Di dong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Trình bày sự khác nhau giữa OSI và TCP/IP

** OSI (Open Systems Interconnection), tiếng Việt gọi là Mô hình kết nối các hệ thống mở hay mô hình OSI. Mô hình OSI là một miêu tả trừu tượng dựa vào nguyên lý lớp cho các kết nối truyền thông cũng như cách thức thiết kế giao thức mạng máy tính. Nó còn được biết đến như là mô hình 7 lớp OSI, bao gồm các lớp: 

• Lớp 7: Lớp ứng dụng (Application layer) 

• Lớp 6: Lớp trình diễn (Presentation layer) 

• Lớp 5: Lớp phiên (Session layer) 

• Lớp 4: Lớp giao vận (Transport Layer) 

• Lớp 3: Lớp mạng (Network Layer) 

• Lớp 2: Lớp liên kết dữ liệu (Data Link Layer) 

• Lớp 1: Lớp vật lý (Physical Layer) 

Mỗi lớp sẽ tập hợp các giao thức, các chức năng liên quan nhằm cung cấp dịch vụ cho lớp phía trên và sử dụng chức năng của lớp phía dưới. Mô hình OSI này chỉ được ngành công nghiệp mạng và công nghệ thông tin tôn trọng một cách tương đối. Tính năng chính của nó là quy định về giao diện giữa các lớp, tức qui định đặc tả về phương pháp các lớp liên lạc với nhau. Điều này có nghĩa là cho dù các lớp được soạn thảo và thiết kế bởi các nhà sản xuất, hoặc công ty, khác nhau nhưng khi được lắp ráp lại, chúng sẽ làm việc một cách dung hòa. 

-TCP/IP tiếng Việt gọi là bộ giao thức TCP/IP (tiếng Anh: Internet protocol suite hoặc IP suite hoặc TCP/IP protocol suite - bộ giao thức liên mạng), là một bộ các giao thức truyền thông cài đặt chồng giao thức mà Internet và hầu hết các mạng máy tính thương mại đang sử dụng. Bộ giao thức này được đặt tên theo hai giao thức chính của nó là TCP và IP. Chúng cũng là hai giao thức đầu tiên được định nghĩa. 

Như nhiều bộ giao thức khác, bộ giao thức TCP/IP có thể được coi là một tập hợp các tầng, mỗi tầng giải quyết một tập các vấn đề có liên quan đến việc truyền dữ liệu, và cung cấp cho các giao thức tầng cấp trên một dịch vụ được định nghĩa rõ ràng dựa trên việc sử dụng các dịch vụ của các tầng thấp hơn. Về mặt lôgic, các tầng trên gần với người dùng hơn và làm việc với dữ liệu trừu tượng hơn, chúng dựa vào các giao thức tầng cấp dưới để biến đổi dữ liệu thành các dạng mà cuối cùng có thể được truyền đi một cách vật lý.

Câu 2. Nước mình đang xài công nghệ di động gì? so sánh ?

- 1 Nước mình hiện xài 2 công nghệ di động là GSM và CDMA. Về so sánh, mạng CDMA có nhiều lợi thế và tiên tiến GSM về mặt băng thông, bảo mật thông tin và các dịch vụ... Tuy nhiên ở nước ta các mạng di động GSM đang có lợi thế hơn do được đưa vào thị trường sớm và được nhà nước đầu tư. Các mạng CDMA vào sau có thị phần nhỏ hơn khó khăn trong kinh doanh. Mặt khác do hệ thông CDMA đầu tiên vào Việt Nam (của S -phone) lại là 1 hệ thống cũ được mua lại của nước khác (hình như là Hàn Quốc) đã quá già cỗi nên đem lại nhiều phiền phức cho người sử dụng làm CDMA không chiếm được thị phần lớn.

Về tương lai, CDMA là 1 hướng đi nhiều lợi thế do có ưu điểm về băng thông (phân chia theo mã) => số lượng user nhiều hơn, bảo mật(sử dụng kĩ thuật trải phổ). Việc chuyển đổi từ GSM => CDMA ở nước ta rất là khó khăn do các hệ thông GSM đã đi vào hoạt động nhiều năm, nếu thay thế hoàn toàn buộc các doanh nghiệp phải đầu tư lại từ đầu. Có thề sau này nước ta lên 3G theo 1 nhánh khác CDMA.

Câu 3. Băng tần hoạt động của 2 công nghệ,vì sao dùng băng tần đó?vì sao đường up băng tần nhỏ hơn thằng down.

- 2 Băng tần của GSM và CDMA :

Các mạng di động GSM hoạt động trên 4 băng tần. Hầu hết thì hoạt động ở băng 900 Mhz và 1800 Mhz. Vài nước ở Châu Mỹ thì sử dụng băng 850 Mhz và 1900 Mhz do băng 900 Mhz và 1800 Mhz ở nơi này đã bị sử dụng trước. ví dụ 1 mạng GSM sử dụng băng tần 900 Mhz thì đường lên uplinksử dụng tần số trong dải 890-915 MHzvà đường xuống downlinksử dụng tần số trong dải 935-960 MHz, mỗi kênh có băng thông 25 Mhz, cách nhau 1 khoảng 200 Khz.

- CDMA sử dụng băng tần 1800MHz:uplink 824-849 MHz, donwlink 869-894 MHz. và 450 MHz.

Như ta biết, Suy hao là một hàm phụ thuộc tần số. Tần số càng cao thì suy hao càng lớn. Máy di động có công suất phát nhỏvà nếu có công suất lớn thì lại ngốn pin nhiều hơn, do vậy trong thông tin di động đường lên luôn ở băng thấp để tiêu hao nhỏ hơn,đỡ yêu cầu về công suất phát của máy di động, còn đường xuống luôn ở băng cao (máy phát trạm gốc dễ bảo đảm công suất phát lớn hơn và cấp nguồn dễ hơn). Ngoài ra, tần số càng cao, bước sóng càng nhỏ, tín hiệu càng dễ bị che chắn hơn, do đó nếu đường lên có tần số thấp (bước sóng lớn) thì tín hiệu ít bị che chắn hơn một chút.

- Mình nói thêm 1 chút là trong thông tin vệ tinh lại ngược lại, đường lên lại chọn băng cao vì trạm phát mặt đất có thể bảo đảm công suất lớn dễ dàng hơn là trên vệ tinh (công suất trên vệ tinh càng lớn thì:

 a) Máy phát càng nặng hơn và do đó chi phí phóng vệ tinh càng tốn hơn;

 b) nguồn điện trên vệ tinh cung cấp hạn chế hơn;

 c) Máy phát càng nặng thì càng tốn nhiên liệu để điều chỉnh quỹ đạo khi vệ tinh hạ thấp độ cao do ma sát với không khí dù rất loãng trên quỹ đạo 36 000 km, do vậy với cùng một khối lượng nhiên liệu ban đầu thì thời gian sống của vệ tinh sẽ ngắn hơn, hoặc nếu muốn duy trì thời gian sống lâu hơn thì phải đưa lên quỹ đạo lượng nhiên liệu lớn hơn, cái này lại làm vệ tinh nặng hơn và do đó chi phí phóng lại đội lên nữa.

Câu 4. Suy hao trong không gian phụ thuộc cái gì?có biết nhảy tần dùng để làm gì không?có mấy loại nhảy tần?

1. Suy hao trong không gian phụ thuộc vào tần số. Ta có công thức tính suy hao trong không gian là :

FSL = ((4 x pi x d)/lamda)

Trong đó : 

pi : hằng số.

d : khoảng cách giữa máy phát - máy thu là cố định.

lamda : (c/f), với c: hằng số tốc độ ánh sáng.

Do đó suy hao chỉ phụ thuộc vào tần số, mà cụ thể là tần số càng cao suy hao càng lớn.

- 2. Nhảy tần : thường dùng trong kĩ thuật trải phổ. Trải phổ nhảy tần là tín hiệu phát đi trên 1 dãy tần dường như là thay đổi ngẫu nhiên. Máy thu muốn nhận đc đúng tìn hiệu cũng phải liên tục chuyển đổi giữa các tần số theo thứ tự như máy phát.

Kĩ thuật thuật trải phổ nhảy tần có ưu điểm là bảo mật rất tốt. Khi bị thu trộm người thu cũng chỉ nghe được nhưng tiếng bip rất khó hiểu.

Hình minh họa 

- Có 2 loại nhảy tầnlà nhảy tần nhanh và chậm.

+.Nhảy tần chậm là loại nhảy tần có chu kì dịch chuyển tần số lớnhơn chu kì dữ liệu.

+Nhảy tần nhanh là loại nhảy tần có chu kì dịch chuyển tần số nhỏhơn chu kì dữ liệu.

Nhảy tần nhanh cải thiện đc chất lượng dưới tác động của nhiễu và máy thu trộm.

**Một điều thú vị là kĩ thuật này do 1 ngôi sao điện ảnh phát minh ra tên là Hedy Lamarr (1913 - 2000).

Câu 5: Em nhìn cái điện thoại nè...em giải thích vì sao nói vào đây là tiếng mà sao ra đầu kia nó truyền được đi trong không gian xa vậy?

- Khi nói vào cái đt, tiếng nói của con người có dãy tần từ 0 - 20 KHz ( nghe đc tối đa là 15 KHz) sẽ đc đt khuếch đại, điều chế lên tần số cao hơn để truyền đi đến các trạm thu phát từ đó trạm thu phát kết nối với số cần gọi, ở máy đt nhận sẽ diễn ra quá trình ngược lại là giải điều chế khuếch đại âm àlọc ra tín hiệu âm thanh nghe đc.

Câu 6: Vì sao các đài phát thanh truyền hình dùng 1 anten mà phát được cho nhiều ti vi vậy, mà mạng GSM người ta phải chia nhỏ làm nhiều anten???

-  Vì các đài truyền thanh và truyền hình chỉ phát broadcast (tức là chỉ có đường down link) nên 1 anten là đủ. Còn đối với mạng GSM ta có cả đường uplink và downlink, mỗi đường như thế 1 là 1 channel. mà 1 BTS chỉ phục vụ 1 số channel hữu hạn, nên ta cần nhiều BTS để phục vụ được nhiều người dùng.

Các đài phát thanh truyền hình chỉ dùng 1 anten phát vì các đài phát này có dùng tần số thấp khoảng 100 mấy MHz,ở tần số càng thấp suy hao càng ít => truyền tín hiệu xa hơn, ít bị che chắn, nó phát tín hiệu dạng broadcast quảng bá, đơn công không quan tâm đến các tivi có nhận được tín hiệu hay ko và cũng ko có nhận lại tín hiệu nào từ các tivi. Do đó các đài phát này chỉ dùng 1 anten với công suất cao là đủ.

** Còn ở mạng GSM sử dụng tần số cao 900 MHz, 1800 MHz không truyền đi xa đc do suy hao lớn => muốn truyền đi xa phải có công suất lớn => tổn hao chi phí. Ở mạng GSM là tín hiệu song công, các mạng GSM phải đảm bảo rằng user của mình nhận đc tín hiệu vì user này còn liên lạc về đài phát. Điều này cũng gây vấn đề là nếu sử dụng 1 anten thì các máy đt phải có công suất thật lớn nếu muốn truyền data về đài ở khoảng cách xa => ko khả thi.

Do đó, ở mạng GSM bắt buộc phải sử dụng nhiều anten và qui hoạch cell cho từng vùng.

** Không phải đài truyền hình dùng 1 anten mà phát cho mọi tivi

- Lấy ví dụ đài tp Hồ Chí MInh phát xuống vũng tàu hay các tỉnh tận ngoài bắc nếu chỉ dùng 1 anten thì không thế phát xa như vậy mà sẽ có các trạm chuyển tiếp sau đó mới đến nhà dân.với lại các MS thì có đường uplink và downlink nghỉa là vừa phát vừa thu..còn tivi mỗi công việc thu mà thôi..bởi vậy hồi xưa trên các vùng núi hải đảo không xem được 1 số đài..hiện nay nhờ có vệ tinh VINASAT nên việc phủ sóng toàn bộ việt nam là dễ dàng không cần lắp các trạm phát chuyển tiếp nửa

Câu 7. Fading là gì? Nguyên nhân gây ra fading? Biện pháp khắc phục.

- Fading là sự biến đổi cường độ tín hiệu sóng mang cao tần tại anten thudo có sự thay đổi không đồng đều về chỉ số khúc xạ của khí quyển, các phản xạ của đất và nước trên đường truyền sóng vô tuyến đi qua.

** Các loại fading được chia ra là:

-Fading nhiều đường

-Fading phẳng

-Fading chọn lọc tần số

-Fading nhanh

-Fading chậm

** nguyên nhân gây ra fading:

-Tín hiệu phát đi qua kênh truyền vô tuyến bị cản bởi các tòa nhà, núi cao, cây cối…Bị phản xạ (Reflection), tán xạ (Scattering), nhiễu xạ (Diffraction)…, các hiện tượng này gọi chung là Fading. Và kết quả là ở máy thu ta thu được nhiều phiên bản khác nhau của tín hiệu phát đi. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống Thông Tin Vô Tuyến

**  cách khắc phục:

-Dùng kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số trực giao– OFDM 

- Sử dụng dải tần rất hiệu quả do cho phép chồng phổ giữa các sóng mang con. Hạn chế được ảnh hưởng của fading và hiệu ứng nhiều đường bằng cách chia kênh fading chọn lọc tần số thành các kênh con fading phẳng tương ứng với các tần số sóng mang OFDM khác nhau.

- Phương pháp này có ưu điểm quan trọng là loại bỏ được hầu hết giao thoa giữa các sóng mang và giao thoa giữa các tín hiệu.

- Giải quyết vấn đề fading bằng quá trình thực hiện điều chế và giải điều chế trong OFDM nhờ sử dụng phép biến đổi FFT

- OFDM có ưu điểm nổi bật là khắc phục hiện tượng không có đường dẫn thẳng bằng tín hiệu đa đường dẫn.

- OFDM đang chứng tỏ những ưu điểm của mình trong các hệ thống viễn thông trên thực tế đặc biệt là trong các hệ thông vô tuyến đòi hỏi tốc độ cao như thông tin di động và cả trong truyền hình số.

Câu 8. Công suất phát tối đa của một máy di động (MS) là bao nhiêu. - - --Dải tần 900Mhz : 2W (handheld), và 8W (car/transportable phone)

- Dãi tần 1800Mhz : 1w (Đối với 1800 thì kích thước của cell rất bé không cần công suất lớn)

** *Lưu ý rằng CS phát tối đa 2W ở băng 900 là của MS dạng cầm tay (handheld), còn theo chuẩn GSM thì CS phát tối đa của MS ở băng 900 là 8W lận (loại car/transportable phone).

Câu 9. Tại sao trong hệ thống thông tin di động GSM lại phải điều chỉnh công suất phát.

- Trong thông tin di động, thuê bao di động di chuyển khắp nơi với nhiều tốc độ khác nhau, vì thế tín hiệu phát ra có thể bị sụt giảm một cách ngẫu nhiên. Để bù cho sự sụt giảm này, hệ thống phải điều khiển cho thuê bao tăng mức công suất phát.

Ngoài ra, việc điều chỉnh công suất còn giúp giảm nhiễu giữa các user với nhau. Ví dụ nếu phát cùng 1 công suất cho các user thì các user ở gần có thể là nguồn nhiễu cho các user ở xa, do khoảng cách càng xa thì công suất của các user càng giảm và các user ở gần có thể là nguồn nhiễu.

Câu 10: Đối với DCS 1800 thì kích thước của cell rất bé --> không cần công suất lớn.

- Hệ thống DCS 1800 ra đời với mục tiêu phục vụ nhu cầu lưu lượng cho các khu vực đông dân như đô thị và ngoại ô, nên kích thước cell bé và do đó chỉ cần CS phát thấp từ MS. Có thể tham khảo trong quyển "Mobile communication systems" của Krzysztof Wesołowski, tr. 200-201.

Câu 11:Em có biết kênh vật lý với kênh logic là gì ko? khác nhau ra sao?...

Sự khác nhau giữa kênh vật lý và kênh logic:

- Kênh vật lý : trong GSM là 1 time slot. Ví dụ như 1 mạng GSM sử dụng tần số 900 Mhz thì đường lên (từ thuê bao di động đến trạm truyền dẫn uplink) sử dụng tần số trong dải 890-915 MHz và đường xuống downlink sử dụng tần số trong dải 935-960 MHz. Và chia các băng tần này thành 124 kênh với độ rộng băng thông 25 Mhz, mỗi kênh cách nhau 1 khoảng 200 Khz.

- Kênh logic : là các thông tin truyền trong 1 kênh vật lý ví dụ như dữ liệu người dùng và các thông tin báo hiệu.

**Các kênh logic trong GSM có 2 nhóm :

+.Trafic channels : để truyền user data.

+.Control channels : để điều khiển truy nhập đường truyền, cấp phát trafic channels hoặc quản lý sự di chuyển.

Trong control channels còn có broadcast control channel, common control channel, dedicated control channel.

Câu 12. Vùng phủ sóng của BTS phụ thuộc gì?

Công suất máy phát, Antenna( Gain antenna), Địa hình có vật che chắn không.

- Phụ thuộc vào thiết kế: 

- Độ cao antenna

- Cấu hình( ảnh hưởng đến cuông suất)

- Góc ngẩng, góc Azimuth.

- Số lượng thuê bao, mật độ dân cư

- Đặc tính địa lý của vùng

- Chất lượng dịch vụ mà nhà cung cấp muốn đưa ra GoS

- Bài toán tính toán vùng phủ sóng của BTS người ta cho 2 thông số là EIRP ở trạm BTS và Qos=2% ( 1% cho fadinh chậm, 1% cho fadinh nhanh) là tính ra được bán kính vùng phủ.

Câu 13. Khi gọi từ một máy cố định(mạng VNPT chẳng hạn) tới 178 thì qui trình đường đi của tín hiệu ntn?

- Cuộc gọi 178 là dịch vụ VoIP, khi ta thực hiện cuộc gọi thì cuộc gọi sẽ được chuyển cổng của nhà cung cấp dịch vụ, sau đó sẽ đi qua mạng Internet, và đến phía đích. Cơ bản là lưu lượng truyền qua mạng Internet.

** Đường đi tới 178

- Theo mình thì thế này giả sử có 2 thuê bao A và B ở vùng địa lý rất xa,Khi thuê bao A gọi cho thuê bao B thì tổng đài phụ trách thuê bao A sẽ nhận biết đây là 1 cuộc gọi đường dài(từ mã chẵng hạn) và sẽ chuyển đến tổng đài thuê bao của B nhưng do chúng ta đã đăng kí dịch vụ internet(bấm 178)nên tổng đài thuê bao A sẽ kết thúc chuyển mạch kênh sang chuyển mạch gói để truyền gói tín này vào mạng internet.nhà cung cấp dịch vụ internet này sẽ chuyển gói thuê bao này tới tổng đài thuê bao B.tổng đài thuê bao B này có nhiểm vụ chuyển mạch gói thành chuyển mạch kênh và sau đó đến thuê bao B,theo mình biết việc chuyển mạch gói sang chuyển mạch kênh và ngược lại được thực hiện bằng 1 cổng gateway.

**Bởi vậy khi gọi đường xa (liên tỉnh hay quốc tế)dùng dịch vụ internet giá thành sẽ thấp

à.khi gọi thì đầu tiên là tín hiệu phải đi từ máy điệnt thoại của bạn rồi qua mạng của VNPT trong đó dựa vào id là 178 tín hiệu sẽ được đưa đến gateway phù hợp rồi đưa đến chuyển mạch mềm asterisk chẳng hạn và qua internet đến đích. chỉ hiểu có thế 

Câu 14: .Vì sao các đài phát thanh truyền hình dùng 1 anten mà phát được cho nhiều ti vi vậy, mà mạng GSM người ta phải chia nhỏ làm nhiều anten???

- Thằng phát thanh truyền hình là đơn hướng, đài phát đến TV, đài. Tôi cứ phát đẳng hướng ở 1 tần số đã được cấp, các anh thu là phải tinh chỉnh theo tôi. Còn bác GSM nhà ta là phải 2 hướng cơ mà. Còn việc chia nhỏ là để tăng dung lượng mạng GSM. Có 3 phương pháp: chia nhỏ diện tích tế báo, chia sector( thường chia 3), phương pháp của Lee. Cái này bác đọc lý thuyết ạ.

- cái ti vi thì cũng giống như một cái ti vi. chỉ cần thu và giải mã tín hiệu là okie như thế chỉ cần 1 anten phát cho tất cả là được. còn n cái điện thoại thì cần n kênh cho từng người một vì cần nhiều kênh mà tần số lại hạn hẹp nên cần nhều anten để tăng hiệu suất sử dụng.

Câu 15:Cái gì có thể thay thế được cho switch và router?

- Thay thế router/switch tức là thay thế chức năng "routing/switching"? Như vậy để truyền từ A đến B không cần routing/switch thì chắc chỉ có cách là nối chúng trực tiếp với nhau bằng một sợi dây dài thiệt dài hoặc truyền tin bằng ánh sáng (lượng tử)....

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro