ĐỀ CƯƠNG PHÁP LUẬT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

C1: Nhà nước là gì? Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước ?

TL :- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và quản lý xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa. 

        - Nhà nước có 5 đặc trưng cơ bản: 
1. Nhà nước phân chia và quản lý dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ. 
Nhà nước thiết lập quyền lực trên các đơn vị hành chính lãnh quản lý cư dân theo đơn vị hành chính lãnh thổ mà không phụ thuộc vào huyết thống, giới tính, tôn giáo.v.v… 
2.Nhà nước thiết lập quyền lực công để quản lý xã thổi, hội và nắm quyền thống trị thông qua việc thành lập bộ máy chuyên là nhiệm vụ quản lý nhà nước và bộ máy chuyên thực hiện cưỡng chế (quân đội, nhà tù, cản sát.v.v…) để duy trì địa vị của giai cấp thống trị. Còn các tổ chức khác trong xã hội không có quỳen lực này như tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ Quốc.v.v… 
3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia 
Chủ quyền quốc gia thể hiện ở quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình. 
- Nhà nước tự quyết định về chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài 
4. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý buộc các thành viên trong xã hội phải tuân theo: 
- Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế. 
- Thông qua pháp luật, ý chí của nhà nước trở thành ý chí của toàn xã hội, buộc mọi cơ quan, tổ chức, phải tuân theo. 
- Trong xã hội, chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành luật và áp dụng pháp luật. 
5. Nhà nước quy định và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt
C2 : Nhà nước là gì ?  phân tích bản chất của nhà nước ?
TL :-Nhà nước CHXHCNVN là : + nhà nước của tất cả các dân toc trên lãnh thổ việt nam là biểu hiện tập trung của khối đoàn kết các dân tộc anh em                                                     
                                                          + là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nên mọi hoath đông của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xh, tổ chức kinh tế,..Đều dựa nên cơ sở  pháp luật
           - Bản chất của nhà nước : 

C3 : Pháp luật là gì ? trình bày thuộc tính của pháp luật ?
TL : -pháp luật là : hệ  thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buoc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện , thể hiện ý chí và bảo vệ giai cấp thống trị trong xã hội, để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm mục đích duy trì xã hội ổn định trong một trật tự nhất định
       - thuộc tính của pháp luật : - Tính bắt buộc chung (tính qui phạm phổ biến): Trước hết, qui phạm được hiểu là những qui tắc xử sự chung, được coi là khuôn mẫu, chuẩn mực, mực thước đối với hành vi của 1 phạm vi cá nhân, tổ chức. Pháp luật được biểu hiện cụ thể là những qui phạm pháp luật. Do vậy nó cũng là qui tắc xử sự chung cho phạm vi cá nhân hoặc tổ chức nhất định. Pháp luật được Nhà nước ban hành hay thừa nhận không chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng cho tất cả các chủ thể. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Pháp luật với các loại qui phạm khác ở chỗ: Pháp luật là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung.

VD: Pháp luật qui định: mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế.

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Yêu cầu của pháp luật là phải xác định chặt chẽ về mặt hình thức, được biểu hiện ở:

+Lời văn: phải chính xác, cụ thể, dễ hiểu, không đa nghĩa. Nếu không đúng được yêu cầu này, chủ thể sẽ hiểu sai, hiểu khác.

+Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và thông qua cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuy nhiên mỗi một cơ quan/ loại cơ quan chỉ được ban hành những loại văn bản nhất định có tên gọi xác định và theo một trình tự, thủ tục nhất định.

VD: Hiếu pháp, bộ luật: Quốc hội mới có quyền ban hành

Nghị định: Chính phủ mới có quyền ban hành

+Sự xác định chặt chẽ trong cấu trúc của Pháp luật.

- Tính đảm bảo được thực hiện bằng Nhà nước: Pháp luật do Nhà nước ban hành và thừa nhận đồng thời Nhà nước sẽ đảm bảo cho Pháp luật đó được thực hiện trong thực tiễn đời sống. Sự đảm bảo đó được thể hiện:

+Nhà nước tạo điều kiện khuyến khích giúp đỡ để chủ thể thực hiện pháp luật.

+Nhà nước đảm bảo cho Pháp luật được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Tính cưỡng chế là tính không thể tách rời khỏi Pháp luật. Mục đích cưỡng chế và cách thức cưỡng chế là tùy thuộc bản chất Nhà nước.


C4 : pháp luật là gì ? phân tích bản chất của pháp luật ?
TL : -pháp luật là :
       - bản chất của pháp luật là
 : + Tính giai cấp của pháp luật: Pháp luật là sự biểu thị ý chí của giai cấp thống trị, nội dung ý chí đó được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Pháp luật là công cụ thống trị về mặt giai cấp và chính trị trong xã hội. 

+ Giá trị xã hội của pháp luật: Thực tiễn chỉ ra rằng các quy phạm pháp luật là kết quả của sự "chọn lọc tự nhiên" trong xã hội. Xã hội, thông qua nhà nước, ghi nhận những cách sử sự "hợp lí", "khách quan", nghĩa là những cách xử sự được số đông chấp nhận, phù hợp với lợi ích của số đông trong xã hội. Cách xử sự này được nhà nước thể chế hoá thành những quy phạm pháp luật. 

+ Tính dân tộc: Pháp luật được người dân chấp nhận là của mình thì nó phải được xây dựng trên nền tảng dân tộc, thấm nhuần tính dân tộc. Nó phản ánh được những phong tục, tập quán, đặc điểm lịch sử, điều kiện địa lí và trình độ văn minh, văn hoá dân tộc. 

+ Tính mở: Pháp luật phải là hệ thống pháp luật mở, sẵn sàng tiếp nhận những thành tựu của nền văn minh, văn hoá pháp lí của nhân loại làm giàu cho mình. 


C5 : quy phạm pháp luật là gì ? phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luât ? cho vd và chỉ ra các bộ phận của vppl đó?
        -quy phạm pháp luật là : là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhân. Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ trong xã hội.


       - cấu trúc của quy phạm pháp luật : _Giả định: là một bộ phận của qui phạm Pháp luật. Trong đó nêu lên những điều kiện, hoàn cảnh, địa điểm, không gian, thời gian, những tình huống, khả năng mà những chủ thể sẽ xảy ra trong thực tiễn cuộc sống.

VD: - Mọi cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh thì phải nộp thuế.

“ Mọi cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh” là bộ phận giả định.

Giả định là 1 bộ phận ko thể thiếu của 1 quy phạm pháp luật. Vì nếu thiếu bộ phận này thì chúng ta ko thể xác định được chủ thể nào, trong tình huống nào, điều kiện hoàn cảnh nào sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

_Quy định: là một bộ phận của qui phạm Pháp luật, trong đó nêu lên cách xử sự mà Nhà nước đặt ra đối với các chủ thể khi các chủ thể rơi vào điều kiện, hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của qui phạm Pháp luật.

VD: - Mọi cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh thì phải nộp thuế.

“ phải nộp thuế” là bộ phận qui định.

Bộ phận quy định là 1 bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và ko thể thiếu trong 1 quy phạm pháp luật. Bởi lẽ nếu thiếu bộ phận này thì các chủ thể ko thể biết được những đòi hỏi của nhà nước đối với mình khi mình rơi vào điều kiện hoàn cảnh đã được pháp luật dự liệu.

_Chế tài: là một bộ phận của qui phạm Pháp luật, trong đó nêu lên các biện pháp mà Nhà nước dự kiến sẽ tác động lên các chủ thể khi chủ thể đó không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với cách xử sự mà đã được ghi trong qui định của qui phạm Pháp luật.

VD: Người nào thực hiện hành vi giết người thì bị phạt tù từ A năm đến B năm.

“ bị phạt tù từ A năm đến B năm” là bộ phận chế tài.
C6 : Quan hệ pháp luật là gì ? phân tích cấu trúc của
       - Quan hệ pháp luật là : là quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật điều chỉnh. Nó làm cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đó được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó được nhà nước đảm bảo thực hiện.
       - cấu trúc của quan hệ pháp luật : - Chủ thể của quan hệ pháp luật

- Nội dung của quan hệ pháp luật

- Khách thể của quan hệ pháp luật

- Người là cá nhân có thể là công dân nước ta hoặc cũng có thể là người nước ngoài đang cư trú ở

nước ta muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật. Trong một số quan hệ pháp luật, còn đòi

hỏi một người trở thành chủ thể phải là người có trình độ văn hóa, chuyên môn nhất định,…

VD: Muốn trở thành chủ thể của quan hệ lao động trong việc sản xuất, dịch vụ về thực phẩm đòi

hỏi người đó không mắc bệnh truyền nhiễm.

- Đối với tổ chức, muốn trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật về kinh tế đòi hỏi tổ chức đó

phải được thành lập một cách hợp pháp và có tài sản riêng để hưởng quyền và làm nghĩa vụ về tài

sản trong quan hệ pháp luật về kinh tế.

- Bao gồm quyền và nghĩa vụ của chủ thể :

+ Quyền của chủ thể là khả năng được hành động trong khuôn khổ do quy phạm pháp luật xác

định trước.

+ Quyền của chủ thể là khả năng yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ của họ

VD: quyền của chủ thể bên kia trả tiền đúng ngày giờ theo quy định của hợp đồng cho vay.

+ Quyền của chủ thể là khả năng yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp

cưỡng chế đối với bên kia để họ thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp quyền của mình bị chủ thể

bên kia vi phạm.

VD: như ví dụ trên, nếu bên vay không trả tiền đúng hạn, người cho vay có thể yêu cầu tòa án

giải quyết.

- Nghĩa vụ pháp lý là sự bắt buộc phải có những xử sự nhất định do quy phạm pháp luật quy định.

- Sự bắt buộc phải có xử sự bắt buộc nhằm thục hiện quyền cua chủ thể bên kia.

- Trong trường hợp này chủ thể không thực hiện nghĩa vụ pháp lý,nhà nước đảm bảo bằng sự

cưỡng chế.

VD : một công dân nào đó đến ngã tư gặp đèn đỏ mà vẫn qua đường thì bị công an phạt – nghĩa

vụ pháp lý trong trường hợp này là phải dừng lại không sang ngang nếu vẫn sang ngang thì sẽ bị

xử lý hành chính.

- Khách thể của quan hệ pháp luật là cái mà các chủ thể của quan hệ đó hướng tới để tác động.

- Các chủ thể trong quan hệ pháp luật thông qua hành vi của mình hướng tới các đối tượng vật

chất, tinh thần, hoặc thục hiện các chính trị như ứng cử bầu cử,…

- Đối tượng mà hình vi các chủ thể trong quan hệ pháp luật thường hướng tới để tác động có thé

là lợi ích vật chất, giá trị tinh thần hoặc lợi ích chính trị

       - vd :
C7 : Vi phạm pháp luật là gì ? trình bày dấu hiêu của vi pham pháp luật đó ?
       - Vi phạm pháp luật là :  là hành vi trái luật và có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
       - dấu hiêu của vi pham pháp luật : + Vi phạm pháp luật là hành vi ( biểu hiện ra bên ngoài, ra thế giới khách quan), nó có thể tồn tại dưới dạng hành động, không hành động. Mọi suy nghĩ của con người không bao giờ được coi là vi phạm pháp luật.

+ Vi phạm pháp luật là hành vi phải trái với yêu cầu cụ thể của pháp luật.

Biểu hiện: -Làm những gì pháp luật cấm

-Không làm những gì mà pháp luật yêu cầu.

-Sử dụng quyền mà pháp luật trao nhưng vượt quá giới hạn.

Đây là hành vi mà chủ thể không xử sự hoặc xử sự không đúng với yêu cầu của pháp luật.

+ Có lỗi của người vi phạm. (Lỗi là khả năng nhận thức và là trạng thái tâm lý của chủ thể về hành vi và hậu quả của hành vi trái pháp luật). 1 hành vi trái luật chỉ được coi là vi phạm pháp luật khi có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó.

+ Hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể có năng lực hành vi.

-->Tóm lại, một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật khi hành vi đó phải đáp ứng được đầy đủ 4 dấu hiệu trên.


C8 : Phân tích các yếu tố cấu thành nên VPPL ?
       - các yếu tố cấu thành nên VPPL : _Mặt chủ quan: được hiểu là những yếu tố bên trong của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Bao gồm lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý do quá tự tin. lỗi vô ý do cẩu thả.

_Mặt khách quan: gồm các dấu hiêu hành vi trái pháp luật, hậu quả, quan hệ nhân quả, địa điểm , thời gian, phương tiện vi phạm

_Chủ thể của vi phạm pháp luật phải có năng lực hành vi.

_Khách thể: là quan hệ xã hội bị xâm hại. Tính chất của khách thể là tiêu chí quan trọng để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi.


C9 : Lỗi là gì ? phân tích các lỗi của vi pháp luật ? vd ?
       - Lỗi là :Lỗi là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý hoặc vô ý.


       - các lỗi của vi pháp luật : Lỗi gồm 2 loại: cố ý và vô ý.

Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

Cố ý trực tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

Cố ý gián tiếp là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Lỗi vô ý cũng gồm 2 loại: vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

Vô ý vì cẩu thả là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.

Vô ý vì quá tự tin là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.


       -vd
C10 : Vi phạm hành chính là gì ? trình bày các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của luật xử lí vi phạm hành chính 2013.
       -: Vi phạm hành chính là : hành vi do cá nhân tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
       - các biện pháp xử phạt :
C11 : Quyền sỏ hữu là gì ? trình bày các nội dung cơ bản của quyền sở hữu ?
       -: Quyền sỏ hữu là : chỉ tổng hợp các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.
      - nội dung: Thứ nhất là quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình. Trong trường hợp chủ sở hữu của mình. Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản của mình thì chủ sở hữu thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản. Việc chiếm hữu của chủ sở hữu là chiếm hữu có căn cứ pháp luật bị hạn chế giai đoạn thời gian.
Quyền chiếm hữu bao gồm hai loại: 
Chiếm hữu  có căn cứ pháp luật (chiếm hữu hợp pháp) dựa trên các căn cứ sau: Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; Chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản trong phạm vi uỷ quyền; Được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua các giao dịch dân sự phù hợp với ý chí của chủ sở hữu (người đang chiếm hữu  hợp pháp chỉ được sử dụng hoặc chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý); Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật qui định; Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định và các trường hợp khác do pháp luật quy định. Chẳng hạn Điều 242 qui định: ”Người bắt được gia súc bị thất lạc  phải nuôi giữ và báo cho UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại“. Trong thời gian chủ sở hữu chưa đến nhận lại thì là chiếm hữu hợp pháp.
Đối với chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật (chiếm hữu bất hợp pháp). Chiếm hữu bất hợp pháp là bị chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật nên không được pháp luật thừa nhận.
 Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là hợp người chiến hữu không biết và không thể biết mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật.
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình đó là trường hợp người chiếm hữu biết hoặc pháp luật buộc phải biết là mình chiếm hữu không dựa trên cơ sở pháp luật.
Việc xác định chiếm hữu ngay tình hay không ngay tình thực trên hết sức khó khăn, do vậy phải dựa vào nhiều yếu tố: trình độ nhận thức, thời gian, địa điểm, giá trị tài sản,...Việc phân biệt này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó là: trong trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì nếu chiếm giữ liên tục, công khai một thời hạn do luật định, hết thời hạn đó có thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó. Ngoài ra, người chiếm hữu còn có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Ngược lại, người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình thì trong mọi trường hợp phải trả lại tài sản kể cả hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác công dụng của tài sản, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Thứ hai, quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, nghĩa là chủ sở hữu có quyền khai thác giá trị tài sản theo ý chí của mình bằng những cách thức khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất tinh thần của bản thân miễn là không gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Cũng như quyền chiếm hữu, quyền sử dụng không chỉ thuộc về chủ sở hữu tài sản mà còn thuộc về những người không phải chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu giao quyền hoặc theo qui định của pháp luật (người mượn tài sản, thuê tài sản thông qua các hợp đồng dân sự,...).
Ngoài ra, pháp luật còn qui định người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo qui định pháp luật. Bởi lẽ, những người này họ hoàn toàn không biết mình đang chiếm hữu tài sản mà không có căn cứ luật định.
Thứ ba, quyền định đoạt theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Dân sự “Quyền định đoạt là quyền  chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc bỏ quyền sở hữu đó“. Như vậy chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt của mình thông qua việc quyết định “số phận“ pháp lý hoặc “số phận“ thực tế của tài sản. Người không phải chủ sở hữu cũng có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
Định đoạt “số phận“ pháp lý tài sản: tức là chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua các giao dịch dân sự như: ký kết hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho tài sản...
Định đoạt “số phận“ thực tế của tài sản: chủ sở hữu bằng hành vi của mình làm cho tài sản không còn trong thực tế như sử dụng hết hoặc tiêu huỷ tài sản. Tuy nhiên, đối với một số loại tài sản thì khi thực hiện quyền định đoạt phải tuân theo những qui định khác của pháp luật. Theo qui định của pháp luật chủ sở hữu có thể tự mình thực hiện quyền định đoạt hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền định đoạt tài sản (thông qua việc bán đại lý hàng hoá). Để thực hiện quyền định đoạt thì chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu uỷ quyền phải đảm bảo năng lực chủ thể theo qui định của pháp luật, chẳng hạn lập di chúc hoặc bán nhà thì nguyên tắc phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi để tránh tình trạng bị lừa dối hay bị cưỡng ép,...
Quyền định đoạt của chủ sở hữu bị hạn chế trong một số trường hợp sau:
Chỉ trong trường hợp do pháp luật quy định. Quy định này nhằm mục đích ngăn chặn các cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền đặt ra các quy định hạn chế quyền định đoạt của các chủ thể trái với Hiến pháp và luật.
Khi tài sản đem bán là di tích lịch sử, văn hoá  thì Nhà nước Việt Nam có quyền ưu tiên mua.
Trong trường hợp pháp luật qui định quyền ưu tiên mua cho cá nhân, pháp nhân hay chủ thể khác đối với một tài sản nhất định thì khi bán tài sản đó chủ sở hữu phải giành quyền ưu tiên mua cho các chủ thể  đó (bán nhà đang cho thuê, bán tài sản chung của nhiều người).
Từng quyền năng trong nội dung quyền sở hữu có thể do chủ sở hữu hoặc người không phải chủ sở hữu thực hiện, nhưng việc thực hiện không mang tính độc lập mà phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu, chỉ có chủ sở hữu mới có quyền thực hiện một cách độc lập không phụ thuộc vào người khác. Cả ba quyền trên tạo thành một thể thống nhất trong nội dung quyền sở hữu, có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng mỗi quyền năng lại mang một ý nghĩa khác nhau.
C12 : có mấy loại thừa kế ?

C13 : Tội phạm là gì ? trình bày dấu hiệu tội phạm và phân loại tội phạm ? 
      - Tội phạm là “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”

 “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”.

Việc các nhà làm luật đưa ra các quy định để xác định một tội phạm thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù) và tội đặc biệt nghiêm trọng (có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình), theo chúng tôi là đầy đủ, rõ ràng và chính xác.

      - dấu hiệu tội phạm : + Hành vi của tội phạm là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội. 
Biểu hiện về mặt khách quan: Gây thiệt hại cho xã hội , hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quanhệ xã hội ở mức độ đáng kể.
Tội phạm nguy hiểm có tính khách quan: Phụ thuộc vào công cụ, phương tiện gây án, cách thức phạm tội tiến hành, cường độ thực hiện hành vi
Cơ sở đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội: quan hệ xã hội bị xâm hại, hậu quả mà tội phạm đã gây ra, Tính chất mức độ lỗi
+ Tính có lỗi của tội phạm: Nhận thức được hành vi nguy hiểm hay không nguy hiểm , gây thiệt hại hay không thiệt hại, khả năng gây thiệt hại như thế nào... nhưng vẫn thực hiện.
+ Tính trái pháp luật hình sự: Mọi hành vi phải được BLHS quy định là tội phạm thì mới là tội phạm.
+ Tính chịu hình phạt: Hành vi tội phạm thì hành vi đó luôn chứa đựng khả năng bị áp dụng hình phạt.
       - phân loại tội phạm :
C14 : Kết hôn là gì ? trình bày các điều kiện kết hôn ?
       - Kết hôn là : việc xác lapaj quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về đk kh và đăng kí kế hôn
       - Điều kiện kết hôn : 1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết:
+cấm kết hôn với những người có vợ hoặc chồng
+cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn
+cấm nguoi cung dong máu trực hệ,nhung người có họ thích thuộc kết hôn với nhau
+cấm kết hôn giữa người cùng giới tính
4. Phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy đinh của pháp luật
C15 : trình bày các đặc trưng của doanh nghiệp ?
        - các đặc trưng của doanh nghiệp : - Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn và trực tiếp thành lập.
+ Doanh nghiệp Nhà nước đều do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập khi thấy việc thành lập Doanh nghiệp là cần thiết. Việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước dựa trên nguyên tắc chỉ thành lập theo những ngành, lĩnh vực then chốt, xương sống của nền kinh tế dựa trên những đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế thời điểm dó và chủ trương của Đảng và ngành nghề lĩnh vực đó.
+Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu từ vốn nên nó thuộc sở hữu Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp Nhà nước là một bộ phận của tài sản Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước sau khi được thành lập là một chủ thể kinh doanh, tuy nhiên chủ thể kinh doanh này không có quyền sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp mà chỉ là người quản lý tài sản và kinh doanh trên cơ sở sở hữu của Nhà nước. Nhà nước giao vốn cho doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn mà Nhà nước giao.
- Doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước tổ chức quản lý và hoạt động theo mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao.
+ Nhà nước quản lý doanh nghiệp Nhà nước thông qua cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Chính phủ. Bao gồm những nội dung sau:
•        Nhà nước quy định mô hình cơ cấu tổ chức quản lý trong từng loại doanh nghiệp Nhà nước phù hợp với quy mô của nó.
•        Những quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp Nhà nước như hội đồng quản trị, Tổng giám đốc...
•        Những quy định thẩm quyền trình tự thủ tục của việc bổ nhiệm miễn nhiệm khen thưởng kỷ luật các chức vụ quan trọng của doanh nghiệp như chủ tịch Hội đồng quản trị.
+ Hoạt động của doanh nghiệp chịu sự chi phối của nhà nước về mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao.
Nếu Nhà nước giao cho doanh nghiệp Nhà nước nào thực hiện hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp Nhà nước nào được giao thực hiện hoạt động công tích thì doanh nghiệp Nhà nước đó phải thực hiện hoạt động công ích nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội.
- Doanh nghiệp Nhà nước là một pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi số vốn Nhà nước giao.
C16 : khái niệm và đặc trưng của hợp đồng lao động ?
- Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
-dd:Hợp đồng lao động có sự phụ thuộc pháp lý của Người lao động với Người sử dụng lao động.

Đây là đặc trưng được coi là tiêu biểu nhất của HĐLĐ mà các hệ thống pháp luật khác nhau nên thừa nhận. Khi tham gia quan hệ HĐLĐ, mỗi NLĐ thực hiện các nghĩa vụ có tính cá nhân, đơn lẻ nhưng lao động ở đây là lao động mang tính xã hội hóa, vì thế hiệu quả cuối cùng lại phụ thuộc vào sự phối hợp của cả tập thể, của tất cả các quan hệ lao động. Vì vậy, cần thiết phải có sự thống nhất, liên kết, điều phối bằng các yêu cầu, đòi hỏi, rằng buộc, mệnh lệnh… của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Đối tuợng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công.

Mặc dù HĐLĐ là một loại quan hệ mua bán đặc biệt. Một trong những khía cạnh đặc biệt của quan hệ này thể hiện ở chỗ hàng hóa mang trao đổi – sức lao động, luôn tồn tại gắn liền với cơ thể NLĐ. Do đó, khi NSDLĐ mua hàng hóa sức lao động thì cái mà họ được “ sở hữu” đó là một quá trình lao động biểu thị thông qua thời gian làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ, ý thức…. của NLĐ và để thực hiện được những yêu cầu nói trên, NLĐ phải cung ứng sức lao động từ thể lực và trí lực của chính mình biểu thị qua những thời gian đã được xác định ( ngày làm việc, tuần làm việc…). Như vậy, lao động được mua bán trên thị trường không phải là lao động trừu tượng mà là lao động cụ thể, lao động thể hiện thành việc làm

Hợp đồng lao động do đích danh người lao động thực hiện.

Đặc trưng này xuất phát từ bản chất của quan hệ HĐLĐ. HĐLĐ thường được thực hiện trong môi trường xã hội hóa, có tính chuyên môn hóa và hợp tác hóa rất cao, vì vậy, khi NSDLĐ thuê mướn NLĐ người ta không chỉ quan tâm tới đạo đức, ý thức, phẩm chất … tức nhân thân của NLĐ. Do đó, NLĐ phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, không được chuyển dịch vụ cho người thứ ba.

Trong hợp đồng lao động có sự thỏa thuận của các bên thường bị khống chế bới những giới hạn pháp lý nhất định.

Đặc trưng này của HĐLĐ xuất phát từ nhu cầu cần bảo vệ, duy trì và phát triển sức lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường không chỉ với tư cách là các quyền cơ bản của công dân mà còn có ý nghĩa xã hội đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Mặt khác, HĐLĐ có quan hệ tới nhân cách của NLĐ, do đó quá trình thỏa thuận, thực hiện HĐLĐ không thể tách rời với việc bảo vệ và tôn trọng của nhân cách NLĐ.

Hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong thời gian nhất định hay vô định.

Thời hạn của hợp đồng có thể được xác định rõ từ ngày có hiệu lực tới một thời điểm nào đó, xem cũng có thể không xác định trước thời hạn kết thúc. Ở đây, các bên – đặc biệt là người lao động không có quyền lựa chọn hay làm việc theo ý chí chủ quan của mình mà công việc phải được thi hành tuần tự theo thời gian đã được người sử dụng lao động xác định ( ngày làm việc, tuần làm việc).


            
 


                                                         
               

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro