de cuong quy hoach do thi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Khái niệm về qui hoạch đô thị

  Qui hoạch đô thị là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

  Quy hoạch được lập cho các vùng có chức năng tổng hợp hoặc chuyên ngành gồm vùng trọng điểm, vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện, vùng công nghiệp, vùng đô thị lớn, vùng du lịch, nghỉ mát, vùng bảo vệ di sản cảnh quan thiên nhiên và các vùng khác do người có thẩm quyền quyết định.

Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho giai đoạn ngắn hạn là 05 năm, 10 năm; giai đoạn dài hạn là 20 năm và dài hơn.

  Các thành phần trong đô thị: khu công nghiệp, khu kho tang, khu dân dụng,khu giao thông đối ngoại, khu dân cư…

  Trong quá trình đô thi hóa cũng như sự phát triển của các đô thị hiện nay thi môi trường là vấn đề nhức nhối và kho có lời giải nhất, ô nhiễm môi trường luôn diễn ra thường nhật và nóng bỏng tại các nhiều nơi trong đô thị

II. Các vấn đề môi trường gây cấn trong đô thị và biện pháp giải quyết

1. Các vấn đề gây ô nhiễm

a. vấn đề rác thải và việc quản lí chất thải rắn  

  Ở nước ta vấn đề rác thải đã trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, nhất là trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Xử lý rác luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý môi trường, việc chọn công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nhưng hậu quả xấu về môi trường và ít tốn kém luôn là vấn đề bức xúc của các ngành chức năng.

 Theo số liệu quan trắc môi trường, tổng lượng rác thải ước tính bình quân một ngày đêm của cả nước đã tăng từ 25.000 tấn (năm 1999) lên khoảng 30.000 tấn năm 2005, trong đó lượng rác thải công nghiệp chiếm khoảng 20%, phần lớn tập trung tại các KCN ở vùng

 Hiện nay, vấn đề rác thải sinh hoạt đô thị là một vấn nạn tại các nước nghèo và đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong số các nước chưa có đủ kinh phí dành cho việc xử lý rác sinh hoạt triệt để bằng công nghệ hiện đại. Hơn nữa các công nghệ, thiết bị của nước ngoài hiện nay đang được áp dụng tại Việt Nam còn nhiều điểm không thích hợp với việc xử lý rác thải chưa phân loại tại nguồn nên hiệu quả xử lý thấp. kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam (chiếm khoảng 50%).

 

  + Tác động của rác thải

  Rác thải gây ô nhiêm toàn diện đến môi trường sống: đất , nước, không khí…

• Gây hại đến sức khoẻ: Rác thải là thành phần có chất hữu cơ cao là môi trường thuận lợi cho các loài gây bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián qua các vật trung gian có thể phát triển thành dịch

• Ô nhiễm môi trường nước: Rác thải sinh hoạt không được thu gom thải vào kênh, rạch, sông hồ… gây ô nhiêm môi trường nước bởi chính bản thân chúng. Rác nặng lắng lam nghẽn đường giao thông, rác nhẹ làm đục nước, nylon làm giảm diện tích tiếp xúc, giảm DO trong nước, chất thải phân huỷ sẽ gây mùi hôi thối. Nước rõ rỉ từ bãi rác đi vào các nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước, nước nhiễm các kim loại nặng, nồng độ nitrogen, photpho cao chảy vào sông hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt.

• Ô nhiễm không khí: Rác thải khi phân huỷ sinh học từ khi thải ra môi trường đến quá trình phân huỷ trong môi trường hiếu khí, kỵ khí sinh ra nhiều loại khí SO2, CO2, CO, H2S, NH3 … những khí này ảnh hưởng đến môi trường khí nghiêm trọng.

• Ô nhiễm đất: nước rò rỉ trong bãi rác gây ô nhiễm môi trường đất.

  Lượng rác thải phát sinh không ngừng tăng lên, song việc thu gom vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn, khối lượng xử lý thì hầu như không đáng kể. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, chỉ có gần 3/4 lượng rác thải ở các đô thị được thu gom, và 1/5 ở nông thôn. Trong số 91 điểm tiêu hủy rác của cả nước, chỉ có 17 bãi rác là hợp vệ sinh, số còn lại thường là lộ thiên, gây ô nhiễm nghiêm trọng đất, nước mặt và nước ngầm.

  Theo Báo cáo của cục Môi trường năm 2002-2005 ở Việt Nam mỗi năm phát sinh đến hơn 15 triệu tấn chất thải rắn, tức là trung bình mỗi người xả ra gần 2 tạ rác. Tổng lượng rác thải ước tính bình quân một ngày đêm của cả nước đã tăng từ 25.000 tấn (năm 1999) lên khoảng 30.000 tấn năm 2005. Trong đó phần lớn không được tiêu hủy an toàn. Đống rác khổng lồ này đang là nguy cơ đe dọa lớn với sức khoẻ cộng đồng và môi trường.

Các đô thị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cả nước). Ước tính mỗi người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng trên 2/3 kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu người ở vùng nông thôn.

   

 Lượng phát thải theo đầu người (kg/người/ngày) Tỷ lệ % so với tổng lượng thải Thành phần hữu cơ ( % )

Đô thị (Toàn quốc) 0,7 50 55

TP. Hồ Chí Minh 1,3 9

Hà Nội 1,0 6

Đà Nẵng 0,9 2

Nông thôn (Toàn quốc) 0,3 50 60-65

Nguồn: Khảo sát của nhóm tư vấn 2004, Cục bảo vệ Môi trường, Bộ Công nghiệp 2002 -2003.

  Lượng chất thải phát sinh ở Việt Nam năm 2003

 Nguồn Thành phần Lượng phát sinh (tấn/năm)

Chất thải sinh hoạt Các khu thương mại, khu dân cư Thức ăn, nhựa, giấy, thuỷ tinh 6.400.000 6.400.000 2.800.000

Chất thải công nghiệp không nguy hại Các cơ sở công nghiệp Kim loại, gỗ 1.740.000 770.000 2.510.000

Chất thải công nghiệp nguy hại Các cơ sở công nghiệp Xăng dầu, bùn thải, các chất hữu cơ 126.000 2.400 128.000

Chất thải y tế nguy hại Bệnh viện Mô, mẫu máu, xi lanh 126.000 2400 21.500

Tổng lượng chất thải phi nông nghiệp 8.266.000 7.172.400 15.459.000

Nông nghiệp Trồng trọt, chăn nuôi Thân, rễ, lá cây, cỏ cây Không có 64.560.000 64.560.000

Nguồn: Báo cáo Hiện trạng Môi trường Việt Nam, 2002, Bộ Y tế 2004, Cục MT 1999, Bộ Công nghiệp 2002 – 2003.

+ Tình hình xử lí

Lượng chất thải rắn thu gom tại các đô thị Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng 70% yêu cầu so với thực tế và chủ yếu tập trung tại các khu vực nội thành. Phần lớn các đô thị, khu đô thị đều chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và vận hành đúng quy trình. Bên cạnh đó, các loại chất thải nguy hại không được phân loại riêng mà trộn chung với những chất thải sinh hoạt, nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến suy thoái môi trường đất, nước, không khí...

+ Giải pháp

Chọn nơi chon lấp thu gom rác hợp li, hiện nay ứng dụng các công nghệ xử lí rác thải là hợp lí hơn cả ,điều này đòi hỏi sự đầu tư và quan tâm của nhà nước, của các cấp chính quyền.

Hiện tại, công nghệ xử lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam khá đa dạng, tùy theo đặc điểm đô thị mà mỗi đô thị áp dụng những công nghệ xử lý riêng. Công nghệ xử lý rác thải rắn theo kiểu xử lý cuối đường ống, chôn lấp, chế biến rác thành phân vi sinh và sản phẩm nhựa được khá nhiều đô thị áp dụng. Đó là Nhà máy xử lý rác Đông Vinh (TP. Vinh - Nghệ An) sử dụng công nghệ Seraphin có công suất từ 80 - 150 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TP. Huế - Thừa Thiên Huế) áp dụng công nghệ ASC, công suất 80 - 150 tấn/ngày, trong đó 85 - 90% rác thải được chế biến và tái chế, 10 - 15% rác thải chôn lấp, không phát sinh nước rỉ rác.

Ngoài ra, một số đô thị còn áp dụng công nghệ lò đốt chất thải y tế, chất thải công nghiệp nguy hại. Lò đốt CEETIA - CN 150 tại Bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) công suất 150kg/h, có buồng đốt đa cấp, hạ nhiệt độ khói thải nhanh trước khi thải qua ống khói để tránh dioxin/furan tái sinh, xử lý khói đa cấp, vận hành tự động hoặc bán tự động. Một số đô thị có mức độ công nghiệp cao còn áp dụng công nghệ xử lý bụi trong khí thải (lọc bụi) như công nghệ Xiclon, công nghệ lọc bụi tĩnh điện (ESP) ở Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí. Công nghệ xử lý nước rác của các bãi chôn lấp rác, công nghệ xử lý nước thải tập trung của các đô thị, khu công nghiệp và công nghệ xử lý khí thải SO2 công nghiệp cũng được áp dụng.

b. tình hình ô nhiễm môi trường không khí tại các khu công nghiệp

  Hiện nay, môi trường không khí trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung là tương đối tốt, nhưng chất lượng môi trường không khí ở các thành phố lớn, tại một số khu công nghiệp và làng nghề đang ngày càng suy giảm. Ô nhiễm ở đô thị chủ yếu bởi bụi lơ lửng, PM10, tiếng ồn, SO2, NO2, CO, hơi xăng dầu, chì. Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là vấn đề ô nhiễm bụi (bao gồm cả TSP và PM10).

Mức độ ô nhiễm không khí ở các thành phố thay đổi giữa các giờ trong ngày, giữa các tháng trong năm và giữa các năm. Sự thay đổi này có nguyên nhân một phần do các hoạt động giao thông và sản xuất công nghiệp, một phần do các điều kiện thời tiết khí hậu trong khu vực

Vấn đề nổi cộm về môi trường không khí ở các đô thị hiện nay là vấn đề ô nhiễm bụi (bao gồm cả TSP và PM10). Hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là các nút giao thông và các khu vực có công trường xây dựng.

  Các khí độc hại trong không khí tại các đô thị nhìn chung vẫn trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, tại một số địa điểm và trong một số thời điểm, nồng độ các chất này có tăng lên. NO2 tăng cao dọc các trục giao thông trong đô thị; SO2 tại khu vực tập trung nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp cao hơn các khu vực khác; chì nằm trong ngưỡng cho phép kể từ khi có Chỉ thị của Chính phủ về triển khai sử dụng xăng không pha chì (sau 01/7/2001), tuy nhiên đang có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây; benzen, toluen và xylen đều có xu hướng tăng cao ở ven các trục giao thông.

  Ô nhiễm tiếng ồn tăng cao ven các trục giao thông, đặc biệt đối với những tuyến đường có mật độ giao thông lớn.

  Mức độ ô nhiễm không khí ở các thành phố thay đổi giữa các giờ trong ngày, giữa các tháng trong năm và giữa các năm. Sự thay đổi này có nguyên nhân một phần do các hoạt động giao thông và sản xuất công nghiệp, một phần do các điều kiện thời tiết khí hậu của đô thị.

 

Tình trạng chất lượng không khí tại Hà Nội

Môi trường không khí xung quanh của hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm đặc biệt là các nút giao thông, các khu vực có công trường xây dựng và nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp. Không khí tại Hà Nội bị ô nhiễm chủ yếu là do bụi từ mặt đường và bụi thứ cấp của các phương tiện vận tải tham gia giao thông.

Mức độ ô nhiễm theo các thông số tại Hà Nội có thể sắp xếp theo thứ tự giảm dần như sau: TSP, PM10>NO2>SO2>CO. Trong đó có thể nói tại Hà Nội chưa xảy ra ô nhiễm do CO (xác suất nồng độ CO vượt TCVN là 1% (Sở TNMT&NĐ Hà Nội, 2007).

Mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội thay đổi giữa các giờ trong ngày, giữa các tháng trong năm và giữa các năm. Sự thay đổi này có nguyên nhân một phần do các hoạt động giao thông và sản xuất công nghiệp, một phần do các điều kiện thời tiết khí hậu trong khu vực.

Tình trạng chất lượng không khí tại Tp. Hồ Chí Minh

Không khí xung quanh của hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi (TSP và PM10). Các thông số khác mặc dù vẫn trong giới hạn cho phép những cũng đã ở mức tương đối cao, đặc biệt là chì và NO2. Khu vực bị ô nhiễm nặng nhất là hai bên đường giao thông. Mức độ ô nhiễm trong thành phố tăng cao vào mùa khô và giảm rõ rệt vào các tháng mùa mưa.

Tình trạng chất lượng không khí tại một số đô thị loại I

Các đô thị loại I được lựa chọn phân tích trong báo cáo này bao gồm Tp. Hải Phòng, Tp. Huế và Tp. Đà Nẵng. Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí tại các đô thị nêu trên đã bắt đầu bị ô nhiễm, tuy nhiên, mức độ ô nhiễm không cao như tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Các thông số CO, NO2, SO2, Pb nhìn chung đều nằm trong giới hạn TCVN. Tuy nhiên, bụi tổng số và tiếng ồn tại hầu hết các điểm quan trắc ở cả 3 thành phố đều xấp xỉ hoặc lớn hơn TCVN.

  Hiện trạng chất lượng không khí tại một số đô thị loại II

Các đô thị loại II được lựa chọn phân tích trong phần này bao gồm Thái Nguyên, Hạ Long, Việt Trì, Biên Hoà, Nha Trang (trong chương này gọi tắt là các đô thị loại II). Chất lượng môi trường không khí của các đô thị này đều có dấu hiệu ô nhiễm ở những mức độ khác nhau và phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Đặc trưng nhất là vấn đề ô nhiễm bụi. Các thành phần khí độc hại khác như CO, NO2, SO2 mặc dù vẫn trong giới hạn cho phép nhưng cũng đã có những dấu hiệu ô nhiễm cục bộ.

+ Giải pháp

  Để khắc phục tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng, nhiều đề xuất đã được đưa ra như khuyến khích sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng (LPG) cho xe taxi, triển khai thực hiện các dự án tăng cường giao thông đô thị (cải tạo hệ thống mạng lưới giao thông lớn, tổ chức quản lý và phát triển giao thông công cộng), di dời các nhà máy gây ô nhiễm...

  Nhưng hiệu quả đạt được còn rất thấp. Những chiếc xe chạy nhiên liệu khí hóa lỏng vẫn chỉ ở giai đoạn thí điểm và ngày càng teo tóp. Hệ thống đường vành đai và các dự án cầu vượt giao thông vẫn ở giai đoạn triển khai, chưa hoàn thiện. Mạng lưới giao thông công cộng, cụ thể là xe buýt có gia tăng nhưng chính số lượng xe buýt ngày càng lớn lại là một trong những nguyên nhân khiến tắc nghẽn giao thông nhiều hơn. Vẫn còn các nhà máy gây ô nhiễm trong nội đô chưa được di dời (Công ty Thuốc lá Thăng Long, Nhà máy rượu Hà Nội...).

c. Vấn nạn nguồn nước bị ô nhiễm nặng trong các đô thị

  Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.

Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại.

  Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.

Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.

  Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn.

  Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó

  Môt ví dụ điên hình như tại Đồng Nai: Sông Thị Vải bị ô nhiễm nghiêm trọng vì nước thải từ KCN Gò Dầu – Vedan

  Lượng nước thải hàng ngày 6.934m3 của 15 doanh nghiệp trong khu công nghiệp Gò Dầu – Vedan và 4.152m3/ngày nước thải nhiệt của Công ty Ve Dan đã và đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Thị Vải.

 

  Hiện nay, Khu công nghiệp Gò Dầu - Ve Dan có 21 dự án đăng ký, trong đó có 20 dự án đã đi vào hoạt động. Trong khu công nghiệp này luôn tồn tại một khối lượng nguyên liệu có tính chất đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ, độc hại. Ngoài ra, ở đây còn có 10 cảng biển và cảng sông (gồm 8 cảng chuyên dùng, 2 cảng tổng hợp) cho tàu có trọng tải từ 2.000-5.000 tấn, mỗi tháng 30-40 lượt tàu ra vào cảng.

  Đặc biệt, các loại hóa chất dễ cháy, dễ nổ, độc hại chủ yếu được vận chuyển qua cảng và hệ thống đường ống dẫn từ cầu cảng vào đến bồn chứa trong các doanh nghiệp, lượng hàng hóa bốc dỡ hàng năm qua hệ thống cảng của Khu công nghiệp Gò Dầu - Ve Dan rất lớn từ 450.000-500.000 tấn.

  Nhưng điều đáng báo động là lượng nước thải hàng ngày 6.934m3 của 15 doanh nghiệp và nước thải nhiệt của Công ty Ve Dan là 4.152m3/ngày đã và đang làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Thị Vải.

  Qua kiểm tra 24 mẫu nước thải ra sông Thị Vải đã qua xử lý của 7 doanh nghiệp thì tất cả 24 mẫu nước đều không đạt tiêu chuẩn theo quy định (TCVN 5945-1995. Loại B). Các thông số đều vượt quá quy định, như: SS tỉ lệ khoáng 29,2%, BOD5: 12%, COD: 28,5%, Coliform 45%, dầu khoáng: 100%.

  Đó là chưa tính tới khí thải cũng vi phạm nghiêm trọng TCVN 5939,5940-1995, cụ thể: CO tới 50%, NOX: 33,3%, SO2: 33,3% và bụi: 100%. Trong 15 doanh nghiệp (chưa tính Công ty Ve Dan) chỉ có 1 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đăng ký xử lý chất thải, có thực hiện giám sát về môi trường.

  Riêng Công ty Ve Dan, từ tháng 10/1994 đến tháng 3/1995, các hộ nuôi tôm, ngư dân thuộc các xã: Long Thọ, Phước An (huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai), xã Phước Thái (huyện Long Thành - Đồng Nai), xã Mỹ Xuân (huyện Tân Thành - Bà Rịa - Vũng Tàu) gửi đơn đến Chính phủ, các cơ quan, ban, ngành, thông tấn báo chí… phản ánh sông Thị Vải bị ô nhiễm làm chết tôm cá thiệt hại trị giá 21 tỷ 384,7 triệu đồng. Sau đó, Công ty Ve Dan đồng ý đền bù cho nhân dân các huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) 2 tỷ 702 triệu đồng, huyện Tân Thành 6 tỷ 960,5 triệu đồng, huyện Nhơn Trạch trên 7 tỷ 233,2 triệu đồng và huyện Long Thành 4 tỷ 453 triệu đồng.

  Hiện tại các cơ quan chức năng về quản lý môi trường ở Đồng Nai và Trung ương đã đưa Công ty Ve Dan vào danh sách sổ đen về ô nhiễm môi trường cần phải được xử lý triệt để.

  Nguồn nước sông Thị Vải đã bị ô nhiễm đến mức báo động từ lâu, nhưng các cơ quan chức năng ở tỉnh Đồng Nai vẫn chưa có biện pháp xử lý. Có chăng là chỉ mới đóng cửa được một phân xưởng sản xuất axít của Nhà máy Super lân Long Thành (doanh nghiệp Nhà nước thuộc Công ty Phân bón miền Nam) mà thôi

+ Giải pháp

  Cần xử lí nghiên các đơn vị gây ô nhiễm môi trường nước, triển khai nhiều biện pháp khắc phục như: Kiểm tra, rà soát lại quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị mới kèm theo các đánh giá tác động môi trường; kiên quyết xử lý các cơ sở gây ô nhiễm, đồng thời tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xử lý môi trường hoặc di dời; tập trung vốn thực hiện các dự án lớn về môi trường, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ thành phố đến quận huyện; phối hợp với các địa phương lân cận kiểm tra, xử lý môi trường trong khu vực, tiến đến hình thành ban chỉ đạo xử lý môi trường cho toàn khu vực; buộc tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất phải có khu xử lý nước thải tập trung, và tất cả doanh nghiệp trong các khu này phải có hệ thống xử lí nước thải bội bộ được đấu nối vào hệ thống chung; lắp đặt hệ thống quan trắc tự động tại các cửa xả nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý để đối phó mà không vận hành…  

  Xây dựng và lắp đặt các hệ thống xử lí nước thải với công nghệ hiện đại, nâng cấp hệ thống cung cấp nước cho đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp đủ và thường xuyên cho cả vùng…

  Nhà nước cần có chính sách và đầu tư để khuyến khích phát các công ty xử lí môi trường ngày càng phát triển hơn,

  Qui hoạch và phân vùng đô thị cho hợp lí, tránh gây ô nhiễm cho các khu dân cư, các khu công cộng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hhhh