Để mua được một kính thiên văn phù hợp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mua một kính thiên văn là một quyết định lớn. Dưới đây là một vài lời khuyên để giúp bạn bắt đầu.

Mua một kính viễn vọng, giống như mua một chiếc xe hơi hoặc thiết bị âm thanh , là tùy thuộc vào sở thích của bạn như một người tiêu dùng bình thường. Nói cách khác, sự lựa chọn vẫn thuộc về bạn .Bài viết này cung cấp một số hướng dẫn để bạn có thể mua chiếc kính thiên văn của mình một cách tốt nhất. Các phần kế tiếp giới thiệu các loại kính thiên văn khác nhau và đề cập một chút đến lịch sử cũng như những thuận tiện và bất lợi của chúng. Nếu bạn đã quen thuộc với những thiết kế của kính viễn vọng, bạn có thể bỏ qua phần này

Kính thiên văn khúc xạ (Refractor Telescope )

Các kính khúc xạ đem đến những hình ảnh sắc nét và một sự linh hoạt cao

Khúc xạ là sự uốn cong ánh sáng khi ánh sáng đi từ môi trường này ( ví dụ như khống khí) đến môi trường khác ( như thủy tinh ) . Một kính thiên văn khúc xạ vận dụng điều này với một ống kính có bề mặt cong được làm rất cẩn thận . Khi ánh sáng từ không khí đến kính và sau đó trở lại với không khí, đường dẫn của nó bị bẻ cong về hướng quang trục của ống kính. Nếu bề mặt của ống kính có hình dạng chuẩn, ánh sáng sẽ được tập trung tại một điểm.

Các kính viễn vọng đầu tiên (của bất kỳ loại nào) được tạo ra bởi nhà sản xuất kính người Hà Lan Hans Lippershey (1570-1619), người mà vào ngày 02 Tháng 10 Năm 1608, nộp đơn xin bằng sáng chế cho "một dụng cụ để nhìn thấy những điều xa xôi như thể rất gần đó." Đây là một ống - với một thấu kính lồi ở phía trước và một thấu kính lõm ở phía sau - một thiết bị phóng to đối tượng khoảng 3 lần

Nhà phát minh người Ý Galileo Galilei (1564-1642) chế tạo kính viễn vọng của mình vào năm 1609. Galileo là người đầu tiên sử dụng thiết bị mới để nghiên cứu các thiên thể, và những gì ông nhìn thấy mãi mãi là một cuộc cách mạng trong thiên văn học.

Các kính thiên văn đầu tiên có chất lượng quang học kém. Các thấu kính có nhiều quang sai . Một trong những vấn đề của thấu kính là một khiếm khuyết được gọi là "sắc sai." Ánh sáng trắng được hợp thành từ tất cả các màu sắc. Thật không may, màu sắc, khi đi qua một thấu kính đơn , không tập trung tại cùng một điểm. Ánh sáng xanh bị khúc xạ nhiều hơn ánh sáng đỏ.

Vào năm 1729, Chester Moore Hall (1703-1771) thiết kế một hệ thấu kính được ghép bởi 1 thấu kính lồi và 1 lõm , đã cho ra một hình ảnh có màu sắc tương đối trung thực. Loại kính này được gọi là "achromat" (thấu kính tiêu sắc), và nó là một thành tích hoành tráng.

Trong thế kỷ 20, kính khúc xạ tiêu sắc tiếp tục cải tiến. Trong thập niên 1920, hai vấn đề đã được giải quyết: ánh sáng bị mất do sự phản xạ trên các bề mặt thủy tinh trở ngược lại ko khí, và sự phản xạ nội bộ trong hệ thống ống kính. Việc giới thiệu các khoảng không gian chứa dầu đã giải quyết cả hai vấn đề trên. Dầu loại trừ sự phản xạ trong ống kính và tăng khả năng truyền ánh sáng . Nó cũng làm "mượt" các lỗi gây ra do bất thường trong bề mặt của thấu kính.

Trong những năm 1950, lớp phủ (đáng chú ý nhất là Magie florua) được phát minh để giảm tổn thất và giảm sự phản xạ nội bộ trong ống kính mà không cần dầu. Một loại kính mới, sử dụng fluorit canxi, cũng đã được phát minh. (Năm 1977, công ty Nhật Bản Takahashi, Ltd cung cấp loại fluorit đầu tiên với mục đích dùng trong một kính thiên văn.)

Các kính khúc xạ đầu tiên được dán nhãn "không bị sắc sai" là một hệ thống 3 thấu kính cung cấp bởi Astro-Physics năm 1981. Chúng được gọi là thấu kính apochromatic( thấu kính tiêu sắc phức) Chỉ có hai thấu kính "apochromatic" có sẵn tại thời điểm đó, cả hai đều có khẩu độ f/11, được phủ Mage florua, và tráng dầu tại khoảng cách giữa 3 thấu kính ghép. Cáí nhỏ hơn là 150mm và lớn hơn là 200mm. Đây là sự khởi đầu của thời đại mới: kính khúc xạ tiêu sắc phức. Mặc dù các apochromats được dán nhãn "không sắc sai" nhưng các bước sóng khác nhau của ánh sáng vẫn không đến tập trung cùng 1 điểm, tuy nhiên nó tốt hơn nhiều so với thấu kính achromats đã nói ở trên. Ngày nay của mục tiêu của thấu kính apochromatic là phải có từ hai đến bốn thấu kính thành phần. Ít nhất một trong số chúng phải được chế tạo với fluorit hoặc thủy tinh ED (có mức độ tán sắc thấp), để cung cấp khả năng hiệu chỉnh màu sắc tốt hơn.

Thấu kính tiêu sắc phức

Ưu điểm của kính khúc xạ

Các kính khúc xạ tiêu sắc hoặc tiêu sắc phức có chất lượng tốt đem đến một số lợi thế so với các kính thiên văn có thiết kế khác.

Đầu tiên là các kính khúc xạ này , theo mặc định, có một khẩu độ hoàn toàn rõ ràng. Ánh sáng không bị phân tán từ các vùng sáng hơn đến các khu vực tối hơn. Như vậy, kính khúc xạ cho một sự tương phản tốt hơn. Kính khúc xạ được xem là công cụ hàng đầu để quan sát các hành tinh và sao đôi.

Một lợi thế thứ hai của kính khúc xạ là sự bảo trì. Thấu kính không yêu cầu phải tránh lại lớp phủ như gương . Ngoài ra, việc lắp ráp kính khúc xạ thông thường không đòi hỏi một sự chuẩn trực khắt khe. Thấu kính được cố định vào ống kính và thường khó bị lệch, trừ khi nó bị chấn động lớn.

Nhược điểm của refractors

Bởi vì kính khúc xạ là một ống kín, do đó nó cần một lượng thời gian lâu hơn để làm mát và cân bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh. Ngày nay với việc sử dụng ống nhôm mỏng vách đã giảm đáng kể thời gian này, nhưng thời gian làm mát kính vẫn là một vấn đề cần lưu tâm.

Điểm bất lợi thứ hai, rõ ràng hơn là sắc sai trong kính khúc xạ. Điều này thường biểu hiện ở màu sắc mờ nhạt ở phần rìa xung quanh các đối tượng như Mặt Trăng hay Sao Mộc.

Đối với các nhà thiên văn nghiệp dư , bất lợi chính của kính khúc xạ là chi phí. Để tạo ra một kính thiên văn khúc xạ tiêu sắc cần một chi phí khá lớn. Tỷ lệ chi phí giữa một thấu kính tiêu sắc phức 150mm và một gương 150mm chất lượng cao ít nhất là 10-1.

Kính thiên văn phản xạ (Reflecting telescopes)

Nhà toán học người Scotland, James Gregory (1638 - 1675) đã phát minh ra kính thiên văn phản xạ và mô tả nó trong cuốn sách Optica Promota xuất bản vào năm 1663. Mặc dù đã được cấp bằng sáng chế cho phát minh này, Gregory chưa bao giờ thực sự chế tạo một kính viễn vọng sử dụng một parabol và một gương elip.

Các kính thiên văn phản xạ làm việc đầu tiên được xây dựng bởi nhà toán học vĩ đại người Anh Sir Isaac Newton (1642 - 1727) vào năm 1668. Nó có một gương hình cầu với khẩu độ 1 inch và một ống dài 6 inch. Không hài lòng với kết quả đầu tiên của mình, Newton đã hoàn thành một kính phản xạ cải tiến lớn hơn với độ mở ống kính gần 2 inch. Kính phản xạ Newton đầu tiên đã được trình lên Hiệp hội Hoàng gia năm 1671.

Kính phản xạ Newton

Một kính phản xạ Newton có hai gương - một gương sơ cấp lớn ở đáy ống và một gương phẳng thứ cấp ở gần đầu ống. Ánh sáng đi vào ống, phản xạ tại gương sơ cấp đến gương thứ cấp, sau đó phản xạ một lần nữa và đi vào thị kính.

Phía đầu ống kính là một gương phản xạ , làm bằng một hợp kim với khoảng 80 phần trăm đồng và 20 phần trăm thiếc . Sau khi được đánh bóng, hợp kim này bắt đầu bị ăn mòn chỉ sau vài tháng và phải đánh bóng lại

Kính Cassegrainian là một loại kính thiên văn phản xạ với một gương sơ cấp hình parabol và một gương thứ cấp hyperbol . Ánh sáng đến gương sơ cấp sẽ được phản xạ đến gương thứ cấp và bị phản xạ trở ngược lại qua một lỗ ở giữa gương sơ cấp. Ở cuối lỗ này có đặt thị kính. Kính phản xạ Cassegrain đầu tiên được chế tạo vào năm 1672 bởi nhà điêu khắc người Pháp Guillaume Sieur Cassegrain, người mà ít ai biết đến.

Kính Cassegrainian

Năm 1835, nhà hóa học người Đức Justus Leibig xây dựng một quy trình để phủ một lớp bạc dày lên kính (1803-1873). Tuy nhiên bạc dễ bị ố màu, và còn không phải là bề mặt phản chiếu lý tưởng cho gương của một kính thiên văn. Nhôm thì lại khác, hơn 50 phần trăm ánh sáng được phản xạ lại. Năm 1932, một nhà vật lý trẻ tại Viện Công nghệ California trở thành người đầu tiên khoác một lớp nhôm cho gương. Ngày nay, tất cả các gương của kính thiên văn đều được phủ một lớp nhôm.

Ưu điểm của kính phản xạ

Kính thiên văn phản xạ không có sắc sai.

Gương chỉ có một bề mặt quang học, trong khi một thấu kính tiêu sắc phức có từ bốn đến tám. Do đó gương của kính phản xạ cần ít chi phí để sản xuất. Tất cả các kính thiên văn phản xạ và kính tổ hợp đều có độ mở ống kính là 8 inch, trừ một vài ngoại lệ ( có thể thấy dưới đây)

Nhược điểm của kính phản xạ

Các gương thứ cấp làm cản trở ánh sáng đến vật kính. Điều này gây ra một số tán xạ ánh sáng và mất tương phản trong hình ảnh được xem. Để chống lại điều này, một vài nhà sản xuất đã chế tạo một loại kính gọi là Planetary Newtonians, trong đó gương thứ cấp nhỏ hơn (một số chỉ nhỏ bằng 16% khẩu độ).

Tất cả các kính phản xạ Newton đều có quang sai coma ,một khiếm khuyết gây ra bởi những ngôi sao nằm sét mép trường nhìn, trông như một sao chổi. Những kính Newton có tỷ lệ tiêu cự nhỏ ( tính bằng tỉ lệ tiêu cự vật kính / đường kính vật kính), càng chịu ảnh hưởng của khiếm khuyết này. . Việc sử dụng bộ phận hiệu chỉnh coma với phạm vi tỷ lệ tiêu cự là 5 hoặc ngắn hơn có thể làm tăng trường nhìn hữu dụng một cách đáng kể.

Về việc bảo trì, gương có thể yêu cầu phải tráng lại lớp phủ sau vài năm. Và kính phản xạ khá nhạy cảm để chịu va đụng, xô đẩy , hoặc vận chuyển. Kính phản xạ không phải là một công cụ bền vững , do đó cần được chuẩn trực thường xuyên trước mỗi lần quan sát. Đối với các kính phản xạ có tiêu cự ngắn thì việc chuẩn trực chính xác càng trở nên quan trọng.

Kính phản xạ lớn với gương sơ cấp dày rất khó khăn để giảm nhiệt độ bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh. Những cái quạt đôi khi được sử dụng để hỗ trợ quá trình làm mát.

Và cuối cùng, những kính Newton rất lớn đòi hỏi một bộ phận gắn vào thị kính để hỗ trợ việc quan sát các đối tượng nằm gần thiên đỉnh.

Kính Ritchey-Chrétien

Thiết kế này cùng được phát triển bởi nhà quang học người Mỹ George Willis Ritchey (1864-1945) và nhà thiết kế quang học Pháp Henri Chrétien (1879-1956) trong thập kỷ đầu của thế kỷ 20. Hai nhà thiết kế nhận thấy rằng các yếu tố khuếch đại của gương thứ cấp càng nhỏ thì trường nhìn càng rộng. Hệ thống Ritchey-Chrétien có một gương thứ cấp có độ phóng đại 2.7x, trong khi thiết kế Schmidt-Cassegrain thì gương thứ cấp phóng đại là 5x.

Thiết kế Ritchey-Chrétien giúp loại bỏ quang sai coma, trong khi Schmidt-Cassegrain thì không. Kính thiên văn Ritchey-Chrétien sử dụng gương sơ cấp hyperbol và gương thứ cấp hạn chế quang sai coma; kiểu Schmidt-Cassegrains lại sử dụng một gương sơ cấp hình cầu và gương thứ cấp không loại bỏ được quang sai coma. Cuối cùng, thiết kế Ritchey-Chrétien có hai bề mặt quang học trong khi mọi Schmidt-Cassegrains đều có bốn bề mặt. Nhưng tại sao hiện nay kính thiên văn Schmidt-Cassegrain lại phổ biến hơn Ritchey-Chrétiens? Bởi một điều: giá cả. Sản xuất một kính thiên văn Ritchey-Chrétien là khá tốn kém ,và do đó, đắt tiền hơn để mua.

Kính thiên văn tổ hợp (Catadioptric telescopes)

Nguyên lý của một kính Schmidt

"Catadioptric" có nghĩa là "đi đôi với nhau" hay "do cả phản xạ và khúc xạ ánh sáng." Những kính thiên văn này còn được gọi là kính thiên văn " tổ hợp" là một sự kết hợp giữa kính thiên văn khúc xạ với các yếu tố phản xạ trong thiết kế.

Các kính thiên văn tổ hợp đầu tiên đã được chế tạo bởi nhà thiên văn người Đức Bernhard Schmidt (1879-1935) vào năm 1930. Kính thiên văn Schmidt có một gương cầu sơ cấp ở mặt sau của kính và một tấm kính hiệu chỉnh ở mặt trước giúp loại bỏ quang sai cầu Kính thiên văn này (thường được gọi là máy ảnhSchmidt) được dùng để chụp ảnh bằng cách đặt phim chụp ảnh (hoặc một máy ảnh CCD) tại tiêu điểm vật kính.

Kính Schmidt là tiền thân của những kính thiên văn tổ hợp phổ biến nhất hiện nay, kính Schmidt-Cassegraint. Sự kết hợp của kính thiên văn Cassegrainian với gương hiệu chỉnh Schmidt được phát minh trong thập niên 1960. Cũng giống như các kính phản xạ Cassegrain, một tấm gương thứ cấp trả lại ánh sáng qua một lỗ ở trung tâm vật kính để đến thị kính.

Đây là loại kính Schmidt-Cassegrain 10 inch được sản xuất bởi Meade và có thiết kế đặc biệt của kính thiên văn tổ hợp

Loại thứ hai của kính thiên văn tổ hợp được phát minh bởi nhà thiên văn học Nga Dmitri Maksutov (1896-1964) vào năm 1944. Kính thiên văn Maksutov có thiết kế tương tự kính Schmidt, nhưng nó sử dụng thêm một bộ phận hiệu chỉnh là một thấu kính cầu. Thấu kính mới này tạo ra một kính tổ hợp nhỏ gọn hơn. Bộ phận hiệu chỉnh Maksutov được sử dụng với một lỗ ở chính giữa gương sơ cấp giống cấu hình kính Cassegrainian nên được gọi là kính Maksutov Cassegrain ,hoặc Mak-Cass.

Nguyên lý kính Maksutov

Trong thập niên 1950, hãng kính thiên văn Questar đã phổ biến loại kính Maksutov-Cassegrain. Kính của Questars cho một chất lượng nhìn tương tự như các kính khúc xạ tiêu sắc phức tốt nhất với cùng một khẩu độ, nhưng chỉ dài bằng một phần ba.

Trong thập niên 1990, các bộ phận hiệu chỉnh của Maksutov đã được ghép với một kính phản xạ Newton để tạo ra loại Maksutov-Newton. Công ty quang học Ceravolo, Ottawa, Canada đã giới thiệu loại kính Mak-Newt phổ biến đầu tiên.

Chân đế và điều khiển

Chân đế alt-azimuth

Một loại chân đế alt-azimuth có thể di chuyển lên xuống và trái phải

Alt-azimuth là một loại chân đế đơn giản nhất của kính thiên văn. Từ này là một sự kết hợp của độ cao (altitude) và góc phương vị (azimuth ). Độ cao là khoảng cách giữa đường chân trời và thiên đỉnh. Góc phương vị là một phép đo độ, bắt đầu từ điểm phía bắc của đường chân trời qua đến phía đông. Do đó, một kính thiên văn có chân đế loại này sẽ có thể di chuyển lên xuống, và trái phải.

Chân đế Dobson

Nhà sản xuất và là nhà thiên văn học nghiệp dư nổi tiếng John Dobson đã xây dựng kính thiên văn đầu tiên của ông vào năm 1956. Từ thời điểm đó, ông cam kết với chính mình rằng sẽ giúp đỡ tất cả mọi người nhìn thấy vũ trụ. Chân đế alt-azimuth ông phát minh đã trở thành một cuộc cách mạng trong giới thiên văn học nghiệp dư. Nó là một trục đôi đơn giản hầu như luôn đi kèm với ống kính Newton. Chỉ cần đẩy kính viễn vọng lên hoặc xuống để thay đổi độ cao và đẩy nó sang trái hoặc phải để thay đổi góc phương vị. Đó là một thiết kế tuyệt vời và dễ dàng chế tạo và sử dụng.

Một kính trên chân đế Dobson

Chân đế alt-azimuth bám nhật động

Một phát triển gần đây của chân đế alt-azimuth là chân đế alt-azimuth bám nhật động. Với động cơ gắn liền với cả trục độ cao và trục góc phương vị của chân đế, các kính thiên văn có thể (1) bám sát một đối tượng trên bầu trời khi nó nằm trong trường nhìn, hoặc (2) giao tiếp với máy tính để cả hai cùng tìm kiếm và theo dõi đối tượng. Chất lượng sử dụng của chân đế cho mỗi hệ thống là rất chính xác .. Một khi một đối tượng được tìm thấy, người quan sát có thể bám sát theo nó mà không cần liên tục di chuyển kính thiên văn.

Chân đế xích đạo

Chân đế xích đạo

Nếu Trái đất không di chuyển, một chân đế alt-azimuth là tất cả những gì mà chúng ta cần. Nhưng hành tinh của chúng ta quay, và ta phải đối phó với nó. Loại thứ hai được gọi là chân đế xích đạo. Nó được thiết kế để theo dõi chuyển động biểu kiến của các ngôi sao. Nó làm điều này bằng cách lựa chọn một trong các trục của nó song song với trục quay của Trái đất. Xin lưu ý rằng có hai loại chân đế xích đạo - thủ công và cơ giới. Nếu bạn có một sự lựa chọn, hãy chọn phiên bản có động cơ.

Thiết lập quỹ đạo số

Chân đế alt-azimuth hoặc chân đế xích đạo có thể được nâng cấp với một bộ thiết lập quỹ đạo số (DSCs), có sẵn từ các nhà cung cấp thiết bị thiên văn học, ví dụ như hãng Lymax Astronomy

Tất cả các bộ DSCs thương mại đều làm việc trên các chân đế alt-azimuth và chân đế xích đạo. Một bộ mã hóa điện tử được đặt trên mỗi trục, và một bộ xử lý nhỏ thực hiện việc chuyển đổi từ độ cao và góc phương vị của chân đế thành độ cao và độ lệch trên bầu trời.

Để thiết lập DSCs, bạn phải chuẩn tọa độ cho hai hoặc ba ngôi sao sáng( chỉnh cho các sao nằm vào chính giữa trường nhìn). Sau đó, khi bạn nhập vào tên gọi của đối tượng, bạn chỉ đơn giản là di chuyển kính của mình cho đến khi độ cao và độ lệch về 0

Điều khiển tự tìm kiếm đối tượng ( go-to drives)

Một hệ thống tìm kiếm chủ yếu không có gì hơn là một DSC kết hợp với một bộ phận điều khiển động cơ trục kép. Cũng giống như với DSCs, điều khiển tự tìm kiếm đối tượng yêu cầu bạn phải chuẩn tọa độ cho 2 hay 3 ngôi sao. Hầu hết các kính thiên văn tự tìm kiếm hiện nay đều có một cơ sở dữ liệu lớn các đối tượng quan sát để bạn chọn.

Một kính thiên văn trên một chân đế có khả năng tự tìm kiếm đối tượng

Điều khiển tự động tìm kiếm cho phép kết nối với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) điện tử và la bàn điện tử. Kết quả là một thiết lập gần như không dùng tay. Loạt kính thiên văn GPS của Meade với bộ điều khiển Autostar là một ví dụ điển hình. Nếu bạn chọn chế độ chuẩn tọa độ là "tự động", bộ điều khiển đầu tiên sẽ kết nối với chòm sao vệ tinh GPS (là một tập hợp các vệ tinh điện tử làm việc phối hợp với nhau). Điều này cho phép bộ điều khiển tìm ra vị trí (kinh độ, vĩ độ và độ cao) của kính thiên văn. Tiếp theo, nó tìm phía bắc, sau đó xác định chính xác phía bắc. Sau đó, nó kiểm tra xem chân đế đã thăng bằng hay chưa và điều chỉnh lại. Sau khi đã làm xong các công việc đó, ngôi sao đầu tiên trong số hai ngôi sao cần chuẩn tọa độ được đặt vào trường nhìn. Bạn được hỏi để chuẩn tọa độ cho ngôi sao và nhấn "Enter." Điều này lặp lại với một ngôi sao thứ hai. Cả hai ngôi sao, bằng cách này, được chọn bởi máy tính của kính thiên văn, nó biết được các ngôi sao có nằm trên đường chân trời hay không. Chỉ có chừng đó. Sau khi bấm ba nút của bảng điều khiển, bạn đã sẵn sàng để quan sát.

Chân đế ổn định

Chúng ta gọi công cụ này là "kính thiên văn", nhưng cụm từ "lắp ráp ống quang học trên một giá đỡ" cũng được sử dụng. Trong thực tế, nó chỉ ra rằng một nửa của bất kỳ kính thiên văn nào cũng là "chân đế". Một số người nói răng chân đế là bộ phận quan trọng hơn . Một chân đế không ổn định sẽ khiến kính thiên văn không thể cung cấp những hình ảnh có chất lượng tốt nhất. Nếu là một chân đế cỡ nhỏ, gió - điều nguy hại của hầu hết các kính thiên văn lớn - sẽ không phải là kẻ thù duy nhất của bạn. Bạn sẽ nhận được những hình ảnh không được tốt ngay cả khi bạn đang tập trung.

Để kiểm tra chất lượng của một chân đế, cần kiểm tra thời gian giảm rung động. Đây là thời gian cần một hình ảnh ổn định (các rung động tắt dần) sau khi kính thiên văn được di chuyển hoặc tập trung vào đối tượng mới. Trong mọi trường hợp các hình ảnh mất hơn 5 giây để ổn định. Về gió, một cơn gió mạnh mùa xuân ở Texas sẽ làm rung động ngay cả những phần vững chắc nhất của chân đế. Vì vậy, một bài kiểm tra tốt hơn hết là kiểm tra chân đế của bạn có ổn định với các cơn gió nhẹ hay không.

Những điều cần nhớ khi mua một kính thiên văn

Tìm hiểu trước

Hãy tìm hiểu mọi thứ bạn có thể về kính thiên văn. Bao gồm những quảng cáo của các nhà sản xuất , và đặc biệt là đọc các nhận xét về kính thiên văn. Không tiến hành bước tiếp theo nếu bạn chưa nắm rõ những đánh giá về kính thiên văn. Tạp chí Astronomy là một công cụ tuyệt vời để bạn xem các quảng cáo và đánh giá kính thiên văn

Khả năng phóng đại

Tránh bất kỳ một kính thiên văn nào chào hàng bằng độ phóng đại . Những đòi hỏi về độ phóng đại 500X cho kính thiên văn là vô nghĩa, và đây là lý do tại sao: Tất cả những gì bạn cần làm để thay đổi độ phóng đại của kính thiên văn là thay đổi thị kính. Vì vậy, nếu một thị kính chất lượng thấp, độ phóng đại cao đi kèm với các kính thiên văn thì độ phóng đại cao là có thể đạt được ( mặc dù không có bất cứ một sản phẩm nào ). Thông thường, bạn tính toán độ phóng đại hữu dụng tối đa của một kính thiên văn bằng cách nhân kích thước của ống kính hay đường kính vật kính tính bằng inch với 50 (hoặc nhân với 2 nếu tính theo mm ).Do đó, một kính viễn vọng 4-inch cung cấp độ phóng đại hữu dụng lên tới 200x. Và như vậy, một kính thiên văn 8-inch có độ phóng đại hữu dụng cao nhất là 400x, . Hãy quan sát nó một thời gian dài - bạn sẽ sử dụng kính thiên văn có độ phóng đại thấp hơn thường xuyên hơn so với kính độ phóng đại cao

Hãy thử trước khi mua

Bạn có thực sự nghiêm túc muốn mua một kính thiên văn chất lượng? Nếu vậy, hãy thử quan sát bất kỳ cái nào bạn muốn xem xét. Cách dễ nhất để làm điều này là gọi điện thoại hoặc thăm thú các câu lạc bộ thiên văn học địa phương. Hãy tìm hiểu khi nào thì họ tổ chức một buổi quan sát và tham gia nó . Cố gắng quan sát qua các kính thiên văn nhiều nhất bạn có thể , và hỏi càng nhiều câu hỏi bạn có thể nghĩ đến càng tốt. Hãy hỏi về thời gian lắp ráp, bảo trì, phụ kiện, và chi phí. Nếu bạn không thể tìm thấy một câu lạc bộ thiên văn học gần đó, gọi điện thoại hoặc đến một cung thiên văn ở địa phương. Các nhân viên ở đó sẽ chỉ cho bạn bất kỳ CLB thiên văn nào ở gần khu vực của bạn

Tìm một đại lý có uy tín

Một người bán hàng trong các đại lý sẽ quảng cáo một chút về kính thiên văn đến tất cả người mua. Một người bán hàng lâu năm sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi để xác định trình độ chuyên môn của bạn và sở thích của bạn. Một người bán hàng tốt sẽ không cố gắng bán cho bạn nhiều kính thiên văn hơn bạn cần. Vì lý do này, tôi không thể khuyên bạn nên mua một kính viễn vọng từ một cửa hàng hoặc từ danh sách của phòng trưng bày

Mua một kính viễn vọng khổng lồ

OK, tôi nói đùa đấy, nhưng tôi muốn làm rõ một điểm. Với kính viễn vọng, áp dụng hai quy tắc có vẻ như mâu thuẫn : Các kính thiên văn càng lớn, thì càng tốt ; kính thiên văn càng nhỏ , bạn sẽ càng thường xuyên sử dụng nó. Lần duy nhất mà quy tắc thứ hai này không áp dụng là nếu bạn muốn xây dựng một trạm quan sát. Một kính thiên văn 10-inch sẽ tốt hơn một cái 8-inch, và tất nhiên sẽ tốt hơn một kính 6-inch, vv Nhưng bạn sẽ bớt mệt nhọc hơn khi lắp đặt một kính khúc xạ nhỏ trên một chân đế đơn giản so với một kính phản xạ lớn trên một chân đế nặng và cồng kềnh.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#capella