵn trong ruột của ĐV, chỉ tác động gây bệnh khi sức đề kháng con vật giảm

sút( chăm sóc, nuôi dưỡng, cảm lạnh, cảm nắng).

- Bệnh do E.coli có thể xảy ra như 1 bệnh truyền nhiễm kế phát trên cơ sở thiếu vitamin

và mắc các bệnh virus và kí sinh trùng.

- E.coli gây bệnh gia súc mới đẻ 2 – 3 ngày hoặc 4 – 8 ngày.

- Bệnh Colibacillosis do E.coli gây ra trên ngựa, bê, cừu, lợn và gia cầm non. Biểu hiện

của bệnh ở bê 3-12 ngày tuổi: sốt cao, đi tháo phân, đi tháo dạ, phân lúc đầu vàng đặc sệt,

mùi chua, sau chuyển sang màu trắng xám, hôi thối, dính máu, bê đi ỉa nhiều lần và rặn

nhiều.

- Gia cầm: đi tháo dạ, phân xanh lá cây rất hôi thối, có hiện tượng viêm kết mạc mắt,

viêm cuống phổi, viêm niêm mạc mũi làm GC thở khó.

- Lợn con: giống bê, có thể lây lan cho cả ổ và cả ổ khác. ĐV lớn: VK gây bệnh viêm

phúc mạc, gan, thận, bàng quang, túi mật, bầu vú, khớp xương.

- Người, trẻ em dưới 1 tuổi: Vk gây viêm dạ dày ruột, gây nhiễm độc, viêm túi mật, bàng

quang, đường niệu sinh dục và viêm não, đôi khi nhiễm khuẩn huyết trầm trọng.

*) Trong phòng TN: Tiêm S.C chuột bạch, chuột lang, thỏ có thể viêm cục bộ, liều lớn

gây bại huyết, giết chết con vật.

Câu 14: Đặc tính sinh học của trực khuẩn phó thương hàn lợn?

Trả lời:

a. Hình thái:

- Salmonella cholerae suis ( Bacillus cholerae suis) trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu

tròn, kích thước 0,4 – 0,6 x 1 – 3 µm.

- Không hình thành giáp mô và nha bào.

- Có khả năng di động mạnh do có 7-12 lông xung quanh thân.

- VK nhuộm màu với các thuốc nhuộm thông thường.

- Bắt màu Gram –

- Bắt màu đều toàn thân hoặc hơi đậm ở hai đầu.

b. Tính chất nuôi cấy:

- Salmonella cholerae suis vừa hiếu khí vừa kỵ khí không bắt buộc, dễ nuôi cấy, nhiệt

độ 370C, có thể 6 – 420C, pH= 7,6, phát triển pH: 6 – 9.

- Salmonella gây bệnh ở gia súc, sinh trưởng tốt trong điều kiện hiếu khí, kém hơn ở điều

kiện kỵ khí.

Môi trường nước thịt

Môi trường thạch thường

cấy vài giờ đục nhẹ, sau 18h đục đều, nuôi lâu ở đáy ống nghiệm có cặn, trên

môi trường có màng mỏng.

Vk mọc thành các khuẩn lạc tròn, trong sáng hoặc xám, nhẵn bóng, hơi lồi

ở giữa, nhỏ và trắng hơn khuẩn lạc của E. Coli ( đường kính: 1 – 1,5 mm).

Sau 1-2 ngày khuẩn lạc hình thành 1 bờ chất dính lầy nhầy ở xung quanh. Thỉ

thoảng có thấy khuẩn lạc dạng R, nhám, mặt không bóng, không đều, mờ.

- Không làm tan chảy gelatin

c. Tính biến dị:

- Trong môi trường nuôi cấy, Sal có thể biến dị về khuẩn lạc và kháng nguyên:

+ Biến dị khuẩn lạc S thành R: VK có khuẩn lạc dạng S có kháng nguyên O đặc hiệu của

chủng qua thời gian nuôi cấy, VK phát sinh biến dị khuẩn lạc thành dạng R và KN O

không còn đặc hiệu nữa.

+ Biến dị khuẩn lạc O thành H: dưới ảnh hưởng của axit phenic VK sẽ mất lông sinh biến

dị nên VK chỉ còn KN O.

- Biến chủng Sal.cholerae suis chủng Kunzendorf không có KN lông pha 1( phâ đặc

hiệu): S. VI, VII:-1,5.

d. Đặc tính sinh hóa:

- Chuyển hóa đường: MT kiểm tra là MT nước thịt pepton cho thêm 1 loại đường với tỉ lệ

0,5% và chất chỉ thị màu như xanh bromotymon, tím bromocrezon, đỏ phenon.

+ Lên men đường không sinh hơi: glucoz, mannit, mantoz, galactoz, levuloz, arabinoz,

xyloz, dechtrin, dunxit, ramnoz,…

+ Ko lên men: lactoz, saccarroz.

- MT có kali xyanua: tất cả sal ko mọc được.

- khử cacboxyn: lyzyn, octinin, acginin.

- Không phân giải ure

- Indon, VP, MR: -

- Catalaz: +

- H2S: +

- Dùng các môi trường đặc biệt EMB, Kauffman, SS, để phân lập Sal.

e. Sức đề kháng:

- Sal tồn tại trong nước thường 1 tuần, nước đá 2-3 tháng. Trong xác ĐV chết chôn ở bùn

2-3 tháng.

- Nhiệt độ: Đề kháng yếu: 500C/1h; 700/20ph; 1000/5ph, khử theo phương pháp Pasteur

cũng bị tiêu diệt.

- Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp: sau 5h ở nước trong; 9h ở nước đục

- Các chất sát trùng thông thường cũng dễ phá hủy VK hoàn toàn: Phenon 5%, HgCl 1/

500, formon 1/500 diệt 15-20 phút. Các chất cristal violet, lục malachit, natri hyposunfit,

dixitrat, muối mật gây độc cho E.coli nhưng ko ảnh hưởng Sal.

- Thịt ướp nồng độ muối 29% sống 4-8 tháng ở t0:6-120C.

- Xử lý miếng thịt nhiễm trùng bằng hơ lửa ít ảnh hưởng Sal bên trong.

f. Cấu tạo kháng nguyên:

- Cấu trúc kháng nguyên S.VI, VII: c-1,5

- Kháng nguyên thân O: VI, VII

- Kháng nguyên tiêm mao H:

+ Pha 1: c

+ Pha 2: 1,5

g. Độc tố:

- Nội độc tố:

+ Rất mạnh, liều thích hợp I.V giết chết chuột bạch, chuột lang trong 48h. Bệnh tích: ruột

non sung huyết, mảng payer phù nề, đôi khi hoại tử.

+ Độc tố ruột gây ngộ độc thần kinh, gây hôn mê, co giật, nội độc tố có hai loại: gây sung

huyết và mụn loét.

- Ngoại độc tố:

+ Hình thành trong điều kiện invitro và nuôi cấy kị khí.

+ Ngoại độc tố tác dụng vào thần kinh và ruột.

+ Chế giải độc tố bằng cách trộn focmon 5% để 370C trong 20 ngày. Khi tiêm cho thỏ thì

tạo ra kháng thể ngưng kết nên thỏ có khả năng trung hòa với độc tố và VK.

h. Tính gây bệnh:

- Trong tự nhiên:

+ VK có thể theo thức ăn và nước uống vào đường tiêu hóa.

+ Gây bệnh thương hàn và phó thương hàn cho lợn, bò, gà, người, vịt,… và 1 số ĐV

khỏe mạnh trong điều kiện sức đề kháng của ĐV giảm sút, VK sẽ xâm nhập vào máu và

nội tạng gây bệnh. Sự giảm sút SĐK do thời tiết, chăm sóc nuôi dưỡng, mắc bệnh truyền

nhiễm.

+ Gây ra bệnh phó thương hàn cho lợn con từ 2 - 4 tháng tuổi tỷ lệ tử vong 25% có khi

đến 95%, có thể mạn tính và ít gây chết.

+ Bệnh đơn thuần: con vật sốt, đi tháo phân, mùi tanh, thối đặc biệt, dính vào khoeo,

đuôi.

+ Bệnh tích: lách sưn to, dai như cao su, gan tụ máu hoại tử, niêm mạc dạ dày ruột viêm

đỏ, tụ máu có khi có nốt loét.

- Trong phòng thí nghiệm: chuột bạch cảm nhiễm nhất, chuột lang, thỏ cũng cảm nhiễm.

+ Tiêm canh khuẩn S.C hoặc phúc mạc, ở chỗ tiêm S.C phát sinh thủy thũng, sưng mủ,

loét, sau 4-5 ngày hoặc 8-10 ngày con vật gầy dần và chết. Bệnh tích: tụ máu, lá lách

sưng, viêm ruột, bệnh kéo dài gan và lách có thể có những điểm hoại tử.

- Tính gây miễn dịch:

+ Sau khi khỏi bệnh hoặc tiêm vacxin, cơ thể ĐV sản sinh ra miễn dịch tương đối dài.

Trong dịch thể của ĐV được miễn dịch xuất hiện ngưng kết tố, kết tủa tố, kháng thể kết

hợp với bổ thể. Kháng nguyên O có gây đáp ứng MD rõ rệt, KN H ko có khả năg này.

Câu 15: Chẩn đoán huyết thanh học bệnh thương hàn gà bằng phản ứng ngưng kết

nhanh trên phiến kính?

Trả lời:

- Dùng phản ứng ngưng kết để phát hiện gà mắc bệnh hay gà mang vi khuẩn làm lây lan

bệnh. Ở đàn gà tiến hành khi gà 5 - 6 tháng tuổi. Phản ứng tiến hành 3 - 6 tháng 1đợt, mỗi

đượt 2 - 3 lần cách nhau 4 - 6 tuần lễ do ảnh hưởng của hoạt lực của VK .

- Phản ứng được tiến hành như sau:

+ Chuẩn bị 3 - 4 phiến kính, có thể làm trên tấm gạch men trắng được chia ô.

+ Dùng ống hút, nhỏ từ 2 - 3 giọt kháng nguyên lên mọi ô rồi nhỏ 1 giọt máu gà nghi(

dùng que cấy bạch kim có vòng cấy thích hợp, đường kính 2 - 3 mm sao cho tỉ lệ máu với

kháng nguyên bằng 1/5)

+ Lấy máu bằng cách chọc kim lên chóp mào gà, có thể dùng kéo cắt chóp mào gà, hoặc

lấy máu ở tĩnh mạch cánh.

+ Sau khi trộn hỗn dịch máu với kháng nguyên và nước sinh lý hoặc giọt máu của gà

khỏe và 1 đối chứng dương gồm kháng nguyên và kháng huyết thanh chuẩn.

- Phản ứng dương tính: thấy có hiện tượng ngưng kết hạt hoặc bông, trông thấy bằng mắt

thường.

- Phản ứng âm tính: hỗn dịch coa màu trộn đều của máu và kháng nguyên, không xuất

hiện các hạt ngưng kết.

Câu 16: Đặc tính sinh học của trực khuẩn nhiệt thán Bacillus anthracis?

Trả lời: Trực khuẩn nhiệt thán: Bacillus anthracis

1. Hình thái:

- Trực khuẩn to, 2 đầu bằng, kích thước: 1 – 1,5 x 4 – 8 µm.

- Không có lông, không có khả năng di động.

- Bắt màu gram (+): màu tím xếp thành chuỗi.

- Khả năng sinh nha bào chỉ hình thành khi ở ngoài gia súc bệnh. Sinh nha bào không làm

thay đổi kích thước.

- VK có khả năng sinh giáp mô: Có thể bao bọc 1,2 trong tế bào đứng cạnh nhau.

a. Điều kiện hình thành nha bào:

- Đủ oxy

- Môi trường nghèo chất dinh dưỡng

- Nhiệt độ thích hợp: 370C.

- Độ ẩm thích hợp

- Độ pH thích hợp: pH: 6 – 9

- Điều này chỉ có khi vi khuẩn ở ngoài cơ thể động vật. Để nhuộm nha bào, dùng phương

pháp Zichl – Nielsen.

b. Điều kiện hình thành giáp mô:

- Giáp mô có bản chất là protit, là polyme của D – glutamic. Giáp mô chỉ hình thành

trong cơ thể súc vật và trong môi trường có 20% huyết thanh.

- Giáp mô là yếu tố độc lực của vi khuẩn, giúp VK tránh được sự thực bào.

- Giáp mô đề kháng cao với sự thối rữa trong cấu trúc vi khuẩn. Giáp mô có chứa kết tủa

tố nguyên giúp cho quá trình chẩn đoán, muốn nhuộm giáp mô dùng phương pháp Hiss.

Giáp mô :

Kết tủa tố nguyên → Kích thích cơ thể → Đáp ứng miễn dịch → Kết tủa tố. Tạo phức

hợp kháng nguyên không tan.

2. Nuôi cấy :

- Hiếu khí, dễ nuôi cấy, nhiệt độ thích hợp : 370C, (12 – 420C), pH : 7,2 – 7,4; (6 – 9).

- Môi trường nước thịt : 18 – 24h có những sợi bông lơ lửng dọc ống nghiệm, lắng xuống

đáy thành cặn, có mùi thơm của bánh bích quy bơ.

- Môi trường thạch thường : khuẩn lạc dạng R, to, nhám, xù xì, đường kính 2 – 3 mm.

- Môi trường thạch máu : VK không gây dung huyết, mọc tốt hơn trên môi trường thạch

thường, khuẩn lạc dạng S nhiều hơn dạng R.

- Môi trường gelatin : Cấy chích sâu, nuôi ở 280C sau 1 – 2 ngày, VK mọc thành những

nhánh ngang trông giống cây tùng lộn ngược.

3. Đặc tính sinh hóa :

- Khả năng lên men đường : lên men ko sinh hơi đường: glucoza, mantoza, saccaroza,

manit.

- Các phản ứng khác :

+ Indol : -

+ H2S: -

+ MR: + -

+ VP: + -

4. Sức đề kháng:

- VK đề kháng kém với nhiệt độ và hóa chất: 600C/15ph; 750C/2ph.

- Trong xác chết thối, chết sau 2 ngày.

- Nha bào có sức đề kháng: Formol 3% sau 2h nha bào tiêu diệt ( mất tính độc formol 40/

00 ). Nước vôi pha đặc sau 48h diệt được nha bào.

- Trên gia súc vật có nha bào ngâm vôi, muối thì nha bào vẫn tồn tại.

- Dùng formol 10% / 4h30ph để khử trùng da.

- Tồn tại lâu trong tự nhiên: 20 – 35 năm, đây là nguồn lây bệnh nguy hiểm.

5. Kháng nguyên:

a. Kháng nguyên vỏ: K

- Có ở trong giáp mô của VK nhiệt thán, có cấu tạo hóa học là 1 polypeptit, nó là polyme

của axit D- glutamic, về phương diện miễn dịch, KN K là một bán KN.

b. Kháng nguyên thân: O

- Có ở thân VK nhiệt thán, cấu tạo là 1 polyozit, về phương diện miễn dịch, KN O là 1

bán KN.

c. Kháng nguyên phức hợp hòa tan

- Cấu tạo là Nucleoproteit, là 1 KN hoàn toàn, gây miễn dịch khi tiêm.

6. Tính gây bệnh:

a. Trong tự nhiên:

- Những loài ĐV ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, dê, cừu, lạc đà, hươu nai,… rất mẫn cảm,

thường bại huyết mà chết.

+ Lợn, chó ít cảm nhiễm, thường bị bệnh cục bộ ở họng và hạch.

+ Loài chim không cảm nhiễm.

+ Người rất cảm nhiễm và thường gặp 3 thể lâm sàng: thể da, thể ruột, thể phổi.

++ Thể da: VK xâm nhập vào da, tại chỗ xâm nhập xuất hiện nốt phỏng, giữa đen do hoại

tử gọi là nốt mủ ác tính. Hay gặp, mức độ bệnh nhẹ.

++ Thể phổi: người bị mắc bệnh do hít phải nha bào nhiệt thán. Ít gặp hơn, mức độ nặng.

++ Thể ruột: người mắc bệnh do ăn phải thịt gia súc mắc bệnh nhiệt thán. Ít gặp, mức độ

nặng.

- Có 3 đường truyền bệnh chính:

+ Qua đường tiêu hóa: do ăn phải nha bào lẫn trong thức ăn hoặc nước uống. Ở người là

ăn thịt gia súc ốm về bệnh.

+ Qua da: do da bị tổn thương cơ giới hoặc do côn trùng mang mầm bệnh đốt phải. Trong

những trường hợp này vai trò của ruồi, nhặng, ve mòng là rất lớn. Ở người hay gặp: công

nhân thuộc da, lò sát sinh, bác sỹ thú y…

+ Qua đường hô hấp: do hít phải nha bào. Ở người làm nghề thuộc da, cắt xén lông cừu,

chế biến len sợi.

- Bệnh nhiệt thán phát ra quanh năm nhưng hay gặp ở mùa nóng ẩm, những tháng mưa

nhiều hoặc vào mùa ngập lụt vì lúc đó nha bào có điều kiện phát tán.

- Ở miền núi bệnh hay phát vào mùa hanh khô do hiếm cỏ, gia súc gặm cỏ sát đất và ăn

phải nha bào, mặt khác vào mùa khô, nước cạn nên thường tập trung nhiều nha bào ở

những ao tù nước đọng, gia súc uống nước sẽ uống phải nha bào.

- Bệnh thường xảy ra ở những vùng gọi là vùng nhiệt thán, ở nơi này súc vật đã từng bị

bệnh mà phương pháp xử lý môi trường không tốt nên nha bào có điều kiện tồn tại lưu

cữu để bệnh lây lan.

- Trong tự nhiên nha bào đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền bệnh.

- Ở những nơi chôn súc vật chết vì bệnh hoặc nơi nhiễm chất bài tiết của súc vật ốm như

máu, phân, nước tiểu, VK nhiệt than sẽ hình thành nha bào và tồn tại một thời gian dài,

giun đất ăn phải nha bào rồi đùn lên mặt đất theo phân. Khi mưa xuống, nha bào theo

nước mưa phát tán đi xa rồi bám vào cây cỏ, khi ĐV ăn phải nha bào, khi vào đường tiêu

hóa nếu niêm mạc bị tổn thương( do dị vật, thức ăn cứng, do kí sinh trùng…) nha bào sẽ

qua vết thương vào máu mọc thành VK mà gây bệnh.

b. Trong phòng thí nghiệm:

- Chuột lang, chuột bạch, thỏ là dễ cảm nhiễm.

- Tiêm dưới da canh khuẩn hay bệnh phẩm sau 12h con vật bị sốt, nơi tiêm bị thủy thũng;

sau 24h con vật mệt nhọc, khó thở, nhiệt độ hạ xuống 30 – 280C sau 2 – 3 ngày chết.

- Bệnh tích:

+ Nơi tiêm thủy thũng, có chất keo nhày như lòng trắng trứng.

+ Hạch lympho sưng đỏ, thủy thũng xung quanh.

+ Máu đen, đặc, khó đông.

+ Lá lách sưng to, nhũn như bùn.

+ Tất cả các cơ quan tụ máu, bàng quang tích nước tiểu đỏ.

Câu 17: Chẩn đoán VK học bệnh nhiệt thán?

a. Lấy bệnh phẩm:

- Do tính chất nguy hiểm của bệnh, lấy bệnh phẩm phải được tiến hành đúng KT và hết

sức cẩn thận để tránh sự rơi vãi ra môi trường gây ô nhiễm, VK sẽ nhanh chóng hình

thành nha bào, rất khó diệt.

- Với GS nghi mắc nhiệt thán tuyệt đối không được mổ.

- Nếu con vật sống thì lấy máu ở TM tai, trước khi lấy máu phải sát trùng bằng cồn iod

5%, đợi khô, đâm kim thẳng vào TM cho máu chảy thẳng vào ống nghiệm. Sau khi lấy

máu xong, sát trùng kỹ chỗ lấy máu bằng cồn iod 5%.

- Nếu con vật chết cắt lấy một mẩu da tai cho vào lọ, sát trùng hoặc đốt vết cắt.

- Trường hợp cần thiết có thể lấy lách: dùng cồn sát trùng vùng gian sườn số 8 bên trái,

dùng dao rạch 1 đường nhỏ, lấy panh kẹp lách, lôi ra, cắt 1 mẩu nhỏ cho vào lọ nút kín.

- Đốt kĩ chỗ mổ hoặc dùng bông tẩm cồn iod 5% nút kín chỗ mổ.

b. Làm tiêu bản, nhuộm Gram tìm VK:

- Nếu bệnh phẩm là máu: làm tiêu bản, cố định bằng cồn etylic, sau đó nhuộm giemsa.

- Nếu bệnh phẩm là lách: làm tiêu bản, cố định bằng nhiệt, nhuộm gram.

- Sau khi nhuộm:

+ Trực khuẩn nhiệt thán to, 2 đầu vuông, đứng riêng lẻ hoặc thành chuỗi ngắn, có giáp

mô bao bọc xung quanh, bắt màu gram dương.

c. Nuôi cấy bệnh phẩm vào các môi trường:

- Môi trường nước thịt, thạch thường, thạch máu quan sát tính chất mọc.

d. Tiêm ĐVTN:

- Phương pháp quan trọng chẩn đoán bệnh.

- Dùng chuột lang hay chuột bạch để gây bệnh.

- Nếu bệnh phẩm còn tươi, đem nghiền pha với nước sinh lý hoặc cấy vào nươc thịt, nuôi

24h ở 370C rồi tiêm vào dưới da mặt trong đùi của chuột.

- Nếu bệnh phẩm thối có tạp khuẩn thì khía da bụng rồi bôi.

- Bệnh phẩm có VK, chuột sẽ chết sau 2 – 3 ngày. Mổ khám thấy nơi tiêm thủy thũng cục

bộ, có chất keo nhày giống lòng trắng trứng. Hạch lympho sưng đỏ, thủy thũng, máu đen,

đặc khó đông, lá lách sưng to, mềm, tất cả các cơ quan tổ chức tụ máu, bàng quang chứa

đầy nước tiểu đỏ.

Câu 18: Trình bày phản ứng kết tủa Ascoli để chẩn đoán bệnh nhiệt thán?

a. Nguyên lý:

- Trong giáp mô của VK có kháng nguyên gọi là kết tủa tố nguyên có khả năng kích thích

cơ thể động vật sản sinh ra kháng thể đặc hiệu gọi là kết tủa tố. Khi kết tủa tố nguyên gặp

kết tủa tố sẽ tạo ra phức hợp kháng nguyên kháng thể là một chất cặn không tan.

- Ứng dụng: với loài VK có nha bào.

b. Các bước chuẩn bị:

- Chuẩn bị kháng nguyên nghi:

+ bệnh phẩm là lách, đem nghiền nhỏ, cho vào 10 phần nước sinh lý, đun sôi cách thủy

15 – 20 phút, để nguội, lọc kỹ, ly tâm lấy nước trong.

+ Bệnh phẩm là da, lông, xương, đem hấp ướt 1200C trong 30 phút để khử trùng, cắt nhỏ,

cho vào 10 phần nước sinh lý, để tủ lạnh 50C trong 24h, lọc kỹ, lấy nước trong.

- Chuẩn bị kháng nguyên âm:

+ lấy gan, lách của gia súc khỏe để chế kháng nguyên âm, cách làm tương tự kháng

nguyên nghi

- Chuẩn bị kháng thể: kháng thể là huyết thanh kháng nhiệt thán đã chế bằng cách gây tối

miễn dịch cho ngựa.

c. Tiến hành:

- Dùng 2 ống nghiệm nhỏ, 1 ống làm thí nghiệm, 1 ống làm đối chứng.

- Cho 0,5ml kháng nguyên nghi vào ống thứ 1, 0,5ml kháng nguyên âm vào ống thứ 2.

- Dùng ống hút có đầu nhỏ và dài hút huyết thanh kháng nhiệt thán rồi cho vào mỗi ống

0,5ml, chú ý phải cho đầu hút sát đáy ống nghiệm rồi từ từ thả huyết thanh kháng nhiệt

thán xuống, huyết thanh sẽ đội kháng nguyên lên. Để yên 10 – 15 phút trong phòng thí

nghiệm rồi đọc kết quả.

+ Phản ứng dương tính: nơi tiếp xúc giữa hai lớp kháng nguyên và kháng thể xuất hiện

một vòng kết tủa màu trắng, chứng tỏ bệnh trong bệnh phẩm có mặt kháng nguyên.

+ Phản ứng âm tính: không xuất hiện vòng kết tủa màu trắng.

Có thể làm phản ứng kết tủa khuếch tán trên đĩa thạch hoặc trên phiến kính thạch để chẩn

đoán nhiệt thán.

Câu 19: Đặc tính sinh học của trực khuẩn uốn ván. Từ đó đề ra biện pháp phòng và

trị bệnh?

Trả lời: Trực khuẩn uốn ván: Clostridium tetani

1. Đặc tính sinh học:

a. Hình thái và tính chất bắt màu

- Trực khuẩn to, ngắn, thẳng hoặc hơi cong, 2 đầu tròn, kích thước 0,5 – 0.8 x 3 – 4 µm.

- Trong tổ chức, canh khuẩn đứng riêng lẻ, thỉnh thoảng có chuỗi khi mới nuôi cấy.

- Trong canh khuẩn già từ 36h trở lên hoặc trong mủ Vk có hình gậy, ở đầu có nha bào.

- VK có khả năng di động nhanh do có nhiều lông xung quanh thân, đình chỉ hoạt động

khi có oxy nguyên tử.

- Bắt màu gram + nhưng nuôi cấy lâu có 1 số trở thành gram -, chỉ có màng bọc VK bắt

màu còn nha bào như 1 vòng rỗng ở đầu VK.

b. Đặc tính nuôi cấy:

- VK yếm khí tuyệt đối, nhiệt độ thích hợp 370C, pH: 7,2 – 7,4 không cần nguồn dinh

dưỡng lớn vì chuyển hóa đơn giản.

MT Brewer

Vk phát triển trong MT có các chất khử oxy như natri thioglycolat hoặc

glutathion

MT nước thịt gan yếm khí

Sau 2-4h môi trường vẩn đục đều, có mùi thối hay mùi sừng cháy, để lâ

đóng cặn ở đáy, nước bên trên trong, MT có óc sẽ làm đen óc.

MT thạch máu glucoz

VK làm dung huyết, có khuẩn lạc nhám hình sợi tơ dài bắt chéo nhau nh

rối, khuẩn lạc có loại hình con nhện nhỏ, có thể tròn, nhẵn bóng.

Thạch đứng VF

Khuẩn lạc hình thành như vẩn bông màu trắng đục, do VK sinh hơi nên

trường có thể bị nứt, vỡ và nút bông có thể bị đẩy lên.

c. Đặc tính sinh hóa:

- Chuyển hóa đường: sinh ra amoniac nên trung hòa môi trường.

+ Lên men đường sinh hơi: glucoz, levuloz, galactoz, saccaroz, arabinoz.

- Các phản ứng khác:

+ H2S: +

+ Indon: +

+ NH3: +

+ Gelatin tan chảy chậm và sữa đông chậm.

c. Độc tố:

- Ngoại độc tố tan trong môi trường hay thể dịch rất mạnh, liều gây chết tối thiêu cho 1g

cơ thể chuột bạch là 5 ng, và 0,83 ng chuột lang.

- Tetanoslysin: tan HC thỏ, người, ngựa, hoại tử.

- Tetanospasmin: độc tố TK, gây triệu chứng bệnh uốn ván.

- Chế độc tố bằng nuôi giống VK nào nước thịt gan, máu ở 370C, lọc lấy độc tố vào ngày

thứ 15 sau khi cấy.

- Độc tố bị phá hủy 650C/5ph, 600/20ph, ánh sáng mặt trời sau 15-18h. Cồn, nước mật

diệt độc tố, focmon, iot làm mất độc tính của độc tố nhưng vẫn giữ được tính kháng

nguyên. Dùng focmon 4% giải độc tố uốn ván trong 1 tháng.

d. Sức đề kháng:

- Đề kháng yếu với nhân tố lý, hóa, đun sôi 1000C/5ph giết chết VK.

- Ở thể nha bào, VK có sức chống đỡ mạnh, đun 1000C/ 1 – 3h, axit phenic 15%/5h,

focmon 3%/ 24h mới giết được. Ánh sáng trực tiếp 1 tháng giết được nha bào.

- Sự sấy khô bảo tồn nha bào lâu, phơi khô trên tấm gỗ sau 11 năm vẫn sống, chỗ tối nha

bào tồn tại 10 năm.

e. Tính gây bệnh:

- TKUV gây bệnh do độc tố được hình thành trong cơ thể bị nhiễm trùng.

*) Trong tự nhiên:

- Ngựa, cừu, dê, bò, người dễ mắc; lợn, chó, mèo ít mắc; gia cầm ko mẫn cảm.

- Ở người: nơi bị thương, cơ bị căng và đau, cơ nhai, cơ mặt bị căng và co thắt, cơ gáy, cơ

lưng cứng đờ rồi tới cơ thành ngực, bụng và các chi làm cho lưng và cổ uốn cong, đôi khi

như tấm ván bị cong.

- Gia súc: cứng cổ, cứng hàm, khó thở, đuôi cong, lưng thẳng, bốn chân thẳng cứng như

gỗ, bắp thịt hằn dõ.

- Bệnh xảy ra do nha bào UV nhiễm vào vết thương và VK tiết ngoại độc tố. VK chỉ ở

vết thương( mủ, chất keo nhày) không có ở cơ quan khác.

- Hai điều kiện cần để nha bào phát triển thành VK: yếm khí, không bị thực bào.

*) Trong phòng thí nghiệm:

- ĐVCN: chuột bạch con, thỏ, chuột lang

- Tiêm S.C, I.M sau 2 ngày thấy con vật cứng đuôi, chân và móng chân duỗi thẳng, các

bắp thịt co quắp, sau 3 ngày sẽ chết nếu đủ liều.

- Thỏ, chuột lang sau 5 – 10 ngày chết.

2. Phòng và trị bệnh:

a. Phòng bệnh

- Bằng giải độc tố và huyết thanh kháng độc tố uốn ván.

- Bệnh UV có tính chất vùng.

- Gia súc thường hay bị bệnh sau khi phẫu thuật, đặc biệt sau khi thiến, cần phòng ngừa

chặt chẽ trong và sau phẫu thuật.

- Tiêm S.C 1ml giải độc tố trước khi thiến 1 tháng và sau khi phẫu thuật 1 lần nữa.

- Con vật bị thương, trước phẫu thuật tiêm 15000-30000UI cho GS lớn, 3000-6000 GS

nhỏ.

- Kháng huyết thanh nên dùng sớm không để quá 12h sau khi bị thương.

- Gia súc lớn tiêm 1ml giải độc tố, GS nhỏ tiêm 0,5 ml giải độc tố.

- Hiệu lực miễn dịch ở ngựa 3-6 tháng, GS khác là 1 năm.

b. Điều trị:

- Nguyên tắc: phối hợp trung hòa độc tố và tiêu diệt tác nhân gây bệnh và ngăn chặn

những biểu hiện thần kinh cơ bằng cách ức chế TKTW.

+ Xử lý vết thương bằng ngoại khoa: mở rộng vết thương, căt bỏ tổ chức hoại tử, rửa

bằng các chất giầu oxy: thuốc tím, nước oxy già…

+ Tiêm kháng độc tố

+ Dùng kháng sinh để giết VK

+ Ức chế TK bằng các thuốc an thần, các thuốc làm giãn cơ và thuốc trợ tim.

Câu 20: Đặc tính sinh học của trực khuẩn Lao?

Trả lời: Trực khuẩn Lao: Mycobacterium tubercullosis

a. Hình thái và tính chất bắt màu:

- Trực khuẩn hình gậy mảnh, hơi cong, có kích thước 0,2 – 0,5 x 1,5 – 5µm.

- Đầu tròn, ko có lông, ko có nha bào, ko có giáp mô.

- Canh khuẩn non Vk lao xếp thành chuỗi cong như chữ S, canh khuẩn già có hình sợi, có

nhánh.

- VK bắt màu không đều, có hạt tròn mầu sẫm xếp với nhau, có những khoảng sáng.

- Vk có nhiều lipit, phức hợp lipit axit béo và chất sáp làm cho VK khó thấm nước,

có tính kháng cồn, kháng axit nên khó nhuộm màu. Dùng phương pháp nhuộm Ziehl

Nielsen. VK bắt màu đỏ trên nền xanh.

b. Đặc tính nuôi cấy:

- Trực khuẩn lao là loại hiếu khí, yếm khí cũng mọc nhưng thưa và cằn, nhiệt độ 370C,

pH: 6,7 – 7.

- Môi trường nuôi cấy VK lao phải giàu chất dinh dưỡng, nhiều muối khoáng và có

glyxerin. VK lao sinh trưởng chậm, sớm nhất cũng sau 1 – 2 tuần mới mọc.

Môi trường nước thịt

sau khi cấy 10 – 15 ngày, VK mới mọc, trên mặt có màng mỏng dính lại với

glyxerin

nhau, nước thịt trong suốt, khi lắc có những mảnh nhỏ chìm xuống đáy thàn

hình quả đậu trắng.

Môi trường thạch glyxerin ( sau khi cấy 8 – 10 ngày hình thành khuẩn lạc khô hình hạt nhỏ, hay vảy kh

2 – 3%)

trắng xám, dần dần thành cục bướu thô dính chặt vào môi trường.

Môi trường khoai tây

VK mọc hình thành khuẩn lạc hình vảy khô, hình hạt, dần dần đông lại thà

glyxerin (5%)

một lớp dày không đều, hình bướu, màu xám nhạt.

Môi trường Lovensten (

VK mọc sau khoảng 1 tháng tạo thành những khuẩn lạc khô, nhăn nheo trô

Loweinstein)

giống hình súp lơ.

- Khi VK lao kháng thuốc, khuẩn lạc của nó có thể bóng hơn, nhẵn hơn, có khi sinh sắc

tố do VK bị biến dị.

c. Sinh sản:

- Sinh sản theo phương thức nảy chồi của nấm.

- Sinh sản theo kiểu trực phân: VK dài ra, phân chia rồi thắt lại thành 2 VK mới, xảy ra

chậm 24h 1 lần.

d. Sức đề kháng:

- Đề kháng kém với nhiệt độ và tia tử ngoại: 650C/15ph; 70-800C/5-10ph. Tia tử ngoài

tiêu diệt nhanh chóng.

- Đề kháng cao với hóa chất do có chất sáp bảo vệ: axit phenic 5% diệt Vk trong 24h,

focmon 1%/12h, NaOH 2% tác dụng tốt.

- Ánh sáng mặt trời làm mất độc lực 8h. Ở chỗ tối: phân sống được 6 tháng, đờm sống

đến vài tháng.

- Trong bụi, đất, nước,… sống được vài ngày tới vài tháng.

e. Tính gây bệnh:

*) Trong tự nhiên:

- M.t.humanus: typ lao người gây bệnh lao cho người như: lao phổi, lao xương, khớp,

thận, ruột, cơ quan sinh dục, da, màng não, tủy,… Có thể gây lao chó, mèo, bò, vượn.

- M.t.bovinus: typ lao bò, gây bệnh cho bò, người, lợn, chó, mèo.

- M.t.avium: typ lao gia cầm gây bệnh gia cầm, người, lợn, chó.

- Đường xâm nhập:

+ Hô hấp: mầm bệnh dính vào bọt nước lơ lửng trong không khí, khi phân hoặc đờm khô

đi, mầm bệnh dính vào các hạt bụi GS khỏe hít phải.

+ Tiêu hóa: Bê, lợn. Mầm bệnh từ cơ thể bị lao thải ra lẫn vào thức ăn, nước uống, GS

khỏe ăn phải nên bị lây.

+ Bệnh có thể lây qua bú sữa, núm nhau, đường sinh dục do mầm bệnh ở tử cung hay ở

dọc đường dẫn tinh vào.

*) Trong phòng thí nghiệm:

- Chuột lang: mẫn cảm typ lao người và bò.

+ Tiêm S.C sau 6-10 ngày hạch lâm ba chỗ tiêm sưng, 8-12 ngày tuần con vật chết.

+ Mổ khám: hạch sưng, mủ như chất keo đặc, lách sưng to gấp 10 lần, hình thùy, màu

vàng, gan sưng to có hạt, tụ máu có đốm vàng như lách, phổi có hạt. Typ gà làm cho phát

bệnh cục bộ.

- Thỏ: mẫn cảm typ lao bò, gà

+ Tiêm S.C sau 3-10 tuần thỏ chết do mắc lao toàn thân.

+ Typ lao người chỉ gây bệnh cục bộ.

Câu 21: Dùng phản ứng dị ứng để phát hiện lao ở bò( nguyên lý, phương pháp tiêm

nội bì)?

-Nguyên lý:

+Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể, sẽ kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc

hiệu, trong đó có kháng thể tế bào, kháng thể này chính là chất gây dị ứng lao, chất

này khi gặp vi khuẩn lao hay chất chiết của vk lao sẽ gây nên phản ứng dị ứng theo

kiểu quá mẫn muộn.

+ Nếu người, đv có pư dị ứng thì đã bị nhiễm vk lao.

+Để phát hiện dị ứng lao, người ta dung vk lao hay chất chiết từ vk lao, chất chiết từ

vk lao thường được sử dụng đó là Tuberculin.

- Chiết Tuberculin:

+Trong nước lọc canh khuẩn nuôi cấy vk lao có Tuberculin. Thành phần hóa học

gồm: Albumin, Nucleoprotein, Lipid, Polyozit.

+Có 2 loại:

*Tuberculin thô: nuôi vk trên môi trường nước thịt glyxerin 6-8 tuần, lấy nước

lọc của môi trường đun 1000C/1h, cô đặc ở 800C chỉ còn 1/10 thể tích ban

đầu, thu được Tuberculin thô có nhiều tạp chất nên khi làm phản ứng dễ gây

hiện tượng dương tính giả.

*Tuberculin tinh chế: từ Tuberculin thô loại bỏ hết tạp chất chỉ giữ lại thành

phần protein và 1 ít polysaccarit.

+Phát hiện lao ở GS: Tuberculin chiết từ typ lao bò, typ lao GC là: TbPPDM,

TbPPDA

+ Phát hiện lao ở người: Tuberculin chiết từ typ lao người.

Phương pháp tiến hành:

+Làm theo 3 phương pháp: tiêm trong da, nhỏ mắt, tiêm dưới da.

+Khi tiêm Tuberculin vào trong da của người hay động vật có nhiễm khuẩn sau 48-

72h nơi tiêm sẽ xuất hiện phản ứng dị ứng đặc hiệu trên da. Biểu hiện: nơi tiêm

xuất hiện nốt sần xung huyết, có nền cứng rõ. Nếu người và động vật chưa mắc

lao thì ko có biểu hiện trên.

*) Phát hiện lao trên bò:

-Phương pháp tiêm trong da:

+ Tiêm 4 mũi vào trong da ở 2 bên cổ với 2 loại Tuberculin: TbPPDM, TbPPDA

nhằm xác định chủng lao gây nhiễm thuộc typ lao GC hay typ lao bò & các

Mycobacterium khác trên bò.

-Cắt lông ở vị trí tiêm, rửa sạch bằng nước sinh lý và đo độ dày của da.

-Liều tiêm cho 1 mũi là 0,2 ml.

+ 0,2 ml TbPPDM tương đương 3500 đv

+0,2 ml TbPPDA tương đương 2500 đv

-Vị trí tiêm 4 mũi :

+ Mũi 1 : cổ bên phải, cách xương bả vai về phía trước 10 cm, tiêm TbPPDM.

+ Mũi 2 : cách mũi 1 về phía trước 10 cm , tiêm TbPPDA.

+ Mũi 3 : cổ bên trái, cách xương bả vai về phía trước 10 cm, tiêm TbPPDA.

+ Mũi 4 : cách mũi 3 về phía trước 10 cm , tiêm TbPPDM.

- Sau khi tiêm tính độ dày da trung bình của 2 mũi tiêm loại TbPPDM & 2 mũi tiêm

TbPPDA trước & sau khi tiêm 72h.

+ Mức tăng độ dày da sau của loại TbPPDM & TbPPDA.

+Hiệu số mức tăng độ dày da sau của loại TbPPDM- TbPPDA.

- Kết quả :

*) Với loại TbPPDM :

+ Phản ứng dương tính : khi độ dày da ≥ 3,5 mm ,đường kính chỗ tiêm lớn hơn

20mm. Mức tăng độ dày da ≥ 1 mm.

+ Phản ứng nghi ngờ : khi độ dày da 2,5-3,4 mm, đường kính chỗ tiêm 10-19 mm.

+ Phản ứng âm tính : khi độ dày da ≤ 2,5 mm, đường kính chỗ tiêm ˂ 10 mm.

*) Với loại TbPPDA :

+ Phản ứng dương tính : khi độ dày da ≥ 5 mm ,đường kính chỗ tiêm lớn hơn

20mm. Mức tăng độ dày da ≥ 1 mm.

+ Phản ứng nghi ngờ : khi độ dày da 3-4,9 mm, đường kính chỗ tiêm 10-19 mm.

+ Phản ứng âm tính : khi độ dày da ≤ 3 mm, đường kính chỗ tiêm ˂ 10 mm.

-Sau 45-60 ngày àm lại phản ứng.

Câu 22: Đặc tính sinh học của Leptospira?xoắn khuẩn

Trả lời : trực khuẩn xoắn khuẩn : Leptospira

a.Hình thái & tính chất bắt màu :

- Có 212 serotyp Leptospira, hình thái là loại xoắn khuẩn rất nhỏ, mỏng, kích

thước :4 -10 x 0.1- 0.2µm.

- Hai đầu uốn cong tựa như móc câu, có nhiều vòng lượn sát nhau, di động mạnh.

- Khó bắt màu bằng phương pháp nhuộm thông thường, nhuộm bằng Môrôsôp xoắn

khuẩn bắt màu đen, cũng có thể nhuộm Giemsa : xoắn khuẩn bắt màu đỏ tím.

b. Đặc tính nuôi cấy :

• VK hiếu khí, nhiệt độ thích hợp 28-300C ,pH hơi kiềm ; 7,2-7,4.

• Leptospira có thể mọc được ở môi trường nhân tạo thông thường, môi trường

nuôi cấy phải cho thêm 5-10% huyết thanh tươi như MT Terskich, Korthoff,

EMJH…

• Trong môi trường Terskich, sau khi cấy 2-3 ngày xoắn khuẩn mới mọc, khoảng

trên dưới 1 tuần, môi trường đục nhẹ, có vẩn khói khi lắc.

• Cấy vào màng niệu đệm phôi thai gà 10 ngày tuổi, sau khi cấy 7 ngày phôi gà

chết, bệnh tích không điển hình.

c. Cấu tạo kháng nguyên :

• Hiện nay biết được có hơn 60 chủng Leptospira.

• Leptospira có 2 loại kháng nguyên : xảy ra phản ứng chéo.

1. Một kháng nguyên chính : tác dụng quyết định với bản thân nó, cũng có

thể trở thành kháng nguyên phụ của xoắn khuẩn khác.

2. Một kháng nguyên phụ có thể trở thành kháng nguyên chính của xoắn

khuẩn kia.

• Chẩn đoán huyết thanh dùng 12 chủng, ở nước ta dùng 6 chủng để sản xuất

vacxin.

d. Sức đề kháng :

• Sức đề kháng Leptospira tương đối yếu nhưng đối với các xoắn khuẩn khác

vẫn có sức đề kháng cao hơn.

• Nhiệt độ : Leptospira nhạy cảm : 560C/10’, 600C/5’, -300C không chết, 40C

trong gan chuột lang có thể sống 26 ngày không giảm độc lực.

• Nhạy cảm với độ pH axit, dạ dày sau 10’ là chết, Leptospira không mọc được

trong môi trường hơi axit.

• Các chất sát trùng thông thường có thể diệt xoắn khuẩn một cách nhanh

chóng : axit phenic 0.5%/5’ , focmon 0.25%/ 5’, axit sunphuric 0.05%/

10’ ,biclorua thủy ngân 1/2000 sau 10’-15’ Leptospira bị ngừng di động & tan

dần ra.

• Nước muối : dd 2.8%/15’. Penixillin tác dụng tốt đối với Leptospira.

e.Tính gây bệnh :

+)Trong tự nhiên :

Gây bệnh cho bò, chó( nhiều nhất), ngựa, cừu, dê, lợn, mèo, báo, người mắc do

súc vật truyền qua.

Các ổ chứa trong tự nhiên :

• Ổ chứa thường xuyên: chủ yếu là loài gặm nhấm, gồm tất cả các loại chuột,

đặc biệt là chuột lớn, chủ yếu là L.bataviae.

• Ổ chứa không thường xuyên: chủ yếu là gia súc, thải ra ngoài qua nước tiểu

lúc có lúc không.

• Ổ chứa thiên nhiên: chủ yếu thú rừng: cầy, cáo , nhím,… thải ra ngoài qua

nước tiểu, từ đó truyền cho gia súc & người.

Với gia súc: gây bệnh chính sau: L.icterohemorrhagiae, L.canicola, L.pomona,

L.mitis, L.bataviae…

Với người: L.icterohemorrhagiae & L.grippotyphosa.

Bệnh gây ra mang tính nghề nghiệp như: coog nhân vệ sinh cống rãnh, công nhân

chăn nuôi, bác sĩ thú y…. biểu hiện: sốt cao, đau các cơ, mệt mỏi, mắt đỏ ngàu có

khi xuất huyết, da vàng, anbumin niệu, viêm màng não.

Đường lây: qua chỗ xây sát của da & niêm mạc, cũng có thể qua da & niêm mạc.

+)Trong phòng thí nghiệm:

• ĐVCT: chuột lang( còn non), thỏ non, chuột bạch, chuột.

• Tiêm leptospis vào xoang bụng hoặc S.C để gây bệnh. Sau 2-3 ngày chuột sốt ,

nhiệt độ cao 40.5-41.50C trong 3 ngày, con vật gầy, niêm mạc mắt và da có màu

vàng, xuất huyết, sau 6-12 ngày thân nhiệt hạ, chuột chết.

• Bệnh tích điển hình : vàng da, niêm mạc, phủ tạng, gan, sưng to, lấy nước ở

xoang bụng, máu tim, gan thận kiểm tra thấy xoắn khuẩn.

Câu 23: Chẩn đoán Leptospira bằng phản ứng ngưng kết tan với kháng nguyên sống

trên phiến kính?

a. Nguyên lý của phản ứng:

- Khi trộn huyết thanh của gia súc nghi mắc Leptospira với hỗn dịch canh khuẩn

Leptospira, nếu trong huyết thanh có ít kháng thể thì Leptospira sẽ ngưng kết chụm

lại như hình sao hay hình mạng nhện hay cụm nhỏ. Nếu trong huyết thanh có nhiều

kháng thể thì Leptospira mới bắt đầu bị ngưng kết, sau đó tan ra thành từng mảnh

nhỏ, nên phản ứng gọi là phản ứng ngưng kết tan.

- Dùng kháng nguyên là các chủng Leptospira sống, thực hiện phản ứng trên phiến

kính rồi đọc kết quả trên kính hiển vi có tụ quang nền đen.

b. Chuẩn bị:

• Kháng thể nghi: lấy máu của gia súc nghi mắc bệnh khoảng 2ml để đông,

chắt lấy huyết thanh, pha loãng huyết thanh với nước sinh lý thành nồng độ

1/200 ( nên lấy máu từ ngày thứ 5 sau khi con vật ốm).

Kháng nguyên: là canh khuẩn của các chủng Leptospira , các xoắn khuẩn

này phải khỏe, hình thái rõ, có từ 150-300 xoắn khuẩn trên 1 vi trường.

thường dùng 12 chủng Leptospira, mỗi chủng được giữ nuôi cấy riêng

trong môi trường Terskich hay EMJH , kháng nguyên được giữ ở t0 200C,

sau 7-15 ngày phải cấy chuyển sang môi trường Terskich mới (hay EMJH

mới) & sau 3 tháng phải tiếp đời qua chuột lang 1 lần.

c.Tiến hành phản ứng :

• Mỗi mẫu huyết thanh dùng 3 phiến kính, mỗi phiến kính chia làm 4 ô. Tất cả

12 ô cho 12 chủng có thể tiến hành chẩn đoán nhiều mẫu huyết thanh cùng

một lúc, mỗi mẫu dùng 3 phiến kính, ghi thứ tự phiến kính 1, 2, 3 ở góc dưới

phiến kính về bên phải, còn góc trên về bên trái của 3 phiến kính thì ghi số

mẫu huyết thanh cần chẩn đoán.

• Nhỏ lên mỗi ô 1 giọt huyết thanh đã được pha loãng, rồi lần lượt cho vào mỗi

ô 1 giọt canh khuẩn của 1 chủng Leptospira .Dùng đũa thủy tinh vô trùng

trộn đều, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm 15’-20’ . Đọc kết quả trên KHV có

tụ quang nền đen.

d.Kết quả

• Để đánh giá kết quả người ta dung kí hiệu:

Lchỉ hiện tượng tan xoắn khuẩn.

L+ ngưngkết yếu, có từ 3-5 cụm ngưng kết, có nhiều xoắn khuẩn tự do.

L++ ngưngkết yếu, có từ 6-12 cụm ngưng kết, có nhiều xoắn khuẩn tự do.

L+++ ngưngkết vừa, có từ 20-30 cụm ngưng kết hình con nhện, có ít xoắn

khuẩn tự do.

L++++ ngưngkết xảy ra mạnh, có 30 cụm ngưng kết hình con nhện, không

có xoắn khuẩn tự do.

• Phản ứng dương tính: Ô nào có ngưng kết ở mức L+++ trở lên thì kháng nguyên ở

ô đó tạm coi là chủng gây bệnh.

• Phản ứng âm tính: Không có ngưng kết từng con bơi rời rạc.

• Do đặc điểm Leptospira có kháng nguyên chung dễ gây ra hiện tượng ngưng kết

chéo giữa các chủng, chủng Leptospira gây bệnh cho hiệu giá kháng thể cao

hơn các chủng Leptospira khác.

• Muốn xác định chủng gây bệnh chác chắn phải pha loãng huyết thanh cao hơn

nữa: 1/400, 1/800, 1/1600, 1/3200 rồi làm lại phản ứng ngưng kết với chủng

Leptospira vừa gây ngưng kết ở trên.

Bò, lợn , chó: hiệu giá từ 1/400 trở lên chủng coi là gây bệnh, 1/200 là

nghi ngờ.

Ngựa: hiệu giá 1/800 trở lên chủng coi là gây bệnh, 1/400 là nghi ngờ.

- Nếu nghi ngờ sau 7-10 ngày lấy máu lần 2 để làm phản ứng.

Câu 24, Đặc tính sinh học của virus dịch tả lợn?

- Hình thái cấu trúc:

Là thành viên của họ Togavirideae, thuộc giống Pestisvirus,nhưng thấy

bộ gen tương ứng với virus thuộc họ Flavirideae hơn, do đó gần đây có đề

xuất phân loại Pestisvirus vào họ Flavirideae .

Vius dịch tả lợn thuộc loại ARN virus một sợi đơn, có vỏ bọc là

lipoprotein, dưới kính hiển vi điện tử virus có dạng cấu trúc hình cầu với

nucleocapsit đối xứng hình khối bao bọc bởi một màng ngoài (envelop).

Virion là đơn vị đặc hiệu của virus có đường kính 40-50 nm, đường kính

của nucleocapsit khoảng 29nm, là lớp vỏ bao bọc sợi ARN của virus,

với những diềm tua dài 6-8nm tập trung trên bề mặt của lớp vỏ hạt virus,

bộ gen của virus là một chuỗi đơn ARN, có độ dài 12 KD, virus có 2

glycoprotein E155 và E246KD ở trên bề mặt và 1 nucleocapsit protein

36KD.

Cấu trúc kháng nguyên và cấu trúc ARN của virus dịch tả lợn rất giống

với virus gây bệnh tiêu chảy ở bò và virus gây bệnh Border ở cừu, do vậy

cần lưu ý phân biệt trong chẩn đoán huyết thanh học.

Về độc lực của virus dịch tả lợn, hiện nay tạm chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1: gồm các chủng cường độc Alfort, chủng C, chủng

Thiverval.

Nhóm 2: gồm các chủng có độc lực thấp hơn phân lập được từ

những lợn bị bệnh mạn tính.

Đặc tính nuôi cấy:

Có thể nuôi cấy virus trong tổ chức sống của lợn như: tủy xương, hạch

lâm ba, phổi, bạch cầu, thận dịch hoàn, lách óc, thai lợn…Trong đó virus

nhân lên tốt nhất trên môi trường thận lợn, môi trường nầy thường được sử

dụng để nuôi cấy virus. Khi nuôi cấy, virus nhân lên ở nguyên sinh chất,

không gây bệnh tích tế bào, sau khi gây nhiễm được 5-6 giờ thế hệ đầu

tiên được giải phóng khỏi tế bào, virus lan rộng từ tế bào này sang tế bào

bên cạnh nhờ các cầu nối tế bào chất và virus có thể tồn tại lâu bên trong

môi trường tế bào.

Độc lực của virus:

Vius dịch tả lợn là một loại virus duy nhất, nhưng độc lực của nó khác

nhau khá rộng.

Các chủng virus có độc lực cao gây bệnh cấp tính cho lợn và gây tỉ lệ chết

cao. Các chủng có độc lực trung bình thường gây nên bệnh á cấp tính hoặc

mạn tính cho lợn. có ý kiến cho rằng, độc lực của virus dịch tả lợn có đặc

tính không bền vững, nó có thể tăng lên sau một hay nhiều giai đoạn ở lợn.

Sức đề kháng:

Dưới tác nhân vật lý, khả năng vô hoạt của virus phụ thuộc phần nào vào

chất chứa trung gian. Trong môi trường tế bào, vius bị mất hoạt tính ở

600C, trong đó ở môi trường máu đã tách bỏ tơ huyết, virus không bị mất

hoạt tính sau 30 phút ở 680C, virus bền vững ở pH từ 5-10, trên hoặc dưới

mức này virus bị mất hoạt tính nhanh.

Các dung môi hòa tan lipit như ete, clorofoc( Chloroform) dezoxycolat (

Dẽoycholat) vô hoạt virus nhanh.

Các chất sát trùng như: xút 2% diệt virus trong nước tiểu sau 15 phút,

nước vôi 10% và axit phenic giết chết virus sau 15 phút.

Trong chuồng và phân, víu bị vô hoạt sau vài ngày.

Trong thịt lợn bệnh & sản phẩm của nó, virus có thể duy trì hoạt tính trong

vài tháng, đây là nguồn lây nhiễm quan trọng.

Tính gây bệnh:

Trong tự nhiên:

• Vius dịch tả lợn gây bệnh cho lợn: lợn nhà, lợn rừng ở mọi lứa

tuổi, lợn con đang bú hay mới cai sữa mắc nhiều hơn và chết

nhiều, lợn cái mắc và truyền bệnh cho lợn con.

• Các loài vật khác và người không mắc bệnh dịch tả lợn.

Trong phòng thí nghiệm:

• Lợn con rất cảm thụ với bệnh.

• Gây bệnh cho lợn con, bệnh xảy ra giống như trong tự nhiên về triệu

chứng cũng như bệnh tích.

• Tiêm vius dịch tả lợn cho thỏ & chuột lang sẽ gây bệnh ở thể ẩn.

• Người ta dùng Vius dịch tả lợn tiêm truyền liên tục cho thỏ trong

nhiều đời. Độc đối với thỏ tăng lên, độc lực đối với lợn giảm

xuống, đến hơn 150 đời thì giống virus này hoàn toàn không độc

lực đối với lợn nữa nhưng vẫn giữ được đặc tính kháng nguyên.

Đây là giống virus nhược độc dịch tả lợn qua thỏ dung để chế

vacxin.

Câu 25, Chẩn đoán virus học bệnh dịch tả lợn?

1. Lấy bệnh phẩm:

Bệnh phẩm là máu lách, hạch lâm ba, tủy xương của gia súc nghi mắc

bệnh.

2. Kiểm tra trên kính hiển vi

Lấy bệnh phẩm của gia súc làm tiêu bản, nhuộm Gram kiểm tra trên kính

hiển vi. Nếu:

Không thấy vi khuẩn có thể nghi là mắc bệnh dịch tả lợn thuần túy

sau khi chẩn đoán lâm sang đã xác định bệnh.

Nếu có vi khuẩn tụ huyết trùng, phó thương hàn lợn…thì có thể

dịch tả lợn ghép với những bệnh này.

3. Tiêm động vật thí nghiệm

Dùng lợn để gây bệnh: lợn con từ 3-4 tháng tuổi, lợn khỏe mạnh,

không nằm trong ổ dịch tả lợn, chưa tiêm phòng vacxin dịch tả

lợn.

Dùng bệnh phẩm là 1ml máu và 0.5 g lách của gia súc nghi mắc

bệnh pha thành huyễn dịch rồi tiêm vào dưới da cho lợn. nếu trong

bệnh phẩm có vius dịch tả lợn thì a ngày sau khi tiêm, lợn kém ăn,

sốt cao 410-420C, nhiệt độ này giữ vững trong 4-5 ngày liền, lợn

bỏ ăn, đi táo, phân rắn, con vật có hiện tượng viêm kết mạc mắt,

có dử,nước mắt có nhờn chảy ra. Sau 1 tuần lễ, con vật đi tháo,

phân lẫn máu có mùi hôi thối đặc biệt. Nếu kéo dài có thể thấy

triệu chứng thần kinh: ( liệt 2 chân sau). Cuối cùng nhiệt độ hạ

thấp xuống 35-360C, con vật mệt lả & chết.

Mổ khám: thấy lợn có những bệnh tích sau:

Niêm mạc miệng, lưỡi, lợi tụ máu, loét.

Dạ dày, ruột tụ máu, thấy rõ ở van hồi manh tràng, ở ruột

già , nàn lâm ba loét hình cúc áo có vòng tròn đồng tâm.

Lách có hiện tượng nhồi huyết, xuất huyết ở quanh rìa, lách

không sưng hoặc ít sưng.

Thận xuất huyết thành chấm nhỏ ở ngoài mặt, bể thận ứ

máu hoặc có cục máu.

Trên da nhất là đùi, bụng có chấm xuất huyết bằng đầu

đinh ghim, hạt vừng, hạt đỗ.

Trong các phương pháp chẩn đoán đối với bệnh dịch tả lợn,

phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm đạt kết quả tương đối

chính xác hơn cả, nhưng chi phí để kiểm nghiệm một bệnh phẩm quá

tốn kém, thời gian lại lâu có khi tới 3-4 tuần lễ. phương pháp này

thường được áp dụng khi triệu chứng, bệnh tích trên lâm sang khồg

đủ để kết luận bệnh và cần xác định để công bố dịch.

4. Phương pháp làm tăng cường độc lực của virus Newcastle:

-Dung môi trường tế bào dịch hoàn lợn một lớp nuôi cấy virus dịch tả lợn,

sau 5 ngày cấy virus Newcastle thấy virus Newcastle nhân lên mạnh mẽ và

gây bệnh tích tế bào.

-Nếu môi trường tế bào dịch hoàn lợn chỉ cấy virus Newcastle thì virus

không gây được bệnh tích tế bào. Điều này chứng tỏ virus dịch tả lợn đã

làm tăng độc lực của virus Newcastle.

Câu 26, Chẩn đoán huyết thanh học bệnh dịch tả lợn?( phản ứng trung hòa trên thỏ,

phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch)?

1) Thí nghiệm trung hòa trên thỏ:

•Dựa trên nguyên tắc:

•Virus dịch tả lợn cường độc & Virus dịch tả lợn nhược độc có tính gây bệnh khác nhau

cho thỏ và lợn, nhưng lại có tính kháng nguyên giống nhau. Có thể dùng Virus dịch tả lợn

cường độc tiêm cho thỏ, gây miễn dịch, sau đó chứng minh tính miễn dịch của thỏ đối với

Virus dịch tả lợn bằng cách tiêm virus nhược độc dịch tả lợn.

•Dung bệnh phẩm là lách của lợn nghi mắc bệnh nghiền với nước sinh lý thành huyễn dịch

1/10 & 1/100 tiêm vào bắp thịt của 2 thỏ khỏe mạnh.

- Thỏ số 1 tiêm 1ml huyễn dịch 1/10

- Thỏ số 2 tiêm 1ml huyễn dịch 1/100

•Sau 5-10 ngày( tb 7 ngày), dung giống virus nhược độc dịch tả lợn pha thành huyễn dịch 1/

10 & 1/100 tiêm vào bắp thịt của 2 thỏ trên.

- Thỏ số 1 tiêm 1ml huyễn dịch 1/10

- Thỏ số 2 tiêm 1ml huyễn dịch 1/100

•Hai thỏ thí nghiệm này không có phản ứng sốt. lấy máu của 2 thỏ này đem tiêm cho 2 thỏ

khỏe mạnh khác, hai thỏ này cũng không sốt, điều đó chứng tỏ virus nhược độc dịch tả lợn

đã bị kháng thể dịch tả lợn trung hòa. Kháng thể này có được là do trong bệnh phẩm có

virus dịch tả lợn, đã kích thích cơ thể thỏ sinh ra. Chứng tỏ bệnh phẩm có virus dịch tả lợn.

•Trong khi đó ở 2 thỏ làm đối chứng: lấy máu, lách của lợn khỏe tiêm cho thỏ, sau 5-10

ngày tiêm virus nhược độc dịch tả lợn cho thỏ, sẽ thấy cả 2 thỏ này có phản ứng sốt vì thỏ

chưa được miễn dịch với virus dịch tả lợn.

2) Phản ứng khuếch tán trên thạch:

•Chuẩn bị:

-Kháng nguyên nghi: bệnh phẩm của lợn nghi mắc bệnh nghiền với nước sinh lý có pha

them 1-2% axit phenic, lọc qua gạc và ly tâm lấy nước trong.

-Kháng nguyên dương: được chế tạo như trên, từ phủ tạng là lách, hạch của lợn được tiêm

virus dịch tả lợn cừng độc.

-Kháng nguyên âm: được chế như trên từ hạch, lách của lợn khỏe.

-Kháng thể: là huyết thanh dịch tả lợn được chế từ lợn hoặc thỏ bằng phương pháp gây tối

miễn dịch.

•Phương pháp tiến hành:

- Đun chảy thạch 1,5% trong nước muối sinh lý.

- Đổ thạch trên phiến kính, lượng thạch cần dung là 0.12 ml/cm2 , để đông thạch.

- Đục lỗ theo sơ đồ A, đường kính của lỗ 3-4mm. Khoảng cách giữa các trung tâm của

các lỗ từ 5-6mm.

- Thể tích mỗi thành phần phản ứng là 0.02ml, cho vào theo sơ đồ A.

- Sau khi đã cho các thành phần phản ứng vào các lỗ, đặt phiến kính vào hộp ẩm( đĩa

Petri với mẫu bong tẩm nước), cho vào tủ ấm 370C trong 12-24 giờ. Đọc kết quả:

Phản ứng dương tính: giữa kháng thể dịch tả lợn với kháng nguyên nghi

xuất hiện đường kết tủa trắng.

Phản ứng âm tính: giữa kháng thể dịch tả lợn với kháng nguyên nghi

không có đường kết tủa.

Câu 27, Đặc tính sinh học của virus lở mồm long móng?

I.

Hình thái phân loại:

- Virus LMLM là loại virus nhỏ nhất, thuộc họ Picornavirideae, là virus chứa ARN, kích

thước từ 10-20 nm,

-Virus LMLM có 7 typ: typ O, A, C, Asia, SAT1, SAT2, SAT3. Các typ virus LMLM gây

những triệu chứng lâm sàng giống nhau, nhưng không gây miễn dịch chéo cho nhau, ví dụ

vacxin LMLM typ A không bảo vệ chống lại virus LMLM typ O được.

-Virus LMLM thường giữ đặc tính của nó khi nhân lên, nhưng không hoàn toàn cố định,

mà nó có thể thay đổi từ typ này sang typ khác như từ typ A; C biến thành typ O hoặc typ

O thành typ C, và cũng có khi trong quá trình nhân lên cao độ trong ổ dịch, một sub typ có

thể biến dị làm nảy sinh một sub typ mới.

II.

Đặc tính nuôi cấy:

- Virus LMLM là một virus hướng thượng bì, do đó thường nuôi cấy virus trên tổ chức da

của thai lợn, thai bò còn sống.

- Nếu nuôi cấy Virus LMLM trên động vật thí nghiệm như thỏ, chuột lang, chuột nhắt

trưởng thành thì virus hay bị biến đổi và thường mất đặc tính gây bệnh.

- Còn nuôi cấy trên màng niệu nang của phôi trứng, có khi được có khi không.

- Phương pháp nuôi cấy tốt nhất là nuôi Virus LMLM trên tổ chức thượng bì lưỡi bò trưởng

thành, phương pháp này cho kết quả tốt là sau nhiều lần tiếp đời, độc lực của virus vẫn giữ

được với bò và động vật thí nghiệm.

- Ngoài ra có thể nuôi cấy Virus LMLM trên môi trường tế bào tổ chức, tốt nhất là tế bào

lấy từ tuyến yên của bò hoặc của lợn, tế bào thận bê hoặc thận cừu non hoặc các dòng tế

bào có độ nhạy tương đương, như tế bào của thận chuột Hamster gọi tắt là tế bào BHK(

baby hamster kidney). Sau khi cấy Virus LMLM vào các môi trường tế bào này để tủ ấm

370C trong 24, 48, 72 giờ virus sẽ làm hủy hoại tế bào nuôi.

III.

Sức đề kháng:

Virus LMLM có sức đề kháng cao với ngoại cảnh, với ánh sánh mặt trời chiếu

-

trên đồng cỏ virus sống ít nhất 2 tháng về mùa đông, 2 ngày về mùa hè, trên lông gia súc

virus còn hoạt lực sau 4 tuần lễ, trong đất ẩm virus sống hàng năm.

Với sức nóng virus dễ bị tiêu diệt, từ 30-370C virus sống 4-9 ngày, 500C virus

-

nhanh chóng bị bất hoạt, 700C virus chết sau 5-10 phút.

Nhiệt độ lạnh bảo tồn được virus sống lâu.

-

Trong phân ủ thành đống, ở lớp sâu 15cm virus bị diệt sau 7 ngày, sâu 50 cm

-

bị diệt sau 9 giờ, trong cỏ khô virus có thể sống từ 8-15 tuần. với các chất sát trùng như

crezon 3%, sau 6h virus vẫn còn hoạt lực, clorofoc 1% sau 20 ngày virus còn độc lực, tốt

nhất là dùng các chất sát trùng mạnh như NaOH 1% diệt virus trong 5-10 phút, focmon 2%

diệt virus trong 6h.

IV.

Tính gây bệnh:

- Trong tự nhiên: Virus gây bệnh chủ yếu cho trâu, bò, dê, cừu, lợn và các động vật hoang dã

như bò rừng, trâu rừng, lợn rừng, lợn lòi, lạc đà, sơn dương…

- Loài ăn thịt và người ít mắc hơn và thường mắc ở thể nhẹ.

- Loài động vật một móng như ngựa, lừa, la; gia cầm, chim không mắc bệnh, nhưng có thể

gây bệnh cho vịt được.

- Trong vùng dịch LMLM ở trâu bò người ta có thể thấy nhím chuột hươu nai, hoẵng bị chết

nhiều.

- Trong phòng thí nghiệm:chuột lang, chuột nhắt trắng, chuột đồng, chuột Hamster dễ cảm

nhiễm, khía da bàn chân của chuột rồi chà xát bệnh phẩm có virus lên thì sau 12-24h chỗ

chà xát có nôi mụn nhỏ, màu đỏ, có thủy thũng, đau chỗ khía, sau 2-3 ngày có thể nhiễm

trùng toàn than, có mụn ở mồm, lưỡi, lợi.

- Bê mới đẻ chưa bú sữa mẹ nếu được tiêm virus LMLM có thể chết sau 36-48h.

Câu 28, Đặc tính sinh học của virus dại?

1. Hình thái cấu trúc:

Virus dại thuộc học Rhabdovirideae, nhóm Rhadbovirus, là 1 ARN virus.

-

2. Đặc tính nuôi cấy:

3. Sức đề kháng:

4. Tính chất miễn dịch:

5. Tính gây bệnh:

6. Chất chứa virus:

7. Cấu tạo kháng nguyên và typ huyết thanh:

Câu 29, Chẩn đoán bệnh dại bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang ( phương pháp

trực tiếp và gián tiếp)?

1. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp:

- Dùng kháng thể đặc hiệu nhuộm màu để phát hiện kháng nguyên nghi dại.

- Chuẩn bị kháng nguyên chẩn đoán: dung bệnh phẩm là não, nước bọt hoặc áp kính vào

vùng sừng Ammon của động ật nghi mắc bệnh dại, cố định tiêu bản bằng ete hoặc hơ

nóng trên ngọn lửa đèn cồn.

- Chuẩn bị kháng thể đặc hiệu nhuộm huỳnh quang: dung virus dại gây tối miễn

dịch cho thỏ, lấy máu chắt huyết thanh, tách phần gamma globulin có trong huyết

thanh miễn dịch đem nhuộm màu thuốc nhuộm huỳnh quang.

- Tiến hành phản ứng: sau khi đã cố định kháng nguyên trên tiêu bản, nhỏ 1-2

giọt kháng thể đặc hiệu chống dại đã nhuộm màu huỳnh quang lên tiêu bản, để ở

370C trong 30 phút, rồi đem rửa nước, làm khô, quan sát dưới kính hiển vi huỳnh

quang.

+ phản ứng dương tính: khi kháng thể tương ứng với kháng nguyên, kết hợp sẽ

phát sáng.

+ phản ứng âm tính: không có kết hợp giữa kháng thể và kháng nguyên, không

phát sáng, trong bệnh phẩm không có virus dại.

2. Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp:

- Kỹ thuật này không dùng kháng thể đặc hiệu nhuộm màu huỳnh quang, mà dùng kháng

thể kháng gamma globulin của loài vật dùng để chế kháng thể đặc hiệu đem nhuộm

màu huỳnh quang. Như vậy kháng thể đặc hiệu có 2 chức năng, chức năng là kháng thể

đối với kháng nguyên cần chẩn đoán và chức năng là kháng nguyên đối với kháng thể

gamma globulin

nhuộm màu huỳnh quang. Như vậy chỉ cần nhuộm màu kháng thể kháng gamma globulin

có thể chẩn đoán được nhiều bệnh truyền nhiễm.

- Chuẩn bị kháng nguyên chẩn đoán: giống như phần chuẩn bị trong phản ứng trực tiếp.

- Chuẩn bị kháng thể kháng gamma globulin: dùng gamma globulin của thỏ tiêm cho gà

trống, sau 2-3 tuần lễ trong máu của gà có nhiều kháng thể chống gamma globulin của

thỏ, lấy máu gà chắt lấy huyết thanh, rồi tách phần gamma globulin, sẽ thu được kháng

thể kháng gamma globulin của thỏ. Kháng thể này chắc chắn sẽ kết hợp đặc hiệu với

gamma globulin của thỏ, đem nhuộm màu kháng thể này.

- Tiến hành phản ứng: sau khi đã cố định kháng nguyên trên tiêu bản, nhỏ 1-2 giọt kháng

thể đặc hiệ, nếu kháng thể và kháng nguyên tương ứng, chúng sẽ kết hợp chặt chẽ với

nhau, nhưng không phát sáng khi xem kính vì kháng thể đặc hiệu không được nhuộm

màu. Nhỏ tiếp 1-2 giọt kháng thể kháng gamma globulin đã nhuộm màu lên tiêu bản để

tác động một thời gian rồi rửa nước, để khô, quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang sẽ

thấ phát sáng vì có sự kết hợp 2 tầng, tầng 1: giữa kháng thể và kháng nguyên đặc hiệu,

tầng 2: giữa kháng thể đặc hiệu với kháng gamma globulin, đó là phản ứng dương tính.

Kết luận trong bệnh phẩm có chứa virus dại.

Trong trường hợp kháng nguyên nghi không tương ứng với kháng thể đặc hiệu của bệnh

dại thì sẽ không có sự kết hợp ở tầng 1, do đó khi nhỏ kháng thể kháng gamma globulin

nhuộm màu lên tiêu bản, thì kháng thể kháng thể này cũng bị trôi đi khi rửa nước, nên khi

quan sát dưới kính hiển vi huỳnh quang không thấy phát sáng, đó là phản ứng âm tính,

bệnh phâm rkhoong chứa virus dại.

Câu 30.Đặc tính sinh học của virus Newcastle?

- Hình thái, phân loại, độc lực:

Virus Newcastle thuộc họ Paramyxovirideae.

Cấu tạo xoắn, có thể hình tròn, hình trụ, hình sợi, kích thước vỉon của

virus từ 120-130 nm, trung bình khoảng 180 nm.

Virus có 6 loại protein cấu trúc:

-HN: đặc tính ngưng kết hồng cầu và có hoạt tính men

Neuraminidaza tác dụng cắt đứt các thụ thể hồng cầu.

- F: lien hợp các tế bào bị nhiễm virus với nhau để tao thành tế bào

khổng lồ đa nhân.

- L: chưa rỗ chức năng

- M: gắn ARN của virus với vỏ bọc.

- NP: hình ống dài và xoắn nhiều vòng, chưa rõ chức năng.

- N: protein kiềm bảo vệ ARN của virus.

Các đơn vị cấu trúc của protein xắp xếp quanh 1 trục, ở giữa rỗng theo

hình xoắn ốc, bên trong là axit nucleic quyết định hình dạng của virus .

Vỏ bọc ngoài của virus là lipid nên vỉion rất mẫn cảm với các chất hòa tan

như ete, cồn, clorofoc, mectiolat.

Virus có thể qua được các màng lọc Berkerfeld, Chamberland và màng lọc

Seitz.

Virus có khả năng làm ngưng kết các hồng cầu: gà, bò người, chuột bạch,

chuột lang, nhưng không làm ngưng kết hồng cầu ngựa, đây là đặc tính để

phân biệt với virus dịch tả gà, vì virus dịch tả gà lại làm ngưng kết hồng

cầu ngựa.

Virus Newcastle

Câu 31, Trình bày phương pháp làm phản ứng HA( nguyên lý, mục đích cách tiến

hành) ?

-Mục đích

-Xác định virust có khả năng gây ngừng kết hồng cầu

-Xác định nồng độ virust cao hay thấp

-Xác định đơn vị ngừng kết dung cho phản ứng HI

Nguyên lý

Do đặc tính của virust Newcastle và virust dịnh tả gà đều làm ngừng kết hồng cầu

gà,nên có thể dùng phản ứng ngừng kete hồng cầu gà HA(Haemagglutinatoin teat) để

phát hiện hai bệnh này,sau đó làm phản ứng ngừng kết hồng cầu gà Haemagglutinatoin

Inhibition=HI) để phân biệt hai bệnh này.

-Chuẩn bị hồng cầu gà 1%

Lấy 10 ml máu tim gà them 5 ml xitrat natri 5% để chống đông máu ,rồi quay ly tâm cho

hồng cầu lắng xuống,hút bỏ bạch cầu và huyết tương đi ,rồi cho nước sinh lý vào rửa lại

quay ly tâm,hut bỏ phân nươc trong ở trên,rồi lại cho nước sinh lý vào rửa,xong lại quay

ly tâm hút phân nước trong đi(rửa nước sinh lý 3 lần )chỉ giữ lại hồng cầu,cuối cùng phá

hồng cầu 1% với nước sinh lý.

-Chuẩn bị nước trứng có chúa virust

Lây óc gà nghi mắc bệnh Newcaslte nghiền thành huyễn dịch 1/10 với nước sinh lý,khử

tạp khuẩn bằng kháng sinh rồi cấy vào xoang niệu mô của phôi gà 10-12 ngày ,ấp tiếp ở

370c sau 2-4 ngày phôi chết(tùy theo độc lựa mầm bệnh)lấy ra để tủ lạnh từ 0-4oc trong

4 giờ để các mạch máu co lại ,sau đó hút lấy nước trứng,thử vô trùng bằng cách cấy trên

các môi trường ,nước trứng có thể giữ trong tủ lạnh được 3-6 tháng.

-Phương pháp tiến hành phản ứng

Dùng 8 ống thí nghiệm và một ống đối chứng:

-Cho vào ống thí nghiệm thứ nhất 0,9ml nước sinh lý,các ống còn lại từ ống 2 đến

ống 8 mỗi ống cho 0,5 nước sinh lý .

-Cho vào ống nghiệm thứ nhất 0,1 ml nước trứng có chứa virust ,trộn đều ,lắc đều

ống nghiệm thứ nhất rồi hút 0,5 ml từ ống thư nhất chuyển sang ống thứ 2 rồi lại trộn

đều ống thứ 2 xong hút 0,5 ml tứ ống thứ chuyển sang ống thứ 3,trộn đều và hút 0,5 ml

chuyển sang ống thứ 4vaf cứ như thế làm cho tới ống thư 8 thì hút bỏ đi 0,5ml .Như vậy

lần lượt ta co hiệu giá pha loãng nước trứng tứ đống thứ nhất tới ống thứ 8laf:1/10 ,1/

20 ,1/40, 1/80, 1/160 ,1/320 ,1/640,1/1280.

-Cuối cùng cho hồng cầu gà 1% vào tất cả các ống ,mỗi ống 0,5ml ,lắc đều,trộn đều

các ống trong 1 phút và để yên trong 15-20 phút rồi đọc kết quả.

Ông thứ 9 là ống đối chứng chỉ có 0,5 ml nước sinh lý và có 0,5ml hồng cầu gà ,do

đó hồng cầu gà không bị ngừng kết mà lắng xuống đáy ống thành một cục máu tòn

đỏ,nước ở trên trong là phản ứng âm tính.

Phản ứng dương tính là hồng cầu ngừng kết thành những hạt lấm tấm màu đỏ(thành

quầng đỏ rạn nứt ở đáy ống nghiệm,hiệu giá ngừng kết đọc ở ống ngừng kết cuối

cùng ,trước ống không ngừng kết).

Độ pha loãng virust lớn nhất mà tại đó vẫn có hiện tượng ngừng kết hồng cầu thì

gọi là một đơn vị HA.

- Để yên trong 15-20 phút, rồi xem kết quả, dùng gương phẳng đặt ở phía dưới đáy

ống nghiệm để xác định hiệu giá ngưng kết.

Câu 32, Trình bày phương pháp làm phản ứng HI để giám định virus Newcastle và

virus cúm gia cầm?

- Phản ứng ngưng kết hồng cầu gà chỉ được xác định được trong nước trứng có chứa virus,

nhưng chưa xác định được đó là virus Newcatle hay virus dịch tả gà, vì 2 loại virus này

đều làm ngưng kết hồng cầu gà, do đó dùng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu gà để

xác định một trong 2 loại virus này.

1.Chuẩn bị:

- Pha kháng huyết thanh Newcatle và kháng huyết thanh dịch tả gà ở nồng độ: 1/10, 1/20, 1/

40, 1/160, 1/320, 1/640, 1/1280.

- Pha nước trứng có chứa virus ở hiệu giá ngưng kết là 4 đơn vị HA. Tức là tăng số

lượng virus lên 4 lần hay còn gọi là 4 đơn vị ngưng kết hồng cầu. làm như vậy để: nếu

trong huyết thanh không có kháng thể Newcatle thì phản ứng HA chắc chắn sẽ xảy ra.

- Hhongf cầu gà 1%: chuẩn bị như ở phản ứng ngưng kết hồng cầu gà.

2.Phương pháp tiến hành phản ứng:

- Dùng 2 dãy ống nghiệm ngưng kết, mỗi dãy cho 8 ống thí nghiệm và thêm 2 ống đối

chứng dương và đối chứng âm.

Bước 1:

- Dãy thứ nhất cho huyết thanh Newcatle vòa mỗi ống 1 lượng 0.25ml, nhưng ở các

hiệu giá pha loãng khác nhau lần lượt từ ống 1 đến ống 8 là 1/10, 1/20, 1/40, 1/160, 1/

320, 1/640, 1/1280.

- Dãy thứ hai cho huyết thanh dịch tả gà vào mỗi ống một lượng là 0.25ml, nhưng ở các

hiệu giá pha loãng khác nhau lần lượt từ ống 1 đến ống 8 là 1/10, 1/20, 1/40, 1/160, 1/

320, 1/640, 1/1280.

Bước 2:

• Cho vào tất cả 16 ống nghiệm của 2 dãy thí nghiệm, mỗi ống 0.25ml nước trứng có

chứa virus ở hiệu giá là 4 đơn vị ngưng kết hồng cầu.

• Lắc đều cả 2 dãy để cho huyết thanh và virus trộn lẫn vào nhau, để yên 5-10 phút.

Bước 3:

• Cho vào tất cả các ống của 2 dãy thí nghiệm, mỗi ống 0.5ml hồng cầu gà 1%.

• ở ống đối chứng dương cho vào 0.25ml nước trứng; 0.5ml hồng cầu gà và 0.25ml

nước sinh lý.

• ở ống đối chứng âm cho vào 0.5ml hồng cầu gà 1% và 0.5ml nước sinh lý.

Tất cả các ống nghiệm và ống đối chứng đều có khối lượng là 1ml.

Lắc đều tất cả các ống và để yên trong vòng 15-20 phút rồi đọc kết quả.

• Nếu bên nào không có ngưng kết hồng cầu thì kết luận có virus tương ứng

với huyết thanh đó.

• Nếu cả 2 dẫy đeuf ngưng kết hồng cầu gà thì kết luận trong nước có chứa

cả 2 loại virus là dịch tả gà và Newcatle.

Câu 36:đặc tính sinh học của vr cúm gia cầm( Avian Ingluenza Virus)

Tl:

Virus cúm gia cầm có tên là Avian Ingluenza Virus, thuộc họ Orthonyxoviridea, gây

bệnh truyền nhiễm cấp tính trên gia cầm,gọi là bệnh truyền nhiễm cao ở gia cầm hay cúm

gia cầm.

1. Hình thái:

- Vr cúm gia cầm thuộc họ Orthonyoviridae, type A.

Vr có dạng hình cầu, đôi khi dạng sợi, kích thước đường kính 80 - 100

- Nhân : có 1 sợi ARN , dài 10.000 – 15.000 nucleotide, phân thành 6 – 8 phân đoạn

mang mật mã cho 10 loại protein cấu trúc khác nhau của vr.

- Capsit bao quanh sợi ARN, mang 2 KN chính là H và N, ngoài ra còn mang 1KN

màng và 1 KN có khả năng kết hợp với bổ thể.

- Vỏ bao bọc ngoài, bản chất là lipit.

2. Đặc tính nuôi cấy:

- Trên phôi gà :vr nhân lên dễ dàng, dùng phôi 9 – 11 ngày tuổi hoặc 13 ngày tuổi

+ cấy vr vào xoang niệu mô.

+ vr nhân lên trong tế bào biểu mô màng ối và màng túi ối.

+ xâm nhập vào phôi gây chết phôi sau 24 – 48 h.

+ bệnh tích vr gây xuất huyết nặng toàn phôi.

- Môi trường tế bào:

+dùng tế bào thận khỉ, thận phôi người, thận chuột lang.

+ ít sử dụng phương pháp này, không gây những bệnh tích tế bào, mắt thường

không quan sát được.

- Động vật cảm thụ dùng gây nhiễm cho chồn, chuột nhắt, phương pháp này không

được sử dụng.

3. Cấu trúc kháng nguyên:

- Kn H : gây ngưng kết hồng cầu trên gần 20 loài động vật, phân ra nhiều loại từ H1,

H2, H3….H15, giúp vr bám được vào tế bào và xâm nhập vào bên trong.

Kn N: enzyme Neuramirase cắt đứt các thụ thể khi có sự ngưng kết hồng cầu, có

nhiều loại từ N1, N2… N9, giúp vr ra khỏi tế bào và xâm nhập vào tế bào khác.

4. Sự biến đổi gen:

a, sự biến đổi nội gen: khả năng rất nguy hiểm của vr.

- Là sự thay đổi các nucleotide trong đoạn gen.

- Những thay đổi thường xảy ra ở phân đoạn gen mã hóa cho KN H và KN N.

- Thay đổi 1 số cấu trúc nu trong sợi ARN tạo ra dòng vr mới tránh được 1 phần

MD đã có trong quần thể.

b, Sự trao đổi gen:

- Khả năng cực kỳ nguy hiểm của vr

- Gây hiện tượng vr tái tổ hợp gen cùng với 1 dòng vr cúm khác đồng nhiễm vào cơ

thể tạo dòng vr hoàn toàn mới, tránh được hoàn toàn các MD đã có trong quần thể

5. Khả năng gây bệnh:

a, trong tự nhiên :

• Đối với nhóm vr có độc lực cao (HPAI)

- Gà là động vật mắc bệnh nhất, tỉ lệ chết là 100%.

Bệnh phát ra triệu chứng rất đa dạng: điển hình là chết đột ngột, chết nhạnh, chết

như trúng độc.

+Gà có biểu hiện sốt cao, ủ rũ,da chân xuất huyết, thâm tím, có biểu hiện khó

+Xưng phù đầu, mào sưng phù thâm tím, triệu chứng thần kinh: co giật, xoay

tròn, đi giật lùi.

Bệnh tích: xuất huyết toàn bộ đường tiêu hóa, tuyến tụy.

Đối với nhóm vr độc lực thấp (LPAI)

Triệu chứng lâm sàng ít biểu hiện, tỉ lệ gia cầm chết thấp.

Nếu gia cầm kế phát 1 số vi khuẩn thì độc lực của vr sẽ tăng lên, chúng có thể biến

chủng thành chủng có độc lực cao, rất nguy hiểm cho vật nuôi.

Vr cúm type A có khả năng gây bệnh cho chim, động vật có vú, và cả con người

( vr cúm type B,C). gia súc :lợn , ngựa, đà điểu mẫn cảm với vr cúm type A.; gia

cầm: gà, gà tây, ngan ngỗng đều có thể mắc bệnh, thủy cầm mang trùng.

b. trong phòng thí nghiệm:

-

Không gây bệnh trên đông vật cảm thụ,chỉ gây bệnh trên phôi và trên môi tế bào.

6. Sức đề kháng:

- Vr không bền ở nhiệt độ 560C , chết ngay ở 1000C.

- Ở 40C trong nước trứng vr tồn tại được 2 tháng, trong phân gà 40C vr tồn tại được

35 ngày.

Thịt gà lạnh 23 ngày vr còn khả năng gây bệnh.

Chất sát trung thông thường có khả năng diệt vr.

Câu 37: đặc tính sinh học của vr dịch tả vịt ( Pestis anatum virus)

Tl: vr gây bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây tử vong cao cho vịt, ngan ngỗng và thiên nga.

1. Phân loại vr:

- Là loại ADN virus thuộc họ Herpesvirideae nhóm Herpes.

- Có nhiều chủng có độc lực khác nhau trong tự nhiên.

- Không có khả năng gây ngưng kết hồng cầu.

2. Hình thái và kích thước:

- Gần tròn, có 1 vỏ bọc bên ngoài và 1 lõi ở giữa.

- Sau 24h xâm nhập vào tế bào, thấy các hạt virus trong nhân và nguyên sinh chất.

- Thể vùi trong nhân là những tập hợp không có hình thù, giống như bụi.

- Trong nhân tế bào có hoặc không có thể vùi xuất hiện những khoảng trống, ở đó

có những virus hay tập hợp virus có capxit hình cầu hoặc sáu cạnh Nucleocapxit

có Ф = 93,5 nm.

- Khi vào nguyên sinh chất, đường kính của hạt virus tăng đến 136nm.

- Khi vào không bào thì virus thành thục và có đường kính 250nm.

3. Chất chứa virus :

- Trong cơ thể vịt bệnh , vius có trong máu, dịch nội tiết, các cơ quan nội tạng,

nhiều nhất ở gan, lách, não.

- Vịt bệnh thải virus ra ngoài qua phân và dịch bài xuất.

- Nguồn nước nhiễm virus, động vật thủy sinh cũng chứa virus.

4. Đặc tính nuôi cấy:

•Nuôi cấy trên phôi:

- Nuôi cấy vr trên màng niệu đệm hay xoang niệu mô của thai vịt ấp 12 ngày.

- Sau 4 – 6 ngày phôi chết với bệnh tích:

+ Xuất huyết trên da vùng lưng, rìa cánh, đầu, …

+ Gan, quả tối có điểm xuất huyết và hoại tử

+ Màng nhung niệu sưng dày lên.

- Nếu tiếp truyền 12 đời liên tiếp trên phôi gà, từ đời thứ ba phôi gà chết sau 4- 5

ngày khi tiêm vào màng niệu đệm và chết sau 6- 7 ngày khi tiêm vào xoang niệu

mô.

- Khi gây nhiễm trên phôi gà vr nhược độc nhân lên mạnh , chứa nhiều ở xoang niệu

đệm và nước niệu, trong túi long đỏ rất ít vr.

- Vr cảm nhiễm với phôi ngỗng ấp 12 ngày tuổi giết chết phôi sau 3- 5 ngày.

•Nuôi cấy trên tế bào:

- Sử dụng trên tế bào xơ phôi vịt, ngan, gà.

- Sau 2 ngày gây bệnh tích đặc trưng.

•Nuôi cấy trên động vật cảm thụ:

- Dùng vịt con 1 ngày tuổi đủ tiêu chuẩn.

- Sau 3 – 12 ngày có triệu chứng và bệnh tích điển hình.

5. Tính gây bệnh:

a, trong tự nhiên:

- Vịt là loài cảm nhiễm ở mọi lứa tuổi, các loài thủy cầm khác cũng có thể bị mắc

bệnh.

- Biểu hiện:

+vịt ngại xuống nước do bị liệt chân, bại cánh,

+đầu xưng to,sốt kém ăn, phù thũng dưới hàm, mí mắt sưng chảy nước mắt, sau đó

cơ mi dính lại có nhiều dử mắt.

- Sau 1 tuần vịt chết do kiệt sức, xác gầy.

- Bệnh tích khi mổ khám:

+ phân dính bết ở hậu môn

+ toàn bộ niêm mạc đường tiêu hóa xuất huyết, có những vết loét rõ rệt.

+ gan sưng tích máu có nhiều điểm hoại tử trắng.

b, trong phòng thí ngiệm:

- Gây bệnh cho vịt con, ngỗng con, ngan con và gà 1 ngày tuổi.

- Các động vật thí nghiệm khác thỏ, chuột, chim bồ câu không cảm thụ với bệnh.

- Đường gây nhiễm chủ yếu là đường tiêu hóa, khi gây bệnh nhân tạo có thể tiêm vr

dưới da, bắp thịt tĩnh mạch hoặc nhỏ mũi.

6. Sức đề kháng :

- Mẫn cảm với chất làm tan mỡ.

- Bất hoạt ở mt pH < 3 và pH> 10.

- ở nhiệt độ cao đề kháng kém: 30oC chết sau 2h,70oC/20’ 80oC/5’.

- Nhiệt độ lạnh : bảo quản trong thời gian dài.

Câu 38: chẩn đoán virus học dịch tả vịt:

Tl:

- Lấy bệnh phẩm gan lách, máu nghiền với nước sinh lý xử lý ký sinh , diệt tạp

khuẩn, sau đó ly tâm với lấy nước trong.

- Gây nhiễm cho động vật thí nghiệm:

•Gây nhiễm cho vịt:

- Gây nhiễm cho vịt 0,6 – 1kg, đủ tiêu chuẩn.

- Tiêm dưới da.

♦ Triệu chứng:

- Sau 2 -3 ngày vịt sốt, 43- 44oC, ủ rũ, kém ăn, xã cánh .

- Ngày thứ 4, 2 chân mềm, mí mắt sưng,chảy nước, thủy thũng dưới hàm.

- Ngày thứ 5, bại chân, ỉa chảy.

- Ngày thứ 6 – 7 vịt kiệt sức và chết.

♦ Bệnh tích:

- Xuất huyết dưới da đầu, lưng , bụng, vết xuất huyết lấm tấm giống muỗi đốt.

- Niêm mạc thực quản bị viêm, xuất huyết,có màng giả màu vàng, có vết loét.

Dạ dày tuyến có chất nhày như mủ, xuất huyết, ruột viêm cata, xuất huyết hoặc có

vết loét.

Gan sưng tụ máu, có điểm hoại tử trắng, mật sưng, lách có chấm hoại tử, xoang

bao tim có nước vàng.

Ngoại tâm mạc có điểm xuất huyết, phổi sưng, đôi khi trong bụng thấy dịch thẩm

xuất màu vàng.

•Gây nhiễm cho phôi vịt:

Tiêm huyễn dịch 10 – 20 % liều 0,2 ml cho 1 phôi vịt 12 ngày tuổi vào xoang

niệu.

Sau 4 – 6 ngày, nếu trong bệnh phẩm có vr, phôi sẽ chết.

Bệnh tích: Xuất huyết và thủy thũng ở da và tổ chức dưới da, gan hoại tử, màng

nhung niệu phủ dày.

ở lần tiêm đầu tiên, tỉ lệ chết có thể chưa cao, nhưng nếu tiêm thêm nhiều lần vr sẽ

thích nghi và giết chết toàn bộ phôi đã gây nhiễm.

Câu 39: đặc tính sinh học của vr viêm gan vịt.(Duck Hepatitis Virus)

tl:

1. Phân loại và hình thái:

a, phân loại :

Có 3 tuýp khác nhau:

•Tuýp 1:

- Thuộc họ Picornavideae, kích thước 20 – 40 nm.

- Gây bệnh chủ yếu trên thế giới tỉ lệ chết 80 - 85%.

•Tuýp 2:

- Là 1 cistrovirus, chủ yếu gây bệnh ở Anh, kích thước 28 – 30 nm.

- Gây bệnh cho vịt con từ 10 ngày – 6 tuần tuổi.

- Tỉ lệ chết 10 – 50 %.

•Tuýp 3:

- Thuộc Picornarideae riêng biệt với tuýp 1.

- Gây bệnh chủ yếu ở Mỹ.

- Kt : 30nm, gồm những vr có độc lực thấp.

- Tỉ lệ chết 10 – 30%.

b, cấu tạo:

- Nhân là 1ARN,

- Vỏ capxit gồm 32 capsom,

- Vr có hình cầu,kt nhỏ, bề mặt xù xì, không có vỏ bọc bên ngoài.

- Không có KN gây ngưng kết hồng cầu.

- Không có MD chéo với VR viêm gan người và vr dịch tả vịt.

2. Đặc tính nuôi cấy:

a. Nuôi cấy trên phôi:

•Nuôi cấy trên phôi vịt:

- Cấy vào xoang niệu mô.

- Tùy độc lực của vr có thể gây chết phôi trong thời gian 18 -72h.

- Bệnh tích: phù phôi, xuất huyết nặng vùng dưới đầu, da, gan sưng, có xuất huyết

•Phôi gà:

- Sau 20 – 26 lần cấy chuyển thi vr nhược độc với vịt dùng làm vacxin.

- Hơn 63 lần cấy chuyển trên phôi gà làm cho phôi gà chết.

b. Nuôi cấy trên môi trường tế bào:

- Dùng tế bào xơ phôi gà, xơ phôi vịt, thận phôi gà.

- Sau 2 – 4 ngày gây bệnh tích tế bào: phá vỡ màng tế bào, tan NSC chỉ còn lại nhân

tế bào.

c. Nuôi cấy trên động vật cảm thụ:

- Nuôi cấy vr trên vịt con đủ tiêu chuẩn từ 1- 7 ngày tuổi.

- Gây bệnh tích đặc trưng.

3. Sức đề kháng:

- Sđk cao, không mẫn cảm với chất làm tan mỡ.

- Nhiệt độ: ở 37oC tồn tại được 48h, 50oC /1h, 6oC / 30p, 4oC /2 năm, -20oC /9 năm.

- Trong tự nhiên tồn tại thời gian dài, trong phân vịt, chất độn chuồng tồn tại trong

10 tuần.

- Chất sát trùng thường phải có nồng độ cao, thời gian tác dụng lâu mới diệt được.

4. Tính gây bệnh:

- Vịt từ 1-6 tuần tuổi cảm nhiễm.

- Vịt trưởng thành cà các loài gia cầm khác không mẫn cảm.

- Ngan con có khả năng mắc bệnh.

Câu 40:Chẩn đoán virut học bệnh viêm gan vịt

Bệnh phẩm:

- gan vịt nghi bệnh

- nghiền nát với dung dịch đệm PBS tỉ lệ 1/5

- xử lí kháng sinh

- li tâm lấy nước trong

- xử lí với chloroform 5%/10p’

Gây nhiễm cho phôi:

- dùng phôi vịt 10-14 ngày tuổi,liều 0.2ml/phôi, tiêm virut vào xoang niệu mô

- nếu có virut thì phôi sẽ chết trong vòng 18-72h với bệnh tích đặc trưng

Gây bệnh cho vịt con:

- đây là phương pháp có độ tin cậy cao

- mỗi mẫu bệnh phẩm tiêm cho 6-10 con vịt độ tuổi 1-7 ngày với liều 0.2ml/con

- nếu có VR sau 1-3 ngày vịt có triệu chứng:

+ bỏ ăn,buồn ngủ.sã cánh.ỉa chảy,niêm mạc xanh tím

+ vịt nằm ngửa,co dật,chân duỗi thẳng,đầu ngoẹo sang bên sườn hoặc trên lưng( là tư

thế chết đặc trưng của bệnh)

- bệnh tích:

+ chủ yếu tập trung ở Gan: gan sưng,xuất huyết lốm đốm trên gan,xuất huyết thành

đám,vệt

+ ngoài ra còn thấy: cơ tim nhợt nhạt như bị luộc chin, màng bao tim và ftuis khí bị

viêm. Thận, lách hơi sưng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro