Nêu các qui định của PL về kinh doanh du lịch lữ hành

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

*  Bao Gồm: Kinh doanh lữ hành nội địa và Kinh doanh lữ hành quốc tế

*  Kinh doanh lữ hành nội địa

-  Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa:  Các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh lữ hành nội địa phải thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

+  Đơn đề nghị đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa, ghi rõ tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện

+  Lựa chọn ngành nghề kinh doanh du lịch, đăng ký một hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh du lịch. 

+  Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

+  Có phương án kinh doanh lữ hành nội địa theo mẫu qui định, có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.

+  Nộp tiền ký quỹ 50.000.000 đồng Việt Nam 

-  Điều kiện của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa :

+  Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất ba năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.

+  Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực sau: 

ü Quản lý hoạt động lữ hành; 

ü Hướng dẫn du lịch; 

ü Quảng bá, xúc tiến du lịch; 

ü Xây dựng và điều hành chương trình du lịch; 

ü Nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.

+  Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận thời gian người đó làm việc trong lĩnh vực lữ hành.

+  Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành là giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp lữ hành hoặc người đứng đầu đơn vị trực thuộc doanh nghiệp lữ hành chuyên kinh doanh lữ hành. Phải kê khai thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành theo mẫu quy định.

+  Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo qui định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

-  Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành nội địa

+  Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành nội địa (Đ39-LDL)

ü Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch.

ü Được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp.

ü Tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch.

ü Tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và nước ngoài.

ü Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa có quyền xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.

+  Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch (Đ40-LDL)

ü Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa theo quy định của pháp luật. 

ü Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có giấy phép.

ü Thông báo bằng văn bản thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh cho Sở Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc khi có thay đổi nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch. 

ü Có trách nhiệm thông tin rõ ràng, công khai trung thực số lượng, chất lượng giá cả, hàng hoá cung cấp cho khách hàng, thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết với khách và bồi thường thiệt hại cho khách do lỗi của mình gây ra.

ü Lập sổ theo dõi khách, hồ sơ quản lý khách theo hướng dẫn.

ü Phải có phương án, biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho khách du lịch. Thông báo trước cho khách du lịch những nơi có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của khách; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể sảy ra với khách du lịch.

ü Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế và không phải xin giấy phép kinh doanh.

ü Quy định rõ phạm vi, chức năng hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, có quy chế quản lý các chi nhánh, văn phòng đại diện và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.

ü Chỉ được ký hợp đồng đại lý với đại lý lữ hành để bán chương trình du lịch cho khách du lịch, không được uỷ thác cho đại lý lữ hành tổ chức thực hiện chương trình du lịch đã bán.

ü Có trách nhiệm mua bảo hiểm cho khách du lịch nội địa trong thời gian thực hiện chương trình du lịch khi khách có yêu cầu.

ü Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch khi khách có yêu cầu và chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách theo hợp đồng với doanh nghiệp.

ü Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, các quy định của Nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc, quy chế nơi đến du lịch;

ü Có trách nhiệm quản lý khách theo chương trình du lịch đã bán cho khách, không được đưa khách đến khu vực cấm, không được để khách lợi dụng hoạt động du lịch xâm hại đến an ninh quốc gia,

ü Đăng ký mã số thuế, kê khai nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật.

ü Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ sáu tháng và hàng năm về kết quả kinh doanh lữ hành cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính  và các chế độ về thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật.

*  Kinh doanh lữ hành quốc tế

-  Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế

+  Kinh doanh lữ hành là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+  Đối với kinh doanh lữ hành quốc tế phải xin cấp giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp. 

+  Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế theo phạm vi kinh doanh:

ü Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

ü Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;

ü Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

+  Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành

+  Tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ là 250.000.000 đồng Việt Nam. Tiền ký quỹ được sử dụng để bồi thường cho khách du lịch trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng đối với khách du lịch; giải quyết các rủi ro đối với khách du lịch không phải mua bảo hiểm du lịch. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về tiền ký quỹ sau khi thống nhất với Bộ Tài chính và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương.

-  Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế gồm:

+  Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế theo mẫu qui định

+  Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 

+  Phương án kinh doanh lữ hành quốc tế theo mẫu 

+  Chương trình du lịch cho khách quốc tế,

+  Bản sao hợp lệ các giấy tờ quy định

+  Giấy chứng nhận ký quỹ của ngân hàng, tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ 

+  Giấy chứng nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. 

+  Thẻ hướng dẫn viên và hợp đồng lao động dài hạn của hướng dẫn viên; có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. 

+  Việc thu, nộp lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

-  Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

+  Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

+  Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định hồ sơ và gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương để xem xét, cấp giấy phép; trường hợp không đủ tiêu chuẩn để đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho doanh nghiệp biết;

+  Tổng cục Du lịch công bố thủ tục cấp phép theo hướng đơn giản, thuận tiện, không gây phiền hà, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện việc cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. 

-  Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế: Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do Tổng cục du lịch cấp theo mẫu có hiệu lực trên toàn quốc được cấp theo phạm vi kinh doanh, bao gồm:

+  Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

+  Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;

+  Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

-  Cấp lại giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:

+  Trường hợp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bị mất, cháy hoặc tiêu huỷ, doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan công an nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Tổng cục Du lịch trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày phát hiện giấy tờ bị mất, cháy hoặc bị tiêu huỷ.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày khai báo, doanh nghiệp gửi đơn đề nghị Tổng cục Du lịch cấp lại giấy phép kèm theo xác nhận của cơ quan công an về việc đã khai báo, trừ trường hợp giấy phép bị mất mà sau đó được tìm thấy trước khi hết thời hạn gửi đơn đề nghị cấp lại.

+  Trường hợp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bị rách, nát, doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép kèm theo bản gốc giấy phép bị rách, nát đến Tổng cục Du lịch.

+  Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại giấy phép quy định tại điểm a và b khoản này, Tổng cục Du lịch xem xét, cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp.

-  Đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế (Đ49LDL): 

+  Các trường hợp đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:

ü Thay đổi phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế;

ü Thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

ü Thay đổi tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt của doanh nghiệp;

ü Thay đổi loại hình doanh nghiệp.

+  Hồ sơ đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế bao gồm:

ü Đơn đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;

ü Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đã được cấp cho doanh nghiệp;

ü Giấy tờ liên quan đến các nội dung cần thay đổi.

+  Thủ tục đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:

ü Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có sự thay đổi về phạm vi kinh doanh lữ hành quốc tế; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; tên doanh nghiệp, tên giao dịch, tên viết tắt của doanh nghiệp; loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương;

ü Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương có trách nhiệm xem xét, đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh biết.

-  Các trường hợp không được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế:

+  Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh lữ hành trái pháp luật đã bị xử phạt hành chính về hành vi đó trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép;

+  Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thời gian chưa quá mười hai tháng tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép.

-  Thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong các trường hợp sau đây (Đ47LDL)

+  Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;

+  Doanh nghiệp không kinh doanh lữ hành quốc tế trong mười tám tháng liên tục;

+  Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định của Luật du lịch. 

+  Doanh nghiệp có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy phép.

-  Việc thu, nộp lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

-  Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành quốc tế

+  Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành quốc tế

ü Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch.

ü Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. 

ü Được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp.

ü Tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; được đưa vào danh mục quảng bá chung của ngành du lịch.

ü Tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; Tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và nước ngoài.

ü Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có giấy phép.

ü Thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền thời điểm bắt đầu kinh doanh hoặc khi có thay đổi nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch. 

ü Tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh du lịch;

ü Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt nhân sự về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho khách du lịch; 

ü Thông tin rõ ràng, công khai, trung thực số lượng, chất lượng, giá cả các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho khách du lịch; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch; bồi thường thiệt hại cho khách du lịch do lỗi của mình gây ra.

ü Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch. 

ü Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

+  Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành quốc tế

ü Thành lập doanh nghiệp, đăng ký, hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật;

ü Chỉ được sử dụng người có thẻ hướng dẫn viên quốc tế để hướng dẫn khách du lịch là người nước ngoài và phải tuân thủ các quy định về sử dụng lao động; 

ü Thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thay đổi người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành; 

ü Theo dõi, thống kê đầy đủ, đúng số khách du lịch mà doanh nghiệp trực tiếp thực hiện dịch vụ du lịch;

ü Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật.

ü Bảo đảm các điều kiện và quyền lợi của khách du lịch theo đúng nội dung đã ký kết;

ü Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 

+  Ngoài những quyền và nghĩa vụ trên, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế còn có các quyền và nghĩa vụ sau:

ü Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam:

Ø Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch nội địa;

Ø Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan; 

Ø Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật và các quy định của Nhà nước Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc; quy chế nơi đến du lịch;

Ø Sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp.

ü Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài:

Ø Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch ra nước ngoài và khách du lịch nội địa; 

Ø Phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch;

Ø Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan; 

Ø Chấp hành, phổ biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật và các quy định của nước đến du lịch;

Ø Có trách nhiệm quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã ký với khách du lịch.

*  Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành

-  Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

-  Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đáp ứng các điều kiện sau đây

-  Đăng ký kinh doanh đại lý lữ hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền;

-  Có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.

+  Hợp đồng đại lý lữ hành( đ54- LDL)

1. Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 53 của Luật này. 

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng đại lý lữ hành bao gồm:

a) Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý;

b) Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý;

c) Mức hoa hồng đại lý; thời điểm thanh toán giữa bên giao đại lý và bên nhận đại lý;

d) Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý.

+  Trách nhiệm của bên giao đại lý lữ hành ( đ55- LDL)

1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành.

2. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán; chịu trách nhiệm với khách du lịch về chương trình du lịch giao cho bên nhận đại lý lữ hành.

3. Hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch.

+  Trách nhiệm của bên nhận đại lý lữ hành ( đ56- LDL)

1. Không được sao chép chương trình du lịch của bên giao đại lý dưới bất kỳ hình thức nào.

2. Lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch.

3. Không được bán chương trình du lịch với giá cao hơn giá của bên giao đại lý.

4. Treo biển đại lý lữ hành ở vị trí dễ nhận biết tại trụ sở đại lý.

5. Thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro