Đề cương Nguyên lý kinh tế

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề cương Nguyên lý kinh tế

Câu 1: Trình bày khái niệm : kinh tế học , kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô. Cho ví dụ minh họa và nêu mối quan hệ giữa chúng.

Kinh tế học: là môn khoa học của sự lựa chọn, nó nghiên cứu và giải quyết những vấn  đề kinh tế cơ bản nhằm khai thác thác và sử dụng các nguồn lực khan hiếm sao cho hiệu quả  nhất và phân phối những sản phẩm làm ra cho mọi thành viên trong xã hội cả thời hiện tại và tương lai

Kinh tế học vi mô: là mộ bộ phận của kinh tế học nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của cac tế bào trong nền kinh tế, tức là nó nghiên cứu các hành vi, các hoạt động của từng đơn vị kinh tế đơn lẻ ( doanh nghiệp, hộ gia đình, trang trại, các chủ đất)

Kinh tế học vĩ mô: kinh tế học vĩ mô là một môn khoa học xã hội, khoa học của sự lựa chọn . nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề cơ bản của tế bào nền kinh tế, tứ là nó nghiên cứu các hành vi, các hoạt động của từng đơn vị kinh tế đơn lẻ ( doanh nghiệp, hộ gia đình, trang trại, các chủ đất

Vi dụ: hộ nông dân, doanh nghiệp nên sản xuất gì? Tại sao doanh nghiệp A lựa chọn tuyển thêm 6 lao động hay chỉ là sản xuất lượng sản phẩm tối ưu ( Q*) là 100. tất cả những vấn đề trên thuộc lĩnh vực của các nhà kinh tế học vi mô.

Kinh tế học vĩ mô:  là một môn khoa học xã hội khoa học của sự lựa chọn, nó nghiên cứu và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản cở tầm quốc gia và nhấn mạnh đến mối quan hệ tương quan trong nền kinh tế tổng thể

Ví dụ: kinh tế học vĩ mô nghiên cứu đề sản lượng và tăng trưởng kinh tế giá cả và lạm phát, việc làm và thất nghiệp, tỷ giá đối đoái và cán cân thanh toán quốc tế..

 -> chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau trong 1 thể thống nhất.

câu 2. Thế nào là kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc? cho ví dụ minh họa

a.kinh tế học thực chứng: là một cách tiếp cận của kinh tế học , nó mô tả, giải thích các hiện tượng, sự kiện, hoàn cảnh kinh tế một cách khách quan và khoa học

ví dụ: giá dầu mỏ tăng trên thế giới vào đầu thế kỷ 21 là do cầu về dầu mỏ tăng cao nhưng cung dầu mỏ tăng ít hoặc giảm

b. kinh tế học chuẩn tắc : liên quan đến quan điểm chỉ đạo lý chính trị ở một quốc gia. Nó đưa ra những lời chỉ dẫn, khuyến cáo theo tiêu chuẩn cá nhân. Hay nói cách khác , kinh tế học chuẩn tắc hoàn toàn mang tính chủ quan

ví dụ : có nên lấy của người giàu chia cho người nghèo k? đây là một đạo lý. Nếu có thì nên lấy bằng cách nào? Chắc chắn là phải dùng thuế. Thuế cao hay thấp thuộc vào kinh tế học chuẩn tắc.

câu 3: Doanh nghiệp là gì? Hãy nêu các cách phân loại doanh nghiệp và cho ví dụ

doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế , là đơn vị sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ theo đúng pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, xã hội để đạt hiệu quả cao về kinh tế chính trị, xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Cách phân loại doanh nghiệp:

+ theo nghành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh: vd: doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp, …

+ theo cấp quản lý: vd: doanh nghiệp trung ương , doanh nghiệp địa phương

+ theo hình thức sở hữu :  vd: doanh nghiệp nhà nước , doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp tư nhân…..

+ theo quy mô sản xuất kinh doanh: vd: doanh nghiệp quy mô lớn, quy mô vừa, nhỏ.

 Câu 4 Phân tính nội dung ba vấn đề kinh tế cơ bản? tại sao trong nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh hành hóa dịch vụ, các doanh nghiệp phải lựa chọn và quyết định đúng 3 vấn đề kinh tế cơ bản đó là?

Ba nội dung của  vấn đề kinh tế cơ bản là : sản xuất cái gì ? , sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?

a. sản xuất cái gì? Đây là câu hỏi của cầu, liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là dựa vào cầu thị trường xã hội và nguồn lực của mình mà các tác nhân trong nền kinh tế nên lựa chọn và ra quyết định nên sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ nào, số lượng là bao nhiêu, chất lượng mẫu mã, kiểu dáng như thế nào, bao giờ thì sản xuất và bán ra.

Như vậy để lựa chọn và đưa ra quyết định sản xuất hàng hóa gì ? kinh doanh dịch vụ nào người ta phải căn cứ vào nhu cầu thị trường.

b.sản xuất như thế nào? Để sản xuất đạt hiệu quả cao, người sản xuất người sản xuất phải nghiên cứu và giải quyết đồng bộ các vấn đề : sử dụng kỹ thuật nào thì phù hợp, lựa chọn và phối hợp các yêu tố vào thì tối ưu, lượng sản phẩm sản xuất ra bao nhiêu là tối ưu, sản xuất kinh doanh ở đâu. Ai sản xuất thì có lợi.. tiêu thức quan trong nhất để biết được sản xuất kinh doanh thế nào thì có hiệu quả cao , là chất lượng sản phẩm , chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

c.sản suất cho ai?xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm. phân phối sản phẩm và lợi nhuận kết hợp với quản lý vĩ mô để điều chỉnh lợi ích cho các thành viên trong xã hội , đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức kinh tế xã hội đó và phát triển cầu mới trên thị trường.

Câu 5 Chi phí cơ hội là gì? Cho ví dụ minh họa và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này?

Khái niệm: chi phí cơ hội là một thứ mà ta phải từ bỏ để có được nó. Chi phí cơ hội là giá trị của sự lựa chọn tốt nhất có thể có. Nó là lợi ích bị bỏ quả ( hay thu nhập bị hy sinh0 khi sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa dịch vụ này mà không sản xuất tiêu dùng hàng hóa dịch vụ khác có lợi hơn.

Có 2 cách xách định tri phí cơ hội:

+ bằng hiện vật

+ bằng giá trị

Ví dụ: các phương án tiêu dùng lựa chọn các phương án để tiêu dùng lương thực và thực phẩm như trong bảng sau

Phương án

Số đơn vị lương thực

Số đơn vị thực phẩm

A

25

0

B

19

9

C

13

17

D

7

24

E

0

30

Từ bảng trên , ta có thể được chi phí cơ hội từ phương án A sang phương án B là 6/9 có ý nghĩa là muốn người tiêu dùng thêm 9 đơn vị phim ảnh thì phải bỏ tiêu dùng 6 đơn vị lương thực.

Hoặc ví dụ:

Giả sử bạn đang sở hữu một toà nhà mà bạn sử dụng làm cửa hàng bán lẻ. Nếu cách sử dụng tốt nhất kế tiếp với toà nhà là cho ai đó thuê, chi phí cơ hội của việc sử dụng toà nhà đã dùng cho việc kinh doanh của bạn là tiền thuê mà bạn có thể nhận được. Nếu cách sử dụng kế tiếp tốt nhất cho toà nhà là bán nó cho ai đó, chi phí cơ hội hàng năm của việc sử dụng toà nhà cho việc kinh doanh của bản thân bạn là lợi tức mà bạn có thể nhận được (ví dụ, nếu lãi suất là 10% và toà nhà có giá trị 100000 đôla), bạn từ bỏ 10000 đôla lãi suất hàng năm do giữ toà nhà, giả sử là giá trị toà nhà vẫn không thay đổi trong năm - giảm giá hoặc tăng giá sẽ được tính vào nếu giá trị toà nhà thay đổi theo thời gian.)

Ý nghĩa việc xách định tri phí cơ hội: cho chọn đúng và đạt được mục tiêu của mình biết lựa chọn các phương án tiêu dùng hay là sản xuất để đạt lợi nhuận cao nhất

Câu 6 thế nào là đường giới hạn khả năng sản xuất ( PPF) cho ví dụ minh họa bằng đồ thị và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này

Là đường biểu diễn các tổ hợp ( các mức phối hợp) tối đa giữa các loại hàng hóa dịch vụ mà nền kinh tế hoặc doanh nghiệp có thê sản xuất được sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có.

Ví dụ:                                                      

                  Sản lượng lúa           Đường cong năng lực sản xuất (PPF)

                                   

                                                     F

                   A              B           

                       E                   C 

                                                D              Sản lượng ngô

Ý nghĩa thực tiễn:

+ đường giới hạn khả năng sản xuất , người ta rút gọn ra một kết luận như xuống dưới về phía phải

+ đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết được mối quan hệ đánh đổi giữa các hàng hóa dịch vụ với nhau, nếu sản xuất, tiêu dùng hàng hóa này nhiều lên thì sản xuất, tiêu dùng hàng hóa khác sẽ ít đi( trong điều kiện nguồn lực có hạn)

+ tất cả những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất ( như điểm A, B, C,D trên hình) là có hiệu quả.

+ những điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất ( như điểm E trên hình) là không có hiệu quả vì chưa khai thác và sử dụng hết các nguồn lực

+ những điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất ( như điểm F ) là không thể đạt được với nguồn lực sẵn có. Để đạt được cần phải sử dụng các biện pháp  huy động các nguồn lực như đổi mới công nghệ, chính sách kinh tế học vĩ mô đúng đắn

Câu 7 Trình bày đặc điểm , ưu nhược điểm của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung( chỉ huy, mệnh lệnh) tại sao nói, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung là mô hình kinh tế quan lieu, bao cấp?

Đặc trưng cơ bản nhất của mô hình là do nhà nước quyết định.

Tất cả mọi mặt đều do nhà nước thống nhất tập trung quản lý nên các vấn đề kinh tế lớn được giải quyết dễ dàng hơn( như xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng công trình phúc lợi công cộng)

Quan hệ người với người là bình đẳng, bác ái, hạn chế phân hóa giàu nghèo và đảm bảo sự công bằng xã hội.

Hạn chế: nó có bộ máy cồng kềnh, quan lieu, bao cấp, kế hoạch không sát với thực tế.người sản xuất và người tiêu dùng không có quyền lợi tự do lựa chọn nên tính năng động và chủ động không cao. Chậm đổi mới công nghệ, phân phối mang tính chất bình quân nên không kích thích người lao động, khai thác và sử dụng nguồn lực khan hiếm kém hiệu quả.. nền kinh tế chậm phát triển, thậm chí có những nước kinh tế tụt hậu.

Nói mô hình là  quan liêu bao cấp là do. Mọi vấn đề hoạt động đều do nhà nước thống nhất, quản lý. Bộ máy cồng kềnh nên xảy ra tệ nan quan liêu bao cấp..

Câu 8  Tại sao nói mô hình kinh tế thị trường là mô hình kinh tế năng động và khách quan?

Mô hình kinh tế thị trường là không có sự can thiệp của chính phủ, có nghĩa là hoạt động theo kiểu thị trường tự do.đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế này là tất cả những vấn đề kinh tế cơ bản đều do thị trường quyết định  dưới sự dẫn dắt của bàn tay vô hình ( giá cả thị trường) .thông qua tín hiệu giá cả hàng hóa dịch vụ thị trường, các tác nhân kinh tế sẽ đưa ra quyết định sản xuất, tiêu dùng tối ưu nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế cho mình

Người sản xuất và người tiêu dùng được tự do lựa chọn nên tính năng động và chủ động sáng tạo cao hơn, thường xuyên đổi mới công nghệ và kích thích nâng cao năng suất, chất lượng. hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phi tập chung hóa các quyền lực trên các phương diện , các quyết định cho các chủ thế sản xuất. khai thác các nguồn lực có hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,

Câu 9: Phân tích tính ưu việt của mô hình kinh tế hỗn hợp? Cho ví dụ minh họa

Khái niệm: mô hình kinh tế hỗn hợp là mô hình kết hợp hài hòa giữa hai mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung và mô hình kinh tế thị trường.

-         Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung: đặc trưng cơ bản nhất của mô hình này là tất cả những vấn đề kinh tế cơ bản đều do nhà nước quyết định.

+ Những điểm mạnh của mô hình kinh tế này là: - Tất cả mọi vấn để đều do nhà nước thống nhất, tập trung quản lí nên các vấn đề kinh tế lớn được giải quyết dễ dàng hơn (như xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.

                                                                              - Quan hệ giữa con người với nhau bình đẳng bác ái, hạn chế phân hóa giàu nghèo và đảm bảo được sự cân bằng xã hội.

+ Hạn chế: Bộ máy quản lý cồng kềnh, quan liêu bao cấp, kế hoạch sẽ không sát với thực tế, người sản xuất và người tiêu dùng không có quyền tự do lựa chọn nên tính năng động và chủ động không cao…Nền kinh tế chậm phát triển, thậm chí có những nước kinh tế tụt hậu.

-         Mô hình kinh tế thị trường: là nên kinh tế mà chính phủ không can thiệp vào các hoạt động kinh tế có nghĩa là hoạt động theo thị trường tự do. Đặc trưng cơ bản nhất của mô hình này là tất cả những vấn đề kinh tế cơ bản đều do thị trường quyết định dướt sự dẫn dắt của bàn tay vô hình (giá cả thị trường). Thông qua tín hiệu giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường, các tác nhân kinh tế sẽ đưa ra quyết định sản xuất, tiêu dùng tối ưu nhằm tối đa hóa lợi ích kinh doanh.

+ Ưu điểm: - Người sản xuất và người tiêu dùng được tự do lựa chọn nên tính năng động và chủ động sáng tạo cao hơn

-         Thường xuyên đổi mới công nghệ và kích thích nâng cao năng suất, chất lượng

-         Hiệu quả trong sản xuất kinh doanh

-         Phi tập trung hóa các quyền lực trên các phương diện các quyết định cho các chủ thể sản xuất

-         Khai thác và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và thức đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.

+ Nhược điểm:

-         Lợi nhuận là trên hết nên dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, hệ thống sinh thái bị phá vỡ.

-         Mâu thuẫn ngày càng cao giữa quan hệ kinh tế và quan hệ truyền thống.

-         Tệ nạn xã hội nảy sinh, phân hóa giàu nghèo và bất công xã hội ngày càng tăng

-         Các nhu cầu công cộng khó được thực hiện…

=>> Qua những đặc trưng của hai mô hình kinh tế trên, mô hình kinh tế hỗn hợp vừa phát huy được nhân tố khách quan (các quy luật kinh tế thị trường) lại vừa coi trọng các nhân tố chủ quan (vai trò của chính phủ). Do đó nó khai thác được thế mạnh và hạn chế được mức thấp nhất nhược điểm của hai mô hình này nên thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định.

Ví dụ minh họa: Kinh tế Việt Nam là nên kinh tế hỗn hợp. Hiện tại nhà nước vẫn sử dụng các biện pháp quản lý giá cả kiểu hành chính như yêu cầu các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty điểu chỉnh mức đầu tư, quyết định giá cả xăng dầu, kiểm soát giá sắt, thép, xi măng, than… Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam cũng vận hành theo cơ chế thị trường, các quy luật khách quan của nên kinh tế thị trường được coi trọng.

Câu 10: Trình bày tóm tắt nội dung Mười nguyên lý của kinh tế học?

Khái niệm: Kinh tế học là môn khóa học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dụng cạnh tranh để thỏa mãn nhu cầu của con người.

Mặc dù kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng môn học này thống nhất với nhau một ý tưởng cơ bản mà chúng ta tạm gọi đó là ba bài học được thể hiện bằng 10 nguyên lý của kinh tế học. Nó cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan về kinh tế học.

a)      Bài học thứ nhất: con người quyết định như thế nào?

Nền kinh tế học thực chất chỉ là sự phản ánh hành vi của các cá nhân trong quá trình sinh tồn của họ. Những hành vi này gắn liền với cách thức ra quyết định của cá nhân và được chi phối bởi bốn nguyên lý sau:

-         Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi

“Mọi thứ đều có giá” – Để có được một thứ ưa thích, người ta phải bỏ ra một thứ khác mà mình thích. Nói cách khác quá trình ra quyết định đòi hỏi phải đánh đổi một mực tiêu này để đạt được một mục tiêu kia.

      + Với sinh viên: trong điều kiện nguồn lực thời gian có hạn, để có một giờ chơi thể thao người sinh viên phải từ bỏ một giờ học tập hay một giờ làm thêm…

      + Với một hộ gia đình: học có thể mua thực phẩm, quần áo… nhưng họ cũng có thể tiết kiệm 1 ít để dành cho lúc tuổi già hay đầu tư cho con cái học tập (với mức chi tiêu hiện có)

      + Với một xã hội: con người cũng phải đối mặt với nhiều sự đánh đổi. Ví dụ kinh điển là sự đánh đổi giữa “súng” và “bơ”. Khi chi tiêu cho quốc phòng càng nhiều nhằm tăng khả năng phòng thủ cho đất nước (súng), chúng ta phải hi sinh nhiều hàng tiêu dùng để nâng cao mức sống (bơ). Trong xã hội hiện đại, sự đánh đổi quan trọng là môi trường trong sạch và thu nhập cao.

      + Với một nền kinh tế: sự đánh đổi quan trọng mà các chính phủ phải đối mặt là sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả. Hiệu quả có nghĩa là xã hội đạt được kết quả cao nhất từ các nguồn lực khan hiếm. Công bằng hàm ý lợi ích doanh thu đạt được từ các nguồn lực đó được phân phối công bằng giữa các thành viên trong xã hội

-         Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó. Vì vậy phải đối mặt với đánh đổi nên khi ra quyết định, con người phải so sánh chi phí và lợi ích của từng phương án hành động khác nhau.

VD: khi quyết định đi học đại học, lợi ích của cách hành động này là làm tăng thêm kiến thức và có được cơ hội làm việc tốt hơn với thu nhập có vị trí cao hơn trong cả cuộc đời. Thế còn chi phí của nó là gì? Nó chính là tổng cộng các khoản tiền phải trả để có được việc học này (học phí, tài liệu, sinh hoạt phí, công sức…). Nhưng khoản chi phí lớn nhất của việc đi học đại học đó là thời gian. Bời vì khi dành thời gian đi học đại học bạn không thể dùng thời gian này để làm một công việc khác ( để kiếm tiền) – nó có thể là khoản tiền lương, tiền tiết kiệm, thu nhập mà bạn phải từ bỏ để đi học đại học.

ð     Chi phí cơ hội của một thức là cái mà bạn phải bỏ để có được nó.

-         Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên

Các quyết định trong cuộc sống hiếm khi được đưa ra dưới dạng có hoặc không, mà thường là dưới dạng tăng thêm hay giảm đi một lượng nào đó. VD: khi đến giờ ăn tối, vấn đề phải đối mặt không phải là nên ăn cái gì, ăn như thế nào mà là có nên ăn thêm một chút nữa hay không? => Các nhà kinh tế gọi đó là những thay đổi cận biên để chỉ những điều chỉnh nhỏ và tăng dần trong kế hoạch hành động của mỗi con người. Con người sẽ đưa ra quyết định tốt hơn nếu suy nghĩ tại điểm cận biên.

-         Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các kích thích

Vì mọi người ra quyết định thường dựa trên sự so sánh giữa chi phí và lợi ihcs cho nên hành vi của họ có thể thay đổi khi ích lợi hoặc chi phí thay đổi. Điểu đó có nghĩa là con người sẽ phản ứng đối với các kích thích. VD: khi giá xăng dầu tăng lên do nguyên nhân chủ quan (chẳng hạn chính phủ tăng thuế nhập khẩu xăng dầu) điều này gây ra nhiều phản ứng. Người tiêu dùng sẽ quan tâm đến việc tiết kiệm nhiêt liệu, hoặc sử dụng loại phương tiên di chuyển thích hợp. Nó cũng khuyến khích mọi người sử dụng phương tiện giao thông công cộng (xe bus) hoặc sử dụng các phương tiện giao thông khác không cần đến xăng, dầu (xe đạp điện) hoặc sống gần nơi làm việc.

ð     vì vậy, khi phân tích bất cứ chính sách nào, chúng ta cũng cần phải xem xét đến cả hậu quả trực tiếp lẫn gián tiếp do các kích thích gây ra.

b)      Bài học thứ 2: Con người tương tác với nhau như thế nào.

Nhiều quyết định của chúng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân chúng ta, mà còn tác động đến những người xung quanh.

-         Nguyên lý 5: Thương maik làm cho mọi người đều có lợi.

(Thương mại: là hoạt động mua bán trao đổi)

+ Thương mại diễn ra được dựa trên cơ sử lợi thế so sánh tương đối (do tự nhiên mạng lại) khi mỗi bên tham gia thương mại sẽ đều có lợi, thương mại tự du sẽ khuyến khích, thúc đẩy sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa sản xuất với hiệu quả kinh tế cao hơn.

Như vậy thương mại tự do sẽ làm con người sát lại gần nhau hơn vì tất cả các bên đều có lợi.

-         Nguyên lý 6: thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế

+ Trong nền kinh tế thị trường người ra quyết định là cá nhân: các doanh nghiệp là hộ gia đình, trong đó các doanh nghiệp sẽ quyết định sản xuất cái gì? Như thế nào? Ở đâu…? Các hộ gia đình sẽ quyết định làm việc cho doanh nghiệp nào? Mua cái gì? Với số lượng bao nhiêu để phù hợp với thu nhập của mình => các quyết định của 2 chủ thể này đều dựa trên tín hiệu hàng hóa => tối đa hóa lợi ích.

+ Trong nền kinh tế thị trường mỗi cá nhân đều được dẫn dắt bởi “bàn tay vô hình” – lợi ích kinh tế , thông qua giá cả nhờ đó các quyết định của họ đều nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích kinh tế riêng nhưng đồng thời góp phần nâng cao lợi ihcs chung của toàn xã hội.

-         Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục của thị trường.

+ Mặc dù thị trường được coi là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế nhưng bản thân nó cũng chưa đựng những thất bại đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ (ảnh hưởng ngoại ứng trong sản xuất, ô nhiễm môi trường trong sản xuất, tiêu dùng, việc cung cấp hàng hóa công cộng…)

+ Như vậy trong một số trường hợp sự tham gia của chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường, hạn chế các thất bại do hoạt động của thị trường gây nên.

c)      Bài học thứ 3: Nền kinh tế với tư cách là một tổng thể vận hành như thế nào?

-         Nguyên ký 8: Mức sống của một nước phụ thuộc năng lực sản xuất ra hàng hóa dịch vụ của nước đó.

+ Chúng ta thấy mức sổng giữa các nước trên thế giới cũng như các vùng các địa phương có sự chênh lệch rất lớn đồng thời mức sổng có sự chênh lệch theo thời gian . Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là bởi vì mức sống phụ thuộc vào năng suất lao động, khi năng suất lao động tăng thì thu nhập sẽ tăng => mức sống tăng lên.

+ Như vậy: năng suất lao động có liên quan chặt chẽ đến mức sống và thu nhập vì vậy muốn nâng cao mức sống các chính sách của chính phủ cần phải hướng vòa những yếu tố làm tăng trưởng năng suất lao động như: Giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất

-         Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền.

+  Giá cả tăng theo thời gian dẫn đến lạm phát. Lạm phát cao ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, gây bất ổi chính trị, thiệt hại cho nên kinh tế. Vì vậy giữ cho lạm phát ở mức thấp ( dưới 10%) là một trong những mục tiêu mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế trên toàn thế giới đều theo đuổi.

+ Nguyên nhân dẫn đến lạm phát: trong hầu hết các trường hợp, đều là do sự gia tăng lượng tiền trong lưu thông. Khi chính phủ in và phát hành một lượng tiền lớn, giá trị của tiền (sức mua) sẽ giảm.

-         Nguyên lý 10: chính phủ phải đối mặt giữa lạm phát, thất nghiệp trong thời kì ngắn hạn

+ một thực tế mà các nhà hoạch định chính sách thường gặp là khi cắt giảm lạm phát thì sẽ tăng tạm thời tỉ lệ thất nghiệp. Trong ngắn hạn có sự đánh đổi giữa thất nghiệp, lạm phát, tuy nhiên trong thời kỳ dài hạn không có sự thay đổi này

Câu 11: Tại sao nói, phương pháp phân tích cận biên là phương pháp cơ bản sử dụng trong nghiên cứu kinh tế học vi mô?

Trả lời:

Đây là một pp rất quan trọng, là pp cơ bản sử dụng trong nghiên cứu kinh tế học vi mô. Nội dung cơ bản của pp này là : nhìn nhận, xem xét  các quyết định của các tác nhân trong nền kinh tế đều có điểm dừng tối ưu. Tại đó, người sản xuất là tối thiểu hóa chi phí khi lựa chọn đầu vào hoặc là tối đa hóa lợi nhuận khi lựa chọn đầu ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng tối đa hóa lợi ích khi sử dụng hàng hóa dịch vụ, còn chính phủ tối đa hóa phúc lợi công cộng khi lựa chọn chính sác.

      Khi tiến hành lựa chọn, các tác nhân đều mong muốn tối đa hóa lợi ích ròng thông qua việc so sánh phần lợi ích thu được và phần chi phí bỏ ra để sản xuất hoặc tiêu dùng thêm một đơn vị sản phẩm. MC (Marginal Cost)  - chi phí cận biên là phần chi phí tăng thêm khi sản xuất (hoặc tiêu dùng) thêm một đơn vị sản phẩm.

      + Nếu MB>MC thì mở rộng quy mô sản xuất (hoặc tiêu dùng) để tăng thêm tổng lợi ích kinh tế.

      + Nếu MB<MC thì thu hẹp quy mô sản xuất (hoặc tiêu dùng) để tăng thêm tổng lợi ích kinh tế.

      + Nếu MB = MC thì quy mô sản xuất (hoặc tiêu dùng) là tối ưu (Q*). Tại đó tổng lợi ích kinh tế đạt được là cao nhất.

      Vậy Q* là điểm dừng tối ưu của người sản xuất (hoặc tiêu dùng) khi lựa chọn phương án sản xuất (hoặc tiêu dùng) nhằm tối đa hóa lợi ích kinh tế.

Phần B:

Câu 1: Thế nào là hàng hóa dịch vụ? Phân biệt nhu cầu, cầu và lượng cầu.

-         Cầu hàng hóa dịch vụ là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng (với tư cách là người mua) có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau (mức giá chấp nhận được) trong phạm vi không gian và thời gian nhất định khi các yêu tố khác không thay đổi.

ð     Qua khái niệm này chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Điều kiện hình thành câu, tức là điều kiện diễn ra hành vi mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường

+ Người tiêu dùng có khả năng thanh toán (điều kiện cần)

+ Người tiêu dùng sẵn sàng mua (điều kiện đủ).

-         Cầu thị trường một loại hàng hóa dịch vụ nào đó được tập hợp từ các cá nhân tham gia thị trường.

-         Cầu thị trường phải nghiên cứu trong phạm vi không gian và thời gian cụ thể.

-         Khi nghiên cứu quan hệ giữa cầu hàng hóa và giá cả của nó, người ta thường giả định các yêu tố khác không thay đổi.

Phân biệt: Nhu cầu, cầu, lượng cầu

-         Nhu cầu: thể hiện mong muốn của người tiêu dùng về việc sử dụng hàng hóa dịch vụ. Theo bản năng, con người luôn mong muốn hơn cái họ đang có cho nên nhu cầu là vô hạn, không bao giờ thỏa mãn hết được nhu cầu của con người.

-         Trong khi đó cầu lại là nhu cầu mà nhu cầu đó có khả năng thanh toán được. Bởi vì khả năng thanh toán cho các nhu cầu của con người là có hạn, chỉ có nhu cầu nào có khả năng thành toán nó mới trở thành cầu của thị trường.

-         Lượng cầu: là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở một mức giá cụ thể (khi các yêu tố khác không thay đổi). Như vậy, lượng cầu chỉ ra rằng ở một mức giá cụ thể nào đó thì số lượng hàng hóa dihcj vụ mà những người tiêu dùng trên thị trường sẽ mua vào là bao nhiêu.

Câu 2: Thế nào là đường cầu? Cho ví dụ và vẽ đồ thị minh họa.

-         Khái niệm: đường cầu là dường biểu diễn cầu trên đồ thị. Đường cầu thị trường hàng hóa dịch vụ thường có hai đặc trưng phổ biến: là đường cong và dốc xuống về phía phải. Kí hiệu (D)

+ Đường cầu thị trường là đường cong vì nó được tập hợp từ đường của các cá nhân có tham gia thị trường.

+ Đường cầu thị trường xuống dốc dưới về phía phải cho biết, khi giá của hàng hóa dịch vụ giảm xuống thì lượng cầu thị trường sẽ tăng lên.

Ví dụ: cho số liệu: biểu cầu về xăng như bảng sau

Với P: giá của sản phẩm ($/hàng)

       QD: lượng cầu (ngàn thùng/tháng)

       Cầu : D

P

QD

10

40

20

30

30

20

40

10

50

5

                                                                              Vẽ đồ thi

Câu 3: Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cầu:

Sự dịch chuyển của đường cầu và đồ thị minh họa

-         Khái niểm: sự di chuyển của đường cầu là sự vận đổng dọc theo đường cầu hay là sự thay đổi các điểm trên cùng 1 đường cầu (thay đổi điểm cầu)

+ Hệ quả xẩy ra khi đường cầu di chuyển trên cùng một đường cầu D, nếu đường cầu vận động từ điểm A đến B ta kết kuaanj đường cầu di chuyển theo hướng tăng (tăng lượng cầu). Ngược lại, nếu vận động từ điểm B về A thì ta nói đường cầu di chuyển theo lượng giảm (giảm lượng cầu).

+ Yêu tố làm đường cầu di chuyển: khi các yếu tố khai thác không đổi, nếu giá hàng hóa đang xét (PX) thay đổi thì đường cầu sẽ di chuyển. Nếu PX giảm từ P2 xuống P1thì đường cầu di chuyển theo hướng tăng và làm tăng lượng cầu từ Q2 lên Q1; còn nếu Px tăng từ P1 lên P2 thì đường cầu dịch chuyển theo hướng giảm và làm giảm lượng cầu Q1 xuống Q2.

Sự dịch chuyển của đường cầu và đồ thị minh họa:

-         Khái niệm: Sự dịch chuyển đường cầu là sự thay đổi toàn bộ đường cầu từ vị trí này sang vị trí khác

+ Hệ quả xảy ra khi đường cầu dịch chuyển: nếu đường cầu dịch chuyển từ D sang D1 thì có 2 hệ quả xẩy ra: hoặc là tăng lượng cầu ở mọi mức giá, hoặc tăng giá ở mọi lượng cầu => (tăng cầu). Nếu đường cầu dịch chuyển giảm từ D sang D2 thì gây hệ quả ngược lại: hoặc là giảm lượng cầu ở mọi mức giá hoặc làm giảm giá ở mọi lượng cầu (sự giảm cầu hàng hóa)

+ Yếu tố làm đường cầu dịch chuyển: nếu các yêu tố khác không thay đổi, khi thu nhập của người tiêu dùng là (I), giá cả hàng hóa thay thế (Py), số lượng người tiêu dùng (N) tăng lên thì đường cầu (hàng hóa thông thương) dịch chuyển theo hướng tăng. Ngược lại, khi thu nhập, giá hàng hóa thay thế, số lượng người tiêu dùng giảm hoặc giá hàng hóa bổ sung tăng... thì đường cầu sẽ dịch chuyển theo hướng giảm.

Câu 4: thế nào là hàng hóa thay thế, hàng hóa bổ sung? Cho ví dụ minh họa.

- Hàng hóa thay thế: Hai hàng hóa được gọi là thay thế khi người ta có thể sử dụng hàng hóa này thay thế cho hàng hóa kia và ngược lại mà không thay đổi giá trị sử dụng của chúng. VD: thịt lợn và thịt gà (ăn). Nếu giá thịt gà tăng thì người tiêu dùng chuyển sang dùng thịt lợn thay thế và làm câu thịt lợn tăng và ngược lại (với điều kiện giữ nguyên các yếu tô khác).

=> Như vậy, khi X và Y là hai hàng hóa thay thế thì quan hệ giữa hàng hóa V(Py) và cầu hàng hóa X (QPx) là quan hệ đồng biến.

- Hàng hóa bổ sung: hai hàng hóa được gọi là bổ sung khi sử dụng hàng hóa này phải kèm theo hàng hóa kia.

Ví dụ: Xe máy, ô tô và xăng, bếp ga và ga, đồ dùng điện và điện...

Khi giá xăng tăng lên thì cầu xe máy, ô tô sẽ giảm xuống và ngược lại (với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi)

ð     Như vậy, với X và Y là hai hàng hóa bổ sung thì quan hệ giữa hàng hóa Y(Py) và cầu hàng hóa X(QDx) là quan hệ nghịch biến.

Câu 5: Phân tích ảnh hưởng của thu nhập đến cầu hàng hóa dịch vụ? Cho ví dụ minh họa.

Phân tích ảnh hưởng của thu nhập đến cầu hàng hóa dịch vụ:

Thu nhập thể hiện khả năng thánh toán của người tiêu dùng khi mua hàng hóa và dịch vụ. Dó đó sự thay đổi thu nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hóa trên thị trường.

- Đối với hàng hóa dịch vụ thông thường (bình thường, chính phẩm) bao gồm hàng hóa thiết yếu (cơ bản) và hàng xa xỉ (cao cấp) khi thu nhập tăng, các hàng hóa tăng lên và ngược lại

- Đối với hàng hóa dịch vụ thứ cấp (cấp thấp, thứ phẩm) là những mặt hàng chất lượng thấp hoặc lạc hậu về “mốt”. Khi thu nhập tăng cầu hàng hóa này sẽ giảm xuống và ngược lại, tức là giữa thu nhập và cầu hàng hóa luôn tồn tại mối quan hệ nghịch biến

Câu 6: Thế nào là cung hàng hóa dịch vụ? Phân biệt: cung ứng, cung và lượng cung?

-         Cung là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người sản xuất (với tư cách là người bán) có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau (mức giá có thể chấp nhận được) trong phạm vi không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác không đổi.

-          Cung ứng: thể hiện mong muốn của người sản xuất về việc bán hàng hóa.

-          Lượng cung: Là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người sản xuất có khả năng và sẵn sàng bán ở một mức giá cụ thể (khi các yếu tố khác không thay đổi).

Câu 7: Thế nào là đường cung?cho ví dụ và vẽ đồ thị minh họa?

-         Đường cung: khi minh họa biểu cung lên đồ thị ta được một đường biểu diễn gọi là đường cung.

-         ví dụ và đồ thị: tự làm

Câu 8: Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung? vẽ đồ thị minh họa?

-         Sự di chuyển của đường cung là sự vận động dọc theo đường cung hay là sự thay đổi các điểm trên cùng một đường cung ( thay đổi điểm cung)

-         Sự dịch chuyển của đường cung là sự vận động của toàn bộ đường cung từ vị trí này sang vị trí khác.

Câu 9: Phân tích ảnh hưởng của giá đầu vào đến cung hàng hóa dịch vụ? Cho ví dụ minh họa?

            Để tiến hành hoạt đọng sản xuất kinh doanh, nhà sản xuất phải mua hoặc thuê các yếu tố đầu vào(thuê địa điểm kinh doanh, mua nguyên nhiên vật liệu, thuê lao động...). Do đó, sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và từ đó tác động đến lợi nhuận. Nếu các yếu tố  khác không đổi, khi giá đầu vào giảm thì chi phí để tạo ra sản phẩm giảm xuống tạo cơ hội để người sản xuất kiếm được lợi nhuận cao hơn. Khi đó các nhà sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và bán nhiều hàng hóa hơn làm cho cung thị trường tăng lên. Ngược lại, nếu giá đầu vào tăng các nhà sản xuất có xu hướng bán ít hàng hóa hơn làm cho cung thị trường giảm đi. Chẳng hạn trong nông nghiệp, khi giá giống, phân bón, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trừ dịch bệnh ... tăng cao thì cung sản phẩm nông nghiệp có xu hướng giảm xuống và ngược lại.

Câu 10: Thế nào là trạng thái cân bằng thị trường? Cho ví dụ và vẽ đồ thị minh họa?

            Trạng thái cân bằng thị trường là trạng thái mà tại đó tổng lượng cung hàng hóa bằng tổng lượng cầu hàng hóa. Tại đây, người sản xuất bán hết hàng và người tiêu dùng mua đủ hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình. Người ta gọi đó là điểm cân bằng thị trường (E). Đây là mức giá người sản xuất đồng ý bán, người tiêu dùng chấp nhận mua trong khoảng không gian và thời gian nhất định.

Câu 11: Thế nào là trạng thái không cân bằng thị trường? Cho ví dụ và vẽ đồ thị minh họa?

            Ở ngoài mức giá cân bằng thì thị trường sẽ tồn tại trạng thái không cân bằng.

+Trường hợp thứ nhất: Nếu giá hiện tại cao hơn giá cân bằng thì tại đó lượng cung của người bán sẽ lớn hơn lượng cầu của người mua. Khi đó, thị trường sẽ tồn tại trạng thái dư thừa (dư cung) tạo ra sức ép làm giảm giá từ phía người bán ( người bán tự đọng hạ giá để bán được hàng). Khi giá bán giảm thì lượng cung sẽ giảm( theo luật cung), còn lượng cầu tăng lên (theo luật cầu) đến khi lượng cung bằng lượng cầu thì thị trường trở về trạng thái cân bằng ban đầu.

+ Trường hợp thứ hai: nếu giá hiện tại thấp hơn giá cân bằng tại đó lượng cầu của người mua sẽ lớn hơn lượng cung của người bán. Khi đó, thị trường sẽ tồn tại trạng thái thiếu hụt (dư cầu) tạo ra sức ép làm tăng giá từ phía người mua ( người mua tự động trả giá cao để mua được hàng). Khi giá tăng thì lượng cung sẽ tăng (theo luật cung), còn lượng cầu sẽ giảm xuống (theo luật cầu) đến khi lượng cung bằng lượng cầu thì thị trường lại trở về trạng thái cân bằng ban đầu.

Câu 12: Thế nào là trạng thái cân bằng mới của thị trường? Cho ví dụ và vẽ đồ thị minh họa?

            Trạng thái cân bằng của thị trường và sự ổn định giá của thị trường chỉ mang tính chất tạm thời. Bởi vì cung và cầu của thị trường phị thuộc vào rất nhiều yếu tố nên sự thay đổi của chúng sẽ làm cung và cầu thị trường biến động hình thành nên điểm cân bằng mới. Đó là các tình huống sau:

+ Thay đổi cân bằng từ phía cầu ( bởi sự dịch chuyển đường cầu)

+ Thay đổi cân bằng từ phía cung ( bởi sự dịch chuyển đường cung)

+ Thay đổi cân bằng từ phía cung và cầu ( bởi sự dịch chuyển của cả đường cung và đường cầu)

Câu 13: Phân tích vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát giá cả thông qua chính sách giá trần? Liên hệ với thực tiễn VN.

-         Giá trần (Pc) là mức giá tối đa hay giới hạn trên của giá được chính phủ quy địn cho một loại hàng hóa dịch vụ nào đó khi giá của chúng trên thị trường tự do là quá cao.

-         Để cho giá trần Pc có hiệu lực thì chính phủ tham gia vào thị trường với tư cách là người bán để cung ra thị trường phần hàng hóa thiếu hụt.

-         vd: Để bảo vệ quyền lợi cho một nhóm người có thu nhập thấp (sinh viên, người nghèo....) chính phủ quy định giá thuê nhà, giá cho một số mặt hàng thiết yếu (điện nước, xăng dầu .....)

Câu 14: Phân tích vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát giá cả thông qua giá sàn ? Liên hệ với thực tiễn ở VN.

-         Giá sàn  (Pf) là mức giá tối thiểu hay còn gọi là giới hạn dưới của giá được chính phủ quy định cho một loại hàng hóa dịch vụ nào đó khi giá của nó trên thị trường tự do là quá thấp.

-         Để giá sàn có hiệu lực về mặt pháp lý chính phủ phải tham gia vào thị trường với vai trò là một khách hàng để mua vào phần hàng hóa dư thừa do việ quy định giá sàn tọa nên.

-         vd: Sản xuất nông nghiệp khi được mùa, giá cả nông sản phẩm ( ví dụ giá thóc) ở mức giá quá thấp, chính phủ phải sử dụng ngân sách của mình để mua sản phẩm của nông dân với giá cao hơn giá thị trường. Đây chính là hình thức trợ giá đầu ra nhằm khuyến khích nông nghiệp phát triển.

Câu 15: Độ co dãn cầu theo giá? Cho ví dụ minh họa và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu vấn đề này?

  Độ co giãn cầu theo giá là số đo tính nhạy cảm của cầu đối với giá cả hàng hóa. Khi các yếu tố khác không thay đổi, xá định độ co giãn cầu theo giá cả hàng hóa cho biết trên thị trường có bao nhiêu phần trăm của lượng cầu hàng hóa ( QD) giảm xuống (hoặc tăng lên).

 Trong nghiên cứu kinh tế, người ta thường tính độ co dãn của cầu đối với giá cả hàng hóa thep phương pháp khoảng cầu và điểm cầu.

VD: cho hàm cầu của một loại hàng hóa ở thị trường là QD = -5P + 50. Khi giá hàng hóa là P1=4(nghìn/kg); có QD1= 30 tấn, sau đó giá tăng lên mức 6(nghìn/kg); QD1= 20 tấn.

·        Ý nghĩa: Độ co dãn cầu với mức giá cả thể hiện mức đọ phẩn ứng của người tiêu dùng với sự thay đổi cảu giá. Từ đây, độ co dãn có tác dụng đối với Nhà nước và đối với người sản xuất kinh doanh thực hiện kiểm soát giá cả trên thị trường cạnh tranh bằng việc xác định mức tăng giá hoặc giảm giá cần thiết để xóa bỏ tình trạng thiếu hụt (dư cầu) hoặc xóa bỏ tình trạng dư thừa (dư cung) trên thị trường.

·        EPD có ý nghĩa với doanh nghiệp khi ra các quyết định sản lượng cung trên thị trường với mục đích tăng doanh thu.

Câu 16: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn cầu theo giá? Cho ví dụ?

-         Các yếu tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu theo giá là giá và doanh thu:

+ Nếu trên đoạn cầu ( của đường cầu hàng hóa) có mức giá P giảm xuống mà doanh thu (TRS = TCD) tăng lên thì kết luận đoạn cầu này có độ co giãn đối với giá cả nhiều ‌‌‌‌‌‌‌‌/EDP/>1. Trong trường hợp này, người tiêu dùng nhạy cảm tương đối nhiều đối với giá cả, đường cầu của hàng hóa có độ dốc nhỏ.

+ Ngược lại với tình hình trên cho biết đoạn cầu có độ co giãn với giá cả ít /E/<1. Người tiêu dùng ít nhạy cảm với giá cả, đường cầu của hàng hóa có độ dốc lớn.

+ Khi P tăng ( hoặc giảm) mà TRS= const thì độ co giãn của hàng hóa bằng đơn vị / E/ = 1, đường cầu của hàng hóa có độ dốc bằng 1.

VD: Trong sản xuất nông nghiệp, do hầu hết các sản phẩm nông nghiệp có độ co dãn cầu đối với giá cả ít, nên việc giảm quy mô gieo trồng, giảm sản lượng cung ứng trên thị trường là tạo ra sự tăng giá, mức giá tăng nhiều hơn mức giảm của tổng sản lượng. Kết quả là tổng thu nhập của người nông dân tăng lên cao hơn so với năm được mùa.

Câu 17: Độ co dãn cầu theo thu nhập? Clho ví dụ minh họa và nêu ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này.

Độ co giãn của cầu theo thu nhập là số đo tính nhạy cảm của cầu đối với thu nhập. Khi các yếu tố khác không đổi, xác định độ co giãn cầu đối với giá thu nhập cho biết có 1% tăng lên ( hoặc giảm đi) của thu nhập người tiêu dùng sẽ làm lượng cầu hàng hóa tăng lên (hoặc giảm đi) bao nhiêu phần trăm.

VD Có pt cầu về cam quýt ở một vùng trong một tháng như sau QD= 50-P*2I

P:Giá cam, quýt trên thị trường.Giả định giá không đổi.

I: thu nhập bình quan 1 khẩu/tháng.

Trên thị trường tháng 11 năm 2003, người tiêu dùng có mức thu nhập bình quân trên một tháng là I1=5(trăm ngàn đồng), có lượng cầu về cam là QD1= 10 tấn, đến tháng 11 năm 2004 I2 = 7(trăm ngàn đồng), có lượng cầu về cam QD1= 15 tấn. Vậy vào tháng 11/2003, khi thu nhập tăng 1% thì nhu cầu về cam quýt tăng 1%.

*Ý nghĩa:

- Độ co giãn cầu đối với thu nhập là những thông tin chủ yếu để dự báo hình thái nhu cầu của người tiêu dùng khi nền kinh tế tăng trưởng và mọi người trở nên giàu có hơn.

- Đối với Nhà nước sẽ dựa vào thông tin này ban hành một số chính sách phù hợp để khuyến khích hoặc hạn chế phất triển cho phù hợp với mục tiêu phát triển từng thời kỳ.

- Nghiên cứu độ co giãn của cầu đối với thu nhập có ý nghĩ trong quan hệ mậu dịch giữa các nước với nhau. Khi các nước trở nên giàu có hơn, trên thị trường có cầu về hàng hóa xa xỉ gia tăng. Khi đó xác định được độ co giãn của cầu đối với thu nhập của từng loại hàng hóa, đây là cơ sở đề xuất ccs định hướng đầu tư, trợ cấp cho các ngành sản xuất hàng xuất nhập khẩu hợp lí, đáp ứng nhu cầu thị trường về từng loại hàng hóa.

Câu 18: Độ co giãn chéo của cầu theo giá? Cho ví dụ minh họa và nêu ý nghĩa?

Độ co giãn chéo theo giá cho biết khi co 1% tăng lên ( hoặc giảm đi) cảu hàng háo có liên quan sẽ làm cho lượng cầu hàng hóa ta nghiên cứu thay đổi( tăng hoặc giảm) bao nhiêu %/

*Ý nghĩa:

- Cho ta biết mức độ nhạy cảm của lượng cầu khi có giá thay đổi tức là sự chuyển động dọc theo 1 đường cầu cho trước bởi giá thay đổi khi giữ nguyên tất cả các yếu tố khác chi phối cầu.

- tính EDaPb cho ta biết mức độ tác động của 1% thay đổi về giá sản phẩm b( Pb) đối với lượn cầu của sản phảm a( QDa)­ thay đổi theo.

- Có nghĩa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ biết được đường cầu về sản phẩm của mình nhạy cảm đến mức độ nào đối với chiến lược giá của doanh nghiệp khác, từ đó làm cơ sở cho doanh nghiệp có những quyết định quy mô cung ứng sản phẩm hợp lý.

- Đối với Nhà nước, độ co giãn cầu theo giá chéo làm căn cứ định hướng đầu tư phất triển các nghành phù hợp với cầu thị trường và ban hành chính sách kiểm soát giá cả thị trường đối với 1 số sản phẩm chính của nền kinh tế và cũng cần xem xét đến sự quan hệ với các ngành sản xuất khác có liên quan.

Câu 19: Độ co giãn cung theo giá? Cho ví dụ minh họa và nêu ý nghĩa.

- Độ co giãn cung theo giá cho biết khi thay đổi ( tăng hoặc giảm) 1% của yếu tố giá thì có bao nhiêu % thay đổi của lượng cung hàng hóa đó trên thị trường.

*Ý nghĩa: Nghiên cứu đọ co dãn cung đối với giá cả hàng hóa có ý nghĩa vận dụng trong phân tích thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất tại mức giá cân  bằng trên thị trường. Từ đây làm cơ sở cho Nhà nước có chính sách thuế hoặc chính sách trợ cấp, bảo hiểm đối với người sản xuất và người tiêu dùng.

Câu 20: Sử dụng mối tương quan giữa độ co dãn của cầu đối với độ co giãn cung theo giá để giải thích ảnh hưởng của một sắc thuế đến lợi ích của người tiêu dùng và người sản xuất? Cho ví dụ và vẽ đồ thị minh họa.

-         Nếu hàng hóa nào có độ co dãn cầu theo giá trị tuyệt đối lớn hơn độ co giãn của cung theo giá (EPD > EPS), khi đánh thuế 1 đơn vị sản phẩm bán ra thì người mua chịu thuế ít hơn, người sản xuất chịu thuế nhiều hơn. Tức là sau khi đánh thuế, người sản xuất bị giảm một giá trị thặng dư (bị thiệt ) nhiều hơn so với người tiêu dùng.(hình 4.3b/tr63).

(vẽ hình)

-         Và ngược lại nếu trị tuyệt đối ESP >EPD (hình 4.3c/tr63)

(vẽ hình)

Câu 21: Phân tích khái niệm: Lợi ích, lợi ích cận biên? Cho ví dụ minh họa?

*Lợi ích là sự hài lòng, sự như ý muốn của người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ mang lại.

* Lợi ích cận biên ( lợi ích kinh tế) phản ánh mức độ hài lòng hay lợi ích tăng thêm hoặc giảm đi do tiêu dùng thêm hay bớt đi một đơn vị sản phẩm hàng hóa dịch vụ mang lại.

VD: một thanh niên uống bia vào một buổi trưa hè với số lượng cốc tăng dần , khi đó anh ta có lợi ích cận biên sao khi uống là:

Mức uống( số cốc)               1             2          3          4          5          6

Lợi ích cận biên(MU)   10                    7          3          0          -4         -5

Câu 22: Phân tích nội dung quy luật lợi ích cận biên giảm dần và quy tắc tối đa hóa lợi ích?Cho ví dụ và vẽ đồ thị mih họa.

·        Lợi ích cận biên của một mặt hàng có xu hướng giảm đi khi lượng mặt hàng đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời kỳ nhất định. Đây là quy luật trừu tượng và thực tế không đo được lợi ích tổng lợi ích và lợi ích cận biên

·        VD Như trên.

·        Quy tắc tối đa hóa lợi ích:

- Người tiêu dùng xác định mức tiêu dùng tối uu khi không mất tiền, người ta chỉ sử dụng số lượng hàng hóa để đạt tổng lợi ích tối ưu của Tumax

- Tiêu đung phải trả tiền (1 loại hàng hóa): quy tắc xác định mức tiêu dùng tối ưu ở Q* để đạt tổng lợi ích tối đa của người tiêu dùn hàng hóa A là điểm thỏa mãn điều kiện: Q* tại MU=MC=P.

- Tiêu dùng phải trả tiền ( 2 loại hàng hóa): lựa chọn mức tiêu dùng tối ưu khi tiêu đung 2 loại hàng hóa để đạt tổng lợi ích tối đa khi ngân sách M xác định và có PA và PB với quy tắc (MUA/ PA ) = (MUB/ PB)

VD Như trên, người thanh niên này nên uống 3 cốc bia để đạt lợi ích tối đa là Q* thỏa mãn điều kiện này tại điểm với Q* = 3(cốc)

Câu 23:Thế nào là đường ngân sách, đường bằng quan? Sử dụng đồ thị để chỉ ra điểm tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng hàng hóa X và hàng hóa Y?

- Đường ngân sách là đường biểu diễn ngân sách trên đồ thị. Nó cho thấy các phản ánh kết hợp về 2 laoij hàng hóa mà người tiêu dùng có thể mua với ngân sách và giá cả của nó trên thị trường đã xác định VD: trang 70, tự vẽ đò thị

- Biểu diện độ thỏa dụng hay sở thích của người tiêu dùng bằng các đường bàng quan. Đường bàng quan cho thấy sự tập hợp các phản ánh tiêu dùng đạt cùng đọ thỏa dụng

Câu 24: Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi thu nhập đến quyết định của người tiêu dùng nhằn tối đa hoá lợi ích, Cho ví dụ và vẽ đồ thị minh hoạ?

Nghiên cứu nền kinh tế không có lạm phat, giá cả hàng hoá không thay đổi và sở thích không thay đổi, khi có thu nhập thay đổi cũng là có tương ứng ngân sách thay đổi dùng chi tiêu cho 2 loại hàng hoá đó.

-Khi cả 2 mặt hàng này (ăn và xem phim) đều là bình thường. Xét trường hợp khi có thu nhập (ngân sách) tăng lên là có đường ngân sách M1 dịch chuyển lên phía phải song song với đường cũ, nhưng đường mới M1 mới cso sức mua gia tăng lên. Người tiêu dùng theo quy luật c ầu sẽ có đường bàng quan dịch lên trên và song song với đường bàng quan cũ. Do đó, mức tiêu dùng tối ưu C1 cao hơn C tương ứng với tỉ lệ tăng lên của thu nhập.

Tương tự, tư duy ngược lại, khi thu nhập người tiêu dùng giảm xuống, đường M1 sẽ nằm dưới và song song với đường M ban đầu. Đường bàng quanU mới dịch xuống và song song với đường bàng quan cũ. Hai hàng hoá ăn và xem phim là bình thường , mức tiêu dùng tối ưu ở điểm C1 thấp hơn ở điểm C một lượng tương ứng tỷ lệ giảm đi của thu nhập.

-Khi 1 trong 2 hàng hoá là hàng thứ cấp, ví dụ bữa ăn là hàng thứ cấp so với xem phim. Nếu có sự gia tăng thu nhập sẽ làm giảm đi tương đối về cầu hàng thứ cấp bữa ăn so với cầu xem phim. Như vậy thu nhập tăng thì đường ngân sách dịch chuyển song song từ AF đến A’F’, nhưng đường bàng quan sẽ dốc hơn, khi đó điểm C’’ sẽ ở điểm có bữa ăn không tăng hoặc giảm, còn vẽ xem phim sẽ tăng lên, đó là điểm lựa chọn của người tiêu dùng khi thu nhập tăng.

Tương tự, thu nhập giảm, có diễn biến ngược lại. Sự giảm thu nhập làm tăng tương đối về hàng thứ cấp bữa ăn so với nhu cầu xem phim. Khi đó, đường bàng quan sẽ dốc ít hơn (nằm ngang hơn) khi đó điểm C’’ sẽ ở điểm có bữa ăn sáng không giảm, hoặc giảm ít hơn (thậm chí số bữa ăn tăng lên), còn vé xem phim sẽ giảm hoặc giảm nhiều hơn, đó là điểm lựa chọn của người tiêu dùng khi thu nhập giảm.

Câu 25: Phân tích nội dung quy luật Năng suất cận biên giảm dần? Cho ví dụ minh hoạ và nêu ý nghĩa thực tiễn của nó đối với người sản xuất?

Quy luật: Năng suất cận biên của bất cứ yếu tố đầu vào nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại 1 điểm khi ngày càng có nhiều yếu tố đó được đầu tư trong quá trình sản xuất đã có.

Nếu ta tăng đầu tư 1 yếu tố đầu vào  (khi giữ nguyên các yếu tố đầu vào khác) thì lúc đầu năng suất cận biên của yếu tố đó sẽ tăng lên nhưng nếu vượt qua giới hạn nào đó thì năng suất cận biên của nó sẽ giảm xuống.

Gồm 3 giai đoạn:

+Giai đoạn I: khi tăng thêm đầu vào lao động thì năng suất cận biên luôn lớn hơn năng suất trung bình.

+Giai đoạn II: khi tăng thêm đầu vào lao động thì năng suất cận biên luôn nhỏ hơn năng suất trung bình nhưng năng suất cận biên của lao động luôn dương.

+Giai đoạn III: khi tăng thêm đầu vào lao động thì năng suất cận biên luôn nhỏ hơn năng suất trung bình nhưng năng suất cận biên của lao động luôn âm.

Việc nghiên cứu quy luật năng suất cận biên giảm dần có ý nghĩa lớn trong việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất 1 mức sản lượng nhất định với chi phí tối thiếu nhất.Đó chính là quy tắc lựa chọn đầu vào tối ưu.

Chọn đầu vào X tối ưu (X*) để tối thiểu hoá chi phí thoả mãn điều kiện:

VMPx = MCx = Px hoặc MPx = Px/Py

X* lượng là đầu vào X tối ưu

VMPx giá trị sản phẩm cận biên của đầu vào X: là phần giá trị sản phẩm đầu ra tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị đầu vào X

Px là giá đầu vào X,Py là giá sản phẩm đầu ra.

Ví dụ: Hàm sản xuất bieur diễn quan hệ giữa năng suất lúa và lượng phân đạm là: Q = 2200 +25X – 0,1X2. Trong đó, Q là năng suất lúa (kg/ha) và X là lượng phân đạm (kg/ha). Xác định lượng phân đạm tối ưu để tối thiểu hoá chi phí. Biết giá đạm Px= 4000đ/kg và giá thóc Py = 2000đ/kg. Dựa vào quy tắc trên ta có MPx = Px/Py mà MPx = 25 – 0,2X nên ta có 25 – 0,2X = 4/2 = 2. Từ đó ta suy ra X* = 115kg. Vậy mức bón đạm tối ưu la 115kg/ha và đạt năng suất Q = 3.752,5kg/ha.

Câu 26: Thế nào là đường đồng lượng, đường đồng phí? Sử dụng đồ thị để chỉ ra điểm tối thiểu hàng hoá chi phí sử dụng vốn(K) và lao động(K) để sản xuất ra hàng hoá dịch vụ?

-Đường đồng lượng là đường biểu thị tất cả những sự kết hợp các đầu vào khác nhau để sản xuất 1 lượng đầu ra nhất định.

-Đường đồng phí là đường có cùng mức chi phí kết hợp các đầu vào theo các phương án khác nhau.

Câu 27: Thế nào là chi phí cố định, chi phí biến đổi, tổng chi phí? Cho ví dụ và minh hoạ?

 -Chi phí cố định(FC- Fixed Cost):Là loại chi phí không phụ thuộc vào mức sản lượng sản xuất kinh doanh, thậm chí ngay cả khi ngừng hoạt động(sản lượng đầu ra Q=0) doanh nghiệp vẫn phải chịu toàn bộ chi phí này.Ví dụ:chi khấu hao cơ bản tài sản cố định , chi phí duy tu bảo dưỡng nhà cửa máy móc thiết bị, tiền thuê mặt bằng sản xuất, tiền bảo hiểm, thuế môn bài , chi phí để duy trì đội ngũ cán bộ quản lí và nhân viên tối thiểu(lương cán bộ, lương nhân viên văn thư, kế toán, thủ kho, bảo vệ..). Như vậy, chi phí cố định hoàn toàn không phụ thuộc vào mức độ hoạt động của doanh nghiệp.

- Chi phí biến đổi (VC – Variable Cost): Là loại chi phí phụ thuộc hoàn toàn vào sản lượng sản xuất kinh doanh. Thông thường loại chi phí này có thể thay đổi theo tỷ lệ hoặc không theo tỷ lệ của sản lượng đầu ra. Điều đó có nghĩa là khi sản lượng tăng thì VC sẽ tăng, sản lượng giảm thì VC sẽ giảm và khi sản lượng bằng 0(doanh nghiệp ngừng sản xuất) thì không có loại chi phí này(VC = 0). Ví dụ, chi phí nguyên nhiên vật liệu, vật tư, dịch vụ, thuê lao động.

- Tổng chi phí (TC – Total Cost) Là toàn bộ chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để sản xuất ra 1 lượng sản phẩm nhất định. Nó bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi (TC = FC + VC). Vì vậy, tổng chi phí chỉ phụ thuộc vào chi phí biến đổi. Điều đó có nghĩa là: khi VC tăng thì TC tăng, VC giảm thì TC giảm và VC = 0 thì TC = FC. Mặt khác cơ cấu tổng chi phí( phản ánh tỷ trọng chi phí cố định, chi phí biến đỏi) phụ thuộc chủ yếu vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: đối với 1 hãng hàng không thì FC bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong TC, dù đông khách hay vắng khách hãng vẫn phải trả phí sân bay, trả lương cho đội bay, mua nhiên liệu. Chi phí nhiên liệu thường không khác nhau lắm cho dù máy bay chở 1 hay 100 hành khách. Chi phí biến đổi của hãng sẽ biến đổi của hãng sẽ biến động khi khối lượng hành khách thay đổi (chi cho xuất ăn của hành khách trên 1 chuyến bay) thường rất nhỏ nếu so sánh với chi phí cố định (chẳng hạn chi phí về nhiên liệu).

Câu 28: Thế nào là định phí bình quân, biến phí bình quân, chi phí bình quân? Vẽ đồ thị minh hoạ và nêu ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu các loại chi phí này?

- Định phí bình quân (AFC – Average Fixed Cost): Là chi phí cố định tính bình quân trên 1 đơn vị sản phẩm. AFC = FC/Q.

- Biến phí bình quân (AVC – Average Variable Cost): Là chi phí biến đổi tính bình quân trên 1 đơn vị sản phẩm. AFC = VC/Q

-Chi phí bình quân: (ATC – Average Total Cost): Là tổng chi phí bình quân trên 1 đơn vị sản phẩm. ATC = TC/Q hoặc ATC = AFC + AVC.

*Ý nghĩa:

Đường AFC có dạng dốc xuống dưới về phía phải cho thấy chi phí cố định bình quân liên tục giảm khi sản lượng sản xuất tăng lên. Sở dĩ có hiên tượng này là do chi phí cố định không thay đổi cho nên khi sản lượng tăng lên chi phí cố định sẽ được chia nhỏ cho sản lượng sản xuất và làm cho AFC giảm dần. Vì vậy, muốn giảm chi phí bình quân doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp khai thác triệt để công suất máy móc thiết bị, tính giản đơn bộ máy quản lí và hành chính gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả. Đường AVC có dạng phổ biến là hình chữ U có đáy cực tiểu tại E1. Điều đó có nghĩa là lúc đầu khi mới tiến hành sản xuất kinh doanh, AVC sẽ giảm khi sản lượng tăng. Tại mức sản lượng Q1 thì AVC đạt trị số cực tiểu, nếu sản xuất ở mức sản lượng lớn hơn Q1 thì AVC tiếp tục tăng lên. Hiện tượng này liên quan đến sự thay đổi năng suất trung bình của đầu vào biến đổi (chẳng hạn lao động). Nếu năng suất trung bình của lao động tăng thì AVC sẽ giảm, khi năng suất trung bình đạt trị số cực đại thì AVC đạt trị số cực tiểu tại E1 (ứng với sản lượng Q1) và nếu năng suất trung bình giảm thì AVC sẽ tăng lên. Như vậy, ngoài các biện pháp tiết kiệm vật tư, nguyên liệu thì nâng cao năng suất lao động là con đường lâu dài cơ bản để giảm chi phí bình quân. Đường ATC cũng có dạng phổ biến là hình chữ U có đáy cực tiểu tại E2. Bởi vì ATC = AFC + AVC cho nên sự thay đổi của AFC và AVC sẽ quyết định hình dạng đường ATC. Lúc đầu khi sản lượng tăng thì AFC và AVC đều giảm dẫn đến ATC cũng giảm. Tại điểm cực tiểu E2 ứng với mức sản lượng Q2 thì ATC đạt trị số cực tiểu. Đây là mức sản lượng doanh nghiệp rất quan tâm vì tại đó lợi nhuận tính trên 1 đơn vị sản phẩm là lớn nhất nhưng đó chưa phải là mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận vì tổng lợi nhuận còn phụ thuộc cả vào mức sản lượng sản xuất và bán ra. Nếu tiếp tục mở rộng lượng sản xuất lớn hơn Q2 thì tốc độ tăng của AVC nhanh hơn tốc độ giảm của AFC làm cho ATC sẽ tăng lên.

Câu 29: Thế nào là chi phí cận biên? Mối quan hệ  giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân? Vẽ đồ thị minh hoạ?

-Chi phí cận biên là phần chi phí tăng thêm khi sản xuất (hoặc mua thêm) 1 đơn vị sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Như vậy, chi phí cận biên đo lường phần tăng thêm của tổng chi phí (hoặc chi phí biến đổi) khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.

MC = ∆TC/∆Q = ∆VC/∆Q

MC là chi phí cận biên; ∆TC là sự thay đổi của tổng chi phí; ∆VC là sự thay đổi của chi phí biến đổi; ∆Q là sự thay đổi của lượng sản phẩm sản xuất ra.

-Mối quan hệ:

+Nếu MC < ATC thì ATC sẽ giảm. Điều đó có nghĩa là: ở 1 mức sản lượng nào đó mà chi phí cận biên còn thấp hơn chi phí bình quân thì sẽ làm cho chi phí bình quân giảm xuống.

+Nếu MC > ATC thì ATC sẽ tăng. Điều đó có nghĩa là: ở 1 mức sản lượng nào đó mà chi phí cận biên còn cao hơn chi phí bình quân thì sẽ làm cho chi phí bình quân tăng lên.

+Nếu MC = ATC thì ATC sẽ cực tiểu. Điều đó có nghĩa là: ở 1 mức sản lượng nào đó mà chi phí cận biên đúng bằng chi phí bình quân thì tại mức sản lượng này chi phí bình quân đạt trị số cực tiểu

Vì vậy khi minh hoạ lên đồ thị thì đường chi phí cận biên(MC) luôn cắt đường chi phí bình quân(ATC) tại điểm cực tiểu của đường chi phí bình quân.

Câu 30: Lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận? Tại sao khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi nhuân?

-Lợi nhuân là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu của doanh nghiệp khi bán hàng hoá dịch vụ và tổng chi phí đã bỏ ra để sản xuất hàng hoá dich vụ đó trong 1 khoảng thời gian nhất định

TPr = TR – TC

TPr: tổng lợi nhuận; TR: tổng doanh thu; TC: tổng chi phí

-Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:

+Lợi nhuận của doanh nghiêp chịu tác động của nhiều nhân tố. Trước hết là quy mô sản xuất hàng hoá dịch vụ . Quan hệ cung cầu hàng hoá dịch vụ trên thị trường sẽ làm cho giá cả thay đổi. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất kinh doanh và tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

+Giá cả và chất lượng các yếu tố đầu vào (lao động, nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất..) và phương pháp phối hợp các yếu tố đầu vào. Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

+Giá bán hàng hoá dịch vụ và toàn bộ hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động marketing và công tác tài chính của doanh nhiệp.

Câu 31: Doanh thu cận biên là gì? Nêu phương pháp tính và vẽ đồ thị?

-Doanh thu cận biên MR là phần doanh thu tăng thêm khi sản xuất hoặc bán thêm 1 đơn vị sản phẩm

MR = ∆TR/∆Q

∆TR là sự thay đổi của tổng doanh thu

∆Q là sự thay đổi của sản lượng sản xuất hoặc bán ra.

-Phương pháp tính:Có 2 phương pháp xác định doanh thu cận biên

* Nếu hàm tổng doanh thu là 1 hàm số của sản lượng thì xác định được hàm doanh thu cận biên bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của ham tổng doanh thu theo sản lượng

MR(q) = TR’(q)

MR(q) là hàm doanh thu cận biên

TR(q) là hàm tổng doanh thu

TR(q) là đạo hàm bậc nhất của hàm tổng doanh thu theo sản phẩm

+Nếu không xác định được hàm tổng doanh thu, ta có thể tính được doanh thu cận biên cho từng đơn vị sản phẩm theo công thức sau:

MRi = TRi – TRi-1/ Qi – Qi-1

MRi là doanh thu cận biên của đơn vị sản phẩm thứ i(i = 1,2,3,...,n)

TRi – TRi-1 là tổng doanh thu của đơn vị sản phẩm thứ i và i – 1

Qi – Qi-1 là lượng sản phẩm thứ i và i – 1

*Mối quan hệ:

Doanh thu cận biên MR là phần doanh thu tăng thêm khi sản xuất hoặc bán thêm 1 đơn vị sản phẩm, còn chi phí cận biên là phần chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm đơn vị sản phẩm vừa tăng thêm đó. Như vậy, nghiên cứu quan hệ giữa MR và MC là so sánh giữa phần thu và phần chi  ra, giữa cái được và cái mất của doanh nghiệp khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm. Từ đó, ta thấy xảy ra 3 trường hợp sau:

+Trường hợp 1: Ở 1 mức sản lượng nào đó mà MR>MC tức là MR – MC>0. Khi đó nếu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ có lợi vì tăng lợi nhuận. Do đó doanh nghiệp nên mở rộng sản xuất (tăng Q) để tăng tổng lợi nhuận (TPr)

+Trường hợp 2: Ở 1 mức sản lượng nào đó mà MR<MC tức là MR- MC<0. Khi đó nếu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ bất lợi vì thua lỗ.Do đó để giảm thua lỗ doanh nghiệp nên thu hẹp sản lượng sản xuất (giảm Q) để tăng tổng lợi nhuận(TPr)

+Trường hợp 3:Ở 1 mức sản lượng nào đó mà MR = MC tức là MR- MC =0.Khi đó lợi nhuận không tăng không giảm, sản lượng sản xuất tối ưu(Q*) và doanh nghiệp đạt tổng lợi nhuận tối đa (TPr max)

Câu 32:  Trình bày quy tắc tối đa hoá lợi nhuận? Vận dụng quy tắc này để giải thích hành vi của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền?

Quy tắc: Trong cơ chế thi trường, khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh muốn tối đa hoá lợi nhuận, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải sản xuất và bán ra ở mức sản lượng mà tại đó doanh thu cận biên vừa bằng chi phí cận biên (MR = MC)

Vận dụng:

+Ở thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp là”người chấp nhận giá” tức là bán sản phẩm theo giá thị trường cho nên khi bán thêm 1 sản phẩm thì doanh thu cận biên luôn bằng giá thị trường của sản phẩm(MR=PE). Do đó điều kiện để doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận là MR=MC=PE

+Ở thị trường độc quyền, doanh nghiệp là”người định giá” đường cầu của thị trường cũng chính là đường của doanh nghiệp, do đó muốn bán nhiều sản phẩm thì doanh nghiệp phải hạ giá nên doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá bán(MR<P). Do đó, điều kiện để doanh nghiệp tối đa hoá lợi  nhuận là MR=MC(P>MC)

Phần C

Câu1. Nêu và phân tích những biến số đầu vào của một nền kinh tế?

-Những tác động từ bên ngoài: bao gồm chủ yếu các biến phi kinh tế như thời tiết, khí hậu, quy mô dân số, chiến tranh…

-Những tác động chính sách: bao gồm các công cụ của Nhà nước nhằm điều chỉnh hộp đen kinh tế vĩ mô hướng tới các mục tiêu định trước

*Thời tiết, khí hậu:

*Quy mô dân số:

*Chiến tranh:

*Công cụ Nhà nước:

Câu2. Nêu và phân tích những biến số đầu ra của một nền kinh tế?

Đó là: sản lượng, việc làm, giá cả, thương mại và cán cân thanh toán quốc tế

*Sản lượng: - thước đo cuối cùng để đánh giá thành công kt là nước đó tạo ra sản lượng cao, tăng nnhanh được nhờ hàng hoá và dịch vụđáp ứng được nhu cầu xã hội

 -thước đo sản lượng toàn diện là tổng sp quốc dân(GNPr)

 - những thay đổi của tổng sp quốc dân thực tế là thước đo tốt nhất để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế

 *Việc làm:- đạt tỷ lệ có công ăn việc làm cao ko phải chỉ đơn thuần là một mục tiêu kt mà còn ảnh hưởng lớn về tâm lý, xã hội

 - tạo được nhiều công ăn việc làm, làm giảm thất nghiệp ko tự nguyện, duy trì ở mức thất nghịêp tự nhiên.

* Giá cả: -đảm bảo ổn định giá cả trong điều kiện thị trường tự do hoạt động. Giá cả ko tăng cũng ko giảm quá nhanh, nghĩa là tỷ lệ lạm phát được đo bằng mức độ thay đổi giữa giá thời kỳ trước với giá thời kỳ sau gần như bằng không

 - giá cả do thị trường tự do quyết định là một cách có hiệu quả để tổ chức sản xuất và làm cho thị trường đáp ứng được nhu cầu của nhân dân

*Thương mại và cán cân thanh toán quốc tế:- Chủ động trong phát triển kt, hạn chế sự phụ thuộc vào bên ngoài

-Ổn định tỷ giá hối đoái

-Cân bằng cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế

Các mục tiêu thể hiện một trạng thái lý tưởng trong đó sản lượng đạt ở mức toàn dụng nhân công, lạm phát thấp, cán cân thanh toán cân bằng, tỷ giá hối đoái ổn định

Trong thực tế các chính sách kt vĩ mô chỉ có thể tối thiểu hoá các sai lệch so với trạng thái lý tưởng

Các mục tiêu trên thường bổ sung cho nhau trong chừng mực chúng hướng vào việc đảm bảo sản lượng của nền kt

Câu3. Nêu khái niệm tổng cầu, tổng cung, vẽ đồ thị minh hoạ?

Trả lời:

        *Tổng cầu là khối lượng hàng hoá,dịch vụ mà các tác nhân trong nền kt(hộ gia đình, hang kinh doanh,Chính phủ)sử dụng tương ứng với mỗi mức giá (P)

      Đường cong tổng cầu(AD) giống với dạng đường cong cầu (D) trong kt vi mô

A có toạ độ(P1,Q1); B có toạ độ (P2,Q2)và C có tọa độ(P3,Q3)                                      khi P1>P2>P3 thì Q1<Q2<Q3 như vậyquan hệ giữa tổng cầu  (AD) và P là quan 

hệ tỷ lệ nghịch                                                                

                 

                                                                     *Tổng cung (AS) là tổng khối lượng hànghoá và dịch vụ mà các hộ, hãng sản xuất

bán ra trong 1thời kỳ tương ứng với mỗi mức giá chung (P) với chi phí sản xuất

cho trước. trong tổng cung (AS) có tổng cung ngắn hạn (ASsr) và tổng cung dài hạn

(ASlr)

Đường tổng cung dài hạn (ASlr) ko phụ thuộc vào giá nên đường biểu diẽn trên đồ thị là

đường thẳng song song với trục tung. Tổng cung ngắn hạn phụ thuộc vào giá(P).

A có tạo độ (P1,Q1); B có toạ độ (P2,Q2)và C có tọa độ(P3,Q3),khi P1>P2>P3 thì Q1>Q2>Q3 như vậy quan hệ giữa tổng cung (ASsr) và giá (P) là quan hệ tỷ lệ thuận

                                        

Câu 4.Những yếu tố xác định tổng cầu, tổng cung?

-         Những yếu tố xác định tổng cầu:

+Mức giá và tiêu dùng(hiệu ứng của cải)khi giá cả giảm những đồng tiền này có giá trị hơn vì chúng dùng để mua được nhiều hàng hoá hơn.Như vậy sự giảm sút mức giá làm cho người tiêu dùng cảm thấy mình có nhiều của cải hơn và khuyến khích họ tiêu nhiều hơn

+Mức giá và đầu tư(hiệu ứng lãi xuất): với mức giá thấy người ta cần ít tiền hơn cho việc mua hàng hoá dịch vụ.ivf vậy làm giảm lãi xuất, khuyến khích chi tiêu vào hàng hoá đầu tư và làm tổng cầu tăng

+Mức giá và xuất khẩu ròng(hiệu ứng tỷ giá hối đoái): mức giá thấp làm cho lãi xuất thấp, từ đó đồng nội tệ giảm, làm tăng xuất khẩu ròng và tổng cầu tăng

+Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng:bất kỳ sự kiện nào làm thay đổi tiêu dùng tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu

+Sự dịch chuyển phát sinh từ đầu tư: bất kỳ sự kiện nào làm thay đổi đầu tư của các doanh nghiệp tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu

+ Sự dịch chuyển phát sinh từ chi tiêu của chính phủ

+ Sự dịch chuyển phát sinh từ xuất khẩu ròng

-         Những yếu tố xác định tổng cung

+ Sự dịch chuyển phất sinh từ lao động(L): vị trí của đường tổng cung dài hạn phụ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên(Un) vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào trong tỷ lệ này cũng làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn

+ Sự dịch chuyển phất sinh từ tư bản(K): sự gia tăng khối lượng tư bản làm tăng năng xuất lao động, làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ

+ Sự dịch chuyển phất sinh từ thiên nhiên:nền sản xuất của một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên của nó

+Sự dịch chuyển phát sinh từ tri thức công nghệ, việc phát minh ra máy tính đã giúp chúng ta sản xuất ra nhiều hàng háo và dịch vụ nhờ tiết kiệm chi phí

Câu 5.Nêu và phân tích 5 mục tiêu của Kinh tế vĩ mô, cho ví dụ minh hoạ?

        Trên giác độ kt những mục tiêu cần được tập trung giải quyết và được các chính phủ quan tâm ở tầm vĩ mô là sản lượng, tăng trưởng kt, việc làm, giá cả và thanh toán quốc tế

a, mục tiêu sản lượng: sản lượng và tăng trưởng kt là vấn đề quan tam cuẩ mội quốc gia. Sản lượng cao hay thấp thể hiện sự phát triển kt của đất nước. Sản lượng bao gồm toàn bộ hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong một thời kỳ nhất định, chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân thực tế GDP tính theo gía hiện hành là DGP danh nghĩa. GDP tính theo giá cố định là GDP thực tế. Mỗi sự gia tăng của GDP thực tế là tăng trưởng kt. Tính GDP thực tế chúng ta loại bỏ yếu tố lạm phát. Tốc độ tăng trưởng kt được tính theo công thức.

                                               GDNP(GDP) thực tế năm sau

Tốc độ tăng trưởng kt(%)=------------------------------------------*100

                                            GNP(GDP) thực tế năm so sánh

  Tốc độ tăng trưởng cao, sản lượng cao, việc làm nhiều, đời sống mọi thành viên trong xã hội được ổn định(giá cả ổn định)

  Mục tiêu dài hạn của kt vĩ mô là sản lượng tiềm năng( Qp). Sản lượng thực tế (Qa) thấp hơn mức sản lượng tiềm năng(Qp) thì xã hội càng lãng phí nhiều nguồn lực,  Sản lượng thực tế (Qa) cao hơn mức sản lượng tiềm năng(Qp) thì việc làm nhiều nhưng lạm phát lớn.

VD: Tự bịa đi                         

 b. mục tiêu việc làm: Mục tiêun này được chính phủ hết sức quan tâm. Giải quyết việc làm để tăng trưởng GDP của đất nước và giảm bớt khó khăn về tài chính trong gia đình là vấn đề quan tâm cảu đất nước và gia đình. Thất nghiệp cao thì thử thách gay go đối với các Chính phủ. Vì vậy tạo thêm công ăn việc làm đưa thất nghiệp thực tế về thất nghiệp tự nhiên. Là mong muốn của mỗi Chính phủ. Giải quyết việc làm ko đơn giản là mục tiêu kt mà còn là việc giúp cho việc ổn định trật tự xã hội

Ở thời kỳ thịnh vượng thất nghiệp dưới mức thất nghệp tự nhiên(Ui<Un) ko hẳn là dấu hiệu tốt vì khi đó tỷ lệ lạm phát sẽ cao, nền kt có biến dạng, chuẩn bị bước vào thời kỳ suy thoái theo chu kỳ. Thất nghiệpp cao nhiều nguồn lực ko được sử dụng tình trạng suy thoái của nền kt(Ui>Un). Như vậy Chính phủ tìm cách tạo việc làm, chống thất nghiệp, mặt khác phải thận trọng khi thất nghiệp quá thấp

VD:

c. Mục tiêu giá cả: Giá cả được coi là bộ phận thần kinh của nền kt, giá cả luôn biến động do tác động qua lại của cung và cầu, quan hệ tỷ giá luôn thay đổi. Khi giá chung tăng lên (thường biểu hiện bằng chỉ số CPI,PPI) lạm phát xuất hiện. Lạm phát được coi là hện tượng ko thể tránh khỏi. KHi lạm phát có người bị thiệt, có người có lợi,thậm chí có người lợ dụng lạm phát để phát triển kt. Song trên thực tế ai cũng sợ lạm phát, ai cũng muốn có sự ổn định về giá cả. vì vậy cố định giá cả là mục tiêu của kt vĩ mô, ổn định giá cả ko có nghĩa là giá ổn định. Giá cẩ có thể tăng hoặc giảm do tác đọng của tổng cung, tổng cầu nhưng ko tạo ra cú “sốc” về giá cả hàng hoá dịch vụ. Cần nghiên cứu xác định lạm phát ở mỗi thời kỳ nên mức nào, khi có lạm phát cao thì phải có biện pháp chống lạm phát thời kỳ. Một trong những biện pháp đó là xây dựng quỹ dự trữ quốc gia thích hợp ở mỗi thời kỳ

VD:

d.Mục tiêu kt đối ngoại: Ngày nay phát triển kt mở là xu hướng tiến bộ của thời đại. Phát triển kt mở, giao lưu kt giữa các nước phtá triển. Mỗi biến động của kt thế giới đều ảnh hưởng đến kt trong nước và ngược lại

Nội dung chủ yếu của ngoại thương:

-         xuất nhập khẩu

-         đầu tư vốn và viện trợ

-         xuất nhập khẩu lao động

-         xuất nhập khẩu công nghệ

 Như vậy GNP của mỗi nước có một phần ddược tạo ra bởi tư bản và chuyên gia nước ngoài. Kết quả hoạt động ngoại thương thể hiện ở cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái

 Ex-IM=NX

 NX<0: Nước nhập siêu

 NX>0: Nước xuất siêu

 NX=0: Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế

Mỗi nước đều phát huy thế mạnh của mình trong phép lợi thế so sánh, sản xuất hàng hoá và dịch vụ thực hiện xuất khẩu, thực hiện nhập khẩu một cáhc hợp lý. Nhập được hàng tốt, rẻ đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong nước. Hiện nay ở những nước đang phát triển nhu cầu đầu tư lớn nguồn vốn trong nước còn hạn chế, vì vậy đa dạng hoá ngoại thương là giải pháp linh hoạt có thể tranh thủ được sức mạnh tổng hợp từ nhiều góc độ khác nhau cảu ngoại thương. Làm chủ ngoại thương là một trong những biểu hiệnvững vàng của Chính phủ trong việc điều khiển kt. Vấn đề quan trong của ngoại thương là tỷ giá hối đoái. Công cụ này được sử dụng tốt sẽ đem lại lợi ích to lớn cho ngoại thương, ổn định tỷ giá hối đoái, nâng cao giá trị đồng tiểntong nước sẽ góp phần tích cực vào việc cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế. Tuy vậy, trong từng chừng mực nhất định có khi cần tỷ giá hối đoái thấp

VD:

e. Mục tiêu phân phối công bằng: Đây là một trong những mục tiêu quan trọng cảu các quốc gia trong qúa trình phát triển kt. Sự phân phối thu nhập khó thực hiện được công bằng bởi trong xã hội mọi người có thể khác nhau về quyền sở hữutài sản, khác nhau về năng lực, khác nhau về trình độ…Thị trường ko thể giải quyết hiệu quả vấn đề công bằng nên chính phủ phải có các công cụ ( thuế) nhằm phân phối lại thu nhập

Câu 6. Trình bày các chính sách Kinh tế vĩ mô, cho ví dụ minh hoạ?
a. chính sách tài khoá:

Chính sách tài khoá giải quyết vấn đề ngắn hạn:

-chống suy thoái

-chống lạm phát

-tiến tới cân bằng ngân sách

Lâu dài chính sách này góp phàn từng bước thay đỏi cơ cấu kt nhằm tăng sản lượng tiềm năng

Người thực hiện Bộ tài chính và kho bạc Nhà nước

-Công cụ tác động thuế (T) và chi tiêu của Chính phủ(G)

- Ngân sách của chính phủ thu chủ yếu từ thuế(T)

Thuế trực thu(Td) đánh vào người sane xuất theo mặt hàng và quy mô sane xuất

Thuế gián thu (Te) đánh vào người tiêu dùng thông qua hệ thống giá

Thuế làm giảm thu nhập của người dân, nhưng làm tăng thu cho Chính phủ,vì vậy định ra mức thuế suất hợp lý là góp phần điều chỉnh gí cả và thu nhập

Chi tiêu của chính phủ (G)

-         xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống

-          chi cho các vùng địa phương theo các dự án phát triển kt và đời sống

-         Chi cho sự nghiệp văn hoá, giáo dục

-         Chi cho an ninh, quốc phòng

-         Chi cho viện trợ nước ngoài…

Mỗi chính phủ đều tạo cho mình một ngân sách hợp lý

       Bud=T-G

Bud > 0: là thặng dư ngân sách

Bud < 0: là thâm hụt ngân sách

Bud = 0: là cân bằng ngân sách

Ngày nay trong mô hình tài chính công cộng hiện đại ngân sách luôn ở trong trạng thái mất cân bằng. Điều quan trọng là tính hợp lý của các khoản chi và sự hài long của dân chúng về các khoản thuế và mức thuế của Nhà nước

*đối tượng tác động:Gvà T thay đổi sản lượng Q sẽ thay đổi vì:

- tăng thuế trực thu (TD), tiêu dùng (C) giảm nên tổng câu AD giảm

- Khi thuế gián thu thay đổi mức giá chung(B) thay đổi và tổng cung ngắn hạn (ASsr) thay đổi

- G là một bộ phận tổng cầu của AD nên AD thay đổi theo biến động của G

*Cơ chế tác động: trong ngắn hạn để chống suy thoái tăng(G),giảm ( T ) cả hai việc làm đó đều làm tăng AD, tăng sản lượng Q

*Khi có lạm phát cao: cần chống lạm phát ta phải giảm G,tăng T,.Cả 2tác động đó đều làm giảm AD, từ đó thất nghiệp sẽ tăng nhưng giảm được lạm phát

Dài hạn:

-         Đối với ngành phục vụ cho đầu tư(I) ta tăng G, giảm T, kích thích tăng AD nhằm tăng sản lượng tièm năng

-         Đối với hàng tiêu dùng ta giảm G, tăng T làm cho lạm phát giảm, lãi suất tiền vay R giảm, đầu tư I tăng, vốn tư bản tăng, làm tăng sản lượng tiềm năng

VD:

Giảm thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư kinh doanh mới, khiến các ngành kinh doanh tăng đầu tư vào máy móc, nhà máy và bổ sung vào nguồn tư bản làm tăng năng suất lao động dẫn tới tăng sản lượng tiềm năng. Trong thời gian ngắn từ 1 năm đến 2 năm, chính sách tài khoá có tác động đến sản lượng thực tế và lạm phát phù hợp với các mục tiêu ổn định kt

b.chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ được Chính phủ sử dụng như một công cụ kiểm soát lượng tiền cung ứng. Nó có tiêu dùng điều hoà mức cung tiền tệ cho phù hợp với mức hiệu quả của nền kt cả khi lạm phát và khi nền kt suy thoái .CHính sách này ảnh hưởng tới mọi hoạt động của nền kt vì nó dựa trên cơ sở lợi dụng các chức năng cảu tiền tệ. Người chỉ đạo và thực hiện chính sách này là ngân hàng trung ưong

*Công cụ tác động: Mức cung ứng tiền tệ ( MS ) và lãi suất ( r). Chính phủ sử dụng những công cụ này nhằm điều chỉnh lượng cung tiền cho tiêu dùng( C ), đầu tư(I), và chi tiêu Chính phủ (G)…Hoặc theo giác độ khác điều chỉnh lượng tiền trong sản xuất đầu tư, tiết kiệm cũng như điều chỉnh lượng tiền cho hoat động thực tế thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau

Mức cung tiền ( trước hết là tiền mặt) được tạo bởi cácd nguồn tiền gửi, tiền trong dân chúng. Chính phur dùng lãi suất để điều chỉnh (MS) khi lãi suất cao người ta gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và ngược lại khi lãi suất thấp thì đầu tư(I) được khuyến khích

*Cơ chế tác động:

-trong ngắn hạn: Mục tiêu chống suy thoái, chống lạm phát.

+khi nền kt suy thoái, tăng mức cung tiền(MS) khi đó lãi suất (r) giảm, đầu tư(I) tăng và tổng cầu AD tăng

+khi nền kt có lạm phát cao, phải giảm lượng cung ứng tiền bằng cách tăng lãi suất ( r ), lượng cung ứng tiền (MS) sẽ giảm, đầu tư(I) giảm và (AD) giảm nhưng chống được lạm phát

-về dài hạn: với mục tiêu tăng sản lượng tiềm năng, ta cho tăng lượng tiền cung ứng làm lãi suất ( r ) giảm, đầu tư tăng , vốn tư bản (K) tăng sẽ làm cho sản lượng tiềm năng tăng

c.chính sách thu nhập

Chính sách thu nhập tác động đến người làm công ăn lương. Chính phủ  bằng quyền lực và chức năng của mình có thể điề chỉnh giá cả và tác động tới tiền lương. Nếu tiền lương tăng,thu nhập sẽ tăng và tiêu dùng sẽ tăng. Nhưng giấ cả phải ổn định thì đời sống dân chúng mới tăng. Chính sách này còn điều chỉnh lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cửtong xã hội. Vì vậy nó có tác động lớn đến kt-xã hội

Chính sách này do bộ tài chính và bộ lao động thương binh và xã hội

*Công cụ tác động: hai công cụ của chính sách này là tiền lương(W) và giá cả (P). Tiền lương là yếu tố quyết định trong ngắn hạn và biến đổi trong dài hạn, tiền lương vừa là yếu tố thu nhập vừa là yếu tố chi phí tạo nên sản phẩm. Tiền lương cao thu nhập dân chúng cao, đồng thời chi phí sản xuất cũng tăng lên và người ta phải mmua hàng với giá cao. Nên tốc độ tăng tiền lương phải nhanh hơn mức độ tăng giá, đời sống dân chúng mới được tăng lên

*Đối tượng tác động: Tiêu dùng ( C ) trong tổng cầu (AD) và chi phí sản xuất trong tổng cầu (ASsr)

Như vậy, chính sách này tác động tơí cả tổng cung (ASsr) vầ tổng cầu (AD) nên trong thực tế ít được áp dụng

Ở khía cạnh khác, muốn kìm hãm lạm phát người ta phải cố định tiền lương (W) trong một khoảng thời gian nào đó

d. chính sách kinh tế đối ngoại

Chính sách này nhằm mục tiêu về ngoại thương và chủ động trong cán cân thanh toán quốc tế và giữ vững(hoặc làm tăng) tỷ giá hối đoái(e)

Người có khả năng điều tiíet ngoại thương là ngân hàng TW

*Công cụ tác động: Thuế quan , hạn ngạch và tỷ giá hối đoái

Thuế quan chủ yếu quy định mức thuế nhập khẩu cho hàng  hoá nhập khẩu. Căn cứ vào tiêu dùng trong nước, yêu cầu bảo hộ sản xuất trong nước Chính phủ cần ra mức thuế quan kèm theo hạn ngạch để khuyến khích hoặc hạn chế nhập khẩu

Tỷ giá hối đoái là vũ khí lợi hại trong ngoại thương. Thay đổi tỷ giá hối đoái tức là thay đôỉo tỷ giá đồng tiền nội tệ so với đồng tiền ngoại tệ và tác động tới xuất khẩu (Ex), nhập khẩu (Im)

*Dối tượng tác đọng là (NX) trong tổng cầu:

NX= Ex- Im = 0: cân bằng cán cân thương mại

NX > 0: nước xuất siêu

NX < 0: nước nhập siêu

*Cơ chế tác động:

- với mục tiêu chống suy thoái  tác động giảm (e ) thì Ex tăng , Im giảm, NX tăng và AD tăng

- với mục tiêu chống lạm phát tác động giảm( e ) thì Ex giảm, Im tăng dẫn tới NXgiảm và AD giảm, nền kt gimả nhưng chống được lạm phát

Câu 7.Nền kt lạm phát cao, Chính phủ có thể sử dụng chính sách nào để chống lạm phát?

Nền kt lạm phát cao, Chính phủ có thể sử dụng chính sách để chống lạm phát như:

- Chính sách tài khoá: Khi có lạm phát cao,cần chống lạm phát ta phải giảm G,tăng T,.Cả 2tác động đó đều làm giảm AD, từ đó thất nghiệp sẽ tăng nhưng giảm được lạm phát

- Chính sách tiền tệ: khi nền kt có lạm phát cao, phải giảm lượng cung ứng tiền bằng cách tăng lãi suất ( r ), lượng cung ứng tiền (MS) sẽ giảm, đầu tư(I) giảm và (AD) giảm nhưng chống được lạm phát

- Chính sách kinh tế đối ngoại:  với mục tiêu chống lạm phát tác động giảm( e ) thì Ex giảm, Im tăng dẫn tới NXgiảm và AD giảm, nền kt gimả nhưng chống được lạm phát

Câu 8 Năm 2007 và quý 1 năm 2008 lạm phát cao chính phủ ưu tiên chống lạm phát đã áp dụng những giải pháp ji, phân tích các giải pháp chính phủ đã áp dụng?

Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cho dù do nhiều nguyên nhân, nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung tiền trong lưu thông và dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là nguyên nhân quan trọng gây lạm phát. Nhận thức được tình hình đó, Chính phủ chủ trương kiểm soát chặt chẽ tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng ngay từ đầu năm. Ngân hàng Nhà nước, thông qua việc chủ động, linh hoạt sử dụng hợp lý các công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường để thực hiện bằng được yêu cầu này.

Điều cần nhấn mạnh là trong khi kiên quyết thắt chặt tiền tệ, cần bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế và hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá và xuất khẩu phát triển. 

            Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Chính phủ sẽ quy định cụ thể tỷ lệ vốn đầu tư và chi phí hành chính phải cắt giảm và yêu cầu các bộ, địa phương xác định các công trình kém hiệu quả, các công trình chưa thực sự cần thiết để có sự điều chỉnh thích hợp. Điều này sẽ được thực hiện một cách kiên quyết ngay trong việc phân bổ lại và cân đối nguồn vốn.

Cũng trên tinh thần đó, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố với tư cách là đại diện chủ sở hữu nhà nước, rà soát chặt chẽ các hạng mục đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết cắt bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả. Đồng thời, tạo điều kiện và tập trung vốn cho những công trình sắp hoàn thành, những công trình đầu tư sản xuất hàng hoá thuộc mọi thành phần kinh tế đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sản xuất. 

            Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy, phát triển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không gây phản ứng phụ.

Để thực hiện yêu cầu này, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về vốn, về thị trường, về thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển. 
            Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. Để làm việc này, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp: Ngân hàng Nhà nước bảo đảm đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay các ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể; tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu; cải cách mạnh thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu. 

            Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng. Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội. 

            Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản.

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường xuyên kiểm tra giá bán tại các mạng lưới bán lẻ và các đại lý bán lẻ của doanh nghiệp mình. Chính phủ đã chỉ đạo các tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và đại lý bán lẻ của doanh nghiệp. Chính phủ cũng yêu cầu các hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ trương và giải pháp bình ổn thị trường, giá cả. 

            Bảy là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội. Chính phủ đã quyết định tăng 20% mức lương tối thiểu cho những người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ ngày 1 tháng 1 năm 2008. Chính phủ cũng quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng lên đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động.Riêng với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), mức lương tối thiểu quy định cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Ngoài ra, khoảng 1,8 triệu người về hưu và người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội đã được tăng lương 20%, hơn 1,5 triệu người có công đã được điều chỉnh trợ cấp lên 20% so với mức chuẩn hiện hành. Chính phủ đã quyết định giữ ổn định mức thu học phí, viện phí và tiếp tục cho sinh viên, học sinh đại học, cao đẳng, học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay ưu đãi để học tập. Tiếp tục xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp không thu tiền cho hộ đồng bào bị thiên tai, thiếu đói . Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các giải pháp hỗ trợ khác đối với các vùng khó khăn, vùng bị thiên tai. Điều quan trọng cần chú ý là phải xây dựng cơ chế và kiểm tra việc thực thi, bảo đảm nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng, không bị thất thoát, tham nhũng.

Câu 9 nền kinh tế trong trạng thái suy thoái chính phủ có thể sử dụng chính sách nào để chống suy thoái

Suy thoái kinh tế là 1 giai đoạn của chu kì kinh tế, còn gọi là chu kì kinh doanh. Đó là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự 3 fa lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh.

Biện pháp chống lại suy thoái kinh tế:

-         Đưa ra các gói giải cứu và ngăn chặn suy giảm, kích thích kinh tế

Gói hỗ trợ tài chính:giúp hệ thống ngân hang mua lại nợ xấu hoặc bơm vốn vào hệ thống ngân hàng

Gói kích thích kinh tế thông qua kích cầu: kích thích tiêu dùng,kích thích đầu tư của doanh nghiệp, kích thích thông qua đầu tư công (cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội).

-         Khi nền kinh tế suy giảm sử dụng trước tiên là chính sách tiền tệ, sau đó là chính sách tài khóa thông qua các gói kích cầu. Nhưng với những nước có nguy cơ suy thoái nghiêm trọng thì các gói kích cầu là rất cần thiết vì các chính sách tiền tệ ko đủ sức kích thích nền kinh tế

-         Các chính sách phụ trợ: trợ cấp suất khẩu sang các thị trường mới, cải thiện môi trường đầu tư để tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài.

Câu 10 Kinh tế VN những năm 1981- 1986 nằm ở trạng thái nào của chu kì kinh doanh ? đảng và chính phủ thực hiện chủ trương chính sách gì, kết quả của chủ trương đó như thế nào?

Kinh tế VN những năm 1981- 1986 nằm ở trạng thái suy thoái của chu kì kinh doanh.

Chủ trương chính sách :

- Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển kinh tế thị trường.

- Khoán 100: Cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp

-Chế độ 3 kế hoạch nhằm tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh

- Cải cách giá - lương - tiền :

+ Về giá, phải tính toán đầy đủ giá các mặt hàng Nhà nước cung cấp và giá các mặt hàng Nhà nước mua của nông dân, thợ thủ công theo giá sát với chi phí sản xuất. Để tiện cho tính toán, các mức giá trên được quy ra thóc. Còn giá thóc được xác định bình quân là 25 đồng/kg.

+ Về lương, Ban chỉ đạo đề nghị tăng lương thêm 20%.

+ Về tiền, để đáp ứng giá mới và lương mới, phải in thêm tiền, tăng tổng tiền trong lưu thông.

            Với những chính sách trên đã làm cho nền kinh tế Việt Nam những năm 1981-1985 có bước phát triển khá. Sản lượng lương thực bình quân mỗi năm đạt 17 triệu tấn, sản lượng công nghiệp tăng bình quân 9,5%/năm. Thu nhập quốc dân tăng bình quân hàng năm 6,4%. Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được xây dựng đáng kể với hàng trăm công trình tự động hóa và hàng nghìn công trình vừa và nhỏ, trong đó có những cơ sở quan trọng về điện, dầu khí, xi măng, cơ khí, dệt, giao thông. Về năng lực sản xuất, đã tăng thêm 456.000 kW điện, 2,5 triệu tấn than, 2,4 triệu tấn xi măng, 33 nghìn tấn sợi, 58 nghìn tấn giấy, thêm 309 nghìn ha được tưới nước, 186 nghìn ha được tiêu úng.

            Tuy vậy, tình hình kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn, khủng hoảng kinh tế-xã hội vẫn trầm trọng mà biểu hiện là:

(1) Kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất không có phát triển. Nếu tính chung từ năm 1976 đến 1985 tổng sản phẩm xã hội tăng 50,5%, bình quân hàng năm chỉ tăng ở mức 4,6%; thu nhập quốc dân tăng 38,8% bình quân hàng năm chỉ tăng 3,7%, trong khi tỷ lệ dân số tăng trung bình hàng năm 2,3%.  Ngành Nông nghiệp vẫn phát triển không đều và không vững. Kết thúc kế hoạch 5 năm 1981-1985 sản lượng lương thực chỉ đạt 95,8% kế hoạch. Trong trồng trọt, sản xuất vẫn mang nặng tính độc canh lúa, tự cung tự cấp là chủ yếu.

(2) Không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế vì làm không đủ ăn, thu nhập quốc dân sản xuất chỉ bằng 80 – 90% thu nhập quốc dân sử dụng.

 (3) siêu lạm phát hoành hành. Suốt trong thời kỳ 1976-1985 chỉ số giá bán lẻ hàng hóa năm sau so năm trước luôn tăng ở mức hai con số và giao động ở mức 19-92%. Năm 1986 lạm phát đạt đỉnh điểm với tốc độ tăng giá 774,7% .

(4) đời sống nhân dân hết sức khó khăn, thiếu thốn.

 

Câu 11Trình bày tóm tắt các chỉ tiêu đo lường thành tịu kinh tế quốc dân?

Thành tựu kinh tế quốc dân được xem xét trên nhiều góc độ khác nhau(về kết quả sản xuất, kết quả đầu tư, về thu nhập quốc dân, thu nhập cá nhân, thu nhập được quyền sử dụng, phúc lợi kinh tế ròng,…)

Từng nội dung trên được xem xét qua các chỉ tiêu sau:

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)

Thu nhập quốc dân (NI)

Thu nhập cá nhân (PI)

Thu nhập được quyền sử dụng (DI)

Phúc lợi kinh tế ròng (NEVV)

 

Câu 12 hãy trình bày khái niệm chỉ tiêu GNP?

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là 1 chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả hang hóa và dịch vụ cuối cùng mà 1 quốc gia sản xuất trong 1 thời kì (thường lấy là 1 năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình. Đây là thước đo cơ bản hoạt động của nền kinh tế.

-          Tổng sản phẩm quốc dân tính theo giá hiện hành là tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa (GNPn)

-          Tổng sản phẩm quốc dân tính theo giá cố định là tổng sản phẩm quốc dân thực tế (GNPr).

-          Tổng sản phẩm quốc dân tăng là do tăng số lượng nguồn lực (tư bản, lao động, tài nguyên) trong nền kinh tế và hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó (công nghệ).

 

 

Câu 13 Trình bày khái niệm chỉ tiêu GDP?

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi 1 nước trong 1 thời kì nhất định .

Ý nghĩa của chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc nội  GDP: ta tính tổng sản phẩm của nước đó trong đó có cả người nước ngoài đang làm việc tại nước đó

Câu 14 Nêu ý nghĩa của 2 chỉ tiêu GNP và GDP?ý nghĩa của 2 chỉ tiêu GNP và GDP

-          GNP và GDP dùng để so sánh quy mô sản xuất của các nước khác nhau trên thế giới( dùng tỷ giá hối đoái chính thức giữa các nước để chuyển về 1 đông tiền thống nhất).

-          GNP và GDP dùng để phân tích những biến đổi về sản lượn của 1 nước trong thời gian khác nhau( tính tốc độ tăng trưởng cả GNP và GDP thực tế nhằm loại trừ sự biến đổi của giá cả).

-          GNP và GDP dùng để phân tích sự thay đổi về mức sống của dân cư.

-          GNP bình quân đầu người / năm=(GNP/ dân số)

-          GDP bình quân đầu người / năm=(GDP/ dân số)

-          Mức sống của dân cư 1 số nước phụ thuộc vào việc đất nước đó giải quyết vấn đề dân số trong mối quan hệ với năng suất lao động ntn.

-          GNP,GDP bình quân đầu người là thước đo tốt nhất xét theo khía cạnh số lượng hang hóa và dịch vụ mà mỗi người dân 1 nước có thể mua được

-          Tất cả các chính phủ của các quốc gia trên thế giới đều phải dựa vào các số liệu và các ước tính về GNP và GDP để lập các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn và kế hoạch ngân sách tiền tệ ngắn hạn.

-          Từ các chỉ tiêu GNP và GDP các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra các phân tích về tiêu dùng, đầu tư, ngân sách…nhưng muốn có số liệu chính xác về GNP, GDP cần có phương pháp khoa học để tính toán chúng

Câu 15: Trình bày khái niệm l2 lđ, thất nghiệp, chỉ tiêu phán ánh?

- Lực lượng lđ: là những người trong độ tuổi lao động đang có việc hoặc chưa có việc làm, nhưng đang tìm kiếm việc làm.

-Thất nghiệp: là những người trong độ tuổi lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc đang chờ đc trở lại làm việc. Đội quân thất nghiệp là 1 bộ phân của lực lượng lđ xã hội.

Khi nghiên cứu “đội quân” thất nghiệp chúng ta cần chú ý tới các chỉ tiêu sau:

+Tỷ lệ thất nghiệp %= x100

+Số lượng người thất nghiệp (người).

+Cơ cấu người thất nghiệp (nam, nữ, trình độ tay nghề, ngành, vùng, lứa tuổi…)

Câu 16:Trình bày khái niệm lạm phát,các chỉ tiêu đo lạm phát?

Lạm phát là sự tăng giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ  theo thời gian. Song giá của các hàng hóa và dịch vụ không tăng ở cùng mức tỷ lệ.

Để đo lạm phát người ta dùng những chỉ số sau:

chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI)

CPI=Pt/Po.100

Với Pt: giá của nhóm hàng tiêu dùng năm t

      Po: giá của nhóm tiêu dùng năm gốc

Hàng tiêu dùng có nhiều nhóm: Lương thực, thực phẩm, nhóm nhà cửa, vận tải, may mặc, học tập, y tế… Khi nghiên cứu người ta phải xem xét nhóm cơ cấu từng nhóm hàng tiêu dùng so với tổng chi tiêu.

chỉ số giá cả (PPI)

PPI=Pt/Po.100

Nó xây dựng trên cơ sở giá bán buôn đầu tiên của hàng hóa và dịch vụ.

Pt: là giá bán buôn đầu tiên của nhóm hàng A năm t

Po: là giá bán buôn đàu tiên của nhóm hàng A năm gốc.

Chỉ số lạm phát

Chỉ số lạm phát=GNP danh nghĩa/GNP thực tế×100

Chỉ số này rất tổng hợp vì nó bao gồm toàn bộ những loại hàng hóa và dịch vụ trong GNP. Do vậy nó toàn diện hơn CPI và PPI

 

Câu 17:Trình bày khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu,cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế

_ Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.

_ Nhập khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên, theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán quốc tế của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại.

_ Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.

_ Cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực,tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro