MỘT SỐ CÂU HỎI MỚI NĂM 2015

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MỘT SỐ CÂU HỎI MỚI NĂM 2015

Câu 1: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, việc phân cấp quyền điều khiển, quyền kiểm tra được thực hiện theo nguyên tắc:

_ A. Một thiết bị điện chỉ cho phéo một cấp điều độ có quyền điều khiển.

_ B. Theo cấp điện áp của thiết bị và chức năng truyền tải hoặc phân phối của lưới điện.

_ C. Theo ranh giới quản lý thiết bị điện của đơn vị QLVH.

_ D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 2: Chi tiết trong việc phân cấp quyền điều khiển, quyền kiểm tra được ban hành kèm theo:

_ A. Quy trình Điều độ HTĐQG.

_ B. Quyết định phê duyệt về sơ đồ đánh số thiết bị điện nhất thứ tại trạm điện theo quy định Quy trình thao tác HTĐQG.

_ C. Quy trình thao tác HTĐQG.

_ D. Quy trình Xử lý sự cố HTĐQG.

Câu 3: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, quyền nắm thông tin của Điều độ Quốc gia gồm:

_ A. Số liệu dự báo phụ tải và phụ tải thực tế và phụ tải thực tế của các TBA 110kV.

_ B. Các thông tin khác phục vụ công tác điều độ HTĐQG đối với các thiết bị không thuộc quyền điều khiển và quyền kiểm tra của Điều độ Quốc gia.

_ C. Cả hai câu trên đều đúng.

_ D. Cả hai câu trên đều sai.

Câu 4: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, quyền nắm thông tin của Điều độ Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai bao gồm:

_ A. Tổ máy phát của NMĐ lớn đấu nối lưới điện phân phối làm thay đổi chế độ vận hành bình thường của HTĐ phân phối thuộc quyền điều khiển.

_ B. Trạm điện, lưới điện, NMĐ là tài sản của khách hàng đấu nối vào lưới điện phân phối không thuộc quyền điều khiển của Điều độ Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai.

_ C. Thay đổi chế độ vận hành của HTĐ miền dẫn đến làm thay đổi chế độ vận hành bình thường của HTĐ phân phối thuộc quyền điều khiển của Điều độ Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai.

_ D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 5: Quyền nắm thông tin của Điều độ Công ty Điện lực Đồng Nai bao gồm:

_ A. Trạm điện, lưới điện, NMĐ là tài sản của khách hàng đấu nối vào lưới điện phân phối không thuộc quyền điều khiển của Điều độ Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai.

_ B. Thay đổi chế độ vận hành của HTĐ miền dẫn đến làm thay đổi chế độ vận hành bình thường của HTĐ phân phối thuộc quyền điều khiển của Điều độ Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai.

_ C. Cả 2 câu trên đều đúng.

_ D. Cả 2 câu trên đều sai.

Câu 6: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, quyền nắm thông tin của cấp Điều độ Điện lực trực thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai bao gồm:

_ A. Thay đổi chế độ vận hành của các thiết bị điện thuộc quyền điều khiển của Điều độ Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai có ảnh hưởng đến cung cấp điện cho khách hàng.

_ B. Thay đổi kết dây cơ bản của lưới điện thuộc quyền của đơn vị mình.

_ C. Cả 2 câu trên đều sai.

_ D. Cả 2 câu trên đều đúng.

Câu 7: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, việc điều khiển tần số HTĐ do bao nhiêu đơn vị đảm nhiệm:

_ A. 1 đơn vị.

_ B. 2 đơn vị.

_ C. 3 đơn vị.

_ D. 4 đơn vị.

Câu 8: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, việc điều khiển tần số thứ cấp (điều tần) được chia thành mấy cấp.

_ A. 2 cấp.

_ B. 3 cấp.

_ C. 4 cấp.

_ D. 5 cấp.

Câu 9: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, có mấy biện pháp điều khiển tần số thứ cấp:

_ A. 3 biện pháp.

_ B. 4 biện pháp.

_ C. 5 biện pháp.

_ D. 6 biện pháp.

( Các biện pháp làm thay đổi tần số: Điều chỉnh công suất phát hữu công của các nhà máy điện, Ngừng dự phòng nguồn điện. Sa thải phụ tải. Điều chỉnh điện áp.)

Câu 10: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, có mấy biện pháp điều chỉnh điện áp:

_ A. 3 biện pháp.

_ B. 4 biện pháp.

_ C. 5 biện pháp.

_ D. 6 biện pháp.

( Các biện pháp làm thay đổi điện áp: Thay đổi nguồn công suất phản kháng đang vận hàn. Điều chỉnh nấc máy biến áp cho phù hợp. Huy động thêm các nguồn điện đang dự phòng. Thay đổi kết lưới hoặc phân bổ lại trào lưu công suất. Sa thải phụ tải có thể.)

Câu 11: Theo quy trình, Điều độ HTĐQG phân thành mấy cấp chính:

_ A. 2 cấp.

_ B. 3 cấp.

_ C. 4cấp.

_ D. 5 cấp.

Câu 12: Theo quy trình, Điều độ HTĐQG phân thành mấy cấp:

_ A. 2 cấp.

_ B. 3 cấp.

_ C. 4cấp.

_ D. 5 cấp.

Câu 13: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, có mấy hình thức lệnh điều độ:

_ A. 2 hình thức.

_ B. 3 hình thức.

_ C. 4 hình thức.

_ D. 5 hình thức.

( Hình thức lệnh điều độ: 1. Lời nói. 2. Tín hiệu để điều khiển trực tiếp thiết bị điện thuộc quyền điều khiển. 3. Chữ viết.)

Câu 14: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, yêu cầu khi thực hiện lệnh điều độ bằng lời nói thì phải:

_ A. Lệnh phải do NVVH cấp trên truyền đạt trực tiếp đến NVVH cấp dưới thông qua hệ thống thông tin liên lạc.

_ B. Lệnh điều độ bằng lời nói phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, được ghi âm tại các cấp điều độ và lưu trữ trong thời gian ít nhất 01 năm.

_ C. NVVH phải nêu rõ tên và chức danh trong mọi liên hệ bằng lời nói. Nội dung liên hệ phải được ghi chép đầy đủ vào sổ NKVH theo trình tự thời gian.

_ D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 15: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, khi thực hiện lệnh điều độ bằng lời nói, kênh thông tin liên lạc được sử dụng theo thứ tự ưu tiên:

1. Kênh thông tin vô tuyến điện.

2. Kênh điện thoại di động.

3. Kênh điện thoại cố định.

_ A. 2, 3, 1.

_ B. 1, 2, 3.

_ C. 3, 1, 2.

_ D. 1, 3, 2.

Câu 16: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, khi thực hiện lệnh điều độ bằng lời nói, NVVH cấp dưới phải thực hiện ngay và chính xác lệnh điều độ của NVVH cấp trên. Trường hợp việc thực hiện lệnh điều độ có thể gây nguy hại đến con người, thiết bị thì NVVH cấp dưới có quyền:

_ A. Không thực hiện lệnh của NVVH cấp trên.

_ B. Chưa thực hiện lệnh lệnh của NVVH cấp trên.

_ C. Chưa thực hiện nhưng phải báo cáo với NVVH cấp trên.

_ D. Kiến nghị với lãnh đạo đơn vị mình về lệnh của NVVH cấp trên.

Câu 17: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, khi thực hiện lệnh điều độ bằng lời nói, nếu không có lý do chính đáng về an toàn mà trì hoãn thực hiện lệnh điều độ của NVVH cấp trên thì;

_ A. NVVH cấp dưới và đơn vị gây ra sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả gây ra trước pháp luật.

_ B. Đơn vị gây ra sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả gây ra trước pháp luật.

_ C. NVVH cấp dưới gây ra sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả gây ra trước pháp luật.

_ D. NVVH cấp dưới và lãnh đạo đơn vị gây ra sự trì hoãn đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả gây ra trước pháp luật.

Câu 18: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, khi thực hiện lệnh điều độ bằng lời nói, NVVH cấp dưới có quyền kiến nghị với NVVH cấp trên khi thấy lệnh điều độ chưa hợp lý. Trong trường hợp kiến nghị nhưng không được NVVH cấp trên chấp nhận thì:

_ A. Chưa thực hiện lệnh lệnh của NVVH cấp trên và phải kiến nghị với lãnh đạo đơn vị mình để can thiệp.

_ B. Chưa thực hiện lệnh lệnh của NVVH cấp trên và phải kiến nghị với lãnh đạo của NVVH cấp trên để can thiệp.

_ C. Vẫn phải thực hiện đúng lệnh điều độ của NVVH cấp trên và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả.

_ D. Không thực hiện lệnh lệnh của NVVH cấp trên.

Câu 19: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, NVVH cấp dưới trực tiếp của ĐĐV phân phối tỉnh là:

_ A. Trưởng ca trạm điện có thiết bị thuộc quyền điều khiển.

_ B. Nhân viên trực thao tác lưới điện phân phối.

_ C. Điều độ viên phân phối quận, huyện.

_ D. Bao gồm cả 3 câu trên.

Câu 20: Theo phân cấp hiện nay của Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai (Công ty), NVVH cấp dưới trực tiếp của ĐĐV phân phối quận, huyện là:

_ A. Một số trưởng ca các trạm điện 110/22kV thuộc quản lý vận hành của Công ty.

_ B. Nhân viên trực thao tác tại đơn vị điện lực cấp quận, huyện.

_ C. Bao gồm cả 2 câu trên.

_ D. Cả 2 câu trên đều sai.

Câu 21: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, trách nhiệm điều khiển tần số của HTĐ phân phối trong trường hợp HTĐ phân phối tách khỏi HTĐ miền thuộc về đơn vị nào:

_ A. Cấp điều độ phân phối tỉnh.

_ B. Cấp điều độ miền.

_ C. Cấp điều độ Quốc gia.

_ D. Bao gồm cả hai câu a và b.

Câu 22: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, trách nhiệm điều khiển tần số của HTĐ Quốc gia thuộc về đơn vị nào:

_ A. Cấp điều độ phân phối tỉnh.

_ B. Cấp điều độ miền.

_ C. Cấp điều độ Quốc gia.

_ D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 23: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, NVVH cấp trên có quyền đề nghị với lãnh đạo trực tiếp của NVVH cấp dưới thay thế NVVH này khi có đầy đủ bằng chứng cho thấy họ không đủ năng lực vận hành hoặc vi phạm nghiêm trọng quy phạm, quy chuẩn, điều lệnh vận hành. Khi đó, lãnh đạo trực tiếp của NVVH cấp dưới thông báo tạm đình chỉ công tác cho NVVH của mình biết và:

_ A. Tự mình đảm nhiệm trách nhiệm XLSC.

_ B. Chỉ định người khác thay thế.

_ C. Tự mình đảm nhiệm trách nhiệm XLSC hoặc chỉ định người khác thay thế.

_ D. Bao gồm cả hai câu a và b trên.

Câu 24: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, trường hợp khi không đồng ý với lệnh điều độ của NVVH cấp trên, lãnh đạo của NVVH cấp dưới có thể kiến nghị với lãnh đạo của NVVH cấp trên. Trong lúc chờ đợi trả lời, nếu NVVH cấp trên vẫn yêu cầu thực hiện không chậm trễ lệnh điều độ thì:

_ A. Lãnh đạo của NVVH cấp dưới không được ngăn cản NVVH của mình thực hiện lệnh đó.

_ B. Lãnh đạo của NVVH cấp dưới có quyền thay đổi lệnh điều độ của NVVH cấp trên.

_ C. Lãnh đạo của NVVH cấp dưới chỉ đạo cho NVVH của mình phải chờ câu trả lời của lãnh đạo NVVH cấp trên và không được thực hiện lệnh đó.

_ D. Lãnh đạo của NVVH cấp dưới không được ngăn cản NVVH của mình thực hiện lệnh đó. Trừ trường hợp đe dọa đến tính mạng con người hoặc thiết bị.

Câu 25: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, khi lệnh của lãnh đạo trực tiếp trái với lệnh điều độ của NVVH cấp trên nhưng không nguy hiểm đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết bị thì NVVH cấp dưới có quyền:

_ A. Thi hành lệnh của lãnh đạo trực tiếp và phải thông báo lại với NVVH cấp trên.

_ B. Không thi hành lệnh và phải thông báo lại với NVVH cấp trên.

_ C. Thi hành không chậm trễ lệnh điều độ của NVVH cấp trên.

_ D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 26: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, trường hợp nào được phép giao nhận ca:

_ A. Đang có sự cố hoặc đang thực hiện những thao tác phức tạp nhưng được lãnh đạo đơn vị cho phép.

_ B. Chưa hoàn thành các công việc trong ca hoặc chưa thông báo đầy đủ tình hình vận hành trong ca cho người nhận ca.

_ C. Nhân viên nhận ca không đủ tỉnh táo do đã uống rượu, bia sử dụng các chất kích thích khác bị nghiêm cấm.

_ D. Cả hai câu b và c đều đúng.

Câu 27: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, trường hợp nào không cho phép giao nhận ca:

_ A. Đang có sự cố hoặc đang thực hiện những thao tác phức tạp nhưng được lãnh đạo đơn vị cho phép.

_ B. Đang có sự cố hoặc đang thực hiện những nhân viên nhận ca đã nắm rõ các bước xử lý sự cố hoặc thao tác tiếp theo và đồng ý ký nhận ca.

_ C. Người giao ca chưa hoàn thành các công việc trong ca hoặc chưa thông báo đầy đủ tình hình vận hành trong ca cho người nhận ca.

_ D. Cả hai câu a và b đều đúng.

Câu 28: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, trường hợp nào được phép giao nhận ca:

_ A. Đang có sự cố hoặc đang thực hiện những thao tác phức tạp nhưng được lãnh đạo đơn vị cho phép.

_ B. Đang có sự cố hoặc đang thực hiện những nhân viên nhận ca đã nắm rõ các bước xử lý sự cố hoặc thao tác tiếp theo và đồng ý ký nhận ca.

_ C. Người giao ca chưa hoàn thành các công việc trong ca hoặc chưa thông báo đầy đủ tình hình vận hành trong ca cho người nhận ca.

_ D. Cả hai câu a và b đều đúng.

Câu 29: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, thủ tục giao nhận ca được xem đã thực hiện xong khi:

_ A. Nhân viên nhận ca đã nắm rõ tình hình trong ca và đồng ý nhận ca. Nhân viên giao ca đã ký tên vào sổ giao nhận ca.

_ B. Nhân viên nhận ca và nhân viên giao ca đã ký tên vào sổ giao nhận ca.

_ C. Cả hai câu a và b đều đúng.

_ D. Cả hai câu a và b đều sai.

Câu 30: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, việc điều khiển tần số thứ cấp (còn gọi là điều tần) tại cấp điều độ phân phối tỉnh thuộc vào trường hợp điều tần cấp mấy:

_ A. Cấp III.

_ B. Cấp II.

_ C. Cấp I.

_ D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 31: Theo quy trình Điều độ HTĐQG, đơn vị QLVH thiết bị phải thực hiện thí nghiệm, kiểm tra và xác nhận thiết bị điện đủ tiêu chuẩn vận hành trước khi đưa vào vận hành đối với những thiết bị điện được tách dự phòng (không mang điện) trong thời gian bao lâu:

_ A. Quá 90 ngày.

_ B. Quá 03 tháng.

_ C. Quá 06 tháng.

_ D. Quá 12 tháng.

Câu 32: Theo quy trình Xử lý sự cố HTĐQG, trường hợp nào cần phải cắt điện thiết bị điện và đường dây dẫn điện ra khỏi vận hành:

_ A. Khi các bảo vệ rơ le chống mọi dạng sự cố cùng được đưa vào làm việc.

_ B. Khi các rơ le bảo vệ được tách ra không cho làm việc hoặc do bị hư hỏng một vài dạng bảo vệ rơle và những rơ le còn lại không bảo vệ đầy đủ chống mọi dạng sự cố, thời gian loại trừ ngắn mạch nhưng thiết bị điện và đường dây dẫn điện này đã được đặt các bảo vệ tạm thời và được cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép.

_ C. Khi các rơ le bảo vệ được tách ra không cho làm việc hoặc do bị hư hỏng một vài dạng bảo vệ rơ le nhưng những rơ le còn lại vẫn bảo đảm bảo vệ đầy đủ chống mọi dạng sự cố, thời gian loại trừ ngắn mạch cho các thiết bị điện và đường dây dẫn điện.

_ D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 33: Theo quy trình Xử lý sự cố HTĐQG, trường hợp tác động sai hoặc từ chối tác động của trang thiết bị rơle bảo vệ và tự động hoặc phát hiện có hư hỏng trong thiết bị, NVVH thiết bị có trách nhiệm phải thông báo ngay với đơn vị nào:

_ A. Cấp điều độ có quyền điều khiển.

_ B. Đơn vị bảo trì, thí nghiệm của đơn vị.

_ C. Đơn vị quản lý vận hành thiết bị.

_ D. Bao gồm cả hai câu a và c.

Câu 34: Theo quy trình Xử lý sự cố HTĐQG, việc cô lập hoặc đưa các rơle bảo vệ và tự động vào vận hành trở lại chỉ được thực hiện khi có mệnh lệnh cho phép của đơn vị nào:

_ A. Cấp điều độ có quyền điều khiển.

_ B. Đơn vị bảo trì, thí nghiệm của đơn vị.

_ C. Đơn vị quản lý vận hành thiết bị.

_ D. Bao gồm cả hai câu a và b.

Câu 35: Việc phân cấp quyền điều khiển và quyền kiểm tra của hệ thống điện hoặc thiết bị điện nhằm mục đích gì:

_ A. Phân cấp trách nhiệm thay đổi chế độ vận hành của hệ thống điện hoặc thiết bị điện.

_ B. Phân cấp trách nhiệm chỉ huy xử lý sự cố của hệ thống điện hoặc thiết bị điện.

_ C. Phân cấp trách nhiệm trong việc chỉ huy vận hành hệ thống điện hoặc thiết bị điện.

_ D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 36: Theo quy trình Xử lý sự cố HTĐQG, khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35kV trở xuống, được phép đóng lại đường dây mấy lần:

_ A. Ba lần, kể cả lần tự đóng lại không thành công.

_ B. Không quá ba lần, kể cả lần tự đóng lại không thành công.

_ C. Không quá ba lần, không kể lần tự đóng lại không thành công.

_ D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 37: Theo quy trình Xử lý sự cố HTĐQG, khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35kV trở xuống đang trong thời gian thực hiện sữa chữa nóng, được phép đóng lại đường dây mấy lần:

_ A. Một lần.

_ B. Tối đa một lần.

_ C. Không được phép.

_ D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 38: Trong thời gian 08 giờ, nếu đường dây xuất hiện sự cố thoáng qua 04 (bốn) lần đóng lại tốt (kể cả lần tự đóng lại), NVVH phải khóa mạch tự đóng lại. Nếu trong 08 giờ tiếp theo, lại xuất hiện sự cố thì:

_ A. Cô lập đường dây.

_ B. Bàn giao cho đơn vị QLVH kiểm tra, sữa chữa.

_ C. Cả 2 câu trên đều sai.

_ D. Bao gồm cả 2 câu trên.

Câu 39: Theo quy trình Xử lý sự cố HTĐQG, khi sự cố đường cáp điện lực cấp điện áp dưới 35kV, được phép đóng lại đường dây mấy lần:

_ A. Không được phép.

_ B. Một lần, kể cả lần tự đóng lại không thành công.

_ C. Một lần, không kể lần tự đóng lại không thành công.

_ D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 40: Theo quy trình Xử lý sự cố HTĐQG, khi bảo vệ rơle chống các dạng ngắn mạch trong phạm vi đường cáp tác động, được phép đóng lại đường cáp mấy lần:

_ A. Không được phép.

_ B. Một lần, kể cả lần tự đóng lại không thành công.

_ C. Một lần, không kể lần tự đóng lại không thành công.

_ D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 41: Theo quy trình Xử lý sự cố HTĐQG, khi bảo vệ rơle chống các dạng ngắn mạch tác động, chỉ được phép đóng lại đường cáp khi:

_ A. Đơn vị QLVH kiểm tra, xác nhận đường cáp đủ tiêu chuẩn vận hành hoặc xác định sự cố là do lỗi mạch nhị thứ và đã được khắc phục.

_ B. Sự cố là do ngắn mạch thoáng qua ngoài phạm vi đường cáp.

_ C. Bao gồm cả hai câu trên.

_ D. Một trong hai câu a hoặc b.

Câu 42: Theo quy trình Xử lý sự cố HTĐQG, khi sự cố đường dây hỗn hợp trên không và cáp cấp điện áp từ 35kV trở xuống, được phép đóng lại mấy lần:

_ A. Không được phép.

_ B. Một lần.

_ C. Một lần, kể cả lần tự đóng lại.

_ D. Một lần, không kể lần tự đóng lại.

Câu 43: Theo quy trình Xử lý sự cố HTĐQG, khi sự cố đường cáp điện lực cấp điện áp từ 35kV trở xuống có nhiều trạm đấu chuyển tiếp trên không, được phép đóng lại mấy lần:

_ A. Được phép đóng lại một lần đối với đường dây không cho phép tự đóng lại.

_ B. Được phép đóng lại một lần, kể cả lần tự đóng lại.

_ C. Được phép đóng lại một lần, không kể lần tự đóng lại.

_ D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 44: Theo quy trình Thao tác HTĐQG, cho phép NVVH không cần lập PTT nhưng phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ NKVH trước khi thực hiện thao tác trong các trường hợp sau:

_ A. Xử lý sự cố.

_ B. Thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá 03 (ba) bước và được thực hiện tại các cấp điều độ hoặc trung tâm điều khiển.

_ C. Một trong hai câu trên.

_ D. Bao gồm cả hai câu trên.

Câu 45: Theo quy trình Thao tác HTĐQG, trong chế độ vận hành bình thường, việc thao tác thiết bị có điện áp từ 01kV (một) trở lên, kể cả trường hợp thao tác không quá ba bước đều phải:

_ A. Có phiếu thao tác đã được phê duyệt.

_ B. Có lệnh thao tác.

_ C. Bao gồm cả hai câu a và b.

_ D. Cả hai câu a và b đều sai.

Câu 46: Theo quy trình Thao tác HTĐQG, cho phép NVVH không cần lập phiếu thao tác trong trường hợp thao tác đơn giản có số bước thao tác không quá ba bước và xử lý sự cố, khi đó:

_ A. Phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ NKVH trước khi thực hiện thao tác.

_ B. Phải ghi chép đầy đủ các bước thao tác vào sổ NKVH sau khi thực hiện thao tác xong.

_ C. Mọi thao tác bắt buộc đều phải có phiếu thao tác.

_ D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 47: Theo quy trình Thao tác HTĐQG, đơn vị QLVH phải tổ chức đào tạo, kiểm tra, diễn tập kỹ năng thao tác cho NVVH ít nhất:

_ A. 6 tháng 1 lần.

_ B. Mỗi năm 1 lần.

_ C. Hai năm 1 lần.

_ D. Ít nhất mỗi năm 1 lần.

Câu 48: Theo quy trình Thao tác HTĐQG, lệnh thao tác được coi là thực hiện xong khi:

_ A. Người thao tác đã thao tác xong.

_ B. Người nhận lệnh báo cáo cho người ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành.

_ C. Người thao tác đã thao tác xong và báo cáo cho người ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành.

_ D. Người giám sát thao tác báo cho người ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành.

Câu 49: Theo quy trình Xử lý sự cố HTĐQG, HTĐ truyền tải được xem là vận hành ở chế độ cảnh báo khi:

_ A. Mức dự phòng điều tần, dự phòng quay, dự phòng khởi động nhanh thấp hơn mức quy định ở chế độ vận hành bình thường theo quy định.

_ B. Mức độ mang tải của các đường dây và trạm điện chính trong lưới truyền tải trên 90% nhưng không vượt quá giá trị định mức.

_ C. Khả năng xảy ra thiên tai hoặc các điều kiện thời tiết bất thường có thể gây ảnh hưởng đến an ninh hệ thống mạng.

_ D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 50: Theo quy trình Xử lý sự cố HTĐQG, HTĐ truyền tải được xem là vận hành ở chế độ khẩn cấp khi:

_ A. Tần số hệ thống vượt ra ngoài phạm vi cho phép của chế độ vận hành bình thường (± 0,2÷0,5hz).

_ B. Điện áp tại một nút bất kỳ trên lưới truyền tải nằm ngoài phạm vi cho phép ( ± 5÷10%).

_ C. Mức mang tải của bất ký thiết bị điện nào trong lưới truyền tải hoặc thiết bị điện đấu nối vào lưới truyền tải vượt quá giá trị định mức dưới 110% và khi thiết bị này bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến chế độ vận hành cực kỳ khẩn cấp.

_ D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Câu 51: Theo quy trình Xử lý sự cố HTĐQG, HTĐ truyền tải được xem là vận hành ở chế độ cực kỳ khẩn cấp khi:

_ A. Tần số hệ thống nằm ngoài dải tần số cho phép (ngoài ± 0,5hz).

_ B. Điện áp tại một nút bất kỳ trên lưới truyền tải nằm ngoài dải điện áp cho phép (ngoài ± 10%).

_ C. Mức mang tải của bất ký thiết bị điện nào trong lưới truyền tải hoặc thiết bị điện đấu nối vào lưới truyền tải vượt quá giá trị định mức trên 110% và khi thiết bị này bị sự cố do quá tải có thể dẫn đến tan rã từng phần HTĐ.

_ D. Cả 3 câu trên đều đúng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro