đề III/3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề III/3

Câu 1 Đào đất bằng máy đào gầu thuận ( nguyên lý hoạt động, đặc tiính kỹ thuận, phạm vi sử dụng)

Trả lời:

- Đặc điểm : tay gầu kho, ngắn, đào được đất từ cấp 1 đến đấp 4

Khả năng tự hành cao

Khi làm việc vừa đào, quay, đổ đất lên xe vận chuyển .

Dung tích gầu từ 0.35 - 6 m3

Chỉ làm việc được ở nơi khô ráo

Khi đào đứng ở bên dưới, vì vậy pahỉ mở đường cho máy lên xuống.

- Ứng dụng: Đào hố móng có nền đất tại vị trí cao trình máy đứng ổn định, không ngập.Dùng với công việc có khối lưòng đào lớn, chiều sâu ~ 5m

- Sơ đồ

Bán kính hố < 1.5 bán kính đào max : đào dọc, đổ 1 bên

Bán kính hố < 2,5 bán kính đào max: đào dọc chạy chữ chi

Chu kì làm việc:

T = thời gian đào + thời gian làm đày gầu + 2 * thời hian quay + thời gian đổ lên xe vận chuyển ( thời gian quay là quan trọng nhất)

Câu 2 : Những trở ngại và biện pháp khắc phịc khi thi công đóng cọc BTCT?

Trả lời;

-Cọc chưa đạt độ sâu và đóng không xuống, là gặp vật cả ởi mũi cọc: nhổ cọc lên đóng thép xuống để phá vật cản. nếu không được thì dung mìn xuống phá.

Cọc chưa xuống tới đọ sâu thiết kế đã đạt độ chối thiết kế là do đọ chối giả tạo vì đóng với tốc đọ quá nhanh đất bị dồn nhất thời: nghỉ ít ngày chờ cơ cấu đất trỏ lại bình thưưòng rồi lại đóng tiếp .

-Đóng cọ bị lệch : không sâu lắm, dùng tời chỉnh đựoc thì tốt , khon gthì nhổ lên đóng lại.

-Đầu cọc bị toét : lắp mũi cọc.

-Cọc không xuống mà bị vỡ, do búa quá nhỏ so với sức tải của cọc : lấy búa khác có chày nặng hơn để đóng.

-Cọn bị nổi , khi qua tầng bùn , nuớc ngầm: thay búa có tằng số đóng lón hơn.

-Khi cần nhổ cọc nông : thì dung tời, cần trục , không thì làm đai và kích lên.

-Khi cần cắt cọc : đục bỏ phần bêtông, dung hàn cắt cốt thép.

Câu 3 : Kỹ thuật nắn thẳng, đánh rỉ, đo , cắt cốt thép.

Trả lời:

Nắn thẳng

Có vai trò quan trọng bởi thanh thép thẳng có khả năng chịu lực tốt nhất, giúp cho việc cắt uốn mới chính xác.

Nắn thẳng có thể thực hiệ thủ công bằng vam, búa , những thanh thép chỉ tương đối thẳng. Đối với thép cuộn ( d< 10 thì dung tời là tiện nhất, còn nếu trong nhà máy thì người ta thưuòng dung máy uốn.

Đánh gỉ:

Đánh gỉ bằng chổi sắt, máy phun cát ( tuốt thép trong cát để làm sạch gỉ)

Đo . cắt.

Cần có chiều dài thanh thếp theo đúng thiết kế, đánh dấu vị trí cần cắt.

Khi đo cần chú ý trừ đi độ giãn dài cảu thanh thép nếu nó có gia công uốn. Khi cắt hang loạt thì chiều dài có thể lấy cữ trên mặt cắt, hoặc dung 1 thanh làm chuẩn, để tránh sai số cộng dồn, chỉ dung 1 thanh làm chuẩn để cắt.

Khi d< 8mm cắt bằng kéo, 8mm < d < 18mm cắt bằng sấn hoặc trạm.

Khi đường kinh thanh thép lớn hơn và nhất là thép buộc nhóm C2, C3 , C4 thì phải dung que hàn để cắt. Trong nhà máy có thể cắt bằng máy.

Câu 4 đầm bê tông ( bản chất của đầm bê tông, cách đầm bê tông bằng thủ công ) ?

Tlời:

*Bản chất của đầm bê tông : đầm bê tông là đảm bảo cho bt đồng nhất , chắc, đặc, không co hiện tượng rỗng bên trong và rỗng bên ngoài , tạo điều kiện cho bê tông bám chắc vào cốt thép

*Đầm bê tông bằng thủ công: Áp dụng khi Klưọng btông ít hoặc không có máy đầm

-Đầm thủ công chất lương btông không tốt bằng đầm cơ giới vì độ chắc đặc trong bê tông kém hơn , muốn chất lượng mác bê tông bằng đầm máy thì lượng xi măng phải tăng lên từ 10 -15 %

-Dụng cụ : Các đoạn thép tròn, xà beng , đầm gang, đầm sắt nặng từ 6-10 Kg

Cách đầm : Sau khi bê tông đã đổ vào khuôn dùng bàn xoa xoa phẳng mặt , or dùng thước gỗ gạt phẳng, dùng các dụng cụ kể trên đầm kỹ, Đầm thứ tự hết chỗ này đến chỗ khác không bỏ sót. Nếu khối btông phải đổ thành nhiều lớp thì nên thọc sâu đầm xuống lớp dưới một khoảng 3-5 cm để tạo sự dính kết tốt giữa các lớp bê tông với nhau

- Đối với các góc, cạnh or chố ken dày cốt thép thì dùng que sắt hay xà beng xọc kỹ không để sót.Đối với kết cấu mỏng or dài như cột dầm thì trong quá trình đầm phải dùng gỗ gõ mạnh ngoài ván khuôn.

-đầm thủ công đến khi thấy vữa bê tông ko lún xuống nữa, nước trong bê tông nổi lên bề mặt là được. Nếu lúc naỳ tiếp tục đầm nữa sẽ ảnh hưởng xấu đến clượng của bê tông

Câu 5: Đất đắp, những yếu tố ảnh hưởng đến việc đầm đất

Trả lời:

++ Đất đắp:

1, Đất dung để đắp phải đảm bảo cường độ, ko lẫn tạp chất, có độ ẩm thích hợp. khi đầm nén nhanh chóng đạt đến cường độ thiết kế

- Có thể đất sét, á cát, á sét, đất cấp phối.

2, Kỹ thuật đắp đất.

a, Sử lý mặt bằng được đắp

- Bóc lớp thảm thực vật, chặt cây đánh rễ.

- Đánh sờn bề mặt- muc đích : tạo râtọ lien kết giữa lớp đất sắp đắp và lớp đất cũ.

- Trường hợp độ dốc lớn( i>0,2) - làm dật cấp bề mặt để tang diện tích đất tiếp súc.

b, Kiểm tra độ ẩm của đất.

- Đất trước khi đắp phải kiểm tra độ ẩm để chọn độ ẩm thích hợp-> đầm đất đắp nhanh chong đạt độ chặt thiết kế.

c, Khi đắp phải tiến hành đổ đất thành từng lớp, chọn thiết bị đầm đất và đầm chặt theo thiết kế.

d, Khi đắp đất không đồng nhất-> nên đắp đất theo hình.

++Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đầm đất(ảnh hưởng độ ẩm)

Đât tơi xốp dung để đắp gồm 3 thành phần: hạt đất rắn, nước, không khí.

Phần không khí dễ dàng bị đẩy ra khỏi đất khi đầm. Phần nước khó bị đẩy ra khỏi đất khi đầm. với đất dính, hầu như không thể đẩy đựoc.

với dất khô, nước trong đất có dạng màng ẩm, các hạt đất có lực ma sát lớn, khó đầm. Khi độ ẩm trong đất tăng lên thích hợp, sẽ giúp giảm lực ma sát giữa các hạt đất, giúp đầm dễ hơn.

Với đất quá ẩm, trong đất không còn lực ma sát, các hạt đất không còn khả năng dính kết lại với nhau làm cho đất có trạng thái chảy, vì vậy cũng không thể đầm được.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro