đề cương ôn tập QHKTQT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2. Trình bày k.n QHKT đối ngoại, KTQT và vai trò của chúng đối với sự phát triển của KT quốc gia.

* khái niệm kinh tế đối ngoại

- KT đối ngoại là quan hệ KT của 1 QG nhất định vs các QG khác trên TG và các tổ chức KT và tài chính QT

- nội dung quan hệ KT đối ngoại gồm:

+lĩnh vực ngoại thương

+dịch vụ QT

+đầu tư QT

+tài chính

+chn giao công nghệ, kĩ thuật QT.

* vai trò của KT đối ngoại.

a. đ.với các nc công nghiệp p.triển

Đối với các nc công nghiệp p.triển, việc mở rộng các quan hệ KTQT giúp cho sự bành trướng nhanh chóng sức mạnh KT của mình, tìm kiếm thị trg mới để giải quyết khủng hoảng thừa của hàng hóa , tìm kiếm nơi đầu tư thuận lợi hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn, giảm đc chi phí sx do sd đc lao động và tài nguyên giá rẻ ở các nc đag phát triển.

b. đối với các nước đag p.triển

mở rộng quan hệ KT ra bên ngoài có lợi cho việc tiếp cận khoa học mới tiên tiến làm cho năng suất lao động tăng lên, và ở các nước đag p.triển việc thiếu thốn ngày càng trở nên trầm trọng, do vậy, việc mở rộng quan hệ Kt vs nước ngoài sẽ tạo đk thu hút vốn để thực hiện công cuộc CNH – HĐH nền KT đag diễn ra của mình. Hơn nữa thị trường ở những nc này nhỏ ko đủ để đảm bảo phát triển công nghiệp vs quy mô hiện đại sx hàng loạt, cho nên ko thể tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động, làm cho thất nghiệp gia tăng. Viêc mở rộng quan hệ KT vs nc ngoài nhằm p.triển các thế mạnh của đất nc họ.

* các chỉ tiêu đánh giá vai trò của KT đối ngoại.

-tỷ trọng XK trong GDP

-tỷ trong NK trong tổng nhu cầu

-tỷ trọng vốn đầu tư nc ngoài trong tổng vốn đầu tư

-tỷ trọng của ngoại thương trong tổng sp quốc dân GDP.

 *khái niệm về quan hệ KTQT:

QHKTQT là tổng thể của quan hệ vật chất và tài chính, các quan hệ về KT và khoa học, công nghệ có liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình tái sx diễn ra giữa các quốc gia cũng như giữa các quốc gia với các tổ chức KTQT.

*vai trò của quan hệ KTQT:

- cho ta một cái nhìn tổng quan về kinh tế thế giới

- xác định các mục tiêu kinh tế xã hội cho từng nước

- tăng cường đoàn kết tương trợ kinh tế thế giới đối với QG.

Câu 5: trình bày các nguồn lực và lợi thế phát triển các mối quan hệ QT và các giải pháp khai thác.

*các nguồn lực và lợi thế trong việc phát triển các mối quan hệ QT của VN

+ vị trí địa lý:

Vị trí địa lý của VN nằm bên các đường hàng không và hàng hải QT quan trọng. hệ thống cảng biển là cửu ngõ không những cho nền KTVN mà cả các quốc gia lân cận. vị trí địa lý thuận lợi của VN tạo khả năng phát triển các hoạt động trung chuyển tái khẩu và chuyển khẩu hàng hóa qua các khu vực lân cận. đây chính là nguồn tài nguyên vô hình rất quan trọng.

+ lao động:

Nguồn nhân lực dồi dào giá nhân công rẻ, tư chất con ng VN rất cần cù sáng tạo, tiếp thu nhanh công nghệ mới, có thể tham gia vào phân công lao động quốc tế

+tài nguyên thiên nhiên ở VN

Rất đa dạng và phong phú bao gồm đất đai, khoáng sản tài nguyên rừng, tài nguyên biển… cho phép phát triển nhiều ngành công nghiệp để tham gia tích cực vào  nên KT thế giới

+thị trg:

Tiêu thụ rộng lớn có đầy đủ tiềm năng thu hút vốn đầu tư nc ngoài,…

*giải pháp khai thác

- phát triển các ngành như khai thác dầu khí, chế biến hải sản và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

- ng lao động VN bị hạn chế về thể lực, về trình độ và ý thức kỷ luật trong lao động, còn thiếu nhiều việc làm, thiếu tác phong công nghiệp và chuyên nghiệp do vậy cần cải thiện những hạn chế này bằng cách tăng cường sức khỏe, tính kỉ luật và tính chuyên nghiệp lao động.

- các nguồn tài nguyên phân bố rải rác, điều kiện khai thác khó khăn, khối lượng không lớn, tài nguyên rừng và biển bị xói mòn và hiệu quả sử dụng còn thấp vì vậy chúng ta cần phát động khai thác 1 cách hợp lý hiệu quả.

- sự ổn định về chinh trị.

- xây dựng hệ thống luật pháp 1 cách đồng bộ nhất quán phù hợp vs luật pháp và thương lệ QT.=> tạo nên hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt  động KT đối ngoại.

- xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng.

- cải cách hành chính.

- quản lý kĩ thuật, công nhân lành nghề

6. Trình bày khái niệm nd và chức năng của thương mại QT?

*Khái niệm: thương mại QT là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ( hữu hình, vô hình ) giữa các quốc gia, thông qua mua và bán, lấy tiền tệ làm môi giới tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đạt đc lợi ích cho các bên.

*Nội dung:

Thương mại QT bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Trên góc độ 1 quốc gia thì thì thương mại QT chính là hoạt động ngoại thương.

+XNK hàng hóa hữu hình, vô hình thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác.

+XNH hàng hóa vô  hình (các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế, phát minh, phần mềm, máy tính, các bản thiết kế kỹ thuật, các dịch vụ lắp ráp máy móc, thiết bị, quyền tác giả…) thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác.

+gia công thuê cho nc ngoài và thuê nước ngoài gia công.

Khi trình độ phát triển còn thấp, thiếu vốn, công nghệ thiếu thị trg thì cần phải chú trọng các hoạt động gia công thuê cho nc ngoài, khi trình độ phát triển ngày càng cao thì nên chuyển qua hình thức thuê nc ngoài gia công cho mình và cao hơn là phải sản xuất và xuất khẩu trực tiếp.

+tái xuất  và chuyển khẩu.

Trong hoạt động tái xuất khẩu ngta tiến hành nhập khẩu hàng hóa tạm thời từ bên ngoài vào sau đó lại tiến hành xuất khẩu sang1 nc thứ 3 với ĐK hàng hóa đó không qua gia công chế biến. như vậy, ở đây có cả hoạt động mua và bán nên mức rủi ro có thể lớn và lợi nhuận cũng có thể rất cao. Làm trong hoạt động chuyển khẩu chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho lưu bãi. Bởi vậy hoạt động chuyển khẩu nói chung là thấp, lợi nhuận không cao.

+XK tại chỗ

Trong trg hợp này hàng hóa dịch vụ có thể chưa vượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa TK của nó tương tự như hoạt động xuất khẩu. đó là việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, cho khách du lịch QT. hoạt động XK tại chỗ có thể đạt đc hiệu quả cao do giảm bớt chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, vận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh.

*Chức năng của thương mại QT

- làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của SP hàng hóa và thu nhập quốc dân thông qua việc xuất nhập khẩu nhằm đạt tới cơ cấu có lợi cho nền KT trong nc. Chức năng này thể hiện việc TMQT làm lợi cho nền KT quốc dân về mặt giá trị sử dụng.

- thương mại QT góp phần nâng cao hiệu quả của nền KT quốc dân. Do việc mở rộng trao đổi mà khai thác triệt để lợi thế của nền KT trong nc trên cơ sở phân công lao động QT, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành.

8. Các công cụ và biện pháp chủ yếu sử dụng trong chính sách thương mại của một quốc gia.

- công cụ thuế quan: các biểu thuế xuất, nhập khẩu

- công cụ hành chính: hạn ngạch, giấy phép, hạn chế XK tự nguyện.

- các đòn bẩy KT: hỗ trợ đầu tư, tín dụng ưu đãi, trợ giá....

- các biện pháp kĩ thuật: tiêu chuẩn kĩ thuật, chất lượng bao bì mẫu mã, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ MT sinh thái.

a. công cụ thuế quan

-khái niệm: thuế quan là khoản tiền tệ mà ng chủ hàng hóa XK, NK hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nc sở tại.

-thuế quan có thể chia làm 3 loại: thuế quan xuất khẩu, nhập khẩu và thuế quan quá cảnh. Hiện nay ở các nc thuế quan xuất khẩu rất hạn chế sử dụng vì nó làm hạn chế quy mô XK của hàng hóa, thuế quan NK đc sd rộng rãi với tất cả các nc đánh vào hàng hóa nhập khẩu, theo đó ng nhập khẩu phải trả 1 khoàn tiền lớn hơn mức mà ng xuất khẩu ngoại quốc nhận đc, thuế quan qúa cảnh đc áp dụng vs các nc có đk vị trí đặc biệt thực hiện các nghiệp vụ trung chuyển hàng hóa.

-thuế quan có tác động trực tiếp đến giá cả của hàng hóa. Như vậy việc tăng giảm thuế quan sẽ có tác động điều chỉnh quan hệ cung cầu hàng hóa nội địa trong nc

-Thuế quan tạo nguồn thu cho nhà nc và nhằm bảo hộ hàng hóa sx trg nc.

- Các phương pháp xác định thuế quan.

+theo đơn vị hàng hóa: P1 =  P0 +Ts (Ts: thuế suất tính theo giá trị hàng hóa)

+theo giá trị hàng hóa: P1 = P0 ( 1+t) (t: tỉ lệ % thuế đánh vào giá hàng, P0: thuế NK)

b. hạn chế số lượng (hạn ngạch)

- hạn ngạch đc hiểu là quy định của Nhà nc về số lg cao nhất của 1 mặt hàng hay 1 nhóm hàng đc phép XNK từ 1 thị trg trong 1 thời gian nhất định thg là 1 năm thông qua hình thức cấp giấy phép (quota XNK).

+hạn ngạch NK phổ biến hơn là XK, đưa tới sự hạn chế về số lượng hàng hóa NK, gây ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa trong nội địa. hạn ngạch NK cũng dẫn tới sự lãng phí nguồn lực của xã hội giống như đối với thuế nhập khẩu, là công cụ bảo hộ nền sx nội địa.

- hình thức giấy phép: là hình thức cơ quan có thẩm quyền cho phép các nhà kinh doanh đc XK hay NK.=>ít đc sd.

+phân loại: giấy phép chung: chỉ quy định tên hàng và thị trg không hạn chế định lượng và ko ghi rõ địa chỉ doanh nghiệp cấp; giấy phép riêng: cấp riêng cho từng nhà kinh doanh, ghi rõ số lượng, gtri, thị trg, mặt hàng cụ thể.

- tự hạn chế xuất khẩu: đây là 1 biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó 1 QG nhập khẩu đòi hỏi QG nhập khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng XK sang nc mình 1 cách “tự nguyện”, nếu không họ sẽ áp dụng bp trả đũa 1 cách kiên quyết.

c.các biện pháp tài chính tiền tệ phi thuế quan

- biện pháp kí quỹ hay đặt cọc

- hệ thống thuế nội địa: thuế thu nhập, thuế lợi tức, thuế VAT

- cơ chế tỷ giá: quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái: khuyến khích XK hoặc hạn chế NK.

- đấy mạnh xuất khẩu

- trợ cấp xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu

10. Phân tích các nguyên tắc chủ yếu điều chỉnh quan hệ thương mại hiện nay.

*chế độ tối huệ quốc (Most Favoured Nation Treatment)

- chế độ tối huệ quốc là chế độ các nước giành cho nhau quan hệ kinh tế và buôn bán về các mặt thuế quan, mặt hàng trao đổi, chuyên chở, quyền lợi của pháp nhân và tự nhiện nhân của nước này trên lãnh thổ nước kia. Theo tập quán QT, khi một nước cam kết cho 1 nước khác hưởng chế độ này thì phải giành cho nước đó tất cả những ưu đãi mà mình giành cho 1 nước thứ 3.

- chế độ tối huệ quốc có thể là vô điều kiện hoặc có điều kiện.

- chế độ tối huệ quốc không được áp dụng trong buôn bán đường biên, buôn bán truyền thống và những trường hợp thuế quan đặc biệt.

*nguyên tắc ngang bằng dân tộc (Nation Parity) hay chế độ đãi ngộ quốc gia (Nation Treatment): là chế độ có đi có lại đc quy định cụ thể trong các hiệp ước thương mại giữa hai nước.

*nguyên tắc tương hỗ (Reciprocitv): các nước giành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng trong quan hệ buôn bán trên cơ sở tương xứng nhau. Trong thực tế những ưu đãi và nhân nhượng theo nguyên tắc này có thể mang tính chất hình thức hoặc thực tế, điều này phụ thuộc vào so sánh lực lượng các bên tham gia. Việc áp dụng nguyên tắc này thường gây bất lợi cho bên yếu hơn và mang tính phân biệt đối xử với bên thứ 3.

*chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập (Generalized Systems Prefretial): là chế độ tối huệ quốc đặc biệt của các nước công nghiệp phát triển giành cho các nước chậm và đang phát triển khi đưa hàng hóa công nghiệp chế biến vào thị trường các nước này.

*nguyên tắc đối xử quốc gia (NT – Nation Treatment): là nguyên tắc tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa nhà kinh doanh trong nước và kinh doanh nước ngoài trong thương mại, dịch vụ và đầu tư. Hàng nhập khẩu không bị áp đăth thuế nhưng lại bị áp đặt tiêu chuẩn kĩ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm đòi hỏi cao hơn hàng hóa sx nôi địa.

13. Trình bày khái niệm, vai trò, đặc điểm của đầu tư quốc tế.

a. khái niệm đầu tư QT

- là một qúa trình kinh doanh trong đó hai hay nhiều bên (có quốc tịch khác nhau) cùng góp vốn đẻ thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm tạo ra lợi ích cho các bên tham gia.

- là hình thức di chuyển tư bản từ nc này sang nc khác nhằm mục tiêu kiếm lời.

- tư bản di chuyển goi là vốn đầu tư QT. vốn có thể do 1 tổ chức tài chính QT (IMF, WB,ADB…), có thể do một nhà nước hoặc vốn đầu tư của tư nhân.

- vốn đầu tư có thể đóng góp dưới dạng:

+các loại ngoại tệ mạnh, tiền nội tệ.

+tư liệu sx, nhà xưởng, hàng hóa, mặt đất, mặt nước mặt biển, tài nguyên…

+sức lao động, công nghệ, bí quyết công nghệ, bằng phát minh,nhãn hiệu, biểu tượng,uy tín hàng hóa….

+các phương tiện đầu tư đặc biệt khác: cổ phiếu, đá quý, hối phiếu, vàng bạc….

*vai trò của đầu tư QT

*đối với các nước công nghiệp p.triển

- giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về KT – XH trong nc như: thất nghiệp, việc làm….

- mua lại các công ty, xí nghiệp có nguy cơ phá sản giúp cải thiện tình hình, thanh toán, tao công an việc làm.

- tăng thu ngân sách nhà nước dưới hình thức các loại thuế.

- tạo môi trường cạnh tranh

- giúp các doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

*đối với các nước đang phát triển

- làm tăng quy mô sx của từng quốc gia và toàn cầu.

- thu hút them lao động giải quyết 1 phần nận thất nghiệp

- giúp các nc chậm phát triển giảm 1 phần nợ nc ngoài.

- thúc đẩy áp dụng tiến book kĩ thuật, công nghệ, quản lý.

- tác động đến phân phối thu nhập, cán cân thanh toán quốc gia.

* đặc điểm của đầu tư QT:

+mang đặc điểm của đầu tư nói chung: tính sinh lãi, tính rủi ro

+chủ sở hữu đầu tư là công ty nc ngoài

+ các yếu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới.

14. Trình bày các hình thức đầu tư quốc tế (giáo trình).

17. Trình bày các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào VN trong điều kiện hội nhập KTQT.

*quan điểm phát triển kinh tế đối ngoại và thu hút đầu tư nc ngoài

- phát triển KT đối ngoại là 1 tất yếu khách quan nhằm đẩy mạnh phát triển KT CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN XHCN.

- xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa KT và CT.

- phát huy sức mạnh nội lực kết hợp vs sức mạnh của thời đại, tận lực khai thác những lợi thế của đất nc chủ động trong quá trình hội nhập KTQT.

- mở rộng các mối quan hệ KT đối ngoại theo phương thức đa phương hóa, đa dạng hóa vfa dựa trên ng.tắc hợp tác bình đẳng cùng có lợi, phù hợp vs cơ chế thị trg định hướng XHCN.

- nâng cao hiệu quả KT đối ngoại góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nc.

- đổi mới cơ chế quản lý KT đối ngoại phù hợp với nên KT hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trg định hướng XHCN.

* chính sách

- mở cửa để phát triển KT.

- tạo môi trg kinh doanh thuận lợi thông thoáng

- đa phương hóa, đa dạng hóa

- tăng cường đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực

Vì vậy chúng ta cần thực hiện tốt:

+ổn định chính trị

+cải cách thủ tục hành chính

+đổi mới nâng cao nguồn nhân lực

+tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đầy đủ hơn, gọn nhẹ hơn

+thực hiên tốt công tác quy hoạch tổng thể về đầu tư, công tác này phải kết hợp với chiến lược phát triển KTXH của đất nc, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư=> hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.

+tạo cơ chế ưu đãi.

18. Trình bày khái niệm, đặc điểm và các hình thức cơ bản của quan hệ quốc tế về khoa học và công nghệ.

a. khái niệm: quan hệ KTQT về khoa học và công nghệ là một hình thức quan hệ KTQT, bao gồm các hình thức phối hợp giữa các nước để tiến hành cùng nhau nghiên cứu, sáng chế, thiết kế thử nghiệm, trao đổi các kết quả nghiên cứu, thong tin về khao học công nghệ mới vào thực tiễn sx.

b. đặc điểm:

- tính chất trừu tượng: cho đến nay, chưa mottj nước nào có thể đưa ra các tiêu chuẩn chính xác để đánh giá đc hiệu quả cụ thể của các mối quan hệ về khoa học và công nghệ. Dó đó nó mang tính chất trừu tượng.

- phụ thuộc tuyệt đối vào yếu tố con người và chỉ có một số ít người có khả năng tham gia trực tiếp vào lĩnh vực quan hệ quốc tế này. Nếu tính theo toàn bộ dân số thì số người chuyên nghiên cứu khoa học kĩ thuật của các nhóm nc:

+công nghiệp phát triển: 43/10000 người.

+đang phát triển: 1/10000 người

- tính chất lâu dài và thừa kế

- đòi hỏi tính phối hợp và chính xác cao: mottj trong những điều kiện đảm bảo tính phối hợp cao và chính xác trong quan hệ quốc tế và khoa học công nghệ, đó là thong tin khoa học kĩ thuật. Nếu không đảm bảo điều kiện thong tin khoa học kỹ thuật kịp thời và chính xác sẽ dẫn đến hậu quả là ngta bỏ công sức tiền bạc vào việc tìm kiếm phát hiện trước đó.

- phân bố rất không đồng đều các thành tựu khoa học.

c. các hình thức cơ bản của quan hệ KTQT về khoa học công nghệ.

- trao đổi kinh nghiệm thành tựu giữa các quốc gia. Hình thức trao đổi này hiện đang đc thực hiện dưới dạng chuyển giao công nghệ là chủ yếu.

- phối hợp chính sách khoa học kĩ thuật, phói hợp nghiên cứu và tiến hành các công trình nghiên cứu chung giữa các quốc gia. Mục đích của hình thức này là tránh sự trùng lặp trong nghiên cứu khoa học công nghệ, tập trung các nguồn lực của các nước vào những chương trình nghiên cứu chung của nhân loại, tạo nên các kết quả theo chương trình mục tiêu chung.

- soạn thảo các chương trình đồng  bộ về nghiên cứu khoa học kĩ thuật giữa các quốc gia. Hình thức này đc các nước áp dụng trong lĩnh vực sống còn của nhân loại: nghiên cứu tầng ôzôn, các vụ nổ và các lỗ đen trong vũ trụ, các căn bệnh của thế kỉ…

- tiến hành trao đổi chuyên gia, cán bộ khoa học và đào tạo giữa các quốc gia. Hình thức này đc tiến hành thường xuyên và đa dạng. Các nước công nghiệp phát triển lợi dụng hình thức này để thực hiện qua trình xâm nhập lẫn nhau về khoa học công nghệ tăng them trình độ đội ngũ lao động bằng chất xám. Các nước đang phát triển và chậm phát triển lợi dụng hình thức này để khắc phục tình trạng tụt hậu quá xa về khoa học công nghệ, tiết kiệm thời gian trong nghiên cứu và triển khai.

20. Di chuyển QT về sức lao động là gì? Các hình thức chủ yếu và xu hướng di chuyển sức lao động trên thế giới.

a. di chuyển QT sức lao động:

- là hiện tg ng lao động làm thuê di chuyển ran c ngoài nhằm mục đích kiếm việc làm để sống. khi ra khỏi 1 nc ng đó đc gọi là ng xuất cư, còn slđ của ng đó gọi là slđ XK.

- khi đến một nc khác, ng lđ đó đc gọi là người nhập cư và slđ của ng đó đc goi là slđ NK.

- đại lượng tuyệt đối của tổng số nga nhập cư và xuất cư gọi là khối lượng di cư lao động, còn hiệu số của nhập và xuất là sai ngạch di cư.

- vậy thị trg TH về slđ là một lĩnh vực đặc biệt của nền KTTG, nơi diễn ra qua trình trao đổi slđ ra ngoài phạm vi một quốc gia vì những lý do KT.

b. các hình thức của di chuyển QT slđ

* di cư kiểu cũ và mới

- di cư kiểu cũ:

+là kiểu di cư đặc trưng cho thời kì tư bản chủ nghĩa trước độc quyền.

+hướng của dòng lao động di cư trùng với hướng của tư bản (từ Châu Âu sang Mĩ, từ Anh sang các nc thuộc địa của Anh…).

+thành phần chính của slđ là tầng lớp vô sản công nghiệp bị thất nghiệp tức là lao động lành nghề.

+chỉ có 1 số ít nc p.triển trên TG tham gia vào (Anh, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ,…).

- di cư kiểu mới là di cư khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa độc quyền.

-hướng di chuyển của slđ ngược với hướng di chuyển của tư bản

- thành phần chủ yếu của sức lao động di cư là tầng lớp nông dân không có ruộng đất, bị phá sản tức là slđ chưa đc đào tạo. tham dự vào qua trình này có thêm các vùng Kt lạc hậu, các vùng nông nghiệp và các nc thuộc địa.

* di cư vãng lai

- đây là kiểu di cư của đội quân dự bị công nghiệp mà nguyên nhân là việc xây dựng hoặc di chuyển vị trí của các trung tâm công nghiệp lớn của chủ nghĩ tư bản.

- di cư giáp ranh: đây là kiểu di cư ngoại địa của slđ giữa những quốc gia có biên giới chung nhưng không kèm theo hiện tg thay đổi chỗ ở thường trú.

* di chuyển lao động công nghiệp:

- di cư để bổ sung đội quân dự bị của các ngành có mức lương thấp, không cần chuyên môn, cũng như các đồn điền trang trại của các địa chủ.

- đặc điểm của di cư này: nó thg đi đôi với viecj rang buộc ng công nhân nông nghiệp vào ruộng đất bằng những thủ đoạn khác nhauL áp dụng nhưng điều kiện nô dịch khi chon g nhập cư vay vốn để mua đất, xây nhà hoặc mua gia súc, cho thuê đất ccanh tác,trả 1 phần lương = hiện vật….

* di cư thay thế di cư

Trong cùng 1 thời kì, một nc vừa đóng vai trò nc xuất cư lđ lại vừa nhập cư lđ.

* phân loại XKLĐ theo cách tổ chức đưa lđ ra nc ngoài.

- theo hiệp định giữa các nc ( CP với CP).

- doanh nghiệp trúng thầu ở nc ngoài đưa chuyên gia, lđ đi lv.

- các cty xuyên QG, đa QG cử lđ, chuyên gia đi lv tại các chi nhánh ở nc ngoài.

- các chuyên gia ng lđ đc các cty cung ứng DV lđ gửi đến các nc lđ có thời hạn theo hợp đồng cun ứng lđ.

- lđ XK tự do.

* phân loại theo trình độ lao động

- XK chuyên gia cao cấp.

- XK lao động phổ thông

- XK lđ có trình độ trung cấp.

* XK lđ theo địa điểm LĐ

- XKLĐ ra nc ngoài LV

- XKLĐ LV tại chỗ.

c. xu hướng di chuyển sức lđ trên TG

- XK LĐ mang tính QT

- XK sức lđ QT phát triển phù hợp vs quy luật phân công lại slđ TG.

- chất lượng lđ là vấn đề quan trọng trong XKLĐ.

- chuyên gia Nga, Đông Âu chuyển sang lđ taijMyx và EU.

- chuyển giao các ngành sd nh lđ sang các nc đang phát triển

- nhu cầu NK lđ trong lĩnh vực dịch vụ ở các nc công nghệp phát triển gia tăng.

- các nc đều tăng cường kiểm soát lđ nhập cư trái phép, lao động không có tay nghề và khả năng ngoại ngữ kém.

21. Khái niệm và đặc trưng của 1 hệ thống tiền tệ quốc tế có hiệu quả.

*Hệ thống tiền tệ QT là tập hợp các ng.tắc, thể lệ và các tổ chức nhằm tác động đến các quan hệ tài chính – tiền tệ giữa các quốc gia trên TG.

*Đặc trưng của 1 hệ thống tiền tệ QT có hiệu quả

Một hệ thống tiền tệ QT đc coi là có hiệu quả phải đạt đc 2 mục tiêu: tối đa hóa sản lượng và mức độ sử dụng các yếu tố sx của TG; Phân phối công bằng lợi ích kinh tế giữa các quốc gia

Có 3 tiêu thức đánh giá hiệu quả hoạt động của 1 hệ thống tiền tệ QT :

- điều chỉnh: là tiến trình tái lập cân bằng trong cán cân thanh toán QT của các QG, là hệ thống có khả năng giúp các QG giảm một cách tối đa thời gian và chi phí điều chỉnh cán cân thanh toán của mình

- dự trữ: là toàn bộ số lượng tiền tệ dự trữ QT sẵn có để điêu chỉnh mức thâm hụt tạm thời trong cán cân thanh toán QT, 1 hệ thống tiền tệ có hiệu quả là hệ thống có khả năng cung cấp đủ dự trữ QT nhằm giúp các QG có thể điều chỉnh cán cân thanh toán QT của mình mà không gây ra lạm phát trong nền KT QG đó hay lạm phát trên phạm vi toàn TG.

- độ tin cậy: là khả năng duy trì cả giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối của dự trữ QT, 1 hệ thống TTQT có hiệu quả là hệ thống hoạt động 1 cách suôn sẻ, không để xảy ra khủng hoảng về độ tin cậy của hệ thống

24. Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

-Tỷ giá hối đoái là mức giá mà tại đó, hai đồng tiền của 2 nc (2 quốc gia) chn đổi đc cho

nhau.

-Tỷ giá chính là giá cả của đơn vị tiền tệ một nc đc biểu hiện qua đơn vị tiền tệ của nc khác.

-Tỷ giá dùng để biểu hiện và so sánh những quan hệ về mặt giá cả giữa các đồng tiền của các nc khác nhau.

-Tỷ giá là 1 loại giá cả quốc tế, cho nên tỷ giá hối đoái dùng để tính toán. Thanh toán cho các loại hàng hóa và các dịch vụ xuất nhập khẩu.

-Tỷ giá hối đoái chung bằng mức bình quân gia quyền của tỷ giá hối đoái các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu.

Tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đv tiền tệ của 1 quốc gia tính bằng tiền tệ của 1 nc khác hay là quan hệ so sánh giữa 2 đồng tiền của 2 quốc gia khác nhau.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái

- mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia: giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lđ của 2 nc tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do khi đó tỷ giá biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của 2 đồng tiền. nước nào có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nc đó mất giá so với đồng tiền nc còn lại

- tình trạng cán cân thanh toán quốc tế: cung cầu về ngoại tệ trên thị trg là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu  ngoại tệ lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán QT. nếu cán cân thanh toán QT dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngc lại.

Sự cân bằng cán cân thanh toán QT lại phụ thuộc vào các nguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán QT. khi nền KT có mức tăng trg ổn định, nhu cầu về hàng hóa , DV NK sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng NK tăng lên. Ngc ại khi nền KT rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động SX kinh doanh và XNK bị đình trệ=> cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu XNK chưa kịp thời đc điều chỉnh trong ngắn hạn, việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao

- sự chênh lệch mức lãi suất: nc nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nc khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.

- những dự đoán của thị trg có kì hạn.

- những yếu tố tâm lý – kì vọng về tỷ giá hối đoái: kì vọng của những ng tham gia vào thị trg ngoại hối về triển vọng lên giá hay xuống giá của 1 đồng tiền nào đó có thể là 1 nhân tố rất quan trọng quyết định tỷ giá. Những kỳ vọng về giá cả của đồng tiền có liên quan rất chặt chẽ đến những kì vọng về biến động tỷ giá lạm phát, lãi suất, thu nhập giữa các QG.

- sự can thiệp của chính phủ:

+chính phủ can thiệp vào thương mại QT: nhằm khuyến khích XK hạn chế NK -> việc áp dụng các bp khuyến khích XK như trợ cấp sp XK hoặc áp dụng bp hạn chế NK như áp dụng thuế NK, hạn ngạch sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái -> ảnh hưởng đến nhu cầu XK or NK -> ảnh hưởng đến cung và cầu nội tệ trên thị trg ngoại hối.

+chính phủ can thiệp vào đầu tư QT = bp cấm đầu tư ra nc ngoài đánh thuế thu nhập lợi tức…

+CP can thiệp trực tiếp vào thị trg ngoại hối = cách mua bán trực tiếp nội tệ trên thị trg ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá theo mục tiêu đặt ra.

- mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nc: làm tăng or giảm nhu cầu về hàng hóa và DV NK-> làm cho nhu cầu ngoại hối tăng or giảm để thanh toán hàng NK sẽ giảm or tăng

Ngoài ra tỷ giá hối đoái còn chịu ảnh hưởng : NSLĐ, tốc độ tăng trưởng ngoại thương, khủng hoảng ngoại hối, KT, chiến tranh, thiên tai … điều này giải thích vì sao tỷ giá của 1 đồng tiền tăng lên ngay cả khi sức mua của nó bị giảm sút.

25. Cán cân thanh toán QT là gì? Các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế.

-Cán cân thanh toán quốc tế là 1 bảng kết toán tóm tắt tất cả hoạt động giao dịch kinh tế - tài chính giữa một nc vs các nc khác trên thế giới trong một thời kì nhất định.

-Cám cân thanh toán quốc tế là một bảng thống kê cho 1 thời kì nhất định đc tính bằng:

+các luồng trao đổi hàng hóa dịch vụ

+những thay đổi về quyền sở hữu

+những khoản chuyển tiền không phải bồi hoàn.

- cán cân thanh toán QT cho thấy tình hình cung cấp tài chính cho các hoạt động kinh tế và thương mại.

* các phương thức điều chỉnh cán cân thanh toán

- những vấn đề cần giải quyết của cán cân thanh toán.

- tính toán mức dư thừa và thiếu hụt của cán cân thanh toán.

- các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh toán:

+vay nợ của các chính phủ và tổ chức nc ngoài để bù đắp phần thiếu hụt.

+giảm số lượng dự trữ ngoại tệ

+giảm giá đồng tiền trong nc.

+kiểm soát ngoại thương.

26. Liên kết kinh tế quốc tế là gì?

a. khái niệm

-LKKTQT là mối quan hệ KT vượt qua lãnh thổ của 1 quốc gia, đc hình thành dựa vào sự thỏa thuận 2 bên hay nhiều bên, ở tầm vĩ mô hoặc vi mô nhằm tạo đk thuận lợi cho hoạt động KT và thương mại phát triển.

-LKKTQT là quá trình hợp nhất các nền KT của các quốc gia trong một hệ thống Kt thống nhất với các mối quan hệ KT đc sắp xếp trong 1 trật tự nhất định trên cơ sở thỏa thuận giữa các nc thành viên.

b. nguyên nhân hình thành các liên kết KTQT

- phân công lao động QT phát triển ở mức cao cũng dẫn đến hình thành các liên kết kinh tế.

- liên kết KT nhà nc hình thành xuất phát từ vai trò khách quan.

- các vấn đề KT, tài chính, đầu tư, thương mại mang tính khu vực, toàn câu đòi hỏi phải có sự đồng thuận giải quyết ở tầm trên chính phủ.

- cùng với toàn cầu hóa các quyền lợi KT các nc gắn chặt, tác động lẫn nhau. Cho nên nên kt tầm vĩ mô ra đời cho phép giải quyết các vấn đề hợp tác KT, tranh chấp QT trong khuôn khổ các hiệp định song phương và đa phương mà chính phủ đã ký kết vs nhau.

c. vai trò

- giúp phát triển quan hệ thương mại quốc tế

- tạo môi trg kinh doanh thuận lợi về tài chính, thương mại, đầu tư, du lịch, các loại hình dịch vụ.

- nhờ có sự phân công lao động trong các khối liên kết KT mà các nc sử dụng có hiệu quả hơn các lợi thế của mình.

- tạo đk cho việc ứng dụng các thành tưu khoa học vào thực tế sx kinh doanh, tạo ra năng suất cao hơn, tiết kiệm thời gian hơn.

- làm thay đổi cơ cấu KT mỗi nc

- làm tăng cường khả năng cạnh tranh của mỗi nc trên thị trg.

- tao cơ hội cho các nc khác nhau về trình độ phát triển, xu hướng chính trị đều có thể tham gia vào 1 tổ chức liên kết QT.

27. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế.

- căn cứ chủ thể tham gia

+liên kết nhỏ ( Micro intergration) là loại hình liên kết của các công ty, tập đoàn.

+liên kết lớn ( Macro intergration) là loại liên kết của các quốc gia.

- căn  cứ phương thức điều chỉnh

+liên kết Kt giữa các nhà nc là loại hình liên kết quốc tế mà cơ quan lãnh đạo là đại biểu của các nc thành viên tham gia với những quyền hạn chế. Các quyết định của liên kết chỉ có tính tham khảo đối vs chính phủ của các nc thành viên, còn quyết định cuối cùng tùy thc vào quan điểm của mỗi chính phủ.

+liên kết siêu nhà nc là loại hình liên kết QT mà cơ quan chung là đại biểu của các nc thành viên coa quyên rộng lớn. Các quyết định của liên kết có tính bắt buộc đối với các nc thành viên.

* căn cứ vào đối tượng và mục đích của liên kết KTQT

* khu vực mâu dịch tự do hay khu thương mại tự do (Free Trading Area):

- là hình thức liên minh QT giữa 2 hoặc nhiều nc nhằm mục đich tự do hóa về buôn bán một mặt hàng hoặc một số mặt hàng nào đó

- hình thành 1 thị trg thống nhất nhưng mỗi thành viên vẫn phải thi hành chính sách ngoại thương độc lập với các nc ngoài liên minh.

Ví dụ: EFTA (European Free Trade Area); NAFTA (north america free trade area)

* liên minh thuế quan (custom union)

Là một liên minh quốc tế vs nd bãi miến thuế và những hạn chế về mậu dịch khác giữa các nc thành viên.

Thiết lập 1 biểu thuế quan chung của các nc thành viên đối với các nc ngoài liên minh.

* thị trg chung (Common Market):

Là liên kết QT áp dụng các biện pháp tương tự như liên minh thuế quan trong việc trao đổi thương mại nhưng đồng thời cho phép di chn cả tư bản và lao động tự do giữa các nc thành viên vs nhau và từ đó tạo điều kiện cho sự hình thành thị trg theo nghĩa rộng.

* liên minh KT (Economy union):

Là liên minh với bước phát triển cao hơn về sự di chn hàng hóa, dịch vụ, sức lao động, tư bản, có biểu thuế quan chung với các nc  không phải thành viên ( EU – European Union)

Liên minh Kt thực hiện thống nhất hài hòa các chính sách KT, tài chính, tiền tệ giữa các nc thành viên, do vậy cho đến nay nó là hình thức phát triển cao nhất của LKKTQT.

*liên minh tiền tệ ( Monetary Union)

Liên minh quốc tế chủ yếu trên lĩnh vực tiền tệ trong đó các nc thành viên phải phối hợp chính sách tiền tệ với nhau và cùng thực hiện một chính sách tiền tệ thống nhất.

Thực hiện thống nhất các giao dịch tiền tệ giữa các nc thành viên, thống nhất về đồng tiền dự trữ và phát hành đồng tiền tập thể cho các nc liên minh.

28. Quá trình phát triển của GATT và WTO? Chức năng, nguyên tắc hoạt động WTO.

a. lịch sử hình thành

Thành lập năm 1947 với 23 nc thành viên sáng lập và cùng nhau xây dựng các hiệp định về thuế quan và thương mại có hiệu lực 11/1948.

GATT hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (The General Agreement On Tariff and Trade) là tổ chức tiền thân của WTO (World Trade Organization), qua 8 vòng đàm phán.

- vòng đám phán thứ nhất diễn ra từ 10/4 – 30/10/1947 ở giơ ne vơ gồm 23 nc thành viên sáng lập thỏa thuận một hiệp định cắt giảm thuế quan

- vòng đàm phán thứ 2 diễn ra năm 1949 ở Annecy Pháp có 33 nc tham gia, các bên tham gia ký hiệp định xác định mức cắt giảm thuế.

- vòng đàm phán thứ 3 năm 1950 ở torquay Anh, các bên nhất trí cắt giảm thuế quan 25% so với mức thuế năm 1948.

- vòng đàm phán thư tư năm 1956 tại giơ ne vơ, nhất trí cắt giảm thuế quan trị giá 2.5 tỷ USD.

- vòng đàm phán thứ năm, năm 1958 kéo đai đến 1/ 1964 kết quả đạt 4400 nhượng bộ thuế quan trị giá 4.9 tỷ USD có 45 nc tham gia.

- vòng đàm phán thứ 6, năm 1964 còn gọi là vòng đàm phán Kennedy dẫn đến ký 1 hiệp định vào năm 1967 giữa 50 nc tham gia, chiếm 75% mậu dịch thế giới.

- vòng đàm phán thứ 7 năm 1973, tại Tokyo Nhật Bản với 99 nc tham gia, kết thúc năm 1979 thỏa thuận giảm thuế quan trị giá 300 tỷ USB đối với hàng chế tạo của 9 thị trg công nghiệp lớn nhất thê giới. Năm 1982, Hội nghị bộ trg GATT khẳng định lại giá trị của nguyên tắc GATT về cư xử trong thương mại QT và đưa ra 1 chương trình làm cơ sở để tổ chức vòng đàm phán thương mại mới.

- vòng đàm phán thứ 8 đàm phán thương mại hàng hóa và dịch vụ, vòng đàm phán kéo dài đến tận năm 1993, có 123 nc tham gia. Ngày 15/4/1994 sau 8 vòng đàm phán các nc thành viên của GATT đã kí hiệp định thành lập tổ chức thương mại TG WTO. Và WTO đi vào hoatj động chính thức ngày 01/01/1995, trở thành tổ chức hoạt động độc lập với hệ thống liên hiệp quốc => xóa bỏ hạn ngạch hàng đệt may đối vs các nc thành viên; các nc công nghiệp phát triển mở cửa cho hàng nông sản chế biến của các nc đang phát triển thâm nhập vào thị trg.

- vòng đàm phán Doha diễn ra từ 11/2001 – 7/2004 tại Quarta, có thể nói đây là vòng đàm phán thứ 9 đàm phán về nông nghiệp và dịch vụ, vấn đề tiếp cận thị trg hàng công nghiệp ở các nc đag p.triển, giải quyết các vấn đề tồn đọng. Đến nay, Tổ chức Thương mại TG có 152 nc thành viên, VN là thành viên thứ 150 đc kết nạp ngày 07/11/2006

b. nguyên tắc hoạt động

- nguyên tắc không phân biệt đối xử

+quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (Most Favoured Nation MFN)

+quy chế đối xử quốc gia ( Nation Treatment NT)

- nguyên tắc điều kiện hoạt động thương mại ngày càng thuận lợi, tự do hơn thông qua đàm phán: các hàng rào cản trở thg mại dần dần đc loại bỏ, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu….

- nguyên tắc xây dựng môi trg kinh doanh dễ dự đoán. Các nhà đầu tư cũng như các công dân nc ngoài tin tưởng 1 cách chắc chắn rằng các hàng rào thương mại (thuế quan, phi thuế quan) sẽ không bị tăng 1 cách tùy tiện, cam kết về thuế quan và các bp khác bị “ràng buộc” về mặt pháp lý

- nguyên tắc tạo ra môi trg kinh doanh mang tính cạnh tranh bình đẳng. Hạn chế các tác động tiêu cực của các bp cạnh tranh ko bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay giành các đặc quyền cho 1 số doanh nghiệp nhất định.

- nguyên tắc dành 1 số ưu đãi về thương mại cho các nc đag phát triển. Các ưu đãi này đc thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển có 1 số quyền và không phải thực hiện 1 số nghĩa vụ hay có thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách.

c. chức năng của WTO

1.WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi, quản lý và điều hành và những mục tiêu khác của Hiệp định thành lập WTO, các hiệp định đa bên của WTO, cũng như cung cấp một khuôn khổ để thực thi, quản lý và điều hành việc thực hiện các hiệp định nhiều bên.

2) WTO là một diễn đàn cho các cuộc đàm phán giữa các nước thành viên về những quan hệ thương mại đa biên trong khuôn khổ những quy định của WTO. WTO cũng là diễn đàn cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa các thành viên về những quan hệ thương mại đa biên; đồng thời WTO là một thiết chế để thực thi các kết quả từ việc đàm phán đó hoặc thực thi các quyết định do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra.

3) WTO sẽ thi hành Thoả thuận về những quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên (”Thoả thuận” này được quy định trong Phụ lục 2 của Hiệp định thành lập WTO);

4) WTO sẽ thi hành Cơ chế rà soát chính sách thương mại (của các nước thành viên), ”Cơ chế” này được quy định tại Phụ lục 3 của Hiệp định thành lập WTO;

5) Ðể đạt tới sự thống nhất cao hơn về quan điểm trong việc tạo lập các chính sách kinh tế toàn cầu, khi cần thiết, WTO sẽ hợp tác với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới và các cơ quan trực thuộc của nó

31. APEC là gì? Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động.

APEC (Asia Pacific Economy Cooperation) là tên viết tắt của Diễn đàn hợp tác KT châu á – thái bình dương.

a. lịch sử hình thành

+11/1989: 12 thành viên tại Australia

+11/1991: them Trung Quốc, Hongkong vad Đài Loan.

+1/1994: thêm Mexico, Chile, Papur New Ghine

+11/1998 thêm VN, Nga, Peru (21 thành viên)

b. cơ cấu tổ chức

- hội nghị thượng đỉnh

- hội nghị Bộ trưởng ngoại giao

- hội đồng thương mại và đầu tư

- hội đồng phát triển KT

- ủy ban hỗ trợ thương mại

c. mục tiêu hoạt động

- thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư hoàn toàn vào năm 2010 đối với các nc phát triển.

- tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa hai khi vực phát triển.

- hợp tác trong lĩnh vực Kt kĩ thuật nhằm hỗ trợ lẫn nhau phát triển.

d. nguyên tắc hoạt động

- toàn diện: tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa toàn diện các lĩnh vực nhằm giải quyết tình trạng cản trở tiến trình thương mại và đầu tư tự do

- phối hợp với WTO: phù hợp vs các luật lệ cam kết của WTO

- đảm bảo môi trg tương xứng (thỏa thuận, hợp tác, có đi có lại)

- thực hiện chủ nghĩa khu vực mở, không phân biệt đối xử.

- đảm bảo sự rõ ràng công khai: tất cả các chính sách bp nhằm tự do hóa đều phải công khai để các nc thành viên có thể hiểu đc nhau trong quá trình thực hiện lịch trình tự do hóa.

- lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc

- tiến hành tự do hóa, thuận lợi hoa thương mại và đầu tư.

- có sự linh hoạt: các thành viên phải linh hoạt trong quá trình thực hiện thời gian biểu theo mục tiêu đã thông qua

- hợp tác.

32. Trình bày hiểu biết cơ bản về ASIAN và AFTA

a. hiệp hội các nc Đông Nam Á (ASEAN)

*lịch sử hình thành

Thành lập 8/8/1967 trên cơ sở hiệp ước bali. Ban đầu gồm 5 thành viên (indo,Malay,sing, thai). Năm 1980 kết nạp thêm Brunei

Ngày 28/7/1995 VN chính thức là thành viên thứ 7 của ASEAN,

Hiện nay hiệp hội các nc Đông Nam Á gồm có: 10 thành viên là Cambodia, Brunei, Indo,Malay,Sing, Myanmar, Philippines, Lao, Thailand, VN

* các lĩnh vực hợp tác: thương mại, hải quan, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ đầu tư, dịch vụ, khoáng sản và năng lượng tài chính….

* mục tiêu: thúc đẩy sự phát triển KT, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa của các thành viên do các bộ trưởng Bộ trưởng bộ ngoại giao hợp thành. Trụ sở chính đặt tại Băng Cốc, Thái Lan.

- hội nghị hàng năm giữa các bộ trưởng ngoại giao các nc thành viên.

- ban thư kí do tổng thư kí chủ trì đây là cơ quan hoạt động hàng ngày, trụ sở chính đặt tại Giacacta.

- có 9 ủy ban chuyên môn về các lĩnh vực: lương thực và nông nghiệp, thương mại và công nghiệp, giao thông vận tải, khoa học văn hóa và các vấn đề khác.

- có 2 cơ quant hg trực là ủy ban thường trực ở giơ ne vơ và brucxen để mở rộng và cải thiện điều kiện thương mại với các nc quốc tế thành viên EU, WTO. 

b. khu vực mâu dịch tự do ASEAN (AFTA)

- ra đời vs 3 mục tiêu (1990) cơ bản là tự do hóa thương mại, thu hút đầu tư nc ngoài, mở rông quan hệ thương mại với các nc ngoài khu vực -> 3 mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ vs nhau trong đó mục tiêu thu hút đầu tư nc ngoài là quan trọng nhất.

- khu vực AFTA đc hình thành trên cơ sở các yếu tố cơ bản sau:

+chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT).

+thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hóa giữa các nc thành viên.

+công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa.

+tăng cường hoạt động tư vấn KT vĩ mô.

33. Trình bày hiểu biết cơ bản về WB và IMF.

a. quỹ tiền tệ quốc tế IMF

- thành lập: đc thành lập đồng thời với ngân hàng thế giới tại Brettonwood tháng 7/1944 có hiệu lực ngày 27/12/1945.     quỹ hoạt động như một ngân hàng QT để cho vay trợ giúp các nc có khó khăn về cán cân thanh toán, đặc biệt là các nc có thu nhập trung bình và thấp.

- cơ cấu tổ chức gồm: Hội nghị toàn thể, Hội đồng thống đốc, ban Giám đốc, ủy ban lâm thời.

+hội nghị toàn thể: mỗi năm họp 1 lần.

+hội đồng thống đốc mỗi năm họp 1 lần., cũng có khi quyết định bằng cách bỏ phiếu qua bưu điện.

+hội đồng thống đốc quyết định

1, điều chỉnh mức đóng góp.

2, các biện pháp giao nộp nguồn vốn tăng lên.

3,bầu thêm giám đốc

4,quyết định tỷ lệ phần trăm phân phối rút vốn đặc biệt.

5, khai trừ thành viên cũ

6, tiếp nhận thành viên mới, quy định điều kiện vào ra.

7, xem xét đề án sửa đổi hiệp định

8, thanh toán SDR

9, thanh toán vốn

10, trong trg hợp khẩn cấp, quyết định thời gian kéo dài thời gian áp dụng các quy chế tạm thời. các quyền hạn khác ủy nhiệm ban giám đốc.

- ban giám đốc: có 6 ng do 5 nc góp vốn nhiều nhất và 16 ng do hội nghị toàn thể bầu. tổng giám đốc do ban giám đốc bầu, nhiệm kì 5 năm. ủy ban lâm thời là cơ quan tư vấn của IMF.

- quyền bỏ phiếu: theo kinh ngạch đóng góp, các nc có 250 phiếu thuộc quyền bỏ phiếu cơ sở, cộng thêm quyền bỏ phiếu gia tăng (cứ 10 vạn SDR thêm 1 phiếu).

- các chức năng và nhiệm vụ của IMF:

+ giám sát sự hoạt động trôi chảy của hệ thống tiền tệ quốc tế.

+khuyến khích ổn định tỷ giá hối đoái và tạo đk duy trì các quan hệ hối đoái có trật tự giữa các nc thành viên.

+ giúp đỡ tất cả các nc thành viên đang gặp khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán bằng cách cho vay ngắn hạn và trung hạn

+bổ sung dự trữ ngoại hối của các nc thành viên bằng cách phân bổ SDR.

+huy động nguồn tài chính chủ yếu các phần đóng góp. Đóng góp đủ à 90 tỷ SDR ( hơn 120 tỷ USD).

Hoạt động cho vay của IMF cho các nc thành viên vay bằng tiền mặt với 7 loại tín dụng trung và dài hạn.

b. ngân hàng TG (World Bank)

ngân hàng thế giới hay còn gọi là nhóm ngân hàng TG gồm có:

- ngân hàng tái thiết và phát triển QT ( IBRD)

- hiệp đối phát triển QT (IDA)

- cty tài chính QT (IFC)

- cty đảm bảo đầu tư đa bên(MIGA)

Mục tiêu của ngân hàng TG là giúp nâng cao mức sống của các nc đang phát triển bằng cách chuyển các nguồn tài trợ từ các nc công nghiệp phát triển sang các nc đang phát triển.

*ngân hàng tái thiết và phát triển

Thành lập năm 1945 tại Mỹ có 162 nc thành viên, vốn pháp định tính đến năm 2002 là 155.7 tỷ USD, các khoản vay của IBRD không quá 15 năm, ân hạn 5 năm, lãi suất vay phụ thuộc vào lãi suất mà IBRD đi vay và 6 tháng điều chỉnh 1 lần

*hiệp hội phát triển QT

Thành lập năm 1960, năm 2000 IDA có 143 nc thành viên với số vốn pháp định là 60.6 tỷ USD. Mục tiêu cho các nc nghèo vay để phát triển kinh tế ( bình quân đầu ng dưới 650USSD/người), tổ chức này không biên chế người nên công việc đều do ng của IBRD đảm trách. Ng. tắc cho vay là cho chính phủ các nc vay chứ không phải xí nghiệp các nc vay, nếu xí nghiệp các nc vay sẽ bị chịu lãi suất cao hoặc điều kiện khó khăn hơn. Thời hạn vay 35-40 năm, ân hạn 15 năm không phải tính lãi suất nhưng phải trả lệ phí 0.75%/ năm. Nguồn đóng góp của các cổ đông, đóng góp của các nc đang phát triển 3 năm/ lần, lãi hoạt động của IBRD.

*công ty tài chính QT

Thành lập năm 1956, hiện có 135 nc thành viên, số vốn đóng góp là 1.5 tỷ USD, chức năng của IFC là hỗ trợ các nc đang phát triển bằng cách giúp khu vực KT tư nhân p.triển.

* công ty đảm bảo đầu tư đa biên.

MIGA đc thành lập vào năm 1988, mục tiêu khuyên khích đầu tư cổ phiếu đầu tư trực tiếp vào các nc đang phát triển thông qua việc tháo gỡ trở ngại phi thương mại đối với hoạt động đầu tư, cung cấp sự bảo lãnh cho các nhà đầu tư đối với rủi ro thương mại.

*Mục tiêu giúp nâng cao mức sống của các nc đang phát triển = cách chuyển các nguồn tài trợ từ các nc công nghiệp phát triển sang các nc đang phát triển. hoạt động cho vay của WB đc thực hiện theo 2 phương thức chính là cho vay để hỗ trợ cải tổ chính sách và cho vay theo dự án. Số tiền cho vay của dự án cần phải ít nhất ở mức 100 triệu USD. Hiện nay VN đang là thành viên của  WB và đã tiếp nhận đc nhiều nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của WB cho nâng cấp cơ sở hạ tầng, thực hiện các chương trình phát triển KT,….

34. Toàn cầu hóa là gì? Cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa KT.

*khái niệm toàn cầu hóa KT

Hiện nay có rất nhiều quan điểm về toàn cầu hóa

- quan điểm thứ nhất: toàn cầu hóa là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sx, dẫn đến phá vỡ sự biệt lập của các quốc gia tạo ra sự gắn kết giữa các quốc gia, dân tộc trong sự vận động và phát triển. tham gia vào quá trình toàn cầu hóa chính la thực hiện hội nhập QT.

- quan điểm thứ 2: toàn cầu hóa mới xuất hiện khi Liên Xô và hệ thống các nc XHCN ở đông âu sụp đổ và mĩ trở thành siêu cường quốc số 1 trên TG. Vì vậy toàn cầu hóa về mặt Kt thực chất là chính sách bá quyền của Mỹ.

- quan điểm thứ 3: toàn cầu hóa Kt là qua trình QT hóa đời sống KT đạt đến đỉnh cao đòi hỏi phải đưa vào lưu thông QT các yếu tố của qua trình sx xã hội, dựa trên sự phân công lao động toàn cầu thông qua các loại hình quan hệ KT khác nhau giữa các nc.

Vậy, toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ nhứng mối liên hệ, sự tác động và phụ thuộc vào nhau của tất cả các nc và các khu vực. toàn cầu hóa Kt chính là kết quả của sự phát triển cao đọ quá trình QT hóa sản xuất và sự phân công lao động QT.

*Những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa KT.

- cơ hội

+toàn cầu hóa thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sx, đưa lại sự tang trg cao cho nên KTTG.

+toàn cầu hóa truyền bá và chuyên giao trên quy mô lớn những thành quả mới mẻ, những đột phá sáng tạo khoa học công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sx và kinh doanh, tạo đk cho các quốc gia thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức.

+toàn cầu hóa KT tạo ra khả năn phát triển rút ngắn thời gian và mang lại nguồn lực rất quan trọng, rất cần thiết cho các nc đang phát triển chuyển đổi.

+toàn cầu hóa đã thúc đẩy cải cách sâu rộng nền KT của mỗi quốc gia để bắt kịp và nâng cao khả năng cạnh tranh của nó trong nền KTTG.

- toàn cầu hóa KT thúc đẩy sự xích lại gần nhau hơn của các dân tộc trên TG gopd phần nâng cao dân trí và sự khẳng định của mỗi dân toccj, mỗi con ng,

Tóm lại toàn cầu hóa với những tác động tích cực đó, nó đag mở ra cơ hội thời cơ cho mọi dân tộc phát triển. nó cho phép các nc tiếp cận với dòng vốn khoa học và công nghệ, mở rộng thị trg, tiếp nhận kĩ năng và kinh nghiệm quản lý từ các nc phát triển nhất…

- thách thức

+sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nc đang phát triển và các nc phát triển ngày càng sâu sắc.

+toàn cầu hóa làm cho 1 số hoạt động và đời sống con ng kém an toàn, làm cho sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền KT tài chính.

36. Trình bày quan điểm chủ đạo và giải pháp đẩy mạnh hội nhập KTQT của VN.

*những quan điểm chủ đạo

1. quán triệt chủ trương đc xác định tại đại hội IX là : “chủ động hội nhập KTQT và khu vực theo tiến tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hớp tác QT, bảo đảm độc lập, tự chủ, định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ning QG, giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trg.

2. hội nhập KTQT là sự nghiệp của toàn dân, trong quá trình hội nhập cần phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần KT, của toàn xã hội trg đó KT nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

3. hội nhập KTQT là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội vừa ko ít thách thức, do đó cần tỉnh táo, khôn khéo và linh hoạt trong việc xử lý tính 2 mặt của hội nhập tùy theo đối tg, vấn đề, trg hợp, thời điểm cụ thể, vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ, thụ động vừa phải chống tư tưởng giản đơn, nôn nóng.

4. nhận thức đầy đủ đặc điểm nền KT nc ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa phù hợp vs trình độ phát triển của đất nc vừa đáp ứng các quy định của các tổ chức KTQT mà nc tat ham gia, tranh thủ những ưu đãi dành cho các nc đang phát triển và các  nc có nền KT chuyển đổi từ KT tập trung bao cấp sang KT thị trg.

5. kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập KTQT đối với yêu cầu giữ vững an ninh quốc phòng thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của QG, nhằm củng cố chủ quyền và an ninh đất nc, cảnh giác vs nhưng mưu toan thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ “diễn biến hòa bình” đối  vs nc ta.

*giải pháp

1. nâng cao nhận thức về hội nhập KTQT, chống tư tưởng ỷ lại trông chờ vào bảo hộ của nhà nc.

2. nâng cao năng lực cạnh tranh của nền KT = cách tăng cường đổi mới KT trong nc hướng vào XK, đầu tư thiết bị và công nghệ tiên tiến, khai thác các ngành mà VN có lợi thế trc mắt và lâu dài. Tăng cường cải cách hành chính, đặc biệt là tổ chức thực hiện tăng cường năng lực và sự phối hợp của các bộ ngành trong tiến trình hội nhập KTQT

3. đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp nhà nc theo hướng nâng cao tính chủ động, hiệu quả và khả năng cạnh tranh đi đôi vs giải quyết các vần đề việ làm và thay đổi ngành nghề của ng lđ.

4. coi trọng phát triển thị trg trong nc đi đôi vs mở rộng thị trg XK, quản lý tốt NK. Đẩy mạnh và phát triển thương mại dịch vụ.

5. xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập KTQT.

6. hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hệ thống văn bản pháp luật phục vụ phát triển KT và hội nhập KTQT.

7. đào tạo nguồn nhân lực

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#nhungs2