ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN "VĂN BẢN LƯU TRỮ"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN VĂN BẢN LƯU TRỮ

Câu 1: Trình bày các khái niệm: văn bản, văn bản quản lý nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật.

1. Khái niệm văn bản:

_ Văn bản có nghĩa rộng và nghĩa hẹp của nó. Theo nghĩa chung nhất, văn bản là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu ngôn ngữ. Ký hiệu ngôn ngữ ở đây tức là các loại chữ dùng để thể hiện ngôn ngữ của con người, ví như chữ Quốc ngữ, chữ Hán, chữ Nôm, chữ Thái, chữ Anh, chữ Pháp.... Còn vật mang tin mà loài người dùng để ghi ký hiệu của ngôn ngữ cũng hết sức đa dạng vỏ cây, gỗ tre, đá xương và da thú vật, các tấm đất sét, giấy. Với định nghĩa này, thì mọi vật có ghi ký hiệu ngôn ngữ như bia đá, hoành phi, câu đối ở các đình chùa, chúc thư, văn khế, thư dịch cổ, các tác phẩm văn học, các công trình nghiên cứu: khoa học công văn, giấy tờ, sổ sách ở các cơ quan...... đều là văn bản. Từ lâu, khái niệm văn bản nói trên đã được sử dụng một cách phổ biến trong các giới nghiên cứu về ngôn ngữ học, văn bản học, sử học ở nước ta.

_ Ngoài ra văn bản còn là khái niệm được dùng để chỉ công văn giấy tờ, hình thành hoạt động ở trong các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp....(gọi chung là cơ quan). Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp thì các chỉ thị, quyết định, báo cáo, thong báo, sổ sách, chứng từ, đơn từ.... hình thành trong hoạt động thường nhật của các cơ quan đều được gọi là văn bản. Ngày nay, văn bản đã trở thành thuật ngữ được dùng thường xuyên và phổ biến trong cán bộ, công chức của các cơ quan. Ví dụ: soạn thảo văn bản, chuyển giao văn bản, vào sổ văn bản, giải quyết văn bản, lập hồ sơ văn bản....

2. Khái niệm văn bản quản lý nhà nước:

_ Văn bản quản lý nhà nước là văn bản hình thành trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước theo đúng thể thức, thẩm quyền và thủ tục được luật pháp quy định. Loại văn bản còn được gọi là văn bản hành chính.

_ Hành chính theo nguyên nghĩa là sự quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng..... Đây không phải là sự quản lý thông thường của bất kỳ chủ thể nào đó, với một đối tựơng khách thể nào, mà là sự quản lý của Nhà nước mang tính quyền lực và đơn phương. Còn theo nghĩa thường, khái niệm hành chính cũng để chỉ các hoạt động về tổ chức, điều hành, kiểm tra đôn đốc, theo dõi nắm tình hình trong hoạt động của một cơ quan thuộc hệ thống nhà nước (hành chính công) hoặc của một tổ chức xã hội, xí nghiệp, doanh nghiệp, tư nhân (hành chính tư).

_ Cơ quan quản lý hành chính Nhà nước tức hệ thống các cơ quan hành pháp của nhà nước đứng đầu là Chính phủ, các cơ quan chuyên môn của chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp và các hệ thống các cơ quan chuyên môn trực thuộc.

_ Theo định nghĩa nêu trên, văn bản quản lý Nhà nước phải là văn bản được tạo ra trong hoạt động quản lý của các cơ quan thuộc hệ thống Nhà nước. Việc ban hành văn bản phải theo đúng thể thức văn bản, thẩm quyền và các thủ tục đã quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật:

_ Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (Điều 1 - Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

Câu 2: Trình bày các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:

1. Có tính chất cưỡng chế: tính cưỡng chế thể hiện ở chỗ mọi cơ quan tổ chức và công dân, thuộc đối tượng thực hiện các quy định của quy phạm có nghĩa vụ phải thực hiện một cách đầy đủ, đúng đắn và nghiêm túc, nếu không tự giác thực hiện thì Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo sự thi hành.

2. Có hiệu lực thường xuyên và tương đối lâu dài: VBQPPL được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể trong một thời gian tương đối dài, áp dụng nhiều lần. Thông thường chỉ khi nào các quy phạm trong vb k còn phù hợp vs thực tế, cơ quan có thẩm quyền ra q'đ xóa bỏ hoặc đình chỉ thi hành, hoặc được thay thế = 1 vbqppl khác thì vb đó mới chấm dứt hiệu lực thi hành. Trong thực tế, có k ít vbqppl có hiệu lực thi hành hằng chục năm. VD: điều lệ về công tác công văn, giấy tờ và công tác lưu trữ được ban hành với NĐ 142/CP ngày 28/9/1963 đến nay vẫn còn hiệu lực thi hành bởi chưa có 1 vb nào thay thế.

3.Phạm vi điều chỉnh rộng, k chỉ đích danh đối tượng thi hành: vbqppl có phạm vi điều chỉnh rộng, k giới hạn trong 1 cơ quan hoặc cá nhân, đối tượng thi hành là các cơ quan, tổ chức, viên chức, công dân. Nói chung, các vbqppl do các cơ quan NN TW ban hành thì phạm vi điều chỉnh rộng hơn các vb do Hội đồng nhân dân và UBND các cấp ban hành. Do phạm vi điều chỉnh rộng như vậy, nên loại vb này k chỉ đích danh đối tượng thi hành.

Câu 3: Phân tích vai trò của văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước và quản lý xã hội:

_Vbqppl có vai trò rất lớn trong hoạt động quản lý nn, ql xh.

_Vbqppl thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng.

_Sự nghiệp xd CNXH và bảo vệ TQ VN, được thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN.

_Điều 4 của Hiến pháp năm 1992 khẳng định: "ĐCSVN, đội tiên phong của gccnvn, đại biểu trung thành quyền lợi của gccn và nhân dân lđ và của dt, theo cn Mác Lenin và tư tưởng HCm là lực lượng lãnh đạo nn và xh".

_Đảng lãnh đạo nn và xh chủ yếu bằng việc đề ra đường lối chung chủ trương,c/s,nhiệm vụ về các lĩnh vực của sự nghiệp xd đất nước. Đường lối, chủ trương,c/s của Đảng thường được thể hiện = các Nghị quyết của các cơ quan Đảng ở các cấp.

_Nn giữ vai trò chủ yếu trong quản lý xh và là ng thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân nên có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chủ trương, c/s của Đảng. Một trong những nguyên tắc quản lý của nn ta hiện nay là quản lý nn = pháp luật và theo pl. Do vậy các chủ trương c/s của Đảng thực hiện thắng lợi cần được nn cụ thể hóa và thể chế hóa - có nghĩa là phải được thể hiện = các vbqppl. VD, đường lối xd và phát triển kinh tế của Đảng ta đã được đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật doanh nghiệp tư nhân, luật phá sản dn, pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.....

_Sự đúng đắn của vbqppl sẽ có tác dụng thúc đẩy các mặt hoạt động của nn phát triển theo hướng đúng đắn. Ngược lại, sự sai phạm trong vbqppl sẽ gây nên tác hại không nhỏ. Nếu vbqppl của 1 ngành sai phạm thì ảnh hưởng trực tiếp đến toàn ngành, nhưng nếu vbqppl do QH hoặc CP ban hành có sai phạm thì phạm vi tác hại lại càng rộng lớn hơn.

Câu 4: Hành chính là gì? Nhận xét và đánh giá những thành tựu đã đạt được trong công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước trong những năm vừa qua.

a; Hành chính là gì?

_ Hành chính theo nghĩa rộng : là chỉ những hoạt động những tiến trình chủ yếu có liên quan đến những biện pháp để thực thi những mục tiêu, những nhiệm vụ đã được xác định trước.

Ví dụ: Cuối 2006 Hà Nội được giao nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn đại biểu đến dự hội nghị APEC. Để thực hiện nhiệm vụ này, UBND thành phố đã giao cho công an thành phố tiến hành phân luồng giao thông, cấm các phương tiện tham gia giao thông một số tuyến đường nhất định trong thời gian các đoàn xe đi qua ... toàn bộ các hoạt động trên được hiểu là hành chính.

_ Hành chính theo nghĩa hẹp : là nền hành chính nhà nước ( hay còn gọi là nền hành chính công) là tổng thể các tổ chức và định chế hoạt động của bộ máy hành pháp có trách nhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước do các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằng các văn bản dưới luật nhằm thực thi chức năng quản lý nhà nước giữ gìn bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân trong mối quan hệ giữa công dân và nhà nước. Với nghĩa trên thì hành chính là hành động quản lý thực tiễn và cũng là một khoa học.

=> Từ những quan niệm nói trên thì hành chính được coi là một loại hoạt động chung nhất của các nhóm người hợp tác với nhau để hoàn thành các mục đích chung.

b; Nhận xét và đánh giá những thành tựu đã đạt được trong công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước trong những năm vừa qua.

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, 20 năm qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có nhiều nghị quyết về đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là cải cách nền hành chính nhà nước, bắt đầu từ Nghị quyết Trung ương 8 (Khoá VII) năm 1995, rồi Nghị quyết Trung ương 3, 7 (Khoá VIII), Đại hội IX và X tiếp tục khẳng định cải cách nền hành chính nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm của xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Có nhiều nghị quyết ra nhiều chủ trương, quan điểm về cải cách bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dân chủ hoá đời sống xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

1. Kết quả đạt được của cải cách hành chính trong 5 năm qua

Thực hiện chương trình tổng thể CCHC nhà nước (2001- 2010)công cuộc cải cách hành chính đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển và ổn định kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội. Cải cách hành chính đã được triển khai đồng bộ trên 4 lĩnh vực chủ yếu: thể chế, tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ máy hành chính, hỗ trợ tích cực và thúc đẩy quá trình cải cách, đổi mới toàn diện của đất nước. Có thể đánh giá chung về kết quả của cải cách hành chính nhà nước trong 5 năm qua như sau:

1.1 Hệ thống thể chế pháp luật từng bước được đổi mới và hoàn thiện, góp phần xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảo và phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Về cơ bản, các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được thể chế hoá, thông qua gần 100 văn bản luật, pháp lệnh ban hành 5 năm qua đã tạo dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho các thành phần kinh tế, cho người dân làm ăn và sinh sống.

Khuôn khổ thể chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước, về công chức, công vụ được chú trọng đổi mới để bảo đảm thích ứng với yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện chuyển đổi này.

Cơ sở pháp lý phân biệt quản lý nhà nước với các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, thúc đẩy xã hội hoá, phân công, phân cấp đã hình thành và từng bước được bổ sung, hoàn thiện. Thủ tục hành chính trên các lĩnh vực được rà soát, sửa đổi theo hướng đơn giản hoá, loại bỏ những khâu phiền hà, trùng lắp, bao gồm thủ tục hành chính trong quan hệ với dân, với doanh nghiệp và quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau.

Cùng với các thể chế kinh tế, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dân chủ hoá đời sống xã hội đã có bước tiến dài, góp phần quan trọng vào ổn định xã hội, khai thác và phát huy các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước được điều chỉnh từng bước phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong kink tế thị trường

Chính phủ, các bộ đã tập trung nhiều hơn vào thực hiện chức năng quản lý nhà nước vĩ mô trong phạm vi cả nước, trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; tập trung thời gian và nguồn lực vào việc thực hiện chức năng đích thực của mình là xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.

Đã thực hiện điều chỉnh chức năng quản lý nhà nước giữa các cấp hành chính cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trên nguyên tắc mỗi việc chỉ do một cơ quan phụ trách, khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Chính quyền địa phương được phân cấp nhiều hơn, nhất là trong các lĩnh vực ngân sách, tài chính, biên chế, đầu tư, đất đai, y tế, giáo dục v.v... Trên cơ sở điều chỉnh lại phạm vi, đối tượng quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, phân biệt và tách chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành và chính quyền địa phương với quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công, từng bước xoá bỏ chế độ chủ quản đối với doanh nghiệp.

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương được điều chỉnh, sắp xếp tinh gọn, hợp lý hơn

Đồng thời với quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, từng bước làm rõ phạm vi và nội dung chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, trong những năm qua, đã tiến hành nhiều đợt sắp xếp, điều chỉnh lại tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước.

Trên cơ sở quán triệt nguyên tắc tổ chức bộ đa ngành, đa lĩnh vực, cơ cấu tổ chức Chính phủ được điều chỉnh, thu gọn. Bước vào thời kỳ đổi mới (1986), số đầu mối các cơ quan của Chính phủ là 70 đến Đại hội IX còn 48, vào thời điểm hiện nay còn 38 (26 bộ, cơ quan ngang bộ, 12 cơ quan thuộc Chính phủ). Ở cấp tỉnh, số cơ quan chuyên môn từ 35 đến 40 đầu mối nay giảm còn từ 20-25; cấp huyện từ 20 -25 nay giảm còn 10 -15 đầu mối các phòng ban chức năng.

Cơ cấu bên trong các cơ quan của Chính phủ và chính quyền địa phương cũng có bước điều chỉnh theo hướng phân biệt rõ các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước với các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ công.

1.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước được nâng lên

Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thời gian qua được quan tâm triển khai trên diện rộng, kết hợp huy động nhiều giải pháp và đã đạt được một số kết quả tích cực. Năm 1986, số lượng cán bộ, công chức hành chính, sự nghiệp là 1,2 triệu người, hiện tại là hơn 1,7 triệu người, bằng 2% dân số cả nước, trong đó biên chế trong khối sự nghiệp nhà nước khoảng 1,4 triệu người, và nếu so với nhiều nước trên thế giới, đây là một tỷ lệ không cao.

Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 qua 2 lần sửa đổi vào các năm 2001 và 2003, đã có sự phân loại tương đối rõ đối tượng cán bộ, công chức, tạo căn cứ pháp lý để định ra yêu cầu, tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất và chế độ, chính sách đãi ngộ tương ứng (cán bộ qua bầu cử, công chức hành chính, viên chức sự nghiệp, cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước, cán bộ chuyên trách và công chức cơ sở cấp xã).

Có thể khẳng định, thực hiện những đổi mới, cải cách chế độ công vụ, công chức 5 năm qua đội ngũ cán bộ công chức đã có bước trưởng thành đáng kể. Một bộ phận công chức hành chính đã có năng lực, trình độ, kỹ năng đáp ứng đòi hỏi của một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.

1.5. Phương thức hoạt động của Chính phủ, các bộ ngành trung ương và Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp có bước đổi mới

Tinh thần xuyên suốt quá trình đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp. Các cơ quan nhà nước tập trung làm tốt chức năng định hướng phát triển, tạo lập môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Những nỗ lực cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, áp dụng phương thức quản lý theo cơ chế "một cửa" cả ở ba cấp chính quyền địa phương (kết qủa ở cấp tỉnh 100%, cấp huyện 98%, cấp xã 92% tính tới tháng 5/2007), từ năm 2007 tiếp tục thí điểm tổ chức "một cửa" ở 8 bộ, ngành trung ương, nhằm tạo ra sự thống nhất trong hệ thống hành chính. Việc triển khai quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở và trong cơ quan hành chính nhà nước v.v... đã có tác dụng tích cực góp phần đổi mới mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với dân, quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong quá trình tổ chức thực hiên công việc và thực thi công vụ.

2. Những hạn chế, yếu kém của nền hành chính nhà nước

Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và chủ động hội nhập quốc tế thì cải cách hành chính còn chậm, hiệu quả thấp. Nền hành chính còn bộc lộ một số tồn tại, yếu kém sau:

2.1. Hệ thống thể chế pháp luật vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và trong một số lĩnh vực chưa bám sát quá trình chuyển đổi khó khăn và phức tạp. Sự chưa đồng bộ của hệ thống thể chế một mặt thể hiện ở chỗ một số luật, pháp lệnh đã ban hành nhưng các nghị định và thông tư hướng dẫn triển khai chậm được ban hành. Sự thiếu nhất quán trong hệ thống thể chế biểu hiện rõ trong việc chậm chuẩn bị và ban hành các văn bản dưới luật, pháp lệnh để hướng dẫn thi hành. Nhiều cơ quan nhà nước vẫn có xu hướng giữ thuận lợi cho hoạt động quản lý của mình nhiều hơn là đáp ứng nhu cầu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Thủ tục hành chính vẫn chưa được cải cách đơn giản hoá triệt để, tính công khai minh bạch còn thấp. Sau một thời gian có những kết quả bước đầu trong cải cách thủ tục hành chính, thời gian gần đây vẫn còn nhiều thủ tục hành chính không hợp lý, phức tạp, tiếp tục gây phiền hà cho dân và doanh nghiệp.

2.2. Chậm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước vĩ mô của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước, nhất là ở cấp Chính phủ và các bộ. Chính phủ làm gì và làm đến đâu trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tương tự như vậy là các bộ và chính quyền các cấp, đây vẫn là vấn đề còn chưa hoàn toàn được làm sáng tỏ. Mặc dù hiện tại Chính phủ đã không còn làm một số việc giống như 20 năm trước đây, nhưng trong thực tế những việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải quyết vẫn quá nhiều chưa xứng tầm Chính phủ. Nhìn tổng thể thì mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường, giữa nhà nước với doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa đủ rõ.

2.3. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vẫn cồng kềnh, nhiều tầng nấc với 26 bộ, cơ quan ngang bộ và 13 cơ quan thuộc Chính phủ. Bộ máy hành chính ở cấp Trung ương còn quá lớn, số lượng tổ chức bên trong các bộ, ngành còn nhiều và có xu hướng phình ra. Việc thực hiện phân cấp về ngành và lĩnh vực giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương còn chậm, vẫn chưa có sự phân biệt rõ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của chính quyền đô thị với chính quyền nông thôn.

2.4. Chế độ công vụ mới chậm hình thành đầy đủ, chất lượng cán bộ, công chức chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội. Đội ngũ cán bộ, công chức còn bất cập về kỹ năng quản lý mới, thiếu tính nhạy bén thị trường, trách nhiệm thực thi công vụ chưa cao. Một bộ phận cán bộ, công chức suy thoái phẩm chất, đạo đức, tham nhũng. Rõ ràng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đang là vấn đề có ý nghĩa sống còn không chỉ riêng của công cuộc cải cách hành chính mà của cả sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước.

2.5. Phương thức, lề lối làm việc còn thủ công, lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp, hiện đại

Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương chưa thực sự thống nhất, thông suốt.

Quy trình làm việc của cán bộ, công chức nhìn chung còn thủ công, thiếu tính chuyên nghiệp. Dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu còn khá đậm nét trong điều hành và tổ chức công việc của các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức ở tất cả các cấp. Họp hành nhiều, giấy tờ hành chính gia tăng, thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết công việc của từng cán bộ, công chức không rõ; đặc biệt khâu phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết công việc còn yếu.

Trang bị thiết bị, điều kiện làm việc của cơ quan hành chính nhà nước nói chung còn nhiều hạn chế. Sau hơn một nửa thế kỷ xây dựng và củng cố chính quyền vẫn còn tới 10% chính quyền cấp xã chưa có trụ sở làm việc, khoảng 30% trụ sở cấp xã là nhà cấp 4, không bảo đảm điều kiện làm việc và giải quyết công việc của dân.

Việc triển khai áp dụng các giải pháp kỹ thuật và nhất là công nghệ tin học vào hoạt động quản lý nhà nước còn chậm, đạt hiệu quả thấp. Chủ trương hiện đại hoá nền hành chính, thu hẹp khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực như Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã đề ra vẫn là một thách thức lớn.

3. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém

3.1. Cải cách hành chính ở nước ta đang được triển khai cùng với một loạt các cuộc cải cách khác, đó là đổi mới từng bước hệ thống chính trị, cải cách lập pháp ,cải cách tư pháp, cải cách kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước ...Nhiều vấn đề, vốn thuộc cải cách hành chính, nhưng tự thân cải cách hành chính không thể cải cách được, mà phải đặt trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị để xem xét giải quyết. Chính sự không đồng bộ của CCHC với các cuộc cải cách khác là một trong những nguyên nhân làm cho cải cách hành chính chậm, hiệu quả thấp.

3.2. Cải cách hành chính hiệu quả chưa cao, có nguyên nhân về nhận thức. Nhận thức của chúng ta về một nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN còn rất hạn chế, điều đó cũng ảnh hưởng nhất định đến kết quả cải cách ở các lĩnh vực, trong đó có CCHC.

3.3. Mặc dù mấy năm gần đây có những chuyển biến tích cực trong sự chỉ đạo của chính phủ, nhưng nhìn chung chưa có sự chỉ đạo kiên quyết, tập trung của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với toàn bộ quá trình cải cách hành chính trong phạm vị cả nước .

Các thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh chưa đặt thường xuyên thực hiện nhiệm vụ CCHC trong phạm vi trách nhiệm của mình. Ban chỉ đạo cải cách hành chính các cấp hoạt động còn hình thức, chưa phát huy vai trò, trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ CCHC đã xác định

3.4. Chế độ công vụ, công chức mới chưa hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ côngchức còn chưa ngang tầm với yêu cầu nhiêm vụ quản lý mới trong quá trình chuyển đổi .Nhìn chung chưa tạo được động lực cho CCHC, trong đó có vấn đề chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức. Chế độ tiền lương vẫn chưa được cải cách cơ bản theo yêu cầu của NQ TW 7 Khoá VIII năm 1999, chưa đảm bảo đời sống của cán bộ, công chức và gia đình họ. Điều này tác động không nhỏ đến động cơ và thái độ làm việc , đến những biểu hiện tiêu cực như: không an tâm làm việc, móc ngoặc, trục lợi, nhũng nhiễu trong một bộ phận cán bộ, công chức .

3.5. Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên đây, công tác cải cách hành chính còn gặp nhiều cản trở. Đáng chú ý là: một mặt nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tính chất, yêu cầu của cải cách hành chính, mặt khác cải cách hành chính đụng chạm đến bộ máy, con người nên rất khó khăn, phức tạp; mặt khác thói quen, nếp nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ, công chức và của bản thân bộ máy hành chính còn mang nặng dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp không dễ dàng thay đổi.

Những nguyên nhân và cản trở này cần phải được nhận thức đầy đủ để có những giải pháp khắc phục một cách có hiệu quả trong thời gian tới.

Câu 5: Phân tích vai trò lập pháp của Quốc hội:

Tại điều 83 Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa xã hội CNVN viết: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp." Điều này được thể hiện ở:

_ Quốc hội làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

_ Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

_ Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương.

_ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc thành lập Hội đồng quốc phòng và an ninh; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

_ Bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

Câu 6: Nêu khái niệm, ý nghĩa và thẩm quyền ban hành một số loại văn bản sau:

1. Hiến pháp:

_ Hiến pháp là văn bản quy định những vấn đề cơ bản về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước.

_ Hiến pháp là đạo luật cơ bản làm nền tảng cho hệ thống luật pháp của Quốc gia.

_ Dự thảo Hiến pháp phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân góp ý.

2. Luật:

_ Luật là văn bản dùng để cụ thể hóa những quy định về các vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc các lĩnh vực về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

_ Theo quy định ở điều 88 của Hiến pháp, Luật thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, dự thảo luật phải trình Quốc hội thảo luận và phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Chủ tịch nước phải công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

_ Luật là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất và là bộ phận hợp thành quan trọng nhất của luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

_ Những năm gần đây, để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của đất nước, Quốc hội đã ban hành nhiều luật và bộ luật như Luật bầu cử Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật đầu tư nước ngoài, Bộ Luật dân sự, bộ luật hình sự.....

3. Pháp lệnh:

_ Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề về chính sách, chế độ về quản lý Nhà nước khi chưa đủ điều kiện ban hành thành luật.

Ví dụ: + Pháp lệnh số 08/2003/PL-UBTVQH11 ngày 25 tháng 02 năm 2003 về trọng tài thương mại.

+ Pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 về lực lượng cảnh sát biển Việt Nam ngày 26 tháng 01 năm 2008.

_ Pháp lệnh được Chủ tịch nước công bố bằng "lệnh" chậm nhất 15 ngày kể từ ngày được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Theo điều 103 của Hiến pháp năm 1992, trong trường hợp Chủ tịch nước không nhất trí với Ủy ban thường vụ Quốc hội về nội dung pháp lệnh, thì Chủ tịch nước trình với Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất. Sau khi đã có quyết định của Quốc hội, chậm nhất là 10 ngày phải ra lệnh công bố.

4. Chỉ thị:

_ Chỉ thị là hình thức văn bản dùng để ban hành, truyền đạt các chủ trương, c/s, các biện pháp về quản lý, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các mặt công tác đối với các cơ quan, đơn vị cấp dưới. Đây là loại văn bản có hiệu lực pháp lý cao, mang tính chất mệnh lệnh.

Ví dụ:+Chỉ thị số 701/TTg ngày 28 tháng 10 năm 1995 của Thủ tướng CP về chống buôn lậu trên biển.

+Chỉ thị số 406/TTg ngày 7 tháng 8 năm 1994 của TTCP về việc cấm sản xuất, lưu thông, buôn bán và đốt pháo nổ.

_Các cơ quan thuộc hệ thống cơ quan Nhà nước được quyền ban hành chỉ thị gồm: TTCP, bộ trưởng và thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp.

5. Nghị định:

_ Nghị định là hình thức văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ để quy định cụ thể việc thi hành luật của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ban hành các chế độ, thể lệ để cụ thể hóa việc thi hành các quy định của Hiến pháp và của luật, pháp lệnh về quản lý các mặt của đời sống xã hội, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan thuộc Chính phủ, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và hệ thống các cơ quan quản lý ngành ở địa phương, quyết định việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW; ban hành các điều lệ và quy định về chế độ quản lý hành chính Nhà nước và những vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Ví dụ: + Nghị định số 36/CP ngày 5 - 6 - 1995 của Chính phủ về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đô thị,

+ Nghị định số 15/CP ngày 3 - 2 - 1992 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

_ Nghị định do Chính phủ ban hành.

_

6. Nghị quyết:

_Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật thể hiện kết luận và quyết định được tập thể thông qua ở một cuộc họp.

_ Nghị quyết thuộc thẩm quyền ban hành của các cơ quan làm việc theo chế độ lãnh đạo tập thể. Theo quy định của Hiến pháp, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra Nghị quyết gồm: Quốc hội, Ủy ban thường vụ QH, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp.

Ví dụ: +Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật dân sự của QH nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN khóa IX (kỳ họp thứ 8, từ ngày 3 - 10 đến ngày 28 - 10 -1985).

+ Nghị quyết số 02/NQ ngày 10 tháng 01 năm 1991 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về nhiệm vụ phát triển kinh tế và văn hóa năm 1991.

_ Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định kế hoạch phát triển kt -xh, c/s tài chính, tiền tệ quốc gia, c/s dtộc, đối ngoại, dự toán ngân sách n2, phê chuẩn điều ước quốc tế, q'đ chế độ việc làm của QH,UBTVQH, hội đồng dt, các UB of QH, đại biểu QH và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của QH.

_ NQ của UBTV được ban hành để giải quyết Hiến pháp, văn bản quy phạm pháp luật của QH, UBTVQH, giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương, quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

7. Quyết định:

_ QĐ là văn bản QPPL dùng để quy định, quyết định các chủ trương, c/s, chế độ, thể lệ, biện pháp thực hiện các mặt công tác, các vấn đề tổ chức-cán bộ và các vấn đề khác thuộc chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan.

Ví dụ:+ QĐ số 120/QĐ/SĐH ngày 30 tháng 01 năm 1989 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển chọn nghiên cứu sinh.

+QĐ số 86/TTg ngày 11 tháng 3 năm 1991 của TTCP về việc phê duyệt Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa CPVN và CP nước cộng hòa Pháp.

_ Loại vb này được sử dụng khá rộng rãi trong các cơ quan. Trong hệ thống các cơ quan nn, theo quy định của Hiến pháp, các cơ quan sau đây được quyền dùng loại vb QĐ để thực thi nhiệm vụ của mình: chủ tịch nước, TTCP, các Bộ trưởng, TT các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc CP, UBND các cấp.

_ Trong thực tế, các doanh nghiệp nn, các cơ quan hành chính sự nghiệp đều sử dụng hình thức vb này để q'đ những vấn đề về tổ chức bộ máy, nhân sự và các công việc khác.

8. Thông tư:

_ Thông tư là hình thức vb do Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP ban hành để giải thích hướng dẫn thực hiện nghị quyết, nghị định của CP, q'đ, chỉ thị của TTCP thuộc phạm vi quản lí ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.

VD: + TT số 02/TT-GDĐT ngày 03 tháng 03 năm 1004 của Bộ GD và ĐT hướng dẫn việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú lần thứ 4.

+ TT số 06/TT-BNV ngày 28 tháng 8 năm 1992 của Bộ nội vụ hướng dẫn việc thực hiện Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng về việc bảo vệ bí mật nn.

_ Chức năng của TT là giải thích, hướng dẫn thực hiện các vb của cấp trên, các quy định nêu trong TT chỉ nhằm cụ thể hóa những điểm cần giải thích và hướng dẫn. Thẩm quyền ban hành TT chỉ giới hạn trong các cơ quan cấp Bộ và các cơ quan thuộc CP.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro