Untitled Part 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Lí thuyết 4 điểm

Câu 1: Phân tích các điều kiện thành lập doanh nghiệp

Để xác định là một doanh nghiệp tồn tai hợp pháp, có đủ tư cách pháp lí trên thị trường thì trong việc thành lập, những người chủ doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp kể từ khi gia nhập cho đến khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản giải thể. Các điều kiện bao gồm:

-điều kiện về tài sản

-điều kiện về nghành nghề kinh doanh

-điều kiện về tên,địa chỉ doanh nghiệp

-điều kiện về tư cách pháp lí của chủ sở hữu, quản lí và góp vốn vào doanh nghiệp

-đảm bảo số lượng thành viên, cơ chế quản lí hoạt động của doanh nghiệp

1. Điều kiện về tài sản:

Người thành lập doanh nghiệp phải đăng kí tài sản đầu tư vào kinh doanh và gọi chung là vốn đăng kí kinh doanh

Số tài sản được ghi trong điều lệ công ty gọi là vốn điều lệ, đối với doanh nghiệp tư nhân được gọi là vốn đầu tư

Đăng kí tài sản khi thành lập doanh nghiệp là điều kiện băt buộc đối với mọi doanh nghiệp; doanh nghiệp phải đăng kí chung thực tài sản đầu tư vào kinh doanh

Bất động sản

Động sản

Tài sản đầu tư bao gồm:

Tài sản hữu hình

Tài sản vô hình

Hoặc

Mức độ tài sản đầu tư khi thành lập doanh nghiệp tùy thuộc vào điều kiện của chủ doanh nghiệp

Hiện nay pháp luật Việt Nam phân chia mức tài sản thành ngành nghề có vốn pháp định và nghành nghề không có vốn pháp định

Phần lớn nghành nghề trong nền kinh tế nước ta đều tuộc ngành nghề không có vốn pháp định nên chủ doanh nghiệp tự quyết định mức vốn đầu tư

2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:

Nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm.

Hiện nay,ngành nghề ở Việt Nam chia thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Bị cấm kinh doanh- gây thiệt hại đến an ninh quốc phòng

Nhóm 2: Kinh doanh có điều kiện về vốn hoặc chứng chỉ hành nghề

Nhóm 3: Kinh doanh được khuyến khích

3. Điều kiện về tên; địa chỉ doanh nghiệp:

Doanh nghiệp được chủ động đặt tên nhưng phải theo luật:

phải có ít nhất 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng

doanh nghiệp có thể đăng kí sử dụng tên bằng tiếng nước ngoài nhưng khổ chữ phải nhỏ hơn tên viết bằng tiếng Việt

doanh nghiệp có thể sử dụng tên viết tắt từ tiếng việt hoặc tiếng nước ngoài

Mỗi doanh nghiệp phải đăng kí một trụ sở chính; trụ sở chính phải ở trên lãnh thổ Việt Nam và có địa chỉ xác định rõ ràng

Ngoài trụ sở chính; doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở trong nước và nước ngoài

4. Điều kiện về tư cách pháp lí cuả người thành lập và quản lí doanh nghiệp:

Mọi tổ chức cá nhân đều được thành lập và quản lí doanh nghiệp trừ những đối tượng bị hạn chế trong Luật doanh nghiệp 2005

5. Doanh nghiệp phải đảm bảo số lượng thành viên và cơ chế quản lí điều hành hoạt động của công ty:

DN phải xác định và đăng kí người đại diện theo quy định của pháp luật

DN phải đảm bảo sô lượng thành viên tối thiểu và không vượt quá sô lượng thành viên tối đa hoặc cả 2 theo quy định pháp luật đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, nếu cty không đủ số lượng thành viên trong thời gian 6 tháng liên tục thì bắt buộc phải giải thể hoặc thay đổi hình thức kinh doanh

Cơ chế quản lí được ghi trong điều lệ công ty

ð DN thỏa mãn cả 5 điều kiện trên được ghi nhận trong giấy chứng nhận Đăng kí Kinh Doanh

Câu 2: Phân tích sự giống và khác nhau giữa công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty Cổ phần

Cty Cổ phần

Cty TNHH 2 thành viên trở lên

Chủ thể

Tố chức, cá nhân

Tổ chức, cá nhân

Số lượng thành viên

Tối thiểu là 3

Không giới hạn số lượng tối đa

Tối thiểu là 2

Tối đa là 50

Trách nhiệm

Chịu trách nhiệm hữu hạn

Chịu trách nhiệm hữu hạn

Huy động vốn

Công ty có quyền phát hành cổ phiếu để huy đông vốn

Ko được phát hành chứng khoán nhưng được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật

Chuyển nhượng vốn

Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng vốn cổ phần của mình cho người khác trừ các trường hợp sau:

-cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhương cổ phần đó trong 3 năm đầu

-Cổ phần của cổ đông sang lập trong 3 năm đầu bị hạn chế chuyển nhượng

Không thể tự do chuyển nhương phần vốn góp của mình mà phải chào bán trong công ty, nếu các thành viên trong công ty không mua hết thì được chào bán cho người ngoài

Câu 3:Phân tích sự giống và khác nhau giữa DNTN và Cty TNHH 1 TV

DN tư nhân

Cty TNHH 1 TV

Chủ thể

Cá nhân

Cá nhân hoặc tổ chức

Số lượng tv

1

1

Tài sản

Chủ dn sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình để đầu tư thành lập doanh nghiệp

Không có sự tách bạch giữa tài sản của chủ sở hữu và tài sản của doanh nghiệp

Chủ sở hữu dn đăng kí trung thực mức vốn đầu tư vào kinh doanh tạo thành vốn điều lệ của công ty, vốn điều lệ này là tài sản riêng của công ty tách biệt hoàn toàn với tài sản riêng của chủ sở hữu

Trách nhiệm

Vô hạn

Hữu hạn

Tư cách pháp lí

Không có tư cách pháp nhân

Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy CNĐKKD

Huy động vốn

Không được phát hành chứng khoán

Được phát hành trái phiếu

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật nhàm thực hiện các hoạt động kinh doanh

Câu 4: Phân tích đặc điểm của công ty hợp danh? Phân biệt thành viên hợp danh với thành viên góp vốn cuả công ty hợp danh?

Thành viên: có 2 loại thành viên với địa vị pháp lí khác nhau

Thành viên hợp danh

Thành viên góp vốn

HD

GV

Chủ thể

Cá nhân

Cá nhân hoặc tổ chức

Số lượng

Tối thiểu là 2 tv

Không bắt buộc

Yêu cầu chuyên môn

Không bắt buộc

Trách nhiệm về tài sản

Vô hạn

Hữu hạn

Chuyển nhượng vốn

Phải được sự đồng ý của các thành viên hợp danh khác

Tự do

Hoạt động đại diện cho công ty trong các giao dịch pháp lí: mọi thành viên hợp danh đều cso quyền đại diện cho công ty, sử dụng con dấu, tham gia các quan hệ pháp luật nhân danh công ty

Câu 5: so sánh tố tụng trọng tài và tố tụng tòa án trong giải quyết tranh chấp trong kinh doanh?

Tố tụng TTTM

Tố tụng TA

Khái niệm

Là phương thức giải quyết tranh chấp lựa chọn theo đó các bên đưa ra vụ tranh chấp tới trọng tài viên, và quyết định trọng tài có tính chất bắt buộc đối với các thành viên

Xử dụng cơ quan xét xử là tòa án để giải quyết tranh chấp bằng pháp luật

Chủ thể giải quyết tranh chấp

Trung tâm trọng tài

Tòa án

Điều kiện

Có thỏa thuận giữa 2 bên tranh chấp

Không rơi vào trường hợp trọng tài vô hiệu

Khi có lỗi xảy ra và 2 bên không có thỏa thuận trọng tài

Thẩm quyền

Tranh chấp phát sinh từ hđ thương mại

Tranh chấp phát sinh giữa các bên mà có ít nhất một bên có thỏa thuận trọng tài

Tranh chấp giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài

Thẩm quyền vụ việc

Tharm quyền cấp tòa án

Thẩm quyền theo lãnh thổ

Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Tính công khai

Không công khai trừ khi có thỏa thuận khác

Công khai

Hiệu lực

Phán quyết chung thẩm có hiệu lực ngay lập tức

Có thể kháng cáo

Thời gian

Do các bên tự quyết định

Theo pháp luật

Văn bản pháp luật áp dụng

Luật TTTM

Luật Tố tụng Dân sự

Câu 6: Phân biệt phá sản và giải thể

Phá sản

Giải thể

Lí do

Dn mất khả năng thanh toán

Kết thúc thời hạn hoạt động mà không được gia hạn

Cty không đủ số lượng thành viên trong 6 tháng liên tục

Dn bị thu hôi giấy phép kinh doanh

Do quyết định của chủ sở hữu dn

Thủ tục

Thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Thời gián kéo dài và tốn kém

Thủ tục hành chính do chủ sở hữu dn tiến hành

Tốn ít thời gian và chi phí hơn giải quyết phá sản

Hậu quả pháp lí

Doanh nghiệp vân có thể tiếp tục hoạt động nếu có người đứng ra mua lại toàn bộ đoanh nghiệp

Chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của doanh nghiệp(xóa cmn tên trong sổ đkkd J)

Thái độ của nhà nước đối với người quản lí điều hành doanh nghiệp

Người quản lí điều hành doanh nghiệp tuyên bố phá sản bị cấm làm các công việc tương tự trong một thời gian nhất định

Không bị hạn chế

Câu 7:Phân tích vai trò của pháp luật phá sản

Pháp luật phá sản đảm bảo các yêu cầu sau

1. Đảm bảo việc đòi nợ của các chủ nợ được công bằng trật tự

Mục đích chính của pháp luật phá sản là thay thế cơ chế xiết nợ theo kiểu mạnh ai nấy được bằng một cơ chế đòi nợ tập thể, công bằng và trật tự

Tài sản của doanh nghiệp mắc nợ sẽ được tối đa hóa và được đem thanh toán một cách công bằng cho các chủ nợ. Như vậy, thông qua pháp luật về phá sản, các chủ nợ sẽ được tham gia vào quá trình thu hồi; phát mại tài sản của doanh nghiệp để tối đa hóa tài sản phá sản của doanh nghiệp

Tài sản này sẽ được đem phân chia một cách công bằng cho các chủ nợ, tránh tình trạng chủ nợ đến trước được hưởng nhiều, chủ nợ đến sau hoặc không có mối quan hệ riêng với con nợ thì không được thanh toán

2. Giải phóng con nợ và tạo cho con nợ khởi đầu mới

Việc giải quyết phá sản phải giải phóng con nợ khổi gánh nặng nợ nần mà họ không thể tự giải quyết được và trên cơ sở đó tạo điều kiện cho họ có được sự khởi đầu mới. con nợ chỉ được giải phóng khỏi các khoản nợ khi không có hành vi gian trá trong nguyên nhân dẫn tơi phá sản. Cùng với chế độ TNHH pháp luật về phá sản tạo niềm tin về sự an toàn cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường

3. Bảo vệ quyền lợi người lao động

Người lao động là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất từ việc phá sản doanh nghiệp. Họ bị mất đi công việc, thậm chí không được thanh toán lương mà doanh nghiệp nợ họ. Vì vậy, pháp luật phá sản phải đảm bảo quyền yêu cầu tuyên bố phá sản cảu người lao động, quyền tham gia các hoạt động phục hồi, thanh lí tài sản cũng như quyền được ưu tiên thanh toán trước các chủ nợ khác


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro