BÀI 9,10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (35 câu)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


#(m)(Skill:1) Câu 1
Đặc điểm của khí hậu nước ta là
*A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa đa dạng.
B. khí hậu cận xích đạo có một mùa mưa và một mùa khô.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh.
D. khí hậu cận nhiệt đới, có một mùa đông lạnh.
#(m)(Skill:1) Câu 2
Nước ta có lượng mưa và độ ẩm trung bình năm lần lượt khoảng
A. 1400 – 1800 mm/năm; trên 80%                      
B. 1500 – 2000mm/năm; 60 – 80%.
*C. 1500 - 2000 mm/năm; trên 80%.                          
D. 1800 – 2000 mm/năm; 80 – 100%.
#(m)(Skill:1) Câu 3
Thời gian hoạt động của gió Tây Nam (gió mùa mùa hạ) là
A. Từ tháng 4 – tháng 10.                      
*B. Từ tháng 5 – tháng 10.
C.Từ tháng 4 – tháng 11 năm sau.          
D. Từ tháng 11 – 4 năm sau.
#(m)(Skill:1) Câu 4
Gió Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho
A. cả miền Bắc và miền Nam.
B. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
*C. cả nước.
D. miền Trung.
#(m)(Skill:1) Câu 5
Nước ta có khoảng bao nhiêu con sông có chiều dài 10km trở lên?
*A. 2360           
B. 3260           
C. 2630           
D. 3620
#(m)(Skill:1) Câu 6
Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là
*A. rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.           
B. rừng gió mùa thường xanh.        
C. rừng gió mùa nửa rụng lá.                
D. rừng ngập mặn thường xanh ven biển.
#(m)(Skill:1) Câu 7
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu nên có loại gió nào hoạt động quanh năm?
A. Gió đất và gió biển                   
B. Gió Tây ôn đới.
C. Gió phơn.
*D. Gió Tín phong bán cầu Bắc.
#(m)(Skill:1) Câu 8
Ở nước ta loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là
A. đất phèn, đất mặn.
B. đất cát, đát pha cát.
*C.đất feralit.
D. đất phù sa ngọt.
#(m)(Skill:1) Câu 9
Ranh giới giữa miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam là
*A. dãy Bạch Mã.                    
B. đèo Ngang
C. đèo Khế.           
D. dãy Hoành Sơn.
#(m)(Skill:1) Câu 10
Xâm thực mạnh ở miền núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông là biểu hiện của thành phần tự nhiên nào sau đây?
A. Khí hậu.
*B. Địa hình.
C. Sông ngòi.
D. Sinh vật.
#(m)(Skill:2) Câu 11
Chế độ nước của hệ thống sông ngòi nước ta phụ thuộc vào
*A. chế độ mưa.                    
B. đặc điểm địa hình mà sông ngòi chảy qua.
C. độ dài của các con sông           
D. hướng dòng chảy.
#(m)(Skill:2) Câu 12
Quá trình Feralít là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta, nguyên nhân chính của quá trình này là do
*A. khí hậu nhiệt đới ẩm               
B. địa hình chủ yếu là đồi núi
C. nước ta chủ yếu là núi đá vôi           
D. mạng lưới sông ngòi dày đặc
#(m)(Skill:2) Câu 13
Quá trình feralit hóa diễn ra mạnh mẽ nhất ở vùng
A. ven biển.                      
B. đồng bằng.                  
C. núi.                   
*D. đồi
#(m)(Skill:2) Câu 14
Thành phần loài nào sau đây không phải thuộc các cây họ nhiệt đới?   
A. Dầu.                      
*B. Đỗ Quyên.                
C. Dâu tằm.                  
D. Đậu
#(m)(Skill:2) Câu 15
Quá trình nào sau đây là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta?
*A. Xâm thực và bồi tụ               
B. Phong hóa và bóc mòn
C. Xâm thực và bóc mòn           
D. Phong hóa, bồi tụ
#(m)(Skill:2) Câu 16
Yếu tố làm phá vỡ nền tảng tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta, nhất là trong mùa đông là
A. địa hình.                     
* B. gió mùa.           
C. vĩ độ.            
D. biển Đông.
#(m)(Skill:2) Câu 17
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do vị trí nước ta
*A. nằm trong vùng nội chí tuyến, khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và tiếp giáp biển Đông.
B. nằm trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn.
C. nằm trong vùng gió mùa nên lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn quanh năm.
D. nằm ở vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt của Mặt Trời và tiếp giáp biển Đông nên mưa nhiều.
#(m)(Skill:2) Câu 18
Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
A. tổng bức xạ trong năm lớn.       
*B. khí hậu tạo thành hai mùa rõ rệt.
C. hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.       
D. nền nhiệt độ cả nước cao.
#(m)(Skill:2) Câu 19
Gió phơn khô nóng vào đầu hạ ở đồng bằng ven biển Trung Bộ có nguồn gốc từ
A. cao áp cận chí tuyến ở nửa cầu Nam.   
*B. cao áp Bắc Ấn Độ Dương.
C. cao áp Ôxtrâylia.       
D. cao áp Xi bia.
#(m)(Skill:2) Câu 20
So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là
A. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta.
*B. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông.
C. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi.
D. Huế có lượng mưa lớn nhất nước ta
#(m)(Skill:3) Câu 21
Ở nước ta, nơi lượng mưa có thể đạt tới 3500 – 4000 mm /năm là
A. vị trí đón gió nằm sát biển.               
B. sườn núi hướng về phía bắc với địa hình cao.
C. các long chảo, cánh đồng, thung lung ở miền núi.   
*D. sườn núi đón gió biển và các khối núi cao.
#(m)(Skill:3) Câu 22
Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm
A. hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B.  hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
*C. xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
D. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
#(m)(Skill:3) Câu 23
Loại gió nào sau đây là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ nước ta?
A. Gió mùa Đông Bắc.      
*B. Tín phong bán cầu Bắc. 
C. Gió phơn Tây Nam.     
D. Gió mùa Tây Nam. 
#(m)(Skill:3) Câu 24
Điểm nào sau đây  không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta?
A. Thổi từng đợt không kéo dài liên tục.
*B. Gây ra hiệu ứng phơn khi vượt qua dãy Bạch Mã.
C. Chỉ hoạt động mạnh ở miền Bắc.
D. Bị biến tính và suy yếu dần khi di chuyển về phía nam
#(m)(Skill:3) Câu 25
Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài cho Nam bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của
*A. gió mùa tây nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu nam.
B. gió mùa Tây nam xuất phát từ vịnh Bengan.
C. gió tín phong xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu bắc.
D. gió đông bắc xuất phát từ cao áp xiabia
#(m)(Skill:3) Câu 26
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự hình thành gió mùa là
*A. sự chênh lệch nhiệt độ giữa lục địa và đại dương.    
B. sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm.
C. sự hạ khí áp đột ngột.                   
D. sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương.
#(m)(Skill:3) Câu 27
Ở nước ta những nơi có mưa nhiều và mùa khô rõ rệt là
A. Nam Bộ và ven biển Trung Bộ.       
B. vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc.
*C. Nam Bộ và Tây Nguyên.       
D. vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên.
#(m)(Skill:3) Câu 28
Dải đồi trung du rộng nhất nước ta nằm ở
A. rìa phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long.       
B. phía tây của vùng núi Trường Sơn Nam.
*C. rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng.   
D. rìa đồng bằng ven biển miền Trung.
#(m)(Skill:3) Câu 30
Đặc điểm nào dưới đây là hệ quả của vĩ độ địa lý của nước ta?
*A. Thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới.
B. Đất nước ta có nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp.
C. Nhiệt độ trung bình các tháng ở miền Bắc luôn dưới 20oC.
D. Nước ta nằm trong múi giờ thứ 7.
#(m)(Skill:4) Câu 31
Đặc điểm chế độ nhiệt trong các năm trên lãnh thổ nước ta là
A. có một cực đại và một cực tiểu.
B. có hai cực đại và hai cực tiểu.
C. miền Bắc có hai cực đại và một cực tiểu. Miền Nam có một cực đại, một cực tiểu       
*D. ở miền Bắc có có một cực đại và một cực tiểu. Miền Nam có hai cực đại, hai cực tiểu
#(m)(Skill:4) Câu 32
Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta, việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất cần gắn liền với
*A. phát triển cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lí.   
B. khai thác và bảo vệ rừng hợp lí.
C. phân bố hợp lí dân cư và nguồn lao động.   
D. quy hoạch và bảo đảm tốt vấn đề thủy lợi.
#(m)(Skill:4) Câu 33
Loại gió nào hoạt động quanh năm và mạnh nhất ở nước ta?
*A. gió mùa.
B. gió tín phong bán cầu bắc.
C. gió phơn.
D. gió đất và gió biển 
#(m)(Skill:4) Câu 34
Từ vĩ tuyến 160B trở xuống phía nam, gió mùa mùa đông bản chất là
A. gió mùa Tây Nam.   
B. gió mùa Đông Bắc.
C. gió mùa Đông Nam.       
*D. gió tín phong bán cầu Bắc.
#(m)(Skill:4) Câu 35
Cây chè phát triển tốt cả ở Tây Bắc và Tây Nguyên là nhờ hai vùng này có sự giống nhau về
A. mùa đông rất lạnh.
B. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
*C. nền địa hình cao.
D. mùa khô kéo dài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro