Đề I 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Để I/1

Câu 1 :những tính chất ký thuật của đất ảnh hưởng đến công tác thi công đất ?

trả lời :

những tính chất đó là : trọng lượng riêng , độ ẩm , độ dốc tự nhiên , độ tươi xốp ,lưu tốc cho phép ,cấp đất ,....

- trọng lượng riêng của đất : là trọng lượng riêng của 1 đơn vị thể tích đất

γ = G / V { kg/cm3 ; t/m3 }

G : trọng lượng đất { kg ; t }

V : thể tích đất { cm3 ; m3 }

+ γ thể hiện độ rắn chắc của đất

+ γ càng lớn -> chi phí thi công cang cao

- độ ẩm của đất : tỷ lệ tínhtheo % của nước chứa trong đất

ω = [G-G○ /G○ ] ∙100%

G ;G○ : trọng lượng tự nhiên và trọng lượng khô của mẫu thí nghiệm

+ Đất ướt quá hay khô quá đều làm cho thi công khó khăn

+ 3 loại : đất ướt co > 30 %

đất dẻo 5% ≤ ω ≤ 30 % ( dễ làm nhất )

đất khô ω ≤ 5 %

- độ dốc tự nhiên của đất :

+ ký hiệu : i

+ định nghĩa : là góc ln của mái dốc khi ta đào { với đất nguyên dạng } hay khi đổ đống { đất đắp } mà ko gây sụt lở cho đất .

+ i ảnh hưởng rất lớn đến biện pháp thi công đào , đất đắp .Biết i mới đưa ra được phương án thi công phù hợp

i = tg α = H/B

H : chiều cao hố đào { mái dốc }

B : chiều rộng mái dốc

- Độ tơi xốp : là tính chất cuả đất thay đổi thể tích trước và sau khi đào

= { V-V○/ V○ }∙100%

V○ : là thể tích của đất nguyên thể

V : thể tích cảu đất sau khi đào lên

-có 2 hệ số tơi xốp

+ : độ tơi xốp của đất đào lên chưa đầm nén

+ : độ tơi xốp khi đất đã được đầm nén

đất càng rắn chắc độ tơi xốp càg lớn , đát xốp rỗng độ tươi xốp nhỏ ,có khi mang giá trị âm

- Lưu tốc cho phép : là tốc độ tối đa của dòng chảy mà ko gây xói lở đất . đất có lưu tốc cho phép càng lớn thì khả năng chống xói mòn càng cao

- Khi công trình gắp dòng chảy có tốc độ lớn ta phải tìm cách giảm tốc độ dòng chảy để bảo vệ công trình hoặc ko cho dòng chảy có tác dụng trực tiếp lên công trình

- Cấp đất : là cách phân loại đất dựa trên mức độ khó dễ khi thi công

- Cấp đất càng cao càng khó thi công , mức độ chi phí lao độg máy móc càng lớn

Câu 2 :

Đào đất bằng máy đào gầu dây { nguyên lý hoạt động , đặc tính kỹ thuật ,phạm vi sử dụng } ?

trả lời :

-Đặc tính kỹ thuật ,nguyên lý hoạt động :

+ tay cần dài ,gầu có thể tăng nên phạm vi đào đất lớn

+ máy đào gầu dây thường đứng cao và sâu ,dù hố có nước vẫn đào được

+ năng suất thấp hơn máy đào gầu thuận và gầu nghịch cùng dung tích vì dây cáp mềm quăng gầu , đố đất ko có động cơ bằng tay cứng của 2 máy trên

- phạm vi sử dụng :

+ dùng khi hố đào ngập sâu trong nước . Đào được hố máng nứoc bùn ,nền ko ổn định

+ chiều sâu hố đào từ 10 -> 20m ;khoảng cong gầu R = 20- >40%

+ Dùng khi đất đào lên chỉ cần đổ thành đống

Câu 3: Chức năng các bộ phận của ván khuôn { ván nẹp ,văng ,giằng ,cột chống ,nêm ...} ?

trả lời :

+ Ván khuôn có chức năng làm khuôn đúc định hình cho bê tông khi bê tông còn chưa đông kết, đảm bảo các kích thước thiết kế của các cấu kiện

+ Nẹp : đối với các cấu kiện lớn thì ván khuôn được ghép từ nhiều các ván nhỏ để đảm bảo các kích thước cấu kiện , khi đó nẹp có tác dụng liên kết các tấm lại với nhau , động thời chịu tải trọng cùng ván khuôn

+ Xà gồ : như một dầm đơn giản chịu tải trọng trực tiếp từ ván khuôn sàn ,giúp ván khuôn sàn không bị mất ổn định khi thi công

+ Cột chống : Giúp chuyền tải trọng từ khuôn ván ,xà gò xuống đất ,cũng đảm bảo cho xà gồ ,ván đáy dầm không bị võng

+ Giằng : có tác dụng làm cho cột chống ko bị mất ổn định ngang ,giúp tạo thành hệ cột chống với khả năng chịu tải trọng tốt hơn

+ Nêm : Giúp chúng ta có thể linh hoạt thay đổi chiều cao cột chống trong khi thi công , đồng thời cho phép tháo lắp ván khuôn dễ dàng à nhanh chóng

Câu 4 :Kỹ thuật đặt cốt thép vào ván khuôn ?

Trả lời :

Có 3 phương pháp :

+ Đặt từng thanh : từng thanh cốt thép đặt vào khuôn sau đó mới thực hiện hàn ,buộc để tạo thành khung của kết cấu .Phương pháo này ko cần dùng nhiều phương tiện vận chuyển nhưng tốn nhiều công ,và nguy hiểm khi làm việc trên cao

+ Đặt từng phần : Cốt thép được buộc thành từng phần sau đó đưa vào khuôn mới thực hiện liên kết các bộ phận đó lại với nhau .phương pháp này giảm được 1 phần công nhân nhưng vẫn phải chuyền cốt thép vào khuôn bằng tay nên vẫn nguy hiểm nhất là khi khối lượng cốt thép lớn

ĐẶt toàn bộ : Cốt thép được hàn ,buộc hoàn toang tạo thành khung lưới ngay tại xưởng cốt thép ,sau đó được đưa lên đặt vào khuôn ,người ta chỉ bổ xung một vài chi tiết liên kết chúng với nhau .Pp này giảm lao động tại công trường đến mức tối thiểu ,nhưng đòi hỏi có phương tiện vận chuyển năng .lắp tương ứng

Câu 5 : Kỹ thuật đổ bê tông móng ,cột dầm :

trả lời :

Những yêu cầu cần chú ý khi đổ bê tông :

Trước khi đổ bê tông càn phải nhiêm thu kiểm tra ván khuôn , cốt thép ,hệ thống sàn thao tác .phải làm sạch ván khuôn ,cốt thép ,sửa chữa các khuyết tật nếu có .

Tưới nước ván khuôn để ván khuôn ko hút nứoc xi măng { nếu dùng ván khuôn gỗ }

Khi đổ lớp bê tông lên lớp vữa kho đã đổ trước thì phải làm sạch mặt bê tông ,tưới vào đó nước hồ xi măng rồi mới đổ bê tông mới vào

Phải có kế hoạch cung ứng đủ vữa bê tông để đổ bê tông liên tục trong 1 ca , 1 kíp

Những nguyên tắc và biện pháp đổ bê tông :

+ Nguyên tắc 1 :Khi đổ bê tông các kết cấu xây dựng người ta ko chế chiều cao đổ bê tông không được vượt quá 2.5m để bê tông ko bị phân tầng .

Để đảm bảo nguyên tắc này khi đổ bê tông có chiều cao lớn hơn 2%m người ta sử dụng các biện pháp sau : dùng ống vòi voi .Dùng máng nghiêng {móng }Dùng lỗ chờ sẵn {cột }

+ Nguyên tắc 2 : Đổ bê tôg từ trên xuống để nâng cao năng suất lao động .Khi đổ bê tông dầm ,vữa bê tông được trút từ vị trí cao hơn miệng dầm ,khi đổ bê tông cột .vữa bê tông phải để cao hơn cửa đổ và đỉnh cốp qua cột .Khi đổ và đầm ko được để các phương tiện thi công va chạm vào cốt thép ,ván khuôn .

+ Nguyên tắc 3 :Khi đổ bê tồng phải đổ từ xa về gần so với vị trí tiếp nhận vữa bê tông .

Nguyên tắc này nhằm đảm bảo khi đổ bê tông ko đi lại trên các kết cấu bê tông vừa đổ xong

+ Nguyên tắc 4 : Khi đổ bê tông các khối lớn ,các kết cấu có chiều dày lớn thì phải đổ thành nhiều lớp .Chiều dày và dt mỗi lớp được xác định dựa vàp bán kính ảnh hưởng và năng suất của loại máy đầm sủ dụng . Đối với đầm thủ công chiều dày mỗi lớp 10-15cm so với chiều dày của đầm . Đầm bản chiều dày lớp bê tông đổ từ 25-30 cm .

{ hình vẽ } { H 10.10 trang 171 S.ktxd1 }

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro