Đề cương Sinh học Phân tử 23 câu...cafedang90

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề cương Sinh học Phân tử 23 câu...cafedang90

<!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:Wingdings; panose-1:5 0 0 0 0 0 0 0 0 0; mso-font-charset:2; mso-generic-font-family:auto; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:0 268435456 0 0 -2147483648 0;} @font-face {font-family:Tahoma; panose-1:2 11 6 4 3 5 4 4 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:1627421319 -2147483648 8 0 66047 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} p {mso-margin-top-alt:auto; margin-right:0in; mso-margin-bottom-alt:auto; margin-left:0in; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} /* List Definitions */ @list l0 {mso-list-id:484049862; mso-list-type:hybrid; mso-list-template-ids:-137721418 199522624 67698691 67698693 67698689 67698691 67698693 67698689 67698691 67698693;} @list l0:level1 {mso-level-start-at:2; mso-level-number-format:bullet; mso-level-text:-; mso-level-tab-stop:.5in; mso-level-number-position:left; text-indent:-.25in; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @list l1 {mso-list-id:1146506049; mso-list-type:hybrid; mso-list-template-ids:1913585542 67698689 67698691 67698693 67698689 67698691 67698693 67698689 67698691 67698693;} @list l1:level1 {mso-level-start-at:0; mso-level-number-format:bullet; mso-level-text:; mso-level-tab-stop:.5in; mso-level-number-position:left; text-indent:-.25in; font-family:Symbol; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} @list l2 {mso-list-id:1847860858; mso-list-type:hybrid; mso-list-template-ids:283407058 67698709 67698713 67698715 67698703 67698713 67698715 67698703 67698713 67698715;} @list l2:level1 {mso-level-number-format:alpha-upper; mso-level-tab-stop:.5in; mso-level-number-position:left; text-indent:-.25in;} @list l3 {mso-list-id:2129471282; mso-list-type:hybrid; mso-list-template-ids:375819188 -1997252156 67698691 67698693 67698689 67698691 67698693 67698689 67698691 67698693;} @list l3:level1 {mso-level-start-at:0; mso-level-number-format:bullet; mso-level-text:-; mso-level-tab-stop:.5in; mso-level-number-position:left; text-indent:-.25in; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} ol {margin-bottom:0in;} ul {margin-bottom:0in;} -->

Đề cương Sinh học Phân tử 23 câu....HOT!!!!

Câu 1: Thí nghiệm chứng minh DNA là vật mang thông tin di truyền

Câu 2: Trình bày cấu tạo và đặc điểm cấu trúc của các dạng DNA sợi kép:

Câu 3 : Đ2 cấu tạo của các deoxyribonucleotide quy định đặc điểm, cấu tạo và hoạt động của phân tử DNA ntn?

Câu 4: Mô tả các bậc cấu trúc của pro và các lực liên kết cấu thành nên nó?

Câu 5: Đặc điểm cấu tạo của amino acid quy định đặc điểm cấu trúc của phân tử Protein ntn?

Câu 6: So sánh bộ gene điển hình của sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn?

Câu 7: Trình bày cấu tạo và cơ chế nhân lên của các nhóm virus

Câu 8: So sánh 1 gen cấu trúc (mã hóa protein) điển hình ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn?

Câu 9: So sánh trình tự satellite và minisatellite ở sinh vật nhân chuẩn.

Câu 10:Kể tên và đặc điểm các trình tự không mã hóa trong bộ gen sinh vật

Câu 11, nêu đặc điểm và ý nghĩa của các trình tự lặp đảo, VD?

Câu 12: So sánh thành phần protein và enzyme chính tham gia vào quá trình sao chép DNA ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn?

Câu 13: Mô tả quá trình sao chép DNA ở vi khuẩn?

Câu 14 Telomere là gì ? đặc điểm và hoạt động của emzyme telomerase điển hình

Câu 15: trình bày các loại đột biến chính? Đột biến ở đâu hay như thế nào sẽ không biểu hiện ra kiểu hình? vì sao

Các loại đột biến chính

Câu 16: Mô tả quá trình phiên mã 1 gen cấu trúc ở svat nhân sơ?

Câu 17: Operon là gì, thành phần cấu tạo của 1 operon điển hình?

Câu 18: So sánh sự điều hòa hoạt động của lac operon và trp operon?

Câu 19: Sự khác và giống nhau trong quá trình phiên mã và dịch mã giữa 2 sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn?

Câu 20: Mô tả thành phần cấu tạo và cấu trúc của phân tử tRNA?

Câu 21 Trình bày quy tắc wobble trong dịch mã

Câu 22 Tóm tắt quá trình dịch mã ở vi khuẩn

Câu 23 So sánh quá trình dịch mã ở sv nhân sơ và nhân chuẩn

Câu 1: Thí nghiệm chứng minh DNA là vật mang thông tin di truyền

Thí nghiệm phát hiện hiện tượng biến nạp (transformation) của phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae gây bệnh viêm phổi ở người và làm cho chuột chết do Frederick Griffith, người Anh, tiến hành vào năm 1928. phế cầu khuẩn có 2 dạng S và R, dạng S có vỏ bao tế bào bằng pol‎ysaccharit cản trở bạch cầu phá vỡ tế bào vi khuẩn, nên gây chuột chết, còn dạng R do không có vỏ bao, bị bạch cầu tiêu diệt nên không gây bệnh. Dạng S khi được nuôi cấy sẽ cho khuẩn lạc nhẵn, còn dạng R cho khuẩn lạc ráp. Thí nghiệm tiến hành như sau:

+ Tiêm vi khuẩn S sống gây bệnh cho chuột thì chuột chết.

+ Tiêm vi khuẩn R sống không gây bệnh cho thì chuột sống.

+ Tiêm vi khuẩn S bị đun chết cho chuột thì chuột sống.

+ Tiêm hỗn hợp vi khuẩn S bị đun chết với R sống cho chuột thì chuột chết. Trong xác chuột chết tìm thấy có cả vi khuẩn S và R. Kết quả trên chứng tỏ có thể do một nhân tố nào đó của chủng S đã truyền sang chủng R và nhờ protein còn sống của R hoạt hoá tạo ra thể vi khuẩn S và gây bệnh làm chuột chết.

- Năm 1944, Oswald Avery và 2 đồng nghiệp khác là Colin MacLeod và Maclyn McCarty đã xác định tác nhân gây biến nạp chính là DNA vì sau khi xử lí vi khuẩn S sống bằng protease, enzyme phân huỷ protein, hoặc bằng RNase, enzyme phân huỷ RNA thì khả năng biến nạp vẫn còn. Nhưng nếu xử lí bằng DNase, enzyme phân huỷ DNA thì hoạt tính biến nạp không còn, chứng tỏ DNA chính là nhân tố gây biến nạp.

- Thí nghiệm nghiên cứu sự xâm nhiễm của DNA thực khuẩn thể (bacteriophage) vào tế bào vi khuẩn thông qua phương pháp đánh dấu đồng vị phóng xạ S35 và P32 của Alfred Hershey và Martha Chase tiến hành vào năm 1952 chứng minh khi thực khuẩn thể xâm nhập vào tế bào vi khuẩn thì chỉ có DNA được đưa vào trong tế bào vi khuẩn còn protein của thực khuẩn thể vẫn nằm bên ngoài tế bào vi khuẩn. Ngày nay người ta đã khẳng định ở đâu có DNA (một ít trường hợp là RNA) thì ở đó chứa gen mang thông tin di truyền qui định và có thể tạo thành tính trạng.

Câu 2: Trình bày cấu tạo và đặc điểm cấu trúc của các dạng DNA sợi kép:

Cấu tạo:

DNA là phân tử trùng phân, mạch thẳng không phân nhánh, bao gồm 2 mạch đơn, mỗi mạch đơn hình thành do liên kết trùng phân giữa 4 nucleotide tạo nên chuỗi phân tử dài hàng trăm, hàng ngàn thậm chí hàng triệu nucleotide.

mỗi nucleotide bao gồm:

+ Đường 2’ deoxyribose, là đường pentose chứa 5 nguyên tử cacbon và cacbon ở vị trí số 2’ chứa nhóm H thay bằng nhóm OH của đường ribose trong RNA .

+ Bazơ nitơ có 4 loại là A, T, C và G, chia thành 2 nhóm là bazơ purine (bazơ to có 2 vòng thơm) gồm Adenine và Guanine, còn nhóm pyrimidine (bazơ nhỏ chứa 1 vòng thơm) gồm Thymine và Cytosine. Liên kết giữa cacbon số 1 của đường pentose với nitơ số 1 của bazơ nhóm pyrimidine hoặc nitơ số 9 của bazơ purine sẽ tạo thành một nucleoside.

+ Ngoài ra trong thành phần còn một số bazơ hiếm đồng phân với 4 bazơ phổ biến cũng có thể được nhập vào phân tử DNA do những điều kiện nhất định.

+ Nucleoside gồm đường liên kết với bazơ nitơ, khi thêm gốc phosphate sẽ thành nucleotide. Trong tế bào chứa cả 3 loại là dNMP, dNDP và dNTP nhưng chỉ dNTP là được sử dụng để tổng hợp DNA. Tên đầy đủ của 4 dNTP là: 2’-deoxyadenosine 5’-triphosphate, 2’-deoxycytidine 5’-triphosphate, 2’-deoxyguanosine 5’-triphosphate, 2’-deoxythymidine 5’-triphosphate.

+ Nhóm phosphate có thể gồm 1, 2 hoặc 3 gốc phosphate gắn vào vị trí cacbon số 5 của đường, theo thứ tự lần lượt là α, β và γ.

+ Chuỗi polynucleotide được tạo thành do các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết phosphodiester giữa nhóm OH của bazơ trước với gốc phosphate ở vị trí cacbon số 5 của nucleotide tiếp theo tạo thành, quá trình này liên quan đến việc loại bỏ 2 gốc phosphate bên ngoài (β và γ) của nucleotide tiếp theo. Hai đầu của chuỗi polynucleotide có cấu tạo hoá học xác định, đầu 5’ chứa 1 hoặc 3 gốc phosphate (5’-P terminus) không hoạt động, còn đầu kia 3’ (cacbon số 3) chứa nhóm OH. Điều này có nghĩa rằng phân tử DNA có hướng hoá học 5’→3’ hoặc 3’→5’, nhưng hướng tổng hợp của tất cả các DNA polymerase đều theo chiều 5’→3’.

Đặc điểm cấu trúc:

-B-DNA: DNA gồm 2 mạch polynucleotide chạy song2 và ngược chiều nhau xoắn đều đặn quanh trục phân tử, chiều xoắn từ trái sang phải.Đường kính vòng xoắn 2nm, chiều cao vòng xoắn là 34nm gồm 10 cặp nu. Hai mạch đơn liên kết với nhau bởi lk H giữa các bazo bổ sung trên mạch, A lk với T bằng 2 lk H, G lk với C bằng 3 lk H, mỗi mạch đơn được duy trì bằng lk ester giữa các nu.Đây là cấu trúc dạng chuẩn của DNA sợi kép.

-A-DNA ngắn hơn và béo hơn so với B-DNA dạng xoắn kép có 11 cặp bazơ trên mỗi vòng xoắn.Trong DNA dạng A, các bazo nghiêng so với trục,rãnh nhỏ trở nên rộng hơn, rộng hơn, còn rãnh lớn thì sâu hơn, hẹp hơn.

-Z-DNA: là 1 chuỗi xoắn kép trái với 12 cặp bazo trong mỗi vòng xoắn.vì thế nó dài hơn và gầy hơn B-DNA.Xương sống của nó tạo thành đường ziczac chứ không phải là 1 đường cong nhỏ nhất.

Câu 3 : Đ2 cấu tạo của các deoxyribonucleotide quy định đặc điểm, cấu tạo và hoạt động của phân tử DNA ntn?

Các base và đường trong RNA và DNA được nối với nhau thành các đơn vị gọi là nucleoside. Mỗi nucleoside được tạo thành do một base nối với một đường pentose tại vị trí C1' bằng một liên kết β-N-glycosid . Cụ thể là, nguyên tử carbon C1' của đường nối với nguyên tử N1 của pyrimidine hoặc với nguyên tử N9 của purine

- Đơn vị cấu trúc cơ sở của các nucleic acid là các nucleotide. Các nucleotide là những ester phosphate của các nucleoside. Hiện tượng ester hoá (esterification) có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm hydroxyl tự do nào, nhưng phổ biến nhất là ở các vị trí 5' và 3' trong các nucleic acid.

- Về cấu trúc, mỗi nucleotide gồm ba thành phần kết dính với nhau như sau: gốc đường pentose nối với một base tại C1' bằng một liên kết β-glycosid và nối với nhóm phosphate tại C5' bằng một liên kết phosphomonoester

- Tính phân cực trong cấu trúc một nucleotide thể hiện ở các nhóm hydroxyl thuộc hai vị trí C5' (tạo liên kết ester với nhóm phosphate trong từng nucleotide) và C3' (tạo liên kết phosphodiester với nucleotide khác trong chuỗi polynucleotide).

Câu 4: Mô tả các bậc cấu trúc của pro và các lực liên kết cấu thành nên nó?

Đ/n: Protein là các polyme đa chức năng sinh học, cấu tạo bởi 1 hay nhiều chuỗi polypeptide. Trong cơ thể SV, protein thường tồn tại ở cấu trúc bậc 3, 4.

- Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp của các amino acid trong chuỗi protein.

Liên kết chính quyết định cấu trúc bậc 1 là liên kết peptide, nó quyết định chức năng sinh học của Protein

+ Liên kết peptide (-CO-NH-) là liên kết đồng hoá trị hình thành giữa nhóm amin của amino acid này với nhóm cacboxin của amino acid bên cạnh.

+ Cấu trúc bậc một quy định tính đặc thù của phân tử protein, đồng thời còn quy định cấu trúc không gian của phân tử protein. Nếu chuỗi protein bị mất, thừa hoặc thay đổi trình tự dù chỉ một amino acid cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi tính đặc thù và tính chất của protein

- Cấu trúc bậc 2: là sự uốn các phần của từng chuỗi thành cấu trúc đều đặn trong không gian theo kiểu dạng xoắn a hay phiến gấp nếp b. Cả 2 cấu trúc này đều cho phép tạo thành lượng liên kết hidro tối đa có thể do đó rất ổn định.

+ Liên kết hydro đóng vai trò quan trọng tạo nên cấu trúc bậc hai. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc bậc hai thì đều ảnh hưởng đến hoạt tính và chức năng của protein. +Cấu trúc bậc hai là dạng trung gian chuyển tiếp để phân tử protein hình thành nên cấu trúc bậc ba phức tạp hơn.

-Cấu trúc bậc 3: được hình thành trên cơ sở cấu trúc bậc 1 và bậc 2.Là sự sắp xếp trong không gian 3 chiều của các mạch polypeptide vốn có cấu trúc bậc 2 trong phân tử protein.

+ Hình thành do sự tương tác của các gốc acid amin vốn phân bố ở những vùng rất xa trong chuỗi polypeptide bằng nhiều liên kết khác nhau như liên kết ion, liên kết phân cực… trong đó liên kết quan trọng nhất là liên kết disunfit. Liên kết disunfit có vai trò duy trì cấu trúc bậc 3, làm cho phân tử Protein ở trạng thái ổn định và thực hiện chức năng sinh học của cơ thể.

- Cấu trúc bậc 4: được hình thành do 2 hoặc nhiều chuỗi polypeptide thành phần tương tác với nhau tạo nên.

Lực liên kết trong cấu trúc bậc 4 giống như trong câu trúc bậc 3.

Câu 5: Đặc điểm cấu tạo của amino acid quy định đặc điểm cấu trúc của phân tử Protein ntn?

- Đơn vị cơ bản cấu tạo nên cấu trúc Protein là các acid amin, giới sinh vật có khoảng 20 acid amin. Tất cả các acid amin đều có 1 nguyên tử cacbon trung tâm, các cacbon α bao quanh bởi 1 nhóm amino, 1 nhóm cacboxyn 1 nguyên tử hidro và chuỗi hidrocacbon.

H

R-C-COOH

NH2

- Ở điều kiện sinh lý các nhóm amino và cacboxyn của các amino acid đều bị ion hóa tạo thành phân tử lưỡng cực hay ion lưỡng cực với 1 cực điện tích điện dương và 1 cực điện âm. Ngoài glycine và amino acid tồn tại 2 dạng đồng phân quang học là L và D. Tất cả các amino acid được tìm thấy trong Pr là dạn L. Các amino acid đều được nối với nhau bằng liên kết peptide để tạo thành chuỗi polypeptide. Aminoacid đầu tiên trong chuỗi có nhóm amino –NH2 tự do, đầu này được gọi là đầu amino hay đầu N của chuỗi polypeptide. Aminoacid cuối cùng gắn vào chuỗi với 1 nhóm cacboxyn – COOH tự do, do đó đầu đó được gọi là đầu cacboxyn hay đầu C. Khi tổng hợp polypeptide được kéo dài từ đầu amino về phía đầu cacboxyn. Cac amino acid thấy trong Pr có nhiều nhóm hóa học # nhau làm thành hình 3-D khác nhau.

- Có thể chia các amino acid thành: nhóm có bên ưa nước và nhóm có bên kị nước. các nhóm bên ưa nước có thể được chia thành nhóm kiềm, acid, trung tính. Các amino acid kiềm góp điện tích (+) cho Pr, trong khi các gốc acid cung cấp điện tích (-). Các gốc trung tính có các chuỗi bên có khả năng hình thành các liên kết hidro. Nhóm bên của các amino acid ưa nước mang các nhóm hóa học có thể tham gia trong các phản ứng. Vị trí hoạt động của các enzyme thường chứa Serine, Histidine, amino acid kiềm và amino acid acid.

Câu 6: So sánh bộ gene điển hình của sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn?

Genome( bộ gen) là toần bộ các gen có trong 1 tế bào của sinh vật, gen là đơn vị di truyền chiếm 1vị trí nhất định trong genome hoặc NST, quyết định or đóng góp vào việc hình thành 1 or 1số tính trạng của cơ thể sinh vật

Giống nhau:

-thông tin di truyền của gen được mã hoá trong DNA dựa trên trình tự đặc biệt cuae các nucleotide, cấu trúc của gen tương tự nhau

-nguyên tắc của các quá trình thực hiện chức năng của gen là tương tự nhau giữa sv nhân sơ và nhân chuẩn

Khác nhau:

-bộ gen của sv nhân chuẩn thường lớn hơn bộ gen của sv nhân sơ. VD: Vi khuẩn chỉ có 4.000 gen trong khi chuột có 30.000 gen

-Sv nhân sơ thường mang tất cả các gene của chúng trên 1NST vòng duy nhất , sv nhân chuẩn có NST dạng thẳng với số lượng từ vài đến hơn 1000 và NST lưỡng bội thường tồn tại thành từng cặp tương đồng từ đó cho thấy ở sv nhân sơ , quá trình phiên mã, sao mã xuất phát từ một điểm, ko gặp rắc rối về ngắn mạch

- bộ gen của sv nhân sơ chỉ nằm trong tế bào chất, bộ gen của sv nhân chuẩn nằm ở nhiều vị trí như:nhân, ty thể, lục lạp..,nhưng tập trung chủ yếu ở nhân

- Sv nhân sơ có tương đối ít DNA ko mã hoá, hầu như tất cả các DNA ko mã hoá được tìm thấy giữa các gen , ở sv nhân chuẩn lại có rất nhiều DNA ko mã hoá, DNA ko mã hoá ko chỉ rải rác giữa các gen trên NST của sv nhân chuẩn mà các gen còn bị ngắt quãng bởi trình DNA ko mã hoá( những trình tự can thiệp này gọi là intron) VVD:nấm men có lượng DNA gấp 3 lần E.coli, nhưng chỉ nhiều hơn 1,5 lần về số lương

-ở sv nhân sơ các nhóm gen có thể được nhóm lai gần nhau mà ko có vùng đệm cụm gen như vậy gọi là operon và mỗi cụm gen được điều hoà bởi 1vùng DNA dya nhất. Kết quả là sau quá trình phiên mã, 1mRNA chứa thông tin di truyền của nhiều gen mã hoá cho nhiều chuỗi polypeptide. Còn ở sv nhân chuẩn thì ko

-ở sv nhân sơ hầu hết các DNA chỉ có 1trình tự duy nhất , ở sv nhân chuẩn trình tự duy nhất chỉ chiếm khoảng 70%, DNA còn lại cấu thành bởi các trình tự lặp lại

Câu 7: Trình bày cấu tạo và cơ chế nhân lên của các nhóm virus

- Cấu tạo;

+Là cá thể chưa có cấu tạo tế bào hoàn chỉnh co bản chất là RNA và DNA

+ Bộ gen được cấu tạo từ: DNA, RNA trần, dạng vòng hoặc dạng sợi

+ Có dạng thẳng hoặc dạng vòng. Kích thước nhỏ (trung bình 7 - 40kb).

+ Thường có lượng thông tin di truyền ít hơn nhiều so với sinh vật Eukaryote suy ra cấu tạo hệ gen của virut đơn giản số lượng gen ít.

+ Có vùng siêu biến đổi, có khả năng thích ứng mạnh với môi trường. Một số gen có mã gen trùm lên nhau hoặc 1 gen nằm ở nhiều vị trí cách biệt hoàn toàn

+ Có 4 loại virut thường thấy :

* Bộ gen là DNA mạch kép: Adenovirus, Herpesvirus, Hepatidis B virus, phage T…

* Bộ gen là DNA mạch đơn: phage X174, phage M13.

* Bộ gen là RNA mạch đơn: phổ biến nhất, là những loại virus gây ra nhiều bệnh cho người: paramyxovirus, rhadovirus, HIV…

*Bộ gen là RNA mạch kép: ít gặp, chủ yếu ở những Reovirus

- Cơ chế nhân lên của các nhóm virut chính:

Các hình thức sao chép:

1. Các virus có bộ gene là DNA mạch kép có quá trình sao chép giống như qua trình sao chép DNA của tế bào.

2. Các virus có DNA mạch đơn hoặc RNA mạch đơn thường có các gene tổng hợp enzyme cho sao chép:

Các virus mang RNA mạch đơn mang gene mã hóa enzyme replicase RNA. Chúng có thể tổng hợp trực tiếp các RNA từ RNA của chính bản thân virus hoặc từ RNA tổng hợp thành sợi DNA bổ sung (cDNA) sau đó RNA mới được tổng hợp từ cDNA.

+ RNA mang bộ gene virus lắp ráp với capsid thành virion mới.

Có thể tóm tắt quá trình sao chép bộ gene của virus như sau:

- DNA (đối với DNA virus) => DNA

- RNA (đối với RNA virus) => RNA

- RNA (đối với RNA mạch đơn)==> c-DNA (kép) ==> RNA

3. Các virus mang nucleic acid dạng vòng sao chép theo các bước:

- Làm đứt mạch tròn xoắn kép tạo đầu hở 3'-OH và 5'-P

- Helicase và SSB protein chen vào tạo chẽ 3 sao chép.

- Đầu hở 3'-OH sẵn sàng cho việc nối dài như mạch trước nhờ DNA polymerase I nên quá trình sao chép không cần mồi.

- Cùng với sao chép mạch trước, mạch khuôn sau dịch chuyển kiểu gián đoạn để tổng hợp các đoạn ngắn Okazaki, và đầu 5' mạch khuôn duỗi thẳng ra.

Kiểu sao chép này giống quá trình các vòng tròn lăn đồng thời có thể lặp lại vài lần tạo ra sợi DNA dài. Nếu quá trình sao chép lặp lại nhiều lần sẽ tạo DNA virus ở dạng nối các đoạn với nhau.

- Enzyme endonuclesae cắt tại các điểm khác nhau trên mỗi mặt của DNA tạo ra các đoạn mang hai đầu "dính".

- Sự bắt cặp tại các đầu "dính" tạo thành vòng DNA.

4.Chu trình tan:

- Sợi đuôi của virus gắn vào các cơ quan thụ cảm hay các "điểm nhận" trên màng tế bào vi khuẩn

- Ống đuôi co lại tạo lỗ thủng xuyên qua vách tế bào

- Virus bơm DNA vào trong tế bào qua ống đuôi

- Tế bào vi khuẩn phiên mã và dịch mã các gene trần của virus. Các DNA polymerase của tế bào chủ tạo các mRNA sớm xúc tác cho quá trình phiên mã của bộ gene virus sau đó các mRNA muộn hơn có thể được tổng hợp bởi RNA polymerase của virus hay RNA polymerase của vi khuẩn bị biến đổi. Khi các mRNA muộn được dịch mã, các loại protein điều hòa và protein cấu trúc được tổng hợp và các protein điều hòa của virus tiếp tục kiểm soát sự phiên mã tiếp sau đó.

Khi DNA của tế bào chủ bị biến đổi, bộ gene của virus kiểm soát toàn bộ hoạt động của tế bào để tạo ra các cấu phần của nó: các nucleotides cho quá trình tạo DNA, protein thành phần tạo lớp vỏ capsid.

- Lắp ráp DNA với vỏ capsid tạo các virion

- Enzyme lysozyme được tạo ra và làm tan tế bào chủ, giải phóng các virion. Tế bào vi khuẩn bị vỡ, 100 đến 200 virion thoát ra và chúng có thể tìm các tế bào mới để lặp lại chu trình này.

- Toàn bộ chu trình từ lúc phage tiếp xúc với bề mặt tế bào đến khi làm tan tế bào diễn ra trong khoảng 20-30 phú (ở 37 độ C).

Câu 8: So sánh 1 gen cấu trúc (mã hóa protein) điển hình ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn?

Giống: Cấu trúc tổng quán của 1 gene gồm: đoạn upstream, vùng điều khiển chứa promex, tiếp đến là vùng daustream, tính từ điểm bắt đầu phiên mã đến điểm kết thúc (termirator). Đoạn từ điểm bắt đầu phiên mã đến điểm bắt đầu dịch mã là vùng 5’ cloustream không dịch mã (5’-UTR). Tiếp theo là vùng dịch mã tạo polypeptide, tính từ codon AUG đến một trong ba codon UAA, UAG, UGA của vùng terminator. Tiếp theo đến hết đầu 3’ của mRNA. Trước điểm gần đuôi polypeptide A lại là một đoạn không phiên mã 3’UTR.

Khác nhau:

- Ở sinh vật nhân sơ, các gen có thể được nhóm lại gần nhau mà không có vùng đệm cụm gen như vậy gọi là operon và mỗi cụm đó điểu khiển bởi một vùng DNA duy nhất nên quá trình phiên mã chỉ bắt đầu từ 1 điểm và mRNA chứa thông tin di truyền của nhiều gen. Điều này không xả ra ở nhân chuẩn.

- Promoter của sinh vật nhân sơ có 2 trình tự đặc biệt là -10 và -35. Trình tự bảo thủ của vùng -10 là TATAAT còn trình tự bảo thủ của vùng -35 là TTGAGA, promote của sinh vật nhân chuẩn phức tạp hơn có 3 vùng: hộp khởi đầu, hộp TATA ở vị trí -25 và nhiều yếu tố trước gen

- Ở sinh vật nhân sơ, gen liên tục còn ở SV nhân chuẩn, gen thường bị ngắt quãng bởi các Intron, những trình tự này sẽ được loại bỏ ở giai đoạn RNA

Câu 9: So sánh trình tự satellite và minisatellite ở sinh vật nhân chuẩn.

Giống nhau.

Chúng đều là đoạn AND không mã hóa ở dạng các trình tự lập liên tiếp, các trình tự này gây ra hiện tượng trao đổi đoạn không cân bằng, số lượng kích thước các trình tự lặp liên tiếp là khác giữa các cơ thể , giữa các loài, giữa các quần thể, chúng đều khá phổ biến ở sinh vật nhân chuẩn

Khác nhau

Minisatellite thường ngắn và ít hơn satellite

Satellite thường tìm thấy ở tâm động hoặc vùng dị nhiễm sắc trên NST, Minisatellite thường nằm dải rác khắp hệ gen nhưng tồn tại nhiều hơn ở gần đầu mút ở nhiễm sắc thể,

Satellite AND hình thành nên các băng vệ tinh khi phân tích số trong AND còn Minisatellite thì không

Satellite có một số vai trò cấu trúc, cần thiết cho việc đính tơ vô sắc trong quá trình phân chia tế bào, Minisatellite có trình tự siêu biến đổi và tạo thành kiểu duy nhất cho mỗi cá thể chính vì vậy mà Minisatellite có thể sử dụng để làm chỉ dấu xác định cho từng cá nhân

Câu 10:Kể tên và đặc điểm các trình tự không mã hóa trong bộ gen sinh vật

Các trình tự không mã hóa trong bộ gen là pseudogene, các đoạn trong gen, các intron, leader, trailer, DNA satellite , Mini satellite, micro satellite, LTRS, Liness, Sines, DNAtransposor.

Pseudogen là gen rất giống và một gen đã biết ở locut khác nhưng không có chức năng do đột biến thêm hoặc mất 1 cấu trúc làm mất khả năng phiên mã hoặc dịch mã,

Trình tự lặp liền kề DNA satellite, mini satellite, micro satellite,

Trình tự phân bố rải rác gồm: LTRS, LINE, SINE , DNA transposon,

DNA transposon là trình tự DNA có khả năng tự gắn sen vào một vị trí mới trên bộ gen,

Câu 11, nêu đặc điểm và ý nghĩa của các trình tự lặp đảo, VD?

Trong 1trình tự lặp đảo , trình tự đọc xuôi trên 1 sợi giống với trình tự đọc ngược tren sợi bổ sung, hay nửa bên trái của trình tự trên mỗi sợi đơn phải bổ sung cho nhau. Do đó 1trình tự như vậy có thể gấp lại tạo thành 1 cấu trúc kẹp tóc. Có 2 nữa được giữ vào nhau bằng việc bắt cặp bổ sung. Cấu trúc ngoặt hình chữ U ở đầu cấu trúc kẹp tóc có thể được tao ra nhờ bắt cặp nhưng ko thuận về mặt NL

Trong thực tế, thông thường 1 vài bazơ ko bắt cặp tạo thành 1 vòng, ở đầu là cuống(stem) bao gồm các bazơ bắt cặp lại do vậy được gọi là kiểu cuống và vòng

Câú trúc cuống và vòng . nhơ vậy có thể hình thành từ 1 sợi của bất cứ trình tự lặp đảo nào có vài bazơ ở giữa

Ý nghĩa sinh học: các trình tự lặp đảo đặc biệt quan trong vì chúng là điểm nhận biết và bám vào DNA của nhiều enzyme, hầu hết các enzyme giới hạn và các enzyme của biến DNA cũng như nhiều enzyme điều hoà nhận biết được các trình tự lặp đảo này

Vd: trình tự kết thúc nằm trên sợi DNA khuôn của vi khuẩn bao gồm 2 trình tự lặp cách nhau khoảng 12 bazơ và tiếp sau bởi 1 dải các nucleotide loại adenine trìnhtự của ptử mRNA sẽ giống và sợi DNA ko làm ngoại trừ việc thay thế U cho T, mRNA có các trình tự lặp đảo, trình tự lặp đảothứ 2 thực chất là trình tự bổ sung với trình tự đầu. vì vậy các trình tự lặp đảo tren cùng 1 sợi DNA có thể bắt cặp để tạo thành cấu trúc cuống và vòng.khi RNA polymerase tiến đén cấu trúc hình kẹp tóc nó sẽ dừng lại tao cơ hội cho việc kết thúc

A. DNA đoạn terminator

Coding strand:NNN-TAGCGGCCATC-NNNNNNNNN-GATGG

Câu 12: So sánh thành phần protein và enzyme chính tham gia vào quá trình sao chép DNA ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn?

- Thành phần protein và enzym chính tham gia vào quá trình sao chép DNA ở sinh vật nhân sơ:

+ Các loại protein tham gia sao chép:

* DnaA : Gắn vào điểm khởi đầu sao chép và khởi đầu sao chép .

* DnaC : Tạo phức với DnB ,thúc đẩy DnB liên kết với ADN.

* REP và DnB : giãn xoắn AND

* IHF và FIS : Prôtêin liên kết ADN

* TBP: dừng chạc sao chép

* SSB : ngăn cản hai mạch ADN liên kết bổ sung

+ Các loại enzyme tham gia vào quá trình sao chép:

* Gyraze: ( một loại topoisomerase II ) : gỡ rối ADN và tháo xoắn

* Helicase: giãn xoắn phân tử ADN sợi kép

* ADN primase : tổng hợp đoạn ARN mồi

* ADN ligase : nối các đoạn Okazaki

- Thành phần protein và enzym chính tham gia vào quá trình sao chép DNA sinh vật nhân chuẩn:

+ Các loại protein tham gia sao chép:

Giống với quá trình nhân đôi của ADN ở SV nhân sơ ở nguyên lý hoá sinhsinh học phân tử.

Khác nhau chủ yếu do tổ chức hệ gen của SV nhân thực phức tạp hơn và ADN phân bố trên nhiều NST khác nhau.

Câu 13: Mô tả quá trình sao chép DNA ở vi khuẩn?

Quá trình sao mã xẩy ra khi 1 protein B đặc hiệu nhận biết điểm khởi đầu sao chép cric và gắn vào trình tự bazo đặc biệt đó. Tiếp theo enzyme gyrase cắt DNA làm tháo xoắn ở cả 2 phía protein B. Trong khi 2 phân tử enzyme gyrase chuyển dòng ngược chiều nhau so với điểm cric thì 2 phân tử của enzyme helicose tham gia tác mạch tạo thành mạch sao chép. Helicase sd NL ATP làm đứt các liên kết hidro giữa 2 bazo bắt cặp với nhau. Các protein làm căng mạch SSB gắn vào mạch đơn DNA làm chúng tách nhau, thẳng ra và ngăn không cho chập hoặc xoắn lại để việc sao sao chép dễ dàng. Do DNA polymerase không có k/n bắt cặp đầu sợi mới mà chỉ có thể kéo dài 1 sợi đã tồn tại trước đó, do đó cần enzyme promise, tổng hợp 1 đoạn mồi ngắn.

Giai đoạn nối dài: do tính chất đổi song nên khi tách ra thành 2 mạch đơn khuôn thì 1 mạch có đầu 3’, mạch kia có đầu 5’ nên để đảm bảo hướng sao chép của DNA theo chiều 5’ – 3’ thì sự polymer hóa dựa vào hai mạch khuôn DNA diễn ra khác nhau.

Mạch khuôn có đầu 3’ được polymer III gắn vào và tổng hợp ngay mạch bổ sung theochieeuf 5’-3’ hướng vào trong mạch sao chép. Sợi này được tổng hợp liên tục tạo thành ngay 1 phân tử gọi là sợi dẫn đầu.

Ở đầu có đầu 5’ việc tổng hợp phức tạp hơn và thực hiện từ trong mạch sao chép hướng ra ngoài để đảm bảo tổng hợp sợi bổ sung đúng hướng 5’ – 3’. Khi mạch kép tách ra ở gần chẻ 3 sao chép, enzyme primase gắn mỗi khoản 10 nucleotide có trình tự bổ sung mạch khuôn. Polimer III nối theo mồi, theo hướng ngược với chẻ 3 sao chép. Tổng hợp các đoạn ngắn 1000 – 2000 nucleotide, gọi là đoạn Okazuki. Polimer III nối dài đoạn okazuki đến khi gặp ARN mồi phía trước thì dừng lại rồi lùi ra sau. Tiếp tục tổng hợp từ ARN mồi mới được tạo nên gần chẻ 3 sao chép. Tiếp theo polimer I cắt bỏ mồi RNA, tổng hợp DNA lắp vào chỗ trống theo hướng 5’ – 3’. Đoạn DNA ngắn này còn hở 2 đầu, chỗ hở được nối nhờ enzyme lygase

Quá trình sao mã kết thúc khi hai mạch sao mã gặp nhau ở điểm kết thúc, sự gặp gỡ của 2 mạch sao chép này được ngăn chặn bởi các protein ter ở vùng kết thúc. Protein này khóa sự di chuyển của enzyme heliase, làm dừng sự di chuyển của mạch sao mã.

Kết quả tạo 2 phân tử DNA sợi kép cách trình tự giống hệt phân tử ban đầu. Mỗi phân tử chứa 1 sợi đơn nguyên gốc của phân tử mẹ

Câu 14 Telomere là gì ? đặc điểm và hoạt động của emzyme telomerase điển hình

ở tế bào của eukaryote NST đầu tận cùng được bảo vệ bằng telomere

telomere có cấu trúc đặc biệt gồm nhiều trình tự lặp liên tiếp,ngắn khoảng 6 bazo/

các trình tự lặp của telomere thường là TTAGGG. Telomere có chiều dài 5000- 15000bazo. Telomere có nhiệm vụ bảo vệ sự bền vững của NST chúng thái hóa có hạt tổ hợp sai lạc, điều hòa gen,giúp NST bám vào màng nhân. Tránh làm cho NST bị dính và biến dạng. mỗi lần phân chia telomere bị mất khoảng 50 – 100 bazo , chúng phân chia tới khi telomere trở lên quá ngắn chúng không phân chia được nữa. độ dài telomere như thước đo tuổi thọ của tế bào

đặc điểm và hoạt động của emzyme telomere điển hình

telomere mang 1 đoạn ngắn RNA bổ sung với trình tự lặp 6 bazo của telomere . trình tự RNA ngắn cho phép nó nhận biết các telomere và nhắc trước trình tự gì cần được thêm vào . sau khi telomere kéo dài các đầu 3’ sợi bổ sung có thể được lặp ở đây.bằng cách dùng mồi RNA bình thường để DNA polymerase kéo dài chuỗi và nối lai bởi legase

Enzyme telomere hoạt động ở tế bào mầm và tế bào ung thư giúp tế bào phân chia liên tục bằng cách kéo dài telomere khiến cho tế bào trở lên bất tử.

ở tế bào soma hầu như không có telomere , vì vậy TB chỉ có khả năng phân chia 20 -70 lần sau đó chết.s

Câu 15: trình bày các loại đột biến chính? Đột biến ở đâu hay như thế nào sẽ không biểu hiện ra kiểu hình? vì sao

Các loại đột biến chính

- Đột biến sai nghĩa: loại đột biến này thay đổi 1 cặp base DNA trong gen dẫn đến kết quả thế 1 aminoaxit này bằng 1 aminoaxit khác trong pro tạo nên từ gen đó

- Đột biến vô nghĩa: thay đổi 1 cặp base DNA thay vì thế thế 1 aminoaxit này bằng 1 aminoaxit khác sự biến đổi trình tự DNA 1 cách hấp tấp báo hiệu tế bào ngừng tổng hợp pro. Đột biến này dẫn tơi hình thành pro chức năng ko hoàn chỉnh hoặc ko có chức nag

- Thêm nucleotide: Đột biến chèn, thay đổi số base DNA bằng cách cộng them vòa 1 đoạn DNA kết quả là pro hình thành nên bởi gen có thể có chức năng ko hoàn chỉnh

- Mất nucleotide: Đột biến mất thay đổi số base DNA bằng cách di chuyển đoạn DNA. Đột biến mất hẹp có thể di chuyển 1 hoặc vài cặp base trong gen, trong khi đột biến rộng co thể di chuyển hoàn toàn 1 gen hoặc 1 số gen kề nhau. Sự mất DNA có thể thay đổi chức năng của pr do gen đó tổng hợp nên

- Lặp đoạn NST: Đột biến thêm gồm 1 đoạn DNA được nhân đôi 1 hay nhiều lần. Loại đọ biến này có thể thay đổi chuawcs năng của pr do gen đó tổng hợp nên

- Đột biến lệch khung đọc: Loại đột biến này xảy ra khi thêm hay mất base DNA làm thay đổi khung đọc của gen. Một khung đọc bao gồm nhiều nhóm 3 base và mỗi nhóm mã hóa cho 1 aminoaxit. Đột biến lệch khung đọc làm lệch nhóm các base và thay đổi mã của aminoaxit.Kết quả là pr thường ko có chức năng. Đột biến chèn, thêm hay mất đều có thể là đọt biến lệch khung đọc.

- Lặp trình tự ngắn: Sự lặp lại nucleotit tức là 1 đoạn ngắn DNA được lặp lại 1 số lần theo đương thẳng. Chẳng hạn lặp 3 cặp nu là hình thành những đoạn 3 nu, và lặp 4 cặp nu là hình thành những đoạn 4 cặp nu. Khai triển lặp lại là đột biến làm tăng số lần đoạn DNA được lặp lại. Đột biến này có thể là nguyên nhân dẫn tới pro có chức năng ko hoàn chỉnh

- Đột biến im lặng( câm): là sự thay đổi trong trình tự DNA mà ko gây ra ảnh hưởng gì đến hoạt động của tế bào. Nói cách khác đột biến câm không làm thay đổi kiểu hình sinh vật

· Đột biến ko làm thay đổi kiểu hình

Đột biến khác nhau xảy ra ở những vùng DNA không mã hóa giữa các gen sẽ ko làm thay đổi kiểu hình vì những vùng này nằm ở ngoài gen ko được dịch mã vao pr, do đó ko có gen nào bị hư hổng và ko có pro nào bị biến đổi. Đột biến khác nhau xảy ra trong trình tự intron nằm trong các gen cấu trúc vì các trình tự này ko mã hóa pro. Tuy nhiên nếu thay đổi xảy ra ở vài bazo quan trọng cho việc nhận biết để cắt intron sau phiên mã sẽ làm sai hỏng quá trình cắt nối intron và tạo ra 1 phân tử mRNA lồi.

Đột biến điểm thay thế 1 bazo trong bộ 3 mã hóa nhưng bộ 3 mới vẫn quy định tổng hợp cùng 1 aminoaxit. Hiện tượng này là do đa số các aminoaxit có nhiều hơn 1 bộ 3 quy định tổng hợp nên

Câu 16: Mô tả quá trình phiên mã 1 gen cấu trúc ở svat nhân sơ?

RNA polymalaza của vkhuan gồm 2 thành phần chính: enzyme lõi và tiểu đơn vị σ. Khi tiểu đơn vị σ này đã bám vào 1 promoter enzyme lõi. RNA polymelaza mở sợi DNA xoắn kép ở từng vùng tạo thành bong phiên mã. Sau khi duỗi xoắn kép DNA được mở ra, 1 sợi RNA được tổng hợp bằng việc sử dụng 1 sơi DNA là khuôn mẫu để lắp các bazo vào theo nguyên tắc bổ sung. Khi sợi mới dài 8-9 bazo thì tiểu phần σ rời ra và enzyme tự do tiến về phía trước kéo dài phân từ RNA. Bazo đầu tiên được phiên mã thường là A, bazo A đặc biệt này thường nằm giữa 2 pyrimidine, trong hầu hết các trường hợp là CAT. Đôi khi bazo đầu tiên được phiên mã là G nhưng không bao giờ là pyrmidine. Quá trình tổng hợp RNA theo chiều 5’-3’ diễn ra với tốc độ 40m/s. Giống với việc có điểm nhận biết phía trước mỗi gen có một trình tự kết thúc (terminator) ở cuối gen. Trình tự kết thúc nằm trên sợi DNA khuôn bao gồm 2 trình tự lặp đảo, cách nhau khoang 12 bazo tiếp sau bởi dải nu loại ademine. Trình tự mRNA sẽ giống với sợi DNA không làm khuôn trừ việc thay thế U cho T. mRNA có các trình tự lặp đảo, trình tự lặp thứ 2 thực chất là trình tự lặp bổ sung so với trình tự thứ nhất, vì vậy các trình tự lặp đảo trên cũng 1 sợi RNA có thể bắt gặp để tạo thành cuống và vòng kiểu kẹp tóc. Khi DNA polymelaza tiến đến cấu trúc kẹp tóc nó sẽ dừng lại, cung cấp cơ hội cho việc kết thúc, nếu không có dải U’S, RNA polymerase sẽ lại tiếp tục, tuy nhiên mỗi dải U’S bắt cặp với dải A’S trên sợi DNA khuôn là 1 cấu trúc yếu và phân tử RNA và DNA tác nhau ra. Khi RNA polymerase dừng lại sự kết thúc phiên mã có thể thực sự xảy ra ở vài vị trí giữa hay cuối dải U’S trung bình khoảng 60s/trình tự kết thúc.

Câu 17: Operon là gì, thành phần cấu tạo của 1 operon điển hình?

Operon là một cụm gen được phiên mã cùng nhau để tạo ra một phân tử RNA duy nhất mã hóa cho nhiều protein. mRNA policistronic như vậy chỉ tìm thấy ở sinh vật nhân sơ.

Thành phần cấu tạo:

_ Một nhóm các gen cấu trúc lien quan về mặt chức năng, xếp cạnh nhau, khi phiên mã sẽ tạo thành 1 phân tử mRNA chung gọi là mRNA đa cistron. Đối với operon-lac đó là 3 gen lac z, lac y, lac a. Trong đó lac z mã hóa β-galatosidase, thủy phân lactozo thành galactose và glucose. Lac y xác định permease (vận chuyển lactose qua màng) và lac a mã hóa transacesylase.

_ Một yếu tố chỉ huy operator : trình tự DNA nằm kề trước nhóm gen cấu trúc là vị trí tương tác với chất ức chế. Đối với opron lac, đó là đoạn trình tự DNA dài 34 cặp bazo cách gen z chừng 10 cặp bazo về phía trước. nó chứa trình tự 24 cặp bazo đỗi xứng xuôi ngược giúp chất ức chế có thể nhận biết và bám vào bằng cách khuyêch tán dọc theo DNA từ cả 2 phía.

_ Một vùng khởi động :trình tự DNA nằm trước yếu tố chỉ huy và có thể trùm lên một phần hoặc toàn bộ vùng này, là vị trí bám vào của RNA polumerase để có thể khởi đầu phiên mã tại vị trí chính xác của sợi khuôn đối với operon lac, đó là loại DNA dài chừng 90 cặp bazo nằm trước và trùm lên yếu tố chỉ huy 7 cặp bazo. Nó chứa 2 vị trí tương tác với RNA polymerase và với protein hoạt hóa dị hóa. Điểm khởi đầu phiên mã là vị trí gần cuối vùng khởi động P nằm trong đoạn chỉ huy O.

_ Một gen điều hòa hay gọi là gen ức chế: gen này sinh ra loại protein điều hòa là chất ức chế điều hòa hoạt động của nhòm gen cấu trúc thông qua sự tương tác với yếu tố chỉ huy. Đối với operon lac gen I nằm trước vùng khởi động mã hóa 1 protein ức chế gồm 4 polypeptide giống nhau đều chứ 300 aminoacid.

Câu 18: So sánh sự điều hòa hoạt động của lac operon và trp operon?

*.Giống:

_ Đều là operon, là một cụm gen được phiên mã cùng nhau tạo ra một phân tử RNA duy nhất, mã hóa cho nhiều protein.

_ Cấu trúc : 1 nhóm gen cấu trúc, operator, promoter (vùng khởi động) và protein ức chế (gen điều hòa).

*, Khác:

Lac operon

Trp operon

Gen mã hóa cho protein ức chế nằm trước promoter

Gen mã hóa cho protein ức chế không nằm cạnh promoter mà nằm ở phần khác của bộ gen E.coli

Promoter là một đoạn DNA nằm trước và trùm lên 1 ít của operator

Operator nằm hoàn toàn trong promoter

Lac operon là một hệ thống có thể được cảm ứng. Việc phản ứng hiệu vùng này bám vào phân tử promoter ức chế làm giảm mạnh ái lực của nó với operator, phản ứng spedein

Trp operon : hệ thống có thể bị ức chế, việc bám vào phân tử hiệu ứng làm promoter ức chế tăng ái lực với operon và protein ức chế sẽ bám vào operator và ngăn chặn phiên mã.

Câu 19: Sự khác và giống nhau trong quá trình phiên mã và dịch mã giữa 2 sinh vật nhân sơ và nhân chuẩn?

*, Giống:

_ Nguyên tắc của quá trình phiên mã.

_ Cấu trúc cơ bản của 1 gen cấu trúc .

_ mRNA được tổng hợp theo chiều 5’-3’

*,Khác:

Prokaryote

Eukaryote

Chỉ có 1 loại enzyme RNA polymerase tham gia phiên mã cho tất cả các gen

Có 3 loại RNA polymerase: loại 1 phiên mã cho rRNA, loại 2 phiên mã cho mRNA, loại 3 phiên mã cho tRNA.

Phiên mã và dịch mã có thể xảy ra đồng thời

Phiên mã hoàn tất mới xảy ra quá trình dịch mã

Tạo ra mRNA chín ngay không cần phải trải qua một giai đoạn biến đổi nào

Phiên mã tạo ra RNA xảy ra ở trong nhân biến đổi rồi cắt các intron đi để tạo ra RNA chín, gồm các đoạn exon ghép nối lại rồi đi ra tế bào chất

mRNA không có cấu tạo phần đầu và đuôi đặc thù

Đầu 5’ có đính cap7methyl-GPPP, đầu này được thêm vào trong quá trình phiên mã, đầu 3’ được gắn đuôi polyA được đính vào sau khi phiên mã. Riêng mRNA tạo protein histone thì không có đuôi polyA

Xảy ra ở tế bào chất

Xảy ra ở trong nhân, sau đó được vận chuyển ra tế bào chất

Đáp ứng tức thời đối với những điều kiện môi trường biến đổi

Không đáp ứng kịp thời với yêu cầu ngoại cảnh thay đổi vì cấu tạo cơ thể đa bào và cấu trúc phức tạp giữa protein histone vs DNA

Một mRNA chứa thông tin di truyền của nhiều gen mã hóa cho nhiều chuỗi polypeptide nên gọi la polycistron

Một mRNA mã hóa cho 1 chuỗi polypeptide, mỗi gen phiên mã ra một mRNA. Như vậy mỗi gen bao gồm 3 vùng: vùng đầu 3’ mang các trình tự điều hòa biểu hiện của gen và hoạt hóa quá trình phiên mã, vùng 2 được phiên mã gồm có intron và exon, vung 3 chưa xác định được chức năng.

Câu 20: Mô tả thành phần cấu tạo và cấu trúc của phân tử tRNA?

1, Thành phần cấu tạo:

_ tRNA là polymer đơn cấu tạo bởi các nu nên rất linh động.

_ Mỗi nucleotide gồm 1 gốc bazo nối với đường ribose và gôc phosphate. Nhóm phosphate và đường hình thành nên xương sống của mỗi sợi RNA. Các bazo nito hợp với đường quay ra bên của đại phân tử RNA.

_ Đường ribose là đường 5 cacbon, các nucleotide được liên kết với nhau qua nhóm phosphate ở vị trí C số 5 của đường ribo của 1 nu với nhóm OH ở vị trí 3’ của 1 nu tiếp theo. Nhóm phosphate nối với đường cả 2 bên bằng liên kết este và do đó liên kết tổng thể là 1 liên kết phosphodieste.

_ Sự khác nhau của các nu là do các gốc bazo quyết định. Ở RNA có 4 loại nu tương ứng với 4 loại bazo nito: A, U, G, C. Trong đó A G thuộc nhóm purin có cấu trúc vòng kép và C U thuộc nhóm pyrimidine có cấu trúc vòng đơn.

2, Cấu trúc:

Phân tử tRNA là một mạch polynu gồm từ 80-100 đơn phân. Một đầu cấu trúc có dạng 3 chạc, ổn định nhờ có 1 số đoạn các cặp bazo liên kết theo nguyên tắc bổ sung. Mỗi phân tử tRNA có 1 đầu mang acid amin có trình tự CCA, 1 đầu mang bộ 3 đối mã(anticodon) 1 trong các thùy chòm và đầu mút tự do bộ 3 đối mã và acid amin được vận chuyển nằm ở 2 đầu của cấu trúc chứ L. Vận chuyển chính xác acid amin đến mRNA trong quá trình dịch mà protein. Một tRNA điển hình bao gồm 4 cuống ngắn các cặp bazo liên kết theo nguyên tắc bổ sung và 3 thùy. Cấu trúc này được thể hiện tốt nhất dưới dạng cấu trúc có 3 cỏ lá nhằm thể hiện chi tiết việc bắt cặp bổ sung thông qua biểu diễn phản ứng tRNA ở dạng 2 chiều phẳng. Cấu trúc cỏ 3 lá của tRNA được cuộn tiếp để tạo thành cấu trúc 3D dạng chữ L.

Câu 21 Trình bày quy tắc wobble trong dịch mã

Trả lời:

Do hiện tượng suy thoái codon cho nên chắc chắn 1 tRNA có thể nhận biết vài codon khác nhau để mã hóa cho một aminoacid nhất định và đối mã của 1tRNA nhất định phải có khả năng ghép cặp base với vài codon khác nhau. Như vậy lk H giữa 2base của codon và anticodon chỉ chặt chẽ (theo quy luật bổ xung nghiêm khắc) ở 2 nu đầu còn nu thứ 3 của codon thì ít chặt chẽ hơn vì vậy Crick gọi vị trí này là vị trí lắc lư “wobble” hay giao động.

* Thuyết giao động (wobble hypothesis)

Ghép cặp base giữa đầu 5’ của anticodon trên tRNA với base đầu 3’ của codon trên mRNA theo giả thuyết giao động như sau:

Base 5’ in anticodon

Base 3’ in anticodon

G

U or C

C

G

A

U

U

A or G

Tương tự các a.a có đặc điểm ân với 4or6 codon có thể được coi là 2 or 3 cặp như vậy. Do tính linh hoạt trong bắt cặp wobble nên chỉ cần 1tRNA duy nhất để đọc mỗi cặp như vậy của codon. Nó có thể là 1tRNA duy nhất để đọc 3 codon bằng cách sử dụng inosine. Các base I này thỉnh thoảng được sử dụng như 1 base anticodon đầu tiên bởi vì nó có thể ghép nối bất kỳ với U,C hoặc A

Base 5’ in anticodon

Base 3’ in anticodon

I

U,A or C

Câu 22 Tóm tắt quá trình dịch mã ở vi khuẩn

Trả lời:

Trước khi việc tổng hợp pro bắt đầu, 2 tiểu phân của ribosom trôi nổi riêng rẽ trong tb chất. qtrinh bắt đầu bằng việc mRNA lk với tiểu phần nhỏ tự do. Tiếp theo tRNA khởi đầu mang fmet. Nhận biết codon khởi đầu AUG. sự lắp ráp của phức hệ khởi đầu 30s cần 3 Pro(IF1,IF2,IF3) được biết đến như những nhân tố khởi đầu, giup sx các thành phần 1 cách chính xác. Khi phức hệ khởi đầu 30s đc lắp ráp xong, IF3 rời khỏi và tiểu phần 50s gắn vào. IF1,IF2 bây giờ đc phonhs thích hình thành phức hệ khởi đầu fos. Quá trình này tiêu tốn năng lượng dưới dạng GTP, đc thủy phân ở IF2. sau khi phức hệ khởi đầu hình thành, quá trình kéo dài chuỗi polypeptide bắt đầu. Ribosome có 3 vị trí cho tRNA. Vị trí A (acceptor), vị trí P(peptide) và vị trí E(exit), tuy nhiên chỉ có 3 pt tRNA có thể chứa trong ribosome cùng lúc Fmet tRNA khởi đầu bắt đầu tại vị trí P. 1tRNA khác mang a.a kế tiếp di chuyển vào trong vị trí A(vị trí mang bộ 3 đối mã ). Fmet đc cắt rời khỏi tRNA của nó và lk với a.a thứ 2 qua phân tử peptide transferasl xúc tác bởi rRNA 23s của 50s. Vì vậy tRNA thứ 2 bây giờ đang được tổng hợp. ssau khi hình thành lk peptide 2tRNA nghiêng tương đối so với vị trí Avà P tiếp theo là bước chuyển vị (translocation). Ở đó mRNA di chuyển 1 codon sang bên so với ribosom, khi đó 2tRNA đc di chuyển vào vị trí P và E để lại vị trí A trống. Rồi 1 tRNA đã nạp a.a kế tiếp đến, mang theo a.a thứ 3, nó đi vào vị trí A trống, tRNA từ vị trí E rời vị trí A và E ko thể đồng thời bị chiếm giữ. Chuỗi peptide tiếp tục đc phát triển, nó lien tiếp đc cắt rồi từ tRNA giữ nó và nối vào các a.a mới nhất đc mang bởi tRNA tại vị trí A qua p/ư peptidy transferase, xúc tác bởi rRNA 23S của tieeur phần lớn.

Quá trình kéo dài đòi hỏi phải có 2 n.tố kéo dài Celongation factor, EF-T và EF-R, cả 2 đều sử dụng năng lượng dưới dạng GTP. Cuối cùng ribosom tiến đến cuối của mRNA đc đánh dấu bởi 1 trong 3 codon kết thúc: UGA, UAG, UAA. Do ko có tRNA đọc 3 codon này, chuỗi polypeptide ko thể kéo dài them nữa. Thay vào đó, các Protein đc biết đến như 1 n.tố giải phóng (RF) đọc các tín hiệu dừng lại. RF1 nhận biết UAA hoặc UAG và RF2 nhận biết UAA hoặc UGA. Chuỗi polypeptide hoàn thiện bây giờ đc giải phóng khỏi tRNA cuối cùng. Điều này thể hiện bởi peptidy transferase thủy phân lk giữa các chỗi peptide đã hoàn thành và tRNA tại vị trí P chuỗi polypeptide, tRNA và mRNA bây giờ rời khỏi ribosom, ribosome lại phân thành 2 tiểu phần riêng biệt. Hai n.tố hỗ trợ them việc phân ly. RF3 giải phóng RF1 hoặc RF2 từ ribosome và nhân tố lại sử dụng phân ly tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ.

Câu 23 So sánh quá trình dịch mã ở sv nhân sơ và nhân chuẩn

Trả lời:

+Giống: Nguyên tắc dịch mã là giống nhau

+ Khác:

Prokaryote

Eukaryote

mRNA là polycistronic

mRNA là monocistronic

Phiên mã và dịch mã xảy ra đồng thời

Phiên mã kết thúc dịch mã mới xảy ra

Xảy ra ở tế bào chất

Phiên mã xảy ra ở trong nhân, dịch mã xảy ra ở ngoài tb chất

mRNA kp có mũ đầu 5’

mRNA có mũ ở đầu 5’

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro