đề cương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1 ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA LÊ NIN, NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ

· CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC MAC

- Tư tưởng về vật chất có lịch sử phát triển trên 2500 năm

- Chủ nghĩa duy tâm quan niệm ý thức có trước vật chất có sau , ý thức sinh ra vật chất

- Chủ nghĩa dv quan niệm vật chất có trước , quyết định thế giới , vật chất sinh ra ý thức

- Thời kì cổ đại : các nhà triết học duy vật đã đồng nhất vc với các sư vật cụ thể , cảm tính.

- Thời kì cận đại : hàng loạt phát minh và công trình nghiên cứu ra đời đã dẫn tới cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý học

· ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT CỦA LÊ NIN

" Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"

PHÂN TÍCH ĐINH NGHĨA

- Vc là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan: vc là những gì tồn tại tại khách quan, độc lập với suy nghĩ con người

- được đem lại cho con người trong cảm giác : khẳng đinh vc c trước ý thức có sau

- được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác: khẳng định vc tồn tại không lệ thuộc vào ý thức

Định nghĩa cho thấy

-Thứ nhất: Cần phân biệt khái niệm "vật chất"với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm "vật chất" được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành.

-Thứ hai: Thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất được khái quát trong phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật biệnchứng tồn tại khách quan.

-Thứ ba: Vật chất dưới hình thức cụ thể là cái có thể gây nên cảm giác của con người khi nó trược tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan con người. ý thức con người là sự phản ánh đối với vật chất, vật chất là cái được ý thức phản ánh

Kết luận

- Vc là tất cả những gì tồn tại bên ngoài , tồn tại độc lập với ý thức của con người

- vc có trước ý thức có sau , vc là nguồn gốc của mọi tri thức

- Con người có khả năng nhân thứ tg

Ý NGHĨA

- Định nghĩa của ln có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của cndv và nhận thức khoa học:

+ Bằng việc tìm ra thuộc tính cơ bản phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là thuộc tính tồn tại khách quan ln đã tạo ra cơ sở phân biệt cơ bản của kn vc đã sử dụng trong các khoa học chuyên ngành . Từ đó khắc phục được những hạn chế trong quan điểm duy vật cũ . Cung cấp nhận thứ khoa học cho việc xác định những gì thuộc về vc , tạo cơ sở cho việc giải quyết các vấn đề xh trên quan điểm dv , hạn chế quan điểm dt

+viện kd vc là "thực tại khách quan" "được đem lại cho con người trong cảm giác" và " được cảm giác của chúng ta chép lại chụp lại , phản ánh" ln không những đã kd tính thứ nhất của vc , tính t2 của ý thức mà còn kd con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được thế giới khách quan thông qua các hoạt động " chép lại ,chụp lại, phản ánh"

Câu 2 Quy luật lượng chất

Đây là một quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật , nó vạch ra cách thức của sự vận động và phát triển.

Nội dung quy luật

Khái niệm chất

-Chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật , hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó , phân biệt nó với sự thật hiện tượng khác

- thuộc tính được hiểu là 1 phạm trù để chỉ 1 mặt nào đó của svht và được phát hiện trong mối quan hệ qua lại của ht đó với các ht khác

- Mỗi 1 chất của svht bao gồm nhiều thuộc tính => chất thường nói lên tính chính thể , tính toàn vẹn của svht . Nhưng chất thì thường gắn bó với thuộc tính cơ bản của svht , vì vậy khi thuộc tính cơ bản đó thay đổi thì nó làm sv thay đổi theo

- Xét 1 svht có nhiều thuộc tính bằng nhiều chất hay nói chính xác hơn là có nhiều cấp độ khác nhau về chất

Lượng là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng về các phương diện : số lượng các yếu tố cấu thành , quy mô của sự tồn tại , tốc độ nhịp điệu của các quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng.

· Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:

- Sự thống nhất :

+ bất kì svht nào cũng là 1 thể thống nhất giữa 2 mặt chất và lượng . Hai mặt đó không tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau chuyển hóa lẫn nhau => Tính quy định về chất không tồn tại nếu không có tính quy định về lượng và ngược lại .

+ Chất và lượng thống nhất nhau trong phạm trù độ: khái niệm độ chỉ tính quy định , mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng , là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của svht. Vì vậy trong giới hạn của độ svht vẫn còn là nó chưa chuyển thành cái khác

-Sự đấu tranh diễn ra theo 2 chiều:

+ Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất:

+Sự vận động biến đổi của svht thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng . Trong svht , lượng biến đổi trong phạm vi độ thì chất sv chưa thay đổi nhưng khi lượng biến đổi đến vượt giới hạn độ đạt tới điểm nút thì chất sv thay đổi , chất cũ mất đi chất mới ra đời . Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động và phát triển sv

+Điểm nút : là thời điểm lượng biến đổi đạt tới mức biến đổi sv làm sv biến đổi

+Bước nhảy : dùng để chỉ quá trình thay đổi về chất của sự vật diễn ra tại điểm nút.

+Chất mới ra đời có tác động trở lại sv làm cho lượng cũng biến đổi . Điều này làm tang quy mô về tốc độ phát triển của lượng hoặc làm cho 1 lượng mới ra đời .

ð Tóm lại: sv thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy : đồng thời chất mới sẽ tác động trở lại lượng của sv , tạo ra những biến đổi mới của sv . Qúa trình đó diễn ra liên tục , tạo thành phướng thức cơ bản phổ biến của quá trình vận động phát triển của svht .

· Ý nghĩa phương pháp luận :

- Để có tri thức đầy đủ về sv , chúng ta phải nhận thức cả mặt chất và lượng của sv, bởi vì mỗi mặt đều có vị trí vai trò khác nhau trong quá trình vận động phát triển của svht

- Mọi sự biến đổi đều bắt đầu từ sự biến đổi về lượng, do đó trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý đến việc tích lũy về lượng tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội bất chấp điều kiện khách quan đốt cháy giai đoạn

- Sự thay đổi về chất thông qua các bước nhảy cho nên chúng ta cần chống lại tư tưởng bảo thủ , trì trệ , thiếu tinh thần cách mạng ngại đổi mới .

Câu 3 Thực tiễn

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sự xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội

Hoạt động thực tiễn rất đa dạng, cơ bản có 3 hình thức:

+ Hoạt động sản xuất vật chất

+ Hoạt động chính trị - xã hội.

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học (Nhằm tạo ra môi trường giống hoặc gần giống môi trường sống bên ngoài: hoạt động này ngày càng đóng vai trò quan trọng).

Trong 3 hoạt động trên, hoạt động sản xuất vật chất có vai trò quan trọng nhất, là cơ sở cho các hoạt động khác của con người và cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

Khái niệm nhận thức:Nhận thức là mội quá trình phản ánh tích cực,tự giác và sang tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sơ thực tiễn nhằm tạo ra những tri thức về thế giới khách quan. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về nhận thức.

* Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

-Thực tiễn và nhận thức không ngừng phát triển trong sự tác động lẫn nhau, trong đó thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức và là cơ sở của chân lý.

-Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc, động , mục đích của nhận thức

+ Con người muốn tồn tại thì phải lao động sx để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho con người, muốn lao động sx con người phải tìm hiểu thế giới xung quanh. Vậy, hoạt động thực tiễn tạo ra động lực đầu tiên để con người nhận thức thế giới.

+ Trong hoạt động thực tiễn , con người dùng các công cụ, các phương tiện để tác động vào thế giới, làm thế giới bộc lộ những đặc điểm, thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động; con người nắm bắt lấy các đặc điểm thuộc tính đó, dần dần hình thành tri thức về thế giới.

+ Trong hoạt động thực tiễn, con người dần tự hoàn thiện bản thân , các giác quan của con người ngày càng phát triển, tư duy logic không ngừng được củng cố và phát triển các phương tiện nhận thức ngày càng hiện đại,có tác dụng "nối dài " các giác quan của con người trong việc nhận thức tg

+Mục đích của mọi nhận thức không phải vì bản thân nhận thức, mà vì thực tiễn nhằm cải biến giới tự nhiên, biến đổi xã hội vì nhu cầu của con người. Mọi lý luận khoa học chỉ có ý nghĩa khi nó được ứng dụng vào thực tiễn.

-Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức

+ Thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức

+ Muốn biết đúng sai dùng thực tiễn để kiểm nghiệm

Ý nghĩa :

- Trong quá trình nhận thức phải luôn thấy rõ vai trò của hoạt động thực tiễn,không được xa rời thực tiễn, luôn luôn quán triệt quan điển thực tiễn dựa trên cơ sở đi sâu vào thực tiễn phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn

-Việc nghiên cứu ly luận phải liên hệ với thực tiễn

-nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan , duy ý chí , giáo điều,máy móc , quan liêu.

- Ngược lại nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa.

Câu 4 Hình thái kinh tế xã hội

Với tư cách là 1 phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử phạm trù hình thái kt-xh dùng để chỉ xh ở từng giai đoạn lịch sử nhất định , với 1 kiểu quan hệ sx đặc trưng cho xh đó phù hợp với 1 trình độ nhất định của lực lượng sx và với 1 kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sx ấy .

QHSX là mặt cơ bản đặc trưng nhất của hình thái kt-xh . Nó nói lên bản chất của 1 chế độ xh . Nó là tiêu chuẩn để phân biệt các chế độ xh

KTTT: CSHT quyết định KTTT. CSHT chính là QHSX . Vì vậy chủ nghĩa MLN cho rằng "QHSX là bộ xương của hình thái kt-xh, kttt là da thịt của hình thái kt-xh"

LLSX đóng vai trò quyết định đối với QHSX và thống nhất với QHSX để tạo thành phương thức sx mà phương thức giữ vai trò quyết định đến sự vận động và phát triển của xh loài người. Phương thức SX là nền tảng vc của 1 hình thái KT-XH Khi phân tích sự phát triển của lịch sử nhân loại theo lý luận cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác đã cho rằng: "Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tư nhiên".

Tính chất lịch sử - tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội được thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau đây:

Một là, sự vận động và phát triển của xã hội không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo các quy luật khách quan, đó là các quy luật của chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế - xã hội.

Hai là, nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,... của xã hội, suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội đó.

Ba là, quá trình thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử nhân loại và sự phát triển của lịch sử xã hội loài người có thể đo sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính chất toàn bộ của nó là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế - xã hội: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Như vậy, lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử phát triển của mỗi cộng đồng người nói riêng vừa tuân theo tính tất yếu của các quy luật xã hội, vừa chịu sự tác động đa dạng của các nhân tố khác nhau, trong đó có cả nhân tố hoạt động chủ quan của con người. Từ đó lịch sử phát triển của xã hội được biểu hiện ra là lịch sử thống nhất trong tính đa dạng và đa dạng trong tính thống nhất của nó.

· Giá trị khoa học

Trước C.Mác, chủ nghĩa duy tâm giữ vai trò thống trị trong khoa học xã hội. Với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó hạt nhân của nó là lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã cung cấp một phương pháp luận thực sự khoa học trong nghiên cứu về lĩnh vực xã hội.

Thứ nhất, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất vật chất chính là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản xuất quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất và do đó cũng là nhân tố quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội và lịch sử nói chung. Vì vậy, không thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng hoặc từ ý chí chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội, mà phải xuất phát từ bản thân thực trạng phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là từ trình độ phát triển của phương thức sản xuất của xã hội với cốt lõi của nó là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện thực.

Thứ hai, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa các cá nhân, mà là một cơ thể sống động. Các phương diện của đời sống xã hội tồn tại trong một hệ thống cấu trúc thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các quan hệ xã hội khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội khác nhau. Vì vậy, để lý giải chính xác đời sống xã hội cần phải sử dụng phương pháp luận trừu tượng hóa khoa học - đó là cần phải xuất phát từ quan hệ sản xuất hiện thực của xã hội để tiến hành phân tích các phương diện khác nhau của đời sống xã hội và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng.

Thứ ba, theo lý luận hình thái kinh tế - xã hội, sự vận động, phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, do vậy muốn nhận thức và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả những vấn đề của đời sống xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu-các quy luật vận động, phát triển của xã hội.

Những giá trị khoa học trên đây của lý luận hình thái kinh tế - xã hội là những giá trị về mặt phương pháp luận chung nhất của việc nghiên cứu về xã hội và lịch sử nhân loại, lịch sử các cộng đồng người, nó không thể thay thế cho những phương pháp đặc thù trong các quá trình nghiên cứu về từng lĩnh vực cụ thể của xã hội. V.LLênin từng dạy rằng: lý luận đó "không bao giờ có tham vọng giải thích tất cả, mà chỉ có ý muốn vạch ra một phương pháp..." duy nhất khoa học" để giải thích lịch sử".

Câu 5 Nộidung hàng hóa

- Điều kiện ra đời của sx hàng hóa là phân công lao động và sự tách biệt tương đối về mặt kt của những người sx

- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

+ vd : cây , viết , cuốn vở (sản phẩm lao động) đem ra trao đổi hoặc bán cho người cần mua (thõa mãn nhu cầu con người) thì gọi là hàng hóa

- Hàng hóa c 2 dạng :

+vật thể (hữu hình)

+ phi vật thể ( dịch vụ)

- Hàng hóa là biểu hiện phổ biến của của cải trong xã hội tư bản

- Hàng hóa là hính thái nguyên tố của của cải, là tế bào kt

- Hàng hóa có 2 thuộc tính:

+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thoả mãn nhu cầu nào đó của con người .

Vd : cơm để ăn , áo để mặc...

· Mỗi 1 vật có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau

· Số lượng gtsd được phát hiện dần dần trong qua trình pt khoa học-kĩ thuật

Vd gạo ban đầu chỉ để nấu cơm sau có thể nấu rượu

· Gtsd do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định , là 1 phạm trù vĩnh viễn

· Gtsd chỉ thể hiện khi con người sd hay tiêu dùng

· Không phải bất cứ vật gì có gtsd cũng đều là hàng hóa

Vd không khí..

· Trong kt hàng hóa gtsd là vật mang giá trị trao đổi

+ Giá trị :là lao động của người sx hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

· Giá trị trao đổi là 1 quan hệ về số lượng , tỷ lệ theo đó những gtsd loại này được trao đổi với những gtsd loại khác

Vd 1m vải =10kg thóc

Để trao đổi cần 1 cơ sở chung là hao phí sức ld để so sánh vải với thóc để so sánh chúng với nhau

Vd người thợ dệt cần 3h để dệt ra 1m vải , ngườ nông dân cần 3h để sx 10kg thóc. Do nhu cầu bản thân họ đồng ý trao đổi với nhau vì mức hao phí ld như nhau

· Sp nào ld hao phí để sx ra càng nhiều thì giá trị càng cao

· Giá cả trên thị trường chỉ là biểu hiện bên ngoài của giá trị . Tương tự giá trị là nội dung cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị

· Trong XH giá cả được điều tiết bằng năng suất lao động trung bình của xh

· Giá trị là 1 phạm trù lịch sử vì giá trị hàng hóa trong các hoàn cảnh lịch sử , kt , xh,.. đều khác nhau

· Giá trị sd là thuộc tính tự nhiên, giá trị là thuộc tính xh của hàng hóa

- Hàng hóa là sự thống nhất của 2 thuộc tính gtsd và giá trị , nhưng đây là sự thống hất của 2 mặt đối lập

- Người làm ra hàng hóa quan tâm đến giá trị hàng hóa ( giá cả) , người mua quan tâm đến gtsd( chất lượng)

- Giá trị được thực hiện trước , gtsd thực hiện sau ( mua hàng rồi mới dùng)

Câu 6 Xuấtkhẩu TB

- Lê-nin vạch ra rằng xkhh là đặc điểm của giai đoạn cntb tự do cạnh tranh, còn xktb là đặc điểm của cbtb độc quyền

+ xkhh là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư . Còn xktb là mang tb đầu tư ở nước ngoài để sx giá trị thặng dư trực tiếp tại nước đó.

+ xktb trở thành tất yếu vì trong những nước tb phát triển đã tích lũy 1 khối lượng tb lớn và nảy sinhtifnh trạng 1 số "tb dư thừa" tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều lợi nhuận so với đầu tư ở trong nước.

- Nhiều nước lạc hậu về kt bị lôi cuốn vào sự giao lưu kt tg nhưng lại thiếu tb, giá ruộng đất thấp , tiền lương thấp , nguyên liệu rẻ nên tỷ suất lợi nhuận cao rất hấp dẫn đầu tư tb.

- Xét về hình thức đầu tư xktb được thực hiện dưới 2 hình thức chủ yếu :

+ Đầu tư trực tiếp là hình thức xktb để xây dựng xí nghiệp mới hoặc mua lại các xí nghiệp cũ đâng hoạt động ở nước nhận đầu tư biến nó trở thành 1 chi nhánh của cty mẹ ở chính quốc

+đầu tư gián tiếp là hình thức xktb dưới dạng cho vay thu lãi

- Xét về chủ sở hữu tb có thể chia thành:

+ xktb nhà nước là việc nhà nước tb độc quyền dùng nguồn vốn ngân quỹ của mình , tiền của các tổ chức độc quyền để đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản hpoawjc viện trợ có hoàn lại hay không hoàn lại để thực hiệ những mục tiêu về kt,chính trị và quân sự.

· Về kt: xktb nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân . Nhà nước tb viện trợ không hoàn lại cho nước nhập khẩu tb để ký được những hiệp định thương mại và đầu tư có lợi ,...

· Về chính trị : viện trợ của nhà nước tb nhằm duy trì và bảo vệ chế độ chính trị " thân cận " đã bị lung lây ở các nước nhập khẩu tb , tăng cường sự phụ thuộc của các nước đó vào các nước đế quốc , thực hiện chủ nghĩa thực dân mới , tạo đk cho tư nhân xktb

· Về quân sự : viện trợ của tb nhà nước nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải cho các nước xktb lập căn cứ quân sự trên lãnh thỗ của mình..

+xktb tư nhân là hình thức xk do tb tư nhân thực hiện . Thường đầu tư vào những ngành kt có vòng quay tb ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao, dưới hình thức các hoạt động cắm nhánh của các cty xuyên quốc gia .

- Việc xktb là sự mở rộng QHSX TBCN ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị , bốc lột, nô dịch của tb tài chính trên phạm vi toàn tg

- Tuy nhiên xktb cũng tác động tích cực đến nền kt của các nước nhập khẩu như thúc đẩy quá trình chuyển biến từ cơ cấu kt thuần nông thành cơ cấu kt nông – công nghiệp , mặc dù cơ cấu này còn lệ thuộc vào kt chính quốc

- Xktb vẫn là cơ sở của độc quyền quốc tế sau ct , nhưng quy mô chiều hướng và kết cấu của việc xktb đã có bước phát triển mới

+ Quy mô xktb ngày càng lớn, 1 mặt do sự phát triển của khoa học – kĩ thuật đã thúc dẩy phân công quốc tế , việc quốc tế hóa và tăng nhanh tb " dư thừa", mặt khác do sự tan rã cảu các hệ thống thuộc địa cũ sau ct

- Chiều hướng xktb cũng thay đổi từ các nước kém phát triển sang các nước phát triển và cũng có 1 phần là các nước đang phát triển

Vd : Anh , Pháp , Hà Lan... đầu tư vào dầu khí VN

- Các cty xuyên quốc gia đưa tb vào trong các khối lk như EU,NAFTA,...để phát triển sx

- Đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với nền kt của các nước đang phát triển . Đầu tư nước ngoài và đi kèm với nó là sự chuyển giao về vốn , công nghệ, thị trường và các kinh nghiệm trong quản lý đáp ứng nhu cầu của các nước đang phát triển , đồng thời góp phần tạo việc làm cho người lao động . Vì thế trong bối cảnh tự do thương mại và toàn cầu hóa nền kt tg tạo nhiều cơ hội cho Vn phát triển

Câu 7 Thờikì quá độ lên CNXH

-tk quá độ là tk cải tạo cm xhtbcn thành xh xhcn bắt đầu từ giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết thúc khi xd xong cơ sở xh. Đặc trưng kt của tk quá độ lên CNXH là cơ cấu kt nhiều thành phần .Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động, chuyên chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

-Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ cntb lên chủ nghĩa xã hội

Để chuyển từ nhà nước TBcn sang nhà nước XHCN- XH mà CNXH phát triển trên chính vật chất – kỹ thuật của nó cần phải trải qua 1 thời kì quá độ nhất định, đó là thời kì cải biến CM 1 cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đs xh

Được lý giải từ các căn cứ sau đây :

+ một là , cntb và xhcn khác nhau về bản chất . CNTB được xd trên cơ sở chế độ tư hữu tbcn về tlsx, dựa trên chế độ áp bức bốc lột. CNXH được xd trên cs chế độ công hữu về tlsx chủ yếu , tồn tại dưới 2 hình thức là nhà nước và tập thể, không còn các giai cấp đối kháng , không còn tình trạng áp bức bốc lột. Muốc có xh như vậy cần phải c 1 tk ls nhất định

+ hai là , CNXH được xd trên nền sx đại công nghiệp có trình độ cao. Qúa trình phát triển của CNTB đã tạo ra tiền vc -kỹ thuật nhất định của CNXH , nhưng muốn có tiền đề vc-kỹ thuật đó phục vụ cho cnxh cần có tg tổ chức sắp xếp lại

+ Ba là , các quan hệ xh của cnxh không tự phát nảy sinh trong long cntb, chúng là kết quả của quá trình xd và cải tạo xhcn . Sự phát triển của CNTB dù đã ở trình độ cao cũng chỉ có thể tại ra những dk, tiền đề cho sự hình thành các qhxh, do vậy cần phải có thời gian nhất định để xd và phát triển những quan hệ đó

+ Bốn là , xd CNXH là 1 công cuộc mới mẻ , khó khăn và phức tạp , phải cần có thời gian để giai cấp công nhân từng bược làm quen với những công việc đó

Tk quá độ lên CNXH ở các nước có trình độ phát triển kt-xh khác nhau có thể diễn ra với những khỏa thời gian dài ngắn khác nhau

- Đặc điểm và thực chất của tk quá độ cntb lên cnxh

+ Đặc điểm nỗi bật là sự tồn tại những yếu tố của xh cũ bên cạnh những nhân tố mới của cnxh trong mối qh vừa thống nhất vừ đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực đs xh

+ Trên lĩnh vực kt: tk quá độ là tk tất yếu còn tồn tại 1 nền kt nhiều thành phần trong 1 hệ thống kt quốc dân thống nhất, trong đó hình thức phân phối theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo

+ Trên lĩnh vực chính trị : do kết cấu kt của tk quá độ lên cnxh đa dạng phức tạp nên kết cấu giai cấp xh trong tk này cũng đa dạng phức tạp. Các tầng lớp vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau

+ Trên lĩnh vực tư tưởng -văn hóa : Tk quá độ lên CNXH còn tồn tại nhiều yếu tố tư tưởng văn hóa khác nhau , các yếu tố văn hóa cũ và mới thường xuyên đấu tranh vơi nhau

- Thực chất của tk quá độ lên CNXH là tk diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp ts đã bị đánh bại không còn giai cấp thống trị và những thế lực chống phá cnxh với giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động

Nd của tk quá độ lên cnxh

+ trong lĩnh vực kt : thực hiện việc sắp xếp bố trí lại các lực lượng sx hiện có của xh, cải tạo qhsx cũ xd qhsx mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kt bảo đảm phục vụ ngày càng tốt đs của nhân dân lao động

+ trong lĩnh vực chính trị : tiến hành cuộc đấu tranh chống lại các thế lực thù địch , chống phá sự nghiệp xd cnxh , tiến hành xd , củng cố nhà nước và nền dân chủ cnxh ngày càng vững mạnh , bảo đảm quyền làm chủ trong nền kt , chính trị , văn hóa xh của nhân dân lao động , xd các tổ chức chính trị xh thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động , xd đảng cộng sản ngày càng trong sạch , vững mạnh ngang tầm với các nhiệm vụ của mỗi tk ls

+ trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa : thực hiện tuyên truyền , phổ biến những tư tưởng khoa học và cm của công nhân và toàn xh, khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xd cnxh, xd nền văn hóa mới xh xhcn, tiếp thu giá trị tinh hoa của nền văn hóa trên tg

+ trong lĩnh vực xh: thực hiện việc khắc phục các tệ nạn xh do xh cũ để lại , từng bước khắc phục chênh lệch phát triển giữa các vùng miền , các tầng lớp dân cư trong xh nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng xh, xd mối qh tốt đẹp giữa người với người theo mục tiêu lý tưởng là tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác

ð Tk quá độ lên cnxh là tk ls tất yếu trên con đường phát triển của hình thái kt – xh cộng sản chủ nghĩa trên cs hoàn thành các nội dung trên

Câu 8 vấn đề dân tộc

-Dân tộc là cộng đồng người người cụ thể nào đó có những mối liên hệ chặt chẽ , bền vững , có sinh hoạt kt chung , có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hóa có những nét đặc thù so với những cộng đồng khác , xuất hiện sau cộng đồng bộ lạc , có sự kế thừa và phát triển hơn những nhân tố dtoc người ở cộng đồng bộ lạc và thể hiện thành ý thức tự giác của các thành viên trong cộng đồng đó

-Dân tộc là một cộng đồng người ổn định , bền vững hợp thành nhân dân của 1 quốc gia , có lãnh thổ chung , nền kt thống nhất , quốc ngữ chung , có truyền thống văn hóa , truyền thống , quốc ngữ chung , có truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước

- Xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xd cnxh:

+xu hướng thứ nhất : do sự chín muồi của ý thức dân tộc sự thức tỉnh về quyền sống của mình , các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dtoc độc lập .

+ xu hướng thứ 2 : các dtoc ở từng quốc gia kể cả các dtoc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau . Sư phát triển của lực lượng sx , của giao lưu kt văn hóa trong cntb đã tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế mở rộng giữa các dân tộc , xóa bỏ sự biệt lập khép kín thúc đẩy dân tộc xích lại gần nhau

ND cương lĩnh dân tộc :

- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng :

+quyền bình đẳng giữa các dtoc là quyền thiêng liêng của các dân tộc

+ trong quan hệ giữa các quốc gia -dtoc , quyền bình đẳng dtoc gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc , chủ nghĩa bá quyền nước lớn , chống sự áp bức bốc lột của các nước tb phát triển đối với các nước lạc hậu , chậm phát triển về kt . Mọi quốc gia đều bình đẳng trong mối quan hệ quốc tế

- Các dtoc được quyền tự quyết : quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dtoc , quyền tự quyết định con đường phát triển kt , chính trị , xh của dtoc mình

- Liên hiệp công nhân tất cả các dtoc : là sự thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân , phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dtoc với giải phóng giai cấp

VN là 1 quốc gia đa dtoc , có 54 dtoc ae trong quá trình dựng nước đã bình đẳng , đoàn kết , hòa bình với nhau. Chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của ds xh, luôn xác định vấn đề dân tộc đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cm nước ta , giải quyết đúng đắn vấn đề dtoc vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước theo định hướng xhcn 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro