Part 6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

5. Phân biệt: Điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch, vùng du lịch, trong hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch?

Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch.

a. Điểm du lịch.

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ song nó vẫn chiếm một diên tích nhất định trong không gian. Ví dụ: Vườn Quốc gia Cúc Phương, Văn miếu Quốc Tử Giám.

Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên du lịch (tự nhiên, văn hóa-lịch sử hoặc kinh tế-xã hội) hoặc một loại công trình riêng biệt phục vu du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. Do đó, điểm du lịch được chia thành 2 loại: Điểm du lịch tài nguyên và điểm chức năng (hoặc điểm tiềm năng và điểm thực tế).

Điểm du lịch, thời gian lưu trú của khách du lịch tương đối ngắn (không quá 1-2 ngày), vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một vài trường hợp ngoại lệ như điểm du lịch với chức năng chữa bệnh hay nhà nghỉ của cơ quan.

Theo luật du lịch Việt Nam (2005): “ Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn , phục vụ nhu cầu tham quan của du khách”.

Các điều kiện để được công nhận là điểm du lịch như sau:

Đối với điểm du lịch Quốc gia:

- Điểm du lịch có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của du khách.

- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất 100.000 lượt khách tham quan mỗi năm.

Đối với điểm du lịch địa phương:

- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch.

- Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ cần thiết , có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất 10.000 lượt khách mỗi năm.

b. Trung tâm du lịch.

 - Trung tâm du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của nhiều điểm du lịch, hay nói cách khác mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ tương đối dày đặc.

- Đặc trưng của trung tâm du lịch là nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ.

- Trung tâm du lịch có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỷ thuật tương đối đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng  để đón, phục vụ và lưu khách lại trong một thời gian dài

- Trung tâm du lịch có khả năng tạo vùng rất cao, nó tạo nên bộ khung để cho vùng du lịch hình thành và phát triển. Nói cách khác, đây là cực để hút các lãnh thổ lân cận vào phạm vi ảnh hưởng của vùng.

- Có quy mô diện tích nhất định, bao gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh. Trung tâm du lịch có diện tích tương đương với lãnh thổ cấp tỉnh hay một thành phố trực thuộc tỉnh.

Có 2 loại trung tâm du lịch: Trung tâm có ý nghĩa Quốc gia (Hà Nội, TPHCM, Huế, Đà Nẵng…) và trung tâm có ý nghĩa địa phương (Phong nha-kẽ bang, Đà Lạt…).

c. Tiểu vùng du lịch.

- Tiểu vùng du lịch là tập hợp các điểm du lịch và trung tâm du lịch (nếu có).

- Về quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ một vài tỉnh và sự dao động về diện tích giữa các tiểu cùng khá lớn.

- Tiều vùng du lịch có 2 loại: Tiểu vùng du lịch đã hình thành (còn gọi tiểu vùng thực tế) và tiểu vùng du lịch đang hình thành (tiểu vùng du lịch tiềm năng). Giữa 2 tiểu vùng này có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển. Loại tiểu vùng thứ nhất tập trung nhiểu loại tài nguyên và được khai thác mạnh mẽ; loại thứ hai có thể có tài nguyên song do những lý do nhất định, tiềm năng chưa có điều kiện để trở thành hiện thực.

d. Á vùng du lịch.

- Á vùng du lịch được xem là cấp trung gian giữa tiểu vùng du lịch và vùng du lịch. Á vùng du lịch là tập hợp các điểm, trung tâm (nếu có) và các tiểu vùng du lịch thành một thể thống nhất.

- Á vùng du lịch có mức độ tổng hợp cao về cơ sở hạ tầng, vật chất kỷ thuật, thông số hoạt động du lịch cao và lãnh thổ rộng lớn.

- Sự hình thành và phát triển á vùng du lịch phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Có thể có trong một số vùng du lịch, sự phân hóa lãnh thổ chưa dẫn đến hình thành Á vùng du lịch, trong trường hợp đó hệ thống phân vị thực sự chỉ có 4 cấp:  Điểm du lịch-trung tâm du lịch-tiểu vùng du lịch-vùng du lịch.

e. Vùng du lịch.

- Đây là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Vùng du lịch là sự kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm và điểm du lịch với những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng.

- Nét đặc trưng quan trọng của vùng du lịch chính là tính chuyên môn hóa cao, làm cho vùng khác hẳn với các vùng khác.

- Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn bao gồm nhiều tỉnh

- Vùng  du lịch gồm 2 loại:  Vùng du lịch tiềm năng và vùng du lịch đã hình thành.

Như vậy, Ngoài cách phân vị như trên. Theo luật du lịch Việt Nam (2005): Ở quy mô nhỏ hơn như cấp tỉnh hoặc cấp thành phố  trực thuộc trung ương còn có: Khu du lịch, đô thị du lịch và tuyến du lịch.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro