dfzsfsdf

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động.

1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.

-          Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về khoa học kĩ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản suất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động.

-          Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù sản suất, nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản suất là người lao động. Mặt khác việc chăm lo sức khoẻ cho người lao động còn có ý nghĩa nhân đạo.(chăm sóc sức khoẻ, ...)

2. Tính chất của bảo hộ lao động.

a. Tính chất pháp lý.

Là những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn được ban hành trong công tác bảo hộ lao động được soạn thảo thành luật của nhà nước. Luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, người sử dụng lao động và người lao động trong các thành phần kinh tế có trách nhiệm nghiên cứu thi hành.

b.Tính khoa học kỹ thuật.

-          Trong công tác bảo hộ lao động cũng áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất để phát hiện, ngăn ngừa những trường hợp đáng tiếc trong lao động cũng như bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.

-          Phòng chống tai nạn lao động cũng xuất phát từ cơ sở khoa học và bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Các hoạt động điều tra khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến cơ thể con người, các giải pháp sử lý ô nhiễm, các giải pháp đảm bảo an toàn…đều là những hoạt động khoa học.

c. Tính quần chúng.

Bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người, từ người sử dụng lao động đến người lao động. Họ là những người thường xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực hiện các qui trình công nghệ, do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hở trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia ý kiến về mẫu mực, qui cách dụng cụ phòng hộ, quần áo làm việc…mặt khác dù các qui trình, qui phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công nhân chưa được học tập, chưa được thấm nhuần, chưa thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó, thì họ rất rễ vi phạm. Nên công tác bảo hộ lao động phải được toàn thể quần chúng thi hành mới đem lại hiệu quả.

Câu 2: Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất

1. Điều kiện lao động.

Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể các yếu tố về tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội được thể hiện thông qua các công cụ và phương tiện lao động, đối tượng lao động, qui trình công nghệ, môi trường lao động và sự xắp xếp, bố trí, tác động qua lại gữa chúng trong mối quan hệ vói con người tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.

*Các yếu tố tác động đến điều kiện lao động.

- Công cụ, phương tiện lao động: tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn, nguy hiểm cho người lao động.

- Sự đa dạng của đối tượng lao động: có thể ảnh hưởng tốt hay xấu, an toàn hay nguy hiểm.

- Quá trình công nghệ: dù ở trình độ cao hay thấp đều tác động đến người lao động trong. còn có thể làm thay đổi vai trò, vị trí của người lao động trong sản xuất.

- Môi trường lao động: môi trường lao động rất đa dạng, có nhiều yếu tố có thể gây bất lợi hay thuận lợi đều ảnh hưởng tới người lao động.

* Khi đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của các yếu tố

trên.

2. Các yếu tố nguy hiểm và có hại.

      Những yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong một điều kiện lao động cụ thể gọi là các yếu tố nguy hiểm và có hại cụ thể là:

-          Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi…

-          Các yếu tố hoá học: chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, chất phóng xạ

-          Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật: các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn…

-          Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh…

-          Các yếu tố về tâm lý không thuận lợi .

Câu 3: Ecgonomics là gì? nội dung Ecgonomics nghiên cứu?

      Khoa học Ecgonomics.

      Ngày nay với sự ra đời của nhiều ngành khoa học mới và được ứng dụng rất hiệu quả trong bảo hộ lao động. Các ngành khoa học về điện tử, điều khiển, công nghệ thông tin...được ứng dụng rộng rãi khi giải quyết các vấn đề về bảo hộ lao động đặc biệt là khoa học về Ecgônmics.

      Định nghĩa: Ecgonomics từ tiếng gốc hy lạp "engon"- lao động và "nomos"- quy luật. Nghiên cứu và ứng dụng những qui luật chi phối giữa con người và lao động

Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam định nghĩa: Ecgonomics là môn khoa học liên ngành nghiên cứu tổng hợp sự thích ứng giữa các phương tiện kỹ thuật vàmôi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu, sinh lý, tâm lý nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả cao nhất, đồng thời bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho con người .

      Khoa học Ecgonomics với tính đa dạng và phong phú đã thâm nhập nhanh chóng vào hầu hết các nội dung của bảo hộ lao động. việc áp dụng các thành tựu về Ecgonomics để nghiên cứu, đánh giá thiết bị và công cụ lao động,chỗ làm việc, môi trường lao động, cũng như việc áp dụng các chỉ tiêu tâm sinh lý, dữ kiện nnhân trắc học người lao động trong thiết kế chỗ làm việc.

* Những nội dung Ecgonomics nghiên cứu:

-          Sự tác động giữa người - máy- môi trường.

-          Nhân trắc học Ecgônômi với chỗ làm việc.

-          Đánh giá và chứng nhận chất lượng về an toàn lao động

e1. Sự tác động giữa người - máy- môi trường.

      Tại chỗ làm việc, Ecgonomics coi cả 2 yếu tố bảo vệ sức khoẻ cho người lao động và năng suất lao động quan trọng như nhau.

-          Ecgonomics  tập trung vào sự thích ứng của máy móc, công cụ với người điều khiển nhờ vào việc thiết kế.

-          Tập trung vào sự thích nghi giữa người lao động với máy nhờ sự tuyển chọn, luyện tập.

-          Tập trung vào việc tối ưu hoá môi trường xung quanh với con người và sự thích nghi của con người với điều kiịen môi trường…

Mục tiêu chính của Ecgonomics trong quan hệ người - máy và người- môi  trường là tối ưu hoá các tác động tương hỗ.

-          Tác động tương hỗ giữa người điều khiển và trang thiết bị.

-          Giữa người điều khiển và chỗ làm việc.

-          Giữa người điều khiển với môi trường lao động .

Khả năng sinh học của con người chỉ điều chỉnh được trong một giới hạn vì vậy khi thiết kế các trang thiết bị phải chú ý đến tính năng sử dụng phù hợp với người sử dụng nó.

Môi trường tại chỗ làm việc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, nhưng phải đảm bảo sự thuận lợi cho người lao động khi làm việc: Các yếu tố về ánh sáng, tiếng ồn, rung động, độ thông thoáng tác động đến hiệu quả công việc. Các yếu tố về sinh lý, xã hội, thời gian và tổ chức lao động ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần của người lao động.

e2.Nhân trắc học Ecgônômi với chỗ làm việc.

      Nhân trắc học Ecgônômi là khoa học với mục đích là nghiên cứu những tương quan giữa người lao động và các phương tiện lao động, đảm bảo sự thuận tiện tối ưu cho người lao động khi làm việc để đạt được năng suất lao động cao nhất và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.

-          Những nguyên tắc Ecgônômi trong thiết kế hệ thống lao động.

Chỗ làm việc là đơn vị nguyên vẹn nhỏ nhất của hệ thống lao động trong đó có người điều khiển, phương tiện kỹ thuật (cơ cấu điều khiển, thiết bị thông tin, trang bị phụ trợ ) và đối tượng lao động.

Các đặc tính thiết kế phương tiện kỹ thuật hoạt động cần phải tương ứng với khả năng con người, dựa trên nguyên tắc:

§      Cơ sở nhân trắc học, cơ sinh, tâm sinh lý và đặc tính khác của người lao động.

§      Cơ sở về vệ sinh lao động.

§      Cơ sở về an toàn lao động.

§      Các yêu cầu thẩm mỹ kỹ thuật.

-          Thiết kế không gian làm việc và phương tiện lao động.

§      Thích ứng với hình dáng người điều khiển.

§      Phù hợp với tư thế của cơ thể, lực cơ bắo và chuyển động.

§      Các tín hiệu, cơ cấu điều khiển, thông tin phản hồi.

-          Thiết kế môi trường lao động.

Môi trường lao động cần phải được thiết kế và đảm bảo tránh được tác động có hại của các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và đạt được điều kiện tối ưu cho hoạt động chức năng của con người.

-          Thiết kế quá trình lao động.

Thiết kế quá trình lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người lao động, tạo điều kiện dễ chịu, thoải mái để dễ dàng thực hiện mục tiêu lao động. Phải loại trừ sự quá tải gây nên bởi tính chất công việc vượt quá giới hạn chức năng hoạt động tâm sinh lý của người lao động.

e3. Đánh giá và chứng nhận chất lượng về an toàn lao động.

      Phạm vi đánh giá về Ecgonomics và an toàn lao động đối với máy, thiết bị bao gồm:

-          An toàn vận hành

. -          Tư thế và không gian làm việc.

-          Các điều kiện nhìn rõ ban ngày và ban đêm

-          Chịu đựng về thể lực.

-          Đảm bảo an toàn đối với các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất.

-           Những yêu cầu về thẩm mỹ, bố cục không gian, sơ đồ bố chí, tạo dáng, màu sắc.       

Những yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động ở mỗi quốc gia thường được thành lập hệ thống chứng nhận và dấu chất lượng về an toàn và Ecgonomics đối với máy móc thiết bị.  

Câu 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của ngời sử dụng lao động, của ngời lao động trong công tác bảo hộ lao động?

a. Nghĩa vụ và quyền của người sử dụng lao động.

v      nghĩa vụ:

§      Khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.

§      Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo qui định của nhà nước.

§      Cử người giám sát việc thực hiện các qui định, nội dung, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp. Phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn  viên.

§      Xây dựng nội qui, qui trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy móc, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định của nhà nước.

§      Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn qui định biện pháp an toàn, vệ sinh lao động với người lao động.

§      Chấp hành nghiêm chỉnh qui định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng. Hàng năm phải báo cáo với sở lao động thương binh và xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.

v      Quyền:

§      Buộc người lao động phải tuân thủ các qui địn, nội qui hiến pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.

§      Khen thưởng, kỷ luật kịp thời.

§      Khiếu lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải chấp hành nghiêp chỉnh quyết định đó.

b. Nghĩa vụ và quyền của người lao động.

v      Nghĩa vụ:

§      Chấp hành các qui định, nội qui về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

§      Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.

§      phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

v      Quyền:

§      Yêu cầu của người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cải thiện điều kiện lao động, trang cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.

§      Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ trối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ nói trên không được khắc phục.

§      Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm qui định của nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động.

Câu 5: Vi khí hậu trong sản xuất, các yếu tố vi khí hậu trong sản xuất?

      Vi khí hậu trong sản xuất.

a. Định nghĩa: 

Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, và vận tốc chuyển động không khí. Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và khí hậu địa phương.

b. Phân loại:

Theo tính chất toả nhiệt của quá trình sản xuất người ta chia ra 3 loại vi khí hậu sau:

Vi khí hậu ổn định: nhiệt toả ra khoảng 20kcal/m3 không khí 1 giờ (xưởng cơ khí, xưởng dệt…)

Vi khí hậu nóng: nhiệt toả nhiều hơn 20kcal/m3  không khí  1giờ (xưởng đúc, rèn, dát cán thép…)

Vi khí hậu lạnh: nhiệt toả ít hơn 20kcal/m3  không khí 1  giờ (xưởng lên men rượu, bia, nhà ướp lạnh, chế biến thực phẩm…)

      Các yếu tố vi khí hậu

Nhiệt độ.

Bức xạ nhiệt.

Độ ẩm.

Vận tốc không khí.

a. Nhiệt độ.

      Là yếu tố khí tượng quan trọng trong sản xuất, phụ thuộc vào các hiện tượng phát nhiệt của quá trình sản xuất: lò phát nhiệt, ngọn lửa, bề mặt máy bị nóng, năng lượng điện, cơ biến thành nhiệt, phản ứng hoá học sinh nhiệt, bức xạ nhiệt của mặt trời, nhiệt do người sản ra…. Chính các nguồn nhiệt này đã làm cho nhiệt độ không khí lên cao, có khi tới 500C đến 600C. Điều lệ vệ sinh quy định nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi làm việc của công nhân về mùa hè là 300C và không được vượt quá nhiệt độ bên ngoài từ 3 đến 50C.

b. Bức xạ nhiệt.

Là những hạt năng lượng truyền trong không khí (hạt photon e=h.f; h=6,635.1034) dưới dạng dao động sóng điện từ: tia hồng ngoại (l³0,75mm), tia sáng thường (0,42mm £ l £ 0,75mm), tia tử ngoại (l £ 0,42mm).

Về mặt vệ sinh, cường độ bức xạ nhiệt được biểu thị bằng cal/cm2.phút và được đo bằng nhiệt kế cầu hoặc bằng actinometre. ở các xưởng rèn, đúc, dát, cán thép có cường độ bức xạ nhiệt tới 5-10cal/cm2.phút (tiêu chuẩn vệ sinh cho phép là 1cal/cm2 phút).

c. Độ ẩm.

      Là khối lượng hơi nước có trong một đơn vị thể tích không khí (gam/m3), hoặc bằng sức trưng hơi nước tính ra bằng mm cột thuỷ ngân. Về mặt vệ sinh, thường lấy độ ẩm tương đối: là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở một thời điểm nào đó so với độ ẩm bão hoà để biểu thị mức ẩm cao hay thấp. Điều lệ vệ sinh quy định độ ẩm tương đối ở nơi sản xuất trong khoảng 75-85%.

d. Vận tốc chuyển động không khí.

Vận tốc chuyển động không khí không được vượt quá 3 m/s, trên 5m/s có thể gây kích thích bất lợi cho cơ thể.

Câu 6: ảnh hởng của vi khí hậu đến cơ thể con ngời và biện pháp phòng chống tác hại của vi khí hậu xấu?

      ảnh hưởng của vi khí hậu đến cơ thể. a. ảnh hưởng của vi khí hậu nóng. Làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng có thể xảy ra các biến đổi sinh lý, bệnh lý. -          Biến đổi sinh lý: §      Nhiệt độ da: Đặc biệt là vùng da trán, rất nhạy cảm đối với các biến đổi nhiệt bên ngoài gây ra cảm giác nhiệt: rất lạnh, lạnh, mát, dẽ chịu. §      Nhiệt thân (ở dưới lưỡi): Nếu thấy tăng thêm 0.3¸10C là cơ thể có sự tích nhiệt. Nhiệt thân ở 38.50C được coi là nhiệt báo động, có sự nguy hiểm sinh lý như say nóng. §      Chuyển hoá nước: làm việc ở nhiệt độ cao lên cơ thể mất ngiều nước do thải nhiệt gây ảnh hưởng tới tim, thận, gan, hệ tiêu hoá, hệ thần kinh. * Trong điều kiện vi khí hậu nóng, các bệnh thường gặp tăng lên gấp 2 so với lúc bình thường. Rối loạn bệnh lý do vi khí hậu nóng thường gặp là chứng say nóng và chứng co giật, gây ra chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và đau thắt lưng. b. ảnh hưởng của vi khí hậu lạnh. Làm cho cơ thể mất nhiệt, nhịp tim, nhịp thở giảm và mức tiêu thụ oxy tăng. Cơ vân, cơ trơn co lại gây hiện tượng nổi da gà, mạch máu co thắt sinh cảm giác tê cóng chân tay, vận động khó khăn. trong điều kiện vi khí hậu lạnh dễ xuất hiện một số bệnh: viêm dây thần kinh, viêm khớp, viêm phế quản, hen và một số bệnh mãn tính khác do máu lưu thông kém và đề kháng cơ thể giảm. c. ảnh hưởng của bức xạ nhiệt. -          Tia hồng ngoại: tuỳ theo cường độ bức xạ, bước sóng, diện tích chiếu, góc chiếu tia hồng ngoại có thể phát sinh mức tác dụng nhiệt khác nhau. Tia hồng ngoại có lngắn sức rọi sâu vào dưới da 3cm gây bỏng, rộp phồng da, cảm giác bỏng. Với tia có ldài xuyên qua xương hộp sọ gây biến đổi cho não. -          Tia tử ngoại: gây ra các bệnh về mắt, da (bỏng, ung thư...) -          Tia Laze: gây bỏng da, võng mạc ngoài ra còn gây tác dụng điện học, hóa học, cơ học...       Các biện pháp phòng chống tác hại vi khí hậu xấu. a. Phòng chống  vi khí hậu nóng. Gồm có: -          Biện pháp kỹ thuật. -          Biện pháp vệ sinh. -          Biện pháp phòng hộ cá nhân. v      Biện pháp kỹ thuật: Để duy trì tiêu chuẩn vi khí hậu cho các nhà sản xuất dùng các biện pháp: -          Trong các phân xưởng, nhà máy nóng độc cần được tự động hoá và cơ khí hoá, điều khiển và quan sát từ xa. -          Cách ly nguồn nhiệt đối lưu, bức xạ nơi lao động bằng cách dùng vật liệu cách nhiệt bao bọc lò, ống dẫn. -          Lập thời gian biểu sản xuất thích hợp, những công đoạn sản xuất toả nhiều nhiệt không hoạt động cùng một lúc mà rải ra trong ca lao động. -          Khi thiết kế xắp đặt hợp lý các nguồn sinh nhiệt xa nơi lao động. Đảm bảo thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí chống nóng. -          Giảm nhiệt, bụi: dùng thiết bị giảm nhiệt, lọc bụi (màn nước, thông gió...) v      Biện pháp vệ sinh: -          Quy định chế độ lao động thích hợp. Trong điều kiện vi khí hậu nóng lấy chỉ số nhiệt tam cầu làm tiêu chuẩn xét mức giới hạn cho phép khi tiếp xúc với nhiệt cho các chế độ lao động, nghỉ ngơi khác nhau. -          Tổ chức tốt nơi nghỉ cho công nhân làm việc ở nơi có nhiệt độ cao bằng các phòng đặc biệt hoặc ở nơi xa nguồn phát nhiệt: có nhiệt độ thấp, tốc độ chuyển động không khí thích hợp, thoải mái khi nghỉ ngơi. -          Thiết kế không gian nghỉ với kích thước tuỳ ý, xung quanh được bao 1 màn nước hình trụ đứng cao 2m. Ngoài ra còn trang bị các vòi nước ấm và lạnh cho công nhân tắm trong thời gian nghỉ hoặc cấp cứu khi bị say nóng. Chế độ uống: làm việc trong điều kiện vi khí hậu nóng mồ hôi ra nhiều làm mất các muối khoáng, vitamin, để giữ cân bằng nước trong cơ thể cần uống nước có pha thêm các muối kali, natri, canxi, phốtpho và bổ xung thêm các vitamin B, C, đường, axít hữu cơ. -          Chế độ ăn hợp lý: làm việc trong điều kiện nóng, năng lượng tiêu hao cao hơn bình thường, nhưng do mất nước, mất muối, gây mất cảm giác thưởng thức ăn uống. Bởi vậy hậu cần phải hợp khẩu vị, kích thích được ăn uống. Hàng năm khám tuyển định kỳ phát hiện người bị mắc bệnh không được phép tiếp xúc với nóng: bệnh tim mạch, thận, hen, lao... v      Biện pháp phòng hộ cá nhân. -          Quần áo bảo hộ lao động: cản nhiệt từ bên ngoài vào và thoát nhiệt thừa từ bên trong ra. -          Bảo vệ đầu: mũ bảo vệ, mặt lạ. -          Bảo vệ chân tay bằng giày chịu nhiệt, găng tay đặc biệt. -          Bảo vệ mắt bằng kính màu đặc biệt để giảm tối đa bức xạ nhiệt cho mắt. b. Phòng chống vi khí hậu lạnh.-          Phòng cảm lạnh: bằng cách che chắn tốt, tránh gió lùa. Các xưởng lớn dùng hệ thống gió sưởi ấm ở cửa ra vào, màn khí nóng để cản không khí lạnh tràn vào. -          Bảo vệ chân: dùng giày da, ủng khô. -          Trang cấp đầy đủ quần áo đúng tiêu chuẩn. -          Khẩu phần ăn chống rét phải đủ mỡ, dầu thực vật. Tỷ lệ mỡ tốt nhất nên đạt được 35-40% tổng năng lượng.  

Câu 9: Khái niệm về ánh sáng và các đơn vị đo ánh sáng cơ bản?

a. ánh sáng thấy được. ánh sáng thấy được là những bức xạ (photon) có bước sóng trong khoảng từ 380 đến 760 nm (nanômet). Mặt trời và những vật thể được nung nóng đến nhiệt độ cao hơn 5000C đều có khả năng phát sáng. Bức xạ đơn sắc (là những chùm tia sáng chỉ có một độ dài bước sóng l) khác nhau cho ta cảm giác sáng khác nhau. Cùng một công suất bức xạ như nhau, bức xạ màu vàng lục có bước sóng l = 555 nm cho ta thấy rõ nhất. Để đánh giá độ sáng tỏ của các loại tia khác, lấy độ sáng tỏ của tia vàng lục làm tiêu chuẩn so sánh. b. Quang thông F. Là đai lượng để đánh giá khả năng phát sáng của vật. Quang thông là phần công suất bức xạ có khả năng gây ra cảm giác sáng cho thị giác của con người. Quang thông của nguồn sáng đơn sắc là: Fl= C. Fl. Vl     Trong đó: Fl là công suất bức xạ của chùm sáng l Vl là độ sáng tỏ tương đối của nguồn sáng đơn sắc l  C là hằng số phụ thuộc đơn vị đo (nếu Fl đo bằng lumem, Fl đo bằng W thì C=638) Với chùm tia đa sắc không liên tục: F = C.        (lm) với chùm tia đa sắc liên tục từ  l1đến  l2 thì :  (lm)       c. Cường độ sáng I. Cường độ sáng theo phương  là mật độ quang thông bức xạ phân bố theo phương  đó. Cường độ sáng In là tỷ số giữa lượng quang thông bức xạ dF trên vi phân góc khối dwtheo phương . Đơn vị đo cường độ sáng là candela (cd)       Cường độ sáng đặc trưng cho khả năng phát sáng của nguồn theo các phương khác nhau. d. Độ rọi E. Là đại lượng để dánh giá độ sáng của bề mặt được chiếu sáng. Độ rọi tại một điểm M trên bề mặt được chiếu sáng là mật độ quang thông của luồng sáng tại điểm đó. Độ rọi EM tại điểm M là tỷ số giữa lượng quang thông chiếu đến dF trên vi phân diện tích ds được chiếu sáng tại điểm đó (hình 2-36)     Đơn vị đo độ rọi là lux (lx) f. Độ chói. Độ chói nhìn theo phương  là tỷ số giữa cường độ phát sáng theo phương  đó trên diện tích hình chiếu mặt sáng xuống mặt phẳng thẳng góc với phương . đơn vị đo độ chói là nít (nt). Nít là độ chói của một nguồn sáng diện tích 1m2 có cường độ 1cd khi ta nhìn thẳng góc với nó.  Câu 10: Thiết kế chiếu sáng tự nhiên?

      Nhiệm vụ cơ bản của việc thiết kế chiếu sáng tự nhiên cho nhà là chọn hình dáng, kích thước, vị trí của các cửa để tạo được điều kiện tiện nghi về ánh sáng trong phòng, bảo đảm cho mắt người làm việc trong điều kiện thích hợp nhất. §      Độ rọi ánh sáng tự nhiên trong phòng phải được đảm bảo đầy đủ theo tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên quy định. §      Đối với nhà công nghiệp phải đảm bảo điều kiện nhìn rõ, nhìn tinh, phân giải nhanh các vật nhìn của mắt. vì vậy khi thiết kế chiếu sáng phải chú ý bảo đảm cho tán xạ trong phòng không quá lớn, nếu không sẽ làm cho các vật nhìn mất tính tập thể (không rõ hình khối) dẫn đến sự nhìn của mắt rất căng thẳng và mau mệt mỏi. §      Hướng của ánh sáng sao cho không gây ra bóng đổ của người, thiết bị và các kết cấu nhà nên trường nhìn của công nhân. §      Tránh được hiện tượng loá do các cửa lấy ánh sáng có độ chói quá lớn nằm trong trường nhìn của công nhân. §      Bề mặt làm việc phải có độ sáng cao hơn các bề mặt khác ở trong phòng. Thiết kế các cửa chiếu sáng tự nhiên cho nhà sản xuất chỉ nên đảm bảo vừa đủ tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên quy định, không nên vượt quá, để đảm bảo chế độ vi khí hậu, giảm bớt được chi phí bảo dưỡng trong quá trình sử dụng. Cửa chiếu sáng cho nhà công nghiệp phải đơn giản và thống nhất trong nhà máy để sử dụng, bảo quản được dễ dàng. Mỗi hệ thống chiếu sáng có nhiều hình thức phong phú. §      Cửa sổ chiếu sáng thường dùng là cửa sổ một tầng, cửa sổ nhiều tầng, cửa sổ liên tục, cửa sổ bố trí gián đoạn. §      Cửa trời chiếu sáng thường dùng là cửa trời hình chữ nhật, hình chữ M, hình thang, hình chỏm cầu, hình răng cưa, mái sáng… §      Thiết kế chiếu sáng tự nhiên phải đảm bảo yêu cầu thông gió thoát nhiệt kết hợp với những giải pháp che mưa, nắng mà chọn hình thức cửa chiếu sáng thích hợp.   v      Xác định diện tích cửa chiếu sáng. Diện tích cửa chiếu sáng có thể xác định sơ bộ theo công thức: §      Nếu chiếu sáng bằng cửa sổ :         §      Nếu chiếu sáng bằng cửa trời:         Trong đó: ·      Scs; Sct - diện tích cửa sổ, cửa trời cần xác định. ·      Ss - diện tích của phòng. ·      t0 - hệ số xuyên sáng của cửa. ·      etcmin ; etctb - HSTN tiêu chuẩn khi dùng cửa sổ, cửa trời chiếu sáng. ·      hcs ; hct - hệ số đặc trưng cho diện tích cửa sổ, cửa trời cần thiết đảm bảo cho HSTN trong phòng bằng 1%. ·      r1; r2 - hệ số kể đến ảnh hưởng của các mặt phản xạ ở trong phòng khi chiếu sáng bằng cửa sổ và bằng cửa trời. ·      K - hệ số kể đến ảnh hưởng che tối của công trình bên cạnh.  

Câu 11: Tính toán chiếu sáng tự nhiên

      Sau khi sơ bộ thiết kế hệ thống cửa sổ chiếu sáng phải kiểm tra tính toán lại xem hệ thống chiếu sáng đó có đạt được HSTN trong phòng theo tiêu chuẩn không. Hệ số chiếu sáng tự nhiên của một điểm M ở trong phòng được xác định theo công thức: eM = ebt + e0 + ekt + eđ Trong đó: ·      ebt - HSTN do bầu trời gây nên. ·      e0 -  HSTN do ánh sáng phản xạ từ các bề mặt trong phòng gây ra. ·      ekt - HSTN do ánh sáng phản xạ từ các bề mặt của các công trình kiến trúc đứng trước cửa . ·      eđ - HSTN do ánh sáng phản xạ từ mặt đất xung quanh cửa bên ngoài công trình. Khi phía trước cửa có công trình đối diện thì ta tính ekt bỏ qua eđ vì thực tế eđ<<ekt. v      Xác định các HSTN. §      Tính ebt:       ebt = eĐ.m.t0.q              Trong đó: ·      eĐ - hệ số chiếu sáng tự nhiên được xác định bằng biểu đồ Đanlulux. ·      q -  hệ số kể đến ảnh hưởng do phân bố không đều của độ chói trên bầu trời. ·      t0 -  hệ số xuyên sáng của cửa. ·      m -  hệ số làm giảm HSTN của bầu trời do kết cấu che nắng nhỏ như cửa chip, mành mành … §      Tính e0: Khi trước cửa không có kết cấu che nắng: e0 = ebt min (r-1) Khi trước cửa có kết cấu che nắng:       e0  = c1. ebt ( r-1) cho những điểm gần cửa.       e0  = c2. ebt ( r-1) cho những điểm giữa phòng.       e0min  = eminbt ( r-1) cho những điểm ở trong cùng.

Trong đó:

ebt min -  HSTN  do bầu trời gây ra tại điểm tối nhất trong phòng.

r -  hệ số kể đến ảnh hưởng của các bề mặt phản xạ trong phòng.

c1, c2 -  hệ số kể đến sự tăng HSTN do phản xạ ánh sáng của các kết cấu che nắng.

§      Tính ekt, eđ: Khi trước cửa có công trình kiến trúc gần và không có cây xanh thì tính ekt:       ekt  = eĐ.m.t0.c Khi kiến trúc đối diện ở xa (trên 30m) hay giữa kiến trúc đó và cửa có cây xanh thì tính eđ:        eđ = ebtmin .(rđ -1).t0 

Trong đó:

c - hệ số kể đến ảnh hưởng của sự khác nhau giữa độ chói của bầu trời và độ chói của kiến trúc đối diện. rđ - hệ số kể đến ảnh hưởng của phản xạ mặt đất lên trần nhà rồi hắt xuống mặt phẳng lao động.  

Câu 12 : Tính toán chiếu sáng điện?

Tính toán chiếu sáng điện là xác định công suất điện cần thiết để chiếu sáng cho nhà theo tiêu chuẩn chiếu sáng do quy định. Trong kỹ thuật chiếu sáng có một số phương pháp tính toán chiếu sáng chủ yếu sau đây:

a. Phương pháp công suất đơn vị.

dựa vào tính chất lao động và các thông số của loại đèn dùng chiếu sáng để xác định công suất cần thiết cho một đơn vị diện tích (1m2) của gian nhà:

trong đó:

§      E - độ rọi nhỏ nhất theo tiêu chuẩn (lx)

K - hệ số dự trữ của đèn (k=1,5¸ 1,7) phụ thuộc vào đặc điểm của gian phòng. Phòng nhiều bụi khói lấy trị số lớn.

Z= - tỷ số giữa độ rọi bình quân và đọ rọi nhỏ nhất.

g - hiệu suất phát quang của đèn (lm/w)

x= -  hệ số hữu ích của đèn.

 - quang thông của thiết bị chiếu sáng xuống mặt phẳng làm việc.

n  - quang thông phát ra từ nguồn

Công suất cần thiết cho cả gian phòng là:

P = S. W      (w)                              

Khi biết số lượng đèn, chọn công suất đơn vị thích hợp thì xác định công suất của một đèn p là:       

Trong đó: 

p -  công suất cho cả gian phòng   (w)

N - số đèn dùng để chiếu sáng

W - công suất đơn vị     w/ m2

S -  diện tích gian phòng m2.

Phương pháp công suất đơn vị là phương pháp tính toán đơn giản nhất nhưng cũng kém chính xác nhất. Người ta thường dùng phương pháp này để tính toán trong thiết kế sơ bộ, để kiểm nghiệm kết quả của các phương pháp tính toán khác và để so sánh tính kinh tế của hệ thống chiếu sáng.

b. Phương Pháp điểm.

Là phương pháp xác định chính xác độ rọi tại một điểm bất kỳ trong phòng do thiết bị tạo ra theo phương ngang hay đứng.

Ia - đường cong phân bố cường độ ánh sáng. H – khoảng cách từ nguồn O đến mặt phẳng ngang qua A. L – khoảng cách từ nguồn O đến mặt phẳng đứng qua A. a - góc hợp bởi phương chiếu sáng  với pháp tuyến mặt phẳng ngang. r=OA – khoảng cách từ nguồn tới A.

Độ rọi theo phương ngang tại điểm A là:

Eng = 

Trong đó:

dF - lượng quang thông chiếu xuống diện tích dS theo phương ngang.

dS -  vi phân diện tích theo phương ngang tại điểm A.

            dF =       vây độ rọi theo phương ngang qua A và đưa vào hệ số dự trữ K:

            Eng =           

Tương tự độ rọi đối với điểm A theo phương đứng:

Eđ = = Eng.tga = Eng . 

Nếu L>H thì Eđ>Eng ngược lại L<H thì  Eđ<Eng điều này chú ý khi xắp xếp hệ thống chiếu sáng cho hợp lý. c. Phương pháp hệ số sử dụng.

Thường được dùng để tính toán chiếu sáng chung. Khi tính toán theo phương pháp này thì kể đến tia sáng chiếu thẳng từ đèn, những tia phản xạ từ tường và trần. Trình tự tính toán ánh sáng theo phương pháp này như sau:

Việc đầu tiên là xác định phương pháp bố trí đèn. Có thể bố trí đối xứng hoặc không đối xứng. Khi bố trí đối xứng, đèn được treo từng hàng dọc hoặc hàng ngang gian nhà với khoảng cách thống nhất theo hình chữ nhật hoặc hình thoi. Bố trí đối xứng thì đảm bảo ánh sáng đều nhưng tốn điện hơn. Khi bố trí không đối xứng quan tâm tới vị trí lắp đặt thiết bị, chỗ làm việc, nơi kiểm tra...Bố trí đèn theo phương pháp này tiết kiệm điện, thường dùng trong các phân xưởng bố trí thiết bị không đều.

xác định tỷ số khoảng cách treo đèn L và độ cao treo đèn HC phụ thuộc vào kiểu đèn và cách bố trí đèn mà tỷ số L/ HC có thể lấy từ 1,4 ¸2 khi Bố trí theo hình chữ nhật và từ 1,7 ¸ 2,5 khi bố trí theo hình thoi.

Độ cao treo đèn có thể xác định theo công thức :

 HC = H - hC -  h P   (m)   

Trong đó :

H - chiều cao từ sàn tới trần (m)

hc - chiều cao từ trần tới đèn  (m) thường hc = (0,2 ¸ 0,25).H

hP - chiều cao từ  sàn tới bề mặt làm việc (m).

Lc- khoảng cách từ dãy đèn ngoài cùng  tới tường có thể lấy: LC=(1/2 ¸ 1/3).L

Dựa vào tỷ số L/ HC xác định được L

Khi La = Lb có thể xác định số đèn cần thiết theo công thức: n= S/ L2

Xác định chỉ số của phòng i =    

a, b – chiều rộng và dài của phòng (m)

S – diện tích phòng S = a.b (m2)

Căn cứ vào i, hệ số phản xạ của tường và trân, loại đèn xác định được hệ số sử dụng h đèn: h = F1 / F

F1 , F - tổng quang thông chiếu lên mặt phẳng làm việc và tông quang thông do đèn phát ra.

Vậy quang thông của một đèn cần phát ra: Fn = (lm)

E - độ rọi nhỏ nhất theo tiêu chuẩn nhà nước (lx).

K - hệ số an toàn K = (1,5¸1,7)

Z = Etb / Emin =(1¸1,25) là tỷ số giữa độ rọi bình quân và độ rọi nhỏ nhất.

n -  số đèn chiếu sáng trong gian phòng.

Từ Fn và kiểu đèn xác định được công suất cần thiết cho một đèn.

 Câu 13: Xác định lưu  lượng thông gió khử nhiệt.

Lượng nhiệt toả ra từ các nguồn nhiệt trong nhà có thể lớn hơn lượng nhiệt mất đi do truyền nhiệt qua kết cấu bao che của nhà, sinh ra lượng nhiệt thừa và làm cho nhiệt độ trong nhà tăng cao.

Qth =  -   (Kcal /giờ)

Trong đó:

      -  tổng lượng nhiệt toả ra trong nhà.

             -  lượng nhiệt mất mát qua kết cấu bao che.

      Qth  - nhiệt thừa.

Để khử nhiệt thừa cần thổi không khí vào nhà có nhiệt độ thấp hơn để khi thổi qua nó sẽ khử nhiệt thừa trong nhà và tăng dần nhiệt độ rồi thoát ra ngoài.

Xác định lượng nhiệt mất mát qua các kết câu: Qm

 = .F (tT - tN)      (kcal/giờ)

Trong đó:

tT, t­N - nhiệt độ không khí trong nhà và ngoài trời (0C.)

F -  diện tích kết cấu bao che (m2)

K - hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che 9kcal/ m2.giờ.0C).

K = 

Trong đó:

aN, aT - hệ số trao đổi nhiệt trên bề mặt bên ngoài và bên trong của kết cấu bao che.

     di -  chiều dày từng lớp vật liệu riêng biệt trong kết cấu (m)

     li  - hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu (kcal/ m.giờ. 0C )

Xác định lượng nhiệt toả ra: Qt

Lượng nhiệt do người: gồm nhiệt ẩn và nhiệt hiện.

Nhiệt hiện: lượng nhiệt toả ra bằng đối lưu, bức xạ và do nguội dần của hơi thở cũng như hơi nước bốc hơi từ bề mặt da đến nhiệt độ không khí xung quanh.

Nhiệt ẩn là lượng nhiệt hoá hơi chứa trong hơi nước từ cơ thể toả ra.

Chính lượng nhiệt này là phần nhiệt có tác dụng làm tăng nhiệt độ không khí xung quanh .

Lượng nhiệt do các máy chạy bằng động cơ điện.

Q = 860.m1 . m2 . m3.m4.N     (kcal/giờ )

Trong đó:

860 - đương lượng nhiệt của điện năng  kcal/ kW.giờ

N - công suất đặt máy tổng cộng của các động cơ điện kW.

m1 - Hệ số sử dụng công suất đặt máy của đông cơ điện: m1= 0,9 ¸ 0,7

m2 -  Hệ số phụ tải: m2 = 0,8 ¸ 0,5 .

m3 - Hệ số hoạt động đồng thời của các động cơ: m3 = 1 ¸ 0,5.

m4 -  Hệ số chuyển biến thành nhiệt toả ra trong phòng.

Lượng nhiệt toả ra từ bề mặt nung nóng: tường lò nung; thành bể chứa...

Q = K . F (t0 - tk ) = aN .F  ( tbm - tk  )    (kcal/ giờ)

Trong đó:

t0- nhiệt độ của không khí bên trong thiết bị 0C.

tbm - nhiệt độ bề mặt ngoài của thiết bị 0C.

tk- nhiệt độ không khí xung quanh.

F - diện tích bề mặt toả nhiệt (mặt phẳng) của thiết bị m2

aN - hệ số trao đổi nhiệt bề mặt của thành thiết bị (kcal/ m2. giờ.0C )

K- hệ số truyền nhiệt.

      Ngoài ra lượng nhiệt từ lò nung còn có thể xác định qua biểu đồ.

Lượng nhiệt toả ra từ các sản phẩm, vật liệu nóng.

Trong các phân xưởng ra công nóng kim loại, các sản phẩm và vật liệu nóng được để nguội dần trong phân xưởng cũng là nguồn toả nhiệt đáng kể. Lượng nhiệt toả ra từ những nguồn đó cũng được xác định theo công thức:

Q = C . G (t0 - tk )         (kcal/ giờ)

Trong đó:

t0- nhiệt độ ban đầu 0C.

tk- nhiệt độ cuối.

C – tỷ nhiệt của vật liệu.

G – trọng lượng của vật liệu

1.      Trường hợp nếu trong quá trình nguội dần, vật liệu biến đổi trạng thái từ thể lỏng sang thể rắn thì lượng nhiệt toả ra được xá định theo công thức sau:       Q=[Cl(t0-tnc)+qnc+Cr(tnc-tk)] G          (kcal/giờ) Trong đó, ngoài các ký hiệu đã biết còn có: Cl, Cr - tỷ nhiệt của vật liệu tương ứng với thể lỏng và thể rắn của nó (kcal/kg0c)       tnc-  nhiệt độ nóng chảy của vật liệu 0c       qnc - nhiệt nóng chảy của vật liệu (kcal/kg).

Sau khi xác định được lượng nhiệt thừa trong nhà Qth, lưu lượng thông gió chung L được tính:

Trong đó:

C- tỷ nhiệt của không khí có thể lấy C=0,24 kcal/kg0c

tR- nhiệt độ không khí ra khỏi nhà 0c.

tv- nhiệt độ không khí thổi vào nhà 0c. Khi không khí thổi vào được lấy trực tiếp từ bên ngoài không qua khâu gia công nhiệt làm nóng hay làm lạnh gì cả thì tv là nhiệt độ không khí ngoài trời (tn).

g- trọng lượng đơn vị của không khí. Kg/m3

Từ công thức trên ta nhận thấy nếu nhiệt độ không khí thổi vào tv càng thấp thì lưu lượng thông gió sẽ càng nhỏ, hệ thống gió sẽ càng được gọn nhẹ và kinh tế. Tuy nhiên nhiệt độ khong khí thổi vào tv không được thấp quá so với nhiệt độ không khí trong nhà. Thông thường cho phép lấy nhiệt độ không khí thổi vào thấp hơn nhiệt độ trong nhà từ 3¸80C. Nếu nhiệt độ tv thấp hơn nữa thì không khí thổi vào sẽ gây ra cảm giác khó chịu, có khi gây cảm lạnh nếu các miệng thổi gió bố trí ngay ở vùng làm việc của công nhân. trong trường hợp này, để khắc phục tác hại vừa nói trên, ta có thể bố trí các miệng thổi hoặc cửa gió ở trên cao với tính toán sao cho luồng gió mát chìm dần xuống đến vùng làm việc thì nhiệt độ của nó cũng đã tăng dần lên xấp xỉ với nhiệt độ không khí trong nhà.

Câu 14: Thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa

Do có nhiệt thừa, nhiệt độ không khí tại vùng làm việc bên trong nhà sẽ có trị số tTcao hơn nhiệt độ không khí ngoài trời tự nhiên. Không khí nóng tại vùng làm việc bốc lên cao, trên đường đi nó tiếp tục khử nhiệt thừa nên nhiệt độ của tăng dần lên đến tR rồi theo cửa F2 thoát ra ngoài. Ngược lại, không khí ngoài trời mát và nặng hơn không khí trong nhà, sẽ theo cửa F1 đi vào thay chỗ cho lượng không khí đã thoát ra ngoài. Hiện tượng nêu trên có được là vì có sự chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài nhà tại các cửa. ở cửa dưới F1 áp suất không khí bên ngoài cao hơn áp suất không khí trong nhà, còn ở cửa trên F2 thì ngược lại, áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài. Như vậy nếu đi từ dưới lên trên thì sẽ tìm được một độ cao trung bình h1 nào đó kể từ tâm cửa dưới mà tại đó áp suất không khí trong và ngoài nhà bằng nhau. Mặt phẳng a-a nằm ở độ cao đó gọi là mặt phẳng trung hoà. Nếu gọi áp suất không khí trên mặt phẳng trung hoà là pa, thì áp suất trong nhà ở tại tâm cửa bên dưới và bên trên sẽ là:

PT1=Pa+h1.gtbT   (Kg/m2)                       

PT2=Pa- h2.gtbT   (Kg/m2)                       

Cũng tương tự như vậy, áp suất không khí ngoài nhà tại tâm các cửa là:

PN1=Pa+h1.gtbN   (Kg/m2)                       

PN2=Pa- h2.gtbN  (Kg/m2)                       

Độ chênh lệch áp suất tại tâm các cửa: ở cửa dưới F1: DP1=PN1-PT1=h1(gN - gtbT)            ở cửa trên  F2: DP1=PT2-PN2=h2(gN - gtbT)           

Trong công thức trên: gtbT là trọng lượng đơn vị của không khí trong nhà ứng với nhiệt độ trung bình:

Theo thuỷ lực học tại một tiết diện nào đó nếu có chênh lệch áp suất là DP thì dịch thể sẽ chuyển động qua tiết diện đó với vận tốc V:

Trong đó:

DP chênh lệch áp suất ở hai bên tiết diện đang xét (kg/m2).

g- gia tốc trọng trường (m/s2).

g- trọng lượng đơn vị của dịch thể (kg/m3)

Nếu thay DP vừa tìm được ở trên sẽ xác định được vận tốc chuyển động của không khí V1và V2 qua các cửa F1và F2:

gN và gR – trọng lượng đơn vị của không khí ứng với nhiệt độ tNvà tR.

Do có sức cản cục bộ, vận tốc thực tế của không khí tại các cửa sẽ nhỏ hơn một ít so với trị số vận tốc tính được theo công thức nêu trên. Để tìm vận tốc thực tế đưa thêm vào hệ số vận tốc j (j=0,97). Ngoài ra, khi qua cửa dòng không khí bị thắt nhỏ lại, tức là tiết diện thực tế dòng không khí đi qua bé hơn diện tích cửa. Hệ số thắt nhỏ dòng chảy là a. tích số của hai hệ số a và j gọi là hệ số lưu lượng m. Thông thường có thể lấy m=0,64.

Vậy lưu lượng không khí thực tế đi vào nhà qua cửa dười sẽ là:

và từ nhà thoát ra ngoài qua cửa trên là:

áp dụng phương trình cân bằng lưu lượng và cho rằng m1=m2=m, lưu lượng vào = lưu lượng ra tính được:

Trong đó:

H- Khoảng cách thẳng đứng giữa tâm các cửa (m)

Vị trí mặt trung hoà:

     coi gần đúng 

vậy khoảng cách từ mặt phẳng trung hoà đến tâm các cửa gió vào và gió ra tỷ lệ nghịch với bình phương diện tích. Nếu F1=F2 thì mặt phẳng trung hoà sẽ nằm ở độ cao cách đều tâm các cửa đó.

Khi tính toán thông gió tự nhiên dưới tác dụng của nhiệt thừa, lưu lượng trao đổi không khí, các trị số nhiệt độ không khí vào, không khí trong nhà và không khí ra đã biết. Do vậy cần xác định diện tích các cửa sổ. Trước tiên chọn tỷ số  sau đó tính được h1, h2 từ giải hệ phương trình:

h1, h2 đã biết tính được F1, F2

Câu 15: Khái niệm về vùng nguy hiểm, nguyên nhân gây chấn thơng khi sử dụng máy móc thiết bị?

1. Khái niệm về vùng nguy hiểm.

Vùng nguy hiểm: là khoảng không gian trong đó các nhân tố nguy hiểm đối với sự sống và sức khoẻ của con người xuất hiện tác dụng một cách thường xuyên, chu kỳ hoặc bất ngờ.

Vùng nguy hiểm của các cơ cấu truyền động: mâm cặp, trục chính, bộ truyền bánh răng, đai..., vùng gia công của các máy công cụ, vùng quay tròn của các bộ phận lồi lõm, vùng văng ra của các mảnh dụng cụ cắt...

2. Nguyên nhân gây chấn thương khi sử dụng máy và trang thiết bị.

Căn cứ vào mục đích, yêu cầu sử dụng máy và trang thiết bị chia ra 3 loại:

§      Nguyên nhân thiết kế.

§      Nguyên nhân chế tạo.

§      Nguyên nhân bảo quản, sửa chữa.

a. Nguyên nhân thiết kế.

Xuất phát từ điều kiện làm việc thực tế của thiết bị, yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế phải tính toán về độ bền, độ cứng, khả năng chống chịu điều kiện làm việc để đảm bảo máy làm việc ổn định và an toàn. Tuy nhiên khi thiết kế do những lý do khác nhau không đảm bảo điều kiện an toàn của thiết bị nên gây ra tai nạn.

b. Nguyên nhân chế tạo.

      Về nguyên lý thiết kế đã đúng nhưng do quá trình chế tạo không đảm bảo các yêu cầu đề ra của máy do vậy khi làm việc thiết bị gây nên nguy hiểm cho người lao động.

c. Nguyên nhân bảo quản, sử dụng.

      Máy và trang thiết bị trong quá trình sử dụng phải được bảo dưỡng định kỳ theo lịch định sẵn. việc không bảo dưỡng sẽ gây ra độ mất tin cậy và làm việc ổn định. Việc sử dụng trang thiết bị không đúng kỹ thuật cũng tạo ra những nguy hiểm cho lao động.

Câu 16: Biện pháp an toàn chủ yếu khi thiết kế và sử dụng máy móc thiết bị?

A1. Yêu cầu chung.

Khi thiết kế trang thiết bị phải hợp lý, thảo mãn trước tiên các yêu câu:

§      Đảm bảo an toàn làm việc

§      Tạo điều kiện lao động tốt.

§      Điều khiển, điều chỉnh thuận lợi, nhẹ nhàng.

Ngoài còn phải đảm bảo:

·      phù hợp với thể lực, thần kinh, các đặc điểm của các bộ phận cơ thể ngay trong quá trình thiết kế máy.

·      tránh việc phải thực hiện quá nhiều thao tác dễ dẫn đến nhầm lẫn, gây chú ý và căng thẳng.

·      Công việc nặng bố trí làm việc ở tư thế đứng kết hợp với tư thế ngồi để đảm bảo khả năng thay đổi tư thế, kết cấu chỗ làm phù hợp với các tư thế.

·      Nhịp sản xuất hợp lý để giảm tính đơn điệu, lặp lại. Do vậy không lên phân tán quá nhiều nguyên công lầm nội dung nguyên công quá đơn giản, nhịp sản suất quá ngắn.

·      Quan tâm đến nhân chủng học cơ thể người. Chú ý trường hoạt động của tay, chân. không thao tác ngoài vùng thuận lợi.

·      Quan tâm đến hình dáng bên ngoài máy, tạo tính thẩm mỹ (màu sắc...), không gây chấn thương khi tiếp xúc (cạnh sắc, gồ ghề...)

·      Bố trí trang bị phòng ngừa, cơ cấu đảm bảo an toàn.

A2. Cơ cấu che chắn và cơ cấu bảo vệ. a. Cơ cấu che chắn.

Mục đích:

§      Cách ly người lao động với vùng nguy hiểm.

§      Ngăn ngừa tai nạn lao động: rơi, ngã, vật rắn bắn vào người.

Yêu cầu:

§      Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra.

§      Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động.

§      Không ảnh hưởng đến năng suất người lao động, công suất của thiết bị.

Phân loại cơ cấu che chắn.

§      Che chắn các bộ phận, cơ cấu chuyển động.

§      Che chắn vùng văng bắn các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công.

§      Che chắn bộ phận dẫn điện.

§      Che chắn nguồn bức xạ có hại.

§      Rào chắn vùng làn việc trên cao, hào hố.

§      Che chắn tạm thời có thể di chuyển được hay che chắn cố định không di chuyển được.

b. Cơ cấu bảo vệ.

Khi không thể che chắn hoàn toàn khu vực nguy hiểm, thiết kế cơ cấu bảo vệ nhằm tạo ra một khu vực an toàn đủ bảo vệ cho người lao động (cơ cấu chứn phoi...)

A3. Cơ cấu phòng ngừa.

a. Định nghĩa: Cơ cấu phòng ngừa là cơ cấu đề phòng sự cố của thiết bị có liên quan   đến điều kiện an toàn của người lao động.

b. Nhiệm vụ: tự động ngắt máy, thiết bị hoặc bộ phận của máy khi có một thông số nào đó vượt quá trị số giới hạn cho phép.

c. Phân loại: Theo khả năng phục hồi lại sự làm việc của thiết bị, cơ cấu phòng ngừa được chia:

§      Hệ thống tự động phục hồi: tự động phục hội lại khả năng làm việc khi thông số nguy hiểm đêmtrở về mức quy định: li hợp ma sát, li hợp vấu – lò xo...

§      Hệ thống phục hồi bằng tay: trục vít rơi...

§      Hệ thống phục hồi bằng thay thế: cầu chì, chốt cắt....(đây là những bộ phận yếu nhất của hệ thống)

A4. Cơ cấu điều khiển và phanh hãm.

a. Cơ cấu điều khiển: là những cơ cấu dùng để điều khiẻn hay điều chỉnh các thông số trong quá trình làm việc hay thực hiện những chức năng máy: tay gạt, tay quay...

Cơ cấu điều khiển khi thiết kế cần đảm bảo:

§      Sự phù hợp giữa chuyển động và vị trí của cơ cấu điều khiển với cơ cấu chấp hành.

§      Hiệu quả khi sử dụng và bảng chỉ dẫn thực hiện.

Khi bố trí trên máy phải đảm bảo sự phù hợp với vị trí và người điều khiển cả về kỹ thuật lẫn sinh học.

b. Cơ cấu phanh hãm: là những cơ cấu dùng để dừng hay giảm bớt chuyển động. Các cơ cấu phanh hãm phải đảm bảo tính tin cậy, thuận tiện, thời gian tác động.

A5. Khoá liên động.

Là cơ cấu tự động loại trừ khả năng gây ra nguy hiểm cho thiết bị sản xuất và người lao động trong quá trình sử dụng máy thao tác không đúng nguyên tắc an toàn.

A6. Tín hiệu an toàn.

a. Tín hiệu an toàn:  là các tín hiệu báo hiệu tình trạng làm việc của máy (an toàn hay sắp sảy ra sự cố).

b. Phân loại: trên cơ sở giác quan của người phân ra:

§      Tín hiệu ánh sáng: là biện pháp an toàn được sử dụng rộng rãi bằng việc dùng tín hiệu là các dải ánh sáng.

Qui định quốc tế:

·      ánh sáng đỏ: tín hiệu cấm, nguy hiểm...

·      ánh sáng vàng: tín hiệu đề phòng, chú ý...

·      ánh sáng xanh: tín hiệu cho phép, an toàn...

§      Tín hiệu màu sắc: dùng màu sắc giúp người lao động xác định nhanh, không nhầm lẫn điều kiện an toàn cũng như kỹ thuật an toàn. chia hai nhóm:

·      Nhóm chính: màu đỏ, xanh, vàng

o        Màu đỏ: gây tăng huyết áp, kích thích hoạt động gây phản xạ có điều kiện hướng người lao động tự bảo vệ.

o        Màu vàng: gây kích thích ít hướng người lao động tập trung, chú ý do đó làm tín hiệu đề phòng.

o        Màu xanh: làm hạ huyết áp làm tín hiệu an toàn

·      Nhóm phụ: trắng, da cam, xanh lá ngọc...

§      Tín hiệu âm thanh: dùng sóng âm làm tín hiệu, tác dụng nhanh trên khu vực rộng. Do đó dùng những nơi có tập trung nhiều lao động hay nơi khó phát tín hiệu màu sắc. tín hiệu âm phải phân biệt tiếng ồn.

§      Dấu hiệu an toàn: là các dấu hiệu có tác dụng nhắc nhở, đề phòng tai nạn lao động. Các dấu hiệu này thường được treo dưới dạng biển báo.

A7. thử máy trước khi sử dụng.

v      Thử khuyết tật: dùng khi chi tiết máy hay máy móc là những thiết bị quan trọng.

v      Thử quá tải: dùng đối với những thiết bị chịu tải trọng lớn: cầu trục, nồi áp suất, cần trục...

A8. Khoảng cách và kích thước an toàn.

      Là khoảng không gian tối thiểu giữa ng­ười lao động và các phương tiện, thiết bị hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất. Tuỳ thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm từng loại thiết bị để quy định các khoảng cách an toàn.

§      Khoảng cách an toàn giữa các ph­ương tiện vận chuyển hoặc với ng­ười lao động.

§      Khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động.

§      Khoảng cách an toàn trong một số ngành nghề đặc thù: lâm nghiệp, xây dựng, điện...

§      Khoảng cách an toàn cháy nổ: an toàn không gây cháy nổ hay an toàn khi nổ

A9. Cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa.

Cơ khí hoá, tự động hoá và điều khiển từ xa là tất yếu cần thiết. Khi thiết kế các dây truyền cần đảm bảo vệ sinh và an toàn:

§      Các bộ phận truyền động đều phải che chắn.

§      Phải có cơ cấu phòng ngừa và khoá liên động.

§      Phải có hệ thống tín hiệu.

§      Có thể điều khiển độc lập từng máy, từng bộ phận.

§      Phải thoả mãn các quy phạm an toàn điện.

§      Phải trang bị các cơ cấu kiểm tra tự động.

§      Sửa chữa, sử dụng đúng qui tắc an toàn.

§      Không thu dọn phoi bằng tay.

Điều khiển từ xa có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an toàn do vậy lên nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

A10. Các trang bị phòng hộ cá nhân.

Các trang bị phòng hộ cá nhân: là các trang bị cho cá nhân dùng trong thời gian làm việc để bảo vệ cho người lao động: bao tai, bao tay, ủng, dày, kính...

Câu 17 : Biện pháp an toàn khi sử dụng máy tiện máy mài?

a. An toàn trên máy tiện.

v      Máy tiện rất phổ biến trong các nhà máy cơ khí. Trên máy tiện có các chi tiết quay: mâm cặp, đồ gá..., các chi tiết chuyển động tịnh tiến: bàn dao, ụ sau...nguy hiểm do máy gây ra: quần, áo, tóc...bị quấn vào máy và khi quay cũng tạo vùng nguy hiểm. Để khắc phục tai nạn do các gnuyên nhân này gây ra, các bộ phận chuyển động phải được che kín, đồ gá quay bề mặt ngoài lên tròn, nhẵn, cân bằng, lực kẹp ổn định đảm bảo không lới lỏng trong quá trình gia công.

v      Phoi cắt trên máy cũng dễ gây tai nạn. do tính liên tục khi cắt lên dễ tạo phoi dây nó có thể quấn vào chi tiết hay đầu dao tạo thành búi hay quay cùng chi tiết văng ra gây nguy hiểm. Vởy phải dùng dao có kết cấu bẻ phoi với phoi vụn dùng kính chắn.

v      Khi gia công các chi tiết dài, yếu. Lực ly tâm làm cho chi tiết văng ra hay bị uốn cong do đó phải dùng luynét đỡ. Phôi thanh trên máy tự động phải có kết cấu che phôi. Dao cắt gá không được dài quá dễ bị gẫy.

b. An toàn trên máy mài.

      Do kết cấu, cấu tạo của đá mài, điều kiện làm việc. Đá làm việc quay với tốc độ rất cao (35 ¸ 300m/s) sinh ra lực ly tâmlớn. Do vậy đá vỡ gây ra nguy hiểm rất nghiêm trọng. Trong quá trình mài phát sinh bụi mài. Do dung dịch trơn lạnh bám vào mặt đá bị văng ra tạo hạt sương mù. Bụi mài và hạt nước gây bệnh về phổi, mắt. nhiệt cắt khi mài rất lớn (1000 0C) nên đối với các máy mài cầm tay phoi nóng đỏ có thể gây bỏng hay chạm vào vùng gia công. Vậy để đảm bảo an toàn trên máy mài phải kiểm tra đúng yêu cầu ký thuật, cân bằng đá khi lắp, có kết cấu che chắn đá, cơ cấu hút bụi, phoi phát sinh trong quá trình gia công.

Câu 18: An toàn sử dụng thiết bị gia công bằng áp lực.

v      Nguy hiểm phát sinh trong các phân xưởng gia công bằng áp lực.

·      Trong quá trình làm việc thiết bị (lò nung) sinh ra lượng nhiệt lớn tạo ra vi khí hậu nóng gây chứng say nóng và co giật.

·      Muội than, khói và cácbonoxit làm ô nhiễm không khí do sự cháy không hoàn toàn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

·      Các thiết bị làm việc va đập gây rung động tạo nguy hiểm cho máy móc và người lao động.

·      Các mảnh vỡ văng ra khi làm việc.

·      Trang thiết bị thiết kế chưa hoàn thiện, qui trình công nghệ chưa hoàn chỉnh gây tai nạn.

v      Các biện pháp an toàn.

·      Tạo nền móng tốt nơi đặt máy, đảm bảo cho máy làm việc ổn định, tin cậy và an toàn.

·      Máy phải có đầy đủ cơ cấu che chắn và cơ cấu phòng ngừa.

·      Khi dùng đe thì phải được chế tạo bằng vật liệu chịu tải trong khi va đập.

·      Nếu sử dụng máy trục giữ vật rèn dưới máy búa thì phải có bộ giảm sóc để thiết bị nâng không bị tác động của tải  trọng va đập khi  rèn.

·      Dùng lưới di động để che chắn những vùng nguy hiểm do các mảnh vụn có thể gây ra

·      Dùng tấm chắn phòng ngừa cho bàn đạp để tránh đạp ngẫu nhiên

·      Máy ép, máy dập cần có cơ cấu an toàn: dùng hai nút bấm mở máy (mở máy bằng hai tay).

·      Cách ly nguồn nhiệt đối lưu và bức xạ bằng vật liệu cách nhiệt bọc quanh lò, dùng màn nước hấp thụ các tia bức xạ trước cửa lò.

·      Bố trí hợp lý các lò và các nguồn nhiệt lớn cách xa nơi làm việc.

·      Có chế độ thông gió thích hợp để cải thiện điều kiện vi khí hậu.

·      Kiểm tra, chạy thử máy khi nghiệm thu. thử tình trạng máy trước khi làm việc.

·      Bố trí hợp lý vị trí làm việc cho công nhân.

·      Kiểm tra thường xuyên, định kỳ các trang thiết bị.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sdfdsfsd