ĐỀ CƯƠNG SINH THÁI MÔI TRƯỜNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1. Sinh thái học là gì? Ứng dụng của sinh thái học trong phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường?

Trả lời:

     *Sinh thái học là 1 môn khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ qua lại giữa sinh vật với sinh vật, sinh vật với môi trường vô sinh của nó (ánh sáng, nhiệt độ, nước,…).

Là 1 môn rộng và liên quan đến rất nhiều môn khoa học khác.

Nếu đối tượng nghiên cứu của các môn khoa học cơ bản của sinh học là sự tồn tại của sinh vật trong mối quan hệ qua lại với môi trường ở tổ chức thấp từ gen đến tế bào, mô, cơ thể thì đối tượng của STH lại là sự tồn tại của sinh vật trong mqh qua lại với môi trường ở mức độ tổ chức cao từ quần thể, quần xã đến hệ sinh thái. Hệ sinh thái được coi là đối tượng nghiên cứu cơ bản cuối cùng của STH.

* Ứng dụng STH trong phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường:

+ Ứng dụng trong đấu tranh sinh học, phòng trừ sâu bệnh.

+ Trong sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước, khí hậu trên cơ sở phân vùng sinh thái nông nghiệp, bố trí hệ thống cây trồng hợp lý, nâng cao tính thích ứng của sinh vật với môi trường, lấy sinh vật để cải tạo môi trường.

+ Bảo vệ tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái: Rừng, nông nghiệp, thủy vực,…

Câu 2. Tại sao nói sinh vật trong tự nhiên luôn tồn tại dưới dạng các hệ thống cấu trúc? Từ đó nói rõ quan điểm hệ thống trong nghiên cứu sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững.

Trả lời:

- Trong tự nhiên sinh vật luôn luôn tồn tại dưới dạng các hệ thống cấu trúc:

+ Hệ thống: là tập hợp các yếu tố, các thành phần tồn tại trong mối quan hệ qua lại với nhau và khi yếu tố, thành phần này thay đổi sẽ dẫn đến thay đổi các yếu tố thành phần khác và thay đổi cả hệ thống đó.

+ Cấu trúc: là sự phân bố hay sắp xếp các yếu tố hay thành phần trong hệ thống theo không gian và thời gian.

Như vậy nói đến hệ thống là nói đến cấu trúc của nó. Cấu trúc thay đổi sẽ dẫn đến hoạt động (hay chức năng) của hệ thống sẽ thay đổi. Sinh vật trong tự nhiên tồn tại ở các mức độ tổ chức khác nhau từ thấp đến cao là gen → tế bào → mô → cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã → hệ sinh thái. Các tổ chức sinh học này thực chất là hệ thống cấu trúc tồn tại trong mqh hệ thống với các yếu tố vô sinh ở môi trường ngoài để tạo nên các hệ thống sinh học tương ứng. Càng ở mức độ tổ chức cao tính hệ thống càng thể hiện rõ và hoàn thiện hơn.

- Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu sinh thái cho chúng ta có cách nhìn đầy đủ và tổng hợp nhất về sự tồn tại của sinh vật trong mqh giữa chúng với nhau và giữa chúng với môi trường vô sinh

Phát triển nông nghiệp thực chất là điều khiển các hệ sinh thái nông nghiệp, trong đó các thành phần sinh vật luôn có mqh qua lại lẫn nhau và với môi trường vô sinh.

Câu 3. Thế nào là sự bù các yếu tố sinh thái và kiểu hình sinh thái? Hãy nêu lên ý nghĩa của các khái niệm này đối với việc cải tạo môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

Trả lời:

- Sự bù các yếu tố sinh thái

:

Sinh vật và môi trường sống luôn tác động qua lại lẫn nhau tạo thành thể thống nhất. Ban đầu sinh vật hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường nhưng trong quá trình sống, phát triển và thích nghi lâu dài sinh vật đã tác động làm thay đổi các yếu tố sinh thái môi trường, làm sinh vật phù hợp hơn với môi trường từ đó làm tăng khả năng chống chịu của sinh vật và làm sinh vật phát triển mạnh hơn.

Hiện tượng làm thay đổi môi trường theo hướng trên (làm môi trường tốt hơn và phù hợp hơn với sinh vật) gọi là sự bù các yếu tố sinh thái.

Điều đó khẳng định vai trò thay đổi và cải tạo môi trường của sinh vật: sv có thể làm cho mt thay đổi theo hướng thích nghi với sự tồn tại và phát triển của sv: sv làm thay đổi điều kiện môi trường để giảm bớt ảnh hưởng giới hạn của nhiệt độ, ánh sáng, nước và các yếu tố vật lý khác.

- Kiểu hình sinh thái:

là những loài sv có phạm vi chống chịu rộng với sự biến động nhiều yếu tố sinh thái tức là các loài có sự phân bố rộng có thể sống và phát triển ở nhiều vùng sinh thái khác nhau

Trong quá trình sống, phát triển, thích nghi lâu dài ở từng vùng sinh thái đã hình thành nên những đặc trưng hình thái mang tính đặc thù cho từng vùng.

Chọn lọc kiểu hình sinh thái bằng 2 cách: chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

- Ứng dụng trong cải tạo môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững:

Dựa vào vai trò thay đổi và cải tạo môi trường của sinh vật con người có thể sử dụng sv như công cụ có hiệu quả trong quá trình sống từ đó đưa ra nguyên tắc chung phải phát huy cao độ tính thích ứng của sinh vật với môi trường và không được áp đặt ý muốn chủ quan của con người bằng mọi cách cải tạo môi trường để đưa sv về sống trong môi trường không phù hợp.

  Trong phát triển nông nghiệp thông qua sự bù các yếu tố sinh thái và kiểu hình sinh thái có thể chọn ra các giống địa phương đa dạng về kiểu gen, có khả năng chống chịu tốt với sự biến động của yếu tố môi trường, đó là nguồn gen quý giá phục vụ cho công tác chọn giống.

Câu 4. Hiểu thế nào về qui luật lượng tối thiểu của Liebig (1840) và qui luật tính chống chịu của Shelford, từ đó nêu lên và phân tích một số ứng dụng trong phát triển nông nghiệp và bảo vệ tài nguyên.

Trả lời:

*Quy luật lượng tối thiểu của Liebig (1840):

Sau khi NC về tác động đồng thời của nhiều yếu tố sinh thái lên sự phát triển cây trồng Liebig đã đưa ra nguyên tắc “Sự phát triển của cây trồng phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng mà mức tồn tại của chúng ở ngưỡng tối thiểu”. Như vậy, mỗi SV chỉ có thể sống trong những điều kiện môi trường cụ thể. Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, chế độ dinh dưỡng và các điều kiện môi trường khác phải tồn tại ở 1 mức độ thích hợp thì các SV mới có thể tồn tại được.

Có 2 nguyên tắc trong ứng dụng quy luật lượng tối thiểu đó là:

+ Nguyên tắc hạn chế: Bất cứ 1 yếu tố sinh thái nào cũng đều có thể trở thành yếu tố sinh thái hạn chế đối với sinh trưởng và phát triển của sv khi lượng tác động của nó lên cơ thể sv giảm gần tới lượng tối thiểu cần thiết mà sv có nhu cầu. Định luật Liebig chỉ đúng khi ứng dụng trong các điều kiện của trạng thái tĩnh, nghĩa là dòng năng lượng vật chất đi vào cân bằng với dòng đi ra.

+ Nguyên tắc tác động tương hỗ của các yếu tố: Ở ngoài mt tất cả các yếu tố sinh thái tác động qua lại lẫn nhau và lên sv, để khắc phục yếu tố hạn chế đó thì ta phải đặt yếu tố hạn chế đó trong mqh vs các yếu tố khác trong điều kiện cụ thể. Vd: Hầu hết các cây trồng hàng năm yêu cầu lượng kẽm cao ở trong đất trong điều kiện cường độ ánh sáng cao. Nếu lượng kẽm thấp nó sẽ trở thành yếu tố hạn chế. Tuy nhiên trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp với lượng kẽm như thế trong đất thì kẽm không phải là yếu tố hạn chế.

*Quy luật tính chống chịu của Shelford:

 “Năng suất SV không chỉ liên hệ vs sức chịu đựng tối thiểu mà còn liên hệ vs mức chịu đựng tối đa đối vs 1 liều lượng quá mức của 1 nhân tố nào đó từ bên ngoài”.

Nghĩa là sự phát triển phồn thịnh của sv nào đó ở 1 nơi nào đó phụ thuộc vào tất cả các yếu tố sinh thái tồn tại trong mqh lẫn nhau. Sự vắng mặt hay phát triển không phồn thịnh của sv nào đó ở 1 nơi nào đó là do sự thiếu hay thừa (lượng) 1 yếu tố sinh thái nào đó ở mức độ gần với mức mà sv có khả năng chống chịu được  và yếu tố sinh thái đó được coi là yếu tố hạn chế đối vs sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

Quy luật này được bổ sung bằng 4 bổ đề đó là:

+ Phản ứng của các loài sinh vật khác nhau trước sự biến động của 1 yếu tố sinh thái nào đấy là không giống nhau. Có những loài phản ứng rất chặt với sự biến động yếu tố sinh thái đó, những loài đó có phạm vi chống chịu với sự biến đổi sinh thái hẹp (gọi là loài phân bố hẹp và được gọi tên là loài hẹp + yếu tố sinh thái (vd: hẹp nhiệt)). Bên cạnh đó những loại phản ứng không chặt vs sự thay đổi của các yếu tố sinh thái thì có phạm vi chống chịu vs sự thay đổi của yếu tố sinh thái rộng (gọi là loài phân bố rộng, đặt tên: loài rộng + yếu tố sinh thái (vd: rộng nhiệt)).

+ Trong 1 loài phản ứng của loài đó vs các yếu tố sinh thái khác nhau là khác nhau. Sv có thể có phạm vi chống chịu rộng nhưng cũng có thể có phạm vi chống chịu hẹp vs sự biến động của các yếu tố sinh thái khác. Yếu tố sinh thái nào sv có phạm vi chống chịu hẹp nhất vs sự biến động sẽ trở thành yếu tố hạn chế.

+ Khi sv đã bị yếu tố sinh thái nào đó hạn chế thì phạm vi chống chịu của nó vs sự biến động các yêú tố sinh thái khác sẽ bị thu hẹp lại.

+ Trong suốt thời gian sống của sinh vật thì thời kỳ sinh sản là thời kỳ mẫn cảm nhất, phản ứng chặt nhất vs sự biến động của các yếu tố sinh thái bởi vì thời kỳ sinh sản là thời kỳ có các hoạt động sinh lý sinh hóa trong cơ thể diễn ra mạnh nhất và rất nhạy cảm vs biến động của các yếu tố mt. Vì vậy trong sản xuất nông nghiệp đảm bảo năng suất cây trồng vật nuôi cao con ng phải chú ý gieo trồng, chăn thả để sv bước vào thời kỳ sinh sản gặp điều kiện thuận lợi nhất.

- Ứng dụng của định luật để xác định phạm vi chống chịu của sv vs các yếu tố sinh thái, từ đó sắp xếp bố trí theo không gian và thời gian cho năng suất và khai thác triệt để các yếu tố khí hậu đất đai.

Câu 5. Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động mật độ quần thể?

Từ đó, nói lên những ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường?

Trả lời:

*Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động mật độ quần thể:

sức mang môi trường, mqh qua lại giữa các loài, sự biến động điều kiện khí hậu, thời tiết theo chu kỳ và bất thường.

- Sức mang môi trường (thức ăn): Là mật độ quần thể tối đa mà môi trường có khả năng cung cấp đủ nguồn thức ăn cho nó hay nói cách khác sưc mang môi trường là khả năng cung cấp thức ăn của môi trường cho 1 số lượng tối đa số lượng cá thể trong quần thể.

- Biến động của sức mang môi trường theo thời gian (theo mùa): Sự biến động của khí hậu thời tiết làm nguồn thức ăn bị biến động và dẫn đến sự thay đổi mật độ quần thể. Ở những vùng xa xích đạo sinh vật ôn đới xa xích đạo đều biến dộng mật độ quần thể theo chu kỳ 4 mùa còn sinh vât ở gần xích đạo thì biến động quần thể theo 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Nếu theo chu kỳ ngày đêm: biến động ánh sáng và nhiệt độ theo ngày và đêm sẽ quyết định đến biến động thời tiết theo chu kỳ ngày đêm ở mỗi vùng. Khi đó sv sẽ được chia làm 3 nhóm chính: hoạt động ban ngày, ban đêm và hoạt động trong những thời điểm có sự thay đổi về nhiệt độ, ánh sáng lớn nhất, nhanh nhất.

- Sự biến động sức mang môi trường sẽ quyết định đến sự biến động mật độ quần thể.

*Ứng dụng:

Con người có thể làm thay đổi sức mang môi trường cho 1 số loài sâu bệnh nhất định, đủ làm biến đổi mật độ sâu bệnh hại theo thời gian đến mức chúng ít có cơ hội đạt đến đỉnh cao gây hại đối với cây trồng.

Các biện pháp làm thay đổi sức mang mt:

+ Thay đổi giống cây trồng theo không gian và thời gian.

+ Chế độ làm đất: làm ải, làm dầm.

+ Luân canh cây trồng theo không gian và thời gian.

+ Bón phân, tưới nước, thời vụ có thể làm thay đổi sức mang môi trường.

+ Lợi dụng các mqh sinh học trên đồng ruộng để hạn chế sự phát triển của sâu bệnh và cỏ dại.

Câu 6. Hiểu thế nào về cấu trúc quần thể? Ứng dụng của việc điều khiển cấu trúc quần thể ruộng cây trồng cho năng suất cao?

Trả lời :

*Cấu trúc quần thể :

chính là sự phân bố các cá thể trong quần thể.

- Sự phân bố đồng đều: có thể gặp ở những nơi mà giữa các cá thể có sự cạnh tranh rất gay gắt, hoặc có mâu thuẫn đối kháng hoặc gặp trong các quần thể nhân tạo khi mà mật độ và khoảng cách do con người bố trí và chủ động điều khiển. Kiểu phân bố này có ưu điểm nổi bật là giúp các cá thể tận dụng được các yêu cầu ngoại cảnh 1 cách thuận lợi nhất, mỗi một cá thể chiếm khoảng không gian sống bằng và giống nhau. Vd : cánh đồng lúa, rừng thông nhân tạo, vườn cây ăn quả...

- Sự phân bố theo nhóm : là dạng phân bố thường gặp hơn, vì môi trường thường không đồng nhất các yếu tố sinh thái mà Sv luôn tập trung về những nơi thích hợp nhất. Nếu các cá thể trong quần thể có xu thế hình thành nhóm vs kích thước nhất định (vd : cặp đôi ở động vật, nhóm sinh trưởng ở thực vật,...) thì sự phân bố của các nhóm lại có xu thế phân bố đều hoặc ngẫu nhiên.

- Sự phân bố ngẫu nhiên : có thể tìm thấy trong các môi trường có tính đồng nhất cao và SV không có xu thế sống tập trung. Tức là có tần xuất xuất hiện tại tất cả các điểm khác nhau. Vd : nhện sống trong lớp thảm mục rừng.

- Nguyên tắc quần tụ Allee : Khi nghiên cứu sự phân bố của các cá thể trong quần thể Allee (1949) đã đưa ra quy luật như sau ‘Độ quần tụ đem lại cực thuận cho khả năng sống và sự sinh trưởng của quần thể, nó thay đổi tùy theo loài và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh’. Quần tụ có thể làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể vì chất dinh dưỡng, thức ăn hay không gian sống. Tuy nhiên những hậu quả không thuận lợi đó lại được điều hòa cân bằng là nhờ ở chỗ chính quần tụ đã tạo điều kiện sống sót cho cả nhóm nói chung. Vd : cá khi tụ tập thành nhóm có thể chịu được liều độc lớn hơn so vs cá thể đơn độc.

*Ứng dụng của việc điều khiển cấu trúc quần thể ruộng cây trồng cho năng suất cao :

Chế độ ánh sáng và hiệu suất sử dụng ánh sáng của quần thể ruộng cây trồng ảnh hưởng đến năng suất quần thể. Có thể nâng cao hiệu suất sử dụng ánh sáng của cây trồng thông qua : Cải tiến cây (lá đứng, thấp cây...) hay mật độ gieo trồng và cách bố trí hợp lý.

*Cấu trúc tuổi và giới tính :

- Cấu trúc tuổi : biểu thị cho tỷ lệ hay thành phần giữa các nhóm tuổi khác nhau trong quần thể. Có 3 nhóm tuổi cơ bản : Trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản. Thành phần tuổi cho biết xu hướng phát triển của quần thể ấy.

- Cấu trúc giới tính : là đại lượng biểu thị cho tỷ lệ giữa các nhóm giới tính khác nhau trong quần thể, thường là giữa số cá thể đực và cái trong SV. Nó mang đặc tính thích ứng của chủng quần vs điều kiện sống của môi trường, để đảm bảo khả năng sinh sản, hiệu quả sinh sản của chủng quần.

Câu 7. Hiểu thế nào về khả năng tự điều chỉnh mật độ của các quần thể sinh vật trong tự nhiên? Từ đó nêu lên tính ổn định, bền vững của các quần thể sinh vật trong tự nhiên?

Trả lời:

Trong điều kiện tự nhiên tất cả các loài đều có khả năng điều tiết mật độ quần thể của mình dao động xung quanh mật độ cân bằng thông qua việc điều tiết tỉ lệ sinh và tỉ lệ chết. Trong thực tế mật độ cân bằng chỉ là lý tưởng còn mật độ thực của nó luôn biến động xung quanh mật độ lý tưởng đó.

+ Nếu mật độ quần thể < mật độ cân bằng thì tỉ lệ sinh cao hơn tỉ lệ chết. Lúc đó mật độ quần thể tăng lên gần tới mức cân bằng.

+ Nếu mật độ quần thể tăng quá mật độ cân bằng thì tỉ lệ sinh < tỉ lệ chết, mật độ quần thể tự điều tiết giảm tới mật độ cân bằng.

Ta có sơ đồ:

Tỉ lệ sinh tăng, tỉ lệ chết giảm

Số lượng cá thể tăng

Nguồn thức ăn tăng

Số lượng cá thể giảm quá mật độ cân bằng

Số lượng cá thể giảm tới mức cân bằng

Cạnh tranh cá thể tăng, tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ chết tăng

Nguồn thức ăn giảm

Số lượng cá thể tăng quá mật độ cân bằng

Như vậy trong đk tự nhiên cơ chế chính của quy luật tự điều tiết mật độ quần thể chính là phản hồi tiêu cực, tích cực diễn ra liên tiếp trong quần thể (phản hồi: là phản ứng của quẩn thể trước sự biến đổi thức ăn đối với nó).

Câu 8. Hiểu thế nào về sự tăng trưởng quần thể và chỉ số tăng trưởng tiềm năng?

Ứng dụng trong việc dự báo số lượng cá thể tối đa quần thể có thể đạt được sau khoảng thời gian t nào đó?

Trả lời:

Sự tăng trưởng quần thể được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng của quần thể. Trong đó tốc độ tăng trưởng của quần thể được tính bằng số lượng cá thể biến động/đơn vị thời gian (tốc độ trung bình) hoặc cũng có thể tính theo tốc độ tăng trưởng đặc trưng r = số lượng cá thể biến động / đơn vị thời gian x số lượng cá thể ban đầu: 

 r = dN/(dt*N)    =>    r = (ln Nt – ln No)/t     =>    Nt = No*ert
Như vậy sau thời gian t ta có thể dự báo được số lg cà thể tối đa của quần thể:

Nt = No*ert

Trong thực tế sự tăng trưởng quần thể được điều chỉnh bằng hệ số điều chỉnh:

 (k – N)/k (k là sức mang môi trường và dN/dt = (r*N*(k – N))/k)

Câu 9. Phân tích vai trò, chức năng của các thành phần SV trong QX; từ đó nói lên mối quan hệ hệ thống giữa các thành phần sinh vật đó với nhau?

Trả lời:

Trong tự nhiên 1 quần xã sv hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần:

-Sinh vật sx: là những sv tự tổng hợp đc chất hữu cơ và năng lượng cho bản thân mình mà không cần dinh dưỡng của sv khác (sv tự dưỡng). Sv sx bao gồm:

+ Thực vật: tiến hành quang  hợp để biến năng lượng bức xạ mặt trời thành các hợp chất hữu cơ trong cây xanh. Đây là sv quan trọng nhất trong quần xã vì nó quyết định đến sự tồn tại của các sv khác trong quần xã.

+ Tảo: cung cấp ít năng lượng cho sv sống.

+ Vi khuẩn: (hóa dưỡng, hóa tổng hợp) là những vi khuẩn có khả năng sử dụng nguồn năng lượng hóa học sinh ra từ các phản ứng hóa học để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể từ những chất vô cơ.

-Sinh vật tiêu thụ: là sv không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể mà phải lấy từ thực vật. Đó chính là động vật. Dựa vào khả năng tiêu thụ ta có thể chia động vật thành những bậc dinh dưỡng khác nhau:

+ ĐV ăn trực tiếp thực vật: SV tiêu thụ bậc 1

+ ĐV ăn Sv tiêu thụ bậc 1: SV tiêu thụ bậc 2

+ ĐV ăn SV tiêu thụ bậc 2: SV tiêu thụ bậc 3…

Trong quần xã càng đa dạng loài thì các SV tiêu thụ có thể tồn tại ở bậc dinh dưỡng càng cao. Từ đó trong tự nhiên có quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã tạo nên cấu trúc dinh dưỡng dẫn đến sự ổn định trong tự nhiên.

-Sinh vật phân hủy: có khả năng phân giải xác hữu cơ từ động thực vật thành các chất vô cơ tạo sự quay tròn vật chất.

*Mqh sinh học giữa các thành phần sinh vật trong quần xã:

Mặc dù 3 thành phần SV trên có vai trò và chức năng khác nhau nhưng chúng đều thống nhất vs nhau trong hoạt động của mình đó là đảm bảo sự tồn tại ổn định, bền vững giữa các loài và cua cả quần xã thông qua 2 quá trình quan trọng của sự sống: Quá trình tổng hợp và đồng hóa chất hữu cơ từ chất vô cơ và quá trình phân giải xác hữu cơ thành chất vô cơ, khép kín vòng quay vật chất trong tự nhiên.

Câu 10. Hiểu thế nào về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã? Cho ví dụ minh họa. Tại sao nói sự đa dạng loài lại quyết định tính ổn định của quần xã ? Con người cần làm gì để nâng cao tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nông nghiệp?

Trả lời:

Mqh dd giữa các loài sv trong QX

đc hiểu qua 3 khái niệm:

- Chuỗi thức ăn: là quá trình vận chuyển năng lượng dinh dưỡng từ TV→ĐV→SV phân hủy đc diễn ra bằng cách sv nọ sử dụng sv kia làm nguồn thức ăn cho mình.

Có 2 dòng vận chuyển năng lượng dinh dưỡng:

+ Chuỗi thức ăn đồng cỏ: TV→ ĐV. Chuỗi t.ăn đồng cỏ dài hay ngắn tùy thuộc vào số loài tham gia vào dòng vận chuyển nhiều hay ít.

Vd: cỏ → bò; cỏ→bò→chó sói,…

+ Chuỗi t.ăn phân hủy: xác hữu cơ → sv phân hủy (vsv). Chuỗi t.ăn phế thải thường phân nhánh → khép kín vòng quay vật chất.

- Mạng lưới thức ăn: bao gồm các chuỗi t.ăn liên kết lại vs nhau qua 1 hay nhiều mắt xích. Nếu quần xã càng đa dạng về loài thì mạng lưới thức ăn càng dày đặc các mqh dd giữa các loài.

- Bậc dd: trong QX các loài ĐV nào cũng nhận năng lượng dd từ thực vật thông qua 1 số bước giống nhau đc xét vào cùng 1 nhóm gọi là bậc dd. Mỗi loài đv trong QX trong suốt thời gian sống của mình không nhất thiết chỉ tồn tại ở 1 bậc dd duy nhất mà nó có thể tồn tại ở những bậc dd khác nhau vào những thời điểm dd nhất định.

*Nói tính đa dạng về loài quyết định tính ổn định của của QX vì:

Đa dạng loài đc đo bằng chỉ số đa dạng Shanoon Weiner và chỉ số phong phú. Đa dạng về loài phụ thuộc số lượng loài / đơn vị cá thể trong quần xã. Nếu QX càng đa dạng về loài thì mạng lưới thức ăn càng dày đặc các mqh dd giữa các loài → mqh dd giữa các loài vs nhau trong QX hết sức phức tạp và tạo nên 1 sự khống chế sinh học rất chặt chẽ đảm bảo cho QX tồn tại ổn định, bền vững.

Câu 11. Từ sự hiểu biết về cấu trúc của quần xã, hãy nêu và phân tích một số ứng dụng trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sinh thái bảo vệ môi trường?

Trả lời:

Cấu trúc của quần xã bao gồm cấu trúc phân tầng và cấu trúc năng lượng dinh dưỡng trong quần xã.

* Cấu trúc phân tầng trong quần xã:

Trong tự nhiên, trong quá trình sống và phát triển lâu dài của các QX hiện tượng phân công nhau khoảng không gian sống theo chiều thẳng đứng gọi là hiện tượng phân tầng trong quần xã. Phân tầng sẽ giảm bớt sự cạnh tranh về không gian và dinh dưỡng, đồng thời khai thác tốt nhất điều kiện dinh dưỡng và các yếu tố khác của môi trường ngoài dẫn tới tồn tại bền vững.

Ta có thể áp dụng c.trúc phân tầng trong QX vào các ngành nông-lâm-ngư để tăng năng suất cây trồng và không lãng phí các nguồn tài nguyên, sử dụng đầy đủ và hiệu quả dinh dưỡng trong vòng quay vật chất:

- Trong nông nghiệp: Vườn nhiều tầng ở Nam bộ: tầng cao nhất là dừa và cau,tầng tiếp theo là xoài, mít, chôm chôm,… tầng dưới nữa là chuối hoặc giàn bí bầu,… tầng cuối cùng là các loại rau, cây thuốc ưa ánh sáng tán xạ…

- Trong lâm nghiệp: Khi trồng rừng phải trồng nhiều loài có nhu cầu sinh thái khác nhau, kết hợp loài cây bản địa với cây trồng mới tạo đa dạng loài, khi khai thác phải đảm bảo cấu trúc phân tầng…

- Trong ngư nghiệp: ta có thể áp dụng cấu trúc phân tầng để thả các loại cá khác nhau ở các tầng nước khác nhau. Như thế sẽ tận dụng được không gian trống và dinh dưỡng.

*Cấu trúc năng lượng dinh dưỡng trong quần xã

: bao gồm chuỗi thức ăn (là quá trình vận chuyển năng lượng dinh dưỡng từ TV→ĐV→SV phân hủy đc diễn ra bằng cách sv nọ sử dụng sv kia làm nguồn thức ăn cho mình.), mạng lưới thức ăn (bao gồm các chuỗi t.ăn liên kết lại vs nhau qua 1 hay nhiều mắt xích), bậc dinh dưỡng (trong QX các loài ĐV nào cũng nhận năng lượng dd từ thực vật thông qua 1 số bước giống nhau đc xét vào cùng 1 nhóm gọi là bậc dd). Ứng dụng trong đấu tranh sinh học phòng trừ sâu bệnh, tôn trọng quy luật tự nhiên, bảo vệ thiên địch, hạn chế sử dùng thuốc hóa học, lấy SV đấu tranh lai SV. Cụ thể: trong NN có thể dùng sinh vật này để khống chế sv khác (ếch ăn châu chấu, bọ rùa ăn rệp,…); Ngư nghiệp có thể thả cá trắn cỏ để ăn cỏ quanh bờ…

Câu 12. Hiểu thế nào là khống chế sinh học và cân bằng sinh thái trong quần xã? Từ đó nêu lên một số ứng dụng trong phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ

môi trường?

Trả lời:

- Khống chế sinh học: các loài quan hệ qua lại với nhau trong đó quan hệ dinh dưỡng là cơ bản, thông qua mqh đó các loài khống chế nhau về mặt số lượng. Sự bùng nổ số lượng cá thể của mỗi loài không thể vượt ra ngoài phạm vi khống chế và kiểm soát của các loài khác. Khống chế sinh học có ý nghĩa lớn trong đấu tranh sinh học nhằm bảo vệ cây trồng và nông sản khỏi sự phá hoại của côn trùng và bệnh lý gây hại.

- Cân bằng sinh thái là kết quả của khống chế sinh học làm đảm bảo cân bằng tương đối về mặt số lượng cá thể giữa các loài dẫn tới tính ổn định của quần xã. Cân bằng sinh thái trong tự nhiên chỉ là tạm thời vì tất cả mọi sự thích nghi qua lại của sv chỉ là tương đối và có mâu thuẫn.

- Ứng dụng trong đấu tranh sinh học, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp trên đồng ruộng: ta có thể phòng chống các loài gây hại bằng các loài khác như vật ăn thịt hay vật kí sinh. Vd: dùng ong mắt đỏ tiêu diệt sâu đục thân lúa. Như vậy ta đã ứng dụng đc khống chế sinh học trong nông nghiệp, đảm bảo sự đa dạng của các loài thiên địch, dẫn tới khống chế các loài sâu bệnh hại, lấy sv đấu tranh lại sv trên cơ sở lợi dụng các mqh cạnh tranh, kí sinh và ăn nhau.

Câu 13. Từ những hiểu biết về quần xã, hãy chứng tỏ tính ổn định và bền vững của các quần xã sinh vật trong tự nhiên.

Mối quan hệ dinh dưỡng và khống chế sinh học làm quần xã ổn định và bền vững(câu 10 và 12).

Câu 14. Hiểu thế nào về cấu trúc dinh dưỡng và quy luật hình tháp sinh thái trong quần xã?

Trả lời:

- Cấu trúc dinh dưỡng trong QX là sự phân bố năng lượng dd giữa các thành phần sv khác nhau trong quần xã.

- Quy luật hình tháp sinh thái: Để biểu thị mối tương quan vể mặt liều lượng giữa các bậc dd ng ta thường dùng biểu đồ hình tháp, còn gọi là tháp sinh thái. Trong đó các trị số sinh thái của các bậc dd đc thể hiện bằng các hình chữ nhật xếp chồng lên nhau vs chiều dài của hcn tỉ lệ vs dòng năng lượng hay năng suất của mỗi mức, chiều cao của tháp tương ứng vs độ dài của chuỗi dd.

Trong tự nhiên có 3 kiểu hình tháp sinh thái chính:

+ Tháp số lượng: là hình biểu diễn cấu trúc năng lượng dd trong quần xã thông qua số lượng phân bố cá thể trong QX. Hình tháp số lượng không phản ánh đầy đủ nhất cấu trúc nlg dd trong quần xã: Đề cao quá mức vai trò cung cấp nlg dd của sv kích thước nhỏ làm lu mờ đi vai trò cung cấp nlg dd của sv có kích thước lớn.

+ Tháp sinh khối: là sự biểu diễn cấu trúc nlg dd trong quần xã thông qua sự phân bố về sinh khối giữa các thành phần sinh vật. Tuy nhiên hình tháp sinh khối đề cao quá mức vai trò sv có kích thước lớn làm lu mờ vai trò của sv có kích thước nhỏ.

+ Tháp nlg dd: Sự biểu diễn cấu trúc nlg dd trong quần xã thông qua sự phân bố nlg thực từng thành phần trong sv QX. Để xây dựng tháp nlg ng ta dựa vào hình tháp sinh khối sau đó nhân vs hệ số chuyển đổi của sv đó. Cấu trúc nlg dd trong QX đảm bảo tính ổn định và bền vững của QX.

Câu 15. Hiểu thế nào về diễn thế quần xã?

Cho ví dụ minh họa. Nêu và giải thích các đặc trưng của quần xã cao đỉnh và các quần xã đang phát triển.

Trả lời:

Khái niệm:

Trong tự nhiên sinh vật và môi trường có sự tác động qua lại lẫn nhau. Hiện tượng SV thay đổi môi trường và MT thay đổi tới 1 mức độ nào đó thì làm thay đổi SV cho phù hợp với MT. Hiện tượng thay thế liên tiếp quần xã SV này bằng QX SV khác phù hợp hơn vs MT mà MT đó do chính QX trước đó thay đổi gọi là diễn thế sinh thái.

Diễn thế sinh thái của QXSV đc chia làm 2 loại: Diễn thế sơ cấp và diễn thế thứ cấp.

- Diễn thế sơ cấp là diễn thế Sinh thái xảy ra ở những nơi mà trước đó không có Sv sống. Diễn ra chậm chạp và kéo dài

VD: Từ nham thạch qua quá trình phân hóa thành rêu, tảo → quyết, dương xỉ → hạt kín (cây bụi) → rừng thưa → rừng rậm.

- Diễn  thế thứ cấp: xảy ra ở nhưng nơi trước đó có SV sống nhưng vì lí do nào đó mà Sv bị hủy diệt gần như toàn bộ và nó lại bắt đầu sự sống. Diễn thế này diễn ra nhanh hơn diễn thế sơ cấp.

VD: Từ rừng rậm qua khai thác biến đổi thành đồi trọc → cỏ → cây bụi (gỗ, tre, nứa) → rừng thưa → rừng rậm.

Vì biết được trình tự thay thế của các QX SV đặc biệt là thực vật từ đó đề ra phương pháp phục hồi các QX Sinh thái.

*Các đặc trưng của QX cao đỉnh và QX đang phát triển:

Đặc trưng

QX cao đỉnh

QX đang phát triển

Năng suất (tốc độ tích lũy năng lượng của SV)

Thấp (=0)

Cao

Cấu trúc

Đa dạng loài nhất và phân tầng rõ rệt

Kém đa dạng loài và phân tầng không rõ

Vòng quay vật chất

Tốc độ vòng quay chậm, mức độ khép kín vòng quay: kín

Tốc độ vòng quay nhanh, mức độ khép kín vòng quay: hở

Nhận xét

:

QX cao đỉnh ổn định và bền vững, QX đang phát triển kém ổn định và kém bền vững bởi vì: ở QX ổn định biến động về năng suất theo thời gian là nhỏ và khả năng phục hồi năng suất của SV sau khi có tác động của các yếu tố hạn chế nhanh.

Câu 16. Hãy nêu thành phần và cấu trúc của hệ sinh thái, từ đó phân tích mối quan hệ giữa các thành phần hệ sinh thái? Cho 1 ví dụ về hệ sinh thái.

Trả lời:

- HST là 1 vùng lãnh thổ bất kỳ nào đó bao gồm tất cả các thành phân SV (QX) luôn tác động qua lại với MT vật lý, hóa học bên ngoài thông qua 2 quá trình: Trao đổi năng lượng và trao đổi vật chất để tạo nên cấu trúc năng lượng dinh dưỡng nhất định và chu trình tuần hoàn vật chất.

- Thành phần và cấu trúc của HST:

        HST = QX + MT

Bao gồm; SV sx, SV tiêu thụ, SV phân hủy, MT vật lý. Chúng được biểu diễn bằng sơ đồ:

Thông qua 2 quá trình trao đổi năng lượng và trao đổi vật chất mà cấu trúc HST được hình thành ( C.trúc HST là sự phân bố, sắp xếp các thành phần SV theo không gian và thời gian và mqh qua lại giữa chúng vs nhau.

* Phân tích mqh giữa các thành phần HST:

Mqh về cấu trúc giữa 4 thành phần HST đc thể hiện thông qua sự trao đổi năng lượng và vật chất giữa chúng vs nhau. Hình vẽ trên mô phỏng cho c.trúc của 1 HST cơ bản. Trong đó, nhóm Sv sx cung cấp năng lượng và vật chất cho các Sv ăn t.vật ( SV tiêu thụ bậc 1), nhóm này lại cung cấp cho nhóm SV tiêu thụ bậc 2… tất cả các SV khi bị chết đi xác của chúng đc nhóm SV phân hủy sử dụng và giải phóng các chất khoáng vô cơ ra môi trường bên ngoài.

Câu 17. Phân tích quá trình trao đổi năng lượng trong hệ sinh thái và ý nghĩa của nó trong sản xuất nông nghiệp?

Trả lời

- Khái niệm về TĐ năng lượng trong HST: Bao gồm 2 quy luật nhiệt động học

+ QL1: Khi năng lượng chuyển từ dạng này sang dạng khác ko được bảo toàn 100% mà thường được mất đi 1 số năng lượng nhất định. Vd như khi động vật ăn cỏ.

+ QL2: Năng lượng luôn chuyển hóa từ nơi có năng lượng cao đến nơi có năng lượng thấp

- Quá trinh TĐ năng lượng trong HST: trước hết thực vật hấp thụ năng lượng mặt trời ở dải ánh sáng có bước sóng nằm trong 0,37 – 0,76µm để tiến hành quá trình quang hợp biến năng lượng bức xạ mặt trời thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ của cây xanh như glucid, lipid, protein… Nguồn năng lượng hữu cơ đó được truyền cho động vật thông qua cá mối quan hệ dinh dưỡng trong QX. Đây là quá tình quan trọng nhất trong HST vì nó quyết định năng suất SV (bằng tốc độ tích lũy năng lượng của SV). Bên cạnh đó 45% năng lượng mặt trời còn lại nằm ở ánh sáng có bước sóng >0,76 µm chiếu xuống mặt đất tạo thành nhiệt năng quyết định chế độ nhiệt của vùng và 1 phần nhiệt năng nữa mất đi vào ban đêm qua bức xạ nhiệt sóng dài. Như thế kết quả của quá trình TĐ năng lượng đã quyết định khí hậu.

        Tóm lại: 2 quá trình TĐ năng lượng trên có quan hệ mật thiết với nhau tạo nên năng suất của SV.

- Ý nghĩa của quá trình TĐ năng lượng trong sx nông nghiêp: Trong các HST nông nghiệp con người muốn nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi chúng ta phải nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của cây trồng vật nuôi.

Câu 18. Hiểu thế nào về các chu trình sinh địa hoá trong hệ sinh thái tự nhiên?

Cho ví dụ minh họa. Từ đó nêu lên ứng dụng trong bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm.

Trả lời

- Khái niệm chung về các chu trình sinh địa hóa: Tất cả các nguyên tố hóa học trong tự nhiên đều luôn chuyển động theo 1 vòng tròn.

Môi trường ↔ Sinh vật → Vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên (chu trình SĐH của các nguyên tố hóa học)

- Chu trình sinh địa hóa được thực hiện bởi 3 yếu tố: SV, đất (trung chuyển vật chất trong tất cả các vòng tuần hoàn), các phản ứng hóa học.

- Người ta căn cứ vào trạng thái tồn tại của các nguyên tố hóa học ngoài tự nhiên mà chia chu trình sinh địa hóa thành 2 chu trình:

+ Chu trình các chất khí: (CO2, N2...) bản chất tồn tại các chất khí rất dễ di chuyển tuy nhiên nếu chu trình này bị hở trong 1 phạm vi vừa phải và trong thời gian ngắn thì nó dễ dàng được điều hòa và khép kín trở lại, nếu chu trình này hở nhiều và kéo dài thì dẫn đến ô nhiễm khí quyển toàn cầu.

Vd: chu trình CO2:

+ Chu trình chất rắn (Fe, Ca, P, Mg..) bản chất tồn tại của các chất rắn là khó di chuyển nên chu trình các chất rắn bị hở các nguyên tố hóa học rắn tích lũy ngoài môi trường trong phạm vi cũng sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng

Câu 19. Phân tích quá trình trao đổi vật chất trong các hệ sinh thái tự nhiên, và những nét khác nhau giữa các hệ sinh thái vùng nhiệt đới và vùng ôn đới

Trả lời

* Quy trình TĐ vật chất trong HST trong tự nhiên

: Đầu tiên thực vật hấp thụ CO2 từ khí quyển, nước và khoáng từ đất thông qua quang hợp và trao đổi dinh dưỡng khoáng trong cây. Vật chất hữu cơ có trong thực vật (glucid, lipid…) được hình thành từ các vật chất vô cơ đó. Chất hữu cơ thưc vật truyền cho động vật thông qua mqh dinh dưỡng. Sau khi thực vật, động vật chết đi thì VSV và các SV phân hủy khác phân giải xác hữu cơ tạo thành CO2 trả lại cho khí quyển, nước và khoáng trả lại cho đất, khép kín vòng quay tự nhiên. Đây là 1 trong những cơ chế rất quan trọng đảm bảo HST tự nhiên bền vững. Tuy nhiên quá trình TĐ vật chất trên có những đặc điểm khác nhau tùy theo đk ST khác nhau.

* Sự khác nhau giữa quá trình TĐC của HST ở vùng ôn đới và HST vùng nhiệt đới

Đặc điểm

HST vùng ôn đới

HST vùng nhiệt đới

Quá trình phân hủy xác hữu cơ

- Do t0, as cao -> VSV hoạt động mạnh -> qt phân giải xác HC nhanh -> lớp xác HC mỏng

- t0, as thấp -> VSV hoạt động yếu, qt phân giải xác HC chậm -> lớp xác HC dày

Tốc độ quay vòng vật chất

- Nhanh (năng suất SV cao)

- Chậm (năng suất SV thấp)

Phân bố vật chất trên và dưới đất

- Sinh khối phân bố chủ yếu trên mặt đất

- …chủ yếu ở dưới mặt đất

Mức độ suy thoái đất nếu thảm thực vật bị phá hủy

- Suy thoái đất trầm trọng, khó phục hồi thảm thực vật

- Suy thoái ko trầm trọng dễ phục hồi

Kết luận:

từ những đặc điểm của quá trình TĐC của 1 vùng ST muốn bảo vệ và duy trì độ phì nhiêu của đất ở vùng nhiệt đới đặc biệt vùng đất dốc thì bằng mọi cách duy trì liên tục thảm thực vật theo ko gian và thời gian. Điều đó giúp vật chất quay tròn giúp duy trì độ phì nhiêu của đất, bảo vệ môi trường. Trong đó giải pháp quan trọng nhất là cần kết hợp cây trồng nông nghiệp ngắn ngày với cây dài ngày (lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp…) tạo nên thảm thực vật liên tục trong ko gian và thời gian

=> Gần giống tự nhiên.

Câu 20. Từ sự hiểu biết về hệ sinh thái, hãy chứng tỏ tính ổn định và bền vững của các hệ sinh thái tự nhiên. Tại sao hệ sinh thái nông nghiệp lại kém bền vững và ổn định hơn so với các hệ sinh thái tự nhiên? Để cải thiện tính ổn định và bền vững của các hệ sinh thái nông nghiệp, chúng ta cần phải làm gì?

Trả lời

*Tính ổn định và bền vững của các hệ sinh thái tự nhiên:

   

Như chúng ta đã biết các HST tự nhiên đều có khả năng tự điều chỉnh riêng, tức là khả năng tự lập lại cân bằng, cân bằng giữa các chủng, quần trong HST (vật ăn thịt – vật mồi, vật ký sinh – vật chủ), cân bằng các vòng tuần hoàn vật chất và dòng năng lượng giữa các thành phần của HST. Sự cân bằng này cũng chính là sự cân bằng giữa các SV sản xuất, SV tiêu thụ, SV phân hủy và đc gọi là cân bằng ST. Nhờ có sự điều chỉnh này mà các HST tự nhiên giữ đc sự ổn định mỗi khi chịu tác động của các nhân tố ngoại cảnh.

*Hệ sinh thái nông nghiệp lại kém bền vững và ổn định hơn so với các hệ sinh thái tự nhiên vì:

   

Sự tự điều chỉnh của HST có giới hạn nhất định, nếu sự thay đổi vượt quá giới hạn này, HST mất khả năng tự điều chỉnh và hậu quả là chúng bị phá hủy. Đó cũng là lý do tại sao HST nông nghiệp lại kém ổn định và kém bền vững hơn so với các HST tự nhiên. Vì HST nông nghiệp là HST do con ng tạo ra và duy trì dựa trên các quy luật khách quan của tự nhiên với mục đích thỏa mãn nhu cầu trên nhiều mặt và ngày càng tăng của mình. Đó là 1 HST tương đối đơn giản về thành phần và đồng nhất về cấu trúc, cho nên nó kém bền vững, dễ bị phá vỡ, tức là nó ko bị khép kín trong chu chuyển vật chất, chưa cân bằng. Nó đc duy trì trong sự tác động thường xuyên của con người để bảo vệ HST mà con người đã tạo ra và cho là hợp lý. Ví dụ: nền nông nghiệp thâm canh dựa vào sản xuất dư thừa chất hữu cơ để cung cấp lương thực và thực phẩm cho con người. Các HST này là các HST đã mất khả năng tự điều chỉnh vì nó hoạt động theo mục đích con người là sử dụng hữu hiệu phần dư thừa đó. Vì thế mà nó kém ổn định và bền vững.

  Để cải thiện tính ổn định và bền vững của HST nông nghiệp con người cần phải đầu tư thêm lao động để bảo vệ HST nông nghiệp – HST trẻ (đơn giản về số loài, sinh trưởng mạnh và năng suất cao) khỏi thiên tai hay sâu bệnh phá hoại. Mặt khác vì khối lượng sinh khối của cây trồng, vật nuôi trong HST nông nghiệp bị lấy đi theo nhu cầu của con người nên cần phải đầu tư các vật tư nông nghiệp (máy móc, hóa chất…) để bù vào phần năng lượng vật chất bị lấy đi để tạo ra sự khép kín trong chu trình vật chất, nâng cao tính đa dạng sinh học trong HST nông nghiệp.

Câu 21. Các loại tài nguyên thiên nhiên? Các nguyên tắc chung trong khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay?

Trả lời

 

Tài nguyên thiên nhiên

là tất cả các dạng vật chất, năng lượng và thông tin mà con người có thể khai thác và sử dụng để phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình.

  Tài nguyên đc phân thành nhiều loại khác nhau:

- Theo sự can thiệp của con người

+ Tài nguyên thiên nhiên: Là nguồn của cải vạt chất được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác phục vụ nhu cầu phát triển của mình

+ Tài nguyên nhân tạo: Là tài nguyên gắn liền với các nhân tố xã hội con người, do con người tạo ra như: nhà cửa, ruộng vườn…

- Theo khả năng tái tạo

+ Tài nguyên tái tạo: Là những loại tài nguyên có thể tạo ra 1 cách liên tục và lâu dài cho con người sử dụng.

+ Tài nguyên ko tái tạo: Là những tài nguyên chỉ tồn tại 1 cách hữu hạn, chúng sẽ bị mất đi hoặc biến dạng qua quá trình sử dụng.

- Theo bản chất tồn tại tự nhiên: Tài nguyên đất, nước, rừng, khí quyển, khoáng sản…

* Các nguyên tắc chung trong khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên hiện nay:

Với tài nguyên tái tạo vì có khả năng chuyển đổi thành tài nguyên ko tái tạo (ví dụ như rừng khi bị khai thác ko hợp lý thì sẽ ko tái sinh đc nữa và bị mất đi; nước nếu con người làm ô nhiễm quá nhiều thì nước cũng sẽ ko còn cung cấp cho con người sử dụng 1 cách liên tục nữa), vì vậy với loại tài nguyên này ta phải quản lý 1 cách khôn ngoan để nó có thể tự duy trì và bổ sung. Còn với tài nguyên ko tái tạo thì cách tốt nhất là chúng ta phải khai thác 1 cách tiết kiệm, sử dụng thật hợp lý

Câu 22. Từ sự hiểu biết về thực trạng tài nguyên đất của thế giới và Việt Nam, hãy nêu những giải pháp chính trong bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất của Việt Nam.

Trả lời

Đất là vật thể thiên nhiên được hình thành do kết quả tác động qua lại, tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian. Là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối vs con ng – đất là môi tường sống của các SV trên cạn và con ng, cùng vs sx nông nghiệp, đất cung cấp lương thực thực phẩm, gắn vs các nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển KT – XH mỗi quốc gia.

- Thực trạng khai thác tài nguyên đất

+ Trên TG: Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm do bùng nổ dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa, giao thông vận tải và nhà ở tăng lên. Bên cạnh đó diện tích đất nông nghiệp bị suy thoái do sói mòn, chua hóa, mặn hóa và sa mạc hóa cũng ko ngừng tăng lên. Diện tích đc tưới tăng làm nguy cơ nhiễm mặn đất cũng cũng tăng (do muối trong nước tưới để lại trong đất ngày càng tăng lên); Việc nâng cao mực nước ngầm và gây úng thường xảy ra ngày càng nghiêm trọng ở các vùng đất đc tưới thường xuyên.

+ Ở VN: Nhìn chung đất chuyên dùng (đô thị, công nghiệp, giao thông vận tải…) đang có xu hướng tăng lên rất mạnh do đất nước đang trong giai đoạn công nghiệp và đô thị hóa. Trong khi đó dân số tiếp tục tằng, nhu cầu về nhà ở cũng đc tăng lên đáng kể. Diện tích đất nông nghiệp nhất là ở vùng đồng bằng đang bị giảm đi khá mạnh. Về chất lượng, do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, mưa nhiều và tập trung nên sói mòn, rửa trôi diễn ra khá mạnh trong mùa mưa dẫn tới đất dễ bị suy thoái cạn kiệt dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sự khai thác quá mức cũng như chế độ canh tác ko hợp lý  ở những vùng khô cạn đã dẫn tới sa mạc hóa. Ở đồng bằng, do sức ép dân số, nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh cao, đầu tư nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước tưới, trong khi ít chú ý đến việc trả lại chất hữu cơ cho đất đã làm cho đất xấu đi rõ rệt.

- Một số giải pháp trong bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất của Việt Nam:

+ Hoàn thiện và thực hiện tốt luật đất đai

+ Hoàn thiện hệ thống quản lý đất nhà nước

+ Bảo vệ và khai thác hợp lý rừng và đất rừng

+ Nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi trọc

+ Phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sinh thái

+ Khai thác và sử dụng hợp lý các vùng đất có vấn đề

Câu 23. Nêu và phân tích những ảnh hưởng của phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện nay đến suy thoái đất nông nghiệp vùng nhiệt đới, từ đó nêu lên những giải pháp bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp.

Trả lời:

 Ngày nay, việc phát triển Nông nghiệp theo hướng CNH bằng cách thâm canh cây trồng cao đã làm thay đổi các tính chất của đất dẫn đến sự suy thoái đất nông nghiệp vùng nhiệt đới ngày càng trầm trọng:

*Thay đổi tính chất hóa học của đất:

- Chua hóa đất:

+ Do bón nhiều phân hóa học dẫn đến việc rửa trôi các cation kiềm trong đất (đặc biệt ở những vùng mưa nhiều và tập trung). Sự chua hóa đất xảy ra theo cơ chế mất dần các cation kiềm của keo đất do rửa trôi.

+ Do các gốc SO42- hoặc Cl- của các loại phân hóa học kết hợp vs H+ của keo đất hoặc từ rễ cây khi bị đẩy ra dung dịch đất do quá trình trao đổi cation vs K+ hoặc NH4+ để hình thành axit gây chua cho đất.

+ Do trong thành phần của phân có chưa 1 lượng axit dư tự do.

+ Mưa axit cũng là 1 trong những nguyên nhân gây chua đất.

- Mặn hóa đất nông nghiệp:

+ Do thâm canh cao + tăng cường nước tưới. Trong nước tưới bao giờ cũng chứa muối. Quá trình bay hơi nước qua mặt đất và thoát hơi nước qua mặt lá sẽ để lại muối của nước tưới trong đất làm đất mặn hóa dần.

+ Do quá trình hút nước và dinh dưỡng của rễ cây từ các lớp đất sâu mạnh lên làm tăng cường lượng muối trên lớp đất mặt.

+ Do bón nhiều phân hóa học liên tiếp trong nhiều năm: khi bón vào đất, cây chỉ hấp thu các nguyên tố dinh dưỡng dưới dạng cation hoặc anion (K+, NH4+, PO43-, Ca2+,…) còn để lại trong đất các gốc muối như SO42-, Cl- từ đó gây mặn cho đất.

Hai quá trình chua hóa và mặn hóa làm cho đất bị suy thoái mạnh và mất dần khả năng trồng trọt. Chúng phụ thuộc vào tính chất đất, chế độ luân canh cây trồng và điều kiện khí hậu.

* Làm thay đổi tính chất vật lý của đất:

Bón phân hóa học trong nhiều năm sẽ dẫn tới hàm lượng mùn trong đất giảm xuống, phá vỡ kết cấu viên của đất làm cho đất không còn tơi xốp, mất dần khả năng thấm nước và thấm khí, chai cứng lại. Đây cũng là yếu tố dẫn tới sa mạc hóa đất nông nghiệp.

* Làm thay đổi tính chất sinh học của đất:

Bón nhiều phân hóa học cùng vs việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, trừ cỏ, làm hủy diệt hệ thống sinh học trong đất (giun đất, VSV,…) – có vai trò cực kỳ quan trọng đối vs các tích chất hóa học, lý học của đất, cũng như quá trình phân giải chất hữu cơ và hấp thu dinh dưỡng của rễ cây.

*Xói mòn:

 Là nguy cơ quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái các vùng đất nông nghiệp của thế giới, đặc biệt ở khu vực các nước nhiệt đới, mưa lớn và tập trung. Xói mòn làm mất lớp đất mặt đã làm cho năng suất cây trồng giảm đi đáng kể. Muốn giành năng suất như trước cần phải đầu tư thêm nhiều phân bón N, P, K. Ngoài ra xói mòn còn gây ra quá trình bồi lắng lòng hồ, lòng sông, làm thay đổi tuổi thọ của các hồ chứa và đập thủy điện.

* Sa mạc hóa:

Do khai thác quá mức vùng đất nông nghiệp, rừng và đồng cỏ chăn thả làm cho đất suy thoái dần, cạn kiệt dinh dưỡng dần dần dẫn đến sa mạc hóa. Đây là nguy cơ lớn đe dọa mất đất nông nghiệp thế giới. Sa mạc hóa là quá trình biến đổi các chất dần dần các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất, làm đất chai cứng lại, hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng khoáng trong đất giảm xuống, đất mất dần khả năng thấm nước và thấm khí, cuối cùng không còn khả năng trồng trọt được.

Ngoài ra do thời đại CNH, đô thị hóa diễn ra nên đất chuyên dùng (đô thị, công nghiệp, GTVT) tăng mạnh, đồng nghĩa vs việc diện tích đất nông nghiệp giảm đáng kể. Dân số tiếp tục tăng, nhu cầu về nhà ở cũng tăng làm diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh.

*Giải pháp:

- Quy hoạch và quản lý tốt diện tích đất nông nghiệp.

- Có chế độ canh tác và khai thác hợp lý.

- Lưu ý việc trả lại chất hữu cơ cho đất, duy trì hàm lượng chất hữu cơ trong đất.

Câu 24. Phân tích vai trò sinh thái của rừng? Từ thực trạng khai thác tài nguyên rừng trên thế giới và Việt Nam, hãy nêu và phân tích một số giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên rừng của Việt Nam?

Trả lời

*Vai trò sinh thái của rừng

- Vai trò cung cấp:

+ Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội trước hết là gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

+ Cung cấp động vật, thực vật là….

- Vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường:

+ Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước¸điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện.

+ Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chắn cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn…bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển…

+ Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch ko khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.

+ Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: Giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất.

- Vai trò xã hội: Là nơi dự trữ sinh quyển, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, cung cấp nguồn gỗ củi, điều hòa khí hậu, tạo ra O2, điều hòa nước, là nơi cư trú của động thực vật.

* Thực trạng khai thác rừng:

- Trên thế giới: Hiện nay diện tích rừng rậm và trữ lượng gỗ trên thế giới giảm đi đáng kể. Nguyên nhân là do sự khai thác quá mức vượt quá khả năng tái sinh của rừng, phá vỡ cấu trúc rừng dẫn đến rừng bị kiệt quệ dần. Ngoài ra phá rừng để lấy đất làm nông nghiệp, cháy rừng hay chăn thả quá mức cũng làm mất rừng nhiệt đới, làm rừng bị suy kiệt.

- Tại VN: Rừng tự nhiên của VN thường rất đa dạng về loài, đó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước. Tuy nhiên nó đã bị suy thoái trầm trọng cả về diện tích và chất lượng trong suốt nhiều thập kỷ. Sau năm 1989, nhà nước đã có sự đổi mới trong phát triển kinh tế và đặc biệt sau năm 1993 khi luật đất đai được Quốc hội thông qua, diện tích rừng của cả nước đã được tăng lên đáng kể. Mặc dù diện tích rừng trồng có được tăng lên trong những năm gần đây song chất lượng rừng vẫn còn là 1 vấn đề lớn.

*Một số giải pháp bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên rừng của Việt Nam

- Đối với rừng giàu: Cần thành lập các vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn nhằm thu hút sự quan tâm của toàn xã hội cũng như nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và việc bảo vệ, gìn giữ khu HST quan trọng này, và tránh được sự khai thác bừa bãi.

- Đối với rừng trung bình và nghèo: Do bị khai thác nhiều và còn ít gỗ nên khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng là rất cần thiết để nhanh chóng phục hồi lại rừng. Ngoài ra có thể trồng thêm các loài cây bản địa và các cây thích hợp khác để thúc đẩy nhanh và có hiệu quả tái sinh của rừng.

- Đối với rừng nghèo kiệt và đồi trọc: Do đã bị khai thác kiệt quệ, chỉ còn nhiều cây bụi và cây gỗ nhỏ thì phải tiến hành trồng lại rừng. Phải trọn loài cây thích hợp để trồng và chọn nhiều loài để tạo sự đa dạng rừng tự nhiên.

- Đối với khu vực đồi núi trọc: Cần phải nhanh chóng được phủ xanh để giảm xói mòn và mưa lũ

- Chính sách của nhà nước: Tăng cường củng cố và phát triển cả về số lượng và chất lượng đội ngũ kiểm lâm. Có chính sách ưu đãi và hỗ trợ đối với người dân miền núi, vùng sâu vùng xa. Có pháp luật nghiêm đối với những kẻ phá rừng và những cán bộ kiểm lâm ko hoàn thành nhiệm vụ hay đồng phạm với lâm tặc. Ngoài ra phải giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực ở miền núi.

Câu 25. Nguồn gốc, tác nhân và hậu quả của ô nhiễm nước? Nguyên tắc xử lý ô nhiễm nước? Làm thế nào để phòng chống ô nhiễm nước?

Trả lời

     Ô nhiễm nước: Khi trong nước có chứa 1 chất hoặc 1 số chất với lượng quá ngưỡng cho phép gây tác động xấu đến SV và con người đc goi là nước ô nhiễm. Khi nước bị ô nhiễm thì các tính chất hóa học, vật lý, sinh hoc…của nước bị thay đổi.

* Nguồn gốc của ô nhiễm nước

:

- Do tự nhiên: Núi lửa phun bụi làm ô nhiễm nước, gió cuốn bụi lên làm ô nhiễm nước…

- Do những hoạt động của con người: Nước thải công nghiệp (các chất hóa học vô cơ và hữu cơ); nước thải nông nghiệp (dư lượng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ và các chất kích thích sinh trưởng); do nước thải sinh hoạt: nước tắm giặt, nước chế biến thực phẩm, nước cống rãnh, nước các công trình vệ sinh.

* Tác nhân của ô nhiễm nước:

- Tác nhân hóa học: các chất hóa học vô cơ, hữu cơ trong nước thải.

- Tác nhân lý học: nhiệt độ cao của hệ thống nước làm lạnh của các nhà máy thải ra, hoặc chất phóng xạ trong nước thải của các khu khai khoáng, công nghiệp.

- Tác nhân sinh học: VSV gây bệnh truyền qua đg nước như tả, ký sinh trùng sốt rét truyền qua muỗi, trứng giun sán…

* Hậu quả của ô nhiễm nước:

- Ô nhiễm do các chất hữu cơ dễ phân giải

+ Trường hợp nồng độ các chất hữu cơ trong vùng nước thải không tiếp tục làm tăng nồng độ lên thì vi sinh vật hảo khí tiến hành phân giải  hoàn toàn các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O. Trong trường hợp này, các chất hữu cơ gây ô nhiễm nhanh chóng giảm xuống và ít tác động đến môi trường.

+ TH nồng độ các chất hữu cơ cao và nguồn nước thải tiếp tục duy trì nồng độ cao của các chất hữu cơ, các chất hữu cơ không đc phân giải hoàn toàn mà tạo thành các hợp chất trung gian như: NH3, CH4, H2S… là cho nước biến màu, mùi và cac VSV gây bệnh cho người phất triển như: VSV gây bệnh tả, ấu trùng muỗi, trứng giun sán…

- Ô nhiễm do chất khó phân giải

+ PCBs(polychlorinated biphenyls) là chất hữu cơ đặc biệt nguy hại cho môi trường, là chất dùng trong công nghiệp giàu biến thế, tụ điện công suất cao, chất lỏng truyền nhiêt, hệ thống thủy lực, chất hóa dẻo trong sơn. Nó tồn tại trong tự nhiên có chu kỳ phân hủy hàng trăm năm.

Nó có khả năng gây ung thư, hệ thần kinh…

+ Phthalate: Được dụng trong sản xuất nhựa PVC. Dễ di truyền ra ngoài nên khi các phế thải này chôn xuống đất sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Nồng độ phthalate đạt khoảng 3 micro g/l đã gây hại đến các sinh vật sống trong nước.

+Cacbuahydro thơm (vòng), các amin thơm và các hợp chất chứa nitơ: khi có nồng độ cao trong nước chúng trở thành tác nhân gây ung thư, dị dạng ở người.

+ Phenol: Làm cho nước có mùi và gây tác hại cho hệ sinh thái cũng như sức khỏe con người, có khả năng gây ra ung thư.

- Các kim loại nặng: khi con ng sử dụng phải nước có nồng độ cao các kim loại nặng như đồng, chì, thủy ngân... thì hệ thần kinh bị ảnh hưởng rối loạn, nếu nặng sẽ gây các bệnh tâm thần.

- Các hóa chất sử dụng trong nông nghiệp: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ và chất kích thích sinh trưởng, phân hóa học: gây độc và có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người

- Các chất tẩy rửa: Trong có chứa phosphat(P). Khi sử dụng nhiều chất tẩy rửa sẽ làm cho nước thải chứa nhiều P gây ra hiện tượng ô nhiễm nước nặng, khó giải quyết.

- Ô nhiễm do tác nhân vật lý: Ô nhiễm do nhiệt độ: Nước thải thường có nhiệt độ cao, khi thải nhiệt độ vùng nước thải tăng lên. Khi nhiệt độ cao hàm lượng oxy trong nước giảm xuống làm sinh vật sống trong nước sẽ chết.

* Nguyên tắc xử lý ô nhiễm nước:

4 bước:

Bước 1: Loại bỏ chất thải thô và các chất lắng đọng

Bước 2: Loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan

Bước 3: Loại bỏ N và P, các chất gây ra hiện tượng phú dưỡng (eutrophication), bùng nổ tảo.

Bước 4 : Khử khuẩn bằng Clo hoặc bằng O3 hoặc bằng tia cực tím

* Phòng chống ô nhiễm nước

- Cải tiến công nghệ để làm giảm lượng chất thải trong nhà máy

- Làm giảm hàm lượng chất thải trong nước thải

- Nâng cao khả năng đồng hóa của vùng nước nhận

- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ các nguồn nước khỏi bị ô nhiễm

Câu 26. Nguồn gốc, tác nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí? Quá trình lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển diễn ra như thế nào? Làm thế nào để hạn chế ô nhiễm không khí?

Trả lời

* Ô nhiễm không khí:

khi trong không khí tồn tại 1 chất hoặc 1 số chất vs nồng độ vượt quá ngưỡng cho phép, tác động xấu đến con người và SV thì được coi như không khí bị ô nhiễm.

* Nguồn gốc:

- Nguồn gốc do tự nhiên: hoạt động của núi lửa, gió, bão cuốn bụi và các chất gây ô nhiễm.

- Nguồn gốc do các hoạt động của con người gây ra:

+ Hoạt động công nghiệp: Đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch trong công nghiệp là nguyên nhân quan trọng nhất. Hàng năm con ng thải ra hàng tỷ tấn khí thải vào khí quyển gây ô nhiễm không khí.

+ Hoạt động GTVT: Các khí thải do đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch trong các động cơ của các phương tiện giao thông. Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông khi hoạt động cũng làm cuốn bụi và các tác nhân gây ô nhiễm vào không khí.

+ Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người: Đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch trong sinh hoạt hàng ngày của con người.

+ Hoạt động nông nghiệp: thuốc trừ sâu, làm đất, công tác nông nghiệp làm đất, bụi bay lên làm không khí bị ô nhiễm.

* Tác nhân:

- Tác nhân hóa học: Chủ yếu do đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch thải ra các khí CO2, SO2, NO2,…

- Tác nhân sinh học: VSV gây bệnh trong đất, bụi bị gió và các phương tiện giao thông cuốn vào không khí, bay lơ lửng trong không khí khi con ng hấp thu phải sẽ mắc bệnh.

- Tác nhân vật lý: Bụi đất và bụi phóng xạ,…

* Hậu quả:

- Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người (Vd: khí CO, CO2, SO2, NO2, CH4, H2S, NH3, bụi, khí quang hóa - chủ yếu gây các bệnh về hô hấp).

- Gây mưa axit (CO2, SO2, NO2).

- Tạo khí nhà kính và gây hiệu ứng nhà kính,…

* Quá trình lan truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển:

phụ thuộc vào 2 yếu tố: tốc độ và hướng gió; sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lớp khí quyển.

- Tốc độ và hướng gió: tốc độ gió càng mạnh, quá trình khuếch tán càng diễn ra nhanh. Các chất gây ô nhiễm khuếch tán theo chiều gió.

- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lớp khí quyển: Trong điều kiện bình thường, ở tầng đối lưu của khí quyển, nhiệt độ không khí giảm dần theo chiều cao làm khối không khí nóng ở phía dưới sát mặt đất luôn có xu hướng bốc lên cao, mang theo các chất ô nhiễm ở phía dưới lên phía trên, làm giảm nồng độ của chúng ở sát mặt đất, làm giảm mức độ ô nhiễm ở lớp không khí sát mặt đất. Điều này rất có lợi cho con ng và các SV.

Hiện tượng nghịch đảo nhiệt: Khối không khí ở trên cao có nhiệt độ cao hơn khối không khí ở sát mặt đất, làm các chất ô nhiễm lắng xuống và tập trung ở lớp không khí sát mặt đất gây ô nhiễm trầm trọng ở sát mặt đất.

*Những giải pháp chính hạn chế ô nhiễm không khí:

- Cải tiến công nghệ tiến tới công nghệ ít phế thải và công nghệ sạch.

- Tăng cường cải tiến công nghệ trong GTVT.

- Tăng cường việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng các dạng năng lượng sạch.

- Trong thiết kế và xây dựng các khu công nghiệp, cần chú ý xây dựng ống khói cs chiều cao đúng tiêu chuẩn; Tránh việc xây dựng các khu công nghiệp, các trục đường giao thông lớn xen giữa các khu dân cư.

- Tăng cường trồng và bảo vệ thảm thực vật.

- Xây dựng và thực hiện luật bảo vẹ môi trường.

- Nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường.

Câu 27. Hiểu thế nào về hiệu ứng nhà kính và sự liên quan của nó đến biến đổi khí hậu toàn cầu? Con người cần làm gì để hạn chế hiệu ứng nhà kính?

Trả lời

- Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng nóng lên của toàn cầu: Bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất làm bề mặt đất nóng lên, khi đó trái đất sẽ phải thường xuyên tản nhiệt ra ngoài không trung. Nếu trong khí quyển có các loại khí nhà kính như CO­2, CFC, CH4, O3, NOx (là những khí có khả năng hấp thụ bức xạ nhiệt rất có hiệu quả) thì chúng sẽ hấp thu lấy nhiệt độ, ko cho nhiệt độ phát tán ra vũ trụ và làm cho trái đất ngày càng nóng thêm đó chính là hiệu ứng nhà kính

- Sự liên quan của nó đến biến đổi khí hậu toàn cầu: Sự tăng nhiệt hiệu ứng nhà kính sẽ làm trái đất nóng lên làm băng ở 2 cực ở trái đất tan ra, làm mực nước biển dâng cao. Sự dâng lên của các mực nước biển làm thay đổi chế độ hoàn lưu khí quyển, thay đổi các đới khí hậu…gây ra hạn hán, lũ lụt, thiên tai ngày càng liên tục và nghiêm trọng hơn…

- Con người cần phải có những biện pháp để hạn chế nhà kính như:

+ Cải tiến công nghệ tiến tới công nghệ sạch, công nghệ ít phế thải

+ Tăng cường sử dụng các nguyên liệu sẵn có, các nguồn nguyên liệu sạch.

+ Tăng diện tích cây xanh, tăng hệ số sử dụng đất

+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng

Câu 28. Từ thực trạng về tài nguyên sinh vật trên thế giới và Việt Nam, hãy phân tích nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học và nêu các giải pháp chính trong bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên sinh vật?

Trả lời

Tài nguyên sinh vật đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng đối vs cuộc sống của con ng. Bởi nó là nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh không thể thay thế được, đảm bảo sự sống cho con ng. Bên cạnh đó khi công nghệ sinh học trở thành ngành khoa học mũi nhọn, quyết định đến sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia thì tài nguyên SV lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Trên thế giới:

Trong nông nghiệp, cuộc cách mạng xanh lần thứ nhất đã đánh dấu 1 bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển nông nghiệp thế giới và cuối những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên nền nông nghiệp trở thành một nền nông nghiệp thâm canh cao vs sự đầu tư ngày một tăng năng lượng hóa thạch thông qua phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, nước tưới và cơ giới hóa đã làm nông nghiệp tỏ ra kém bền vững. Đất đai bị suy thoái, sâu bệnh phát triển triền miên, khả năng chống chịu của cây trồng vs sự biến đổi môi trường kém, không giải quyết được vấn đề lương thực thế giới 1 cách bền vững. Cuộc cách mạng xanh lần thứ 2 vs công nghệ gen phát triển sẽ giải quyết tốt hơn vấn đề này.

Sự suy giảm đa dạng sinh học còn do:

- Sự tiệt chủng của các loài SV còn liên quan đến việc xuất hiện các loài SV mới đưa đến. Tức là một số loài bản địa không đủ sức cạnh tranh với những loài mới đưa đến, dẫn đến sự diệt vong của chúng. VD: Loài cây Mongus đã đc ng ta mang đến đảo Virgin (Mỹ) để khống chế sự phát triển của chuột. Nhưng thay vì khống chế chuột, chúng lại tấn công những loài bản địa khác và đe dọa sự tồn tại của các loài này.

- Sự tiệt chủng các loài SV trên trái đất hiện nay còn liên quan nhiều đến việc sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp cũng như tình trạng ô nhiễm không khí. Bởi thuốc trừ sâu, các chất gây ô nhiễm không khí, mưa axit đã thực sự là mối đe dọa nơi ở của nhiều loài động thực vật. (VD: các loài chim thường bị đe dọa bởi thuốc trừ sâu).

- Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa như hiện nay ở các nước vùng nhiệt đới cũng dẫn đến sự mất đi các loài cây, con bản địa.

- Cần gìn giữ và khai thác hợp lý tài nguyên biển và đại dương vì đó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá vs con ng (cung cấp một khối lượng lớn thực phẩm cho con người và có tính đa dạng sinh học phong phú).

Đối vs VN:

Vn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, kéo dài hơn 15 vĩ tuyến, vs những điều kiện sinh thái rất khác nhau đã tạo nên một vùng đất rất đa dạng sinh học. Tuy nhiên hiện nay nguồn lợi SV này cũng đang bị suy thoái trầm trọng do chặt phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm, đánh bắt hải sản quá mức cũng như phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa. Nhiều loài động vật quý hiếm bị tiêu diệt như hươu sao, heo vòi, tê giác 2 sừng,…, nhiều loài thực vật cũng có nguy cơ diệt chủng.

*Các giải pháp chính trong bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên sinh vật

- Bảo vệ rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng ẩm nhiệt đới, nơi ở của các sinh vật.

- Bảo vệ chuyển vị là biện pháp bảo vệ có hiệu quả các nguồn gen đang có nguy cơ diệt chủng hoàn toàn.

- Cần có luật cấm săn bắt, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ các loài động vật quý hiếm trên phạm vi mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên thế giới.

- Hạn chế việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là thuốc trừ sâu bệnh hóa học, thuốc trừ cỏ để hạn chế việc nhiễm độc đối vs các loài SV trong các HST nông nghiệp. Bên cạnh đó cần điều tra thu thập và gìn giữ những giống địa phương tuy năng suất không cao nhưng có nhiều gen quý, đặc biệt là những gen chống chịu vs môi trường bất lợi.

- Cần đặc biệt chú ý khi nhập bất cứ 1 loài SV nào từ nơi khác đến.

- Bảo vệ luôn gắn liền vs khai thác 1 cách hợp lý, bền vững các nguồn lời sinh học, để phục vụ cuộc sống con ng 1 cách lâu dài.

Câu 29. Phân tích vai trò, cấu trúc của biển và đại dương? Các giải pháp để phát triển bền vững tài nguyên biển và đại dương?

Trả lời

*Vai trò của biển và đại dương:

- B và ĐD có tác dụng điều hòa chế độ khí hậu thủy văn, đảm bảo chu trình và cân bằng nước toàn cầu. Nước bốc hơi taọ thành mây bay vào đất liền (do chênh lệch áp suất khí quyển giữa đại dương và đất liền vào ban đêm) ròi ngưng tụ tạo thành mưa. Nước mưa 1 phần ngấm xuống đất thành nước ngầm, 1 phần chảy ra biển. Tùy theo chế độ bức xạ, nhiệt độ và địa hình, lượng mưa hàng năm phân bố không đều giữa các vùng tạo chế độ khí hậu và thủy văn khác nhau.

-

B và ĐD là HST khổng lồ, vs các thành phần SV rất đa dạng, phong phú và năng suất cao, cung cấp 1 phần thực phẩm rất quan trọng cho con người. Nguồi lợi SV biển rất phong phú và đa dạng. Ng ta ước tính có tới 200.000 loài động thưc vật biển. Sản lượng Sv biển là rất lớn. Cung cấp nhiều hải sản giàu protein cho con ng. Ngoài ra B và ĐD còn là 1 kho gen sinh học quý giá cho nghiên cứu và ứng dụng đối vs con ng.

- B và ĐD chứa đựng nguồn tài nguyên và khoáng sản to lớn

ở các vùng thềm lục địa của nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới và ở đáy đại dương như dầu hỏa, khí đốt. Ngoài ra B và ĐD còn là nguồn năng lượng sạch dồi dào, đó là năng lượng thủy triều và năng lượng nhiệt đại dương (tận dụng nguồn năng lượng này để xây dựng các nhà máy phát điện và các nhà máy điện trên biển).

-

B và ĐD là đường GTVT quan trọng nối liền giữa các quốc gia, các khu vực khác nhau trên thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH cảu mỗi quốc gia vs khu vực. Đây là phương thức vận tải rẻ tiền nhất và vs khối lượng lớn nhất.

- B và ĐD còn là nơi du lịch, nghỉ ngơi và chữa bệnh lý tưởng của loài người.

*Cấu trúc của B và ĐD: chia làm 3 vùng lớn;

- Vùng thềm lục địa:

vs độ sâu từ 0 đến 200m. Đây là vùng rất giàu dinh dưỡng và ánh sáng nên SV phát triển mạnh. Vùng này chiếm khoảng 7,1% diện tích B và ĐD, chịu ảnh hưởng của thủy triều nhiều nhất và cũng là vùng chứa nhiều khoáng sản mà chúng ta đang khai thác mạnh đó là dầu, khí.

- vùng dốc lục địa,

vs độ sâu từ 200 – 3000m. Đây là vùng nước trồi thường xảy ra. Hiện tượng nước trồi thường xảy ra ở 1 số vùng biển trong phần dốc lục địa khi có gió mạnh thổi liên tục từ bờ ra làm cho lớp nước lạnh, giàu dinh dưỡng ở phía dưới “trồi lên” bề mặt. Những vùng biển có hiện tượng nước trồi thường khá giàu dinh dưỡng và nhiều SV sống.

- Vùng đại dương

với độ sâu lớn hơn 3000m.

Dựa theo tầng nước:

+ Tầng mặt (độ sâu từ 0 – 200m): đây là tầng giàu oxi và ánh sáng nhất, tập trung nhiều sinh vật phù du sinh sống.

+ Tầng giữa (độ sâu 200 – 3000m): tầng này có nồng độ oxi và ánh sáng giảm mạnh theo độ sâu, trong khi áp suất nước tăng mạnh theo độ sâu.

+ Tầng đáy (vs độ sâu >3000m) tầng này thường ít oxi và ánh sáng và cho đến ngày nay con ng vẫn còn biết rất ít về SV ở tầng này của đại dương.

Dựa vào khoảng cách xa bời:

+ Vùng ven bờ: tính từ bời ra hết thềm lục địa.

+ Vùng khơi đại dương.

* Các giải pháp để phát triển bền vững tài nguyên biển và đại dương:

- Bảo vệ nguồn tài nguyên B và ĐD tránh khỏi ô nhiễm: bởi các phế thải do các hoạt động của con ng thải ra; bởi dầu ở nhiều khu vực như khai thác, rò rỉ hoặc đắm tàu,...

- Khai thác hợp lý các tài nguyên biển và đại dương: khai thác dầu, khí; đánh bắt hải sản;...

Câu 30. Phân tích các ưu, nhược điểm trong việc s

ử dụng một số năng lượng chính hiện nay? Các giải pháp trong khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản và năng lượng?

Trả lời

Năn

g lượng là nguồn tài nguyên không thể thiếu được trong mọi hoạt động của loài người. Trong quá trình phát triển xã hội loài ng, nhu cầu về năng lượng tăng lên không ngừng. Các dạng năng lượng trên thế giới bao gồm dầu hỏa, than đá, khí đốt, nguyên tử và các nguồn khác. Trong đó điện năng được coi là dạng năng lượng quan trọng nhất hiện nay trong phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia.

Ưu nhược điểm trong việc sử dụng năng lượng điện năng: Các nhà máy điện hiện nay bao gồm:

- Nhiệt điện:

Ư:

Đây là dạng nhà máy điện có từ rất sớm. Nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy nhiệt điện là than đá, dầu hỏa và khí đốt.

N:

Việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch vs khối lượng lớn thường dẫn đến ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, việc phát triển nhiệt điện có xu hướng chậm lại trong vòng 1 thập kỷ qua.

- Thủy điện:

Ư:

Đây là nguồn điện năng sạch, do không phải sử dụng các nhiên liệu hóa thạch. Thủy điện mang lại nhiều lợi ích KT-XH như: cung cấp điện sạch và rẻ, trị thủy, cung cấp nước tưới, phát triển thủy sản, du lịch…

N:

Việc phát triển thủy điện làm nảy sinh một số vấn đề môi trường liên quan đến việc xây dựng đập và hồ chứa:

+ Do có đập chắn và hồ chứa nên dòng chảy của các con sông bị thay đổi cả về hướng và tốc độ dẫn đến việc sạt lở ven bờ vùng hạ lưu, tăng lắng đọng phù sa cả ở vùng hồ lẫn dòng sông vùng hạ lưu, gây khó khăn cho việc xây dựng đê điều cũng như giao thông vùng hạ lưu.

+ Do phải tàng trữ 1 lượng nước rất lớn trên hồ nên trong trường hợp nền địa chất yếu thường dẫn đến địa chấn, hoặc mạnh hơn là động đất trong vùng.

+ Do có hồ chứa nên nguồn dinh dưỡng trong nước sông vùng hạ nguồn thường giảm xuống, làm suy giảm nguồn thủy sinh của vùng hạ lưu;Mặt khác làm nảy sinh 1 số dịch bệnh lan truyền qua đường nước trong vùng như: sốt rét, giun ký sinh…

Sự cố của đập thường là sự đe dọa lớn nhất đến tính mạng và đời sống người dân trong vùng.

- Điện nguyên tử:

Ư:

là nguồn cung cấp năng lượng lớn của thế giới, nguồn nguyên liệu chính cho các nhà máy điện nguyên tử là uranium – có trữ lượng lớn trong tự nhiên, kể cả ở đất liền và trong nước biển trong khi lượng sử dụng không lớn. Nhà máy gọn, hiệu quả kinh tế cao, giá điện rẻ. N: gặp khó khăn trong việc xủ lý chất thải phóng xạ gây ô nhiễm môi trường.

*Các giải pháp trong khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản và năng lượng:

- Cải tiến công nghệ để khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất khoáng sản và năng lượng: Đây là phương hướng mang tính chiến lược và có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển KT-XH bền vững. Có ý nghĩa trong việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và năng lượng, bảo vệ môi trường và giảm thiểu sự ô nhiễm.

- Tăng cường nghiên cứu và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng sạch đê thay thế dần năng lượng hóa thạch. Các dạng năng lượng sạch mà thế giới đang quan tâm bao gồm: Năng lượng nhiệt đại dương, năng lượng thủy triền, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng địa nhiệt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro