dhkt-ktqt2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG QUẢN TRỊ TKDQT

I) Khái niệm KDQT:

KDQT là tổng hợp các giao dịch kinh doanh vượt qua biên giới quốc gia

II) Động cơ tham gia KDQT của các doanh nghiệp

1) Cơ hội gia tăng doanh số bán

- Doanh số bán phụ thuộc vào:

+ Mức độ phổ biến của sản phẩm

+ Khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng

-> Thị trường càng mở rộng thì cơ hội gia tăng doanh số bán càng cao

- Thí dụ: công ty NESTLE (Thụy Sĩ)

+ Doanh số bán năm 2006: 79,4 tỷ USD

+ Doanh số bán tại Thụy Sĩ: 8 tỷ USD

2) Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài

- Gia tăng cơ hội tiếp cận các nguồn NVL,nhân lực,địa điểm sản xuất,thị trường...

- Gia tăng khả năng lựa chọn các nguồn lực

-> Giảm chi phí sản xuất

-> Cải tiến chất lượng sản phẩm

-> Cơ hội gia tăng doanh thu, thị phần, lợi nhuận

3) Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh

- Tránh sự biến động bất thường của doanh số bán thông qua:

+ Thời gian kinh doanh khác nhau

+ Chu kỳ kinh doanh khác nhau

- Thí dụ: Lucasfilm đã giảm bớt sự thất thường về doanh số bán hàng vì thời kỳ nghỉ hè khác nhau giữa Bắc và Nam bán cầu

III) Phân biệt KDQT và kinh doanh nội địa:

CHƯƠNG II: SỰ KHÁC BIỆT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ VĂN HOÁ.

I) Các thành tố về văn hoá

• Thẩm mỹ

• Các giá trị và thái độ

• Phong tục và tập quán

• Cấu trúc xã hội

• Niềm tin

• Giao tiếp cá nhân

• Giáo dục

• Môi trường vật chất và môi trường tự nhiên

1) Thẩm mỹ:

Nhiều sai lầm xảy ra do lựa chọn màu sắc không phù hợp với quảng cáo, bao bì sp, đồng phục...

- Ý nghĩa của màu sắc, sở thích âm nhạc, ý nhĩa của hình ảnh.

Thí dụ: màu xanh lá cây ở các nước có ý nghĩa khác nhau

- Đ/v các nước Hồi Giáo: là màu được ưa chuộng

- Đ/v các nước Châu Á: tượng trưng sự ốm yếu

- Đ/v các nước Châu Âu: là màu tang tóc, sầu muộn

• Âm nhạc & kiến trúc cũng cần được cân nhắc khi sử dụng

2) Giá trị và thái độ:

a) Giá trị:

- Ảnh hưởng đ/v ước muốn vật chất & đạo đức nghề nghiệp

Thí dụ:

+ Giá trị: ở Singapore là làm việc tích cực& thành đạt về vật chất

: ở Hy Lạp là nghỉ ngơi và lối sống văn minh

- Các dòng giá trị từ các nền văn hóa khác có thể bị chống đối quyết liệt

Thí dụ:

+ Uống bia rượu : là thói quen của người Châu Âu

: bị các hình phạt khốc liệt theo đạo Hồi

b) Thái độ

- Thái độ khác nhau giữa các quốc gia

* Thái độ đ/v thời gian

- Đ/v các nước Mỹ Latinh: không coi trọng thời gian

-> thường đến muộn giờ hẹn và thích dùng thời gian vào xây dựng niềm tin cá nhân trước khi trao đổi kinh doanh

- Đ/v người Mỹ: là nguồn của cải quý giá như nước

-> người Mỹ luôn đúng giờ& quý trọng thời gian

* Thái độ đ/v công việc và sự thành công

- Đ/v người dân miền Nam nước Pháp: "làm việc để sống"

-> nhịp sống chậm với mục đích kiếm tiền để hưởng thụ

- Đ/v người Mỹ : "sống để làm việc"

3) Phong tục và tập quán:

a) Tập quán

- Là các cách cư xử, nói năng và ăn mặc thích hợp trong 1 nền văn hóa

- Thí dụ: kết hợp bàn bạc kinh doanh trong bữa ăn là

+ Đ/v Mỹ: là thông lệ bình thường

+ Đ/v Mexico: là điều không tốt, trừ khi do người bản địa khởi đầu

- Thí dụ: hành động nâng cốc chúc mừng

+ Đ/v Mỹ: có xu hướng rất tự nhiên và rất vui vẻ

+ Đ/v Mexico: bị phản đối vì cho là hành động chứa đầy cảm xúc nên không thể tự nhiên, dễ dãi

b) Phong tục

- Là khi thói quen hoặc cách ứng xử trong những trường hợp cụ thể được truyền bá qua nhiều thế hệ

+ Phong tục dân gian: cách cư xử bắt đầu từ nhiều thế hệ trước, thành thông lệ trong nhóm người đồng nhất

Thí dụ: việc đội khăn xếp của đạo Hồi

+ Phong tục phổ thông: cách cư xử chung của nhóm không đồng nhất hoặc nhiều nhóm

Thí dụ: tặng quà nhân ngày sinh nhật

3) Cấu trúc xã hội:

Là mức độ coi trọng tính cá nhân và tập thể:

- Chủ nghĩa các nhân:

+ Tính linh hoạt chuyển đổi nhân sự.

+ Khó phối hợp làm việc nhóm.

- Chủ nghĩa tập thể:

+ Trung thành với tập thể với công ty

+ Khả năng phối hợp làm việc nhóm tốt.

- Giai tầng trong xã hội:

- Tính linh hoạt chuyển đổi giai tầng.

+ Tính linh hoạt cao: cá nhân cố gắng làm việc, nhưng đôi khi có thể làm nảy sinh quan hệ đối kháng.

+ Tính linh hoạt chuyển đổi thấp: không nảy sinh quan hệ đối kháng nhưng có thể kìm hãm sự cố gắng làm việc cá nhân.

* Các nhóm XH

- 2 nhóm XH ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh là gia đình và giới tính

- Gia đình

+ Gồm gia đình hạt nhân & gia đình mở rộng

+ Quan hệ "gia đình trị" -> khó khăn trong quản lý nguồn nhân lực

- Giới tính: vấn đề bình đẳng giới

* Địa vị XH

- Cách thức 1 nền văn hóa phân chia dân số theo địa vị XH là 1 khía cạnh quan trọng trong cấu trúc XH

- Quá trình xếp thứ tự con người theo các tầng lớp XH và giai cấp gọi là phân tầng XH

- Địa vị XH được xác định bởi

+ Tính kế thừa gia đình

+ Thu nhập

+ Nghề nghiệp

4) Tính linh hoạt của xã hội:

• Là sự dễ dàng đ/v các cá nhân có thể di chuyển lên hay xuống trong thứ bậc XH của 1 nền văn hóa

• 1 trong 2 hệ thống quyết định tính linh hoạt của XH:

- Hệ thống đẳng cấp XH

- Hệ thống giai cấp XH

• Hệ thống đẳng cấp xã hội:

- Là 1 hệ thống về phân tầng XH, trong đó con người được sinh ra ở 1 thứ bậc XH hay đẳng cấp XH, không có 1 cơ hội di chuyển sang đẳng cấp khác

- Mối quan hệ XH ít xảy ra giữa các đẳng cấp

- Nghề nghiệp bị giới hạn, cơ hội thăng tiến bị hạn chế

-> nhiều xung đột cá nhân là tất yếu

• Hệ thống giai cấp:

- Là hệ thống phân tầng XH trong đó khả năng cá nhân và hành động cá nhân quyết định địa vị XH và tính linh hoạt của XH

- Các nền văn hóa có ý thức phân tầng cao thường ít linh hoạt hơn và trải qua nhiều mâu thuẫn giai cấp hơn và ngược lại

- Thí dụ: các gia đình giàu ở Tây Âu duy trì quyền lực trong nhiều thế hệ bằng việc hạn chế tính linh hoạt của XH -> đối mặt với mâu thuẫn giai cấp

5) Tôn giáo: Là một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan tới yếu tố tinh thần của con người

• Quan hệ giữa tôn giáo và XH là phức tạp, nhạy cảm, sâu sắc

• Các tôn giáo lớn trên thế giới: Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Hindu giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Do Thái giáo, Shinto giáo.

Ảnh hưởng:

- Đánh giá vai trò của nam nữ

- Xác định thời gian nghỉ lễ chính thức, cầu nguyện

- Quy định những sản phẩm cấm kỵ

- Xác định phong cách quản lý

6) Giao tiếp cá nhân:

• Ngôn ngữ thông thường:

- Là 1 bộ phận trong hệ thống truyền đạt tin của 1 nền văn hóa thông qua lời nói hoặc chữ viết

- Giúp ta hiểu tại sao người dân nơi đó lại nghĩ và hành động như vậy

• Ngôn ngữ khác:

- Tránh đưa ra những thông tin gây ngượng ngùng hoặc ngớ ngẩn

• Ngôn ngữ chung (ngôn ngữ quốc tế):

- Là ngôn ngữ thứ 3 hoặc ngôn ngữ liên kết được 2 bên cùng hiểu mà cả 2 bên đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau

- Thí dụ: tiếng Anh, tiếng Pháp

• Ngôn ngữ cử chỉ:

- Là sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh, bao gồm điệu bộ tay chân, thể hiện nét mặt, ánh mắt, trong phạm vi cá nhân

- Bao gồm cả thông tin lẫn tình cảm và nhiều điều khác của 1 nền văn hóa này với 1 nền văn hóa khác

- Thí dụ: ám hiệu ngón tay cái là

+ Ở Mỹ: mọi thứ đều tốt

+ Ở Italia và Hy Lạp: là hành động thô bỉ

7) Giáo dục:

• Giáo dục khó bỏ qua các yếu tố truyền thống, tập quán, giá trị

• Trình độ giáo dục:

- Chương trình giáo dục cơ bản tốt hấp dẫn các ngành CN thu nhập cao

- Đầu tư đào tạo công nhân thường thu lại sự gia tăng năng suất &tăng thu nhập

- NICs phát triển kinh tế nhanh nhờ hệ thống giáo dục tốt

• Hiện tượng chảy máu chất xám

- Là việc ra đi của những người có trình độ giáo dục cao từ1 nghề nghiệp,1 khu vực hoặc 1 quốc gia này đến 1 nghề nghiệp, 1 khu vực hoặc 1 quốc gia khác

- Do sự tác động của tiền lương, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến...

- Tăng cường các quá trình phục hồi chất xám

8) Môi trường tự nhiên và văn hoá vật chất

a) Môi trường tự nhiên

- Địa hình:

+ Tất cả các đặc điểm tự nhiên tạo nên đặc trưng bề mặt của khu vực địa lý cấu thành địa hình

+ Ảnh hưởng đến nhu cầu sp của khách hàng

Thí dụ: ít nhu cầu về xe ga hãng Honda tại khu vực đồi núi, nhưng lại cần các xe môtô động cơ lớn

+ Ảnh hưởng lớn đếm giao tiếp cá nhân của 1 nền văn hóa

- Khí hậu

+Là điều kiện thời tiết ở 1 khu vực địa lý

+ Ảnh hưởng đến địa điểm con người cư trú & hệ thống phân phối

+ Ảnh hưởng đến lối sống & công việc

Thí dụ: do thời tiết nóng nên công nhân ở Nam Âu, Bắc Phi thường nghỉ trưa 1-2 tiếng và làm việc đến 7-8 giờ tối

+ Ảnh hưởng đếm tập quán

Thí dụ: người dân ở vùng nhiệt đới mặc đồ thoáng hơn vùng sa mạc

b) Văn hóa vật chất

- Là tất cả các công nghệ được áp dụng trong 1 nền văn hóa để sx hàng hóa và cung cấp dịch vụ

- Văn hóa vật chất được dùng để đánh giá tiến bộ công nghệ của các thị trường hay nền công nghiệp của 1 quốc gia

- Văn hóa vật chất thay đổi gây nên sự thay đổi trong văn hóa con người

- Văn hóa vật chất thường phát triển không đồng đều giữa các vùng địa lý, các thị trường và các ngành CN của 1 quốc gia

- Thí dụ: Thượng Hải chỉ chiếm 1% dân số nhưng đóng góp 4,3% giá trị tổng sản lượng Trung Quốc, gồm 12% sx CN và 11% doanh thu dịch vụ tài chính

II) Các thành tố về

1) Chính trị

a) Chức năng của hệ thống chính trị:

- Giảm rủi ro trong kinh doanh quốc tế

- Đảm bảo an toàn về XH, về tính mạng và tài sản cho các doanh nhân

- Tạo các sân chơi cho các hoạt động kinh tế

-> hoạt động kinh doanh minh bạch, đem lại hiệu quả kinh tế cao

-> thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước vào kinh doanh

b) Phân loại rủi ro chính trị

- Rủi ro vĩ mô: đe dọa đến tất cả các DN, không trừ 1 ngành nào

- Rủi ro vi mô: tác động đến những cty thuộc 1 ngành nào đó

+ Xung đột và bạo lực

+ Khủng bố và bắt cóc

+ Chiếm đoạt tài sản

+ Sự thay đổi của chính sách

+ Những yêu cầu của địa phương

c) Quản lý rủi ro chính trị

- Né tránh : hạn chế đầu tư vào những nước thiếu cơ hôi đầu tư

- Thích nghi: kết hợp chặt chẽ rủi ro với chiến lược kinh doanh, giúp đỡ các quan chức địa phương

+ Trợ giúp phát triển: trợ giúp cho sự phát triển của địa phương

+ Sự cộng tác: hợp tác kinh doanh với cư dân địa phương (cùng góp vốn)

+ Bảo hiểm: Mua bảo hiểm chính trị

+ Chiến lược định vị

+ Mức trợ giúp có sự thay đổi sâu sắc.

- Duy trì mức độ phụ thuộc

+ Nêu lên tầm quan trọng của cty đ/v người dân và quan chức địa phương

+ Sử dụng NVL, công nghệ và nguồn lực địa phương

+ Có thể kiểm soát hoạt động phân phối của địa phương nếu cty đủ mạnh:è từ chối phân phối sản phẩm nếu thấy bất lợi từ địa phương (ví dụ: cắt nguồn cung cấp năng lượng

- Thu thập thông tin

+Yêu cầu người lao động đánh giá mức độ rủi ro chính trị

+ Thu thập từ những hãng chuyên cung cấp những dịch vụ về rủi ro chính trị

- Những chính sách của địa phương

2) Pháp luật:

• Các hệ thống luật pháp trên thế giới

- Thông luật: hệ thống luật dựa trên những yếu tố lịch sử của luật pháp, dựa theo đó tòa án xử lý những tình huống cụ thể

- Luật dân sự: dựa trên các quy định bằng văn bản

- Luật mang tính chất tôn giáo: luật dựa trên nền tảng tôn giáo

• Các vấn đề pháp luật toàn cầu

- Tiêu chuẩn hóa : các bộ luật bước đầu đã có những điểm chung

- Quyền sở hữu trí tuệ

+ Kết quả do hoạt động trí tuệ của con người và những nguồn lực đó gọi là tài sản trí tuệ

+ Quyền sở hữu trí tuệ gồm:

Quyền sở hữu CN: bằng phát minh sáng chế & nhãn hiệu đăng ký

Và Bản quyền tác giả

- Sự bảo đảm và trách nhiệm đ/v sp

- Thuế: dùng để trả lương, xây dựng quân đội, điều hòa thu nhập từ người giàu sang người nghèo

- Đạo luật chống độc quyền

III) Sự khác biệt về môi trường kinh tế: các hệ thông kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế

1) Hệ thống kinh tế:

- Chủ nghĩa tập thể => kinh tế tập trung

- Chủ nghĩa cá nhân => kinh tế thị trường

- Hiện nay có 4 loại chính:

• Kinh tế thị trường

• Kinh tế tập trung

• Kinh tế hỗn hợp

• Kinh tế theo định hướng nhà nước

+ Kinh tế thị trường: tất cả các hoạt động sản xuất là do tư nhân sở hữu, sản xuất được quyết định theo quan hệ cung cầu trên thị trường

+ Kinh tế kế hoạch hóa tập trung: loại hàng hóa và dịch vụ, số lượng và giá cả được sản xuất theo kế hoạch của chính phủ

+ Nền kinh tế hỗn hợp: một số lĩnh vực thuộc quyền sở hữu cá nhân và một số lĩnh vực thuộc sở hữu nhà nước và theo kế hoạch của nhà nước

+ Nền kinh tế theo định hướng nhà nước: nhà nước đóng vai trò quan trọng trong định hướng hoạt động đầu tư của các DN tư nhân các chính sách ngành và các quy tắc điều hành các hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu của quốc gia.

Trình độ phát triển kinh tế:

- Tiêu chí đo lường mức độ phát triển:

+ GNP/1 người

+ GNP/1 người đã điều chỉnh ngang bằng sức mua (PPP)

+ Chỉ số phát triển con người (HDI)

Các quốc gia trong quá trình chuyển đổi

- Sự lan truyền hệ thống dân chủ

- Sự lan truyền nền kinh tế thị trường

+ Tư nhân hóa

+ Giảm các rào cản

Mức hấp dẫn của một quốc gia

- Sự cân bằng giữa lợi ích, chi phí và rủi ro

- Lợi ích: phụ thuộc vào kích cỡ thị trường, sức mua hiện tại và tương lai

 Dự đoán thị trường để là người tiên phong đầu tiên của thị trường =>hưởng các lợi ích

Chi phí:

• Chính trị: chi phí hối lộ (xem lại xếp hạng về tham nhũng)

• Kinh tế: cao hơn ở các quốc gia kém phát triển

• Pháp lý: cao hơn ở các quốc gia có luật an toàn sản phẩm chặt chẽ

Rủi ro

• Chính trị: thay đổi về chính trị => bất ổn về xã hội, kinh tế, pháp lý (Xung đột và bạo lực, khủng bố và bắt cóc, chiếm đoạt tài sản)

• Kinh tế: gắn với chính trị, không gắn với chính trị (cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á)

• Pháp lý: luật không bảo vệ quyền sở hữu tài sản

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ.

I. Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế:

Chiến lược kinh doanh quốc tế là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty, nó bao gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty cần phải đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh quốc tế, các chính sách và các giải pháp lớn nhằm đưa hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty phát triển lên một trạng thái mới cao hơn.về chất.

II. Các chiến lược kinh doanh quốc tế:

1. Chiến lược quốc tế: Các công ty theo đuổi chiến lược quốc tế cố gắng tạo giá trị bằng cách chuyển giao các kĩ năng có giá trị và sản phẩm cho các thị trường nước ngoài nơi mà các đối thủ cạnh tranh bản xứ thiếu các kĩ năng và sản phẩm đó.

- Đặc điểm :

+ Sản phẩm và chiến lược marketing được tạo ra từ công ty mẹ.

+ Chuyển giao các kĩ năng đặ biệt và sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

+ Ví dụ : McDonal's, Microsoft..

- Ưu điểm: Chuyển giao lợi thế của mình sang tất cả các quốc gia.

- Nhược điểm:

+ Không đáp ứng yêu cầu địa phương.

+ Không đạt tính kinh tế của địa điểm.

- Trường hợp áp dụng: Được sử dụng trong trường hợp áp lực về chi phí và áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương thấp.

2. Chiến lược đa nội địa: là chiến lược làm thích nghi các sản phẩm và chiến lược Marketing của họ ở mỗi thị trường quốc gia cho phù hợp với sở thích của quốc gia đó.

- Đặc điểm:

+ Chuyên biệt hoá sản phẩm và chiến lược marketing phù hợp với từng thị trường.

+ Hầu hết các hoạt động tạo giá trị phụ thuộc vào từng khu vực từng địa phương riêng biệt.

+ Thiết lập hầu như toàn bộ hoạt động của công ty ở mỗi thị trường (R&D, sản xuất...)

- Ưu: Đáp ứng yêu cầu địa phương.

- Nhược:

+ Không có tính kinh tế của địa điểm nên chi phí cao

+ Không hiệu ứng kinh nghiệm.

+ Không chuyển giao được lợi thế cạnh tranh.

- Trường hợp áp dụng:được sử dụng trong trường hợp áp lực chi phí thấp và áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương cao.

3. Chiến lược toàn cầu: là chiến lược tung ra các sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng một chiến lược marketing trên tất cả các thị trường khác nhau.

- Đặc điểm:

+ Sản phẩm là trung tâm.

+ Sản phẩm và chiến lược marketing thường không chuyên biệt hoá theo thị trường.

+ Sản xuất, marketing, R&D tập trung vào một số địa điểm thuận lợi.

- Ưu:

+ Đạt được tính kinh tế theo quy mô và hiệu ứng kinh nghiệm

- Nhược: Không đáp ứng yêu cầu địa phương.

- Trường hợp sử dụng: được sử dụng trong trường hợp áp lực chi phí cao và áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương thấp.

4. Chiến lược xuyên quốc gia

- Đặc điểm:

+ Vừa đáp ứng yêu cầu địa phương vừa đáp ứng áp lực giảm chi phí.

+ " Phần cứng" sản phẩm sản xuất tại một số địa điểm thuận lợi.

+ " Phần mềm" và chiến lược marketing theo từng thị trường.

- Ưu:

+ Đạt được hiệu ứng kinh nghiệm.

+ Đạt được tính kinh tế theo địa điểm.

+ Đáp ứng yêu cầu địa phương.

+ Học hỏi toàn cầu.

- Nhược: Khó áp dụng do vấn đề cơ cấu tổ chức.

- Trường hợp sử dụng: được sử dụng khi áp lực chi phí thấp và áp lực về đáp ứng yêu cầu địa phương cao.

III.Lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế đựa trên đặc điểm của môi trường kinh doanh: giống trường hợp sử dụng của các chiến lược.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG:

I) Khái niệm và ưu nhược điểm của từng phương thức thâm nhập thị trường:

1) Xuất khẩu

• XK là hoạt động đưa các hàng hóa và dich vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác

• Các hình thức XK

- XK trực tiếp

- XK gián tiếp

• Ưu điểm

- Tăng doanh số bán hàng

- Tiếp thu được kinh nghiệm KDQT

- Tận dụng được những năng lực dư thừa

- Tăng thu ngoại tệ cho đất nước

- Ít rủi ro

-Tiết kiệm chi phí (thiết lập các hoạt động chế tạo ở nước ngoài và có được hiệu ứng đường cong kinh nghiệm cũng như tính kinh tế theo vị trí)

• Nhược điểm

- Khó khăn trong việc tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng -> khả năng cạnh tranh thấp

- Dễ mất thị trường do không hiểu phong tục tập quán, luật pháp...

2) Buôn bán đối lưu

• Là phương pháp mua bán trong đó hai bên trực tiếp trao đổi các hàng hóa hoặc dịch vụ có giá trị tương đương

• Thích hợp khi:

- Khó khăn về vấn đề thanh toán

- Khó khăn trong yêu cầu nhập hàng hóa của chính bạn hàng

• Ưu điểm

- Ít sử dụng ngoại tệ mạnh, tiết kiệm chi phí tài chính và ảnh hưởng tỷ giá

- Phù hợp với các nước kém phát triển

• Nhược điểm

- Yêu cầu gắn hoạt động XK với NK, không phù hợp khi:

* NK không phải là mục tiêu chính của cty

* Khả năng kinh doanh của cty không cho phép

3) Thâm nhập bằng hợp đồng

• Các loại hợp đồng:

- HĐ sử dụng giấy phép

- HĐ nhượng quyền

- HĐ quản lý

- Dự án chìa khóa trao tay

.....

• Ưu điểm:

- Vượt qua các rào cản thương mại & phi thương mại

- Thích hợp với những hàng hóa vô hình: nhãn hiệu, kinh nghiệm quản lý, phát minh, sáng chế...

a) Hợp đồng sử dụng giấy phép:

Là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài, bên bán giấy phép trao cho bên mua giấy phép quyền sử dụng các tài sản vô hình mà họ đang sở hữu trong thời gian xác định.

Bên mua giấy phép phải trả tiền cho bên bán giấy phép (dựa trên doanh số bán hàng).

- Ưu điểm:

+ Nhanh chóng thâm nhập thị trường.

+ Tiếp nhận được với các nguồn lực.

+ Bên bán giấy phép thu được doanh thu sớm

+ Ít rủi ro đối với thị trường không ổn định về chính trị và pháp luật.

+ Hạn chế được hàng hoá giả mạo, hàng lậu.

+ Thậm nhập được vào các thị trường có rào cản thương mại.

- Nhược điểm:

+ Có thể hạn chế hoạt động của công ty trong tương lai.

+ Có thể làm giảm sự tương đồng trên toàn cầu về chất lượng & phương pháp tiếp thị ở các thị trường khác nhau.

+ Tạo ra các đối thủ cạnh tranh trong tương lai.

b) Hợp đồng nhượng quyền:

Là hợp đồng mà người nhượng quyền trao và cho phép người được nhượng quyền sử dụng tên công ty rồi trao cho họ nhãn hiệu, mẫu mã và tiếp tục thực hiện sự giúp đỡ hoạt động kinh doanh đối với đối tác đó,ngược lại, công ty nhận được một khoản tiền mà đối tác trả cho công ty.

- Ưu điểm:

+ Tranh thủ các nguồn lực của đối tác.

+ Nhân rộng mô hình kinh doanh

+ Tăng doanh thu

- Nhược điểm:

+ Khó phối hợp chiến lược toàn cầu:

+ Khó khăn trong quản lý chất lượng

+ Mâu thuẫn lợi ích giữa các bên.

c) Hợp đồng quản lý:

1 cty sẽ cung cấp cho 1 cty khác các kinh nghiệm chuyên môn về quản lý trong một thời gian xác định và được trả thù lao dựa trên tổng doanh thu bán hàng

- Ưu điểm

+ Cty khai thác các cơ hội kinh doanh quốc tế mà không sợ rủi ro đ/v tài sản cố định của mình

+ Nâng cao uy tín cty thông việc quản lý tại nước sở tại

- Nhược điểm

+ Khó khăn trong phân bổ nguồn lực trong thời gian nhất định

+ Góp phần nuôi dưỡng đối thủ cạnh tranh trong tương lai

d) Dự án chìa kháo trao tay:

Là dự án mà cty thiết kế, xây dựng và vận hành thử nghiệm 1 công trình sản xuất, sau đó trao công trình này cho khách hàng của mình khi nó sẵn sàng đi vào hoạt động, đổi lại họ sẽ hưởng 1 khoản phí.

• Ưu điểm

- Vựot qua những rào cản thương mại của chính phủ nước sở tại

- Chuyên môn hóa được những lợi thế cốt lõi

- Khai thác những cơ hội mà nếu tự cty sẽ không thực hiện được

- Tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương

• Nhược điểm

- Tạo ra đối thủ cạnh tranh trong tương lai

- Thường có sự can thiệp bởi các vấn đề chính trị

4) Thâm nhập thông qua đầu tư:

• Yêu cầu:

- Cty phải trực tiếp vào đầu tư xây dựng nhà máy hoặc cung cấp thiết bị tại 1 nước, đồng thời tham gia vào việc vận hành chúng

- Mức độ cam kết của cty cao hơn

• 3 hình thức phổ biến

- Chi nhánh sở hữu toàn bộ

- Liên doanh

- Liên minh chiến lược

a) Chi nhánh sở hữu toàn bộ

• Cty sẽ thiết lập 1 chi nhánh ở nước sở tại, do cty sở hữu 100% vốn và kiểm soát hoàn toàn

• Chi nhánh sở hữu 100% vốn có thể:

- Xây dựng mới hoàn toàn (nhà xưởng, văn phòng, thiết bị)

+ Thích hợp với cty sản xuất linh kiện máy móc hiện đại

+ Khó khăn trong thời gian xây dựng, thuê và đào tạo nhân công

- Mua lại của 1 cty trên thị trường nước sở tại, tiếp quản các cơ sở và hoạt động sẵn có của nó

+ Thích hợp với cty sx đồ gia dụng

+ Có thể nhanh chóng đi vào hoạt động

• Ưu điểm

- Kiểm soát hoàn toàn đ/v các hoạt động trên thị trường mục tiêu -> giảm khả năng tiếp cận đối thủ cạnh tranh

- Tiếp xúc với công nghệ cao, quy trình và các TSVH khác trong chi nhánh

- Là chiến lược hấp dẫn đ/v cty theo đuổi chiến lược toàn cầu

• Nhược điểm

- Là những quyết định rất tốn kém

- Rủi ro khá lớn đ/v tài sản & nhân lực trên thị trường mục tiêu

* Do những bất ổn về chính trị, xã hội....

* Khách hàng tẩy chay hay từ chối tiêu dùng sp của cty

b) Liên doanh

• Cty liên doanh là 1 cty riêng biệt được thành lập và đồng sở hữu bởi ít nhất 2 pháp nhân độc lập để đạt được những mục tiêu kinh doanh chung

• Các đối tác trong liên doanh: cty tư nhân, cơ quan chính phủ, cty do chính phủ sở hữu

• Tài sản đóng góp: khả năng quản lý, kinh nghiệm mar, khả năng tiếp cận thị trường, công nghệ sx, vốn tài chính, các kiến thức& kinh nghiệm về nghiên cứu phát triển

• Ưu điểm

- Ít rủi ro so với cty sở hữu toàn bộ

-> thích hợp với thị trường đầu tư lớn và bất ổn

- Học hỏi thêm về môi trường kinh doanh nội địa trước khi lập chi nhánh sở hữu toàn bộ

- Cơ hội để thâm nhập thị trường quốc tế

• Nhược điểm

- Gây ra tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên

* Do việc quản lý được chia đều

* Không nhất trí về những khoản đầu tư và chia lợi nhuận

- Mất kiểm sóat đ/v 1 liên doanh khi chính quyền sở tại là 1 trong số các bên đối tác

c) Liên minh chiến lược:

• Liên minh chiến lược là mối quan hệ có từ 2 pháp nhân trở lên (nhưng không thành lập ra thêm 1 pháp nhân riêng biệt) để đạt những mục tiêu của mỗi bên

• Đối tác trong liên minh chiến lược: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh...

• Ưu điểm

- Chia sẻ được chi phí của những dự án đầu tư quốc tế

- Tạo nên lợi thế đặc biệt so với các đối thủ cạnh tranh

• Nhược điểm

- Tạo ra đối thủ cạnh tranh sở tại hay toàn cầu trong tương lai

- Tranh chấp nảy sinh làm xói mòn các hợp tác

III) Lựa chọn phương thức thâm nhập:

- Xác định đặc điểm của phương thức thâm nhập

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường

- Rủi ro của phương thức thâm nhập

- Quy định của chính phủ

- Môi trường cạnh tranh

- Cơ sở hạ tầng của thị trường địa phương

- Mục tiêu của công ty

- Nhu cầu kiểm soát thị trường

- Nguồn lực, tài sản và khả năng

- Mức độ linh hoạt của phương thức

CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ SẢN XUẤT

I. Các yếu tố liên quan đến quyết định nên sản xuất tập trung hay sản xuất phân tán:

Tập trung Phân tán

Yếu tố quốc gia

Khác nhau về môi trường kinh tế chính trị Đáng kể Ít

Khác nhau về môi trường văn hoá Đáng kể Ít

Khác nhau về yếu tố chi phí Đáng kể Ít

Rào cản thương mại Ít Nhiều

Yếu tố công nghệ

Chi phí cố định Cao Thấp

Quy mô tối thiểu hiệu quả Cao Thấp

Công nghệ sản xuất linh hoạt Có Không có

Yếu tố sản phẩm

Tỷ trọng giá trị- trọng lượng Cao Thấp

Thoả mãn nhu cầu toàn cầu Có Không

II. Các yếu tố liên quan đến quyết định nên mua ngoài hay tự sản xuất

1. Ưu điểm của tự sản xuất:

- Chi phí thấp hơn

- Giải quyết tốt mối quan hệ phát sinh về quyết định đầu tư vào tài sản đặc biệt.

- Bảo vệ công nghệ then chốt.

- Kế hoạch về thời gian tốt hơn.

2. Ưu điểm của mua từ bên ngoài:

- Điều chỉnh linh hoạt nguồn cung ứng.

- Chi phí thấp.

- Có thể lấy hàng đổi hàng.

Tóm lại mua hay sản xuất đều có những ưu điểm riêng, tuỳ trường hợp để có những lựa chọn thích hợp.

CHƯƠNG 6: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ

I. Chính sách nhân sự quốc tế và mối quan hệ với chiến lược kinh doanh quốc tế:

1. Chính sách nhân sự địa chủng:

- Tuyển các vị trí quản lý chủ yếu từ công ty mẹ cho công ty con.

- Ưu:

+ Bản địa thiếu nguồn nhân lực cao cấp.

+ Duy trì sự thống nhất về văn hoá công ty.

+ Trường hợp công ty muốn chuyển giao lợi thế cạnh tranh từ công ty mẹ sang công ty con.

- Nhược:

+ Không khuyến khích nhân viên bản địa cố gắng.

+ Khó và mất thời gian để hoà nhập được với văn hoá bản địa.

Chiến lược phù hợp là chiến lược quốc tế.

2. Chính sách nhân sự đa tâm:

- Nhân sự được tuyển dụng tại nước bản địa.

- Ưu:

+ Tránh được vấn đề về hiểu văn hoá bản địa.

+ Giảm chi phí : chi phí cho nhà quản lý từ công ty mẹ thường rất cao.

- Nhược:

+ Nhà quản lý không có cơ hội có kinh nghiệm quốc tế.

+ Thiếu sự cộng tác giữa công ty mẹ và công ty con.

+ Khó để chuyển giao lợi thế từ công ty mẹ sang công ty con.

Chiến lược phù hợp là chiến lược đa nội địa.

3. Chính sách nhân sự địa tâm:

- Tuyển dụng nhân viên tốt nhất cho vị trí đó không kể quốc tịch.

- Ưu:

+ Sử dụng nguồn nhân lực tốt nhất.

+ Xây dựng được hệ thống các nhà quản lý quen làm việc trong môi trường quốc tế.

+ Gia tăng giá trị cho công ty từ kinh nghiệm, tính kinh tế do địa điểm, chuyển giao lợi thế từ các địa phương khác nhau.

- Nhược:

+ Nước có công ty con có thể yêu cầu tuyển dụng nhân viên bản địa.

+ Chi phí có thể cao hơn: chi phí đào tạo và chuyển đổi vị trí.

+ Càn có chính sách thu nhập tiêu chuẩn hoá la một việc khó khăn.

Chiến lược phù hợp là chiến lược toàn cầu và xuyên quốc gia.

II. Các vấn đề phát sinh đối với nhà quản lý xa quê và cách giải quyết

- Người bạn đời không thể thích nghi được với điều kiện mới

- Nhà quản lý không thích nghi được.

- Các vấn đề gia đình khác.

- Khó khăn về đời tư hoặc tình cảm của nhà quản lý.

- Không có khả năg giải quyết các trách nhiệm khó khăn ở nước ngoài.

- Khó khăn với môi trường mới.

- Thiếu khả năng kĩ thuật

III. Chính sách lương thưỏng: Các công ty thường đưa ra những ưu đãi cho các vị trí quản lý để họ chấp nhận những cương vị công tác ở các chi nhánh nước ngoài. Hình thức phổ biến nhất là tiền thưởng, có tể dưới hình thức trả tiền một lần hoặc thêm vào lương trả hàng kì.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro