Đề cương ôn tập an toàn lao động

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                     Đề cương ôn tập an toàn lao động

Câu 1: Khái niệm về tai nạn lao động?Các nguyên nhân gây tai nạn lao động(kỹ thuật, quy trình, thao tác,công tác tổ chức..)Biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động?

Trả lời:

·        Khái niệm về tai nạn lao động:

Tai nạn lao động là tai nạn làm chết người hoặc tai nạn làm tổn thương bất kỳ 1 bộ phận, chức năng nào đó của cơ thể, do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài dưới dạng cơ, lý , hóa và sinh học , xảy ra trong quá trình lao động.

·        Nguyên nhân gây tai nạn lao động:

+ Nguyên nhân về kỹ thuật:

Dụng cụ , phương tiện máy móc sử dụng không hoàn chỉnh.

-      Hư hỏng gây ra sự cố: Đứt cáp ,đứt cu roa, tuột phanh, gãy thang,cột chống,lan can

-      Thiếu các thiết bị an toàn: Thiết bị khống chế quá tải , khống chế chiều cao nâng tải, khống chế góc nâng cầu trục,cầu trì rơ le bị ngắt trong thiết bị điện…

-      Thiếu các thiết bị phòng ngừa : Áp kế, hệ thống thông tin tín hiệu , báo hiệu…

+ Nguyên nhân về quy trình, quy phạm an toàn:

-      Vi phạm trình tự tháo cột chống, ván khuôn các kết cấu BTCT

-      Đào móng sâu,khai thác vỉa mỏ than hàm ếch.

-      Làm việc trên cao gây chênh vênh nguy hiểm không đeo dây an toàn.

-      Sử dụng phương tiện chở vật liệu,chở người.

-      Sử dụng thiết bị điện không đúng điện áp,làm việc ở môi trường nguy hiểm về điện

+ Nguyên nhân về thao tác:

-      Hãm phanh đột ngột khi nâng hạ cẩu , vừa quay tay cần vừ nâng hạ cẩu khi vận hành

-      Điều chỉnh kết cấu lắp ghép khi đã tháo móc cẩu.

-      Lấy tay làm cữ khi cưa sắt.

-      Dùng que sắt để cậy nắp thùng xăng …

+ Về tổ chức: - Bố trí mặt bằng không hợp lý

           - Sử dụng lao động không phù hợp

           - Thiếu  kiểm tra giám sát thường xuyên

           - Không tuân thủ chế độ về bảo hộ lao động.

+ Về vệ sinh môi trường: - Điều kiện làm việc quá khắc nghiệt.

                               -Môi trường làm việc bị ô nhiễm.

                               - Làm việc trong điều kiện áp suất cao hoặc thấp hơn không khí

                          -Không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh các nhân trong sx

+Về chủ quan( Do bản thân người lao động): - Xuất phát từ những người trực tiếp LĐ

                                                              - Tự ý xâm nhập những vùng cấm

                                                                -Tình trạng tuổi tác sức khỏe không đảm bảo khả năng làm việc.

Câu 2: Ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu tới sức khỏe người lao động? Biện pháp đảm bảo điều kiện vi khí hậu trong sản xuất?

Trả lời:

·        Ảnh hưởng của điều kiện vi khí hậu tới sức khỏe con người:

Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc lưu chuyển của không khí, bức xạ nhiệt.

+ Nhiệt độ: Đối lưu: xảy ra khi nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ môi trường.

                  Bức xạ: xảy ra khi nhiệt độ cơ thể cao hơn nhiệt độ của các đồ vật xung quanh 

                Bốc hơi : Xảy ra khi nhiệt độ môi trường lớn hơn nhiệt độ cơ thể.

·        Biện pháp :

Thông gió tốt : Bố trí cửa sổ, cửa đi, ô thoáng phù hợp hướng gió.

Xây dựng các hệ thống thông gió nhân tạo.

Hạn chế nguồn bức xạ  nhiệt.

Cải tiến điều kiện làm việc.

Sử dụng các công cụ phòng hộ cá nhân.

Tạo điều kiện nghỉ ngơi cho người lao động.

Có các biện pháp che nắng cho người cũng như cho thiết bị.

Câu 3 : Tác hại của tiếng ồn và rung động đối với người lao động?Nguyên nhân gây tiếng ồn và rung động ?Biện pháp phòng chống tiếng ồn và rung động?

Trả lời:

·        Tác hại của tiếng ồn và rung động:

Tiếng ồn và rung động trong sản xuất là các tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của chúng vượt quá giới hạn cho phép. Tiếng ồn không chỉ gây ảnh hưởng đến cơ quan thần kinh và các hệ thống chức năng khác bên trong cơ thể.

Ảnh hưởng của tiếng ồn với cơ thể phụ thuộc vào tính chất vật lý của nó như: Cường độ âm thanh, tần số,âm phổ,.. và các đặc tính khác như thời gian tác dụng…

Tiếng ồn và rung động còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh: loạn nhịp tim, gây cảm giác đau đầu,chóng mặt…

·        Nguyên nhân:

Các loại máy thi công, tiếng ồn cơ khí, tiếng ồn các máy điện, tiếng ồn khí động.

·        Biện pháp phòng chống:

+ Tiếng ồn: Hạn chế hoặc cách li nguồn gây tiếng ồn

-      Làm giảm tiếng ồn phát ra từ các máy móc động cơ.

-      Hạn chế: Trong bố trí MBTC bố trí tiếng ồn cuối hướng gió hoặc những nơi xa khu vực đông người.

                Thay đổi thiết kế của các loại máy.

                Tiếng ồn của máy bánh xích lớn hơn tiếng ồn của máy bánh cao su

                Trồng cây xanh  hạn chế được tiếng ồn

                Sử dụng dụng cụ phòng hộ cá nhân.

+ Rung động : Thiết kế các thiết bị rung động mới, hoàn chỉnh hơn với sự điều khiển tự động,từ xa…

                         Nghiên cứu các biện pháp làm giảm tác dụng có hại của rung động ở chỗ làm việc

                        Nghiên cứu phương pháp mới đúc bê tông

                        Sử dụng các dụng cụ phòng chống rung động cá nhân.

Câu 4: Phân tích nội dung của thiết kế kỹ thuật thi công, tiến độ thi công và tổng mặt bằng ảnh hưởng đến ATLĐ trong SXXD như thế nào?

Trả lời:

1.      Trong thiết kế kỹ thuật thi công:

Cơ sở để có thể được những giải pháp khĩ thuật hợp lý đề phòng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Phương pháp tính toán có liên quan đến : Xác định độ bền, độ ổn định của kết cấu thiết bị phụ tùng máy móc thiết bị XD, tác dụng của tải trọng va chạm và ổn định

Phương pháp khảo sát thực nghiệm:

-      Tình trạng vệ sinh trên công trường

-      Tổ chức chỗ làm việc

-      Chế độ lao động và nghỉ ngơi

-      Tình trạng thẩm mỹ trong sản xuất.

-      Thi công công tác đất bằng thủ công hoặc cơ giới chú trọng khi đào hố sâu.

-      Thi công nhà cao tầng từ 6 m trở lên – dựng giáo thi công hệ thống chống đỡ ô văng, làm hàng rào mái che bảo vệ.

-      Thi công bê tông trên cao trên các công trình đặc biệt

-      Thi công công tác lắp ghép kết cấu và thiết bị kỹ thuật.

-      Biện pháp an toàn cho các tuyến đi lại, giao thông vận chuyển trên công trường, hệ thống dây cáp điện, hệ thống đường ống cấp thoát nước.

-      Bố trí hợp lý máy móc, đảm bảo vận hành được an toàn.

-      Biện pháp đề phòng tai nạn điện, sử dụng thiết bị tự động an toàn.

-      Hệ thống chống sét trên công trường

-      Biện pháp an toàn chống cháy.

2.      Trong tiến độ thi công:

Khi lập tiến độ thi công phải căn cứ vào biện pháp KTTC

Phải chú ý:

-      Trình tự và thời gian thi công công việc phải xác định trên cơ sở điều kiện kỹ thuật, đảm bảo an toàn, độ bền vững, ổn định của từng bộ phận và của toàn bộ công trình.

-      Xác định kích thước các đoạn, tuyến công tác hợp lý.

-      Khi tổ chức thi công xen kẽ, không được bố trí các tổ đội làm việc ở nhiều tầng khác nhau trên cùng 1 phương đứng, nếu không có sàn bảo vệ chắc chắn.

-      Trong TĐTC nên bố trí thi công theo biện pháp dây chuyền trên các phân đoạn, nhịp nhàng giữa các tổ đội tránh chồng chéo gây trở ngại lẫn nhau giữa các tổ đội dễ mất ATLĐ.

3.      Trong thiết kế mặt bằng thi công xây dựng:

-      Thiết kế phòng phục vụ sinh hoạt cho người lao động phải dựa vào tiêu chuẩn quy phạm, để tính toán diện thích đủ sử dụng không bị lãng phí, khu vệ sinh bố trí cuối hướng gió xa chỗ làm việc không quá 100m.

-      Tổ chức đứng trên công trường hợp lý, 1 chiều 4m, 2 chiều 7m.

-      Thiết kế chiếu sáng cho chỗ làm việc vào ban đên cần đảm bảo đủ ánh sáng.

-      Rào chắn các vùng nguy hiểm: Trạm biến thế, kho vật liệu dễ cháy, khu vực xung quanh dàn giáo các công trình cao, khu vực hoạt động cầu trục.

-      Thiết kế biện pháp chống ồn ở nơi mức ồn lớn : Nghiền đá, xưởng gia công.

-      Trên mặt bằng chỉ rõ hướng gió, đường qua lại di chuyển cho xe cứu hỏa.

-      Làm hệ thống chống sét cho dàn giáo kim loại và các công trình cao, các công trình đứng độc lập: Ống khói, trụ đèn pha…

 

Câu 5: Những biện pháp phòng ngừa tai nạn về điện? biện pháp phòng chống sét?

Trả lời:

·        Biện pháp phòng ngừa tai nạn về điện:

a.      Đề phòng tiếp xúc va chạm các bộ phận mang điện:

Đảm bảo cách điện tốt

Bao che ngăn cách các bộ phận mang điện,tranh cho người  va chạm vào những chỗ như cầu dao,cầu chảy , các thiết bị đóng cắt, các đầu nối dây…

Không được đặt dây điện , dây cáp trên mặt đất, sàn nhà , phải đặt trên giá cao, tránh cho người dẫm đè lên khi qua lại.

Sử dụng điện an toàn.

Đề phòng tai nạn bất ngờ.

b.      Đề phòng tai nạn khi chạm vào các bộ phận của thiết bị điện lúc bình thường không có điện nhưng dòng điện có thể xuất hiện bất ngờ do chạm vỏ hoặc sự cố khác.

Nối đất bảo vệ: Áp dụng khi mạng điện ba pha có trung tính cách ly nhằm làm giảm điện áp chạm.

Nối đất không bảo vệ: Áp dụng khi mạng 3 pha, 4 dây với dây thứ 4 là dây trung tính đã nối đất.

Cắt điện bảo vệ: Cắt điện bảo vệ được áp dụng cho cả mạng cách điện với đất và mạng có dây trung tính nối đất để đảm bảo an toàn hơn khi thiết bị xảy ra sự cố.

c.      Đề phòng tai nạn do điện áp bức:

Khi có dây điện bị đứt , 1 đầu dây rơi xuống đất,ruộng… mọi người phải tránh ra xa, không được đến gần và ngắt điện nếu có thể . Trong trường hợp không thể ngắt điện có thể sử dụng các biện pháp san bằng điện thế.

d.      Đề phòng bị phóng điện hò quang:

e.      Sử dụng các dụng cụ bảo vệ:

Dụng cụ bảo vệ chính là loại chịu được điện áp khi tiếp xuac với những phần dẫn điện trong thời gian lâu.

Dụng cụ phụ trợ là các loại bản thân không đảm bảo an toàn khỏi điện áp tiếp xúc mà phải dùng kết hợp với dụng cụ chính khác, các dụng cụ này như: Găng tay, ủng cao su,bục, thảm cách điện…

f.       Cấp cứu người khi bị điện giật:

Khi có tai nạn điện xảy ra phải nhanh chóng cách ly người bị tai nạn dòng điện: Ngắt cầu dao, ngắt điện,..

Trong trường hợp không thể ngắt cầu dao điện thì sử dụng các thiết bị cách điện(xào gỗ) để lấy dây điện ra khỏi người bị tai nạn

Sau khi đưa người ra khỏi vùng bị nhiễm điện phải hô hấp nhân tạo đến khi cấp cứu đến trong trường hợp tim ngừng đập ngừng thở.

·        Phòng chống sét: làm thu lôi chống sét.

Câu 6: Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác BHLĐ?công tác BHLĐ ở Việt Nam hiện nay?

Trả lời:

·        Mục đích:

Thông qua các biện pháp khoa học , kỹ thuật,tổ chức, kinh tế xã hội,để hạn chế loại trừ các yếu tố nguy hiểm độc hại, tạo điều kiện lao động thuận lợi cho người lao động, ngăn ngừa các tai nạn lao đông bảo vệ sức khỏe, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng xuất lao động

·        Ý nghĩa:

Công tác bảo hộ lao động là 1 chính sách lớn của đảng và nhà nước ta, nó mang ý nghĩa chính trị, xã hội và kinh tế lớn lao.

BHLĐ phản ánh bản chất của 1 chế độ xã hội và mang ý nghĩa chính trị rõ rệt:

-      Chế độ thực dân phong kiến, đế quốc cai trị giai cấp công nhân và người lao động bị bóc lột thậm tệ,LĐ quần quật trong điều kiện BHLĐ không hề được quan tâm.

-      BHLLĐ tốt là góp phần tích cực vào củng cố và hoàn thiện QHSX XHCN. Mặt khác nhờ chăm lo đảm bảo an toàn lao động, còn bảo vệ sức khỏe cho người LĐ, không những mang lại hạnh phúc cho gia đình họ mà BHLĐ còn mang ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc.

-      BHLĐ còn mang ý nghĩa kinh tế quan trọng.Người lao động được bảo vệ tốt không bị tai nạn ốm đau, bệnh tật họ sẽ an tâm, phấn khởi làm việc, năng suất lao động cao, đời sống vật chất tinh thần ngày càng được cải thiện.

·        Tính chất:

-      Tính pháp luật: Là cơ sở bắt buộc để các tổ chức và mọi người phải nghiêm chỉnh chấp hành

-      Có tính khoa học kỹ thuật: Trong mọi công tác BHLĐ đều nghiên cứu và đánh giá khoa học để đưa ra đánh giá và giải pháp phù hợp với thực tiễn sản xuất.

-      Tính quần chúng : Liên quan tất cả chỗ mọi người tham gia lao động

                                   Chỉ có hiệu quả khi tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia lao động 1 cách nghiêm chỉnh.

·        Công tác bảo hộ lao động ở VN hiện nay:

Sau khi miền nam được giải phóng, đất nước thống nhất, xây dựng CNXH trên toàn quốc hội đồng nhà nước đã ban hành 1 loạt các chỉ thị thông tư như: Pháp lệnh BHLĐ 9/1991, thông tư liên bộ 17/TT-LB ngày 26-12-1991. Ngày 23-6-1994 quốc hội thông qua bộ luật lao động của nước CHXHCNVN được nêu rõ:

Người lao động có trách nhiệm , quyền lợi trang bị đầy đủ phương tiện BHLĐ, an toàn LĐ, vệ sinh LĐ. Mọi tổ chức KTXH phải tuân theo pháp luật về ATVSLĐ, trong đó đặc biệt quan tâm tới lao động nữ, và các đối tượng LĐ vị thành niên.

Phân cấp trách nhiệm cho các tổ chức , cho các cấp lãnh đạo1 cách rõ ràng để thực hiện:

-      Trách nhiệm tổ chức cơ sở:

Nắm vững pháp lệnh về BHLĐ và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật này, phổ biến cho mọi người hiểu rõ.

Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.

Thực hiện chế độ khám tuyển, khám định kỳ theo dõi tình hình sức khỏe của CBCNV trong các công ty xí nghiệp.

-      Trách nhiệm của cơ quan cấp trên:

Hướng dẫn đơn vị cấp dưới chấp hành tốt luật BHLĐ.

Ban hành các chỉ thị, hướng dẫn cụ thể về công tác BHLĐ.

Tổng kết , đánh giá về quá trình thực hiện luật BHLĐ.

Tổ chức bố trí cán bộ, phân cấp quản lý thực hiện tốt luật BHLĐ.

-      Trách nhiệm của tổ chức công đoàn:

Thay mặt người lao động ký thỏa thuận với người sử dụng lao động tất cả các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn lao động.

Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách BHLĐ của cơ quan và tuyên truyền, giáo dục, đôn đốc việc thực hiện BHLĐ của cán bộ và công nhân lao động.

Tham gia nghiên cức đề tài NCKH trong lĩnh vực BHLĐ.

Câu 7: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp? các phương pháp phân tích nguyên nhân gây tai nạn lao động?

Trả lời:

·        Giống nhau:

Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều gây hủy hoại sức khỏe con người, hoặc chết người tùy vào mức độ.

·        Khác nhau:

-      Tai nạn lao động: Là tai nạn làm chết người hoặc tai nạn làm tổn thương bất kỳ 1 bộ phận chức năng nào đó của cơ thể, do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài dưới dạng cơ, lý hóa và sinh học.

                                 Tai nạn lao động gây chết người đột ngột.

-      Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phất sinh do tác động 1 cách từ từ bởi các yếu tố độc hại tạo ra trong quá trình sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình sản xuất.

                                          Bệnh nghề nghiệp gây chết người từ từ trong 1 thời gian nhất định.

·        Phương pháp phân tích nguyên nhân gây  tai nạn lao động:

1.      Phương pháp thống kê:

Dựa vài các số liệu thống kê TNLĐ trong các ngành nghề, phân tích số liệu thống kê,cho phép biết ngành nghề nào, công việc nào, lứa tuổi nào, trường hợp nào thường xảy ra tai nạn.Trên cở sở đó chỉ đạo, nghiên cứu các biện pháp thích hợp đề phòng tai nạn.

Phương pháp này có hạn chế cần có thời gian thu thập số liệu, chỉ đề ra được phương pháp khắc phục chung, không phân tích được nguyên nhân gây tai nạn.

2.      Phương  pháp địa hình:

Trên mặt bằng công trình, công trường, phân xưởng tiến hành đánh dấu dấu hiệu có tính chất quy ước những nơi xảy ra tai nạn.Những dấu hiệu đó phơi bày rõ ràng, trực giác nguồn gốc những trường hợp xảy ra tai nạn có tính chất địa hình. Căn cứ vào đó biết ngay nơi nào thường xảy ra tai nạn, đề ra được phương pháp đề phòng.

Hạn chế của phương pháp này là cần có thời gian.

3.      Phương pháp chuyên khảo:

Phương pháp này đi sâu phân tích cụ thể điều kiện lao động, các nguyên nhân phat s sinh tai nạn: chỗ làm việc, máy móc thiết bị, yếu tố vi khí hậu, điều kiện môi trường..

Ưu điểm của phương pháp này là cho phép xác định đầy đủ các nguyên nhân phát sinh ra tai nạn, đây là điều quan trọng quyết định biện pháp loại trừ các nguyên nhân đó.

Câu 8: Nguyên nhân gây cháy nổ và biện pháp phòng ngừa?

Trả lời :

·        Nguyên nhân: - Không thận trọng khi dùng lửa.

                       - Sử dụng dự trữ chất bảo quản, nguyên vật liệu, nhiên liệu, vật liệu không đúng.

                        - Xảy ra cháy do điện.

                        - Cháy do ma sát, va đập.

                        - Cháy do tĩnh điện.

                        - Cháy do sét đánh.

                        - Cháy phát sinh do lưu trữ bảo quản các chất có khả năng tự cháy không đúng quy định.

                        - Cháy do đốm lửa, tàn lửa.

* Biện pháp phòng ngừa: - Các biện pháp ngăn ngừa không cho đám cháy xảy ra.

                                          - Biện pháp hạn chế đám cháy lan rộng.

                                          - Biện pháp thoát người và cứu tài sản an toàn.

                                          - Biện pháp tạo điều kiện dập tắt đám cháy có hiệu quả.

Câu 9: Nguyên nhân và tác hại của nhiễm độc? Biện pháp phòng ngừa nhiễm độc?

Trả lời:

Chất độc là các chất hóa học có tác dụng xấu lên cơ thể con người,gây ra sự phá hủy các quá trình sống bình thường.

·        Nguyên nhân:

-      Chất độc rắn: chì, thạch tím, sơn…

-      Chất độc lỏng ,khí : Khí độc: Ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

                                                     Ảnh hưởng đến máu

                                                     Ảnh hưởng đến hô hấp.

                                                     Ảnh hưởng đến da.

·        Tác hại:

-      Nhiễm độc cấp tính : Xảy ra trong trường hợp khi 1 lượng lớn chất độc xâm nhập vào trong cơ thể trong thời gian ngắn

-      Nhiễm độc mãn tính : Do kết quả tác dụng dần dần, lâu dài của chất độc xâm nhập vào cơ thể với số lượng ít.

·        Biện pháp phòng chống:

-      Không tiếp xúc hoặc tránh tiếp xúc trực tiếp

-      Hạn chế hoặc cách ly khỏi nguồn gây độc.

-      Cải thiện biện pháp thi công: Cơ giới hóa, tự động hóa trong thi công để giảm độc hại nếu điều kiện cho phép: Tự động khâu pha sơn, thay chì bằng kẽm…

-      Sử dụng thiết bị thông gió để thải chất độc hại ra ngoài, giảm nồng độ xuống thấp hơn mức cho phép.

-      Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân: Mũ bảo vệ, mặt nạ phòng ngạt, bình ô xy,kính ngăn cách cơ quan hô hấp với chất độc ở dạng khí, lỏng.

Câu 10:Nêu tác hại của bụi?Nguyên nhân gây bụi? Phòng chống bụi?

Trả  lời:

·        Tác hại của bụi:

Tác hại của bụi phụ thuộc vào điện tích của nó,các hạt bụi tích điện sẽ nằm lâu trong phổi hơn hạt bụi trung hòa gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.

Làm việc lâu trong môi trường bụi sau 1 thời gian dài có thể bị bệnh bụi phổi: có bệnh bụi silic, bệnh bụi nhôm, bệnh bụi than…Bệnh bụi silic là bệnh nguy hiểm nhất.Ngoài ra bụi còn làm chấn thương mắt.

Tác hại của bụi đến cơ thể con người phụ thuộc vào nồng độ bụi.

·        Nguyên nhân gây bụi:

Bụi sản xuất thường tạo ra nhiều do các khâu thi công: Làm đất ,nổ mìn, bốc dỡ nhà cửa, đập nghiền sàng đá…sản ra 1 khối lượng lớn bụi silic SiO2 gây bệnh bụi phổi silic.Hoặc khi cháy bụi phát sinh dưới dạng sản phẩm cháy không hoàn toàn.

·        Biện pháp phòng chống bụi:

-      Sử dụng dụng cụ phòng hộ cá nhân: Khẩu trang, kính…

-      Tổ chức : Bố trí nguồn phát sinh bụi ở cuối hướng gió.

-      Thay đổi biện pháp thi công để hạn chế bụi.

-      Đậy kín bộ phận sinh bụi.

-      Thường xuyên vệ sinh phòng làm việc tạo thông thoáng, tránh bụi.

Câu 11: Ảnh hưởng của chiếu sáng đến vệ sinh và ATLĐ như thế nào? Các giải pháp chiếu sáng trong sản xuất?

Trả lời :

·        Ảnh hưởng của chiếu sáng tới vệ sinh và an toàn lao động:

Chiếu sáng hợp lý là 1 trong những biện pháp quan trong góp phần nâng cao năng suất lao động, người làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng dễ mệt mỏi, giảm thị lực, mất an toàn lao động.

·        Các giải pháp chiếu sáng trong sản xuất:

1.      Chiếu sáng tự nhiên.

Sử dụng chiếu sáng tự nhiên để chiếu sáng trong XD

Ba hình thức lấy ánh sáng: - Lấy ánh sáng từ bên trên thông qua của trời.

                                            - Lấy ánh sáng từ bên trên thông qua các cửa sổ.

                                            - Kết hợp cả 2 hình thức trên.

   2. Chiếu sáng nhân tạo.

Sử dụng các loại đèn: Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang.

Chiếu sáng cục bộ  hoặc chiếu sáng kết hợp.

Chiếu sáng chung: Sử dụng trên các công trường thi công vào buổi tối.

Để chiếu sáng trên công trường vào buổi tối thì sử dụng các đèn pha.

Câu 12: Biện pháp phòng ngừa tai nạn ngã cao trong thi thông bê tông cốt thép toàn khối?

Trả lời :

·        Công tác bê tông cốt thép:

a.      Công tác ván khuôn:

Ván khuôn,cột chống, dàn giáo phải theo đúng yêu cầu TKTC.

Khi dựng ván khuôn chồng lên nhan nhiều tầng, phải cố định chắc chắn tầng dưới mới lắp tiếp tầng trên.

Cần trục vận chuyển lên cao tránh không được va chạm vào các kết cấu ván khuôn đã lắp dựng.

Lắp dựng ván khuôn treo , ván khuôn tự mang phải đeo dây an toàn.

Lắp dựng hệ thống ván khuôn treo phải được liên kết vào các kết cấu đã ổn định chắc chắn và bền vững, ván khuôn không chuyển vị đu đưa.

Trước khi đổ BT phải kiểm tra tình trạng của ván khuôn, nếu hư hỏng phải sửa chữa ngay.

Mỗi khi di chuyển ván khuôn phải kiểm tra các thiết bị treo buộc, thiết bị nâng…

b.      Cốt thép:

Lắp dựng cốt thép trên cao , cốt thép , tường, vách ngăn độc lập phải có sàn công tác rộng ≥ 0,8m bố trí ở bên của ván khuôn.

Khi cắt bỏ các các phần sắt thừa ở trên cao phải đeo dây an toàn, bên dưới phải có rào ngăn, biển cấm.

Lối qua lại trên các khung cốt thép phải lót ván rộng ≥ 40 cm, cấm qua lại trực  tiếp trên khung cốt thép.

Không chất cốt thép trên sàn công tác hay trên ván khuôn vượt quá giới hạn cho phép.

Khi cẩu chuyển các khung cốt thép, lưới cốt thép đến nơi lắp đặt phải kiểm tra mối hàn, buộc.

c.      Bê tông:

Trước khi đổ BT cán bộ kỹ thuật phải kiểm tra ván khuôn cốt thép đã lắp đặt và kiểm tra ván khuôn dàn giáo – kiểm tra xong phải có văn bản xác nhận.

Khi dùng cần trục chuyển vữa BT đến nơi đổ lúc tháo BT ra khoảng cách đáy thùng đựng đến nơi đổ ≤ 1m.

Thi công BT kết cấu nghiêng ≥ 300 công nhân phải có dây an toàn.

Khi đổ BT ở bộ phận kết cấu cao ≥ 1,5 m, ở trên sàn công tác phải có lan can, thành chắn bảo vệ.

Chỉ tháo dỡ ván khuôn khi được cán bộ kỹ thuật cho phép.

Cấm chất ván khuôn đã tháo dỡ lên sàn công tác, hay ném xuống từ trên cao, cần chuyển ngay xuống đất hay mặt sàn nhổ hết đinh và xếp gọn vào nơi quy định.

d.      Công tác làm mái:

Chỉ được làm các công việc trên mái sau khi kiểm tra kỹ tình trạng vì kèo, xà gồ,cầu phong li tô….

Công nhân làm việc trên mái phải có dây an toàn,cần có thang gấp đặt qua bờ mái để đi lại khi dốc ≥ 250.

Xếp vật liệu đồ nghề trên mái phải có biện pháp chống lăn, trượt theo mái dốc.

Cấm đi trực tiếp trên mái phibro xi măng hoặc bê tông bọt mà phải có ván lát.

Các tấm lợp xếp tới đâu phải liên kết vào vì kèo(xà gồ)ngay trước khi nghỉ việc.

Khi trời có sương mù, gió ≥ cấp 6, mưa rào không làm việc trên mái.

Câu 13: Biện pháp phòng ngừa ngã cao trong thi công công trình nói chung?

Trả lời:

1.      Biện pháp tổ chức:

a.      Yêu cầu đối với người làm việc trên cao:

+ Tuổi, sức khỏe:

Tuổi từ 18 trở lên.

Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe do y tế cấp

Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.

Phụ nữ có thai, bệnh tim, điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.

Có giấy chứng nhận đã được huấn luyện đạt yêu cầu về ATLĐ.

Được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ an toàn cá nhân.

Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật LĐ.

Nhất thiết phải mang dây an toàn tại nhưng nơi quy định.

Cấm đùa nghịch khi đang làm việc trên cao.

Không được đi dép lê, đi guốc khi đang làm việc trên cao.

Trước và trong khi làm việc ở trên cao : không được uống rượu bia, hút thuốc lào…

Công nhân phải có túi cá nhân đựng đồ nghề, không được vứt đồ nghề lung tung.

Lúc tối trời, mưa to, dông bão, gió từ cấp 5 trở lên không được làm việc trên giáo cao, ống khói,đài nước…

b.      Thực hiện giám sát, kiểm tra ATLĐ khi làm việc trên cao:

Cán bộ lỹ thuật phải kiểm tra thường xuyên ATLĐ.

Trước khi làm việc phải kiểm tra an toàn vị trí làm việc của công nhân

Kiểm tra phương tiện ATLĐ.

Khi đã nhắc nhở mà công nhân vẫn vi phạm thì  phải kỷ luật: phê bình, cảnh cáo….

2.      Biện pháp kỹ thuật:

a.      Yêu cầu chung khi làm việc trên cao:

Tùy theo dạng công tác mà chọn dàn giáo cho phù hợp.

Nơi nào không có sàn công tác, dàn giáo, không có lan can phải trang bị dây an toàn.

Đảm bảo cho công nhân lên xuống giữa các tầng nhà,các sàn công tác an toàn, phải có thang lên xuống…

Mặt sàn công tác không được trượt trơn, phải tạo độ nhám cho mặt sàn công tác.

b.      Yêu cầu đối với phương tiện làm việc trên cao:

+ Yêu cầu chung:

 Để an toàn phải có dàn giáo, tạo cho công nhân chỗ làm việc thuận lợi, nên sử dụng dàn giáo định hình chế tạo sẵn.

+ Dàn giáo phải đáp ứng yêu cầu:

Vững chắc không trơn trượt, khe hở < 10 mm.

Sàn công tác ở độ cao ≥ 1,5 m so với mặt nền, mặt sàn phải có lan can an toàn, lan can cao ≥ 1m, phải có 2 thanh ngang.

Lên xuống giữa các tầng giáo khi cao ≤ 12m có thể dùng thang tựa, cao ≥12 m phải dùng cầu thang riêng.

Với các giáo cao phải có hệ thống chống sét.

Cấm không tụa thang nghiêng với mặt phẳng ngang góc > 700 và < 450

Chân giáo phải kê ván lót chống lún, trượt, không kê bằng gạch đá bỗ vụn.

Giáo cao phải được neo chắc chắn vào công trình, không neo dàn giáo vào bộ phận công trình kém ổn định.

Ván lát sàn công tác dày ≥ 3 cm không mối mọt, phải khít.

Các lỗ hổng ở sàn công tác phải có lan can bảo vệ 3 phía , giữa sàn công tác và công trình khe hở < 5 cm.

Câu 14: Biện pháp phòng ngừa ngã cao trong thi công xây dựng và hoàn thiện?

Trả lời:

-      Trước khi xây tường phải xem xét lại tình trạng móng, phần tường đã xây trước, kiểm tra việc sắp xếp vật liệu trên sàn công tác.

-      Khi xây chiều cao ≥ 1,5m phải bắc giáo xây, khi dàn giáo cao ≥ 2m phải chuyển vật liệu bằng cẩu chuyển , cấm tung gạch lên cao ≥ 2m.

-      Cấm đứng trên tường để xây, đi lại trên mặt tường, đứng trên mái để xây.

-      Cấm tựa thang vào tường mới xây để lên xuống.

-      Cấm xây tường quá 2 m tầng nhà khi chưa có sàn bên dưới hoặc sàn tạm.

-      Lanh tô ô văng và các cấu kiện đúc sẵn và cố định theo thiết kế.

-      Khi trát ở trên cao, đồng thời ở 2 hay nhiều tầng phải có sàn bảo vệ trung gian.

-      Khi xây ống khói cao ≥ 3m phải có lưới che rộng 2÷3 m.

Câu 15: Phân tích tác động của dòng điện lên cơ thể con người khi bị điện giật? biện pháp phòng ngừa điện giật?

Trả lời:

·        Tác động của dòng điện lên cơ thể con người khi bị điện giật:

-      Tác động về nhiệt:

+ Khi cơ thể va chạm vào các bộ mang điện, ngay ở chỗ tiếp xúc dòng điện có thể gây bỏng, cháy, còn với điện áp cao, ngay cả khi chưa tiếp xúc mà chỉ đến quá gần bộ phận có điện áp cao có thể bị bỏng cháy do phóng điện hồ quang.

-       Tác động về hóa :

Dòng điện truyền qua cơ thể gây tác động điện phân, phân hủy các chất lỏng trong cơ thể, đặc biệt là máu.

-      Tác động về sinh học:

Dòng điện truyền qua cơ thể gây tác động kích thích các tế bào làm co giật các cơ bắp, đặc biệt các cơ tim và phổi, nếu dòng điện qua não sẽ phá hủy trực tiếp hệ thần kinh trung ương.

·        Biện pháp phòng ngừa điện giật:

-      Đề phòng tiếp xúc va chạm các bộ phận mang điện

-      Đề phòng tai nạn khi chạm vào các bộ phận của thiết bị điện lúc bình thường không có điện nhưng dòng điện có thể xuất hiện bất ngờ do va chạm vỏ hoặc sự cố khác.

-      Đề phòng tai nạn do điện áp bước.

-      Đề phòng bị phóng điện hồ quang

-      Sử dụng các dụng cụ bảo vệ.

Câu 16: Nêu biện pháp phòng ngừa tai nạn khi thi công đào hố sâu?

Trả lời:

1.      Phòng ngừa sụt lở đất:

-      Đảm bảo ổn định hố đào: Chỉ được phép đào thẳng đứng khi mà độ sâu và loại đất cho phép đào thẳng đứng.

-      Trong trường hợp không đào thẳng được thì phải đào ta luy theo hệ số mái dốc với từng loại đất

-      Nếu mựt bằng không cho phép đào ta luy thì phải có biện pháp chống thành vách đất.

2.      Người ngã:

-      Cấm tất cả mọi người không có nhiệm vụ đi vào khu vực đang thi công.

-      Phải có các hàng rào/ đèn tín hiệu cảnh báo vào ban đêm trên miệng hố

-      Công nhân đi lại từ trên miệng hố xuống dưới hố sâu phải có thang.

3.      Đề phòng nhiễm độc:

-      Xác định xem khu vực thi công có khí độc không rồi sau đó mới cho công nhân xuống thi công: Kiểm tra bằng cách đèn thợ lò.

-      Khi phát hiện ra có khí độc ở khu vực thi công : Dừng việc thi công để tìm biện pháp tiêu nguồn khí độc.

                                                                                         Nếu bắt buộc phải thi công thì phải sử dụng các thiết bị như: Mặt nạ, bình dưỡng khí và thiết bị liên lạc với người bên trên.

4.      Đề phòng tai nạn khi nổ mìn:

-      Sử dụng các loại  mìn ít nguy hiểm có nguồn gốc rõ ràng.

-      Để lưu giữ mìn , thuốc nổ an toàn thì phải có kho an toàn, chuyên dụng có rào chắn xung quanh và các thiết bị cảnh báo.

-      Trước khi nổ mìn phải tính toán lượng thuốc nổ cho phù hợp .Trong quá trình nổ mìn phải làm hàng rào trong phạm vi ảnh hưởng của vùng nổ.Sau khi nổ mìn phải kiểm tra lại nếu còn mìn câm thì phải xử lý.

Câu 17: Biện pháp phòng ngừa ngã cao trong thi công lắp ghép kết cấu công trình?

Trả lời:

a.      Yêu cầu chung:

-      Lắp ghép theo đúng biện pháp kỹ thuật thi công đã lập.

-      Tất cả công nhân làm việc trong công tác lắp ghép phải đeo dây an toàn khi làm việc trên cao.

-      Cấm tất cả mọi người đi lại bên dưới kết cấu lắp ghép đang cẩu lắp hoặc tầm hoạt động của cầu trục.

-      Bố trí cần trục sao cho người lái nhìn rõ mặt bằng trên công trường nếu không bố trí được như thế thì phải có người chỉ huy tín hiệu trong quá trình cẩu lắp.

-      Trước khi thi công lắp ghép phải kiểm tra lại toàn bộ thiết bị treo buộc cũng như chọn thiết bị treo buộc phù hợp.

-      Chỉ tháo thiết bị treo buộc khi đã cố định tạm hoặc cố định vĩnh viễn kết cấu.

b.      Lắp ghép kết cấu BTCT:

-      Đối với nhà khung phải cố định tạm các cột bằng dây giằng hoặc nêm  và chỉ lắp sàn khi các dầm, giằng đã được giữ ổn định và bền vững.( Chỉ lắp tấm sàn phía trên khi tấm dưới đã cố định chắc chắn.

-      Khi thi công lắp ghép ô văng hoặc ban công phải cố định tạm bằng cột chống sau đó mới cố định vĩnh viễn.

c.      Lắp ghép kết cấu thép:

-      Trước khi lắp ghép kết cấu thép nhịp lớn độ mảnh cao, phải gia cường ở những vị trí có sự làm việc thay đổi so với vị trí thiết kế.

Câu 18 : Bản chất của hiện tượng sét? Các biện pháp phòng chống sét?

Trả lời:

·        Bản chất của hiện tượng sét:

-      Sét là hiện tượng phóng tĩnh điện trong khí quyển giữa các đám mây dông mang điện tích hoặc giữa các đám mây mang điện tích trái dấu.

-      Tác hại của sét:

+ Tác dụng thứ cấp: - Cảm ứng tĩnh điện: Các công trình nối đất không tốt, khi có các đám mây dông mang điện trái dấu, phải mang tia lửa điện.

                                 -Cảm ứng điện từ.

+ Tác dụng sơ cấp : - Tác dụng nhiệt : Gây các đám cháy lớn khi phóng vào các chất dễ cháy.

                                 -Tác dụng cơ học: Nhiệt độ cao, không khí giãn nở,gây đổ cây cối,môi trường.

                                 -Tác dụng về điện: Sét đánh vào người hoặc súc vật nguy hiểm như bị điện áp cao phóng vào người có thể gây tử vong.

                                -Sét đi qua vật nối đất.

                                -Đối với vật dẫn điện kéo dài, sét đánh gây cháy nổ.

* Biện pháp phòng ngừa sét:

- làm cột thu lôi.

- Cột thu lôi gồm:

+ Phần thu sét : Có thể là thanh sắt mài nhọn đầu gọi là kim thu sét, dây thu sét, lưới thu sét, hiện nay có kim thu sét hình cầu, và được nối với đất.

+ Dây dẫn sét: Làm bằng các thanh thép,dây thép có tiết diện > 100mm2 và được nối các cọc nối đất.

+ Cọc nối đất : Có thể là thép tròn, thép ống, thép góc.Điện trở chung nối đất lấy không quá 4 ô.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro