ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN KÌ 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Giới hạn chương trình thi học kì II

A. Tiếng Việt

1. Nghĩa của câu.

2. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt.

B. Tác giả văn học; lí luận văn học.

1. Tác giả Xuân Diệu

2. Thể loại kịch.

C. Tập làm văn.

1. Nghị luận xã hội: Về một hiện tượng đời sống, xã hội( bạo lực học đường; an toàn giao thông; tình trạng nói tục, chửi thề; môi trường; nhiều bạn trai, bạn gái yêu nhau khi đang ở tuổi học đường; bệnh gian lận trong thi cử; thảm họa thiên tai…)

2. Nghị luận văn học: Nghị luận về một đoạn thơ hoặc một tác phẩm thơ thuộc các bài sau:

a. Lưu biệt khi xuất Dương.

b. Chiều tối.

c. Từ ấy.

d. Vội vàng.

e. Tràng giang.

f. Đây thôn Vĩ Dạ.

[II. Cấu trúc đề thi (120 phút).

Câu 1,2(2 điểm): Trình bày kiến thức về tiếng Việt; tác giả văn học; lí luận văn học.

Chú ý: Nếu là phần tiếng Việt thì có kèm theo cả phần thực hành.

Câu 3(3 điểm): Các em thực hiện viết một đoạn văn ( không quá 30 dòng) về một vấn đề hiện tượng đời sống xã hội( đã gợi ý trên).

Câu 4 ( 5 điểm): Nghị luận ( phân tích, cảm nhận; bình…) về một đoạn thơ hay một tác phẩm thơ( đã giới hạn trên).

III. Nội dung trọng tâm.

A. Tiếng Việt

1. Nghĩa của câu. Các em cần làm rõ các vấn đề sau:

- Câu có mấy thành phần nghĩa? Khái niệm các thành phần nghĩa? Nêu ví dụ minh họa.

- Vận dụng hiểu biết về bài học để làm bài tập (chỉ ra, phân tích các thành phần nghĩa của câu).

2. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt.

- Các đặc điểm loại hình của tiếng Việt? Ví dụ minh họa.

- Vận dụng hiểu biết về bài học để làm bài tập( chỉ ra, phân tích các đặc điểm loại hình thể hiện trong ngữ liệu).

B. Tác giả văn học; lí luận văn học.

1. Tác giả Xuân Diệu

Khái quát ngắn gọn những nét lớn về cuộc đời, sự nghiệp văn học của Xuân Diệu cũng như những đóng góp của ông trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca.

2. Thể loại kịch.

- Khái niệm về kịch và những đặc trưng cơ bản của nó.

- Yêu cầu về đọc- hiểu kịch bản văn học.

C. Tập làm văn.

1. Nghị luận xã hội: Về một hiện tượng đời sống, xã hội( bạo lực học đường; an toàn giao thông; tình trạng nói tục, chửi thề; môi trường; tình yêu ở tuổi học đường; bệnh gian lận trong thi cử; bệnh vô cảm; thảm họa thiên tai…)

Chú ý

- Đề yêu cầu viết một đoạn thì các em phải thực hiện theo yêu cầu là viết một đoạn. Thực tế, những năm trước, có em viết hai, ba đoạn hoặc trình bày cấu trúc như một bài văn gồm mở bài, thân bài và kết bài.

- Thời lượng không cho phép, nên các em cần xác định được phần nào là trọng tâm trong đoạn văn để tập trung làm rõ(Thực – Nguyên – Hậu – Biện – Liên)

- Để làm tốt đề này, ngoài những lưu ý trến, các em cần lên mạng để đi tim những số liệu liên quan để làm minh chứng.

- Đề gợi ý:

Viết một đoạn văn bàn về tình trạng mất an toàn giao thông ở nước ta hiện nay.

. . Mất an toàn giao thông đang là tình trạng phổ biển, đáng báo động ở nước ta hiện nay. Tai nạn giao thông đã xảy ra liên tục ở các địa phương, đặc biệt là ở các trục đường giao thông chính và ở các thành phố lớn. Có rât nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, song có lẽ, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của người dân còn quá kém; pháp luật chưa đủ mạnh và nghiêm; cơ sở hạ tầng của ta còn yếu. Hậu quả mà tai nạn giao thông để lại thật không nhỏ. Biết bao nhiêu cái chết thương tâm, biết bao nhiêu người bị tật nguyền; biết bao nhiêu của cái vật chất đã không cánh mà bay sau mỗi lần tai nạn giao thông? Nó đã để lại gánh nặng không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn toàn xã hội.Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2006, tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có tới 633 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 480 người, 481 người bị thương và làm hư hỏng nặng 253 phương tiện. Nhận thấy được tính chất nghiêm trọng này, chính quyền nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp khắc phục. Ví dụ: bắt buộc đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông; xử lí nặng những người vi phạm luật an toàn giao thông; nâng cấp các hệ thống đường, cống;…Tuy vậy, hiệu quả mà nó mang lại vẫn không như mong đợi. Là thanh niên học sinh, chúng ta phải làm gì để góp phần giảm thiếu tai nạn giao thông? Trước hết, chúng ta cần phải chấp hành tốt luật giao thông. Cụ thể: đi đúng đường quy định, không điều khiến phương tiện giao khi chưa có giấy phép, không đi dàn hàng ngang trên đường, không phóng nhanh vượt ẩu; gửi xe đúng nơi quy định…Không những thế, thanh niên học sinh còn phải biết vận động mọi người xung quanh thực hiện tốt luật an toàn giao thông. Chúng ta phải là lực lượng nồng cốt trong cuộc vận động thực hiện an toàn giao thông.

2. Nghị luận văn học.

Với dạng đề này, các em cần:

- Học thuộc 06 bài thơ ( trong giới hạn).

- Tham khảo các đề văn, bài làm văn qua sách, báo, mạng.

- Bài viết cấn theo cấu trúc Mở bài – Thân bài – Kết bài. Tránh viết theo hình thức đoạn như đề Nghị luận xã hội trên.

- Chú ý nắm vững yêu các nội dung sau:

2.1.Xuất dương lưu biệt

a. Phan Bội Châu

- Là một chiến sĩ yêu nước vĩ đại, dù sự nghiệp cứu nước "Trăm thất bại không một thành công"

- Là nhà văn, nhà thơ lớn, là người khơi dòng cho loại văn chương trữ tình-chính trị.

b. Tác phẩm

- Bài thơ ngắn gọn nhưng chứa đựng một nội dung tư tưởng lớn lao bởi ở đó có một chí làm trai, có khát vọng xoay chuyển vũ trụ, có hoài bão lưu danh thiên cổ, có ý thức trách nhiệm cao cả trước cuộc đời, trước lịch sử của dân tộc. Bài thơ không chỉ là lời thổ lộ, lời nhắn gửi mà còn là lời mời gọi lên đường, có tác dụng tích cực đối với tầng lớp thanh niên thời bấy giờ.

- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, hình ảnh con người mang tầm vóc vũ trụ, đặc biệt là tư tưởng mới mẻ, táo bạo về chí làm trai trong thời đại mới.

* Tác động bài thơ đến quan niệm, lí tưởng sống của thanh niên, học sinh trong thời đại mới.

2.2.Chiều tối

a. Hồ Chí Minh

- Là lãnh tụ cách mạng của nhân dân Việt Nam, đồng thời là danh nhân văn hóa thế giới.

- Sinh thời, Bác chưa bao giờ coi văn chương là sự nghiệp chính của mình. Song qua cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, trongđó có tập thơ Nhật kí trong tù.

b. Tác phẩm.

- Bài thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên xinh xắn, bức tranh sinh hoạt đời thường ấp áp ở vùng sơn cước lúc trong thời khắc chuyển giao – chiều tối. Đằng sau bức tranh ấy là tâm hồn cao đẹp của một người tù- chiến sĩ cách mạng- thi sĩ Hồ Chí Minh: tự do, tự tại, lạc quan, yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống con người; ý chí vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt…

- Bài thơ vừa mang vẻ đẹp cổ điển, vừa mang tính hiện đại. Vẻ đẹp cổ điển là: thể thơ tứ tuyệt, tính hàm súc cao, nhiều hình ảnh ước lê, tượng trưng, tả thiên nhiên chỉ bằng đôi ba nét chấm phá cốt để nắm bắt linh hồn sự việc. Tính hiện đại: mạch thơ luôn luôn vận động, hướng về sự sống, ấm áp và ánh sang, thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng của nhà thơ.

* Ý nghĩa bài thơ đối với thế hệ trẻ chúng ta ngày hôm nay (Liên hệ vấn đề học tập và làm theo đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh).

2.3.Từ ấy

a. Tố Hữu

- Lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại.

- Thơ ông gắn liền với những chặng đường cách mạng, thể hiện những tình cảm lớn, lẽ sống lớn của người công dân, chiến sĩ, cán bộ cách mạng với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, Bác Hồ.

b. Tác phẩm.

- Bài thơ thể hiện niềm say mê, náo nức, niềm sung sướng mừng vui khi bắt gặp được “ mặt trời chân lí”, là lời tâm nguyện của một thanh niên yêu nước đã giác ngộ lí tưởng cách mạng, gắn bó với quần chúng , tranh đấu cho những người lao khổ, vì mục tiêu chung của cả dân tộc.

- Bài thơ gần gũi với hình thức thơ mới. Tác giả dung nhiều hình ảnh tượng trưng của thiên nhiên để thể hiện niềm hạnh phúc tột cùng khi tiếp nhận được chân lí cách mạng. Giọng điệu say mê, hăm hở, đầy nhiệt huyết.

* Ý nghĩa bài thơ: Lí tưởng sống của thanh niên thời nay.

2.4.Vội vàng.

a. Xuân Diệu

- Là đại thụ của nền thi ca Việt Nam hiện đại, là một nhà văn hóa lớn của dân tộc; sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp phong phú.

- "Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới", là thi sĩ của tuổi trẻ, tình yêu và cuộc sống.

b. Tác phẩm.

- Như một lời nhận định: “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống quấn quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người dều nồng nàn ,tha thiết”, bài thơ Vội vàng đã mang đến cho người đọc một quan niệm nhân sinh tích cực, giúp con người thêm yêu cuộc sống, biết quý trọng từng phút, từng giây của tuổi trẻ của mình để sống có ý nghĩa, để mỗi khoảnh khắc qua đi không phải là vô ích.

- Bài thơ tràn đầy cảm xúc, hứng thú, say mê, tiết tấu nhanh, dồn dập; mạch thơ tuôn chảy tự nhiên; cách ngắt nhịp đa dạng; sự dụng thủ pháp điệp, tương phán; dung từ mới và táo bạo…

* Học được ở bài thơ một quan niệm sống tích cực: Biết dâng hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước nhưng cũng biết “ nhận lấy” những gì đẹp đẽ mà cuộc dời ban tặng.

2.5.Đây thôn Ví Dạ

a. Hàn Mặc Tử

- Là một tài năng nhưng cuộc đời ngắn ngủi, bi thương; là một trong những cây bút xuất sắc trong phong trào thơ mới.

- Thơ của ông là niềm thiết tha với cuộc sống, với con người và ấn chứa niềm đau thương, tâm sự uẩn khuất trước sự ngắn ngủi của cuộc đời. Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ như thế.

b. Tác phẩm.

- Qua dòng hoài niệm, người đọc thấy được một bức tranh thiên nhiên thơ mộng và con người xứ Huế mộc mạc, phúc hậu, dịu dàng, tình tứ, đoan trang. Nhưng càng về sau, cảnh và người như mờ đi, xa đi và chìm trong sương khói, trong mộng tưởng hư vô. Ẩn sau bức tranh đó, là nỗi nhớ, niềm yêu thương da diết với Huế, với “ em”(người tình xa xăm, vô vọng) và những khắc khoải lo âu trước sự ngắn ngủi của kiếp người, trước tình người, tình đời.

- Cảm xúc và tâm trạng của thi nhân được biểu hiện bằng bút pháp lãng mạn, tượng trưng với những hình ảnh đắc sắc đầy ấn tượng và cách sử dụng câu hỏi tu từ, đại từ phiếm chỉ...

* Ý nghĩa: Tiếp thêm nghị lực sống, tình yêu với cuộc đời ; biết cảm thông với nỗi đau thương, bất hạnh của con người…

2.6. Tràng giang

a. Huy Cận

- Một trong những cây bút lớn trong phong trào thơ mới; nhà thơ lớn của dân tộc.

- Thơ ông hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.

b. Tác phẩm

- Bài thơ đem đến cho người đọc một ấn tượng khó phai về một con song dài, rộng, vĩnh hằng. Con sông ấy đã chảy trong tâm tưởng của bao thế hệ đọc giả và mang theo một nỗi buồn trong sáng của một thi sĩ trước cảnh xa quê hương, cảnh nước mất nhà tan.

- Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhị giữa thơ truyền thống, thơ Đường và thơ hiện đại.

* Ý nghĩa: Đọc bài thơ ta hiểu hơn nỗi buồn cô đơn của thế hệ thanh niên như Huy Cận ngày trước và thêm trân trọng, thêm yêu cuộc sống hôm nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro