dhkt-ktqt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ

II. Những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới.

1. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ (CMKHCN) phát triển mang tính chất bùng nổ:

 Nội dung:

- Cuộc cách mạng KHCN bùng nổ dẫn đến sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế, làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia và thế giới, đưa xã hội loài người sang 1 nên văn minh mới - nền văn minh trí tuệ.

- Đặc trung của cuộc CMKHCN:

 Các phương hướng chính của cuộc CMKHCN:

• Điện tử và công nghệ thông tin

• Vật liệu mới

• Năng lượng mới

• Phát triển công nghệ sinh học

 Những phát minh khoa học đều trực tiếp dẫn đến sự hình thành của các công nghệ sản xuất mới, làm thay đổi về chất phương pháp sản xuất => rút ngắn thời gian đưa các thành tựu KHCN vào ứng dụng.

 Hàm lượng vật chất trong giá trị sản phẩm giảm (25 - 30%), hàm lượng trí tuệ tăng ( 70 - 75%)

- Tác động của cuộc CMKHCN:

 Biến đổi cơ sở vật chất, kỉ thuật của nền kinh tế thế giới:

• Tạo ra cơ sở công nghệ cao cho nên kinh tế thế giới: Hệ thống máy móc thiết bị tự động hóa và tiêu hao nhiên liệu thấp, ít gây ô nhiễm.

• Sử dụng các nguồn nguyên liệu phi tập trung, có khả năng tái sinh, tái tạo.

 Đổi mới phương thức sản xuất xã hội theo hướng ngược lại với phương thức sản xuất công nghiệp truyền thống: Hình thành phương thức sản xuất tự động hóa, đồng bộ, với kỷ thuật điều khiển linh hoạt.

 Sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia và thế giới:

 Năm 1950, GDP của thế giới đạt 1300 tỷ USD.

 Hiện nay, đạt khoảng 40.000 tỷ USD.

- Tác động của cuộc CMKHCN:

 Biến đổi cơ cấu kinh tế của thế giới và quốc gia:

• Tăng tỷ trọng những ngành sản xuất mới có hàm lượng KHCN cao và dịch vụ kỷ thuật hiện đại.

• Giảm dần ý nghĩa và tỷ trọng của các ngành công nghiệp cổ điển.

 Thay đổi thị trường thế giới theo chiều sâu:

• Quá trình cá tính hóa tiêu dùng đang diễn ra mạnh mẽ.

• Xuất hiện thị trường mới về sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ kỹ thuật hiện đại.

 Đưa xã hội loài người sang nền văn minh mới - nền văn minh trí tuệ:

• Công nghệ sản xuất mới

• Nguồn năng lượng mới

• Nguyên liệu mới

• Phương pháp tổ chức quản lý sản xuất mới

• Khái niệm kinh tế rộng hơn

• Sở hữu trí tuệ là loại hình cao nhất

 Ý nghĩa của xu hướng:

- Chỉ ra con đường ngắn nhất và tất yếu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia là phải dựa trên cơ sở nâng cao trình độ KHCN, tận dụng những thành tựu KHCN của những nước đi trước.

- Có quan điểm mới về nguồn lực cho sự phát triển kinh tế của quốc gia, theo đó con người có trình độ kỹ thuật cao là yếu tố quan trọng nhất trong khi các yếu tố truyền thống (tài nguyên thiên nhiên) có vai trò ngày càng giảm dần.

2. Quá trình quốc té hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới (KTTG):

 Nội dung:

- quốc tế hóa: là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sản xuất diễn ra trên phạm vi quốc tế.

- Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế quốc tế, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền kinh tế toàn cầu thống nhất.

- Đặc điểm của toàn cầu hóa (TCH)

 Thể hiện sự lan rộng vừa trong không gian vừa đồng bộ về thời gian của nền KTTG trên cơ sở những thành tựu cách mạng thông tin liên lạc lần V

 Hội nhập KTQT gắn liền với tự do hóa nền kinh tế dân tộc.

 Hợp tác kinh tế mở rộng sang thương mại hàng hóa vô hình, chuyển nhượng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, gia tăng các giao dịch đa phương.

- Biểu hiện của quá trình TCH:

 Về tổ chức: nền KTTG trở thành 1 chỉnh thể thống nhất, trong đó các quốc gia có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, đem lại cho nền KTTG 1 cấu trúc mới - cấu trúc mạng lưới.

 Hình thành cơ sở vật chất ký thuật mới mang tính toàn cầu, lực lượng sản xuất chuyển từ thời đại cơ khí sang thời đại công nghệ cao.

 TCH thị trường thế giới, trong đó tự do hóa thương mại điện tử ngày càng phát triển.

 Hình thành hệ thống sản xuất toàn cầu cùng với sự gia tăng chuyển dịch dòng vốn, lao động, công nghệ trên quy mô toàn cầu.

- Những cơ hội của TCH:

 Tạo khả năng khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực kinh tế để phát triển.

• Các nước đang phát triển: tạo điều kienj về vốn, kỹ thuật, phát huy lợi thế về lao động, tài nguyên, thực hiện chiến lược công nghieeph hóa rút ngắn.

• Các nước phát trienr: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và công nghệ, tái công nghiệp hóa nền kinh tế, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức

 Thúc đẩy cải cách, cơ cấu lại nền kinh tế của quốc gia theo hướng hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Những thách thức của TCH:

 Sự phân cực giữa các quốc gia ngày càng lớn, dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn đối với mọi quốc gia, đặc biệt là những nước đang và kém phát triển.

 Mức độ cạnh tranh khu vực và toàn cầu gay gắt hơn

 Nguy cơ xảy ra rối loạn trong hoạt động kinh tế của thế giới ngày càng cao và đem lại những tác động dây truyền trong các quốc gia tham gia vào hội nhập KTQT.

 Làm mất dần quyền lực của nhà nước và chủ quyền lãnh thổ của từng quốc gia.

 Ý nghĩa:

- Mở cửa và hội nhập: vì mở rộng những mối quan hệ giao lưu để tận dụng những cơ hội để phát triển. Mỗi quốc gia cần xác định thời điểm, giải pháp thực hiện hội nhập.

- Tranh thủ cơ hội - phòng ngừa những tác động tiêu cực

 Xây dựng lộ trình hội nhập hợp lý.

3. Nền KTTG chuyển sang trạng thái lưỡng cực và đối thoại hợp tác"

 Nội dung:

- Nền KTTG chuyển từ trạng thái 2 cực sang trạng thái đa cực; từ đối đầu biệt lập sang đối thoại hợp tác

- Lưỡng cực => đa cực:

 Liên minh Châu Âu (EU): liên kết KTQT có trình độ cao nhất và thể chế hoàn chỉnh nhất thế giới.

 Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NFTA): khu dịch mậu dịch tự do lớn nhất thế giới.

 Khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Khu vực phát triển năng động nhất thế giới.

- Đối thoại hợp tác:

 Quan hệ Bắc - Bắc: cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng hợp tác để cùng phát triển và kiềm chế lẫn nhau sẽ là mặt chủ yếu.

 Quan hệ Bắc - Nam: quan hệ quốc tế ngày càng trở nên thiết thực nhưng sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật và mức sống ngày càng cao.

 Quan hệ Nam - Nam: vừa cạnh tranh, vừa hợp tác và các nước trong cùng 1 khu vực địa lý có xu hướng hợp tác trong các liên kết kinh khu vực.

 Quan hệ ĐÔng - Tây: theo xu hướng đối thoại hợp tác thay thế dần đối đầu biệt lập. tuy nhiên chưa thể coi đây là mối quan hệ thật sự bình đẳng

 Ý nghĩa:

- Mở cửa và hội nhập

- Con đường để giải quyết tranh chấp và mâu thuẫn trong bước đường hội nhập kinh tế => đối thoại và hợp tác

CHƯƠNG II: CÁC LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

III. Lợi thế so sánh và chi phí cơ hội cố định của Haberler:

1. Lý thuyết về chi phí cơ hội và lợi thế so sánh:

- Các quốc gia đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế trên cơ sở lợi thế so sánh được xác định dựa vào ci phí cơ hội.

- Quan niệm của Harberler về chi phí cơ hội: chi phí cơ hội của 1 sản phẩm là số lượng sản phẩm bớt đi để nhường lại nguồn lực nhằm sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm đó.

- Xác định chi phí cơ hội:

CPCH xa = ya /xa; CPCH ya = xa/ya

CPCH xb = yb /xb; CPCH yb = xb/yb

- Lợi thế so sánh dưới giác độ CPCH: 1 quốc gia được xem là có lợi thế so sánh trong việc sản xuất 1 sản phẩm nếu CPCH của sp đó là thấp hơn khi so sánh với quốc gia khác.

- Mô thức thương mại có lợi: các quốc gia chuyên môn hóa sx và xuất khẩu mặt hàng mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu mặt hàng mình bất lợi thế (xuất khẩu mặt hàng mình có CPCH thấp hơn và nhập khẩu mặt hàng có CPCH cao hơn)

2. Minh họa lợi ích từ thương mại

3. Đánh giá:

- Kết quả đạt được:

 Đã khắc phục được hạn chế của David Ricardo trog việc giải thích lợi thế so sánh.

 Đã tính đế khả năng chiếm giữ nguồn lực sản xuất của các quốc gia trong phân tích của mình.

- Những hạn chế:

 Cho rằng CPCH cố định là ko thực tế.

 Chưa giải thích được nguồn gốc làm phát sinh thương mại quốc tế.

 Mô hình chuên môn hóa sx hoàn toàn khó xảy ra khi 2 quốc gia có quy mô khác nhau.

CHƯƠNG III: CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:

III. Lý thuyết Heckcher - Ohlin:

1. các giả thiết của H - O:

- Chỉ có 2 quốc gia A và B

- 2 yếu tố sản xuất là lao động (L) và vốn (K)

- QG A dồi dào về lao động, QG B dồi dào về vốn.

- Chỉ có 2 ngành sản xuất sp X và sp Y, sp X thâm dụng lao động, sp Y thâm dụng về vốn

- Công nghệ sx như nhau ở 2 quốc gia

- Cạnh tranh hoàn hảo ở thị trường 2 sp và thị trường 2 yếu tố sx

- Sở thích, thị hiếu và thu nhập là giống nhau ở 2 quốc gia

- Lợi suất theo qui mô ko đổi

- Chuyên môn hóa sx ko hoàn hảo ở cả 2 quốc gia

- Không có rào cản thương mại và chi phí vận chuyển

2. Kiểm nghiệm:

 Trạng thái cân bằng của 2 QG trong điều kiện ko có thương mại quốc tế

QG A: Px/PY = ¼, sx và tiêu dùng tai E (XE; YE)

- QG B: Px/PY = 2, sx và tiêu dùng tai F (XF; YF)

- Cả 2 QG đều tiêu dùng trên cùng 1 đường đẳng ích (vì thị hiếu tiêu dùng, thu nhập như nhau)

 Khi có thương mại quốc tế, với tỉ lệ trao đổi Px/PY = 1

- QG A chuyên môn hóa sx tại E' (XE'; YE'), trao đổi IE' hàng hóa X với QG B để nhận được JF' = IC hàng hóa Y và tiêu dùng tại điểm C tương ứng đường bàng quang IC2.

- QG A chuyên môn hóa sx tại F' (XF'; YF'), trao đổi JF' hàng hóa Y với QG A để nhận được IE' = JC hàng hóa X và tiêu dùng tại điểm C tương ứng đường bàng quang IC2.

- Như vậy khi có thương mại quốc tế, cả 2 QG đều tiêu dùng tại điểm C nằm trên đường bàng quang IC2 cao hơn IC1. Như vậy thương mại quốc tế làm cho tổng lợi ích tiêu dùng của 2 QG tăng lên.

CHƯƠNG IV. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

II. Tỷ lệ mậu dịch và phát triển kinh tế: (trong tài tịu là tỉ lệ trao đổi)

1. Khái niệm và ý nghĩa của tỷ lệ mậu dịch:

Tỷ lệ trao đổi là tỷ lệ giữa chỉ số giá xuất khẩu và giá nhập khẩu trong một thời kì nhất định.

(1: kỳ hiện tại; 0: kỳ gốc)

Xi : tỷ lệ sản phẩm I trong tổng giá trị xuất khẩu

Pei : giá xuất khẩu sản phẩm i

Mi : tỷ lệ tổng sản phẩm i trong tổng giá trị nhập khẩu

Pi : giá nhập khẩu sản phẩm i

 Các TH của tỷ lệ trao đổi:

- T > 1 : giá xuất khẩu có xu hướng tăng, hoặc giá xuất khẩu tăng nhanh hoặc giảm chậm hơn giá nhập khẩu.

- T

- T = 1 : giá xuất khẩu và nhập khẩu biến động cùng tỷ lệ => ít khi xảy ra.

 Ý nghĩa:

- Cho biết quốc gia đang gặp bất lợi (T 1) trong quan hệ thương mại trên thị trường thế giới.

- Cho biết sức mua xuất khẩu tăng (T > 1) hay giảm (T

- T tăng phản ánh sự thay đổi thuận lợi về giá trị thương mại so với kỳ trước.

 Phần ni thấy cô gi trong tỷ lệ trao đồi mà ko bik có cần hok nên dưa vô tham khảo:

- Điều kiện thương mại thu nhập quốc gia:

I : khả năng nhập khẩu dựa vào xuất khẩu của quốc gia

Qe : chỉ số khối lượng xuất khẩu

- Điều kiện thương mại yếu tố đơn của quốc gia

S: giá trị nhập khẩu trên mỗi đơn vị yếu tố sx của quốc gia trong nước biểu hiện trong xuất khẩu

We : chỉ số năng suất của khu vực xuất khẩu

 Kết luận:

 Điều kiện thương mại thu nhập (I) và điều kiện thương mại yếu tố đơn (S) của quốc gia có thể tăng ngay cả khi tỉ lệ trao đổi T giảm => thuận lợi đối với các nước đang phát triển.

 Khi cả T,I,S đều tăng: thuận lợi nhất

 Khi T,I,S đều giảm: bất lợi nhất

2. Các biện pháp khắc phục vị trí bất lợi của quốc gia trong thương mại quốc tế:

 Biện pháp chiến lược: đầu tư vốn, công nghệ phát triển những ngành sx có hàm lượng công nghệ cao => thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng có lợi.

 Biện pháp trước mắt:

- Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu => lựa chọn mặt hàng có lợi nhất

- Đa phương hóa thị trường => lợi thế về giá xuất nhập khẩu

 Nâng cao trình đọ chế biến

 Mở rộng danh mục mặt hàng

 Phát triển những mặt hàng hoàn toàn mới

- Tăng cường tham gia các tổ chức mậu dịch quốc tế, hiệp hội... => hưởng các ưu đãi về thuế, giá...

- Hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng cao cấp, hàng xa xỉ

CHƯƠNG V: Chính sách thương mại quốc tế

I/ Khái quát chung về chính sách thương mại quốc tế (TMQT):

1. a. Khái niệm: Chính sách TMQT là những nguyên tắc, công cụ, biện pháp do nhà nước lập ra nhằm mục đích điều chỉnh hoạt động TMQT của quốc gia

b. Vai trò:

+ Bảo vệ thị trường nội địa

+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển

+ Thúc đẩy SX trong nước phát triển

+ Đạt được mục tiêu phát triển KTXH

2. Các xu hướng trong xây dựng chính sách trong TMQT:

a. Xu hướng tự do hóa thương mại: Nhà nước dần xóa bỏ những rào cản đối với TMQT nhằm đẩy mạnh XK và nới lỏng NK.

+ Điều kiện để thực hiện xu hướng: Nền SX nội địa đủ khả năng để cạnh tranh. Chính phủ đủ khả năng quản lý

b. Xu hướng bảo hộ mậu dịch : Nhà nước áp dụng các rào cản trong TMQT nhằm hạn chế nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước.

3. Các nguyên tắc trong xây dựng chính sách thương mại quốc tế:

+ Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia: Quốc gia phải dành cho các cá nhân, tổ chức và hàng hóa nước ngoài trên lành thổ nước mình một sự đối xử ngang bằng như cá nhân, các tổ chức và hàng hóa nước mình

+ Nguyên tắc tối huệ quốc: Một quốc gia khi đã cam kết dành cho một nước khác được hưởng quy chế tối huệ quốc có nghĩa là nước này sẽ được sẽ phải dành cho nước kia một sự đối xử ngang bằng như đã và sẽ dành cho nước thứ ba.

III/ Thuế quan

1.Khái niệm: là một khoản tiền mà nhà kinh doanh xuất nhập khẩu phải nộp cho hải quan của nước xuất hoặc nhập khẩu khi tiến hành xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa

Các hình thức của thuế quan:

+ Theo mục đích đánh thuế: tài chính, bảo hộ

+ Theo đối tượng đánh thuế: xuất khẩu, nhập khẩu

+ Theo phương pháp đánh thuế:

o Thuế quan tính theo giá trị

o Thuế quan tính theo đơn vị vật chất

o Thuế quan hỗn hợp

+ Theo mức thuế: tối đa, tối thiểu, hạn ngạch, ưu đãi

+ Theo mục đích sử dụng của hàng hóa: miễn thuế, thuế phổ thông.

2.Phân tích cân bằng cục bộ và tổng quát: Bài toán

III/ Các công cụ phi thuế quan:

1.Hạn ngạch: Là quy định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị tối đa của một loại hàng hóa được phép xuất hoặc nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định.

2.Hạn chế nhập khẩu tự nguyện: là công cụ chính sách TMQT theo đó nước XK sẽ tự nguyện hạn chế số lượng sản phẩm XK của mình theo thỏa thuận với nước NK.

3. Các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật: là quy định của nhà nước về việc hàng hóa NK phải phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn, kỹ thuật và những thủ tục kém theo nhằm đánh giá giám sát mức độ phù hợp đó.

a. Đặc điểm:

- Hàng hóa NK phải phù hợp với quy định kỹ thuật

- Hàng hóa NK phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật

- Hàng hóa NK phải phù hợp với các thủ tục đánh giá mức độ phù hợp

b.

 Quy định kỹ thuật: là quy định của nhà nước nhập khẩu về đặc tính hàng hóa, về phường pháp, quy định sản xuất hàng hóa và bắt buộc nhà kinh doanh XNK phải tuân theo.

 Tiêu chuẩn kỹ thuật: là tài liệu phát hành bởi một cơ quan có thẩm quyền về các nguyên tắc hoặc hướng dẫn về đặc tính hàng hóa, phương pháp, quy trình sản xuất hàng hóa, có liên quan phục vụ cho mục đích tham khảo lâu dài, không mang tính bắt buộc áp dụng từ cơ quan đó  chỉ bắt buộc áp dụng khi nước nhập khẩu quy định.

 Đánh giá mức độ phù hợp: là việc sử dụng một bên trung lập thứ ba để xác định các tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật có được đáp ứng hay không

4. Trợ cấp xuất khẩu: là những ưu đãi mà nhà nước dành cho nhà XK or NK nhằm đẩy mạnh hoạt động XK hàng hóa của quốc gia mình.

+ Trợ cấp trực tiếp

+ Trợ cấp gián tiếp

5. Cơ chế tỷ giá hối đoái:

+ Phá giá tiền tệ: NHTW chính thức tuyên bố giảm giá trị của nội tệ so với ngoại tệ  tuyên bố tăng tỷ giá hối đoái

+ Nâng cao tiền tệ: NHTW chính thức tuyên bố giá trị của nội tệ so với ngoại tệ tuyên bố giảm tỷ giá hối đoái.

CHƯƠNG VI: Di chuyển quốc tế các yếu tố sản xuất (DCVQT)

I. Sự di chuyển quốc tế về vốn

1. Những vấn đề chung về sự di chuyển quốc tế về vốn

a. Khái niệm: là sự di chuyển vốn, giữa các quốc gia nhằm mục đích tìm kiếm lợi ích.

b. Tiền đề và nguyên nhân của DCVQT:

+ Sự phát triển không đồng đều của lực lượng SX và sự khác nhau về các điều kiện SX giữa các quốc gia

+ DCVQT là sự gặp gỡ lợi ích giữa các bên

+ Sự xuất hiện của những vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của 1 QG hoặc sự tham gia giải quyết của một quốc gia ko mang lại hiệu quả cao.

+ Sự phát triển của giao thông vận tải, thông tin liên lạc, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, sự ổn định kinh tế, chính trị của các QG

c. Phân loại:

Căn cứ vào chủ thế:

+ Di chuyển vốn chính thức

+ Di chuyển vốn phi chính thức

Căn cứ vào thời gian thực hiện

+ Di chuyển vốn dài hạn

+ Di chuyển vốn ngắn hạn

Căn cứ vào hình thức thực hiện di chuyển vốn

+ Cho vay hoặc hỗ trợ

+ Mua lại một phần hoặc toàn bộ đối tượng đầu tư

+ Xây dựng mới đối tượng đầu tư

2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài

a .Khái niệm: là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, trái phiếu, các giấy tờ khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư ko trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư

b. Hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài:

 Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): là sự hỗ trợ tài chính của các nước phát triển hay là những tổ chức tài chính tiền tệ thế giới dành cho các nước đang và kém phát triển.

+ Đặc điểm:

- Là vốn đầu tư ưu đãi

- Là vốn đầu tư có điều kiện về nguồn sử dụng và mục đích sử dụng

- Là vốn được quản lý gián tiếp thông qua xác điều kiện hoặc sự giám sát sử dụng vốn

+ Lợi ích:

- Đối với chủ tài trợ: gây ảnh hưởng về mặt chính trị, tạo điều kiện cho các quan hệ thương mại, đầu tư với nước nhận tài trợ và phối hợp giải quyết các vấn đề mang tính xã hội

- Đối với nước nhận tài trợ: phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và giải quyết những vẫn đề cấp bách

 Tín dụng quốc tế: là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi từ lãi cho vay

+ Đặc điểm:

- Người đi vay hoàn toàn chủ động sử dụng vốn

- Chủ đầu tư thẩm định kỹ dự án xin vay, yêu cầu tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh để hạn chế rủi ro

- Thu nhập của chủ đầu tư ổn định nhưng thấp

 Đầu tư chứng khoán: là đầu tư dưới dạng mua các chứng từ có giá của các công ty nước ngoài và thu lợi các khoản cổ tức, trái tức và lãi công trái.

+ Đặc điểm:

- Chủ đầu tư có khả năng lựa chọn đối tượng đầu tư để hạn chế rủi ro

- Hình thức đầu tư này rất linh hoạt

- Dễ gây ra những tác động tiêu cực đối với nền tài chính của nước tiếp nhận vốn

c. Ưu điểm:

+ Nước chủ đầu tư:

- Rủi ro trong kinh doanh được phân tán cho nhiều người cùng đầu tư

- Linh hoạt hơn so với đầu tư trực tiếp

- Chủ đầu tư có được những ưu đãi trong quan hệ với các nước nhận đầu tư hoặc ràng buộc nước tiếp nhận vào vòng ảnh hưởng kinh tế, chính trị của mình

+ Nước tiếp nhận vốn đầu tư:

- Chủ động trong sử dụng vốn

- Tạo điều kiện thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư từ những chủ đầu tư có số vốn nhỏ từ mọi nguồn trên thế giới

- Góp phần hình thành nên thị trường chứng khoán

d. Nhược điểm:

+ Nước chủ đầu tư:

- Không trực tiếp quản lý và điều hành việc sử dụng vốn đầu tư nên không thế khống chế theo mong muốn và yêu cầu của mình

- Các khoản lợi ích từ đầu tư có thế ổn định nhưng thấp

+ Nước tiếp nhận vốn đầu tư:

- Hạn chế khả năng thu hút vốn của từng chủ đầu tư nước ngoài

- Hạn chế khả năng tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước chủ đầu tư

- Dễ dẫn đến tình trạng nợ nước ngoài lớn

- Dễ gây ra những bất ổn lớn cho nền tài chính và kinh tế đồng thời dễ dẫn đến sự thao túng của các thế lực đầu cơ tiền tệ quốc tế

- Khi nhận đầu tư gián tiếp, nhất là hình thức ODA, nước nhận đầu tư gián tiếp thường bị ràng buộc về chính trị và kinh tế.

3. Đầu tư trực tiếp:

a. Khái niệm: Là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

b. Các hình thức đầu tư trực tiếp:

 Đầu tư xây dưng mới CSKD:

- Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới

- Là kênh đầu tư truyền thống của FDI

- Là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư ở các nước phát triển vào đầu tư ở các nước đang phát triển

 Mua lại và sáp nhập:

- Các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại và sáp nhập các doạnh nghiệp hiện có ở nước ngoài

- Là kênh đầu tư chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển, các nước mới công nghiệp hóa và rất phổ biến trong những năm gần đây

 FDI theo chiều ngang:

- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào cùng ngành mà hãng hoạt động trong nước chủ đầu tư

- Chủ đàu tư có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất một loạt sản phẩm nào đó

- Mục đích là để mở rộng và thôn tính thị trường ở nước ngoài đối với cùng loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài. Thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền

 FDI theo chiều dọc

+ FDI theo chiều dọc lùi:

- Đầu tư vào một ngành ở nước ngoài cung cấp đầu vào cho các quy trình sản xuất trong nước của một hãng

- Hầu hết đầu tư FDI theo chiều dọc lùi là trong các ngành công nghiệp khai khoáng

- Mục đích là để cung cấp đầu vào cho các hoạt động tiếp theo của một hãng, khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào rẻ

+ FDI theo chiều dọc tiến:

- Đầu tư vào một ngành ở nước ngoài tiêu thụ các đầu ra của các quy trinh sản xuất trong nước của một hãng

- Ít phổ biến hơn đầu tư trực tiếp theo chiều dọc lùi.

c. Ưu điểm:

+ Nước chủ đầu tư:

- Chủ động điều hành quản lý vốn đầu tư  đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư cao

- Giữ vũng và mở rộng thị trường tiêu thu sản phẩm, công nghệ và thị trường cung cấp nguyên vật liệu

- Khai thác được lợi thế của nước tiếp nhận vốn đầu tư, tận dụng được công nghệ cũ, kéo dài được vòng đời sản phẩm, học hỏi được công nghệ nước ngoài

- Tránh được các bất lợi khi hoạt động ở trong nước : như chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường

- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch

- Tạo ảnh hưởng về mặc kinh tế, chính trị và các mặt khác ở nước sở tại.

+ Nước tiếp nhận vốn đầu tư:

- Không hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư các chủ đầu tư nước ngoài

- Thu hút và học hỏi được công nghệ tiên tiến, kiến thức kinh doanh, kỹ năng quản lý hiện đại cũng như khả năng marketing hữu hiệu của nước ngoài

- Tạo điều kiện khai thác tốt nhất các lợi thế của mình và những nguồn lực phi vốn

- Nâng cao được thu nhập và chất lượng của người lao động

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự tham gia quản lý của chủ đàu tư nước ngoài giúp người sử dụng có hiệu quả vốn góp của chủ đầu tư trong nước tham gia liên doanh hay hợp tác kinh doanh

- Không ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của nước nhận đầu tư

- Ít gây xáo trộng nền kinh tế tài chính của đất nước khi có những biến động lớn

d. Nhược điểm:

+ Nước chủ đầu tư:

- Hình thức đầu tư này kém linh hoạt do đó dễ dẫn đến rủi ro mất vốn do môi trường đầu tư của nước tiếp nhận vốn không ổn định

- Di chuyển các cơ sở sản xuất ra bên ngoài để đầu tư nên gây tính hình bất ổn cho nền kinh tế xã hội nhất là nạn thất nghiệp...

- Đầu tư trực tiếp có thể gây ra tình trạng lộ bí mật kỹ thuật, công nghệ

+ Nước tiếp nhận vốn đầu tư:

- Phụ thuộc vào cộng nghệ được chuyển giao

- Nếu quy hoạch đầu tư không hợp lý dễ dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột quá mức và ô nhiễm môi trường

- Nền kinh tế có sự tham gia của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dễ phát triển theo chiều hướng phiến diện, mất cân đối

- Nền chính trị,xã hội, văn hóa..cũng bị những tác động tiêu cực như: sự phân hóa giàu nghèo, sự di dân ồ ạt vào thành thị

- Có khả năng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trở thành một lực lượng thống trị nền kinh tế gây mất tự chủ quốc gia.

4. Những xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài:

a. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được thực hiện giữa các nước phá triển với nhau. Do:

- Môi trường đầu tư thuận lợi hơn

- Do dự xuất hiện của những ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ câo

- Do chính sách BHMD ở các nước phát triển

- Do xu thế hình thành các liên kết kinh tế khu vực ở các nước phát triển

- Do các tập đoàn đa quốc gia tăng cường đầu tư thâm nhập lẫn nhau

Vốn đầu tư vào những nước đang và kém phát triển có chiều hướng tăng vì:

- Do sự suy thoái kinh tế theo chu kỳ ở những nước phát triển

- Do sự xuất hiện của nhiều vấn đề mà tự thân các nước phát triển ko giải quyết được

- Do sự hấp dẫn của môi trường đầu tư ở những nước này

b. Có sự thay đổi trong tương quan lực lượng các chủ đầu tư:

Sự thay đổi trong các chủ đầu tư đứng đầu

- Trước 1945: Anh, Pháp, Mỹ

- Sau 1945: Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp

Sự xuất hiện các chủ đầu tư mới

- Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPECs

- Các nước NICS

- Một số nước đang và kém phát triển khác

c. Có sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư:

- Tỷ trọng vốn đầu tư trong những ngành truyền thống như công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, nông nghiệp và CSHT giảm

- Tỷ trọng vốn đầu tư trong những ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao và các ngành dịch vụ tăng

- Tuy nhiên vốn đầu tư vào những ngành công nghiệp khai thác các loại nguyên, nhiên liệu chiến lược và quý hiếm... đang có chiều hướng gia tăng

d. Khu vực Đông Á trở thành khu vực hấp dẫn đầu tư:

- Do môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện

- Các nhà đầu tư nhận được nhiều sự ưu đãi

- Thị trường tiềm năng và sơ khai

5. Phân tích hiệu quả phúc lợi của đầu tư quốc tế :

- Giá trị sản phẩm biên của vốn - VMPK (Value Marginal Product of Capital): là phần giá trị tăng thêm được tạo ra do việc sử dụng thêm một đơn vị vốn

- VMPK = Giá SP x SP biên

- Giá trị sản phẩm biên của vốn chính là giá vốn (trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo)

Qg I có vốn là OA; Qg II có vốn là O'A

Kết luận: đầu tư quốc tế làm tăng tổng giá trị sản phẩm của thế giới (SEFJ) trong đó quốc gia I là nước chủ đầu tư tăng thu nhập (SEIJ), quốc gia II tiếp nhận đầu tư tăng thu nhập (SEFI)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro