De lsd

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề 2:

Câu 1:

Phân tích các phong trào yêu nước ở VN cuối thế kỉ 19 đầu tk 20? YN của các phong trào yêu nước đó với sự ra đời của ĐCS VN?

Câu 2:

Trình bày bài học " CM là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân". Vận dụng trong thực tế CM hiện nay?

Trả lời:

Câu 1: Các phong trào yêu nước ở VN cuối TK 19 và đầu TK 20:

• Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến

+ Phong trào Cần Vương (1885-18996), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không thành , Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị ), hạ chiếu Cần Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần vương vẫn phát triển, nhất là ở bắc kỳ và bắc trung kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa:

BA ĐÌNH-Hai SÔng của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887) Lực lượng nghĩa quân Ba Đình gồm khoảng 300 người, có lúc đông tới hai vạn người, tuyển từ ba làng và các vùng Thanh Hóa, bao gồm cả người Kinh, Thái, Mường. Nghĩa quân có 10 toán, mỗi toán có một hiệp quản chỉ huy. Về vũ khí, nghĩa quân tự trang bị bằng súng hỏa mai, giáo mác, cung nỏ.

Cuộc khởi nghĩa Ba Đình và lãnh tụ Đinh Công Tráng được lịch sử đánh giá rất cao. Chính người Pháp đã phải thừa nhận "1886-1887, cuộc công hãm Ba Đình là quan trọng nhất, cuộc chiến đấu này thu hút nhiều quân lực nhất và làm cho các cấp chỉ huy lo ngại nhiều nhất.,

Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892)

Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895): Năm 1893, tướng tài của quân khởi nghĩa là Cao Thắng không may tử trận khiến Phan Đình Phùng bị mất một cộng sự đắc lực. Năm 1895, Pháp điều Nguyễn Thân phối hợp cùng công sứ Nghệ An là Duvillier đem 3.000 lính đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Quân chủ lực của Phan Đình Phùng bị đối phương bít đường tiếp vận, nên vũ khí, lương thực, quân số thảy đều thiếu thốn, khó bù đấp. Mỗi lần đối phương tấn công, nghĩa quân chỉ có thể chạy quanh từ núi Quạt rồi trở về núi Vụ Quang, và không thể ở đâu lâu quá 3 ngày.

Ngày 17 tháng 10 năm 1894, Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương mất nhiều vũ khí và bị giết chết rất nhiều, nhưng vẫn không sao xoay chuyển được tình thế. Trận chiến thắng này cũng là trận cuối cùng. Quân Nguyễn Thân ngày một xiết chặt vòng vây, giữa lúc đen tối, Phan Đình Phùng bị bệnh lỵ nặng[4]và mất vào ngày 28 tháng 12 năm 1895, hưởng dương 49 tuổi. Thi hài ông được an táng bí mật dưới chân núi Quạt.

Mười hai ngày sau khi Phan Đình Phùng mất, Nguyễn Thân mới tới được căn cứ nghĩa quân. Do có người vì hám lợi điểm chỉ nên Nguyễn Thân đã tìm được mộ Phan Đình Phùng. Thân cho quật mồ, đổ dầu đốt cho xương thịt ông cháy thành tro, rồi trộn vào thuốc súng bắn xuống sông LA.

Chủ tướng mất, nhiều tướng lãnh cũng vì sống lâu nơi rừng núi độc địa nên bị đau ốm và qua đời. Một số người rút qua Xiêm, một số ra hàng, một số khác như Tôn Thất Hoàng, Hiệp Tuân, Phan Đình Thoại, Tôn Thất Định... chiến đấu cho đến khi bị bắt. Thực dân Pháp đã cho xử tử cả thảy 23 người chỉ huy trong cuộc khởi nghĩa ở Hương Khê

Cùng thời gian này còn nổi ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo dài đến năm 1913.

Thất bại của phong trào cần vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do LS đặt ra.

• Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

+ Đầu tk 20, Phan bội châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài , chủ yếu la Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra hội Duy Tân ( 1904 ), tổ chức phong trào Đông Du ( 1906-1908).Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không thành, ông về xiêm nằm chờ đợi. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi (1911). Ông về TQ lập ra VN Quang Phục hội (1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc, nhưng rồi cũng ko thành công. Việc này chẳng khác nào "đưa hùm cửa trước ,rước beo cửa sau".

+ Với pt Duy Tân 1904 Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa " khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân sinh"để thể hiện những cải cách văn hóa, nâng cao dân trí phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp làm dân giàu nước mạnh,buộc thực dân pháp phải trao trả độc lập tự do dân tộc cho nước Vn. Việc đó chẳng khác nào " xin giặc rủ lòng thương "

Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, nên chỉ sau một thời kì phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.

Sau chiến tranh thế giới thứ I, dù còn nhiều hạn chế nhưng giai cấp tư sản VN đã bước lên vũ đài chính trị đấu tranh với Pháp với nhiều hình thức phong phú thu hút đông đảo quần chúng nhân dân.

• Phong trào quốc gia cải lương (1919-1923) của tư sản và địa chủ lớp trên tiêu biểu là phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa, phong trào chống độc quyền.

- Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp trên đã diễn ra bằng việc vận động chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá; chống độc quyền thương cảng Sài Gòn; chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ; đòi thực dân Pháp phải mở rộng các viện dân biểu cho tư sản Việt Nam tham gia.

Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn, tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo quần chúng. Nhưng khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số quyền lợi thì họ lại đi vào con đường thỏa hiệp.

+ Phong trào yêu nước dân chủ công khai (1925-1926) của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới.

Các đảng phái chính trị tư sản và tiểu tư sản đã góp phần thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp đặc biệt là Tân Việt cách mạng Đảng và VN quốc dân đảng

+Tân Việt cm Đảng

+ VN quốc dân Đảng.

Tất cả các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở VN đều không đáp ứng được nhu cầu ls nên dẫn đến nhanh chóng thất bại va nhanh chóng kết thúc.

• Ý NGHĨA:

Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp them cho chủ nghĩa yêu nước VN, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu nước ,giải phóng dân tộc theo xu thế của thời đại và nhu cầu mới của nhân dân Vn.

Câu 2:

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng nhân dân là người làm nên LS.

Trong suốt tiến trình cm VN Đảng và nhà nước ta đứng đầu là chủ tịch HCM luôn khẳng định trong tư duy ctri 1 quan điểm phổ biến của cn Mác-Lênin :CM là sự nghiệp của quần chúng.

CMVN đã chứng minh rằng Đảng ta có quan điểm đúng đắn về quần chúng nd,luôn lấy dân làm gốc.Dân là người tham gia vào cm.nd là nguồn sức mạnh của cm.Cm phải đem lại quyền lợi cho đông đảo quần chúng nd.Muốn phat huy đc sức mạnh nhân dân thì phải phát huy đc quyền làm chủ của nhân dân, tức là xây dựng nhà nước của dân do dân và vì dân.

• Thực tế ở VN:

+Nd theo quan điểm của Đảng ta.Tuyệt đối tin dân, trọng dân, dựa vào dân, chính quyền Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam từ Trung ương tới cơ sở do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã được nhân dân tin tưởng tuyệt đối, hết lòng bảo vệ và xây dựng. Cuối năm 1945, năm 1946, cách mạng trong tình thế nghìn cân treo sợi tóc, rồi kháng chiến chống thực dân pháp, chống đế quốc Mỹ...hết sức khó khăn, khốc liệt, song sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, nên tất cả đã được toàn dân bảo vệ, sự nghiệp cách mạng liên tục phát triển mạnh mẽ.

Chính quyền của dân thì phải do dân, sự ra đời và tồn tại là bởi dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: bầu cử là dịp để toàn dân tự do chọn những người có tài, có đức ra gánh vác việc nước, việc dân; nếu những người này làm hại dân, thì dân có quyền đuổi họ ra khỏi vị trí đó.

+CM là sự nghiệp của nd, do nd, vì nd nghĩa là nd là ng tham gia CM, nd là nguồn sức mạnh của CM và CM phải đem lại quyền lợi cho đông đảo nd.

+Muốn phát huy sức mạnh của nd thì phải phát huy quyền làm chủ của nd XD nhà nước thực sự của nd, do nd, vì nd. Hoạt động của Đảng và nhà nước phải vì lợi ích của nd.

• Vận dụng trong thực tế cm hiện nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dang#lich