Ứng dụng CNTT tại địa phương trong quản lý Nhà nước

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

– Xây dựng nền tảng cơ quan điện tử, góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô.

– Trực tiếp phục vụ chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Thành phố, từng bước xây dựng nền hành chính của Thủ đô vững mạnh theo hướng hiện đại.

– Tạo sự đổi mới, chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và phương thức, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, giao dịch công dân và các tổ chức. Trọng tâm là nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa và một cửa liên thông.

Yêu cầu thực hiện :

– Chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, thực hiện các chương trình, dự án phải đạt chất lượng, hiệu quả cao; Các chương trình, dự án công nghệ thông tin đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.

– Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường tổ chức chỉ đạo triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; Coi đây là một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, cải cách hành chính nhà nước trong năm 2009 – 2010 và đến năm 2015.

– Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phải có quy hoạch, kế hoạch, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh trùng lặp, phải đồng bộ; Đảm bảo có chất lượng về kỹ thuật, hiệu quả trong ứng dụng, tiết kiệm và an toàn; an ninh thông tin mạng.

Thực trạng:

• Thực tế cho thấy, hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan Nhà nước vẫn chưa đảm bảo được tính đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu trao đổi thông tin giữa các cơ quan với nhau; việc đầu tư cho mạng diện rộng của Chính phủ triển khai chậm, các cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống bảo đảm an toàn, bảo mật đang trong quá trình hình thành.

• Hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành, quản lý chưa thực sự hình thành; mức độ, hiệu quả ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước còn thấp; các dịch vụ hành chính công trên mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp vẫn còn đang ở giai đoạn khởi động; nội dung thông tin trên các website không được cập nhật thường xuyên, chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin cơ bản của người dân và doanh nghiệp.

Cách giải quyết:

• Một là nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường thông tin trên các trang web, tăng số cán bộ công chức thành thạo về công nghệ thông tin, và áp dụng các phần mềm văn phòng hữu ích nhiều hơn.Cần nâng cao tỷ lệ trung bình máy tính trên cán bộ, công chức; giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ; khuyến khích cán bộ, công chức khai thác thông tin trên môi trường mạng phục vụ công tác. Ngoài ra, các Bộ, ngành và đơn vị liên quan cần tăng dần và khuyến khích sử dụng các hình thức truyền thông cơ bản như thư điện tử, điện thoại, fax, hội nghị và họp trên môi trường mạng, đưa thông tin lên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử để trao đổi thông tin ở khoảng cách xa.

• Hai là đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp:Theo mục tiêu này, Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải  có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử theo quy định của Luật Công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, tùy theo đơn vị phải đảm bảo số cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 cho người dân và doanh nghiệp.
để nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện cải tiến quy trình công việc, thủ tục và chuẩn hóa nghiệp vụ; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng các hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành và quản lý của các cơ quan nhà nước, bao gồm các nội dung chủ yếu như: hệ thống thư điện tử; hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành, số hóa nguồn thông tin chưa ở dạng số theo thứ tự ưu tiên về thời gian và tầm quan trọng; tăng cường sử dụng văn bản điện tử; phát triển và cung cấp thông tin trực tuyến phục vụ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước; thông tin công khai về tuyển dụng, chế độ lương, hưu, bảo hiểm, khen thưởng và kỷ luật. Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng cần tiếp tục xây dựng và triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ phù hợp với đặc thù của từng đơn vị.

• Bên cạnh đó, các cuộc họp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cuộc họp của các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các cơ quan trực thuộc cần đảm bảo thực hiện từ xa.

• Để đảm bảo phục vụ người dân và doanh nghiệp, Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần xây dựng và hoàn thiện các cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của đơn vị mình để cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, tiếp tục cung cấp biểu mẫu điện tử qua cổng điện tử hoặc trang thông tin điện tử. Bên cạnh đó, các Bộ, Ngành cần căn cứ vào tình hình thực tế chỉ đạo triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.

•Bên cạnh đó, các Bộ, ngành và đơn vị liên quan cần hình thành kênh tiếp nhận ý kiến đóng góp trên môi trường mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về hoạt động của các cơ quan nhà nước để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tin