dhkt-qtkdqt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH TẾ QUỐC TẾ

II. Những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới.

1. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ (CMKHCN) phát triển mang tính chất bùng nổ:

 Nội dung:

- Cuộc cách mạng KHCN bùng nổ dẫn đến sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế, làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia và thế giới, đưa xã hội loài người sang 1 nên văn minh mới - nền văn minh trí tuệ.

- Đặc trung của cuộc CMKHCN:

 Các phương hướng chính của cuộc CMKHCN:

• Điện tử và công nghệ thông tin

• Vật liệu mới

• Năng lượng mới

• Phát triển công nghệ sinh học

 Những phát minh khoa học đều trực tiếp dẫn đến sự hình thành của các công nghệ sản xuất mới, làm thay đổi về chất phương pháp sản xuất => rút ngắn thời gian đưa các thành tựu KHCN vào ứng dụng.

 Hàm lượng vật chất trong giá trị sản phẩm giảm (25 - 30%), hàm lượng trí tuệ tăng ( 70 - 75%)

- Tác động của cuộc CMKHCN:

 Biến đổi cơ sở vật chất, kỉ thuật của nền kinh tế thế giới:

• Tạo ra cơ sở công nghệ cao cho nên kinh tế thế giới: Hệ thống máy móc thiết bị tự động hóa và tiêu hao nhiên liệu thấp, ít gây ô nhiễm.

• Sử dụng các nguồn nguyên liệu phi tập trung, có khả năng tái sinh, tái tạo.

 Đổi mới phương thức sản xuất xã hội theo hướng ngược lại với phương thức sản xuất công nghiệp truyền thống: Hình thành phương thức sản xuất tự động hóa, đồng bộ, với kỷ thuật điều khiển linh hoạt.

 Sự đột biến trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia và thế giới:

 Năm 1950, GDP của thế giới đạt 1300 tỷ USD.

 Hiện nay, đạt khoảng 40.000 tỷ USD.

- Tác động của cuộc CMKHCN:

 Biến đổi cơ cấu kinh tế của thế giới và quốc gia:

• Tăng tỷ trọng những ngành sản xuất mới có hàm lượng KHCN cao và dịch vụ kỷ thuật hiện đại.

• Giảm dần ý nghĩa và tỷ trọng của các ngành công nghiệp cổ điển.

 Thay đổi thị trường thế giới theo chiều sâu:

• Quá trình cá tính hóa tiêu dùng đang diễn ra mạnh mẽ.

• Xuất hiện thị trường mới về sản phẩm công nghệ cao và dịch vụ kỹ thuật hiện đại.

 Đưa xã hội loài người sang nền văn minh mới - nền văn minh trí tuệ:

• Công nghệ sản xuất mới

• Nguồn năng lượng mới

• Nguyên liệu mới

• Phương pháp tổ chức quản lý sản xuất mới

• Khái niệm kinh tế rộng hơn

• Sở hữu trí tuệ là loại hình cao nhất

 Ý nghĩa của xu hướng:

- Chỉ ra con đường ngắn nhất và tất yếu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia là phải dựa trên cơ sở nâng cao trình độ KHCN, tận dụng những thành tựu KHCN của những nước đi trước.

- Có quan điểm mới về nguồn lực cho sự phát triển kinh tế của quốc gia, theo đó con người có trình độ kỹ thuật cao là yếu tố quan trọng nhất trong khi các yếu tố truyền thống (tài nguyên thiên nhiên) có vai trò ngày càng giảm dần.

2. Quá trình quốc té hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới (KTTG):

 Nội dung:

- quốc tế hóa: là sự phát triển của lực lượng sản xuất và sản xuất diễn ra trên phạm vi quốc tế.

- Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế quốc tế, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động và phát triển hướng tới một nền kinh tế toàn cầu thống nhất.

- Đặc điểm của toàn cầu hóa (TCH)

 Thể hiện sự lan rộng vừa trong không gian vừa đồng bộ về thời gian của nền KTTG trên cơ sở những thành tựu cách mạng thông tin liên lạc lần V

 Hội nhập KTQT gắn liền với tự do hóa nền kinh tế dân tộc.

 Hợp tác kinh tế mở rộng sang thương mại hàng hóa vô hình, chuyển nhượng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, gia tăng các giao dịch đa phương.

- Biểu hiện của quá trình TCH:

 Về tổ chức: nền KTTG trở thành 1 chỉnh thể thống nhất, trong đó các quốc gia có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, đem lại cho nền KTTG 1 cấu trúc mới - cấu trúc mạng lưới.

 Hình thành cơ sở vật chất ký thuật mới mang tính toàn cầu, lực lượng sản xuất chuyển từ thời đại cơ khí sang thời đại công nghệ cao.

 TCH thị trường thế giới, trong đó tự do hóa thương mại điện tử ngày càng phát triển.

 Hình thành hệ thống sản xuất toàn cầu cùng với sự gia tăng chuyển dịch dòng vốn, lao động, công nghệ trên quy mô toàn cầu.

- Những cơ hội của TCH:

 Tạo khả năng khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực kinh tế để phát triển.

• Các nước đang phát triển: tạo điều kienj về vốn, kỹ thuật, phát huy lợi thế về lao động, tài nguyên, thực hiện chiến lược công nghieeph hóa rút ngắn.

• Các nước phát trienr: nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và công nghệ, tái công nghiệp hóa nền kinh tế, từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức

 Thúc đẩy cải cách, cơ cấu lại nền kinh tế của quốc gia theo hướng hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Những thách thức của TCH:

 Sự phân cực giữa các quốc gia ngày càng lớn, dẫn đến nguy cơ tụt hậu xa hơn đối với mọi quốc gia, đặc biệt là những nước đang và kém phát triển.

 Mức độ cạnh tranh khu vực và toàn cầu gay gắt hơn

 Nguy cơ xảy ra rối loạn trong hoạt động kinh tế của thế giới ngày càng cao và đem lại những tác động dây truyền trong các quốc gia tham gia vào hội nhập KTQT.

 Làm mất dần quyền lực của nhà nước và chủ quyền lãnh thổ của từng quốc gia.

 Ý nghĩa:

- Mở cửa và hội nhập: vì mở rộng những mối quan hệ giao lưu để tận dụng những cơ hội để phát triển. Mỗi quốc gia cần xác định thời điểm, giải pháp thực hiện hội nhập.

- Tranh thủ cơ hội - phòng ngừa những tác động tiêu cực

 Xây dựng lộ trình hội nhập hợp lý.

3. Nền KTTG chuyển sang trạng thái lưỡng cực và đối thoại hợp tác"

 Nội dung:

- Nền KTTG chuyển từ trạng thái 2 cực sang trạng thái đa cực; từ đối đầu biệt lập sang đối thoại hợp tác

- Lưỡng cực => đa cực:

 Liên minh Châu Âu (EU): liên kết KTQT có trình độ cao nhất và thể chế hoàn chỉnh nhất thế giới.

 Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NFTA): khu dịch mậu dịch tự do lớn nhất thế giới.

 Khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Khu vực phát triển năng động nhất thế giới.

- Đối thoại hợp tác:

 Quan hệ Bắc - Bắc: cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng hợp tác để cùng phát triển và kiềm chế lẫn nhau sẽ là mặt chủ yếu.

 Quan hệ Bắc - Nam: quan hệ quốc tế ngày càng trở nên thiết thực nhưng sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật và mức sống ngày càng cao.

 Quan hệ Nam - Nam: vừa cạnh tranh, vừa hợp tác và các nước trong cùng 1 khu vực địa lý có xu hướng hợp tác trong các liên kết kinh khu vực.

 Quan hệ ĐÔng - Tây: theo xu hướng đối thoại hợp tác thay thế dần đối đầu biệt lập. tuy nhiên chưa thể coi đây là mối quan hệ thật sự bình đẳng

 Ý nghĩa:

- Mở cửa và hội nhập

- Con đường để giải quyết tranh chấp và mâu thuẫn trong bước đường hội nhập kinh tế => đối thoại và hợp tác

CHƯƠNG II: CÁC LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

III. Lợi thế so sánh và chi phí cơ hội cố định của Haberler:

1. Lý thuyết về chi phí cơ hội và lợi thế so sánh:

- Các quốc gia đều có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế trên cơ sở lợi thế so sánh được xác định dựa vào ci phí cơ hội.

- Quan niệm của Harberler về chi phí cơ hội: chi phí cơ hội của 1 sản phẩm là số lượng sản phẩm bớt đi để nhường lại nguồn lực nhằm sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm đó.

- Xác định chi phí cơ hội:

CPCH xa = ya /xa; CPCH ya = xa/ya

CPCH xb = yb /xb; CPCH yb = xb/yb

- Lợi thế so sánh dưới giác độ CPCH: 1 quốc gia được xem là có lợi thế so sánh trong việc sản xuất 1 sản phẩm nếu CPCH của sp đó là thấp hơn khi so sánh với quốc gia khác.

- Mô thức thương mại có lợi: các quốc gia chuyên môn hóa sx và xuất khẩu mặt hàng mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu mặt hàng mình bất lợi thế (xuất khẩu mặt hàng mình có CPCH thấp hơn và nhập khẩu mặt hàng có CPCH cao hơn)

2. Minh họa lợi ích từ thương mại

3. Đánh giá:

- Kết quả đạt được:

 Đã khắc phục được hạn chế của David Ricardo trog việc giải thích lợi thế so sánh.

 Đã tính đế khả năng chiếm giữ nguồn lực sản xuất của các quốc gia trong phân tích của mình.

- Những hạn chế:

 Cho rằng CPCH cố định là ko thực tế.

 Chưa giải thích được nguồn gốc làm phát sinh thương mại quốc tế.

 Mô hình chuên môn hóa sx hoàn toàn khó xảy ra khi 2 quốc gia có quy mô khác nhau.

CHƯƠNG III: CÁC LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:

III. Lý thuyết Heckcher - Ohlin:

1. các giả thiết của H - O:

- Chỉ có 2 quốc gia A và B

- 2 yếu tố sản xuất là lao động (L) và vốn (K)

- QG A dồi dào về lao động, QG B dồi dào về vốn.

- Chỉ có 2 ngành sản xuất sp X và sp Y, sp X thâm dụng lao động, sp Y thâm dụng về vốn

- Công nghệ sx như nhau ở 2 quốc gia

- Cạnh tranh hoàn hảo ở thị trường 2 sp và thị trường 2 yếu tố sx

- Sở thích, thị hiếu và thu nhập là giống nhau ở 2 quốc gia

- Lợi suất theo qui mô ko đổi

- Chuyên môn hóa sx ko hoàn hảo ở cả 2 quốc gia

- Không có rào cản thương mại và chi phí vận chuyển

2. Kiểm nghiệm:

 Trạng thái cân bằng của 2 QG trong điều kiện ko có thương mại quốc tế

- QG A: Px/PY = ¼, sx và tiêu dùng tai E (XE; YE)

- QG B: Px/PY = 2, sx và tiêu dùng tai F (XF; YF)

- Cả 2 QG đều tiêu dùng trên cùng 1 đường đẳng ích (vì thị hiếu tiêu dùng, thu nhập như nhau)

 Khi có thương mại quốc tế, với tỉ lệ trao đổi Px/PY = 1

- QG A chuyên môn hóa sx tại E' (XE'; YE'), trao đổi IE' hàng hóa X với QG B để nhận được JF' = IC hàng hóa Y và tiêu dùng tại điểm C tương ứng đường bàng quang IC2.

- QG A chuyên môn hóa sx tại F' (XF'; YF'), trao đổi JF' hàng hóa Y với QG A để nhận được IE' = JC hàng hóa X và tiêu dùng tại điểm C tương ứng đường bàng quang IC2.

- Như vậy khi có thương mại quốc tế, cả 2 QG đều tiêu dùng tại điểm C nằm trên đường bàng quang IC2 cao hơn IC1. Như vậy thương mại quốc tế làm cho tổng lợi ích tiêu dùng của 2 QG tăng lên.

CHƯƠNG IV. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

II. Tỷ lệ mậu dịch và phát triển kinh tế: (trong tài tịu là tỉ lệ trao đổi)

1. Khái niệm và ý nghĩa của tỷ lệ mậu dịch:

Tỷ lệ trao đổi là tỷ lệ giữa chỉ số giá xuất khẩu và giá nhập khẩu trong một thời kì nhất định.

(1: kỳ hiện tại; 0: kỳ gốc)

Xi : tỷ lệ sản phẩm I trong tổng giá trị xuất khẩu

Pei : giá xuất khẩu sản phẩm i

Mi : tỷ lệ tổng sản phẩm i trong tổng giá trị nhập khẩu

Pi : giá nhập khẩu sản phẩm i

 Các TH của tỷ lệ trao đổi:

- T > 1 : giá xuất khẩu có xu hướng tăng, hoặc giá xuất khẩu tăng nhanh hoặc giảm chậm hơn giá nhập khẩu.

- T < 1 : giá xuất khẩu có xu hướng giảm, hoặc giá xuất khẩu giảm nhanh hoặc tăng chậm hơn giá nhập khẩu.

- T = 1 : giá xuất khẩu và nhập khẩu biến động cùng tỷ lệ => ít khi xảy ra.

 Ý nghĩa:

- Cho biết quốc gia đang gặp bất lợi (T < 1) hay thuận lợi (T > 1) trong quan hệ thương mại trên thị trường thế giới.

- Cho biết sức mua xuất khẩu tăng (T > 1) hay giảm (T < 1): cùng 1 lượng hàng xuất khẩu có thể nhập khẩu nhiều hơn hay ít hơn lượng hàng nhập khẩu so với thời ký trước nếu giá nhập khẩu ko đổi.

- T tăng phản ánh sự thay đổi thuận lợi về giá trị thương mại so với kỳ trước.

 Phần ni thấy cô gi trong tỷ lệ trao đồi mà ko bik có cần hok nên dưa vô tham khảo:

- Điều kiện thương mại thu nhập quốc gia:

I : khả năng nhập khẩu dựa vào xuất khẩu của quốc gia

Qe : chỉ số khối lượng xuất khẩu

- Điều kiện thương mại yếu tố đơn của quốc gia

S: giá trị nhập khẩu trên mỗi đơn vị yếu tố sx của quốc gia trong nước biểu hiện trong xuất khẩu

We : chỉ số năng suất của khu vực xuất khẩu

 Kết luận:

 Điều kiện thương mại thu nhập (I) và điều kiện thương mại yếu tố đơn (S) của quốc gia có thể tăng ngay cả khi tỉ lệ trao đổi T giảm => thuận lợi đối với các nước đang phát triển.

 Khi cả T,I,S đều tăng: thuận lợi nhất

 Khi T,I,S đều giảm: bất lợi nhất

2. Các biện pháp khắc phục vị trí bất lợi của quốc gia trong thương mại quốc tế:

 Biện pháp chiến lược: đầu tư vốn, công nghệ phát triển những ngành sx có hàm lượng công nghệ cao => thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng có lợi.

 Biện pháp trước mắt:

- Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu => lựa chọn mặt hàng có lợi nhất

- Đa phương hóa thị trường => lợi thế về giá xuất nhập khẩu

 Nâng cao trình đọ chế biến

 Mở rộng danh mục mặt hàng

 Phát triển những mặt hàng hoàn toàn mới

- Tăng cường tham gia các tổ chức mậu dịch quốc tế, hiệp hội... => hưởng các ưu đãi về thuế, giá...

- Hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng cao cấp, hàng xa xỉ

CHƯƠNG V: Chính sách thương mại quốc tế

I/ Khái quát chung về chính sách thương mại quốc tế (TMQT):

1. a. Khái niệm: Chính sách TMQT là những nguyên tắc, công cụ, biện pháp do nhà nước lập ra nhằm mục đích điều chỉnh hoạt động TMQT của quốc gia

b. Vai trò:

+ Bảo vệ thị trường nội địa

+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển

+ Thúc đẩy SX trong nước phát triển

+ Đạt được mục tiêu phát triển KTXH

2. Các xu hướng trong xây dựng chính sách trong TMQT:

a. Xu hướng tự do hóa thương mại: Nhà nước dần xóa bỏ những rào cản đối với TMQT nhằm đẩy mạnh XK và nới lỏng NK.

+ Điều kiện để thực hiện xu hướng: Nền SX nội địa đủ khả năng để cạnh tranh. Chính phủ đủ khả năng quản lý

b. Xu hướng bảo hộ mậu dịch : Nhà nước áp dụng các rào cản trong TMQT nhằm hạn chế nhập khẩu bảo hộ sản xuất trong nước.

3. Các nguyên tắc trong xây dựng chính sách thương mại quốc tế:

+ Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia: Quốc gia phải dành cho các cá nhân, tổ chức và hàng hóa nước ngoài trên lành thổ nước mình một sự đối xử ngang bằng như cá nhân, các tổ chức và hàng hóa nước mình

+ Nguyên tắc tối huệ quốc: Một quốc gia khi đã cam kết dành cho một nước khác được hưởng quy chế tối huệ quốc có nghĩa là nước này sẽ được sẽ phải dành cho nước kia một sự đối xử ngang bằng như đã và sẽ dành cho nước thứ ba.

III/ Thuế quan

1.Khái niệm: là một khoản tiền mà nhà kinh doanh xuất nhập khẩu phải nộp cho hải quan của nước xuất hoặc nhập khẩu khi tiến hành xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa

Các hình thức của thuế quan:

+ Theo mục đích đánh thuế: tài chính, bảo hộ

+ Theo đối tượng đánh thuế: xuất khẩu, nhập khẩu

+ Theo phương pháp đánh thuế:

o Thuế quan tính theo giá trị

o Thuế quan tính theo đơn vị vật chất

o Thuế quan hỗn hợp

+ Theo mức thuế: tối đa, tối thiểu, hạn ngạch, ưu đãi

+ Theo mục đích sử dụng của hàng hóa: miễn thuế, thuế phổ thông.

2.Phân tích cân bằng cục bộ và tổng quát: Bài toán

III/ Các công cụ phi thuế quan:

1.Hạn ngạch: Là quy định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị tối đa của một loại hàng hóa được phép xuất hoặc nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định.

2.Hạn chế nhập khẩu tự nguyện: là công cụ chính sách TMQT theo đó nước XK sẽ tự nguyện hạn chế số lượng sản phẩm XK của mình theo thỏa thuận với nước NK.

3. Các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật: là quy định của nhà nước về việc hàng hóa NK phải phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn, kỹ thuật và những thủ tục kém theo nhằm đánh giá giám sát mức độ phù hợp đó.

a. Đặc điểm:

- Hàng hóa NK phải phù hợp với quy định kỹ thuật

- Hàng hóa NK phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật

- Hàng hóa NK phải phù hợp với các thủ tục đánh giá mức độ phù hợp

b.

 Quy định kỹ thuật: là quy định của nhà nước nhập khẩu về đặc tính hàng hóa, về phường pháp, quy định sản xuất hàng hóa và bắt buộc nhà kinh doanh XNK phải tuân theo.

 Tiêu chuẩn kỹ thuật: là tài liệu phát hành bởi một cơ quan có thẩm quyền về các nguyên tắc hoặc hướng dẫn về đặc tính hàng hóa, phương pháp, quy trình sản xuất hàng hóa, có liên quan phục vụ cho mục đích tham khảo lâu dài, không mang tính bắt buộc áp dụng từ cơ quan đó  chỉ bắt buộc áp dụng khi nước nhập khẩu quy định.

 Đánh giá mức độ phù hợp: là việc sử dụng một bên trung lập thứ ba để xác định các tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật có được đáp ứng hay không

4. Trợ cấp xuất khẩu: là những ưu đãi mà nhà nước dành cho nhà XK or NK nhằm đẩy mạnh hoạt động XK hàng hóa của quốc gia mình.

+ Trợ cấp trực tiếp

+ Trợ cấp gián tiếp

5. Cơ chế tỷ giá hối đoái:

+ Phá giá tiền tệ: NHTW chính thức tuyên bố giảm giá trị của nội tệ so với ngoại tệ  tuyên bố tăng tỷ giá hối đoái

+ Nâng cao tiền tệ: NHTW chính thức tuyên bố giá trị của nội tệ so với ngoại tệ tuyên bố giảm tỷ giá hối đoái.

CHƯƠNG VI: Di chuyển quốc tế các yếu tố sản xuất (DCVQT)

I. Sự di chuyển quốc tế về vốn

1. Những vấn đề chung về sự di chuyển quốc tế về vốn

a. Khái niệm: là sự di chuyển vốn, giữa các quốc gia nhằm mục đích tìm kiếm lợi ích.

b. Tiền đề và nguyên nhân của DCVQT:

+ Sự phát triển không đồng đều của lực lượng SX và sự khác nhau về các điều kiện SX giữa các quốc gia

+ DCVQT là sự gặp gỡ lợi ích giữa các bên

+ Sự xuất hiện của những vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của 1 QG hoặc sự tham gia giải quyết của một quốc gia ko mang lại hiệu quả cao.

+ Sự phát triển của giao thông vận tải, thông tin liên lạc, xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, sự ổn định kinh tế, chính trị của các QG

c. Phân loại:

Căn cứ vào chủ thế:

+ Di chuyển vốn chính thức

+ Di chuyển vốn phi chính thức

Căn cứ vào thời gian thực hiện

+ Di chuyển vốn dài hạn

+ Di chuyển vốn ngắn hạn

Căn cứ vào hình thức thực hiện di chuyển vốn

+ Cho vay hoặc hỗ trợ

+ Mua lại một phần hoặc toàn bộ đối tượng đầu tư

+ Xây dựng mới đối tượng đầu tư

2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài

a .Khái niệm: là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, trái phiếu, các giấy tờ khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư ko trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư

b. Hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài:

 Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): là sự hỗ trợ tài chính của các nước phát triển hay là những tổ chức tài chính tiền tệ thế giới dành cho các nước đang và kém phát triển.

+ Đặc điểm:

- Là vốn đầu tư ưu đãi

- Là vốn đầu tư có điều kiện về nguồn sử dụng và mục đích sử dụng

- Là vốn được quản lý gián tiếp thông qua xác điều kiện hoặc sự giám sát sử dụng vốn

+ Lợi ích:

- Đối với chủ tài trợ: gây ảnh hưởng về mặt chính trị, tạo điều kiện cho các quan hệ thương mại, đầu tư với nước nhận tài trợ và phối hợp giải quyết các vấn đề mang tính xã hội

- Đối với nước nhận tài trợ: phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và giải quyết những vẫn đề cấp bách

 Tín dụng quốc tế: là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi từ lãi cho vay

+ Đặc điểm:

- Người đi vay hoàn toàn chủ động sử dụng vốn

- Chủ đầu tư thẩm định kỹ dự án xin vay, yêu cầu tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh để hạn chế rủi ro

- Thu nhập của chủ đầu tư ổn định nhưng thấp

 Đầu tư chứng khoán: là đầu tư dưới dạng mua các chứng từ có giá của các công ty nước ngoài và thu lợi các khoản cổ tức, trái tức và lãi công trái.

+ Đặc điểm:

- Chủ đầu tư có khả năng lựa chọn đối tượng đầu tư để hạn chế rủi ro

- Hình thức đầu tư này rất linh hoạt

- Dễ gây ra những tác động tiêu cực đối với nền tài chính của nước tiếp nhận vốn

c. Ưu điểm:

+ Nước chủ đầu tư:

- Rủi ro trong kinh doanh được phân tán cho nhiều người cùng đầu tư

- Linh hoạt hơn so với đầu tư trực tiếp

- Chủ đầu tư có được những ưu đãi trong quan hệ với các nước nhận đầu tư hoặc ràng buộc nước tiếp nhận vào vòng ảnh hưởng kinh tế, chính trị của mình

+ Nước tiếp nhận vốn đầu tư:

- Chủ động trong sử dụng vốn

- Tạo điều kiện thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- Mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư từ những chủ đầu tư có số vốn nhỏ từ mọi nguồn trên thế giới

- Góp phần hình thành nên thị trường chứng khoán

d. Nhược điểm:

+ Nước chủ đầu tư:

- Không trực tiếp quản lý và điều hành việc sử dụng vốn đầu tư nên không thế khống chế theo mong muốn và yêu cầu của mình

- Các khoản lợi ích từ đầu tư có thế ổn định nhưng thấp

+ Nước tiếp nhận vốn đầu tư:

- Hạn chế khả năng thu hút vốn của từng chủ đầu tư nước ngoài

- Hạn chế khả năng tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nước chủ đầu tư

- Dễ dẫn đến tình trạng nợ nước ngoài lớn

- Dễ gây ra những bất ổn lớn cho nền tài chính và kinh tế đồng thời dễ dẫn đến sự thao túng của các thế lực đầu cơ tiền tệ quốc tế

- Khi nhận đầu tư gián tiếp, nhất là hình thức ODA, nước nhận đầu tư gián tiếp thường bị ràng buộc về chính trị và kinh tế.

3. Đầu tư trực tiếp:

a. Khái niệm: Là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

b. Các hình thức đầu tư trực tiếp:

 Đầu tư xây dưng mới CSKD:

- Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới

- Là kênh đầu tư truyền thống của FDI

- Là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư ở các nước phát triển vào đầu tư ở các nước đang phát triển

 Mua lại và sáp nhập:

- Các chủ đầu tư tiến hành đầu tư thông qua việc mua lại và sáp nhập các doạnh nghiệp hiện có ở nước ngoài

- Là kênh đầu tư chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển, các nước mới công nghiệp hóa và rất phổ biến trong những năm gần đây

 FDI theo chiều ngang:

- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào cùng ngành mà hãng hoạt động trong nước chủ đầu tư

- Chủ đàu tư có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất một loạt sản phẩm nào đó

- Mục đích là để mở rộng và thôn tính thị trường ở nước ngoài đối với cùng loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài. Thường dẫn đến cạnh tranh độc quyền

 FDI theo chiều dọc

+ FDI theo chiều dọc lùi:

- Đầu tư vào một ngành ở nước ngoài cung cấp đầu vào cho các quy trình sản xuất trong nước của một hãng

- Hầu hết đầu tư FDI theo chiều dọc lùi là trong các ngành công nghiệp khai khoáng

- Mục đích là để cung cấp đầu vào cho các hoạt động tiếp theo của một hãng, khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên và các yếu tố sản xuất đầu vào rẻ

+ FDI theo chiều dọc tiến:

- Đầu tư vào một ngành ở nước ngoài tiêu thụ các đầu ra của các quy trinh sản xuất trong nước của một hãng

- Ít phổ biến hơn đầu tư trực tiếp theo chiều dọc lùi.

c. Ưu điểm:

+ Nước chủ đầu tư:

- Chủ động điều hành quản lý vốn đầu tư  đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư cao

- Giữ vũng và mở rộng thị trường tiêu thu sản phẩm, công nghệ và thị trường cung cấp nguyên vật liệu

- Khai thác được lợi thế của nước tiếp nhận vốn đầu tư, tận dụng được công nghệ cũ, kéo dài được vòng đời sản phẩm, học hỏi được công nghệ nước ngoài

- Tránh được các bất lợi khi hoạt động ở trong nước : như chi phí cao và gây ô nhiễm môi trường

- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch

- Tạo ảnh hưởng về mặc kinh tế, chính trị và các mặt khác ở nước sở tại.

+ Nước tiếp nhận vốn đầu tư:

- Không hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư các chủ đầu tư nước ngoài

- Thu hút và học hỏi được công nghệ tiên tiến, kiến thức kinh doanh, kỹ năng quản lý hiện đại cũng như khả năng marketing hữu hiệu của nước ngoài

- Tạo điều kiện khai thác tốt nhất các lợi thế của mình và những nguồn lực phi vốn

- Nâng cao được thu nhập và chất lượng của người lao động

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự tham gia quản lý của chủ đàu tư nước ngoài giúp người sử dụng có hiệu quả vốn góp của chủ đầu tư trong nước tham gia liên doanh hay hợp tác kinh doanh

- Không ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của nước nhận đầu tư

- Ít gây xáo trộng nền kinh tế tài chính của đất nước khi có những biến động lớn

d. Nhược điểm:

+ Nước chủ đầu tư:

- Hình thức đầu tư này kém linh hoạt do đó dễ dẫn đến rủi ro mất vốn do môi trường đầu tư của nước tiếp nhận vốn không ổn định

- Di chuyển các cơ sở sản xuất ra bên ngoài để đầu tư nên gây tính hình bất ổn cho nền kinh tế xã hội nhất là nạn thất nghiệp...

- Đầu tư trực tiếp có thể gây ra tình trạng lộ bí mật kỹ thuật, công nghệ

+ Nước tiếp nhận vốn đầu tư:

- Phụ thuộc vào cộng nghệ được chuyển giao

- Nếu quy hoạch đầu tư không hợp lý dễ dẫn đến tình trạng tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột quá mức và ô nhiễm môi trường

- Nền kinh tế có sự tham gia của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dễ phát triển theo chiều hướng phiến diện, mất cân đối

- Nền chính trị,xã hội, văn hóa..cũng bị những tác động tiêu cực như: sự phân hóa giàu nghèo, sự di dân ồ ạt vào thành thị

- Có khả năng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trở thành một lực lượng thống trị nền kinh tế gây mất tự chủ quốc gia.

4. Những xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài:

a. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được thực hiện giữa các nước phá triển với nhau. Do:

- Môi trường đầu tư thuận lợi hơn

- Do dự xuất hiện của những ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ câo

- Do chính sách BHMD ở các nước phát triển

- Do xu thế hình thành các liên kết kinh tế khu vực ở các nước phát triển

- Do các tập đoàn đa quốc gia tăng cường đầu tư thâm nhập lẫn nhau

Vốn đầu tư vào những nước đang và kém phát triển có chiều hướng tăng vì:

- Do sự suy thoái kinh tế theo chu kỳ ở những nước phát triển

- Do sự xuất hiện của nhiều vấn đề mà tự thân các nước phát triển ko giải quyết được

- Do sự hấp dẫn của môi trường đầu tư ở những nước này

b. Có sự thay đổi trong tương quan lực lượng các chủ đầu tư:

Sự thay đổi trong các chủ đầu tư đứng đầu

- Trước 1945: Anh, Pháp, Mỹ

- Sau 1945: Mỹ, Nhật, Đức, Anh, Pháp

Sự xuất hiện các chủ đầu tư mới

- Các nước xuất khẩu dầu mỏ OPECs

- Các nước NICS

- Một số nước đang và kém phát triển khác

c. Có sự thay đổi trong lĩnh vực đầu tư:

- Tỷ trọng vốn đầu tư trong những ngành truyền thống như công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, nông nghiệp và CSHT giảm

- Tỷ trọng vốn đầu tư trong những ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao và các ngành dịch vụ tăng

- Tuy nhiên vốn đầu tư vào những ngành công nghiệp khai thác các loại nguyên, nhiên liệu chiến lược và quý hiếm... đang có chiều hướng gia tăng

d. Khu vực Đông Á trở thành khu vực hấp dẫn đầu tư:

- Do môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện

- Các nhà đầu tư nhận được nhiều sự ưu đãi

- Thị trường tiềm năng và sơ khai

5. Phân tích hiệu quả phúc lợi của đầu tư quốc tế :

- Giá trị sản phẩm biên của vốn - VMPK (Value Marginal Product of Capital): là phần giá trị tăng thêm được tạo ra do việc sử dụng thêm một đơn vị vốn

- VMPK = Giá SP x SP biên

- Giá trị sản phẩm biên của vốn chính là giá vốn (trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo)

Qg I có vốn là OA; Qg II có vốn là O'A

Kết luận: đầu tư quốc tế làm tăng tổng giá trị sản phẩm của thế giới (SEFJ) trong đó quốc gia I là nước chủ đầu tư tăng thu nhập (SEIJ), quốc gia II tiếp nhận đầu tư tăng thu nhập (SEFI)

PHẦN 2: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG QUẢN TRỊ TKDQT

I) Khái niệm KDQT:

KDQT là tổng hợp các giao dịch kinh doanh vượt qua biên giới quốc gia

II) Động cơ tham gia KDQT của các doanh nghiệp

1) Cơ hội gia tăng doanh số bán

- Doanh số bán phụ thuộc vào:

+ Mức độ phổ biến của sản phẩm

+ Khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng

-> Thị trường càng mở rộng thì cơ hội gia tăng doanh số bán càng cao

- Thí dụ: công ty NESTLE (Thụy Sĩ)

+ Doanh số bán năm 2006: 79,4 tỷ USD

+ Doanh số bán tại Thụy Sĩ: 8 tỷ USD

2) Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài

- Gia tăng cơ hội tiếp cận các nguồn NVL,nhân lực,địa điểm sản xuất,thị trường...

- Gia tăng khả năng lựa chọn các nguồn lực

-> Giảm chi phí sản xuất

-> Cải tiến chất lượng sản phẩm

-> Cơ hội gia tăng doanh thu, thị phần, lợi nhuận

3) Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh

- Tránh sự biến động bất thường của doanh số bán thông qua:

+ Thời gian kinh doanh khác nhau

+ Chu kỳ kinh doanh khác nhau

- Thí dụ: Lucasfilm đã giảm bớt sự thất thường về doanh số bán hàng vì thời kỳ nghỉ hè khác nhau giữa Bắc và Nam bán cầu

III) Phân biệt KDQT và kinh doanh nội địa:

Chương I Tài liệu của thầy Tuấn thiếu mấy bạn phải tìm thêm tài liệu của cô Thủy.( cái này xem trong sách mấy bữa cô thuỷ nói photo)

CHƯƠNG II: SỰ KHÁC BIỆT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ VĂN HOÁ.

I) Các thành tố về văn hoá

• Thẩm mỹ

• Các giá trị và thái độ

• Phong tục và tập quán

• Cấu trúc xã hội

• Niềm tin

• Giao tiếp cá nhân

• Giáo dục

• Môi trường vật chất và môi trường tự nhiên

1) Thẩm mỹ:

Nhiều sai lầm xảy ra do lựa chọn màu sắc không phù hợp với quảng cáo, bao bì sp, đồng phục...

- Ý nghĩa của màu sắc, sở thích âm nhạc, ý nhĩa của hình ảnh.

Thí dụ: màu xanh lá cây ở các nước có ý nghĩa khác nhau

- Đ/v các nước Hồi Giáo: là màu được ưa chuộng

- Đ/v các nước Châu Á: tượng trưng sự ốm yếu

- Đ/v các nước Châu Âu: là màu tang tóc, sầu muộn

• Âm nhạc & kiến trúc cũng cần được cân nhắc khi sử dụng

2) Giá trị và thái độ:

a) Giá trị:

- Ảnh hưởng đ/v ước muốn vật chất & đạo đức nghề nghiệp

Thí dụ:

+ Giá trị: ở Singapore là làm việc tích cực& thành đạt về vật chất

: ở Hy Lạp là nghỉ ngơi và lối sống văn minh

- Các dòng giá trị từ các nền văn hóa khác có thể bị chống đối quyết liệt

Thí dụ:

+ Uống bia rượu : là thói quen của người Châu Âu

: bị các hình phạt khốc liệt theo đạo Hồi

b) Thái độ

- Thái độ khác nhau giữa các quốc gia

* Thái độ đ/v thời gian

- Đ/v các nước Mỹ Latinh: không coi trọng thời gian

-> thường đến muộn giờ hẹn và thích dùng thời gian vào xây dựng niềm tin cá nhân trước khi trao đổi kinh doanh

- Đ/v người Mỹ: là nguồn của cải quý giá như nước

-> người Mỹ luôn đúng giờ& quý trọng thời gian

* Thái độ đ/v công việc và sự thành công

- Đ/v người dân miền Nam nước Pháp: "làm việc để sống"

-> nhịp sống chậm với mục đích kiếm tiền để hưởng thụ

- Đ/v người Mỹ : "sống để làm việc"

3) Phong tục và tập quán:

a) Tập quán

- Là các cách cư xử, nói năng và ăn mặc thích hợp trong 1 nền văn hóa

- Thí dụ: kết hợp bàn bạc kinh doanh trong bữa ăn là

+ Đ/v Mỹ: là thông lệ bình thường

+ Đ/v Mexico: là điều không tốt, trừ khi do người bản địa khởi đầu

- Thí dụ: hành động nâng cốc chúc mừng

+ Đ/v Mỹ: có xu hướng rất tự nhiên và rất vui vẻ

+ Đ/v Mexico: bị phản đối vì cho là hành động chứa đầy cảm xúc nên không thể tự nhiên, dễ dãi

b) Phong tục

- Là khi thói quen hoặc cách ứng xử trong những trường hợp cụ thể được truyền bá qua nhiều thế hệ

+ Phong tục dân gian: cách cư xử bắt đầu từ nhiều thế hệ trước, thành thông lệ trong nhóm người đồng nhất

Thí dụ: việc đội khăn xếp của đạo Hồi

+ Phong tục phổ thông: cách cư xử chung của nhóm không đồng nhất hoặc nhiều nhóm

Thí dụ: tặng quà nhân ngày sinh nhật

3) Cấu trúc xã hội:

Là mức độ coi trọng tính cá nhân và tập thể:

- Chủ nghĩa các nhân:

+ Tính linh hoạt chuyển đổi nhân sự.

+ Khó phối hợp làm việc nhóm.

- Chủ nghĩa tập thể:

+ Trung thành với tập thể với công ty

+ Khả năng phối hợp làm việc nhóm tốt.

- Giai tầng trong xã hội:

- Tính linh hoạt chuyển đổi giai tầng.

+ Tính linh hoạt cao: cá nhân cố gắng làm việc, nhưng đôi khi có thể làm nảy sinh quan hệ đối kháng.

+ Tính linh hoạt chuyển đổi thấp: không nảy sinh quan hệ đối kháng nhưng có thể kìm hãm sự cố gắng làm việc cá nhân.

* Các nhóm XH

- 2 nhóm XH ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh là gia đình và giới tính

- Gia đình

+ Gồm gia đình hạt nhân & gia đình mở rộng

+ Quan hệ "gia đình trị" -> khó khăn trong quản lý nguồn nhân lực

- Giới tính: vấn đề bình đẳng giới

* Địa vị XH

- Cách thức 1 nền văn hóa phân chia dân số theo địa vị XH là 1 khía cạnh quan trọng trong cấu trúc XH

- Quá trình xếp thứ tự con người theo các tầng lớp XH và giai cấp gọi là phân tầng XH

- Địa vị XH được xác định bởi

+ Tính kế thừa gia đình

+ Thu nhập

+ Nghề nghiệp

4) Tính linh hoạt của xã hội:

• Là sự dễ dàng đ/v các cá nhân có thể di chuyển lên hay xuống trong thứ bậc XH của 1 nền văn hóa

• 1 trong 2 hệ thống quyết định tính linh hoạt của XH:

- Hệ thống đẳng cấp XH

- Hệ thống giai cấp XH

• Hệ thống đẳng cấp xã hội:

- Là 1 hệ thống về phân tầng XH, trong đó con người được sinh ra ở 1 thứ bậc XH hay đẳng cấp XH, không có 1 cơ hội di chuyển sang đẳng cấp khác

- Mối quan hệ XH ít xảy ra giữa các đẳng cấp

- Nghề nghiệp bị giới hạn, cơ hội thăng tiến bị hạn chế

-> nhiều xung đột cá nhân là tất yếu

• Hệ thống giai cấp:

- Là hệ thống phân tầng XH trong đó khả năng cá nhân và hành động cá nhân quyết định địa vị XH và tính linh hoạt của XH

- Các nền văn hóa có ý thức phân tầng cao thường ít linh hoạt hơn và trải qua nhiều mâu thuẫn giai cấp hơn và ngược lại

- Thí dụ: các gia đình giàu ở Tây Âu duy trì quyền lực trong nhiều thế hệ bằng việc hạn chế tính linh hoạt của XH -> đối mặt với mâu thuẫn giai cấp

5) Tôn giáo: Là một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức liên quan tới yếu tố tinh thần của con người

• Quan hệ giữa tôn giáo và XH là phức tạp, nhạy cảm, sâu sắc

• Các tôn giáo lớn trên thế giới: Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Hindu giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Do Thái giáo, Shinto giáo.

Ảnh hưởng:

- Đánh giá vai trò của nam nữ

- Xác định thời gian nghỉ lễ chính thức, cầu nguyện

- Quy định những sản phẩm cấm kỵ

- Xác định phong cách quản lý

6) Giao tiếp cá nhân:

• Ngôn ngữ thông thường:

- Là 1 bộ phận trong hệ thống truyền đạt tin của 1 nền văn hóa thông qua lời nói hoặc chữ viết

- Giúp ta hiểu tại sao người dân nơi đó lại nghĩ và hành động như vậy

• Ngôn ngữ khác:

- Tránh đưa ra những thông tin gây ngượng ngùng hoặc ngớ ngẩn

• Ngôn ngữ chung (ngôn ngữ quốc tế):

- Là ngôn ngữ thứ 3 hoặc ngôn ngữ liên kết được 2 bên cùng hiểu mà cả 2 bên đều nói những thứ ngôn ngữ bản địa khác nhau

- Thí dụ: tiếng Anh, tiếng Pháp

• Ngôn ngữ cử chỉ:

- Là sự truyền tin qua ám hiệu không âm thanh, bao gồm điệu bộ tay chân, thể hiện nét mặt, ánh mắt, trong phạm vi cá nhân

- Bao gồm cả thông tin lẫn tình cảm và nhiều điều khác của 1 nền văn hóa này với 1 nền văn hóa khác

- Thí dụ: ám hiệu ngón tay cái là

+ Ở Mỹ: mọi thứ đều tốt

+ Ở Italia và Hy Lạp: là hành động thô bỉ

7) Giáo dục:

• Giáo dục khó bỏ qua các yếu tố truyền thống, tập quán, giá trị

• Trình độ giáo dục:

- Chương trình giáo dục cơ bản tốt hấp dẫn các ngành CN thu nhập cao

- Đầu tư đào tạo công nhân thường thu lại sự gia tăng năng suất &tăng thu nhập

- NICs phát triển kinh tế nhanh nhờ hệ thống giáo dục tốt

• Hiện tượng chảy máu chất xám

- Là việc ra đi của những người có trình độ giáo dục cao từ1 nghề nghiệp,1 khu vực hoặc 1 quốc gia này đến 1 nghề nghiệp, 1 khu vực hoặc 1 quốc gia khác

- Do sự tác động của tiền lương, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến...

- Tăng cường các quá trình phục hồi chất xám

8) Môi trường tự nhiên và văn hoá vật chất

a) Môi trường tự nhiên

- Địa hình:

+ Tất cả các đặc điểm tự nhiên tạo nên đặc trưng bề mặt của khu vực địa lý cấu thành địa hình

+ Ảnh hưởng đến nhu cầu sp của khách hàng

Thí dụ: ít nhu cầu về xe ga hãng Honda tại khu vực đồi núi, nhưng lại cần các xe môtô động cơ lớn

+ Ảnh hưởng lớn đếm giao tiếp cá nhân của 1 nền văn hóa

- Khí hậu

+Là điều kiện thời tiết ở 1 khu vực địa lý

+ Ảnh hưởng đến địa điểm con người cư trú & hệ thống phân phối

+ Ảnh hưởng đến lối sống & công việc

Thí dụ: do thời tiết nóng nên công nhân ở Nam Âu, Bắc Phi thường nghỉ trưa 1-2 tiếng và làm việc đến 7-8 giờ tối

+ Ảnh hưởng đếm tập quán

Thí dụ: người dân ở vùng nhiệt đới mặc đồ thoáng hơn vùng sa mạc

b) Văn hóa vật chất

- Là tất cả các công nghệ được áp dụng trong 1 nền văn hóa để sx hàng hóa và cung cấp dịch vụ

- Văn hóa vật chất được dùng để đánh giá tiến bộ công nghệ của các thị trường hay nền công nghiệp của 1 quốc gia

- Văn hóa vật chất thay đổi gây nên sự thay đổi trong văn hóa con người

- Văn hóa vật chất thường phát triển không đồng đều giữa các vùng địa lý, các thị trường và các ngành CN của 1 quốc gia

- Thí dụ: Thượng Hải chỉ chiếm 1% dân số nhưng đóng góp 4,3% giá trị tổng sản lượng Trung Quốc, gồm 12% sx CN và 11% doanh thu dịch vụ tài chính

II) Các thành tố về

1) Chính trị

a) Chức năng của hệ thống chính trị:

- Giảm rủi ro trong kinh doanh quốc tế

- Đảm bảo an toàn về XH, về tính mạng và tài sản cho các doanh nhân

- Tạo các sân chơi cho các hoạt động kinh tế

-> hoạt động kinh doanh minh bạch, đem lại hiệu quả kinh tế cao

-> thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước vào kinh doanh

b) Phân loại rủi ro chính trị

- Rủi ro vĩ mô: đe dọa đến tất cả các DN, không trừ 1 ngành nào

- Rủi ro vi mô: tác động đến những cty thuộc 1 ngành nào đó

+ Xung đột và bạo lực

+ Khủng bố và bắt cóc

+ Chiếm đoạt tài sản

+ Sự thay đổi của chính sách

+ Những yêu cầu của địa phương

c) Quản lý rủi ro chính trị

- Né tránh : hạn chế đầu tư vào những nước thiếu cơ hôi đầu tư

- Thích nghi: kết hợp chặt chẽ rủi ro với chiến lược kinh doanh, giúp đỡ các quan chức địa phương

+ Trợ giúp phát triển: trợ giúp cho sự phát triển của địa phương

+ Sự cộng tác: hợp tác kinh doanh với cư dân địa phương (cùng góp vốn)

+ Bảo hiểm: Mua bảo hiểm chính trị

+ Chiến lược định vị

+ Mức trợ giúp có sự thay đổi sâu sắc.

- Duy trì mức độ phụ thuộc

+ Nêu lên tầm quan trọng của cty đ/v người dân và quan chức địa phương

+ Sử dụng NVL, công nghệ và nguồn lực địa phương

+ Có thể kiểm soát hoạt động phân phối của địa phương nếu cty đủ mạnh:è từ chối phân phối sản phẩm nếu thấy bất lợi từ địa phương (ví dụ: cắt nguồn cung cấp năng lượng

- Thu thập thông tin

+Yêu cầu người lao động đánh giá mức độ rủi ro chính trị

+ Thu thập từ những hãng chuyên cung cấp những dịch vụ về rủi ro chính trị

- Những chính sách của địa phương

2) Pháp luật:

• Các hệ thống luật pháp trên thế giới

- Thông luật: hệ thống luật dựa trên những yếu tố lịch sử của luật pháp, dựa theo đó tòa án xử lý những tình huống cụ thể

- Luật dân sự: dựa trên các quy định bằng văn bản

- Luật mang tính chất tôn giáo: luật dựa trên nền tảng tôn giáo

• Các vấn đề pháp luật toàn cầu

- Tiêu chuẩn hóa : các bộ luật bước đầu đã có những điểm chung

- Quyền sở hữu trí tuệ

+ Kết quả do hoạt động trí tuệ của con người và những nguồn lực đó gọi là tài sản trí tuệ

+ Quyền sở hữu trí tuệ gồm:

Quyền sở hữu CN: bằng phát minh sáng chế & nhãn hiệu đăng ký

Và Bản quyền tác giả

- Sự bảo đảm và trách nhiệm đ/v sp

- Thuế: dùng để trả lương, xây dựng quân đội, điều hòa thu nhập từ người giàu sang người nghèo

- Đạo luật chống độc quyền

III) Sự khác biệt về môi trường kinh tế: các hệ thông kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế

1) Hệ thống kinh tế:

- Chủ nghĩa tập thể => kinh tế tập trung

- Chủ nghĩa cá nhân => kinh tế thị trường

- Hiện nay có 4 loại chính:

• Kinh tế thị trường

• Kinh tế tập trung

• Kinh tế hỗn hợp

• Kinh tế theo định hướng nhà nước

+ Kinh tế thị trường: tất cả các hoạt động sản xuất là do tư nhân sở hữu, sản xuất được quyết định theo quan hệ cung cầu trên thị trường

+ Kinh tế kế hoạch hóa tập trung: loại hàng hóa và dịch vụ, số lượng và giá cả được sản xuất theo kế hoạch của chính phủ

+ Nền kinh tế hỗn hợp: một số lĩnh vực thuộc quyền sở hữu cá nhân và một số lĩnh vực thuộc sở hữu nhà nước và theo kế hoạch của nhà nước

+ Nền kinh tế theo định hướng nhà nước: nhà nước đóng vai trò quan trọng trong định hướng hoạt động đầu tư của các DN tư nhân các chính sách ngành và các quy tắc điều hành các hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu của quốc gia.

Trình độ phát triển kinh tế:

- Tiêu chí đo lường mức độ phát triển:

+ GNP/1 người

+ GNP/1 người đã điều chỉnh ngang bằng sức mua (PPP)

+ Chỉ số phát triển con người (HDI)

Các quốc gia trong quá trình chuyển đổi

- Sự lan truyền hệ thống dân chủ

- Sự lan truyền nền kinh tế thị trường

+ Tư nhân hóa

+ Giảm các rào cản

Mức hấp dẫn của một quốc gia

- Sự cân bằng giữa lợi ích, chi phí và rủi ro

- Lợi ích: phụ thuộc vào kích cỡ thị trường, sức mua hiện tại và tương lai

 Dự đoán thị trường để là người tiên phong đầu tiên của thị trường =>hưởng các lợi ích

Chi phí:

• Chính trị: chi phí hối lộ (xem lại xếp hạng về tham nhũng)

• Kinh tế: cao hơn ở các quốc gia kém phát triển

• Pháp lý: cao hơn ở các quốc gia có luật an toàn sản phẩm chặt chẽ

Rủi ro

• Chính trị: thay đổi về chính trị => bất ổn về xã hội, kinh tế, pháp lý (Xung đột và bạo lực, khủng bố và bắt cóc, chiếm đoạt tài sản)

• Kinh tế: gắn với chính trị, không gắn với chính trị (cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á)

• Pháp lý: luật không bảo vệ quyền sở hữu tài sản

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ.

I. Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế:

Chiến lược kinh doanh quốc tế là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty, nó bao gồm các mục tiêu dài hạn mà công ty cần phải đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh quốc tế, các chính sách và các giải pháp lớn nhằm đưa hoạt động kinh doanh hiện tại của công ty phát triển lên một trạng thái mới cao hơn.về chất.

II. Các chiến lược kinh doanh quốc tế:

1. Chiến lược quốc tế: Các công ty theo đuổi chiến lược quốc tế cố gắng tạo giá trị bằng cách chuyển giao các kĩ năng có giá trị và sản phẩm cho các thị trường nước ngoài nơi mà các đối thủ cạnh tranh bản xứ thiếu các kĩ năng và sản phẩm đó.

- Đặc điểm :

+ Sản phẩm và chiến lược marketing được tạo ra từ công ty mẹ.

+ Chuyển giao các kĩ năng đặ biệt và sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

+ Ví dụ : McDonal's, Microsoft..

- Ưu điểm: Chuyển giao lợi thế của mình sang tất cả các quốc gia.

- Nhược điểm:

+ Không đáp ứng yêu cầu địa phương.

+ Không đạt tính kinh tế của địa điểm.

- Trường hợp áp dụng: Được sử dụng trong trường hợp áp lực về chi phí và áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương thấp.

2. Chiến lược đa nội địa: là chiến lược làm thích nghi các sản phẩm và chiến lược Marketing của họ ở mỗi thị trường quốc gia cho phù hợp với sở thích của quốc gia đó.

- Đặc điểm:

+ Chuyên biệt hoá sản phẩm và chiến lược marketing phù hợp với từng thị trường.

+ Hầu hết các hoạt động tạo giá trị phụ thuộc vào từng khu vực từng địa phương riêng biệt.

+ Thiết lập hầu như toàn bộ hoạt động của công ty ở mỗi thị trường (R&D, sản xuất...)

- Ưu: Đáp ứng yêu cầu địa phương.

- Nhược:

+ Không có tính kinh tế của địa điểm nên chi phí cao

+ Không hiệu ứng kinh nghiệm.

+ Không chuyển giao được lợi thế cạnh tranh.

- Trường hợp áp dụng:được sử dụng trong trường hợp áp lực chi phí thấp và áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương cao.

3. Chiến lược toàn cầu: là chiến lược tung ra các sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng một chiến lược marketing trên tất cả các thị trường khác nhau.

- Đặc điểm:

+ Sản phẩm là trung tâm.

+ Sản phẩm và chiến lược marketing thường không chuyên biệt hoá theo thị trường.

+ Sản xuất, marketing, R&D tập trung vào một số địa điểm thuận lợi.

- Ưu:

+ Đạt được tính kinh tế theo quy mô và hiệu ứng kinh nghiệm

- Nhược: Không đáp ứng yêu cầu địa phương.

- Trường hợp sử dụng: được sử dụng trong trường hợp áp lực chi phí cao và áp lực đáp ứng yêu cầu địa phương thấp.

4. Chiến lược xuyên quốc gia

- Đặc điểm:

+ Vừa đáp ứng yêu cầu địa phương vừa đáp ứng áp lực giảm chi phí.

+ " Phần cứng" sản phẩm sản xuất tại một số địa điểm thuận lợi.

+ " Phần mềm" và chiến lược marketing theo từng thị trường.

- Ưu:

+ Đạt được hiệu ứng kinh nghiệm.

+ Đạt được tính kinh tế theo địa điểm.

+ Đáp ứng yêu cầu địa phương.

+ Học hỏi toàn cầu.

- Nhược: Khó áp dụng do vấn đề cơ cấu tổ chức.

- Trường hợp sử dụng: được sử dụng khi áp lực chi phí thấp và áp lực về đáp ứng yêu cầu địa phương cao.

III.Lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế đựa trên đặc điểm của môi trường kinh doanh: giống trường hợp sử dụng của các chiến lược.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG:

I) Khái niệm và ưu nhược điểm của từng phương thức thâm nhập thị trường:

1) Xuất khẩu

• XK là hoạt động đưa các hàng hóa và dich vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác

• Các hình thức XK

- XK trực tiếp

- XK gián tiếp

• Ưu điểm

- Tăng doanh số bán hàng

- Tiếp thu được kinh nghiệm KDQT

- Tận dụng được những năng lực dư thừa

- Tăng thu ngoại tệ cho đất nước

- Ít rủi ro

-Tiết kiệm chi phí (thiết lập các hoạt động chế tạo ở nước ngoài và có được hiệu ứng đường cong kinh nghiệm cũng như tính kinh tế theo vị trí)

• Nhược điểm

- Khó khăn trong việc tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng -> khả năng cạnh tranh thấp

- Dễ mất thị trường do không hiểu phong tục tập quán, luật pháp...

2) Buôn bán đối lưu

• Là phương pháp mua bán trong đó hai bên trực tiếp trao đổi các hàng hóa hoặc dịch vụ có giá trị tương đương

• Thích hợp khi:

- Khó khăn về vấn đề thanh toán

- Khó khăn trong yêu cầu nhập hàng hóa của chính bạn hàng

• Ưu điểm

- Ít sử dụng ngoại tệ mạnh, tiết kiệm chi phí tài chính và ảnh hưởng tỷ giá

- Phù hợp với các nước kém phát triển

• Nhược điểm

- Yêu cầu gắn hoạt động XK với NK, không phù hợp khi:

* NK không phải là mục tiêu chính của cty

* Khả năng kinh doanh của cty không cho phép

3) Thâm nhập bằng hợp đồng

• Các loại hợp đồng:

- HĐ sử dụng giấy phép

- HĐ nhượng quyền

- HĐ quản lý

- Dự án chìa khóa trao tay

.....

• Ưu điểm:

- Vượt qua các rào cản thương mại & phi thương mại

- Thích hợp với những hàng hóa vô hình: nhãn hiệu, kinh nghiệm quản lý, phát minh, sáng chế...

a) Hợp đồng sử dụng giấy phép:

Là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài, bên bán giấy phép trao cho bên mua giấy phép quyền sử dụng các tài sản vô hình mà họ đang sở hữu trong thời gian xác định.

Bên mua giấy phép phải trả tiền cho bên bán giấy phép (dựa trên doanh số bán hàng).

- Ưu điểm:

+ Nhanh chóng thâm nhập thị trường.

+ Tiếp nhận được với các nguồn lực.

+ Bên bán giấy phép thu được doanh thu sớm

+ Ít rủi ro đối với thị trường không ổn định về chính trị và pháp luật.

+ Hạn chế được hàng hoá giả mạo, hàng lậu.

+ Thậm nhập được vào các thị trường có rào cản thương mại.

- Nhược điểm:

+ Có thể hạn chế hoạt động của công ty trong tương lai.

+ Có thể làm giảm sự tương đồng trên toàn cầu về chất lượng & phương pháp tiếp thị ở các thị trường khác nhau.

+ Tạo ra các đối thủ cạnh tranh trong tương lai.

b) Hợp đồng nhượng quyền:

Là hợp đồng mà người nhượng quyền trao và cho phép người được nhượng quyền sử dụng tên công ty rồi trao cho họ nhãn hiệu, mẫu mã và tiếp tục thực hiện sự giúp đỡ hoạt động kinh doanh đối với đối tác đó,ngược lại, công ty nhận được một khoản tiền mà đối tác trả cho công ty.

- Ưu điểm:

+ Tranh thủ các nguồn lực của đối tác.

+ Nhân rộng mô hình kinh doanh

+ Tăng doanh thu

- Nhược điểm:

+ Khó phối hợp chiến lược toàn cầu:

+ Khó khăn trong quản lý chất lượng

+ Mâu thuẫn lợi ích giữa các bên.

c) Hợp đồng quản lý:

1 cty sẽ cung cấp cho 1 cty khác các kinh nghiệm chuyên môn về quản lý trong một thời gian xác định và được trả thù lao dựa trên tổng doanh thu bán hàng

- Ưu điểm

+ Cty khai thác các cơ hội kinh doanh quốc tế mà không sợ rủi ro đ/v tài sản cố định của mình

+ Nâng cao uy tín cty thông việc quản lý tại nước sở tại

- Nhược điểm

+ Khó khăn trong phân bổ nguồn lực trong thời gian nhất định

+ Góp phần nuôi dưỡng đối thủ cạnh tranh trong tương lai

d) Dự án chìa kháo trao tay:

Là dự án mà cty thiết kế, xây dựng và vận hành thử nghiệm 1 công trình sản xuất, sau đó trao công trình này cho khách hàng của mình khi nó sẵn sàng đi vào hoạt động, đổi lại họ sẽ hưởng 1 khoản phí.

• Ưu điểm

- Vựot qua những rào cản thương mại của chính phủ nước sở tại

- Chuyên môn hóa được những lợi thế cốt lõi

- Khai thác những cơ hội mà nếu tự cty sẽ không thực hiện được

- Tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương

• Nhược điểm

- Tạo ra đối thủ cạnh tranh trong tương lai

- Thường có sự can thiệp bởi các vấn đề chính trị

4) Thâm nhập thông qua đầu tư:

• Yêu cầu:

- Cty phải trực tiếp vào đầu tư xây dựng nhà máy hoặc cung cấp thiết bị tại 1 nước, đồng thời tham gia vào việc vận hành chúng

- Mức độ cam kết của cty cao hơn

• 3 hình thức phổ biến

- Chi nhánh sở hữu toàn bộ

- Liên doanh

- Liên minh chiến lược

a) Chi nhánh sở hữu toàn bộ

• Cty sẽ thiết lập 1 chi nhánh ở nước sở tại, do cty sở hữu 100% vốn và kiểm soát hoàn toàn

• Chi nhánh sở hữu 100% vốn có thể:

- Xây dựng mới hoàn toàn (nhà xưởng, văn phòng, thiết bị)

+ Thích hợp với cty sản xuất linh kiện máy móc hiện đại

+ Khó khăn trong thời gian xây dựng, thuê và đào tạo nhân công

- Mua lại của 1 cty trên thị trường nước sở tại, tiếp quản các cơ sở và hoạt động sẵn có của nó

+ Thích hợp với cty sx đồ gia dụng

+ Có thể nhanh chóng đi vào hoạt động

• Ưu điểm

- Kiểm soát hoàn toàn đ/v các hoạt động trên thị trường mục tiêu -> giảm khả năng tiếp cận đối thủ cạnh tranh

- Tiếp xúc với công nghệ cao, quy trình và các TSVH khác trong chi nhánh

- Là chiến lược hấp dẫn đ/v cty theo đuổi chiến lược toàn cầu

• Nhược điểm

- Là những quyết định rất tốn kém

- Rủi ro khá lớn đ/v tài sản & nhân lực trên thị trường mục tiêu

* Do những bất ổn về chính trị, xã hội....

* Khách hàng tẩy chay hay từ chối tiêu dùng sp của cty

b) Liên doanh

• Cty liên doanh là 1 cty riêng biệt được thành lập và đồng sở hữu bởi ít nhất 2 pháp nhân độc lập để đạt được những mục tiêu kinh doanh chung

• Các đối tác trong liên doanh: cty tư nhân, cơ quan chính phủ, cty do chính phủ sở hữu

• Tài sản đóng góp: khả năng quản lý, kinh nghiệm mar, khả năng tiếp cận thị trường, công nghệ sx, vốn tài chính, các kiến thức& kinh nghiệm về nghiên cứu phát triển

• Ưu điểm

- Ít rủi ro so với cty sở hữu toàn bộ

-> thích hợp với thị trường đầu tư lớn và bất ổn

- Học hỏi thêm về môi trường kinh doanh nội địa trước khi lập chi nhánh sở hữu toàn bộ

- Cơ hội để thâm nhập thị trường quốc tế

• Nhược điểm

- Gây ra tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên

* Do việc quản lý được chia đều

* Không nhất trí về những khoản đầu tư và chia lợi nhuận

- Mất kiểm sóat đ/v 1 liên doanh khi chính quyền sở tại là 1 trong số các bên đối tác

c) Liên minh chiến lược:

• Liên minh chiến lược là mối quan hệ có từ 2 pháp nhân trở lên (nhưng không thành lập ra thêm 1 pháp nhân riêng biệt) để đạt những mục tiêu của mỗi bên

• Đối tác trong liên minh chiến lược: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh...

• Ưu điểm

- Chia sẻ được chi phí của những dự án đầu tư quốc tế

- Tạo nên lợi thế đặc biệt so với các đối thủ cạnh tranh

• Nhược điểm

- Tạo ra đối thủ cạnh tranh sở tại hay toàn cầu trong tương lai

- Tranh chấp nảy sinh làm xói mòn các hợp tác

III) Lựa chọn phương thức thâm nhập:

- Xác định đặc điểm của phương thức thâm nhập

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường

- Rủi ro của phương thức thâm nhập

- Quy định của chính phủ

- Môi trường cạnh tranh

- Cơ sở hạ tầng của thị trường địa phương

- Mục tiêu của công ty

- Nhu cầu kiểm soát thị trường

- Nguồn lực, tài sản và khả năng

- Mức độ linh hoạt của phương thức

CHƯƠNG 5: QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ SẢN XUẤT

I. Các yếu tố liên quan đến quyết định nên sản xuất tập trung hay sản xuất phân tán:

Tập trung Phân tán

Yếu tố quốc gia

Khác nhau về môi trường kinh tế chính trị Đáng kể Ít

Khác nhau về môi trường văn hoá Đáng kể Ít

Khác nhau về yếu tố chi phí Đáng kể Ít

Rào cản thương mại Ít Nhiều

Yếu tố công nghệ

Chi phí cố định Cao Thấp

Quy mô tối thiểu hiệu quả Cao Thấp

Công nghệ sản xuất linh hoạt Có Không có

Yếu tố sản phẩm

Tỷ trọng giá trị- trọng lượng Cao Thấp

Thoả mãn nhu cầu toàn cầu Có Không

II. Các yếu tố liên quan đến quyết định nên mua ngoài hay tự sản xuất

1. Ưu điểm của tự sản xuất:

- Chi phí thấp hơn

- Giải quyết tốt mối quan hệ phát sinh về quyết định đầu tư vào tài sản đặc biệt.

- Bảo vệ công nghệ then chốt.

- Kế hoạch về thời gian tốt hơn.

2. Ưu điểm của mua từ bên ngoài:

- Điều chỉnh linh hoạt nguồn cung ứng.

- Chi phí thấp.

- Có thể lấy hàng đổi hàng.

Tóm lại mua hay sản xuất đều có những ưu điểm riêng, tuỳ trường hợp để có những lựa chọn thích hợp.

CHƯƠNG 6: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC QUỐC TẾ

I. Chính sách nhân sự quốc tế và mối quan hệ với chiến lược kinh doanh quốc tế:

1. Chính sách nhân sự địa chủng:

- Tuyển các vị trí quản lý chủ yếu từ công ty mẹ cho công ty con.

- Ưu:

+ Bản địa thiếu nguồn nhân lực cao cấp.

+ Duy trì sự thống nhất về văn hoá công ty.

+ Trường hợp công ty muốn chuyển giao lợi thế cạnh tranh từ công ty mẹ sang công ty con.

- Nhược:

+ Không khuyến khích nhân viên bản địa cố gắng.

+ Khó và mất thời gian để hoà nhập được với văn hoá bản địa.

Chiến lược phù hợp là chiến lược quốc tế.

2. Chính sách nhân sự đa tâm:

- Nhân sự được tuyển dụng tại nước bản địa.

- Ưu:

+ Tránh được vấn đề về hiểu văn hoá bản địa.

+ Giảm chi phí : chi phí cho nhà quản lý từ công ty mẹ thường rất cao.

- Nhược:

+ Nhà quản lý không có cơ hội có kinh nghiệm quốc tế.

+ Thiếu sự cộng tác giữa công ty mẹ và công ty con.

+ Khó để chuyển giao lợi thế từ công ty mẹ sang công ty con.

Chiến lược phù hợp là chiến lược đa nội địa.

3. Chính sách nhân sự địa tâm:

- Tuyển dụng nhân viên tốt nhất cho vị trí đó không kể quốc tịch.

- Ưu:

+ Sử dụng nguồn nhân lực tốt nhất.

+ Xây dựng được hệ thống các nhà quản lý quen làm việc trong môi trường quốc tế.

+ Gia tăng giá trị cho công ty từ kinh nghiệm, tính kinh tế do địa điểm, chuyển giao lợi thế từ các địa phương khác nhau.

- Nhược:

+ Nước có công ty con có thể yêu cầu tuyển dụng nhân viên bản địa.

+ Chi phí có thể cao hơn: chi phí đào tạo và chuyển đổi vị trí.

+ Càn có chính sách thu nhập tiêu chuẩn hoá la một việc khó khăn.

Chiến lược phù hợp là chiến lược toàn cầu và xuyên quốc gia.

II. Các vấn đề phát sinh đối với nhà quản lý xa quê và cách giải quyết

- Người bạn đời không thể thích nghi được với điều kiện mới

- Nhà quản lý không thích nghi được.

- Các vấn đề gia đình khác.

- Khó khăn về đời tư hoặc tình cảm của nhà quản lý.

- Không có khả năg giải quyết các trách nhiệm khó khăn ở nước ngoài.

- Khó khăn với môi trường mới.

- Thiếu khả năng kĩ thuật

III. Chính sách lương thưỏng: Các công ty thường đưa ra những ưu đãi cho các vị trí quản lý để họ chấp nhận những cương vị công tác ở các chi nhánh nước ngoài. Hình thức phổ biến nhất là tiền thưởng, có tể dưới hình thức trả tiền một lần hoặc thêm vào lương trả hàng kì.

NGHIỆP VỤ II

PHẦN 1: KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

1. Khái niệm về kinh doanh xuất nhập khẩu:

Kinh doanh xuất nhập khẩu là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa và các dịch vụ kèm theo hàng hóa giữa các chủ thể có trụ sở thương mại đạt tại các quốc gia khác nhau.

2. Đặc điểm của kinh doanh xuất nhập khẩu:

2.1 Đặc điểm về chủ thể của kinh doanh xuất nhập khẩu

Chủ thể của hoạt động là những thương nhân có quốc tịch khác nhau - trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác nhau.

2.2 Đặc điểm về hàng hóa và sự di chuyển của nó trong kinh doanh xuất nhập khẩu

- Đặc điểm về hàng hóa: hàng hóa đối tượng của giao dịch xuất, nhập khẩu, phải được pháp luật quốc gia của các bên cho phép mua bán.

- Đặc điểm về sự di chuyển của hàng hóa trong kinh doanh xuất nhập khẩu

+ Phải hoàn tất thủ tục hải quân cho hàng hóa khi nó được xuất khẩu hoặc nhập khẩu ra/ vào biên giới hải quan của một quốc gia

+ Do khoảng cách địa lý, chi phí vận chuyển và bảo hiểm trở nên rất quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật những biến động của thị trường vận tải, bảo hiểm để tránh những tổn thất không đáng có do chi phí vận tải, bảo hiểm thay đổi

2.3 Đặc điểm về đồng tiền và phương thức thanh toán

- Đồng tiền thanh toán trong kinh doanh xuất, nhập khẩu: có thể là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên.

- Phương thức thanh toán trong kinh doanh xuất, nhập khẩu:

+ Về nguyên tắc rủi ro trong thanh toán quốc tế cao hơn trong nước. Doanh nghiệp phải tiên lượng trước những rủi ro, chi phí mà mình có thể hải đối mặt khi quyết định lựa chọn một phương thức thanh toán nào đó.

+ Các phương thức thanh toán quốc tế, có những quy tắc và chuẩn mực riêng, việc am hiểu những quy tắc này là cần thiết để giúp hạn chế rủi ro và tăng hiệu quả của khâu thanh toán.

2.4 Đặc điểm về luật và phương pháp giải quyết tranh chấp trong kinh doanh xuất nhập khẩu: luật áp dụng cho hoạt động trong mua bán ngoại thương đa dạng và phức tạp hơn so với mua bán trong nước. Đó là hoạt động có thể được điều chỉnh bởi luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế. Những tranh chấp trong thương mại quốc tế thường được giải quyết bằng nhiều cách như: thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại, tòa án kinh tế...

3. Nột dung của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu hay nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện các công việc sau đây

- Chuẩn bị: Đây là công việc có vị trí quan trọng, quyết định phần lớn đến kết quả của thương vụ. Trong bước này, doanh nghiệp phải thu thập thông tin về thị trường và hàng hóa, lên phương án kinh doanh, phương án đàm phán.

- Đàm phán và ký kết hợp đồng: đây là công việc nhằm biến dự định, mục tiêu của doanh nghiệp thành những thỏa thuận cụ thể.

- Tổ chức thực hiện hợp đồng: đây là bước cụ thể hóa những thỏa thuận thành kết quả cuối cùng. Kết thúc bước này mới có thể xác định, giao dịch của doanh nghiệp có mang lại kết quả như mong đợi hay không.

Chương 2: Hợp đồng và các điều kiện giao dịch trong kinh doanh xuất nhập khẩu

Câu 1: Khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế( Hợp đồng ngoại thương, hợp đồng xuất nhập khẩu)

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng được kí kết giữa các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.

Câu 2: Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Chủ thể của hợp đồng: trụ sở kinh doanh của hai bên phải được đăng kí tại hai quốc gia khác nhau.

- Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa, dịch vụ được chuyên chở ra khỏi biên giới hai hay nhiều quốc gia. Để xuất hay nhập hàng hóa, dịch vụ cẩn thiết phải thực hiện một số thủ tục hải quan do luật mỗi quốc gia qui định.

- Đồng tiền thanh tóan trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là ngoại tệ đối với một hay cả hai bên kí kết hợp đồng. Đồng tiền có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, hoặc là của nước thứ ba tùy theo thỏa thuận của các bên.

- Luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là luật quốc gia hay điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên kí kết hợp đồng.

Câu 3: Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán quốc tế

- Thể hiện ý chí thực sự thỏa thuận của các đương sự

Hợp đồng mua bán quốc tế trước tiên phải thể hiện ý chí thực sự thỏa thuận của các bên kí kết, đó chính là sự thỏa thuận mua và bán. Người bán nhất trị giao hàng mà người mua muốn mua, người mua nhận hàng và trả tiền theo cam kết. Song sự thỏa thuận ý chí đó có hiệu lực pháp lí khi nó không vi phạm các trường hợp do pháp luật ngăn cấm như: có sự cưỡng bức, có sự lừa dối, có sự nhầm lẫn.

- Tư cách pháp lí của chủ thể kí kết

Hợp đồng mua bán quốc tế được coi là hợp pháp khi chủ thể của hợp đồng hợp pháp tức là có năng lực pháp luật và người kí kết hợp đồng có năng lực hành vi và thẩm quyền kí kết hợp đồng. Trong đó, chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lí của họ được xác định theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.

Chủ thể của bên Việt Nam phải là thương nhân được phép mua bán hàng hóa trực tiếp với nước ngoài.

- Đối tượng kí kết hợp đồng

Đối tượng kí kết hợp đồng phải hợp pháp tức là hàng hóa phải được phép mua bán theo pháp luật của quốc gia bên mua và bên bán.

- Hình thức và nội dung của hợp đồng phải hợp pháp

Hợp đồng phải bao gồm các điều kiện và các điều khoản bắt buộc nếu thiếu một trong các điều kiện và điều khoản thì hợp đồng xem như chưa được kí kết.

Luật pháp của mốt số quốc gia trên thế giới có những qui định khác nhau về thức của hợp đồng. Tuy nhiên theo quy định của Luật thương mại Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ có hiệu lực khi được hình thành bằng văn bản dù cho mọi sự thay đổi, bổ sung hay thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

Câu 4: Kết cấu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Trình bày và phân tích

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm 3 phần:

Phần đầu: tên gọi hợp đồng, ngày tháng, tên các bên tham gia.

Phần hai: Các điều khoản và điều kiện

Nhóm điều kiện về hàng hóa:

Điều khoản 1: Hàng hóa

Điều khoản 2: Chất lượng

Điều khoản 3: Số lượng

Điều khoản 4: Bao bì và ký mã hiệu

Điều khoản 5:Bảo hành

Nhóm điều kiện về tài chính

Điều khoản 6: Giá cả

Điều khoản 7: Thanh toán

Nhóm điều kiện vận tải, giao nhận

Điều khoản 8: Giao hàng

Điều khoản 9: Bảo hiểm

Nhóm điều kiện pháp lý

Điều khoản 10: Phạt vi phạm

Điều khoản 11: Bất khả kháng

Điều khoản 12: Khiếu nại

Điều khoản 13: Trọng tài

Điều khoản 14: Luật áp dụng

Phần cuối hợp đồng : Điều khoản chung gồm hiệu lực của hợp đồng, ngôn ngữ của hợp đồng, qui định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng, chữ kí và con dấu trên hợp đồng.

Câu 5: Các phương pháp thành lập điều kiện tên hàng: Trình bày, trường hợp sử dụng, ví dụ minh họa

Nhằm đáp ứng các yêu cầu về mô tả hàng hóa, về cơ bản các thương nhân sử dụng tên thương mại của hàng hóa trên thị trườngv và có sự kết hợp với các thông tin cần thiết khác nhằm diễn đạt chính xác, cụ thể đối tượng mua bán. Như vậy, điều kiện tên hàng được mô tả bằng tên thương mại của hàng hóa kết hợp với:

a. Tên thông thường hoặc tên khoa học của hàng hóa

- Tên thông thường là tên gọi của hàng hóa được sử dụng như thói quen và thường chỉ phổ biến trong một nước hoặc một khu vực địa lí.

- Tên khoa học của hàng hóa là tên gọi của hàng hóa trong các lĩnh vực y tế, hóa chất, động - thực vật học...

- Ví dụ:

1. Vitesortol, thường được gọi là Vitamin C ( tên khoa học: Ascortic Acid)

2. Ground - nut kernels, New corp 1998 ( tên khoa học: Arachis Hypogeal)

- Trường hợp sử dụng: nguyên liệu, nông sản, dược phẩm, hóa chất, cây giống.

b. Nhãn hiệu hàng hóa

- Nhãn hiệu hàng hóa có thể từ ngữ hình ảnh, hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Nhãn hiệu thương mại là tài sản của doanh nghiệp và là đối tượng được bảo hộ theo luật bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.

- Ví dụ: Tiger Beer, Tide Detergent, Rinnai - nhãn hiệu bếp ga.

- Các thương nhân có thể sử dụng thuật ngữ " Brand"( nhãn hiệu) và ghi rõ thời hạn sản xuất hoặc thời hạn sử dụng khi sử dụng phương pháp mô tả này.

- Trường hợp sử dụng: cho những mặt hàng có nhãn hiệu nổi tiếng hoặc những hàng hóa có nhiều nhãn hiệu khác nhau.

c. Tên địa phương nơi sản xuất hàng hóa, tên gọi xuất xứ

Tên địa phương sản xuất ra hàng hóa có thể là tên gọi xuất xứ của hàng hóa, hoặc tên gọi theo thói quen, hoặc tên gọi do hai bên thỏa thuận để phân biệt những hàng hóa sản xuất tại các địa phương khác nhau.

Ví dụ: Vin de Bordeux (Wine of Bordeux), Vietnamese Rice, Thai Nguyen Tea.

Trường hợp sử dụng: mua bán các sản phẩm là lâm thổ sản, đặc sản xủa một địa phương hay một khu vực địa lí, các sản phẩm nổi tiếng gắn liền với tên gọi xuất xứ.

d. Tên nhà sản xuất hay hãng sản xuất

Trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất kinh doanh sử dụng tên đăng kí kinh doanh (hoặc tên giao dịch) để đăng kí nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình. Do vậy, nhãn hiệu thương mại của hàng hóa chính là tên của người sản xuất hay hãng sản xuất

Ví dụ: Honda Motorcycle, Ford car, Compaq Computer.

Trường hợp sử dụng: các sản phẩm của các nhà sản xuất nổi tiếng hoặc các loại sản phẩm có nhiều hãng sản xuất.

e. Qui cách chính của hàng hóa

Qui cách hàng hóa là khái niệm dùng để chỉ chất lượng của hàng hóa. Qui cách của hàng hóa là những qui định về mặt chất lượng của hàng hóa như tính năng, tác dụng, công suất, hiệu suất, hiệu năng, kích cỡ, màu sắc.

Các thương nhân nên lựa chọn một số qui cách của hàng hóa nhằm mô tả cụ thể chính xác hơn loại hàng hóa tiến hành giao dịch.

Ví dụ: 100cc Dream HonDa Motorcycle, 21in Sony color TV set, 4 - seat Ford car.

Trường hợp sử dụng: áp dụng cho việc mua bán các loại máy móc, thiết bị đa dạng chủng loại, kích cỡ, công suất.

f. Công dụng chính của hàng hóa

Công dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng của hàng hóa trong một công việc nhất định.

Ví dụ: Lưỡi cưa gỗ có dầu

Trường hợp sử dụng: áp dụng cho việc mya bán các hàng hóa có công dụng đặc biệt hoặc những hàng hóa có nhiều công dụng, máy móc thiết bị công dụng.

g. Mã số hàng hóa trong bản danh mục hàng hóa thống nhất

Để thuận lợi cho việc theo dõi, thống kê và quản lí hàng hóa, các tổ chức trên thế giới và cơ quan quản lí hàng hóa xuất nhập khẩu của các quốc gia đã hình thành Bảng Danh mục hàng hóa kèm theo mã số của từng mặt hàng có tính thống nhất trên phạm vi quốc gia và quốc tế.

Đây là các thành lập tên hàng tương đối chính xác nhưng đòi hỏi phải có sự hiểu biết nhất định về mã số hàng hóa trong các bảng danh mục hàng hóa.

- Bảng thuế Brussel

- Bảng phân loại hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế SITC

- Bảng hệ thống mã số phân loại hàng hóa điều hòa - Bảng HS

Ví dụ: Motorcycle, code 8712, Normal bicycle, code 8711

Air - conditioner, code 8415

Trường hợp sử dụng : áp dụng cho các sản phẩm công nghiệp chế tạo hoặc các hàng hóa có tính tiêu chuẩn hóa cao trên thế giới. Đặc biệt, trong điều kiện các bên am hiểu tập quán thương mại và thủ tục xuất nhập khẩu của cả hai bên hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lí xuất nhập khẩu.

Câu 6 : Điều kiện chất lượng

a. Chất lượng hàng hóa là tổng hợp cáca chỉ tiêu, các tính chất đảm bảo cho giá trị sử dụng của hàng hóa có thể làm thỏa mãn được những yêu cầu của người tiêu dùng trongc ác môi trường kinh tế nhất định.

Đặc điểm của chất lượng hàng hóa : trong hoạt động thương mại chất lượng hàng hóa là sự tổng hợp tổ chát bên trong và hình thái bên ngoài của hàng hóa. Cụ thể :

- Tổ chất bên trong, bao gồm các thuộc tính tự nhiên như tính năng (như lý tính, hóa tính, tính chất cơ lý hóa....), tác dụng (công dụng, hiệu suất, độ bền, an toàn, loại nguyên vật liệu sử dụng....).

- Hình thái bên ngoài bao gồm kiểu dáng, màu sắc, kết cấu, kích thước (chiều rộng, cao, thể tích...) của hàng hóa.

b. Nội dung và trường hợp sử dụng các phương pháp quy định chất lượng sau đây :

(1) Theo hàng mẫu

Là việc xác định chất lượng của toàn bộ lô hàng căn cứ vào một số ít hàng hoặc một vài đơn vị hàng hóa được lấy ra làm mẫu. Mẫu hàng phải đủ lớn để phản ánh và đại diện cho chất lượng của cả một lô hàng. Và mẫu này do người bán đưa ra và được người mua chấp nhận khi người mua chào hàng, hoặc người mau đặt hàng.

Trường hợp sử dụng : sử dụng mua bán các loại hàng hóa khó tiêu chuẩn hóa, và khó mô tả có khối lượng không đáng kể và trị giá hàng mẫu không quá cao. Cụ thể như hàng mỹ nghệ, hàng nông sản, hàng công nghiệp nhẹ (dệt may, giày da....)

(2) Theo tiêu chuẩn chất lượng

Tiêu chuẩn chất lượng là những qui định về sự đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua một hệ thống các chỉ tiêu chất lượng.

Chỉ tiêu chất lượng là những đặc trưng về mặt lượng của các tính chất trong một sản phẩm

(các tính chất cơ, lí, hóa, sinh học...) của sản phẩm thường được đo lường bằng các con số như m, kg, cường độ, công suất, độ ẩm.

Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm có thể được quy định bởi hãng sản xuất (tiêu chuẩn nhà máy), bởi địa phương, ngành (tiêu chuẩn y tế, tiêu chuẩn công nghiệp), quốc gia (tiêu chuẩn Việt Nam).

Theo thời gian chất lượng sản phẩm được nâng cao do đó tiêu chuẩn chất lượng đặt ra cho sản phẩm không có tính cố định mà có thể có những thay đổi. Khi thành lập điều khoản dựa vào tiêu chuẩn sản phẩm cần ghi đầy đủ những thông tin cần thiết về tiêu chuẩn : đó là số hiệu tiêu chuẩn, cơ quan cấp tiêu chuẩn và ngày tháng cấp tiêu chuẩn.

Ví dụ : Xi măng P.500 theo TCVN 140/84 Bằng với mức chất lượng của xi măng P.400 theo TCVN 2232/77.

(3) Chỉ tiêu tương đối : FAQ, GMQ

- Thực chất của phương pháp này là việc sử dụng một số chi tiết phỏng chừng do một số tổ chức thương mại đưa ra nhằm tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Chỉ tiêu phỏng chừng được sử dụng thường là chỉ tiêu FAQ (chất lượng bình quân khá) và GMQ ( chất lượng tiêu thụ tốt)

- Theo tiêu chuẩn FAQ : người bán hàng ở một cảng nhất định phải giao hàng theo chất lượng không thấp hơn chất lượng bình quân của loại hàng đó vẫn thường được gửi ở cảng đó, trong một thời kì nhất định. Việc xác định chất lượng bình quân được tiến hàng bằng cách trong thời gian đó, cứ có mỗi lô hàng được gửi đến từ một cảng nhất định người ta đều tiến hành lấy mẫu. Đến hết thời gian đó người ta tổng hợp lại và tính ra mẫu bình quân.

- Tiêu chuẩn GMQ : Người bán phải giao hàng hóa có chất lượng thông thường được mua bán trên thị trường mà một khách mua bình thường, sau khi xem xét đầy đủ có thể chấp nhận. Nếu hàng hóa có nhiều công dụng khác nhau mà người mua không nói rõ ý định sử dụng của mình đối với hàng hóa đó thì người bán có quyền giao hàng miễn sao đáp ứng được một trong các công dụng đó.

Ví dụ :Vietnamese black peppers, corp 1998 ( FAQ standard)

Trường hợp sử dụng: đối với một số mặt hàng khó tiêu chuẩn hóa và chất lượng không ổn định ( phụ thuộc nhiều vàot yếu tố tự nhiên) như các sản phẩm nông sản, nguyên liệu ( cà phê, chè, lúa mạch...)

(4) Mô tả quy cách của hàng hóa

Qui cách hàng hóa là một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh chất lượng hàng hóa (thành phần hóa học, công suất, vận tốc, kích cỡ, trọng lượng...)

Qui cách hàng hóa là các chỉ tiêu được các thương nhân thỏa thuận trong giao dịch thương mại.

Ví dụ: mô tả chất lượng cà phê Robusta

Qui cách hàng hóa: Độ ẩm: 13,5%

Hạt cỡ nhỏ: tối đa 5%

Hạt không nguyên: tối đa 3%

Tạp chất: tối đa 1%

Trường hợp sử dụng: sử dụng khá phổ biến trong mua bán nhiều hàng hóa vì tính đơn giản, dễ vận dụng, cụ thể và có tính linh họat cao. Tuy nhiên phương pháp này tương đối phức tạp nên dễ gây nhầm lẫn.

(5) Theo tài liệu kĩ thuật

Tài liệu kĩ thuật là tập hợp các bản vẽ kĩ thuật (bảng thiết kế chi tiết, cấu tạo và nguyên vật liệu), các sơ đồ lắp ráp, bản thuyết minh các tính năng và tác dụng ( công suất thiết kế, chức năng), bản hướng dẫn sử dụng (qui trình vận hành, bảo hành, bảo dưỡng...) các mô hình, kiểu dáng.

Trường hợp sử dụng: sử dụng trong mua bán hàng các loại hàng hóa kĩ thuật cao như máy móc, thiết bị, hàng công nghiệp, thiết bị đo đạc.... đây là các sản phẩm có kết cấu phức tạp, yêu cầu nghiêm khắc về nguyên vật liệu và thiết kế.

Câu 7: Điều kiện số lượng

a. Phương pháp quy định điều kiện số lượng: quy định chính xác và quy định phỏng chừng về số lượng

- Phương pháp quy định số lượng chính xác: qui định cụ thể về số lượng hàng hóa trong giao dịch. Các thương nhân phải tuân thủ chặt chẽ qui định số lượng này nếu không có thỏa thuận gì khác.

- Trường hợp sử dụng: trong việc mua bán các loại hàng hóa sử dụng đơn vị số đếm (chiếc, cái, bộ...). Ví dụ: " số lượng 10 cái"

- Phương pháp qui định số lượng phỏng chừng: qui định số lượng hàng hóa trong một giới hạn nhất định, thường bao gồm: số lượng cơ bản, giới hạn thấp nhất, giới hạn cao nhất về số lượng hàng hóa. Khoảng chênh lệc giữa số lượng cơ bản với số lượng tối đa, số lượng tối thiểu gọi là dung sai về số lượng. Các thương nhân có thể nhận một số lượng hàng hóa nằm trong giới hạn cho phép. Các nội dung nên qui định rõ:

+ số lượng cơ bản

+ dung sai về số lượng hàng hóa. Có thể sử dụng các cách ghi sau: khoảng chừng, xấp xỉ, hơn kém, cộng trừ, độ khoảng - gần. Trong trường hợp không nêu rõ dung sai của hàng hóa thì dung sai có thể được giải thích theo tinh thần của Công ước Viên là + 10%

+ qui định về quyền chọn dung sai khi thực hiện: do người bán chọn "at seller's option", do người mua chọn" at buyer 's option", do bên nào thuê tàu chọn "at chaterer'soption".

+ qui định giá hàng của khoản dung sai, nhằm loại trừ khả năng một trong hai bên sẽ lợi dụng sự biến động của giá để làm lợi cho mình bằng cách sử dụng khoảng dung sai hợp lí.

Ví dụ: " Số lượng :10.000 tấn (+ 10% at sell's option)

- Phân biệt với tỷ lệ hao hụt tự nhiên

Trường hợp sử dụng:

+ mua bán các loại hàng hóa có khối lượng lớn

+ mặt hàng thường được sản xuất với qui mô lớn, việc cân đong hàng khó đảm bảo chính xác tuyệt đối.

+ việc thuê phương tiện chuyên chở thường gặp khó khăn nhất định.

Ví dụ: việc mua bán các loại ngũ cốc, các loại vật liệu có nguồn gốc từ khoáng sản.

b. Phương pháp quy định điều kiện trọng lượng: trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh, trọng lượng lí thuyết, trọng lượng thương mại

- Trọng lượng cả bì: trọng lượng hang được tính bằng trọng lượng của chính hàng hóa đó cộng với trọng lượng của tất cả các loại bao bì kèm theo. Trọng lượng này là căn cứ cho việc thực hiện hợp đồng của bên bán đồng thời việc thanh tóan tiền hàng của bên mua.

- Áp dụng đối với các loại hàng hóa có đặc điểm là trọng lượng bao bì không đánh kể hoặc giá trị của bao bì tương đương với giá trị của hàng hóa, hoặc các loại hàng hóa khó xác định chính xác trọng lượng của bao bì.

- Trọng lượng tịnh: Trọng luơnựg hàng hóa được tính bằng trọng lượng cả bì trừ trọng lượng của các loại bao bì kèm theo (trọng lượng của các vật liệu làm bao bì)

- Việc xác định trọng lượng cả bì tương đối đơn giản còn việc lựa chọn phương pháp xác định trọng lượng bao bì cần phải tuân theo nguyên tắc chung là: đơn giản, có độ chính xác nhất định, và không làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa cũng như tiến độ giao hàng.

- Trọng lượng lý thuyết: trọng lượng hàng hóa theo phương pháp này có thể được tính dựa trên các căn cứ như: thể tích, khối lượng riêng, hoặc có thể căn cứ vào thiết kế của hàng hóa đó...Phương pháp tính trọng lượng này có thể là đếm, đo, tính tóan...

- Áp dụng mua bán hàng hóa cồng kềng, khó cân đong, khối lượng mua bán lớn, hay những hàng hóa có tính tiêu chuẩn cao. Trọng lượng lý thuyết có ỹ nghĩa hỗ trợ cho các bên trong quá trình chuyên chở, giao nhận hàng hóa.

- Trọng lượng thương mại là trọng lượng của hàng hóa có độ ẩm tiêu chuẩn. Độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa có thể do các bên thỏa thuận, hay dựa vào tập quán mua bán (gạo 14% max, lạc 10% max)

- Trọng lượng thương mại được tính theo công thức:

Wtm: Trọng lượng thương mại của hàng hóa ( trọng lượng cần tính)

Wtt: Trọng lượng thực tế của hàng hóa (trọng lượng hàng giao nhận)

Mtc: Độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa (đã thỏa thuận)

Mtt: Độ ẩm thực tế của hàng hóa (hàng giao nhận)

- Áp dụng trong buôn bán những mặt hàng dễ hút ẩm, có độ ẩm không ổn đinh nhưng có giá trị kinh tế tương đối cao như: lông cừu, len, bông, tơ tằm...

Câu 8: Nội dung điều kiện bao bì và kí mã hiệu: Cần quy định những nội dung nào?

Điều kiện bao bì gồm các nội dung: chất lượng bao bì, phương thức cung cấp bao bì, và giá cả bao bì

- Qui định chất lượng của bao bì phải phù hợp với một phương thức vận tải nào đó. Ví dụ: bao bì thích hợp cho vận tải đường biển, bao bì thích hợp cho vận tải hàng không

- Qui định chất lượng bao bì một cách cụ thể dựa vào các yêu cầu

+ Vật liệu bao bì: bằng gỗ, màng mỏng, giấy bìa hồi, gỗ ghép, vải bạt, giấy dầu

+ Hình thức bao bì: hòm, bì, kiện, thùng, sọt, bình, lọ, cuộn

+ Kích cỡ của bao bì: kích cỡ vật lí, kích cỡ thương mại , ví dụ mỗi bao 50kg.

- Qui định đóng gói bao bì: yêu cầu về số lớp bao bì và cách thức cấu tạo mỗi lớp đó với lớp trong có mỗi mỡ và phủ giấy nến, lớp giữa làm bằng nilon, lớp ngoài là hòm gỗ mới dầy không dưới 2cm. Ví dụ mỗi bao 50kg miệng bao khâu bằng chỉ nilong chữ "X" và không dưới 12 nút.

- Qui định về cung cấp bao bì: bên bán cung cấp bao bì kèm theo hàng hóa cho bên mua, không lấy lại bao bì, bên bán ứng trứoc bao bì để đóng gói hàng hóa nhưng sau khi nhận hàng bên mua phải tar lại bao bì hoặc bên bán yêu cầu bên mua ứng gửi bao bì đến để đóng gói sau đó mới giao hàng.

- Qui định về giá cả bao bì: nếu bên bán cung cấp bao bì sau đó không thu hồi thì hai bên giao dịch thường phải thỏa thuận với nhau về việc xác định giá cả bao bì. Có cách tính giá bao bì như sau:

+ Giá của bao bì được tính vào giá cả của hàng hóa, không tính riêng. Người ta khẳng định giá hàng đã bao gồm giá của bao bì.

+ Giá cả bao bì được tính riêng do bên mua trả. Chi phí tạo nên giá cả của bao bì có thể tính theo chi phí thực tế hay có thể tính theo mức phần trăm so với giá hàng.

+ Giá cả bao bì được tính như giá cả của hàng hóa.

Qui định về kí mã hiệu: gồm có kí mã hiệu vận chuyển, kí mã hiệu chỉ thị, kí mã hiệu cảnh báo.

Câu 9: Điều kiện cơ sở giao hàng (Incoterm 2000)

a. Thế nào là điều kiện cơ sở giao hàng?

Điều kiện cơ sở giao hàng là những thuật ngữ ngắn gọn mang tính nguyên tắc để mô tả quyền hạn và nghĩa vụ của các bên mua bán đối với việc giao nhận hàng hóa. Mỗi điều kiện cơ sở giao hàng đề cập đến 3 vấn đề chủ yếu sau:

+ Trách nhiệm của mỗi bên giao dịch trong việc tiến hành các thủ tục giao hàng và nhận hàng như phương tiện vận tải, bốc hàng, dỡ hàng, thông quan, nộp thuế XNK, mua bảo hiểm...

+ Sự phân chia chi phí giữa các bên về việc giao hàng như: cước phí chuyên chở, chi phí bốc hàng, dỡ hàng, phí bảo hiểm. Hay nói cách khác hai bên thống nhất về những khoản phí nào đã nằm trong giá hàng.

+ Xác định thời điểm và địa điểm di chuyển rủi ro về tổn thất của hàng hóa từ người bán sang người mua.

b. Hệ thống hóa các điều kiện trong Incoterm 2000 (13 điều kiện, chia làm 4 nhóm: E, F, C, D)

Tên gọi và hàm nghĩa

Nhóm E: Nơi đi, gồm có điều kiện:

EXW Giao tại xưởng(....địa điểm quy định)

Nhóm F: Tiền vận chuyển chưa trả, gồm có 3 điều kiện

FCA Giao cho người chuyên chở(.....địa điểm quy định)

FAS Giao dọc mạn tàu(...cảng bốc hàng quy định)

FOB Giao lên tàu(....cảng bốc hàng quy định)

Nhóm C: Tiền vận chuyển đã trả, gồm có 4 điều kiện

CFR Tiền hàng và cước phí(......cảng đến qui định)

CIF Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí(.....cảng đến qui định)

CPT Cước phí trả tới(......nơi đến qui định)

CIP Cước phí và phí bảo hiểm trả tới(......nơi đến qui định)

Nhóm D: Nơi đến, gồm có 5 điều kiện

DAF Giao tại biên giới(.....địa điểm qui định)

DES Giao tại tàu(....cảng đến quy định)

DEQ Giao tại cầu cảng(.....cảng đến quy định)

DDU Giao chưa nộp thuế(....nơi đến quy định)

DDP Giao đã nộp thuế(......nơi đến quy định)

c. Trình bày nghĩa vụ của các bên trong 13 điều kiện cơ sở giao hàng

- EXW:Giao hàng tại xưởng (....địa điểm qui định)

=> <=

=> <=

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

=> <=

Điểm tới hạn = "tại xưởng"( trách nhiệm, rủi ro, chi phí)

- Nhóm điều kiện F: người bán trả cước vận tải chặng chính

- FAS : Giao dọc mạn tàu (.....cảng bốc qui định)

Rủi ro => <=

Trách nhiệm => <=

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

Chi phí => <=

Điểm tới hạn = "dọc mạn tàu"( trách nhiệm, rủi ro, chi phí)

- FOB: Giao hàng lên tàu(....cảng bốc hàng qui định)

Rủi ro => <=

Trách nhiệm => <=

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

Chi phí => <=

Điểm tới hạn = "lan can tàu bốc hàng"(TN, CP, RR)

- FCA : giao hàng cho người chuyên chở (....địa điểm qui định)

Rủi ro => <=

Trách nhiệm => <=

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

Chi phí => <=

Điểm tới hạn = "người chuyên chở được chỉ định"(TN, CP, RR)

Nhóm điều kiện C: Người bán trả cước vận tải chặng chính

- CFR : tiền hàng, cước phí(....cảng qui định)

Rủi ro => <=

Trách nhiệm => <=

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính Chặng vận tải sau

Chi phí F =>

ĐTH (TN,RR) = "lan can tàu bốc hàng" ĐTH (CP)= " cảng dỡ hàng"

- CPT: cước phí trả tới (..địa điểm tới qui định)

Rủi ro => <=

Trách nhiệm => <=

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính

Chặng vận tải sau

Chi phí F =>

ĐTH (TN,RR) = "người chuyên chở" ĐTH (CP)= "địa điểm đến"

- CIF :tiền hàng, phí bảo hiểm, cước phí (.....cảng đến qui định)

Rủi ro => <=

Trách nhiệm => <=

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính

Chặng vận tải sau

Chi phí F+I =>

ĐTH (TN,RR) = "lan can tàu" ĐTH (CP)= "cảng đến"

- CIP: cước phí và bảo hiểm trả tới đích (.....địa điểm đích qui định)

Rủi ro => <=

Trách nhiệm => <=

Chặng vận tải trước Chặng vận tải chính

Chặng vận tải sau

Chi phí F+I =>

ĐTH (TN,RR) = "người vận tải" ĐTH (CP)= "địa điểm đến"

- DAF : giao tại biên giới (....địa điểm qui định)

=> <=

=> <=

Chặng vận tải chính

=> <=

Rủi ro

Trách nhiệm

Chặng vận tải trước

Chặng vận tải sau

Chi phí

ĐTH (TN, RR, CP) = "địa điểm biên giới"

- DES : giao tại tàu ( ........cảng đến qui định)

=>

<=

=> <=

Chặng vận tải chính

=> <=

Rủi ro

Trách nhiệm

Chặng vận tải trước Chặng vận tải sau

Chi phí

ĐTH (TN, RR, CP) = "cảng đến qui định"

- DEQ : giao tại cầu cảng đến (.......cảng đến qui định)

=> <=

=> <=

Chặng vận tải chính

=> <=

Rủi ro

Trách nhiệm

Chặng vận tải trước

Chặng vận tải sau

Chi phí

ĐTH (TN, RR, CP) = "trên cầu cảng đến"

- DDU: giao dịch đích chưa thông quan nhập khẩu(......nơi đến qui định)

=>

=>

Chặng vận tải chính

=>

Rủi ro

Trách nhiệm

Chặng vận tải trước Chặng vận tải sau

Chi phí

ĐTH (TN, RR, CP) ĐTH(TN,RR,CP)

= "địa điểm đích qui định"

- DDP :giao tới đích đã nộp thuế(.....đích qui định)

=>

=>

Chặng vận tải chính

=>

Rủi ro

Trách nhiệm

Chặng vận tải trước

Chặng vận tải sau

Chi phí

ĐTH (TN, RR, CP) ĐTH(TN,RR,CP)

= "địa điểm đích qui định"

d. So sánh nghĩa vụ của các bên trong điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau

Do câu này không biết nên so sánh cái gì vì khi chia ra từng cặp so sánh thì quá nhiều. Chỉ cần dựa vào sơ đồ trên là nhận thấy so so sánh luôn. Ví dụ so sánh về nghĩa vụ người bán trong hai điều kiện cơ sở giao hàng FOB và CIF theo thầy bày thì cách so sánh như sau:

Giống: trong cả hai điều kiện cơ sở giao hàng này người bán có nghĩa vụ làm các công việc kể từ bán hàng cho đến khi thông quan giao hàng qua lên tàu. Đây chính là điểm phân chia trách nhiệm chung cuả hai điều kiện cho người bán.

Khác: so với điều kiện FOB thì điều kiện CIF phải làm công việc thuê tàu, và mua bảo hiểm chịu chi phí cho vận tải chính tức là chuyên chở hàng đến cảng quy định.

e. Phương pháp quy dẫn giá từ điều kiện giao hàng này sang điều kiện giao hàng khác

Phương pháp quy dẫn giá dựa vào một số công thức như sau:

FOB = CIF { 1- R(1+ I)}- F

FOB = CFR - F

FCA = CIP{1- R(1+I)} -F

FCA = CPT - F

Câu 10: Phương pháp quy định điều kiện thời hạn giao hàng

Thời gian giao hàng là thời hạn người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

- Qui định thời hạn giao hàng cụ thể

Sử dụng một hoặc vài các yếu tố như ngày, tuần, tháng, quý, năm để diễn đạt thời hạn giao hàng:

+ Qui định một ngày giao hàng cố định nào đó. Ví dụ: "time of shipment: 100kgs on 12/20/2005 and 200kgs on 10/30/2005"

+ Qui định thời hạn cuối cùng phải hoàn thành việc giao hàng.Ví dụ: "Time of shipment: not later than Decamber 25th2005"

+ Qui định một khoảng thời gian cho phép người bán phải hoàn thành việc giao hàng. Cách này thường được sử dụng vì nó tạo thuận lợi cho các bên liên quan. Ví dụ: Time of shipment:10000MT in 12/2005 and 5000MT in 01/2005.

- Qui định thời hạn giao hàng nhanh theo tập quán

+ Giao hàng nhanh

+ Giao hàng theo tập quán

+ Giao càng sớm càng tốt

+ Giao hàng trong khoảng thời gian sau khi kí hợp đồng

- Qui định thời hạn giao hàng phụ thuộc vào một yếu tố nào đod

Các thương nhân thường ràng buộc thời gian giao hàng với một điều kiện hoặc một nghĩa vụ nào đó mà người mua hoặc người bán phải thực hiện. Như vậy, nếu điều kiện đã nêu trong hợp đồng được thỏa mãn người bán mới phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Chẳng hạn:

+ Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên

+ Giao hàng khi có khoang tàu

+ Giao hàng sau khi nhận được L/C

+ Giao hàng khi nào xin được giất phép xuất khẩu.

Câu 11: Phương pháp quy định điều kiện thời điểm giao hàng

Địa điểm giao hàng là địa điểm di chuyển rủi ro về tổn thất hàng hóa từ người bán sang người mua. Địa điểm này gắn liền với điều kiện cơ sở giao hàng theo Incoterm 2000. Nhìn chung, các điều kiện cơ sở giao hàng đã xác định rõ địa điểm giao hàng, ví dụ FOB Hai Phong port. Việc qui định địa điểm giao hàng có thể tại các địa điểm như:

Cảng ( ga) giao hàng

Cảng (ga) đến

Cảng bốc hàng

Cảng (ga) chuyển tải

Cảng (ga) thông quan

Cảng dỡ hàng

+ Qui định một địa điểm hay nhiều địa điểm

Ví dụ : Port of loading: Hai Phong Port hay port of loading: Danang port/Saigon port

Port of destination: London hoặc port of discharge: Liverpool/ Hamburg

Việc xác định một địa điểm hay nhiều địa điểm tùy thuộc vào nhu cầu của các bên mua bán, đặc biệt phụ thuộc vào khối lượng hàng mua bán và tuyến đường chuyên chở.

+ Qui định địa điểm khẳng định hay địa điểm lựa chọn

Ví dụ: port of loading: Danang port or Quinhon port at seller's option

Port of destination: European main ports at Buyer's option

Câu 12: Phương pháp qui định điều kiênh thông báo giao hàng

Thông báo giao hàng qui định vấn đề thông báo nhằm hỗ trợ cho việc giao hàng và các công việc liên quan

+ Thông báo trước khi giao hàng

Người bán tiến hành thông báo trước khi giao hàng nhằm thông báo cho người mua biết về việc hàng đã sẵn sàng để giao, yêu cầu người mua thuê phương tiện chuyên chở đến nhận hàng. Người mua có thể thông báo trước khi giao hàng nhằm thông báo giao hàng dự kiến tàu đến, các thông số về con tàu đã thuê hay hướng dẫn phương thức bốc hàng lên tàu.

+ Thông báo kết quả giao hàng

Trong các hợp đồng giao hàng từ cảng đi - các hợp đồng hàng được giao cho người chuyên chở trong khi không có mặt của người mua, các hợp đồng mà người mua thuê phương tiện vận tải (điều kiện E, F), hoặc các hợp đồng mà người bán phải tổ chức việc chở hàng (các điều kiện C) người bán chỉ có thể thông báo kết quả giao hàng một khi nắm được vận đơn đường biển hay ít nhất là biên lai thuyền phó.

Trong hợp đồng giao hàng ở nơi đến (điều kiện D), thông báo giao hàng vẫn phải được thực hiện khi hàng được giao hàng lên phương tiện vận chuyển như trong trường hợp trên.

Nội dung của mỗi thông báo trên phụ thuộc vào từng tình tiết giao dịch cụ thể. Do vậy, điều kiện thông báo giao hàng thường bao gồm các nội dung: tình huống thông báo, thời hạn gửi thông báo, nội dung thông báo, trách nhiệm khi thông báo không đầy đủ.

Câu 13: Phương pháp quy định điều kiện giá cả: giá cố định, linh hoạt, di động, giá quy định sau

- Giá cố định: Mức giá được thỏa thuận ngay lúc kí kết hợp đồng và mức giá đó được cố định không được thay đổi nếu không có sự thỏa thuận khác của hai bên.

Ví dụ: "unit price: USD 120/Mt FOB Danang Port Incoterm 2000"

Trường hợp sử dụng: giá cố định được sử dụng rộng rãi trong giao dịch các mặt hàng hóa bách hóa, các mặt hàng có thể chế tạo ngắn ngày, và giá ít biến động, thị trường tiêu thụ khá ổn định

- Giá linh hoạt: mức giá được xác định cụ thể vào lúc kí hợp đồng. Tuy nhiên, qui định thêm là mức giá có thể được điều chỉnh nếu có sự biến động về giá trên thị trường thế giới tại thời điểm giao hàng.

Do vậy, các bên nên thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng cơ sở để xác định sự biến động của giá (thị trường, nguồn thông tin về giá cả) và tình huống (phạm vi biến động) sẽ tiến hành điều chỉnh giá.

Trường hợp sử dụng: áp dụng khi mua bán các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp, hàng lương thực theo hợp đồng dài hạn hoặc các thương nhân có quan hệ mua bán lâu dài

- Giá di động: mức giá được xác định vào lúc kí hợp đồng, tuy nhiên vào thời điểm thực hiện hợp đồng các bên sẽ xác định một mức giá thanh tóan trên cơ sở xem xét những biến động của chi phí sản xuất quá trình thực hiện hợp đồng.

Các bên nên thỏa thuận mức giá cơ sở và các yếu tố cấu thành giá thực hiện hợp đồng, cơ cấu giá (tỷ trọng các yếu tố: chi phí sản xuất - giá nguyên vật liệu, giá nhân công, khấu hao, đồng tiền bị lạm phát...) và qui định phương pháp tính tóan giá di động sẽ được vận dụng.

Hiện nay phương pháp tính giá do Ủy ban Kinh tế châu Âu của Liên Hợp Quốc được áp dụng rộng rãi: P1= P0[ A+B(b1/b0)+C(c1/c0). Trong đó:

P1: giá cuối cùng dùng để thanh tóan

P0: giá cơ sở (được quy định khi kí hợp đồng)

A, B, C : thể hiện cơ cấo giá các yếu tố cấu thành giá A+B+C=1, lần lượt là tỷ trọng của chi phí cố định, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công

b1, c1, b0, c0: lần lượt là giá của nguyên vật liệu và tiền lương lúc xác định giá cuối cùng và lúc kí hợp đồng.

Tuy theo thực tế kinh doanh, các thương nhân có thể chi tiết hóa các khoản chi phí khác nhau đồng thời cân nhắc đến yếu tố lạm phát.

Trường hợp sử dụng: áp dụng cho các hợp đồng dài hạn, có giá trị lớn như hợp đồng mua bán các thiết bị toàn bộ, đóng tàu biển. Tổng giá trị giao dịch nên được ghi bằng số và bằng chữ.

- Giá quy định sau: mức giá không được thỏa thuận cụ thể vào lúc kí kết hợp đồng mà nó được xác định trong lúc thực hiện hợp đồng. Các bên chỉ cần thỏa thuận phương pháp tính giá, thời điểm và địa điểm tính giá.

Do vậy, các bên nên thỏa thuận thời điểm xác định giá cả, địa điểm xác định giá cả.

Trường hợp sử dụng: các mặt hàng có giá cả thương xuyên biến động, giá hàng nông sản có kinh doanh tại các Sở gia dịch hàng hóa hay những hợp đồng có thời hạn thực hiện hợp đồng dài.

Câu 14

a. - Đồng tiền tính giá: là đồng tiền dùng để ghi chép, đo lường giá trị trao đổi của hợp đồng.

+ Phương pháp lụa chọn đồng tiền tính giá:

• Giá cố định: là giá được quy định bằng con số cụ thể trong hợp đồng và không được thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng nếu không có sự thỏa thuận nào khác.

• Giá qui định sau: là giá cả không được xác định khi kí kết hợp đồng mua bán mà sẽ được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng.

• Giá linh hoạt: là giá có qui định vào lúc kí kết hợp đồng nhưng đồng thời qui định rằng nếu giá cả thị trường lúc thực hiện hợp đồng( lúc giao hàng) biến động vượt quá một mức độ nào đó thì được phép xem xét lại theo giá thị trường

• Giá di động: hay giá trượt là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả qui định ban đầu; có đề cập đến biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng.

Giá di động được tính bằng phương pháp:

Trong đó: là gía cuối cùng dùng để than toán

là giá cơ sở (được qui định khi ký hợp đồng)

A,B,C thể hiện cơ cấu giá = mức % của các yếu tố cấu thành giá. A+B+C=1 lần lượt là tỷ trọng của chi phí cố định, CP về nguyên vật liệu, CP về nhân công.

là giá của NVL và tiền lương lúc xác định giá cuối cùng và lúc ký hợp đồng.

• Giảm giá: là việc bớt đi một khoản tiền từ số tiền hàng mà người mua phải trả, nhằm khuyến khích việc mua hàng.

Căn cứ vào nguyên nhân giảm giá ta có giảm giá trả sớm, giảm giá thương mại,giảm giá số lượng, giảm giá thời vụ, giảm giá đổi hàng cũ để mua hàng mới.

Căn cứ cách tính giảm giá: giảm giá đơn, giảm giá kép, giảm giá lũy tiến, giảm giá tặng thưởng.

• Đồng tiền thanh toán: là đồng tiền mà người mua sẽ nhận được khi thanh toán

+ Phương pháp lựa chọn đồng tiền thanh toán

• Căn cứ vào phạm vi sử dụng tiền tệ: tiền tệ thế giới, tiền tệ quốc tế, tiền tệ quốc gia

• Căn cứ vào khả năng chuyển đổi của tiền tệ:

Tiền tệ tự do chuyển đổi: là đồng tiền quốc gia có thể được chuyển đổi tự do ra các đồng tiền khác.

Tiền tệ chuyển nhượng: là tiền tệ được quyền chuyển nhượng từ chủ thể này sang chủ thể khác qua hệ thống tài khoản mở ở ngân hàng

Tiền tệ Clearing: là tiền tệ quốc gia hoặc là tiền tệ quốc tế không thể chuyển đổi tự do, không thể chuyển nhượng mà chỉ dùng để ghi sổ trên tài khoản mở tại ngân hàng và không được chuyển chuyển dịch sang một tài khoản khác.

• Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ:

Tiền mặt: là tiền giấy hoặc kim loại của từng quốc gia riêng biệt

Tiền tín dụng: là tiền ghi trên tài khoản, tiền ghi sổ

• Căn cứ vào năng lực trao đổi của tiền tệ:

Tiền mạnh: là tiền tệ của một nước có năng lực trao đổi trực tiếp lấy mọi hàng hóa và dịch vụ ở bất cứ thị trường nào mà không cần phải thông qua các hiệp định giữa các chính phủ.

Tiền yếu: là tiền tệ không có năng lực trao đổi trực tiếp lấy hàng hóa và dịch vụ trên thị trường quốc tế

• Căn cứ vào mục đích sử dụng trong thanh toán:

Tiền tệ tính toán: là tiền tệ dùng để thể hiện giá cả của hàng hóa và tính toán tổng giá trị của hợp đồng

Tiền tệ thanh toán: là tiền tệ được dùng để than toán các khoản tín dụng hoặc than toán giá trị mua bán trong hợp đồng.

b. Công thức tính tỷ giá chéo:

- Xác định tỷ giá hối đoái của 2 đồng tiền yết giá trực tiếp:

- Xác định tỷ giá hối đoái của 2 đồng tiền yết giá gián tiếp:

Xác định tỷ giá của 2 đồng tiền yết giá khác nhau:

c. Các loại tỷ giá cơ bản của Việt Nam:

Tỷ giá liên ngân hàng dùng để tính thuế xuất nhập khẩu và để các ngân hàng thương mại ấn định tỷ giá kinh doanh.

Tỷ giá của ngân hàng thương mại bao gồm tỷ giá bán và tỷ giá mua được tính dựa trên tỷ giá liên ngân hàng.

• Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối:

Tỷ giá điện hối: là tỷ giá mua ngoại hối của ngân hàng trong đó ngân hàng phải chuyển ngoại hối bằng điện.

Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua ngoại hối của ngân hàng trong đó ngân hàng phải chuyển ngoại hối bằng thư

• Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế:

Tỷ giá của séc: là tỷ giá ngân hàng TM áp dụng khi mua séc ngoại tệ

Tỷ giá hối phiếu trả tiền: là tỷ giá ngân hàng TM áp dụng khi mua hối phiếu trả tiền ngay ghi bằng ngoại tệ của khách hàng

Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá ngân hàng TM áp dụng khi mua ngoại tệ của khách hàng ở dạng tiền mặt

Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá ngân hàng TM áp dụng khi mua ngoại tệ của khách hàng trong đó ngoại tệ được chuyển khoản cho ngân hàng.

• Căn cứ vào nghiệp vụ mua bán ngoại hối:

TỶ giá mua: là tỷ giá ngân hàng TM áp dụng khi mua vào ngoại hối

Tỷ giá bán: là tỷ giá ngân hàng TM áp dụng khi bán ra ngoại hối

• Căn cứ vào thời điểm giao dịch:

Tỷ giá mở cửa: áp dụng cho phiên giao dịch đầu tiên trong ngày của ngân hàng

Tỷ giá đòng cửa: áp dụng cho phiên giao dịch ngoại tệ cuối cùng trong ngày của ngân hàng

• Căn cứ vào thời điểm giao nhận:

Tỷ giá giao nhận ngay: là tỷ giá áp dụng cho giao dịch ngay trên thị trường ngoại hối

Tỷ giá giao nhận sau: hay là tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá áp dụng cho nghiệp vụ kỳ hạn trên thị trường ngoại hối.

• Căn cứ vào cách quản lý tỷ giá:

- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng trung ương qui định và công bố chính thức

- Tỷ giá thị trường: là tỷ giá được hình thành trên quan hệ cung cấu của thị trường và các yếu tố khác.

d. Các kỹ thuật đảm bảo ngoại hối trong hợp đồng:

• Mục đích: sự thay đổi giá trị của đồng tiền dẫn đến giá trị thực của các khoản phải thu, chi trong tương lai của các bên có thể thay đổi. Để tránh những tổn thất đó, trong các hiệp định, trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng mua bán ngoại thương có thể qui định điều kiện bảo lưu nhằm đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập tiền tệ, thường được gọi là điều kiện bảo đảm hối đoái.

• Phương pháp:

- Điều kiện đảm bảo vàng: có 2 cách

+ Đảm bảo theo hàm lượng vàng của đồng tiền: giá cả hàng hóa và tổng giá trị của hợp đồng dều dùng một đồng tiền để tính toán và than toán đồng thời qui định hàm lượng vàng của đồng tiền đó. Khi trả tiền nếu hàm lượng vàng của đồng tiền này thay đổi thì giá cả và giá trị của đồng tiền thay đổi

+ Giá vàng trên thị trường: giá cả hàng hóa và tổng giá trị của hợp đồng dều dùng một đồng tiền để tính toán và than toán đồng thời qui định giá vàng của đồng tiền đó trên một thị trường nhất định. Khi trả tiền nếu giá vàng của đồng tiền này thay đổi thì giá cả và giá trị của đồng tiền thay đổi

- Điều kiện đảm bảo ngoại hối:

+ Sử dụng một đồng tiền trong hợp đồng vừa làm chức năng tính toán vừa để thanh toán, đồng thời xác định tỷ giá giữa đồng tiền đó với một đồng tiền khác ( thường là đồng tiền tương đối ổn định) để đảm bảo cho hợp đồng, Khi trả tiền nếu tỷ giá đó thay đổi thì giá cả hàng hóa và giá trị của hợp đồng cũng được điều chỉnh tương ứng.

+ Trong hợp đồng qui định đồng tiền tính toán là một đồng tiền (thường là một đồng tiền tương đối ổn định) và than toán bằng một đồng tiền khác (tùy thuộc sự thỏa thuận trong hợp đồng). Khi trả tiền căn cứ vào tỷ giá của đồng tiền tính toán và đồng tiền than toán để tính ra số tiền phải trả là bao nhiêu

- Điều kiện đảm bảo theo rổ tiền tệ

+ Lựa chọn số ngoại tệ đưa vào rổ

+ Xác định tỷ giá hối đoái (thị trường nào, tỷ giá nào, thời điểm nào...)

+ Tiến hành tính toán dộ biến động của rổ tiền tệ và thực hiện điều chỉnh giá hợp đồng. Có các cách điều chỉnh sau:

Cách1: Tổng giá trị hợp đồng dược điều chỉnh căn cứ vào mức bình quân tỷ lệ biến động của tỷ giá hối đoái cả rổ tiền tệ

Cách2: Tổng giá trị hợp đồng dược điều chỉnh căn cứ vào tỷ lệ biến động của bình quân tỷ giá hối đoái của cả rổ tiền tệ vào lúc thanh toán so với lúc kí kết hợp đồng.

Câu 15: Điều kiện thời hạn thanh toán.

- Trả tiền trước: là việc người mua trả cho người bán toàn bộ hay một phần tiền hàng trước khi người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua cụ thể là trước lúc giao hàng.

- Trả tiền ngay: là việc trả tiền vào trước lúc hoặc trong lúc người bán đặt hàng hóa hay chứng từ hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua.

- Trả tiền sau: là người bán cấp tín dụng cho người mua. Cách này cho người mua hàng sau khi đã nhận hàng một thời gian qui định mới phải trả tiền hàng.

Câu 16: Phương thức thanh toán chuyển tiền

a. Khái niệm về chuyển tiền: là phương thức thanh toán quốc tế mà người chuyển tiền (người trả tiền) thông qua ngân hàng của mình gởi trả một số tiền nhất định vào tài khoản của người hưởng lợi ( người thụ hưởng) mở tại ngân hàng thuộc một quốc gia khác ( ngân hàng của người hưởng lợi)

b. Chuyển tiền trả trước:

- Khái niệm: là phương thức trong đó nhà nhập khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩu ngay sau khi ký kết hợp đồng hoặc một thời hạn trước khi giao hàng.

- Quy trình:

(1) Người nhập khẩu viết đơn yêu cầu chuyển tiền (lệnh chuyển tiền) cho người xuất khẩu

(2) Sau khi kiểm tra nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu đẻ chuyển tiền, gởi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người nhập khẩu

(3) Ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài cho bên xuất khẩu theo yêu cầu của bên nhập khẩu (bên chuyển tiền) thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài..

(4) Ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiền vào tài khoản và gởi giấy báo có cho người hưởng lợi (người xuất khẩu).

(5) Người XK giao hàng cho người NK trường hợp thanh toán tiền ứng trước và chuyển giao toàn bộ chứng từ cho người NK

-Đối với người xuất khẩu:

+ Ưu điểm: đây là phương thức đơn giản nhất, rủi ro thấp do nhà nhập khẩu trả trước, người bán được người mua cấp tín dụng trong những trường hợp người bán gặp khó khăn trong tài trợ vốn. Có khả năng đem lại lợi ích như trốn được thuế...

+ Nhược điểm:

Khó cạnh tranh vì người nhập khẩu thường không thích phương thức này ngoại trừ khi họ cần hàng gấp hoặc nhà xuất khẩu ở vị trí độc quyền.

Rủi ro từ phía đối tác: khi thanh toán được thực hiện trước khi hàng hóa được gởi đi, không có rủi ro từ phía đối tác nếu hàng hóa được nhận theo đúng thỏa thuận. Tuy nhiên rủi ro sẽ xảy ra nếu tiền không được nhận theo đúng thỏa thuận và nhà xuất khẩu đang sản xuất hàng hóa theo đúng yêu cầu của người mua nhưng người mua hủy bỏ đơn hàng trước khi thanh toán.

Rủi ro ngoại hối:Nếu đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với nhà xuất khẩu rủi ro ngoại hối xuất hiện từ ngày ký kết hợp đồng và ngày nhận tiền từ nhà nhập khẩu

- Đối với người nhập khâu

+ Ưu điểm: có thể nhận được một số ưu đãi từ phía người bán, có thể trốn được thuế, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

+ Nhược điểm: nhà nhập khẩu không có sự đảm bảo cho số tiền trả trước, không có cơ hội kiểm tra hàng hóa trước khi trả tiền cho người bán. Nếu hàng hóa không giống như hàng mẫu hoặc chất lượng qui định trong hợp đồng và không giống như thể hiện trên chứng từ hàng hóa. Lúc này thương lượng với nhà xuất khẩu để được đền bù là cách tốt nhất. Nếu không thương lượng được thì thực hiện kiện tụng làm thiệt hại về thời gian và chi phí của người nhập khẩu.

- Trường hợp áp dụng:Nhà NK ít khi sử dụng ngoại trừ Nhà XK là công ty con, hoặc nhà NK cần gấp hàng hóa và nhà XK đang ở vị trí độc quyền

c. Chuyển tiền trả ngay và trả sau:

- Khái niệm: là phương thức trong đó nhà nhập khẩu phải chuyển tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng một khoản thời gian nhất định.

- Quy trình:

(1) Người XK thực hiện việc cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ cho người nhập khẩu và chuyển giao toàn bộ chứng từ cho người nhập khẩu

(2) Người nhập khẩu viết đơn yêu cầu chuyển tiền (lệnh chuyển tiền) cho người xuất khẩu

(3) Sau khi kiểm tra nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền, gởi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toán cho người nhập khẩu

(4) Ngân hàng chuyển tiền thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển tiền cho người xuất khẩu

(5) Ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiền vào tài khoản và gởi giấy báo có cho người hưởng lợi (người xuất khẩu). Có thể trực tiếp (nếu ngân hàng đại lý đồng thời là ngân hàng của người hưởng lợi) hoặc thông qua ngân hàng trung gian và/hoặc ngân hàng của người hưởng lợi.

- Đối với người xuất khẩu

+ Ưu điểm: tăng khả năng cạnh tranh vì hầu hết các nhà nhập khẩu thường thích sử dụng phương thức này.

+ Nhược điểm:

Nhà XK gặp rủi ro do người mua có thể không muốn hoặc không thể thanh toán

Nhà XK khó có thể thu xếp nguồn vốn tài trợ trước khi giao hàng

Rủi ro ngoại hối:Nếu đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với nhà xuất khẩu rủi ro ngoại hối xuất hiện từ ngày ký kết hợp đồng và ngày nhận tiền từ nhà nhập khẩu

- Đối với nhà nhập khẩu:

+ Ưu điểm: nhà nhập khẩu có sự đảm bảo cho số tiền trả trước, có cơ hội kiểm tra hàng hóa trước khi trả tiền cho người bán. Nếu hàng hóa không giống như hàng mẫu hoặc chất lượng qui định trong hợp đồng và không giống như thể hiện trên chứng từ hàng hóa thì có thể không thực hiện việc trả tiền và trả lại hàng hóa.

+ Nhược điểm: không khuyến khích người bán thực hiện hợp đồng và khó mua hàng trong trường hợp thị trường độc quyền thuộc về người bán.

- Trường hợp sử dụng khi thị trường thuộc về người mua hàng.

Câu 17: Phương thức thanh toán nhờ thu

a. Khái niệm: là phương thức than toán trong đó tổ chức xuất khẩu sau khi đã giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó.

b. Nhờ thu trơn: là phương thức thanh toán trong đó người XK ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra không kèm theo một điều kiện nào cả. Cùng với việc gửi hàng cho người nhập khẩu, người XK gửi thẳng chứng từ hàng hóa cho người NK thông qua NH để đi nhận hàng

- Qui trình:

(1) Người xuất khẩu giao hàng và chứng từ cho người nhập khẩu. Hoặc cung ứng dịch vụ cho nhà nhập khẩu

(2) Người bán lập hối phiếu (đòi tiền người mua), lập chỉ thị nhờ thu và ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu.

(3) NH phuc vụ bên bán gởi hối phiếu của người xuất khẩu đồng thời lập và chuyển 'thư nhờ thu" cho NH đại lý của mình để thu hộ tiền từ người mua.

(4) NH đại lý (NH thu hộ, Nh xuất trình) yêu cầu người mua trả tiền(nếu là hối phiếu trả ngay) hoặc là chấp nhận hối phiếu (nếu là hối phiếu kỳ hạn)

(5) Người mua xem xét và quyết định hoặc than toán (nếu trả ngay), hoặc chấp nhận (nếu trả chậm) hoặc từ chối hối phiếu (tùy trường hợp cụ thể)

(6) NH thu hộ chuyển tiền thu được cho NH chuyển giao (nếu trả ngay) hay chuyển tờ hối phiếu đã được chấp nhận nếu trả tiền sau

(7) Tùy từng trường hợp cụ thể mà NH chuyển giao sẽ xử lý với người ủy nhiệm (nhười xuất khẩu). Chẳng hạn: thông báo những thông tin nhận được từ NH đại lý để xin chỉ thị, hoặc thông báo kết quả nhờ thu.

- Trường hợp áp dụng: Phương thức này chỉ nên áp dụng với các bên có quan hệ lâu đời và tin tưởng lẫn nhau, việc than toán tiền hàng và dịch vụ giữa công ty mẹ và công ty con, chi nhánh... sử dụng để thanh toán các khoản tiền dịch vụ (phát sinh rồi mới trả tiền, các hợp đồng mua bán có kim ngạch nhỏ, hàng khó bán...

- Ưu và nhược điểm:

+ Nhờ thu và người xuất khẩu: gặp nhiều rủi ro vì người NK có thể không trả tiền

+ Người NK: có lợi hoàn toàn

c. Nhờ thu D/A

- Khái niệm: là phương thức thanh toán trong đó người XK ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu với điều kiện người nhập khẩu phải chấp nhận hối phiếu mới nhận được chứng từ thương mại . Đến thời hạn hợp pháp người NK phải trả tiền cho người hưởng lợi hợp pháp tờ hối phiếu đã được chấp nhận.

- Quy trình:

(1) Người xuất khẩu chỉ gởi hàng cho người nhập khẩu, chứng từ gởi hàng được giữ lại.

(2) Người bán lập hối phiếu, chứng từ thương mại, lập chỉ thị nhờ thu và ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền trên cơ sở khống chế chứng từ thương mại

(3) NH phuc vụ bên bán gởi hối phiếu, chứng từ TM đồng thời lập và chuyển 'thư nhờ thu" cho NH đại lý của mình để thu hộ tiền từ người mua trên cơ sở khống chế chứng từ TM

(4) NH đại lý (NH thu hộ, Nh xuất trình) yêu cầu người mua chấp nhận hối phiếu để nhận chứng từ TM

(5) Người mua xem xét và quyết định chấp nhận thanh toán để lấy chứng từ TM

(6) NH đại lý thông báo kết quả nhờ thu cho NH nhờ thu

(7) Tùy từng trường hợp cụ thể mà NH chuyển giao sẽ xử lý với người ủy nhiệm (nhười xuất khẩu). Chẳng hạn: thông báo những thông tin nhận được từ NH đại lý để xin chỉ thị, hoặc thông báo kết quả nhờ thu.

- Ưu và nhược điểm:

+ Đối với người XK: dễ dàng chiết khấu hối phiếu đã được chấp nhận; gặp nhiều khó khăn khi người NK không chịu nhận chứng từ

+ Đối với người NK: có thể gặp rủi ro khi hàng không giống như mô tả trong chứng từ

d. Nhờ thu D/P

- Khái niệm: là phương thức thanh toán trong đó người XK ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu với điều kiện người nhập khẩu phải trả tiền hối phiếu mới nhận được chứng từ thương mại

- Quy trình:

(1) Người xuất khẩu chỉ gởi hàng cho người nhập khẩu, chứng từ gởi hàng được giữ lại. Như vậy loại hình nhờ thu này không thể sử dụng trong cung ứng dịch vụ - không có chứng từ gởi hàng

(2) Người bán lập hối phiếu, chứng từ thương mại, lập chỉ thị nhờ thu và ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền trên cơ sở khống chế chứng từ thương mại

(3) NH phuc vụ bên bán gởi hối phiếu, chứng từ TM đồng thời lập và chuyển 'thư nhờ thu" cho NH đại lý của mình để thu hộ tiền từ người mua trên cơ sở khống chế chứng từ TM

(4) NH đại lý (NH thu hộ, Nh xuất trình) yêu cầu người mua thanh toán hối phiếu để nhận chứng từ TM

(5) Người mua xem xét và quyết định thanh toán hối phiếu để lấy chứng từ TM

(6) NH xuất trình chuyển tiền thu được cho NH chuyển giao để chuyển đến cho người xuất khẩu.

(7) Tùy từng trường hợp cụ thể mà NH chuyển giao sẽ xử lý với người ủy nhiệm (nhười xuất khẩu). Chẳng hạn: thông báo những thông tin nhận được từ NH đại lý để xin chỉ thị, hoặc thông báo kết quả nhờ thu.

- Ưu và nhược điểm:

+ Đối với người XK: hạn chế được rủi ro mất hàng; gặp nhiều khó khăn khi người NK không chịu nhận chứng từ

+ Đối với người NK: có thể gặp rủi ro khi hàng không giống như mô tả trong chứng từ

Câu 18: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

a. Khái niệm: Tín dụng chứng từ là sự thỏa thuận mà NH trên cơ sở yêu cầu của bên mua cam kết sẽ trả tiền cho bên bán hay cho bất kỳ người nào được bên bán chỉ định, khi người hưởng lợi (người bán) xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán và thực hiện đúng các yêu cầu được quy định trong một văn bản gọi là thư tín dụng.

b. Quy trình:

(1) Người NK làm yêu cầu mở thư tín dụng gửi cho NH giao dịch của mình yêu cầu phát hành một thư tín dụng cho người XK hưởng.

(2) Căn cứ vào yêu cầu mở thư tín dụng trên, NH phát hành thư tín dụng sẽ phát hành một văn bản gọi là Thư tín dụng (L/C) và yêu cầu NH đại lý của mình ở nươc người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu

(3) Khi nhận được L/C từ NH phát hành, NH thông báo sẽ chuyển cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung L/C đã được phát hành

(4) Người XK kiểm tra thư tín dụng nếu thấy phù hợp với các thỏa thuận với người NK và hoặc có khả năng thực hiện được các yêu cầu đó thì tiến hành giao hàng nếu thấy không phù hợp với thỏa thuận trước đó và/ hoặc không thể đáp ứng được yêu cầu trong thư tín dụng thì phải yêu cầu người NK, NH phát hành điều chỉnh, sử đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp

(5) Sau khi giao hàng người XK lập và chuẩn bị bộ chứng từ theo yêu cầu của của thi tín dụng và xuất trình cho NH phát hành thông qua NH thông báo yêu cầu than toán trị giá L/C hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu

(6) NH thông báo gởi chứng từ sang NH phát hành

(7) NH phát hành kiểm tra bộ chứng từ xuất trình nếu thấy phù hợp vơi L/C thì tiến hành trả tiền (L/C trả ngay) hoặc chấp nhận hối phiếu (L/C trả chậm). Nếu thấy không phù hợp, có sai sót hoặc mâu thuẫn trong bộ chứng từ, NH có thể từ chối thanh toán hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu và có thể gởi lại chứng từ cho người XK

(8) NH thông báo sẽ thông báo cho người XK tiền về (trả ngay)- báo có hoặc thông báo hối phiếu được chấp nhận (trả chậm) hoặc thông báo chứng từ bị từ chối than toán

(9) NH phát hành thông báo về bộ chứng từ cho người NK và tùy trường hợp sẽ yêu cầu người NK phải trả tiền ngay hoặc nhận nợ hoặc chấp nhận thanh toán

(10) Người NK kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp những yêu cầu trong thư tín dụng và hoặc yêu cầu mở thư tín dụng của mình, hoặc nếu cần nhận hàng sẽ làm thủ tục thanh toán hoặc chấp nhận (nhận nợ) với NH để lấy chứng từ. Throng một số trường hợp người NK có thể đưa ra những lý do để từ chối chứng từ.

d. Đối với người xuất khẩu (người hưởng lợi)

Ưu điểm: - đảm bảo việc thanh toán cho người hưởng lợi bởi có sự cam kết cao từ phía ngân hàng thông qua việc cấp phát L/C

- Nhận được sự tài trợ tín dụng khi cần thiết vốn cho việc xuất khẩu hàng hoá từ các ngân hàng.

Nhược điểm: Việc thanh toán dựa trên bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng nên chỉ có những sai sót nhỏ trong xuất trình chứng từ thì việc không được thanh toán là đương nhiên trong khi đó hàng hoá đã được giao cho người nhập. Bởi đây là sự tách biệt giữa bộ chứng từ và hợp đồng xuất nhập khẩu.

Đối với người nhập:

Ưu điểm: - nếu có những rủi ro trong thanh toán tiền hàng hay nhận hàng từ nhà xuất khẩu thì có sự bảo lãnh của ngân hàng phát hành L/C đảm bảo uy tín trong thanh toán của nhà nhập khẩu.

Nhược điểm: do sự tách biệt giữa bộ chứng từ thanh toán và hợp đồng xuất nhập khẩu nên khi nhà xuất khẩu chỉ cần xuất trình bộ chứng từ thanh toán được chấp nhận bởi ngân hàng xác nhận hay ngân hàng phát hành là đã được thanh toán theo như điều kiện của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, trong khi đó những rủi ro trong giao hàng nếu xảy ra thì người nhập khẩu vẫn phải chịu.

e.L/C đối ứng, L/C giáp lưng, L/C dự phòng, L/C chuyển nhượng

 L/C đối ứng:

- Khái niệm: loại thư tín dụng này chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã mở ra. Throng L/C ban đầu thường phải ghi: "L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng với nó để cho người mở L/C này hưởng" và trong L/C đối ứng phải ghi câu: "L/C này đối ứng với L/C số ... mở ngày ... qua ngân hàng ...

- Qui trình:

- Trường hợp áp dụng: được sử dụng khi giữa 2 bên xuất nhập khẩu có quan hệ than toán trên cơ sở mua bán hàng đổi hàng - đối lưu, gia công,...

 L/C giáp lưng:

- Khái niệm: là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ, được mở ra căn cứ vào một L/C khác đã mở trước đó

- Quy trình:

- Trường hợp áp dụng:

Kinh doanh tái xuất hoặc chuyển khẩu

L/C mở trước của người NK không cho phép chuyển nhượng

Người mở muốn giữ bí mật về người NK (người mua lại hàng)

 L/C dự phòng

- Khái niệm: là loại L/C được hình thành nhằm đảm bảo quyền lợi cho người NK. NH mở L/C cam kết với người NK sẽ than toán cho họ trong trường hợp người XK không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra với điều kiện người XK phải xuát trình các chứng từ về việc không thực hiện ngĩa vụ của người NK

- Quy trình: ko thấy có ( L/C này khó nên chỉ cần hiểu khái niệm và trường hợp sử dụng là được. Vì cá L/C được đưa ra bằng một cái quy định gần giống như UCP)

- Trường hợp áp dụng:được áp dụng phổ biến ở Mỹ, Nhật trong quan hệ một bên là người đặt hàng và một bên là người sản xuất. Các khoản tín dụng mà người đặt hàng cấp cho người sản xuất như tiền đặt cọc, tiền ứng trước, chi phí mở L/C .... Chiếm tỷ trọng 10-15% tổng giá trị của đơn dặt hàng

 L/C chuyển nhượng:

- Khái niệm: là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định quyền được chuyển nhượng một phần hay toàn bộ giá trị L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên

- Qui trình

(1) NH phát hành mở thư tín dụng chuyển nhượng cho người hưởng lợi thứ 1

(2) Người hưởng lợi yêu cầu NH chuyển nhượng tiến hành chuyển nhượng cho người hưởng lợi thứ 2 qua NH thông báo tại nước của nguời hưởng lợi thứ 2

(3) Người hưởng lợi thứ 2 tiến hành giao hàng cho người NK

(4) Người hưởng lợi thứ 2 xuất trình chứng từ cho NH chuyển nhượng L/C qua NH thông báo

(5) NH chuyển thông báo cho người hưởng lợi thứ 1 về việc thay hối phiếu và hóa đơn (nếu có yêu cầu). Sau đó nhận hóa đơn và hối phiếu mới đổi từ người hưởng lợi thứ 1 (nếu có)

(6) NH chuyển nhượng tiến hành trả tiền hoặc chiết khấu bộ chứng từ cho người hưởng lợi thứ 2 và khoản chênh lệch cho người hưởng lợi thứ 1

(7) Chuyển chứng từ cho NH mở L/C

(8) NH phát hành hoàn trả tiền cho NH chuyển nhượng

(9) NH phát hành giiao dịch, đòi tiền và chuyển chứng từ cho người NK

- Trường hợp áp dụng: trong việc bán hàng trung gian

Câu 19: Khiếu nại

- Khái niệm: khiếu nại là việc một bên yêu cầu bên kia phải giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà bên kia đã gây ra hoặc những sự vi phạm điều đã được thỏa thuận trong hợp đồng MBNT

- Nội dung của điều kiện khiếu nại cần phải quy định:

+ Thể thức khiếu nại

+ Thời hạn khiếu nại

+ Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan

+ Cách thưc giải quyết khiếu nại

- qui định và tác dụng của các điều kiện khiếu nại:

(1) Qui định về thể thức khiếu nại:

+ Bằng văn bản và gồm có những chi tiết sau: tên của hàng hóa khiếu nại, khiếu nại về vấn đề gì chất lượng hay số lượng, lý do khiếu nại,yêu cầu cụ thể và cách thức giải quyết

+ Các giấy tờ liên quan đến giao dịch: hợp đồng, các thư từ giao dịch...

Hồ sơ gốc đó chính là hợp đồng mua bán ngoại thương

- Hồ sơ pháp lý ban đầu là căn cứ pháp lý đầu tiên để xác định trách nhiệm của các bên liên quan. Hồ sơ gồm nhiều loại bằng chứng có thể là chứng từ hay hiện vật trong đó cần chú ý: vận đơn đường biển, biên bản giám định, giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng hay trọng lượng, mẫu hàng tổn thất.... Tất cả các bằng chứng này đều phải dẫn chiếu đến số hiệu của hợp đồng, số hiệu của các chứng từ vận tải có liên quan

+ Các chứng từ chứng minh lý do khiếu nại

(2) Quy định về thời hạn khiếu nại: là khoản thời gian cho phép các bên được quyền khiếu nại nhau về các vấn đề phát sinh trong thực hiện giao dịch.

(3) Quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của các bên lien quan:

• Trách nhiệm của bên mua:

- Để nguyên trạng hàng hóa và phải có sự bảo quản cẩn thận

- Tiếp theo bên mua phải mời cơ quan có trách nhiệm tiến hành kiểm tra và niêm phong hàng trên, lập biên bản về toàn bộ các khuyết tật.

- Bên mua phải thông báo ngay cho bên bán (hoặc đại diện cho bên bán) địa điểm đặt hàng, thời hạn và cách thức để kiểm tra và xem xét lại hàng hóa.

- Gởi ngay cho người bán đơn khiếu nại, được lập một cách chính xác trong thời hạn khiếu nại đã quy định.

• Đối với người bán:

- Có quyền kiểm tra lại cơ sở đơn khiếu nại của bên mua bằng cách xem xét hàng hóa ngay tại chỗ

- Sau một số ngày giờ nhất định khi nhận được thông báo của người mua (hoặc theo thỏa thuận) về bên bán phải cử ngay đại diện để kiểm tra lại hàng hóa hoặc ủy nhiệm cho một tổ chức nào đó có tiến hành công việc này.

- Người bán có trách nhiệm xem xét kỹ đơn khiếu nại và thông báo quyết định (chấp nhận hoặc từ chối ) không chậm trễ so với thời gian đã qui định.

- Trong thời hạn qui định người bán không có tuyên bố ý chí của mình về khiếu nại thì xem như khiếu nại đã được người bán chấp nhận và bên bán phải tiến hành giải quyết khiếu nại.

Câu 20: Bất khả kháng

- Khái niệm: là điều khoản qui định việc giải thoát hay tạm ngừng thi hành nghĩa vụ theo hợp đồng cho một bên khi xuất hiện những điều kiện, những sự việc hay hoàn cảnh ngăn trở việc thi hành nghĩa vụ theo hợp đồng của bên đó, xảy ra ngoài dự kiến của các bên tại thời điểm ký kết hợp đồng, nằm ngoài sự kiểm soát của các bên và không khắc phuc được.

- Cách quy định điều kiện bất khả kháng:

+ Qui định về các trường hợp được xem là bất khả kháng (2 cách)

Thứ 1:Liệt kê cụ thể những sự việc, hoàn cảnh được coi là bất khả kháng

Thứ 2:Nêu ra các tiêu chuẩn để xác định một trường hợp bất khả kháng

+ Quy định về quyền và trách nhiệm của các bên khi gặp trường hợp bất khả kháng

Nghĩa vụ thông báo: bên gặp bất khảng kháng phải có nghĩa vụ thông báo sớm nhất ngay sau khi biết về sự việc xảy ra và những hậu quả của sự việc đó mà làm không thể thực hiện hợp đồng

Thời hạn được kéo dài khi gặp bất khả kháng: khi gặp bất khả kháng thời hạn thực hiện hợp đồng được kéo dài trong một thời gian tương ứng với thời gian xảu ra bất khả kháng cộng với thời gian khắc phục hậu quả. Thời hạn này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên giao dịch có tính đến các yếu tố: thời hạn thực hiện hợp đồng, tính chất hàng hóa và tập quán buôn bán

Quyền xin hủy hợp đồng: nếu bất khả kháng kéo dài qua thời hạn qui định thì một bên có quyền xin hủy hợp đồng mà không phải bồi thường.

Bằng chứng xin hủy hợp đồng: chỉ định một cơ quan địa phương nơi xảy ra trường hợp bất khả kháng để chứng nhận về tình hình xảy ra và việc kết thúc bất khả kháng

Câu 21: Thế nào là điều kiện trọng tài

- K/N Trọng tài TM là một phương pháp giải quyết tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh doanh ngoài khuôn khổ Tòa án, được tòa án hỗ trợ bằng việc công nhận và cho thi hành phán quyết.

- qui định nội dung điều khoản trong tài:

+ Sự chỉ định tổ chức trọng tài xét sử

+ Địa điểm xét xử

+ Việc thành lập ủy ban trọng tài xét sử

+ Lựa chọn luật áp dụng vào xét xử

+ Ngôn ngư dùng trong xét xử

+ Hiệu lực của phán quyết

+ Chi phí trọng tài

- Tác dụng của điều khoản trọng tài:

+ Loại bỏ khả năng đưa vụ kiện ra tòa án

+ Qui định nguyên tắc và trình tự tiến hành trọng tài

+ Khẳng định ý chí nguyện vọng của các bên sẽ chấp hành phán quyết của trọng tài

CHƯƠNG 3: CHUẨN BỊ, GIAO DỊCH, ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

1. Nội dung cơ bản của hoạt động chuẩn bị

Về cơ bản gồm hai công việc chính:

- Thu thập và xử lý các thông tin cần thiết về khả năng của doanh nghiệp, về thị trường và thương nhân.

- Xây dựng phương án kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trong một kỳ kế hoạch hoặc phương án giao dịch cho từng thương vụ

Tác dụng và ý nghĩa của công tác chuẩn bị trong kinh doanh ngoại thương: khâu chuẩn bị tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm rủi ro, tăng hiệu quả trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

Nội dung của công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường và thương nhân

1.1 Nghiên cứu thị trường:

- Các quy định pháp luật có liên quan đến mặt hàng và kinh doanh

- Cung cầu hàng hóa trên thị trường

- Dung lượng thị trường, các nhà NK (XK) chính của thị trường

- Các nhà xản xuất của thị trường NK (XK)

- Mức độ cạnh tranh trên thị trường

- Giá cả hiện tại, diễn biến giá cả và các dự báo liên quan

- Những vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, tiền tệ, thanh toán của thị trường.

- Những vấn đề liên quan đến vận tải và bảo hiểm hàng hóa

- Tập quán và hệ thống phân phối mặt hàng trên thị trường...

1.2 Nghiên cứu về thương nhân:

- Các đặc tính xã hội, nghề nghiệp của thương nhân (tôn giáo, quan điểm chính trị, thói quen và tập quán trong giao tiếp, tính chuyên nghiệp...)

- Phong cách đàm phán

- Phong cách kinh doanh của thương nhân

- Thói quen trong sử dụng các điều kiện mua bán cơ bản (số lượng hàng; điều kiện cơ sở giao hàng, đông tiền thanh toán, phương thức thanh toán...)

- Địa vị pháp lý và hoạt động kinh doanh của đối tác (Loại hình DN, lịch sử, các chi nhánh, hệ thống phân phối của đối tác, mặt hàng kinh doanh chính, tình hình tài chính...)

2. Khái niệm, tác dụng, ý nghĩa và nội dung cơ bản của phương án kinh doanh XK/NK

2.1 Khái niệm:

Phương án kinh doanh là kế hoạch tác động của doanh nghiệp nhằm đạt đến những mục tiêu đã được xác định trong kinh doanh.

2.2 Tác dụng:

- Giúp doanh nghiệp nhận diện một cách đầy đủ về điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, những cơ hội và nguy cơ trong kinh doanh.

- Giúp cho doanh nghiệp có thể xác định được mục tiêu kinh doanh phù hợp và xây dựng được các biện pháp thực hiện mục tiêu.

2.3 Nội dung:

- Đánh giá một cách tổng quát về tình hình thị trường, thương nhân

- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh

- Đề ra mục tiêu của phương án:

+ Mục tiêu về thị trường

+ Mục tiêu về thương nhân

+ Các mục tiêu cụ thể

- Đề ra biện pháp thực hiện:

+ Biện pháp với thị trường nước ngoài

+ Biện pháp trong nước

- Sơ bộ đánh giá hiệu quả của phương án kinh doanh:

+ Tỷ suất ngoại tệ

+ Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn

+ Điểm hoàn vốn

+ Chỉ tiêu suất doanh lợi

3. Nội dung của quy dẫn giá theo điều kiện của cơ sở giao hàng, giống với câu 9 ở chương 2.

4. Ưu, nhược điểm, trường hợp sử dụng và cách thực hiện đàm phán trực tiếp

Ưu: Trực tiếp bàn bạc, cùng nhau giải quyết những điểm chưa hiểu nhau, phát triển quan hệ ...

Nhược: chi phí cao, dễ lộ bí mật...

5. Ưu, nhược điểm, trường hợp sử dụng và cách thực hiện đàm phán gián tiếp (qua thư tín, điện tín)

Ưu: Chi phí thấp, giữ được bí mật, có thể bàn bạc tập thể, có thể giao dịch với nhiều đối tác...

Nhược: thông tin hạn chế, khó thỏa thuận những vấn đề phức tạp, mất thời gian, khó hiểu nhau...

6. Khái niệm, ý nghĩa thương mại và pháp lý của hành vi hỏi hàng

- Khái niệm: hành vi nếu được thực hiện bởi người mua người ta gọi là hỏi hàng.

- Về phương diện thương mại: thể hiện ý định của một bên giao dịch muốn thăm dò ý định mua bán của đối tác, thúc đẩy đối tác thực hiện các hành vi giao dịch tiếp theo.

- Về phương diện pháp lý: hỏi hàng là lời thỉnh cầu giao dịch không ràng buộc trách nhiệm của người thực hiện hành vi này.

7. Khái niệm, ý nghĩa thương mại và pháp lý của hành vi chào hàng, đặt hàng

- Khài niệm: Hành vi nếu được người bán thực hiện được gọi là chào hàng, nếu được người mua thực hiện được gọi là đặt hàng.

- Về phương diện thương mại: Chào hàng (hoặc đặt hàng) là chỉ hành vi mà một bên trong giao dịch người báo giá (đặt hàng) thể hiện ý định muốn bán (hoặc mua) với đối tác (người nhận chào hàng - đặt hàng) theo các điều kiện giao dịch được thể hiện trong báo giá (hoặc đặt hàng).

- Về phương diện pháp lý: Chào hàng (đặt hàng) là một đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ người thực hiện (người chào hàng hoặc người đặt hàng) do vậy nó có thể ràng buộc trách nhiệm của người thực hiện trong thời hạn hiệu lực của chào hàng (hoặc đặt hàng)

8. Khái niệm, ý nghĩa thương mại và pháp lý của hành vi hoàn giá

- Khái niệm: Người bán đưa ra có thể gọi là hoàn đặt hàng, người mua đưa ra có thể gọi là hoàn chào hàng, hai hành vi này người ta gọi chung là hoàn giá.

- Về phương diện thương mại: hoàn giá là chỉ hành vi khi người nhận được chào hàng ( hay đơn đặt hàng) không chấp nhận hoàn toàn chào hàng (hay đặt hàng) đó mà đưa ra một đề nghị mới thì đề nghị này được gọi là hoàn giá.

- Về phương diện pháp lý: hoàn giá là một sự từ chối đối với một báo giá. Khi hoàn trả được đưa ra, nội dung của chào hàng trước có thể bị hủy bỏ và cấu thành một chào hàng mới ngược trở lại.

9. Khái niệm, ý nghĩa thương mại và pháp lý của hành vi chấp nhận

- Khái niệm: là hành vi nếu người mua thực hiện gọi là chấp nhận chào hàng. Nếu người bán thực hiện gọi là chấp nhận đặt hàng.

- Về phương diện thương mại: là chỉ hành vi của người nhận được chào hàng (đặt hàng) hoặc hoàn giá, đồng ý hoàn toàn đối với lời đề nghị ký kết hợp đồng được nêu rõ trong thư chào hàng hay đơn đặt hàng hoặc đồng ý hoàn toán với những đề nghị mới trong hoàn giá.

- Về phương diện pháp lý: chấp nhận nếu có hiệu lực sẽ ràng buộc người chấp nhận trong việc ký kết hợp đồng và như vậy sẽ ràng buộc đối tác trong quan hệ hợp đồng mới được xác lập đó.

10. Khái niệm, ý nghĩa thương mại và pháp lý của hành vi xác nhận

- Khái niệm: Hành vi xác nhận là hành vi: nếu người bán lập, thường được gọi là "xác nhận bán hàng". Nếu người mua lập, thường được gọi là "xác nhận mua hàng".

- Về phương diện thương mại: là sự khẳng định lại và thống nhất các điều kiện giao dịch mà các bên đã đạt được trong quá trình giao dịch.

- Về phương diện pháp lý: xác nhận không có một tính chất pháp lý nhất định, nó chỉ có ý nghĩa bắt buộc trong trường hợp luật pháp qui định hiệu lực của chấp nhận theo nguyên tắc thông đạt.

Chương 4: Tổ chức thực hiện hợp đồng trong kinh doanh XNK

1. Quy trình thực hiện hợp đồng XK

(1) Yêu cầu nhà NK thực hiện nghĩa vụ thanh toán trước hoặc mở L/C (tùy theo HĐ)

(2) Xin giấy phép XK (nếu cần) hoặc làm các thủ tục cần cho XK (nếu có)

(3) Chuẩn bị hàng XK

(4) Kiểm tra hàng hóa XK

(5) Thuê phương tiện chuyên chở (nếu cần)

(6) Mua bảo hiểm cho hàng hóa XK (nếu cần)

(7) Thông quan XK (nếu cần)

(8) Giao hàng cho người chuyên chở hoặc giao hàng lên tàu

(9) Lập chứng từ thanh toán

(10) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu phát sinh)

Quy trình thực hiện hợp đồng NK

(1) Xin giấy phép NK và/hoặc làm các thủ tục cần thiết (nếu có)

(2) Thực hiện nghĩa vụ thanh toán trước (nếu cần) hoặc mở L/C (tùy theo HĐ)

(3) Theo dõi và đôn đốc người bán giao hàng

(4) Thuê phương tiện vận tải (nếu cần)

(5) Mua bảo hiểm cho hàng hóa NK (nếu cần)

(6) Thông quan NK

(7) Nhận hàng NK

(8) Kiểm tra chất lượng hàng NK và hoàn tất thủ tục hải quan

(9) Thanh toán tiền hàng NK và các chi phí có liên quan

(10) Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu phát sinh)

2. Các nghiệp vụ trong thực hiện hợp đồng:

2.1 Chuẩn bị hàng cho việc XK: 3 khâu chủ yếu

1. Tập trung hàng xuất khẩu: Việc bán hàng trong giao dịch xuất khẩu thường được thực hiện với số lượng lớn và chất lượng phải đồng đều theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài.

2. Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu:là một khâu quan trọng trong việc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu.Bao bì phải đảm bảo sự nguyên vẹn về chất lượng và số lượng trong hành trình chuyển chỗ, phải đảm bảo hạ giá thành sản phẩm nhưng đồng thời tạo sự chú ý thu hút khách hàng.Ngoài ra còn đảm bảo các điều kiện:

+ Điều kiện vận tải

+ Điều kiến khí hậu thời tiết

+ Điều kiện về luật pháp và thuế quan

+ Điều kiện giảm chi phí

3. Kẻ ký mã hiệu cho lô hàng xuất khẩu: là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc những hình vẽ được ghi trên các bao bì bên ngoài, cài vào các kiện hàng nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hóa. Nhằm:

+ Bảo đảm thuận lợi cho công tác giao nhận

+ Hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển bốc dỡ hàng hóa

Bao gồm các thông tin:

+ Các thông tin về hàng hóa và hợp đồng: trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bao bì, số hợp đòng, số hiệu chuyến hàng, số hiệu kiện hàng

+ Các thông tin cần thiết cho việc giao nhận hàng: tên và địa chỉ của bên gởi hàng, tên và địa chỉ của bên nhận hàng, tên nước, địa điểm hàng đi...

+ Các thông tin hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa trên hành trình chuyên chở từ nước người bán đến nước người mua

Yêu cầu:

+ Ký mã hiệu phải dễ đoc dễ thấy

+ Vật liệu để kẻ kỹ mã hiệu ko phai màu, không thấm nước

+ Vật liệu không được làm ảnh hưởng suy giảm đến chất lượng hàng hóa

+ Kỹ má hiệu phải được làm theo một trinh tự nhất nđịnh. Ký mã hiệu phải được kẻ trên ít nhất 2 mặt liền nhau

+ Chiều cao của các chũ phải tỷ lệ thuận lợi với kích thươc của bề mặt kẻ ký mã hiệu nhưng không bao giờ thấp hơn 2 cm

+ Ký mã hiệu là màu thẩm đối với hàng hóa thường, đỏ đối với hàng hóa nguy hiểm và màu da cam đối với hàng độc hại

+ Vật liệu kỹ mã hiệu không được ảnh hưởng đến sức khỏe của người bốc vác

2.2 Thủ tục thông quan chung đối với hàng hóa XNK

(1) Chủ hàng khai báo tờ khai và nộp hồ sơ hải quan cho lô hàng (Có thể khai báo điện tử nhưng sau đó phải xuất trình hồ sơ hải quan)

(2) Hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và đóng dấu tiếp nhận tờ khai:

(3) Hải quan kiểm hóa, tính thuế, thu thuế và phúc tập hồ sơ

(4) Kiểm tra sau thông quan

2.3 Trình tự thuê tàu

- Thuê tàu chợ

+ Chủ hàng giao dịch với hãng tàu hoặc các công ty giao nhận để nắm thông tin về lịch trình tàu chạy, biểu cước phí chuyên chở và tiến hành đăng ký thuê 1 khoang chở hàng trên tàu (Booking a Ship's space)

+ Đại diện các hãng tàu hoặc các công ty giao nhận đồng ý cho thuê, nhận chuyên chở lô hàng theo yêu cầu; hai bên giao dịch, đàm phán và ký vào bản Booking Note

+ Khi đến thời gian giao hàng theo thỏa thuận, chủ hàng chịu trách nhiệm và chi phí bốc hàng lên tàu và nhận lấy vận đơn đường biển (Bill of Lading)

+ Thanh toán tiền cước

- Thuê tàu chuyến

+ Chủ hàng tiến hành hỏi các thông tin về giá cước và mọi điều kiện giao dịch liên quan đến việc thuê tàu tại các hãng tàu biển hoặc các công ty giao nhận

+ Bên cho thuê tàu tiến hành chào giá cước và các điều kiện chuyên chở có liên quan (Offer freight)

+ Chủ hàng và các hãng tàu (bến cho thuê) giao dịch, đàm phán các vấn đề liên quan đến việc nhận chuyên chở hàng hóa (Counter Offer)

+ Ký hợp đồng chuyên chở (Conlusion of Affreight)

+ Khi tàu đến, chủ hàng bốc hàng lên tàu

+ Thanh toán tiền cước phí chuyên chở và tiền thưởng phạt bốc dỡ (nếu có). Nhận vận đơn

2.4 Mua bảo hiểm

- Căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa

+ Các điều khoản của HĐ và/hoặc quy định trong L/C kết hợp với quy định của Incoterms 2000 (người XK)

+ Tính chất và đặc điểm của hàng hóa

+ Loại tàu chuyên chở, hành trình chuyên chở

+ Bao bì của hàng hóa, vị trí xếp hàng lên tàu

- Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đường biển

+ Hợp đồng bảo hiểm thả nổi (floating policy) còn gọi là BH dự định cá biệt

+ Hợp đồng bảo hiểm bao (open policy) còn gọi là phiếu BH ngỏ

+ Hợp đồng bảo hiểm chuyến

- Các vấn đề cần lưu ý khi mua bảo hiểm

+ Xác định điều kiện bảo hiểm cần mua (biết rõ các ĐK BH)

+ Xác định giá trị bảo hiểm sẽ mua (tùy điều kiện CSGH. XK/NK)

+ Thỏa thuận về tỷ lệ phí bảo hiểm (biết cách tính tỷ lệ phí)

+ Khai báo đầy đủ thông tin ( hàng hóa, tàu, lộ trình,...)

+ Kiểm tra kỹ chứng từ bảo hiểm

2.5 Giao nhận hàng XK/NK

. Khái niệm: Tập hợp tất cả các công việc diễn ra trước, trong và sau quá trình vận chuyển nhằm chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua gọi là giao nhận:

+ Trên phương diện chủ hàng XNK: Nghiệp vụ giao nhận

+ Trên phương diện người KD dịch vụ: Dịch vụ giao nhận

Các yêu cầu trong giao nhận:

+ Thời gian giao nhận phải ngắn nhawmg giảm được hư hỏng, mất mát về hàng hóa, tránh ứ đọng vốn, tranh thủ được thị trường. Muốn vậy, trong giao nhận phải giảm thời gian lưu kho bãi, thời gian lập chứng từ, kiếm tra, giám định hàng hóa.

+ Chất lượng giao nhận phải tốt thể hiện bằng việc đảm bảo sự chính xác, đáp ứng tốt nhất yêu cầu giao nhận, đảm bảo an toàn cho hàng hóa.Muốn vậy người giao nhận phải lựa chọn chính xác phương tiện vận tải, lập đúng và đủ chứng từ vận tải, có đủ kho hàng, các công cụ vận tải đường ngắn, có sự am hiểu về đặc tính hàng hóa XNK

+ Chi phí giao nhận thấp.

2.5.1 Nghiệp vụ giao nhận: là tập hợp tất cả các nghiệp vụ diễn ra trước, trong, sau quá trình vận tải mà người bán hay người mua phải thực hiện nhằm chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua

Nội dung của nghiệp vụ giao nhận:

+ Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở, giao cho người mua

+ Tổ chức chuyên chở nội địa

+ Tổ chức xếp dỡ, lưu kho bãi hàng hóa

+ Làm thủ tục hảu quan XNK

+ Giao hàng cho cảng/ người chuyên chở/ người nhận hàng

+ Nhận hàng từ cảng/ người chuyên chở/ người bán

+ Lập các chứng từ liên quan

+Theo dõi quá trình chuyên chở

+ Thu xếp chuyển tải hàng hóa

+ Thanh toán các chi phí và giải quyết các vấn đề phát sinh

2.5.2 Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa XNK tại cảng

Nguyên tắc chung:

+ Hàng lưu cảng sẽ do cảng tiến hành trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác với cảng

+ Nếu giao nhận hàng không lưu tại cảng: chủ hàng giao trực tiếp với tàu, chỉ thỏa thuận với cảng về địa điểm bốc dỡ, chi phí bốc dỡ và các chi phí khác

+ Bốc dỡ trong phạm vi cảng do cảng thực hiện. Chủ hàng tự thực hiện thì phải thỏa thuận với cảng, trả các lệ phí liên quan cho cảng

+ Khi được ủy thác nhận hàng từ tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thì giao theo phương thức đó

+ Người nhận hàng phải xuất trình các chứng từ hợp lệ để xác nhận quyền nhận hàng. Nếu khối lượng hàng hóa lớn, phải tổ chức nhận hàng liên tục

+ Cảng không chịu trách nhieeemjveef hàng hóa khi hàng hóa đã rời khỏi kho bãi

Nhiệm vụ của các bên:

a. Cảng:

- Ký hợp đồng bốc dỡ, lưu kho bãi, giao nhận, bảo quản với chủ hàng

- Nhận hàng từ tàu- giao hàng cho chủ hàng. Nhận hàng từ chủ hàng- giao hàng cho tàu theo sự ủy thác của chủ hàng

- Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hóa, lập các chứng từ cần thiết để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng

- Tiến hàng bốc, xếp dở, vận chuyển, lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa trong phạm vi cảng

- Chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hóa trong phạm vi trách nhiệm của mình

b. Chủ hàng:

- ký hợp đồng ủy thác giao/ nhận hàng với cảng

- Ký hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho bãi với cảng

- Cung cấp thông tin về hàng hóa, tàu, cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để cảng giao nhận hàng hóa với tàu

- Giao nhận hàng với cảng/ trực tiếp với tàu

- Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết vấn đề phát sinh

- Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để giải quyết các khiếu nại

- Thanh toán phí cho cảng theo hợp đồng

c. Hải quan:

- Tiến hành TTHQ, kiểm tra, giám sát hải quan

- Đảm bảo thực hiện các quy định của nhà nước về XNK, Thuế XK, thuế NK

Ngoài ra, trong quá trình giao nhận hàng hóa XNK còn có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị với các chức năng nhiệm vụ khác nhau:

- Đại lý hãng tàu

- Công ty kiểm kiện

- Bộ đội biên phòng, cơ quan kiểm dịch

2.5.3 Tổ chức giao hàng XK chuyên chở bằng đường biển:

Đối với hàng Xk phải lưu kho bãi của cảng:

a. Chuẩn bị giao hàng:

- Chuẩn bị hàng hóa để giao:

+ Tập trung, thu gom hàng hóa

+ Đóng gói, bao bì, kẽ ký mã hiệu

- Làm các thủ tục, chuẩn bị các chứng từ để giao hàng:

+ Kiểm dịch, kiểm định( số lượng, chất lượng)

+ Thủ tục hải quan

+ C/O, cargo list..

- Chuẩn bị phương tiện vận tải nội địa

+ Công ty tự tổ chức vận tải

+ Ký HĐ với các công ty KD vận tải

- Vận chuyển hàng ra cảng và giao hàng

+ Giao hàng cho cảng: lấy lệnh nhập kho/ bãi, vận chuyển hàng giao hàng vào kho/ bãi

+ Cảng giao cho tàu

- Lập bộ chứng từ thanh toán và các công việc sau giao hàng

+ Nhận vận đơn đường biển

+ Lập và tập hợp các chứng từ để hoàn thành bộ chứng từ thanh toán

+ Thông báo cho người mua về về giao hàng

+ Mua bảo hiểm cho hàng hóa

+ Thanh toán phí cho cảng và các cơ quan liên quan

+ Hoàn tất thủ tục hải quan

+ Theo dõi quá trình chuyên chở và giải quyết các vấn đề phát sinh

Đối với hàng XK không phải lưu kho bãi của cảng

- Hàng hóa được vận chuyển để giao trực tiếp lên tàu

- Các bước tiến hành cũng tương tự như giao hàng qua cảng, chỉ khác hàng được vận chuyển để giao trực tiếp trên cơ sở tay ba

- Hàng hóa được giao nhận, kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet có chữ ký xác nhận của 3 bên

Đối với hàng XK chuyên chở bằng Container theo phương thức FCL/ FCL

- Lưu khoang tàu

- Nhận lệnh giao vỏ cont, mẫu P/L và seal của hãng tàu

- Chuẩn bị hàng, thủ tục kiểm dịch, kiểm định, chứng từ

- Làm thủ tục hải quan

- Thuê PTVT kéo vỏ cont về kho đóng hàng/ chuyên chở hàng hóa ra cảng để đóng hàng dưới sự giám sát của HQ

- Lập P/L , Cargo list

- Chuyên chở cont ra cảng giaocho người chuyên chở đường biển/ đại lý hãng tàu tại CT

- Nhận B/L, lập chứng từ thanh toán

- Theo dõi và giải quyết những vấn đề phát sinh

Đối với XK chuyên chở theo phương thức LCL/LCL:

- Lưu khoang tàu ( B/N) hoặc ký HĐ ủy thác với người gom hàng

- Mang hàng giao cho người có cc/ người gom hàng tại CFS hoặc ICD

- Làm TTHQ cho lô hàng lẻ

- Nhận LCL hoặc house B/L

- Thanh toán cước phí

- Theo dõi quán trình vận chuyển và giải quyết các vấn đề liên quan

Đối với hàng NK thông thường lưu kho / bãi tại cảng

a. Chuẩn bị nhận hàng

- Chuẩn bị tài chính để thanh toán, nhận chứng từ

- Làm thủ tục hải quan hàng NK

- Liện hệ cảng để yêu cầu cung ứng dịch vụ bốc, xếp, lưu kho bãi, giao nhận hàng với tàu

- Liên hệ đại lý hàng tàu biết thông tin tàu đến

- Nhận chấp nhận NOR

b. Cảng nhận hàng từ tàu:

- Tàu/ đại lý cung cấp cho cảng. Lược khai hàng hóa, sơ đồ hầm tàu để tiến hàng các thủ tục và bố trí phương tiệng

- Cảng và đại diện hãng tàu kiểm tra hầm hàng. Nếu có dâu hiệu tổn thất, hàng hóa tổn thất thì lập biên bản, mời giám định

- Dỡ hàng, vận chuyển về kho/ bãi theo phiếu vận chuyển. Đại diện cảng và tàu sẽ kiểm đếm, kiểm tra, phân loại hàng hóa và ghi vào Tally Sheet. Cuối ca đại diện hai bên cùng ký vài Tallt Sheet

- Kết thúc dỡ hàng: tập hợp Tally sheet => lập bảng kết toán nhận hàng với tàu, cảng và tàu ký xác nhận, đối chiếu.Hàng hư hỏng/ thiếu: lập Cargo.

c. Cảng giao hàng cho chủ hàng

- Nhận được thông báo đến, chủ hàng mang B/L đến hãng tàu/ đại lý hàng tàu đổi lấy lệnh giao hàng

- Chủ hàng đóng các phí cho cảng, lấy biên lại

- Chủ hàng mang biên lai thu phí + 3 D/O + P/L đến văn phòng quản lý tàu của cảng để lý xác nhận D/O, tìm vị trí hàng. Tại đây lưu 1 D/O

- Mang 2 D/O còn lại đến bộ phận quản lý kho/ bãi làm phiểu xuất kho/ bãi, lưu 1 D/O, lấy phiếu xuất kho

- Hoàn thành thủ tục hải quan

- Vận chuyển hàng về kho công ty

- Khiếu nại và giải quyết nững vấn đề phát sinh

Đối với hàng thông thường không lưu kho/ bãi tại cảng ( nhận trực tiếp với tàu và vận chuyển về kho)

Các nghiệp vụ giao nhận tương tụ như trường hợp gia nhận qua cảng. Tuy nhiên cần chú ý một số điểm sau:

- Khâu chuẩn bị giao nhận:

+ chuẩn bị phương tiện vận tải nội địa

+ Mang D/O giao cho cảng, cảng đối chiếu Mainfest, tính phí bốc xếp và cấp lệnh giao thẳng để chủ hàng trình nhanh viên phụ trách giao nhậ cảng tại tàu trực tiếp với tàu

- Nhận hàng: chủ hàng và giao nhận cảng cùng ký Bản tổng kết giao nhận và xác nhận số lượng hàng hóa giao nhận bằng phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho

- Hãng tàu lập Tally Sheet, cảng cùng tàu lập ROROC

Đối với hàng nhập khẩu chuyên chở theo phương thức FCL/ FCL:

- Nhận NOA, mang B/L đổi lấy D/O

- Mang D/O đến hải quan đăng ký kiểm hóa/ đề nghị kiểm hóa tại kho, xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan

- Mang D/O , các chứng từ nhận hàng đến văn phòng quản lý tàu để xác nhận D/O

- Nhận Cont tại CY, vận chuyển Cont hàng hóa về kho, rút hàng, trả vỏ cont cho hàng tàu

- Thanh toán phí cho các bên và giải quyết những vấn đề phá sinh.

Đối với hàng NK chuyên chở theo phương thức LCL/ LCL

- Mang house B/L đổi lấy D/O

- Làm thủ tục HQ cho lô hàng lẻ

- Làm các thủ tục khác và nhận hàng tại CFS

2.5.4 Dịch vụ giao nhận: là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến các dịch vụ trên kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ có liên quan đến hàng hóa.

Vai trò của người giao nhận:

- Đại lý khai thuế Hải quan

- Đại lý hàng hải

- Người gom hàng

- Người chuyên chở

+ Người chuyên chở theo hợp đồng

+ Người chuyên chở thực tế

- Người kinh doanh vận tải đa phương thức

Trách nhiệm của người giao nhận

- Đại lý: Trách nhiệm theo HĐ đại lý, điều kiện KD chuẩn

- Người chuyên chở: Trách nhiệm theo công ước quốc tế, luật quốc giá

Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận

- Được hương thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác

- Vì lợi ích của khách hàng có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng

- Không thực hiện được, phải thông bảo để xin chỉ dẫn

- Giao nhận trong thời hạn hợp lý

2.6 Thanh toán tiền hàng: là nghĩa vụ chủ yếu của người mua trong giao dịch mua bán hàng hóa

2.6.1 Thanh toán theo phương thức Tín dụng chứng từ

Nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng thư tín dụng thì khi nhận bộ phận chứng từ do bên bán chuyển tới. Ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với yêu cầu trong L/C thì ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán và thông báo cho người nhập khẩu.

Doanh nghiệp KD XNK phải kiểm tra bộ chứng từ, rồi quyết định thanh toán hay chấp nhận thanh toán với yêu cầu NH mở ký hậu Vận đơn gốc và trao cho họ bộ chứng từ gốc để đi nhận hàng

2.6.2 Thanh toán theo phương thức nhờ thu

Nếu hợp đồng NK quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì sau khi nhận chứng từ từ NH xuất trình.DN XNK được kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định, nếu không có lý do chính đáng từ chối thanh toán thì NH xem như yêu cầu đòi tiền là hợp lệ.

Nếu hợp đồng NK thỏa thuận thanh toán bằng chuyển tiền sau khi nhận hàng. Người NK phải chuẩn bị Giấy đề nghị thanh toán cho hợp đồng NK, yêu cầu NH viết lệnh chuyển tiền vào TK chỉ định của người XK tại NH mà người bán hướng dẫn. Xuất trình giấy đề nhgij thanh toán, hợp đồng NK, tờ khai hải quan và biên lai nộp thuế NK ( Nếu có)

3. Các loại chứng từ cơ bản trong thực hiện hợp đồng XK

3.1 Hóa đơn thương mại: Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán. Nó yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng đã được ghi trên hóa đơn. Hóa đơn nói rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá và tổng trị giá hàng hóa, điều kiện cơ sở giai hàng, phường thức thanh toán, phương thức chuyên chở hàng. Hóa đơn được xuất trình cho ngân hàng, cho công ty bảo hiểm, cho cơ quan quản lý ngoại hối, cho hải quan. Bao gồm :

+ Hóa đơn tạm thời: là hóa đơn dùng trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như: giá hàng mới là giá tạm tính, việc nhận hàng về số lượng và chất lượng được thực hiện ở cảng đến, hàng hóa được giao làm nhiều mà chỉ thanh toán 1 phần cho đến khi giao xong mới dứt khoát.

+ Hóa đơn chính thức: là hóa đơn dùng để thanh toán cuối cùng tiền hàng

+ Hóa đơn chi tiết: có tác dụng phân tích chi tiết các bộ phận của giá hàng

+ Hóa đơn chiếu lệ: là chứng từ có hình thức như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán vì nó không phải là yêu cầu đòi tiền.Có tác dụng đại diện cho số hàng gửi đi triển lảm, để gửi bán hoặc chào hàng hoặc làm thủ tục xuất khẩu.

+ Hóa đơn trung lập: là hóa đơn trong đó không ghi rõ người bán.

3.2 Phiếu đóng gói: ( Packing list):

Là bản kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng ( hòm, hộp, container). Phiếu đóng gói được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy.

3.3 Giấy chứng nhận chất lượng:

Là chứng từ xác nhận chất lượng và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các khoản của hợp đồng. Do xưởng của xí nghiệp sản xuất hàng hóa cấp, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất khẩu cấp.

Gồm có giấy chứng nhận phẩm chất thông thường và giấy chứng nhận phẩm chất cuối cùng. Do 2 bên thỏa thuận

3.4 Giấy chứng nhận số lượng:

LÀ chứng từ xác nhận số lượng của hàng hóa thực giao. Do công ty giám định cấp.

3.5 Giấy chứng nhận xuất xứ:

Là chứng từ cần thiết cho cơ quan hải quan để tùy theo chính sách của Nhà nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế. Đồng thời nó nói lên phẩm chất của hàng hóa- nhất là thổ sản. Nội dung của chứng từ bao gồm:

+ Tên và địa chỉ người mua

+ Tên và địa chỉ người bán

+ Tên hàng, số lượng, ký mã hiệu

+ Lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng

+ Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

3.6 Các giấy chứng nhận kiểm dịch và chứng nhận vệ sinh:

Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc.

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật: do cơ quan thú y cấp sau khi kiểm tra và xử lý chống các dịch bệnh

+ Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật: do cơ quan bảo vệ thực vật cấp khi đã kểm tra và xử lý chống cá dịch bệnh, nầm mốc

+ Giấy chứng nhận vệ sinh do cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra chất lượng hàng hóa hoặc y tế cấp cho chủ hàng sau khi đã kiểm tra hàng hóa an toàn.

3.7 Vận đơn đường biển (B/L)

Là chứng từ do người chuyen chở cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để chở. Có 3 chức năng cơ bản:

+ Là biên lai của người vận tải về việc đã nhận hàng để chở

+ Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đường biển

+ Là chứng chỉ sở hữu hàng hóa

Nội dung vận đơn:

Mặt trước:

1. Tên người gửi hàng, tên tàu, số hiệu của chuyến đi

2. Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì

3. Tên người nhận hàng

4. Tình hình trả cước

5. Tình hình xếp hàng

6. Số bản gốc đã được lập, ngày tháng cấp vận đơn

Mặt sau: Những điều khoản được áp dụng vào vận đơn.

Các loại vận đơn phổ biến:

1. Vận đơn đích danh: là vận đơn trong đó có ghi rõ tên người nhận hàng

2. Vận đơn theo lệnh: Là người chuyen chở sẽ giao hàng theo lệnh của người gủi hàng hoặc theo lệnh của người nhận hàng.

3. Vận đơn vô danh: là người chuyên chở sẽ giao hàng cho người nào cầm được và xuất trình vận đơn đó

4. Lệnh giao hàng: được sử dụng khi 1 lô hàng được giao cho nhiều người nhận hàng khác nhau. Vận đơn được dùng trong việc chia lẻ hàng.

3.8 Chứng từ bảo hiểm: là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm với người được bảo hiểm. Tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì nhứng rủi ro nhất định đến với người mua bảo hiểm. Người mua bảo hiểm phải nộp cho tổ chức bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.

+ Đơn bảo hiểm: Gồm nhứng điều khoản chủ yếu của hợp đồng nahwfm hợp thức hóa hợp đồng. Gồm

- Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định rõ trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm

- Các điều khoản riêng biệt về đối tượng bảo hiểm và việc tính toán phí bảo hiểm.

+ Giấy chứng nhận bảo hiểm: để xác nhận một lô hàng nào đó đã được bảo hiểm theo điều kiện của một hợp đồng bảo hiểm dài hạn. Nội dung chỉ bao gồn những điều khỏa nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cân thiết cho việc tính toán bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận.

3.9 Thư dự phòng bảo đảm : đây là trường hợp áp dụng để đảm bảo cho việc thanh toán hàng cho nhà xuất khẩu trong trường hợp nếu nhà nhập khẩu không thanh toán đúng thời hạn, đúng số tiền cho nhà xuất khẩu. Thư dự phòng bảo đảm này thường được các ngân hàng cam kết chịu trách nhiệm khi có yêu cầu từ phía nhà xuất khẩu.

4.Các chứng từ cơ bản trong thực hiện hợp đồng NK:

4.1 Biên bản kết toán giao nhận hàng với tàu ( ROROC)

Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng NK từ tàu biển lên bờ, xí nghiệp cảng phải cùng với thuyền trưởng ký 1 biên bản xác nhận số lượng kiện hàng đã giao và đã nhận: biên bản này gọi là biên bản kết toán nhận hàng với tàu.

Biên bản kết toán nhận hàng với tàu là 1 loại biên bản đối tịch: nó lập ra trên cơ sở số liệu của tàu và của cảng. Nó có chữ ký của đại diện đơn vị kho hàng (của cảng) bên cạnh chữ ký xác nhận của thuyền trưởng.

- Tác dụng: chứng minh sự thừa thiếu giữa hàng thực nhận ở cảng đến, so với số lượng hàng ghi trên bản lược khai của tàu

- Nội dung của chứng từ, gồm có các cột:

+ Số liệu hàng hóa căn cứ theo bản lược khai

+ Số liệu hàng hóa thực nhận

+ Chênh lệch giữa 2 số liệu đó

4.2 Biên bản đổ vỡ và mất mát

- Trường hợp lập: khi nhận hàng ở kho cảng, nếu thấy hàng có hư hỏng, đổ vỡ, mất mát thiếu hụt,... doanh nghiệp có thể yêu cầu những cơ quan có liên quan phải lập biên bản về tình trạng hàng hóa. Biên bản được lập trong trường hợp này gọi là "biên bản đổ vỡ và mất mát"

- Tác dụng: để bên cảng phải chứng minh về nguyên nhân gây nên tổn thất và làm cơ sở để khiếu nại cảng hoặc khiếu nại công ty bảo hiểm, nếu tổn thất nằm trong phạm vi bảo hiểm.

- Nội dung: gồm có các chi tiết: tên tàu, ngày tàu đến, số vận đơn, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng hàng, kho để hàng, tình hình hàng hóa ở bên ngoài và ở bên trong, nguyên nhân tổn thất, chữ ký của các đại diện (cảng, hải quan, bảo hiểm, chủ hàng XNK)

4.3 Giấy chứng nhận hàng hư hỏng (COR)

Trong khi dỡ mỗi kiện hàng từ tàu xuống, nếu phát hiện thấy hàng hóa bị hư hỏng, đổ vỡ, đơn vị kho hàng (cảng) và tàu phải cùng nhau lập 1 biên bản về tình trạng đó của hàng hóa. Biên bản này mang tên là giấy chứng nhận hàng hóa hư hỏng

Tuy mang tên là giấy chứng nhận, nhưng chứng từ này có ý nghĩa là 1 biên bản đối tịch.

Nội dung của giấy chứng nhận hàng hư hỏng bao gồm: tên tàu, số hiệu hành trình, bên tàu đậu, ngày đến, ngày đi, số vận đơn, tên hàng, số lượng, kỹ mã hiệu, hiện tượng hàng hóa.

4.4 Thư dự kháng

- Thư dự kháng ở đây là từ của chủ hàng ngoại thương (tức là người đứng tên trong hợp đồng vận tải) hoặc đại diện của chủ hàng đó gởi cho người vận tải để bảo lưu quyền khiếu nại của mình đối với tình trạng tổn thất hàng hóa.

- Trường hợp lập: thư dự kháng thường được lập trong những trường hợp: hoặc hàng hóa thực tế bị hư hỏng, đổ vỡ, rách thủng, ẩm ướt, thiếu hụt, mất mát,... mà tình trạng này chưa được ghi vào "giấy chứng nhận hàng hư hỏng", hoặc hàng dễ vỡ, dễ hư hỏng, dễ biến chất trong quá trình chuyên chở, hoặc hàng có giá trị cao dễ bị mất cắp, hoặc khi có nghi ngờ về tình trạng tổn thất hàng hóa.

- Thư dự kháng có tác dụng đòi hỏi người vận tải phải chứng minh về nguyên nhân tổn thất hàng hóa. Thư dự kháng cần được lập trong lúc đang dỡ hàng, nếu tổn thất là dễ thấy, hoặc trong vòng 3 ngày sau khi dỡ hàng và tàu chưa rời bến, nếu là tổn thất khó thấy hơn.

- Nội dung chủ yếu của thư dự kháng bao gồm những điểm: mô tả hàng hóa, nhận xét sơ bộ về hàng hóa và sự ràng buộc trách nhiệm của người vận tải đối với tình trạng hàng hóa.

Chương 5: Các phương thức giao dịch trong kinh doanh XNK

1. Phương thức giao dịch qua trung gian

a. Đại lý mua bán hàng hóa

- Khái niệm: Đại lý là 1 thương nhân được 1 người khác gọi là người ủy nhiệm giao cho một số hành vi pháp lý nhất định. Họ hoạt động không phải vì mình mà vì người ủy nhiệm, đảm nhận 1 hoặc 1 chuỗi hoạt động.

- Đặc điểm:

+ Đại lý quan hệ với người ủy thác qua hợp đồng. Đại lý không được nhận ủy thác từ hai phía mà chỉ có thể từ 1 phía.

+ Hợp đồng của người quản lý có thời hạn dài

+ Đại lý thường bị người ủy thác giới hạn về giá cao và thấp nhất để tránh làm giảm sức cạnh tranh hàng hóa của người ủy thác trên thị trường.

+ Nhiệm vụ của đại lý là phải hết sức với nhiệm vụ được giao, thông báo cho người ủy thác về tình hình bán hàng, tình hình thị trường nhằm làm giảm bớt sự tách rời của người ủy thác với thị trường.

- Các loại đại lý:

+ Dựa vào mối quan hệ giữa người ủy nhiệm và người đại lý:

• Đại lý thụ ủy

• Đại lý hoa hồng

• Đại lý gửi bán

• Đại lý kinh tiêu

+ Dựa vào khả năng làm việc

• Đại lý toàn năng

• Tổng đại lý

• Đại lý đặc biệt

• Đại lý bảo đảm thanh toán

• Đại lý độc quyền

- Hợp đồng đại lý: nội dung đại lý thường có những nội dung sau:

+ Các bên ký kết: tên và địa chỉ người thay mặt để ký hợp đồng

+ Xác định quyền của đại lý: đó là đại lý độc quyền hay không ?

+ Xác định mặt hàng được ủy thác mua bán

+ Xác định khu vực địa lý nơi đại lý hoạt động

+ Xác định giá hàng: giá max, min

+ Tiền thù lao và chi phí

+ Thời gian hiệu lực của hợp đồng

+ Thể thức hủy bỏ hoặc kéo dài thời hạn hiệu lực hợp đồng

+ Nghĩa vụ đại lý, trong đó: mức tiêu thụ tối thiểu, Định kỳ báo cáo và nội dung báo cáo tình hình đại lý, Những nghĩa vụ nhận thêm như quảng cáo, bảo đảm thanh toán.

+ Nghĩa vụ người ủy thác: Thường xuyên cung cấp hàng, Thông báo tình hình, cung cấp thông tin cho chào bán, thanh toán, thù lao...

b. Môi giới

- Khái niệm: Là trung gian thay mặt người mua tìm người bán, thay mặt người bán tìm người mua, đồng thời thay mặt cho cả 2 bên để đưa ra các điều kiện giao dịch.

- Đặc điểm:

+ Là loại thương nhân trung gian giữa người bán và người mua, được người bán hoặc người mua ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ.

+ Khi tiến hành nghiệp vụ, người môi giới đứng tên của người ủy thác

+ Không chiếm hữu hàng hóa, không liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ hàng hóa

+ Không được tham gia vào việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới trừ khi được sự ủy quyền

+ Không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về hành vi của khách hàng khi thực hiện hợp đồng.

+ Quan hệ giữa người ủy thác với người môi giới dựa trên sự ủy thác từng lần, chứ không dựa vào hợp đồng dài hạn

+ Môi giới có thể nhận thù lao từ cả 2 phía. Thời điểm nhận thù lao là lúc các bên được môi giới đã ký hợp đồng.

- Hợp đồng môi giới

2. Phương thức mua bán đối lưu

a. Khái niệm, đặc điểm:

- Khái niệm: Là việc trao đổi hàng hóa mà việc mua làm tiền đề và điều kiện cho việc bán và ngược lại. Hiện nay loại này chiếm 55% buôn bán quốc tế.

- Đặc điểm:

+ Người mua đồng thời là người bán và ngược lại

+ Vai trò của đồng tiền bị hạn chế. Lúc này tiền tệ còn 2 chức năng là đánh giá giá trị hàng hóa (nhưng rất nhỏ) và vai trò ghi chép

+ Mục đích hoạt động là giá trị sử dụng, không phải là giá trị, không phải là kiếm lời.

+ Hợp đồng trong buôn bán đối lưu có thể thể hiện các dạng:

• 1 hợp đồng với 2 danh mục hàng hóa: 1 danh mục hàng giao và 1 danh mục hàng nhận

• 2 hợp đồng: mỗi hợp đồng 1 danh mục hàng hóa, nhưng 2 hợp đồng có điều khoản ràng buộc nhau làm cho mỗi bên đều là người bán, người mua.

• Một văn bản quy định những nguyên tắc chung của việc trao đổi hàng hóa, gọi là văn bản nguyên tắc.

+ Là phương thức sử dụng ngày nay nhằm:

• Khắc phục các trở ngại, hạn chế buôn bán của các nước và khắc phục tình trạng khan hiếm ngoại tệ

• Khắc phục hàng rào cản trở của các nước (sự điều chỉnh của các nước về xuất nhập khẩu các mặt hàng, quota hết hạn ngạch)

b. Các loại hình buôn bán đối lưu

- Hàng đổi hàng

- Trao đổi bù trừ

- Nghiệp vụ thanh toán bình hành

- Mua đối lưu

- Trao đổi bồi hoàn

- Chuyển hoán nghĩa vụ

- Mua lại sản phẩm

c. Hợp đồng đối lưu

Hợp đồng đối lưu, về bản chất cũng là một hợp đồng mua bán hàng hóa, do vậy nó phải thỏa mãn tất cả các điều kiện hiệu lực của 1 hợp đồng mua bán hàng hóa. Về mặt nội dung, có thể bao gồm: các danh mục hàng hóa (giao và nhận), số lượng và trị giá hàng (nếu có) giá cả và cách xác định giá cả, các điều kiện giao hàng (như địa điểm, thời hạn giao hàng, phương thức giao nhận...), thanh toán (nếu có) hoặc đòi bồi thường...

d. Sơ đồ thanh toán bằng L/C đối ứng trong mua bán đối lưu

3. Phương thức kinh doanh tái xuất

a. Khái niệm, đặc điểm

- Khái niệm: "Tái xuất khẩu là lại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu mà chưa thông qua chế biển ở trong nước"

- Đặc điểm:

+ Luôn liên quan đến 3 bên: nước xuất khẩu - nước tái xuất - nước nhập khẩu, nên tái xuất khẩu còn gọi là nghiệp vụ tam giác

+ Mục đích hoạt động là giá trị chứ không phải là giá trị sử dụng

+ Doanh nghiệp kinh doanh trên cơ sở 2 hợp đồng (XK và NK)

+ Nghiệp vụ kinh doanh phức tạp hơn mua bán thông thường

+ Hàng hóa không phải chịu các loại thuế trong khâu NK và XK

b. Các loại hình tái xuất

- Tái xuất theo đúng nghĩa

- Chuyển khẩu

c. Hợp đồng tái xuất

Khi thực hiện, doanh nghiệp phải trải qua 4 bước cơ bản: Chuẩn bị, giao dịch đàm phán, ký và thực hiện hợp đồng với các đối tác. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề trong ký kết hợp đồng:

- Người kinh doanh tái xuất, chuyển khẩu thường ký 1 hợp đồng NK và 1 hợp đồng XK. 2 hợp đồng này về cơ bản không khác những hợp đồng XNK thông thường, song chúng có liên quan mật thiết với nhau. Chúng thường phù hợp với nhau về hàng hóa, bao bì mã hiệu, nhiều khi cả về thời hạn giao hàng và các chứng từ hàng hóa. Việc thực hiện hợp đồng NK phải tạo cơ sở đầy đủ và chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng XK.

- Về mặt thanh toán, nhiều hợp đồng tái xuất quy định dùng phương thức thư tín dụng giáp lưng - (back to back L/C). Người tái xuất thường cố dàn xếp để chậm trả tiền hàng nhập và nhanh chóng thu tiền hàng xuất. Nhờ những biện pháp đó, người tái xuất thu được cả lợi tức về tiền hàng trong khoảng thời gian chênh lệch.

d. Sơ đồ thanh toán bằng L/C giáp lưng trong kinh doanh tái xuất

4. Phương thức gia công quốc tế

a. Khái niệm và đặc điểm

- Khái niệm: Gia công quốc tế là hoạt động nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm hoặc linh kiện phụ tùng về nước mình để chế biến, cải tiến hoặc lắp ráp chúng thành thành phẩm và lại giao hoặc bán ra nước ngoài nhằm thu về một số thù lao gọi là phí gia công.

- Đặc điểm:

+ Nước ngoài là nơi cung cấp nguyên vật liệu đồng thời là nơi tiêu thụ thành phẩm

+ Hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất

+ Là hoạt động đem lại lợi ích cho các bên tham gia:

• Đối với bên đặt gia công: giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công

• Đối với bên gia công: giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hoặc công nghệ mới về nước, kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài, bước đầu thâm nhập thị trường nước ngoài.

+ Gia công quốc tế là 1 hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ. Ngoại tệ thu được chủ yếu là nhờ vào yếu tố lao động, còn các yếu tố khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (đó là phần ngoại tệ còn lại thu được nhờ vào việc cung cấp thêm các loại nguyên liệu, vật liệu phụ, bao bì khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng...)

+ Phương thức đang được sử dụng khá phổ biến trong giao dịch quốc tế

b. Các loại hình gia công

- Xét về quyền sở hữu đối với nguyên vật liệu

+ Nhận nguyên liệu giao thành phẩm

+ Mua nguyên liệu bán lại thành phẩm

- Xét về cách thanh toán

+ Hợp đồng thực chi thực thanh

+ Hợp đồng giá khoán

- Xét về số bên tham gia

+ Gia công 2 bên

+ Gia công nhiều bên

c. Hợp đồng gia công:

Theo chi tiết thi hành Luật thương mại của Việt Nam, hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản, bao gồm 10 nội dung sau:

- Tên và địa chỉ các bên ký hợp đồng

- Tên, số lượng sản phẩm gia công

- Giá gia công

- Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán

- Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công, định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.

- Danh mục và giá trị máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng để phục vụ gia công (nếu có)

- Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công

- Địa điểm và thời hạn giao hàng

- Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ của hàng hóa (nếu có)

- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng

d. Sơ đồ thanh toán bằng L/C đối ứng trong hoạt động gia công

5. Phương thức đấu giá quốc tế

a. Khái niệm và đặc điểm

- Khái niệm: Đấu giá quốc tế là 1 phương thức bán hàng đặc biệt, được tổ chức công khai ở một nơi nhất định. Tại đó, sau khi xem trước hàng hóa, những người đến mua tự do cạnh tranh giá cả và cuối cùng hàng hóa sẽ được bán cho người nào trả giá cao nhất.

- Đặc điểm:

+ Thị trường thuộc về người bán nên giá cả thường cao hơn nhiều so với giá quốc tế

+ Hàng hóa thường có tính đặc thù khó tiêu chuẩn hóa: da, long thú, chè, hương liệu...

+ Hợp đồng ký kết giữa các bên là hợp đồng mẫu đã được quy định sẵn của trung tâm đấu giá như: số hiệu lô hàng, chất lượng (đã xem, đồng ý), giá cả, thanh toán và giao hàng được tiến hành theo thể lệ của trung tâm đấu giá.

+ Việc xem hàng trước là nghĩa vụ của người mua. Nếu người mua không xem hàng thì cũng như là đã xem, người bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của hàng hóa (Những khuyết tật kín của hàng hóa sẽ được người bán thông báo)

+ Đây là phương thức bán hàng nhanh

b. Quy trình tổ chức đấu giá

- Khâu chuẩn bị

- Trưng bày hàng hóa

- Tiến hành đấu giá

- Ký kết hợp đồng và giao hàng

6. Phương thức đấu thầu quốc tế

a. Khái niệm và đặc điểm

- Khái niệm: Đấu thầu quốc tế là 1 phương thức mua bán công khai, được tổ chức ở 1 địa điểm nhất định và diễn ra trong 1 thời gian xác định. Người mua gọi là người gọi thầu công bố trước các điều kiện mua hàng để người bán gọi là người dự thầu báo giá và các điều kiện trả tiền. Tại đó, những người bán cạnh tranh với nhau trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ và người bán nào đưa ra giá cả thấp nhất với điều kiện giao dịch có lợi nhất cho người mua thì người bán đó thắng cuộc.

- Đặc điểm:

+ Thị trường thuộc về người mua

+ Hàng hóa là những hàng hóa có tiêu chuẩn và điều kiện kỹ thuật

+ Trình tự, thể thức giao dịch đều được quy định sẵn trong Bản thể lệ đấu thầu

+ Là phương thức được áp dụng khá phổ biến trong mua sắm và thi công các công trình của Nhà nước

+ Đấu thầu quốc tế có một số ưu điểm rõ ràng để lựa chọn người cung cấp

+ Đấu thầu quốc tế phải dựa trên quy luật cạnh tranh quốc tế

+ Đấu thầu quốc tế hạn chế được các hiện tượng tiêu cực

+ Hình thức được các nước đang phát triển áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây

b. Quy trình tổ chức đấu thầu

- Chuẩn bị đấu thầu

- Sơ tuyển người dự thầu (nếu cần)

- Tạo điều kiện cho những người dự thầu tìm hiểu các điều kiện đấu thầu

- Tiếp nhận các đơn chào hàng

- Khai mạc đấu thầu và lựa chọn người cung cấp

- Ký kết hợp đồng

PHẦN II: VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM QUỐC TẾ

Câu 1: Quyền vận tải trong ngoại thương.

1.1 Khái niệm: quyền về vận tải là quyền hay nghĩa vụ tổ chức quá trình chuyên chở hàng hoá và thanh toán cước phí trực tiếp với người chuyên chở. Quyền về vận tải trong ngoại thương là quyền nói chung cho mọi phương thức vận tải đường biển, đường sắt, ô tô, hàng không, đường ống.

1.2 Phân chia quyền về vận tải và thuê tàu trong hợp đồng mua bán ngoại thương.

a. Dựa trên tiêu thức quyền về vận tải, người ta chia 13 điều kiện cơ sở giao hàng của Incoterms 2000 thành 3 nhóm:

- nhóm thứ I: người nhập khẩu dành được toàn bộ quyền về vận tải, gồm có 2 điều kiện: EXW và FCA.

Theo các điều kiện này, người nhập khẩu được toàn quyền lựa chọn phương thức vận tải, tuyến đường chuyên chở, phương pháp và người chuyên chở sao cho có lợi nhất cho mình. Còn người xuất khẩu chuyển quyền định đoạt hàng hoá cho người nhập khẩu tại cơ sở của mình theo quy định khi ký kết hợp đồng (EXW) hoặc giao cho người chuyên chở theo sự chỉ định của người mua tại địa điểm quy định trên lãnh thổ nước người bán (FCA).

- nhóm thứ II: người xuất khẩu dành được toàn bộ quyền về vận tải gồm các điều kiện CPT,CIP,DDU,DDP.

Các điều kiện cơ sở giao hàng này xác định rõ người xuất khẩu có trách nhiệm tổ chức chuyên chở hàng hoá từ nước xuát khẩu đến một địa điểm quy định nhận hàng trên lãnh thổ nước người nhập khẩu với chi phí của mình. Tất nhiên, người xuất khẩu được lựa chọn phương án chuyên chở tối ưu.

- nhóm thứ III: quyền về vận tải được phân chia cho cả người xuất khẩu và người nhập khẩu, gồm các điều kiện còn lại FOB, FAS,CFR,CIF,DEQ,DES,DAF.

b. Dựa vào trách nhiệm vận tải chặng chính do bên nào đảm nhận

- người nhập khẩu chịu trách nhiệm trong các điều kiện: EXW,FCA, FAS, FOB.

- người xuất khẩu chịu trách nhiệm trong các điều kiện: CFR, CIF, CIP, CPT, DEQ, DES, DDU, DDP.

- đặc biệt điều kiện cơ sở giao hàng DAF thì tuỳ thuộc biên giới ở vị trí nào mới có thể xác định rõ người xuất khẩu hay người nhập khẩu chịu trách nhiệm chặng vận tải chính.

1.3 Tác dụng của việc giành quyền vận tải.

- tự do lựa chọn tuyến đường, phương tiện vận tải, người chuyên chở

- chủ động giao nhận hàng khi hợp đồng không quy định

- sử dụng đội tàu buôn và dịch vụ trong nước để tiết kiệm ngoại tệ, phát triển dịch vụ trong nước.

- tác động vào thị trường thuê tàu

- tận dụng những ưu đãi từ các nhà cung cấp dịch vụ.

Câu 2: Vận tải đường biển

2.1.Đặc điểm của vận tải đường biển.

Ưu điểm:

- các tuyến đường biển hầu hết là những đường giao thông tự nhiên.

- Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn

- Giá thành vận tải đường biển rất thấp

Nhược điểm

- vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên

- tốc độ vận chuyển tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển bị hạn chế

Cơ sở vật chất kỹ thuật vận tải đường biển

- tàu biển

- cảng biển

- tuyến đường biển

- hệ thống thông tin liên lạc

- tổ chức kinh doanh vận tải đường biển (các công ty chủ tàu)

- tổ chức công nghiệp phục vụ vận tải đường biển

2.2 Phương thức thuê tàu chợ

2.2.1 Tàu chợ

a. khái niệm: là tàu kinh doanh thường xuyên trên một tuyến đường nhất định ghé các cảng nhất định theo lịch trình định trước.

b. đặc điểm

- mức cước đã định sẵn trong biểu cước tàu chợ nên chủ hàng có thể dự tính chi phí vận tải.

- lịch trình định trước

- tàu kinh doanh tổng hợp

- thủ tục thuê tàu rất đơn giản, nhanh chóng

- chứng từ điều chỉnh: vận đơn đường biển ( B/L). Tất cả các điều kiện chuyên chở được in sẵn trong vận đơn, chủ hàng khi thuê tàu bắt buộc phải chấp nhận.

- giá cước tuy ổn định nhưng luôn luôn ở mức cao

- chủ hàng (người thuê tàu) không được tự do thoả thuận các điều kiện chuyên chở mà thông thường phải chấp nhận các điều kiện quy định sẵn trong vận đơn và biểu cước của chủ tàu.

- không linh hoạt trong tổ chức chuyên chở hàng hoá nếu như cảng xếp dỡ nằm ngoài hành trình quy định của tàu.

c. Nghiệp vụ thuê tàu chợ

- Khái niệm: là việc chủ hàng trực tiếp hoặc thông qua môi giới liên hệ người chuyên chở để thuê một phần con tàu chuyên chở hàng hoá giữa các cảng.

- trình tự thuê tàu (hình vẽ xem trong slide)

+ người thuê tàu uỷ thác cho môi giới

+ môi giới liên hệ người chuyên chở

+ môi giới thông báo cho người thuê tàu để người thuê tàu ký hợp đồng thuê tàu sơ bộ (booking note)

+ người gửi hàng giao hàng cho người chuyên chở

+ người chuyên chở cấp vận đơn đường biển( B/L) cho người hàng

d. Vận đơn đường biển

- Khái niệm: là một chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi xếp hàng lên tàu hoặc khi đã nhận hàng để xếp.

- Chức năng:

+ là biên lai nhận hàng để chở

+ là chứng từ sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn

+ là bằng chứng của hợp đồng vận tải giữa các bên

- Tác dụng:

+ là căn cứ kê khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu

+ chứng từ kèm theo hoá đơn thương mại để đòi tiền

+ chứng từ để cầm cố mua bán, chuyển nhượng hàng hoá

+ xác định số lượng hàng người bán gửi cho người mua, căn cứ cơ bản để nhận hàng

+ bằng chứng để khiếu nại, giải quyết các tranh chấp

+ chứng từ để theo dõi việc thực hiện hợp đồng

- Hình thức và nội dung của B/L

+ Hình thức: cho đến nay vẫn chưa có mẫu vận đơn đường biển thống nhất trong chuyên chở quốc tế. Mỗi chủ tàu, mỗi người kinh doanh chuyên chở đều soạn thảo và cấp phát một loại vận đơn riêng.

+ Nội dung: một bản vận đơn chính thường gồm nhiều mục, nhiều điều khoản được in sẵn.

- Phân loại B/L:

+ căn cứ vào cách chuyển nhượng hàng hoá ghi trên B/L (thể hiện ở mục người nhận hàng): vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh để chuyển nhượng hàng hoá bằng cách ký hậu B/L, vận đơn vô danh để chuyển nhượng hàng hoá bằng trao tay B/L.

+Căn cứ vào cách phê chú trên vận đơn:

. Vận đơn hoàn hảo/ sạch: vận đơn được tuyền trưởng cấp khi hàng hoá đã xếp lên tàu trông bề ngoài có vẻ tốt và trong điều kiện tốt, là vận đơn không có những ghi chú rằng hàng hoá hay bao bì có tỳ tích, khiếm khuyết.

. Vận đơn không hoàn hảo: vận đơn có ghi phê chú xấu của người chuyên chở về tình trạng xấu của hàng hoá và bao bì như: thùng chảy, bao bì ướt, bao rỗng.

+ Căn cứ vào cách thức chuyên chở

. Vận đơn đi thẳng

. Vận đơn chở suốt

. Vận đơn vận tải đa phương thức

+ Căn cứ vào thời gian cấp B/L

. Vận đơn nhận hàng để xếp

. Vận đơn đã xếp hàng

+ Căn cứ vào sự đơn giản hay phức tạp của vận đơn

. Vận đơn rút gọn

. Vận đơn đầy đủ

+ Căn cứ vào nghiệp vụ thuê tàu

. Vận đơn tàu chợ

. Vận đơn tàu chuyến

+ Các loại vận đơn khác

. Giấy gửi hàng đường biển (Seaway bill)

. Vận đơn đến chậm (stale B/L)

. Surrender B/L (nộp cho cảng), telex B/L, Release B/L ( chỉ có B/L copy và manifest)...

2.3. Phương thức thuê tàu chuyến

2.3.1. Tàu chuyến

a. Khái niệm: là tàu thường hoạt động chuyên chở trong một khu vực địa lý nhất định và theo yếu cầu của người thuê tàu, không theo lịch trình định trước

b. Đặc điểm

- hành trình , lịch trình chạy tàu theo yêu cầu của người thuê tàu

- cước phí thuê tàu và các điều kiện chuyên chở do 2 bên thương lượng, thoả thuận.

- Văn bản điều chỉnh mối quan hệ pháp lý giữa người cho thuê tàu và người thuê tàu là hợp đồng thuê tàu.

Ưu điểm

- Giá cước thuê tàu rẻ, chủ hàng có thể thoả thuận về chi phí sắp đặt, san cào, xếp dỡ hàng hoá.

- Người thuê tàu có thể đàm phán các điều kiện chuyên chở

- thời gian vận chuyển nhanh vì ít ghé các cảng

Nhược điểm

- giá cước thuê tàu thường xuyên biến động

- Nghiệp vụ thuê tàu phức tạp

c. trình tự thuê tàu (hình vẽ xem trong slide)

- người thuê tàu uỷ thác cho người môi giới thuê tàu

- người môi giới và người chuyên chở đàm phán thoả thuận các vấn đề về hợp đồng thuê tàu chuyến

- thông báo lại nội dung thoả thuận với người chuyên chở cho người thuê tàu

- người thuê tàu trực tiếp ký hợp đồng thuê tàu với người chuyên chở

- người gửi hàng mang hàng ra cảng xếp hàng

- người chuyên chở hay đại lý của họ sẽ cấp phép B/L cho người gửi hàng (có thể là người thuê tàu)

d. Vận đơn tàu chuyến

(1) Các bên trong hợp đồng thuê tàu

(2) điều khoản về tàu

- mô tả về tàu, các đặc trưng của tàu

- cho phép tàu có thể hay không

(3) nhiệm vụ của chủ tàu

(4) Điều khoản về hàng hoá

- tên hàng (hàng thay thế)

- đơn vị tính số lượng hàng, dung sai, cước khống.

(5) Điều khoản về cước phí

- mức cước

- số lượng hàng hoá tính cước

+ số lượng hàng xếp lên tàu ở cảng gửi hàng hay:

+ số lượng hàng ghi trên vận đơn đường biển hay:

+ số lượng hàng giao tại cảng đến.

- thời gian thanh toán tiền cước:

+ cước phí trả tại cảng xếp hàng

+ cước phí được trả tại cảng dỡ hàng

- phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán, tiền cước ứng trước

(6) điều khoản về phân chia về chi phí bốc xếp dỡ

- F (free) người chuyên chở được miễn( chủ hàng chịu), người chuyen chở không được miễn phí nào thì phải thực hiện công việc và chịu chi phí đó

- I(In) bốc hàng

- O(out) dỡ hàng

- s(stowed) sắp đặt

- t(trimmed) san cào

Kết hợp, người ta có các phương án phân chia chi phí bốc xếp dỡ: FI, FO, FIO, FI.s, FI.t, FIOs.t

-ngoài ra liner term: người chuyên chở thực hiện toàn bộ và chịu phí bốc xếp dỡ

(7) điều khoản về cảng xếp dỡ

- quy định một hay nhiều cảng xếp, dỡ hàng

- nhiều cảng xếp dỡ hàng: thứ tự các cảng

- khu vực cảng, dãy cảng

+ Điều khoản "safe ground (chạm đáy vẫn an toàn)

+ Điều khoản "always afloat (trong điều kiện vận chuyển nào đó buộc tàu phải luôn luôn trôi nổi tránh bị chạm đáy, va vào đá, tàu bị tổn hại)

(8) điều khoản về thời gian tàu đến cảng xếp hàng

- một ngày cụ thể. Laydays not to count before 4/8/2008

- một khoảng thời gian. Laydays 4/8/2008 - 19/8/2008

- được thông báo sau. Laydays: TBA (to be advised)

- mốc thời gian huỷ hợp đồng ( Cancelling date)

Ví dụ: lay/can: 19/6/2008- 29/6/2008

- thông báo thời gian tàu đến - ETA (estimated time of arrival)

(9) điều khoản về thời gian xếp dỡ( laytime clause)

- thống nhất một số khái niệm về ngày:

+ Running days: là ngày liên tục 24 giờ theo lịch

+ Working days: là ngày làm việc hành chính tại cảng

+ Working days of 24h: cứ đến 24 tiếng làm việc tính là một ngày

+ Weather working days: ngày làm việc thời tiết cho phép

+ Weather working days of 24 consecutive hours: ngày làm việc 24 giờ liên tục thời tiết tốt

- Ngày lễ và chủ nhật có thể quy định

+ có tính ngày lễ và ngày nghỉ- S.H.inc (S.H.included)

+ không tính ngày nghỉ và chủ nhật - S.H.exc (S.H.excepted)

+ không tính trừ khi có làm - S.H.E.X.U.U (S.H.excepted unless Used)

+ không tính dù có làm - S.H.E.X.E.U (S.H.excepted event if Used)

- kết hợp cách tính ngày, ngày lễ, ngày nghỉ người ta quy định

ví dụ: the goods tobe dischagre in 10 WWD S.H.E.X.E.U

the cargo tobe loaded in 15 WWD S.H.E.X.U.U

- thời điểm bắt đầu tính thời gian xếp dỡ hàng:

Quy định bao nhiêu giờ kể từ khi tao và chấp nhận NOR (notice of readiness) thì bắt đầu tính thời gian xếp dỡ

- khi nào được trao NOR

+ WIBON whether in berth or not ( dù cập cầu hay không)

+ WIPON whether in port or not (dù vào cảng hay chưa)

+ WFPON whether free pratique or not

+ WCCON whether cleared customs or not (dù thông qua hay chưa)

(10) Điều khoản về thưởng phạt bốc xếp dỡ

- khi phạt luôn luôn bị phạt

- khi thưởng thì bằng ½ mức phạt

(11) điều khoản cầm giữ hàng

(12) điều khoản 2 tàu đâm va nhau đều có lỗi

(13) điều khoản tổn thất chung và new Jason

(14) điều khoản thông báo ETA

Câu 3: Vận tải đa phương thức quốc tế

3.1. Trách nhiệm MTO được quy định trong công ước và bản quy tắc

a. theo công ước của LHQ 1980 (MTC 1980)

- Thời hạn tách nhiệm: từ khi nhận hàng - giao hàng

- Cơ sở trách nhiệm: nguyên tắc: "lỗi hay sơ suất suy đoán"

+ MTO phải chịu trách nhiệm về thiết hại do mất mát hoặc hư hỏng của hàng hoá, chậm giao hàng, nếu sự cố gây mát mát hư hỏng, chậm giao hàng xảy ra khi hàng hoá còn nằm trong thời hạn trách nhiệm của MTO; trừ phi MTO chứng minh được rằng anh ta, đại lý, người làm công của MTO đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tránh sự cố xảy ra và ngăn ngừa hậu quả của nó

+ MTO cũng chịu trách nhiệm về những hành vi sơ suất, lỗi lầm của người làm công hoặc đại lý của anh ta đã gây ra tổn thất đó

- Giới hạn trách nhiệm

+ 920 SDR/kiện hoặc 2,75 SDR/kg

+ nếu không có vận tải thuỷ: 8,33 SDR/kg

+ chậm giao hàng: bằng 2,5 lần cước < tổng cước

b. Theo quy tắc của UNNCTAD và ICC

- thời hạn trách nhiệm: từ khi nhận hàng - giao hàng

- cơ sở trách nhiệm

+ nguyên tắc: "lỗi hay sơ suất suy đoán"

+ miễn trách: lỗi trong việc điều khiển và quản trị tàu cháy.

- Giới hạn trách nhiệm: 666,67 SDR/kiện hoặc 2 SDR/kg.

3.2. Chứng từ vận tải đa phương thức

a. khái niệm: là chứng từ chứng minh cho:

- một hợp đồng VTĐPT

- việc nhận hàng để chở của MTO

- cam kết giao hàng phù hợp với hợp đồng

b. Việc cấp và hình thức:

- MTO/người được MTO uỷ quyền phát hành

- tính chuyển nhượng: theo yêu cầu của chủ hàng

c. Nội dung

tương tự nhu B/L và có thể quy định thêm:

- ngày/ thời hạn giao hàng: nếu có thoả thuận

- hành trình các phương thức vận tải sử dụng và nơi chuyển tải

d. Các chứng từ vận tải đa phương thức

chưa có mẫu thống nhất. dựa vào quy tắc UNCTAD và ICC, các tổ chức, công ty giao nhận xây dựng các mẫu. Những mẫu phổ biến gồm:

- FBL

+ được các công ty giao nhận sử dụng khi đóng vai trò MTO

+ chuyển nhượng được, có thể dùng trong vận tải biển

- COMBIDOC

+ do BIMCO soạn thảo, được ICC thông qua

+ Chủ yếu được VO-MTO sử dụng

-MULTIDOC: ít được sử dụng

- B/L for combined transport shipment or port to port

Câu 4: Các phương pháp gởi hàng bằng container

4.1. Phương pháp gửi hàng lẻ/ nhận hàng lẻ( LCL/LCL)

a. khái niệm: khi người gửi hàng có khối lượng hàng nhỏ không đủ xếp đầy một container thì sử dụng phương pháp LCL/LCL

b. Trách nhiệm các bên

gửi cho người chuyên chở thực tế:

- nghĩa vụ của các bên

+ người gửi hàng

. giao hàng cho người chuyên chở tại CFS hoặc tại kho.

. giao người chuyên chở những chứng từ cần thiết

. nhận vận đơn hàng lẻ và trả cước phí

+ người chuyên chở:

. tiếp nhận, bảo quản, phân loại hàng hoá

. phát hành LCL/LCL, B/L cho người gửi

. thủ tục hải quan đóng hàng vào conts

. chuyên chở đến cảng đến, làm thủ tục rút hàng, giao cho người nhận.

. giao hàng khi người nhận xuất trình B/L

+ người nhận hàng

. thu xếp thủ tục hải quan cho lô hàng

. xuất trình vận đơn hợp lệ để nhận hàng

Nhận xét: phương pháp gửi hàng này trách nhiệm của người chuyên chở nặng hơn chủ hàng, vì học phải thu xếp đóng và dỡ các lô hàng lẻ.

c. Vận đơn được sử dụng: LCL/LCL, B/L

4.2. phương pháp gửi hàng nguyên cont (FCL/FCL)

a. khái niệm:

khi người gởi hàng có khối lượng hàng hoá lớn và đồng nhất đủ chứa đầy một hoặc nhiều container thì áo dụng phương pháp FCL/FCL

b. Trách nhiệm của các bên

B/L

Conts hh B/L

B/L Conts hh

CY CY

- người gửi hàng

+ lưu khoang tàu (B/N)

+ nhận vỏ container

+ đóng hàng vào container

+ thủ tục hải quan xuất khẩu

+ chuyên chở container giao cho người chuyên chở tại CY

+ Nhận B/L

- người chuyên chở thực tế

+ tiếp nhận container từ người gửi tại CY, phát hành B/L cho người gửi

+ bốc xếp dỡ container

+ chuyên chở đến địa điểm đến

+ giao cho người nhận

- Người nhận hàng

+ nhận B/L từ người gửi

+ thủ tục hải quan nhập khẩu

+ nhận container từ người chuyên chở

+ rút hàng, trả vở container cho người chuyên chở

c. Vận đơn sử dụng : B/L

4.3. Phương pháp kết hợp

Là phương pháp kết hợp giữa 2 phương pháp gửi hàng nguyên bằng container và gửi hàng lẻ bằng container

4.3.1. gửi hàng nguyên, nhận hàng lẻ (FCL/LCL)

a. trách nhiệm của các bên

B/L

Conts hh B/L B/L

B/L conts hh

CY CY CFS

- người gửi hàng

+ lưu khoang tàu (B/N)

+ nhận vỏ container

+ đóng hàng vào container

+ thủ tục hải quan xuất khẩu

+ chuyên chở container giao cho người chuyên chở tại CY

+ Nhận B/L

- người chuyên chở thực tế

+ tiếp nhận container từ người gửi tại CY, phát hành B/L cho người gửi

+ bốc xếp dỡ container

+ chuyên chở đến địa điểm đến

+ giao cho đại lý

- Người nhận hàng

+ nhận B/L từ người gửi

+ thủ tục hải quan nhập khẩu

+ nhận lô hàng từ đại lý của người chuyên chở.

b. Vận đơn sử dụng: B/L

4.3.2 gửi hàng lẻ, nhận hàng nguyên (LCL/FCL)

a. Trách nhiệm của các bên

B/L

Lô hàng lẻ B/L B/L

B/L conts hh

CFS CY CY

- người gửi hàng

+ lưu khoang tàu (B/N)

+ thủ tục hải quan xuất khẩu

+ giao cho người chuyên chở tại CFS

+ nhận B/L

- người chuyên chở thực tế

+ tiếp nhận lô hàng từ người gửi tai CFS, phát hành B/L cho người gửi

+ đóng hàng vào container

+ bốc, xếp, dỡ container

+ chuyên chở đến địa điểm đến

+ giao cho người nhận hàng nguyên container

- người nhận hàng

+ nhận B/L từ người gửi

+ thủ tục hải quan nhập khẩu

+ nhận lô hàng từ người chuyên chở

+ vận chuyển về kho

+ tháo hàng và chở vỏ.

4.4. Cước phí vận tải container

a. Đặc điểm giá cước

- giá cước chuyên chở hàng hoá bằng container phụ thuộc :

+ kiểu loại, kích cỡ conts (20', 40', cont lạnh..)

+ loại hàng xếp trong cont

+ Mức độ sử dụng dung tích, trọng tải cont

+ chiều dài, đặc điểm tuyến đường

- giá cước chuyên chở hàng hoá bằng container bao gồm :

+cước chuyên chở chặng chính

+ cước chuyên chở chặng phụ

+ chi phí thuê container rỗng, sửa chữa container

+ chi phí chuyên chở vỏ container để đóng hàng và trả vở container

+ phí lưu container rỗng và các phụ phí khác

- các loại phụ phí chuyên chở hàng bằng container :

+phụ phí nhiên liệu-BAF

+ phụ phí ùn tàu tại cảng - CS

+ Phí điều chỉnh giá cước do đồng tiền mất giá -CAF

+ phụ phí cho tàu đi qua kênh đào Suez

+ phụ phí làm hàng tại cảng đến

+ phụ phí vận chuyển container trong nội địa

b. các loại biểu cước cont :

- cước tính cho mọi loại hàng hoá

+ mức cước không phụ thuộc vào loại hàng hoá xếp trong cont

+ tính theo kích cỡ cont như cont 20',40'

- cước tính theo cấp hạng hàng hoá cho từng cont »

+ cước tính theo cont cho các nhóm hàng khác nhau như : hàng bách hoá, hàng đông lạnh...

+ các hãng tàu lấy cước hàng bách hoá làm cơ sở để xác định cước cho các nhóm hàng khác ví dụ : cước hàng đông lạnh = cước hàng bách hoá + 12%

- cước chuyên chở tính theo khối lượng container chuyên chở - TVC

+ số lượng cont chuyên chở càng lớn mức cước càng thấp  thu hút khách hàng lớn

- cước phí chuyên chở hàng lẻ : được tính theo thể tích, trọng lượng hay giá trị hàng chuyên chở cộng thêm phí làm hàng lẻ, thường cao hơn so với hàng nguyên.

4.5. Các điều cần lưu ý khi đóng hàng vào container

a. các yêu cầu kỹ thuật khi xếp hàng vào cont

- phân bố đều trọng lượng trên mặt sàn cont

- chèn đệm, độ lót hàng bên trong cont

- gia cố hàng bên trong cont

b. quy trình xếp hàng vào cont

- chuẩn bị hàng hoá

- lựa chọn kiểu, loại, kích cỡ cont, kiểm tra cont

- làm thủ tục hải quan

- xếp hàng vào trong cont,chèn, lót, gia cố hàng

- lập bản chỉ dẫn dỡ hàng

- đóng cửa cont, niêm phong, kẹp chì

4.6 Gom hàng

a. khái niệm: gom hàng là việc tập hợp những lô hàng lẻ từ nhiều gửi hàng ở cùng một nơi đi thành những lô hàng nguyên để gửi và giao cho nhiều người nhận ở cùng một nơi đến.

b. lợi ích của gom hàng

- đối với người xuất khẩu và người gửi hàng: hưởng cước thấp hơn, thuận tiện.

- đối với người chuyên chở: tiết kiệm chi phí và thời gian, tận dụng năng lực tàu, không bị quỵt tiền

- đối với người giao nhận: hưởng chênh lệch tiền cước giữa hàng nguyên và hàng lẻ

c. vai trò của gom hàng

- khi nhận hàng từ người gửi hàng lẻ người gom hàng sẽ nhân danh mình cấp vận đơn gom hàng hoặc biên lai nhận hàng cho từng chủ hàng lẻ. Tại nơi đến người nhận phải xuất tình vận đơn gom hàng để nhận hàng.

d. Trách nhiệm của người gom hàng

- trách nhiệm với tư cách là người chuyên chở theo hợp đồng

- thực tế người gom hàng có thể chịu trách nhiệm:

+ mọi tổn thất do người chuyên chở thực tế

+ tương ứng với vai trò đại lý

+ trong phạm vi trách nhiệm mức bồi thường do người chuyên chở thực tế bồi thường

+ phát hành vận đơn theo mẫu FIATA và chịu tách nhiệm như người kinh doanh vận tải đa phương thức

- giới hạn bồi thường theo FBL: 2SDR/kg hoặc 666,7 SDR/kiện theo cách tính nào cao hơn.

Câu 5: Các nguyên tắc bảo hiểm

- bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn

+ chỉ bảo hiểm cho những rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên.

+ chỉ bồi thường tổn thất do rủi ro gây ra, không bồi thường cho những tổn thất chắc chắn, đương nhiên, đã xảy ra

- trung thực tuyệt đối

+ hai bên phải tin tưởng, trung thực, không lừa đối nhau

+ người được bảo hiểm: phải khai báo chính xác về đối tượng bảo hiểm, thông báo khi đối tượng bảo hiểm có sự thay đổi, khả năng giai tăng nguy cơ tổn thất. Không mua bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm đã tổn thất

+ người bảo hiểm: công khai các điều kiện, thể lệ, nguyên tắc, phí bảo hiểm, không được nhận bảo hiểm khi đối tượng bảo hiểm đã an toàn

- nguyên tắc lợi ích bảo hiểm

+ người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm

+ Lơi ích BH: đang hoặc sẽ có, gắn liền với sự an toàn của đối tượng bảo hiểm

+ khi xảy ra tổn thất phải có lợi ích BH mơi được bồi thường

- Nguyên tắc bồi thường:

+ khi có tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra người bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm có vị trí tài chính không hơn không kém như trước khi rủi ro xảy ra

+ các bên không được lợi dụng BH để chuộc lợi

- Nguyên tắc thế quyền

+ người bảo hiểm sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm sẽ có quyền thay mặt người được BH đòi người thứ 3 có trách nhiệm bồi thường cho mình

+ người được bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp chứng từ cần thiết

+ người được BH không có quyền miễn trách cho người thứ 3

+ người Bh có quyền được thế quyền trước hoặc sau khi đã bồi thường cho người được BH.

Câu 6: Các loại rủi ro và tổn thất trong Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu

6.1. Các loại rủi ro

a. theo nguồn gốc hay nguyên nhân gây nên rủi ro:

- thiên tai: hiện tượng tự nhiên nằm ngoài sự kiểm soát của con người như: biển động, sét, bão, gió lốc...

- tai hoạ của biển: tai hoạ đối với con tàu khi trong hành trình trên biển. Gồm:

+ các rủi ro chính: mắc cạn, đắm, đâm va, lật úp, cháy nổ

+ các rủi ro phụ: tàu mất tích, hành động manh động, manh tâm của thuyền viên, thuyền trưởng, cướp biển...

- rủi ro do các hiện tượng chính trị xã hội, hoặc do lỗi của người được BH:chiến tranh, đình công, khủng bố...

- rủi ro do những hoạt động riêng lẻ của con người gây nên

+ rủi ro do bản chất, tính chất đặc biệt của hàng hoá hoặc thiệt hại mà nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ

b. căn cứ hoạt động của BH

b.1. rủi ro thông thường được BH: các rủi ro được BH trong các điều kiện Bh gốc (A,B hoặc C) bao gồm

- thiên tai: được BH trong tất cả các điều kiện BH

+ thời tiết khắc nghiệt: bão, gió xoáy, sóng lớn làm hỏng tàu và thiệt hại hàng hoá

+ sét: trực tiếp làm hỏng hàng hoặc gây cháy

+ sóng thần

+ động đất hoặc núi lửa phun

- các rủi ro chính: được BH trong tất cả các điều kiện BH, gồm:

+ mắc cạn: phân biẹt với nằm cạn. Các điều kiện BH ICC 1982 bảo hiểm cả rủi ro mắc cạn và nằm cạn

+ chìm đắm

+ cháy do sét đánh hay do khói do sơ suất hay cố ý của thuyền viên, thuyền trưởng, cố ý hợp lý mà bị cháy lan

+ đâm va: giữa các tàu, với vật thể lạ không phải là nước

- các rủi ro phụ: được Bh hay không tuỳ mỗi điều kiện BH, gồm:

+ tàu mất tích: sau thời gian không có tin tức về tàu

+ vứt hàng xuống biển hay hàng bị sóng cuốn xuống biển

+ sự manh động, hành động manh tâm của thuyền viên, thuyển trưởng

+ hành vi cướp biển

+ gãy vỡ, va chạm, biến mũi...

b.2. rủi ro phải được bảo hiểm riêng: các rủi ro muốn BH thì phải được thoả thuận riêng, được BH trong các điều kiện BH riêng. Gồm:

- rủi ro chiến tranh

+ những hành động thù địch

+ hoạt động có tính chất chiến tranh, nội chiến

+ bom, mìn...

- rủi ro đình công, nổi loạn và bạo động

b.3. rủi ro không được BH: các rủi ro không được BH, không bồi thường trong bất kỳ trường hợp nào. Gồm:

- hành vi sai trái, cố ý hay lỗi của người được BH

- Chậm trễ: cho dù chậm trễ là do một rủi ro được BH

- thị trường giảm giá hoặc mất thị trường

- bao bì không đúng quy cách/ đóng gói hàng hoá không đầy đủ, không thích hợp

- vi phạm nguyên tắc XNK, không đầy đủ chứng từ, buôn lậu

- yếu kém tài chính/ không đủ khả năng thanh toán của người chuyên chở

- tầu đi chệch hướng trừ trường hợp chệch hướng hợp lý và vì lý do nhân đạo

- nội tỳ hay tổn thấy do bản chất hàng hoá

- hao hụt tự nhiên

- tàu không đủ khả năng đi biển

6.2 Các loại rủi ro tổn thất

a. căn cứ vào mức độ và quy mô tổn thất

a.1. tổn thất bộ phận: một phần lô hàng được BH bị tổn thất

tổn thất bộ phận có thể là:

- giảm giá trị

- giảm số lượng

- giảm trọng lượng

- giảm thể tích

a.2. tổn thất toàn bộ: toàn bộ lô hàng được BH bị tổn thất

- tổn thất toàn bộ thực sự: 100% lô hàng thật sự bị tổn thất để được bồi thường bằng số tiền BH

- tổn thất toàn bộ ước tính: tổn thất chưa hoàn toàn nhưng không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực sự hoặc giá trị phần còn lại < chi phí khắc phục để từ bỏ hàng

+ từ bỏ hàng: là hành động của người đựoc BH từ bỏ mọi quyền lợi của mình đối với hàng hoá để được bồi thường toàn bộ. Quyền sở hữu hàng hoá sẽ được chuyển cho người BH

+ nguyên tắc từ bỏ hàng:

. tuyên bố từ bỏ hàng bằng văn bản gửi cho công ty BH

. chỉ được từ bỏ hàng khi hàng hoá còn trên đường

. từ bỏ hàng khi hàng chưa tổn thất toàn bộ thực tế

. khi từ bỏ hàng được chấp nhận thì không thể thay đổi

b. căn cứ vào quyền lợi trách nhiệm đối với tổn thất

b.1. tổn thất riêng

- là những thiệt hại, mất mát do các rủi bất ngờ, ngẫu nhiênbên ngoài gây nên

- chỉ gây ra thiệt hại đối với từng quyền lợi

- tổn thất riên bao gồm: những thiệt hại rủi ro gây ra và chi phí tổn thất riêng (chi phí để khắc phục hậu quả, ngăn ngừa tổn thất)

- tổn thất riêng xảy ra đối với ai người đó chịu. Nếu do rủi ro được BH gây ra thì người BH sẽ bồi thường (cả thiệt hại và chi phí tổn thất riêng)

b.2. tổn thất chung

- khái niệm: là tổn thất xảy ra trong trường hợp có sự hy sinh hay chi phí bất thường được tiến hành một cách cố ý và hợp lý vì an toàn chung của các quyền lợi trên tàu trong hành trình trên biển

- đặc trưng của tổn thất chung:

+ hành động mang tính hữu ý, tự nguyện của thuyền viên, thuyền trưởng

+ hy sinh, chi phí phải đặc biệt, bất thường là thiệt hại trực tiếp từ hành động tổn thất chung

+ hành động hợp lý

+ tai hoạ phải có khả năng thực sự xảy ra và nghiêm trọng

+ phải vì an toàn chung

+ xảy ra trên biển

- cấu thành của tổn thất chung: 2 bộ phận

+ hy sinh tổn thất chung: thiệt hại, chi phí trực tiếp từ hành động tổn thất chung

+ chi phí tổn thất chung

. chi phí cứu nạn

. chi phí tạm thời sửa chữa tàu

. chi phí tại cảng lánh nạn

. chi phí tăng thêm về lương của sỹ quan thuỷ thủ và nhiên liệu

.tiền lãi của số tiền được công nhận là tổn thất chung, với lãi suất là 7%/năm được tính đến hết 3 tháng sau ngày phát hành bản phân bố tổn thất chung

- tổn thất chung = hy sinh TTC + chi phí TTC

- luật lệ giải quyết tổn thất chung: áp dụng theo quy tắc York 1974/1994/2004.

Câu 7: Các điều kiện hàng hoá (các rủi ro, điều kiện chung của BH theo các điều kiện BH)

7.1. Các rủi ro được BH: bao gồm 3 điều kiện A, B, C

Điều kiện C:

- cháy nổ

- tàu, thuyền bị mắc cạn, chạm đáy, chìm đắm, lật úp

- đâm va của tàu thuyền, phương tiện vận tải với bất kỳ vật thể bên ngoài

- phương tiện chuyên chở đường bộ bị lật đỏ hay chật bánh

- dỡ hàng tại cảng lánh nạn

- hy sinh tổn thất chung

- ném hàng xuống biển hoặc nước cuốn trôi

Điều kiện B: bao gồm điều kiện C và các điều kiện dưới đây

- động đất, núi lửa phun, sét đánh

- nước biển, sông hồ, xâm nhập vào tàu thuyển, phương tiện vận chuyển, thùng chưa, xe hàng hoặc nơi chứa hàng

- nước cuốn khỏi tàu, phương tiện chở hàng

- tổn thất toàn bộ của bất cứ kiện hàng nào rơi khỏi mạn,rơi mất trong khi xếp dỡ, chuyển tải

Điều kiện A: bao gồm 2 điều kiên B, C và một số điều kiện khác dưới đây:

- thời tiết xấu

- hành động sai trái

- cướp biển

- các rủi ro đặc biệt.

7.2. các điều kiện BH hàng hoá

7.2.1 các điều kiện BH A,B,C theo ICC 1982 của ILU

a. các rủi ro loại trừ:

- điều khoản loại trừ rủi ro về tình trạng không đủ khả năng đi biển hoặc không thích hợp

- điều khoản loại trừ các rủi ro chiến tranh

- điều khoản loại trừ rủi ro đình công

b. thời hạn bảo hiểm

- điều khoản vận chuyển: Bh bắt đầu có hiệu lực khi hàng hoá rời khỏi kho/ nơi để hàng quy định, tiếp tục hiệu lực trong quá trình vận chuyển thông thường và kết thúc khi:

+ giao hàng vào kho/ nơi để hàng cuối cùng quy định

+ kho/ nơi để hàng để phân phối hoặc để hàng ngoài hành trình vận chuyển thông thường

+ hết 60 ngày sau khi dỡ hàng tuỷ trường hợp nào đến trước

- tàu chệch hướng, chậm trễ, dỡ hàng buộc....theo hợp đồng vận tải: BH vẫn tiếp tục có hiệu lực.

- điều khoản kết thúc hợp đồng vận tải: do sự cố ngoài kiểm soát của người được BH , hợp đồng vận tải kết thúc không đúng địa điểm quy định, kết thúc sớm hơn trường hợp trên thì BH kết thúc hiệu lực trừ khi có thông báo tiếp tục BH, nộp thêm phí BH khi:

+hàng hoá được bán, giao hoặc hết hạn 60 ngày

+ trong thời hạn 60 ngày hàng hoá được gởi tiếp đi nơi khác

- điều khoản thay đổi hành trình: sau khi BH có hiệu lực, địa điểm đến thay đổi bơi người được BH: BH chỉ tiếp tục có hiệu lực khi người được BH thông báo kịp thời cho người được BH, thoả thuận các điều khoản khác và phí BH.

c. Điều khoản khiếu nại:

- điều khoản lợi ích BH:

+ để được bồi thường, người được BH phải có lợi ích BH khi xảy ra tổn thất

+ bồi thường những tổn thất cho dù tổn thất xảy ra trước khi ký hợp đồng BH trừ khi được BH biết tổn thất đã xảy ra và người BH không biết tổn thất đã xảy ra

- điều khoản chi phí gửi tiếp hàng

+ nếu do rủi ro được BH hành trình BH kết thúc trước khi đến địa điểm quy định thì người BH chịu chi phí mà người được BH bỏ ra hợp lý để xếp dỡ, lưu kho bãi và gửi tiếp hàng đến địa điểm quy định trong hợp đồng BH

- điều khoản giá trị tăng thêm:

+ nếu người bảo hiểm mua bảo hiểm giá trị tăng thêm cho lô hàng thò giá thoả thuận lô hàng = số tiền BH theo hợp đồng BH+ số tiền BH tất cả các hợp đồng BH tăng thêm khác

+ bồi thường theo tỷ lệ số tiền BH theo hợp đồng/ giá trị thoả thuận

+ người được BH có nghĩa vụ cung cấp bằng chứng về số tiền BH theo các hợp đồng về BH khác

- điều khoản giảm/ hạn chế tổn thất:người được BH phải áp dụng các biện pháp hợp lý để ngăn ngừa/ hạn chế tổn thất. Người BH sẽ bồi hoàn chi phí ngăn ngừa, hạn chế tổn thất đó

7.2.2.các điều kiện BH chiến tranh và đình công theo ICC 1982 của ILU

a. điều kiện bảo hiểm chiến tranh dùng cho hàng hoá chuyên chở bằng đường biển

- rủi ro được bảo hiểm

+ chiến tranh, nội chiến, cách mạng...

+ bị chiếm đoạt, bị tịch thu...

+ mìn, ngư lôi, bom...

+ đóng góp tổn thất chung

- thời hạn BH: bắt đầu có hiệu lực khi đối tượng BH hay một phần đối tượng BH được xếp lên tàu và kết thúc khi:

+ đôí tượng BH hay một phần được dỡ khỏi tàu biển tại cảng hoặc nơi dỡ hàng cuối cùng, hoặc

+ hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm của ngày tàu đến cảng hoặc nơi dỡ hàng cuối cùng tuỳ thuộc vào trường hợp đến trước

+ tại cảng/ địa điểm cuối cùng tàu chạy tiếp: nếu có yêu cầu tiếp tục BH thì BH tiếp tục có hiệu lực

+ tàu ghé cảng/ nơi dọc đường để dỡ hàng, chuyển tải sang tàu, máy bay khác, dỡ hàng tại cảng lánh nạn: nếu có yêu cầu BH tiếp tục có hiệu lực trong vòng 15 ngày và tiếp tục có hiệu lực kể từ khi hàng hoá được xếp xuống tàu/ lên máy bay để chở tiếp

b. điều kiện bảo hiểm đình công dùng cho hàng hoá chuyên chở bằng đường biển

- rủi ro được BH: mất mát, hư hỏng của đối tượng BH do:

+ người đình công, công nhân bị cấm xưởng..

+kẻ khủng bố...

+ tổn thất chung và chi phí cứu nạn

- thời hạn bảo hiểm: giống các điều kiện BH A, B, C

Câu 8: hợp đồng BH hàng hoá chuyên chở bằng đường biển

8.1. khái niệm: là sự thoả thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm, theo đó người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được BH những mất mát, hư hỏng hay trách nhiệm lien quan đến BH do các rủi ro được thoả thuận gây ra, còn người được BH cam kết trả phí.

8.2. Phân loại

- hợp đồng BH chuyến

- hợp đồng BH bao

8.3. Nội dung hợp đồng BH

a. Mặt trước

(1) tên, địa chỉ, số tài khảon của các bên

(2) tên hàng hoá BH, loại bao bì, cách đóng gói, kí hiêu, số hiệu...

(3)loại tàu chuyên chở: tên, tuổi, cờ, trọng tải, dung tích.

(4) cách xếp hàng trên tàu

(5) cảng đi, cảng đến, cảng chuyển tải.

(6) ngày gửi hàng

(7)ngày phương tiện vận tải bắt đầu hành trình

(8) Điều kiện BH

(9) trị giá BH hay số tiền BH (V hoặc A)

- Giá trị BH (V) = giá hàng hoá + phí vận tải+ phí bảo hiểm+ lãi dự tính(10%)

+ 110% CIF hoặc 110% CIP

+ FOB, CFR hoặc FCA, CPT: quy dẫn về giá CIF hoặc CIP( xem công thức quy dẫn giá)

- số tiền BH (A):1 phần hoặc toàn bộ giá trị BH

- hợp đồng BH bao: có thể quy định hạn ngạch BH

(10) phí BH (R)

Phí BH= tỷ lệ phí BH(R)* số tiền BH(A)

Tỷ lệ phí BH (R) = R1+R2+R3

Trong đó R1: tỷ lệ phí BH theo điều kiện BH gốc (RA,RB,RC)

R2: tỷ lệ phí BH các rủi ro mua thêm:

+ rủi ro chiến tranh hoặc đình công

+ các rủi ro đặc biêt( mua kèm khi mua điều kiện B hoặc C)

R3: tỷ lệ phụ phí BH

- phụ phí tàu già

- phụ phí tuyến đường

- phụ phí chuyển tải sang mạn

- phụ phí chuyển tiếp nội địa

Cách tính phụ phí BH

R3= (RA-RB)*15% trong đó:

RA: là tỷ lệ phí BH theo ĐK bảo hiểm A

RB: là tỷ lệ phí BH theo ĐK bảo hiểm B

(11) phí BH (I)

- phí BH= tỷ lệ phí BH( R)* số tiền bảo hiểm (A)

(12) nơi giám định tổn thất

(13) nơi thanh toán tiền bồi thường

(14) ký tên, đóng dấu

b. Mặt sau:

nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng BH

- người BH:

+ công khai quy tắc, thể lệ, điều kiện BH, phí BH

+ bồi thường nhanh chóng, đầy đủ

+ bảo vệ quyền lợi của người BH đối với người thứ 3

+ áp dụng biện pháp phòng ngừa hạn chế tổn thất

- người được BH

+ mua BH cho hàng hoá càng sớm càng tốt, nộp phí BH đúng, đủ

+ thông báo mọi thông tin về đối tượng BH, sự thay đổi, tăng thêm, rủi ro.

+ khi có tổn thất: thông báo cho người BH, yêu cầu giám định áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, lập các chứng từ cần thiết, bảo lưu quyền khiếu nại đối với người thứ 3, báo cho người bảo hiểm để làm các thủ tục như Average Bond/ A.G

Câu 9:thủ tục mua bảo hiểm cho hàng hoá XNK

9.1. đối với hợp đồng BH chuyến

9.2. Đối với hợp đồng bảo hiểm bao

Câu 10: bồi thường tổn thất

10.1 Nguyên tắc

- bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật

- phạm vi trách nhiệm: giới hạn trong số tiền bảo hiểm cộng thêm các chi phí khác

+ chi phí cứu hộ, giám định

+ chi phí đánh giá, bán lại hàng hoá bị tổn thất

+ chi phí đòi người thứ 3 bồi thường

+ tiền đóng góp tổn thất chung

- khấu trừ thu nhập của người được BH từ việc bán hàng tổn thất và được người thứ ba bồi thường

- thực hiện nguyên tắc thế quyền

10.2. cách tính tiền bồi thường

10.2.1. tổn thất riêng: tổn thất riêng có thể tổn thất toàn bộ hay tổn thất bộ phận

a. tổn thất toàn bộ

- tổn thất toàn bộ thực sự: bồi thường bằng số tiền bảo hiểm (A) hoặc giá trị bảo hiểm(V) (nếu A=V)

- tổn thất toàn bộ ước tính:

+ chấp nhận từ bỏ hàng: bồi thường giống như tổn thất toàn bộ thực sự

+ nếu người được BH không từ bỏ hàng hoặc từ bỏ hàng nhưng người bảo hiểm không chấp nhận: bồi thường như tổn thất bộ phận.

b. tổn thất bộ phận

- về nguyên tắc: số tiền bồi thường P được xác định

P=[( V1-V2)*A]/V1

+ V1: giá trị lô hàng khi nguyên vẹn ở cảng dỡ

+ V2: giá trị lô hàng sau khi đã bị tổn thất

- cụ thể ở Việt Nam

+ bồi thường hàng tổn thất do đổ vỡ, thiếu hụt, hư hỏng, giảm phẩm chất mà biên bản giám định xác định được tỷ lệ tổn thất

P= m*A(m: tỷ lệ tổn thất)

+ biên bản ghi số lượng, trọng lượng thiếu hụt:

P= (T1/T2)*A

T2: trọng lượng, số lượng hàng thiếu hụt

T1: trọng lượng, số lượng hàng hoá theo hợp đồng

- bồi thường mất nguyên kiện: P= Số kiện* đơn giá/ kiện

- nếu không xác định được đơn giá thì bồi thường như thiếu số lượng, trọng lượng như trên

10.2.2. tổn thất chung (TTC)

1. tính trị giá TTC = hy sinh TTC + chi phí TTC

2. tính tổng giá trị chịu phân bổ TTC= trị giá tàu + trị giá hàng - TT riêng xảy ra trước

3. tính tỷ lệ chịu phân bổ trong TTC = trị giá TTC/tổng giá trị chịu phân bổ TTC

4. tính số tiền đóng góp các bên

5. thanh toán kết quả tài chính

6. kiểm tra kết quả

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro