DGXD CD4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chuyên đề 4 phương pháp xác định định mưc đơn giá xây dựng công trình

2 phương pháp lập định mức dự toán xây dựng công trình

2.1 trình tự lập định mức dự toán xây dựng công trình

- Lập danh mục định mức dự toán xây dựng các công tác xây dựng công trình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật điều kiện biện pháp thi công của công trình

- Rà soát đối chiếu yêu cầu điều kiện nói trên giữa danh mục định mức dự toán xây dựng của công trình với hệ thống thông tin định mức dự toán xây dựng đã có để :

+ áp dụng định mức dự toán công tác xây dựng đã có

+ vận dụng có điều chỉnh các định mức dự toán công tác xây dựng đã có

+ lập định mức dự toán mới cho công tác xây dựng chưa có định mức

2.2 Lập định mức dự toán mới cho công trình xây dựng chưa có định mức

2.1.1 các bước tiến hành

Bược 1: xác lập rõ yêu cầu kỹ thuật điều kiện thi công và biện pháp thi công của từng loại công tác cần xây dựng định mức dự toán

(Phải xác định theo dây chuyền sản xuất ra sản phẩm (dây chuyền đơn hoặc dây chuyền hỗn hợp))

Bước 2 xác định thành phần công việc cần phải nêu rõ các bước công việc thực hiện của từng giai đoạn theo thiết kế tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành phù hợp với điều kiện biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc của công tác

Bước 3 tính toán xác định hao phí vật liệu nhân công máy thi công

Bước 4 Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu lao động máy thi công mỗi tiết định mức gồm 2 phần;

+ thành phần công việc : cần quy định rõ đầy đủ nội dung các bước công việc theo thứ tự từ khâu chuẩn bị ban đầu đến khi kết thúc hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng bao gồm cả điều kiện và biện pháp thi công cụ thể

+ bảng định mức các khoản mục hao phí: Cần mô tả rõ tên chủng loại quy cách vật liệu chủ yếu trong công tác hoặc kết cấu xây dựng và các loại vật liệu phụ khác loại thợ cấp bậc công nhân xây dựng bình quân tên, loại, công suất của các loại máy , thiết bị thiết bị chủ yếu và một số máy thiết bị khác trong dây chuyền công nghệ thi công để thực hiện hoàn thành công tác hoặc kết cấu xây dựng

Trong bảng định mức, hao phí nguyên vật liệu chủ yếu được tính bằng hiện vật các vật liệu phụ tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí vật liệu chính hao phí lao động tính bằng ngày công không phân chia theo cấp bậc cụ thể mà theo cấp bậc công nhân xây dựng bình quân hao phí máy thiết bị chủ yếu được tính bằng số ca máy, các loại máy khác(máy phụ) được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí của các loại máy, thiết bị chủ yếu

Các tiết định mức xấy dựng được tập hợp theo nhóm loại công tác hoặc kêt cấu xây dựng và thực hiện mã hóa thống nhât

2.1.2 các phương pháp tính toán

Tính toán định mức hao phí của các công tác xây dựng mới thực hiện theo một trong 3 phương pháp sau:

• Phương pháp 1: Theo thông số kỹ thuật trong dây chuyền công nghệ

+ hao phí vật liệu: xác định theo thiết kế và điều kiện , biện pháp thi công công trình hoặc trên cơ sở tham khảo sử dụng định mức cơ sở

+ hao phí nhân công Xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công nghệ phù hợp với dkien biên pháp thi công của công tình hoặc trên cơ sở tham khảo hoặc sử dụng định mức cơ sở

+ Hao phí máy thi công xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy trong dây chuyền hoặc trên cơ sở tham khảo hoặc sử dụng định mức cơ sở và có tính đến hiệu suất do sự chi phối của các máy thi công trong dây chuyền

( lập đề cương để giới hạn phạm vi công việc tính toán theo thời gian địa điểm,....)

Phương pháp 2 theo số liệu thống kê - phân tích

+ phân tích , tính toán xác định các mức hao phí vật liệu nhân công máy thi công từ các số liệu tổng hợp thống kế toán như sau:

+ Từ số lượng hao phí về vật liệu nhân công máy thi công thực hiện một khối lượng công tác theo một chu kỳ hoặc theo nhiefu chu kỳ của công trình đã và đang thực hiện

+ Từ hao phí vật tư sử dụng lao động năng suất máy thi công đã được tính toán từ các công trình tương tự

+ Từ số liệu theo kinh nghiệm của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp vụ

( Lập đề cương để giới hạn phạm vi công việc thống kê theo thời gian địa điểm...)

• Phương pháp 3 Theo khảo sát thực tế

+ Tính toán xác định các mức hao phí từ tài liệu thiết kê , số liệu khảo sát thực tế của công trình (theo thời gian địa điểm,khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ) và tham khảo đối chứng thêm định mức cơ sở

+ Hao phí vật liệu : Tính toán theo số liệu khảo sát thực tế và đối chiếu với thiết kế quy phạm quy chuẩn kỹ thuật

+ Hao phí nhân công : tính theo số lượng công nhân từng khâu trong dây chuyền sản xuất và tổng số lượng nhân công trong cả dây chuyền tham khảo các quy định về sử dụng lao động

+ Hao phí về máy thi công : tính toán theo số liệu khảo sát về năng suất của từng loại máy và hiệu suất phối hợp giữa các máy thi công trong cùng một dây chuyền tham khảo các quy định về năng suất kỹ thuật của máy.

( lập đề cương cho công tác khảo sát thực tế để xác định vị trí địa điểm thời gian..)

2.3 Vận dụng có điều chỉnh các định mức dự toán công tác xây dựng đã có

Khi vận dụng các định mức dự toán đã có nhưng do yêu cầu kỹ thuật điều kiện thi công hoặc biện pháp thi công của công trình có sự khác biệt so với yêu cầu kỹ thuật điều kiện thi công biện pháp thi công đã nêu trong định mức dự toán đã có thì tiến hành điều chỉnh các thành phần hao phí máy thi công có liên quan phù hợp

2.3.1 Điều chỉnh hao phí vật liệu

Đối với hao phí vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo thiết kế thì căn cứ quy định , tiêu chuẩn thiết kế của công trình để tính toán hiệu chỉnh

Đối với vật liệu biện pháp thi công thì hiệu chỉnh các yếu tố thành phần trong định mức đã có theo tính toán hao phí từ thiết kế biện pháp thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức chuyên môn

2.3.2 Điều chỉnh hao phí nhân công

Tăng , giảm thành phần nhân công trong định mức công bố và tính toán hao phí theo ddkien tổ chức thi công hoặc theo kinh nghiệm của chuyên gia và các tổ chức chuyên môn

2.3.3 Điều chỉnh hao phí máy thi công

- Trường hợp thay đổi do ddkien thi công thì tính toán điều chỉnh tăng giảm trị số định mức theo điều kiện tổ chức thi công

- Trường hợp thay đổi công suất máy thi công thì điều chỉnh theo nguyên tắc : công suất tăng thì giảm trị số và ngược lại

2.4 Áp dụng định mức dự toán công tác xây dựng đã có

Đối với các công tác xây dựng , lắp đặt ,,, của công trình có yêu cầu kỹ thuật , điều kiện thi công, biện pháp thi công tương tự với yêu cầu kỹ thuật điều kiện thi công biện pháp thi công của định mức dự toán đã có thì áp dụng các định mức đã có

II Phương pháp xác định đơn giá xây dựng công trình

1. Khái niệm yêu cầu và phân loại đơn giá xây dựng công trình

1. khái niệm đơn giá xây dựng công trình

2. Yêu cầu đối với đơn giá xây dựng công trình

3. Phân loại đơn giá xây dựng công trình

2. Phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình

1. Đối với đơi giá chi tiết xây dựng công trình

2. Đối với đơn giá tổng hợp xây dựng công trình

III Phương pháp xác định giá ca máy giá thuê máy và thiết bị thi công xây dựng công trình

1. Một số lý luận

2. Phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công công trình

1. Trình tự xác định

Bước 1 : Lập danh mục máy và thiết bị cần sử dụng để thi công xây dựng công trình

Lập danh mục máy của bảng giá ca máy công trình phù hợp với công nghệ xây dựng công trình loại công việc và số lượng công việc của công trình thời gian thi công công trình và các dkien yeu cầu có liên quan khác của công trình

Bước 2 : Rà soát đối chiếu danh mục máy và thiết bị cần sử dụng để thi công xây dựng công trình với danh mục giá ca máy đã có để :

• Vận dụng giá ca máy đã có

• Xây dựng giá ca máy thi công mới của công trình co các máy còn lại chưa có của công trình , cụ thể là:

+ xác định các nội dung chi phí trong giá ca máy cho từng loại máy

+Thiết lập công thức xác định giá ca máy và công thức để xdinh mức chi phí của từng nội dung chi phí trong giá ca máy của từng loại máy

+ Xác định trị số các thông số tính giá ca máy trong các công thức của từng loại máy

+ Xác định mức chi phí của các nội dung chi phí trong giá ca máy cho từng loại máy

+tính giá ca máy cho từng loại máy

Bước 3 hướng dẫn áp dụng bảng gia ca máy công trình

2. Phương pháp xác định giá ca máy mới đối với các loại máy thiết bị chưa có của công trình

1. Nội dung chi phí giá ca máy công trình

Giá ca máy công trình bao gồm các nội dung chi phí được xác định trên cơ sở phân bổ chi phí đầu tư máy và các chi phí trong quá trình sử dụng máy tại công trình cho một ca máy

Trong trường hợp tổng quát giá ca máy công trình bao gồm các nội dung chi phí sau:

• Chi phí khấu hao :chi phí khấu hao tính trong giá ca máy là phần giá trị của máy được phân bổ vào giá ca máy nhằm thu hồi giá trị của máy trong quá trình sử dụng

• Chi phí sửa chữa: Chi phí sửa chữa tính trong giá ca máy là các khoản chi để sửa chữa bảo dưỡng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn của máy

• Chi phí nhiên liệu, năng lượng:

Chi phí nhiên liệu năng lượng tính trong giá ca máy là khoản nhiên liệu năng lượng tạo ra động lực cho máy hoạt động(kể cả các loại nhiên liệu phụ như dầu mỡ bôi trơn. Dầu truyền thống nhiên liệu để điều chỉnh......)phù hợp với thời điểm tính và khu vực xây dựng của công trình

• Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy

Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy tính trong giá ca máy là chi phí về tiền lương các khoản lương phụ và phu cấp tương ứng với thành phần , cấp bậc của thợ (hoặc nhóm thợ)điều khiển máy theo yêu cầu kỹ thuật

• Chi phí khác:

Chi phí khác được tính trong giá ca máy là các khoản chi phí đảm bảo cho máy hoạt động bình thường có hiệu qủa tại công trình

Số lượng các nội dung chi phí trong giá ca máy tùy theo từng loại máy và các nội dung chi phí trong cơ cáu định mức dự toán công trình

2. Phương pháp xác định giá ca máy công trình

Giá ca máy công trình(Ccm) được xác định theo công thức sau:

Ccm= Ckh + C sc + C nl + Ctl + Ccpk

• Ckh chi phí khấu hao(đ/ca)

• Csc chi phí sửa chữa (đ/ca)

• Cnl chi phí nhiên liệu , năng lượng(đ/ca)

• Ctl chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đ/ca)

• Ccpk Chi phí khác (đ/ca)

Các chi phí trên được xác định như sau

1. chi phí khấu hao (Ckh)

Công thức chi phí khấu hao (Ckh)

Ckh = (Nguyên giá - giá thu hồi)*định mức khấu hao năm/Số ca năm

Nguyên giá là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có máy tính đến thời điểm đưa máy đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như giá mua , thiết bị (không kể chi phí cho vật tư phụ tùng thay thế mua kèm theo) , thuế nhập khẩu nếu có chi phí vận chuyển bốc xếp bảo quản chi phí lưu kho chi phí lắp đặt chạy thử các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy

Nguyên giá của máy phụ thuộc và nhiều yếu tố như chi phí vận chuyển máy từ nơi mua đến địa điểm đặt máy mặt bằng giá máy trên thị trường tại thời điểm mau máy , máy được mua bằng hình thức trả nhanh hay trả chậm mức trả lãi vay tiền mua máy .. Mặt khác theo các đk cụ thể của công trình như địa điểm công trình quy mô công trình tiến độ công trình sẽ tác động đến việc huy động các loại máy thi công chủ yếu đến công trình . Do vậy nguyên giá để tính giá ca máy được xác định theo nguyên tắc phù hợp với loại máy đưa vào thi công xây dựng công trình và điều kiện cụ thể của công trình của nhà thầu

• Giá trị thu hồi là giá trị phần còn lại của máy thiết bị sau khi thanh lý được tính trước khi xây dưng giá ca máy

2. Chi phí sửa chữa

3. Chi phí nhiên liệu năng lượng

Chi phí nhiên liệu năng lượng Cnl:

Cnl = Cnlc + Cnlp

Trong đó:

• Cnlc: chi phí nhiên liệu, năng lượng chính

• Cnlp Chi phí nhiên liệu năng lượng phụ

a. Chi phí nhiên liệu năng lượng chính trong ca máy được xác định theo công thức:

Cnlc = Định mức nhiên liệu năng lượng * giá nhiên liệu năng lượng

b. Chi phí nhiên liệu , năng lượng phụ được xác định theo công thức:

Cnlp = Cnlc * Kp

Kp là hệ số chi phí nhiên liệu , dầu mỡ phụ cho một ca máy làm việc được quy định như sau

• Động cơ xăng 0.03

• Động cơ Diezel 0.05

• Động cơ điện 0.07

4. Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy

Ctl = (tiền lương cấp bậc+các khoản lương và phụ cấp lương)/ số ngày làm việc một tháng

5. Chi phí khác

Ccpk= (nguyên giá*định mức chi phí khác năm)/ Số ca năm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro