Dị Thiên ngoại truyện : Truyền kỳ Bách Băng quốc.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nếu như nói Hỏa Liệt quốc là một quốc gia đặc biệt với sức mạnh “ kinh thiên động địa ” của đấng mày râu, thì Bách Băng quốc lại hoàn toàn trái ngược, quốc gia này mang trong mình sức mạnh “ kinh hồn bạt vía ”, nhưng mà lại là đến từ “ nữ nhi ” vốn được xem là “ phái yếu ”.

Cũng có lẽ vì vậy nên hai địa quốc này luôn nhăm nhe, chực trờ để hủy diệt đối phương. Cuộc giao tranh giữa hai địa quốc này đã xảy ra và kéo dài hàng ngàn năm nhưng vẫn chưa thể đi đến hồi kết.

Mỗi khi hai địa quốc này giao đấu là lại làm chấn động thế gian, thiên hạ đại loạn, khiến cho người trong thiên hạ phải run lên vì khiếp sợ. Bởi họ đều biết thế gian được cân bằng dựa trên sức mạnh của 2 địa quốc “ thiên địch ” này. Giả như trận “ long tranh hổ đấu ” của 2 địa quốc này đi đến hồi kết, cán cân nghiêng về 1 phía thì có lẽ điều đó chính là hồi kết chấm dứt cho thứ người ta thường gọi là “ tự do ”.

Sở dĩ giao tranh giữa hai đại cường quốc chưa từng đi đến hồi kết, một phần là vì hai địa quốc này “ kẻ tám lạng, người nửa cân ”. Phần nữa là do địa thế của hai cường quốc đều dễ thủ khó công, do hai điạ quốc bị ngăn cách nhau bởi Hắc Thủy giang trải dài vạn trượng, sâu không thấy đáy.

Dù có đôi khi sức mạnh đôi bên có chút chêch lệch, thế nhưng để băng sông qua giao chiến mà giành được chiến thắng, thì thực là khó không khác chi hái sao trên trời, vì chiều rộng Hắc Thủy giang cũng tới vài chục trượng, trên sông lại không có một cây cầu nào bắc qua, nên nội việc bơi được sang bờ bên kia cũng đã là một việc vô cùng khó rồi, còn nói chi đến chiến đấu.

Bách Băng quốc sống trong chế độ mẫu hệ, nam nhân ở đây bị coi không bằng khuyển mã, tất cả những công việc thấp hèn nhất đều do nam nhân đảm nhận, còn việc lớn đều là nữ nhân phụ trách.

Trái ngược với Hỏa Liệt quốc, Bách Băng quốc là một địa quốc vô cùng coi trọng luật pháp, họ đặt ra hàng trăm điều luật để duy trì đất nước trong sự thịnh vượng, ổn định. Tuy vậy những bộ luật của họ lại vô cùng hà khắc, vì tất cả những ai phạm luật bất kể lỗi nhỏ hay lớn đều chịu chung một bản án đó là “ ngũ mã phanh thây ”.

Bách băng quốc nổi tiếng với điều răn, cũng là câu nói cuối cùng kẻ tử tù được nghe trước khi xuống hoàng tuyền, câu nói được chép ở trang thứ 73, trang cuối cùng trong cuốn “ thất thập nhị luật - thập răn đại kị ”. Họ rành riêng một trang sách chỉ để viết lên câu nói đó, câu nói của Nữ Vương - Võ Thần Nhi ( nữ vương đời thứ 3 của Bách Băng quốc )

“ Ở đây không có chỗ cho kẻ mắc sai lầm ”.

Có lẽ vì vậy mà không ít người cảm thấy “ nghẹt thở ”, nên đã tìm mọi cách để rời bỏ đất nước để đi tìm “ vùng trời tự do ” cho riêng mình, tuy nhiên tính cho đến tận bây giờ vẫn chưa từng có một ai thành công.

Bách Băng quốc không có Hoàng Đế, chỉ có nữ Vương, nam nhân ở đây ngoài làm những việc hèn mọn ra thì lý do duy nhất khiến họ còn có thể được tồn tại trên địa quốc này, giữ được cái mạng của mình mà chưa bị tuyệt diệt, đó chính là sứ mệnh “ duy trì nòi giống ”.

Tại sao lại nói lý do khiến nam nhân còn được tồn tại, giữ được cái mạng của mình trên địa quốc này là sứ mệnh “ duy trì nòi giống ”. Bởi vì khi mà một nữ nhân ở đây hạ sinh ra ấu nữ với một nam nhân bất kì nào đó thì nam nhân đó lập tức bị xử tử.

Tại Bách Băng quốc “ giao hoan ” có thể nói là cơn “ đại ác mộng ” đối với nam nhân, bởi lẽ khi họ “ giao hoan ” cũng là khi tính mạng của họ đang được đếm ngược từng ngày.

Hình thức xử tử dành cho nam nhân sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình, được chia làm hai loại.

Nếu ngay đứa con đầu của nữ nhân kia là ấu nữ thì nam nhân này mắc đại tội vì chưa tạo ra được người thay thế cho mình đã đến điểm dừng, coi như mới chỉ hoàn thành được một nửa nghĩa vụ.

Nam nhân mắc đại tội này bị trói lại, thả xuống “ Ác Ngư hồ ”, để mặc cho ngàn vạn con ác ngư rỉa thân thể đến khi còn trơ lại bộ xương, quá trình ác ngư rỉa thịt này thường diễn ra trong khoảng thời gian hai đến ba ngày, sau đó xương sẽ được vớt lên mang cho chó ăn, như vậy để chắc chắn rằng kẻ chết sẽ không còn lưu lại được bất kì thứ gì trên đời. Đó là hình thức xử tử thứ nhất được gọi là “ Ngư Cẩu Song Xử ”

Hình thức xử tử thứ hai thì được gọi là “ Giang lưu thi tử ”.

Đây là hình thức xử tử nhẹ nhàng dành cho nam nhân có công với địa quốc, công đó được tính trong trường hợp nữ nhân trước khi hạ sinh ấu nữ thì đã từng có hạ sinh một hoặc hai ấu nam với nam nhân kia, còn nếu hạ sinh đến ba ấu nam thì nam nhân kia sẽ lập tức bị trói lại rồi lôi đi để thi hành hình phạt “ Ngư Cẩu Song Xử ”.

Hình thức xử tứ thứ hai này khá là nhẹ nhàng, nam nhân kia sẽ được ban cho một dải lụa hồng để thắt cổ tự vẫn, sau đó xác của hắn sẽ được quan chấp pháp mang ra bờ sông Hắc Thủy thả trôi theo dòng nước, đây cũng là một cách mà Bách Băng quốc dùng để răn đe sáu địa quốc kia rằng “ đừng nghĩ nữ nhi chúng ta yếu đuối mà làm càn ”.

Có lẽ thứ duy nhất mà Bách Băng quốc không khác biệt với năm tiểu quốc còn lại chính là truyền thống kế vị “ mẹ truyền con nối ”, cũng như ở năm tiểu quốc kia là “ cha truyền con nối ”.

Có điều truyền thống này có đôi chút hà khắc, vì nữ nhân ở địa quốc này bao gồm cả nữ vương đều được lấy bao nhiêu chồng tùy ý, nên có khi họ hạ sinh đến hàng chục ấu nữ.

Lẽ vậy họ quyết định ra một bộ luật là, chỉ có ấu nữ đầu tiên họ hạ sinh mới được thừa kế toàn bộ những gì họ có, chẳng hạn như tài sản, chức vị... còn từ ấu nữ thứ hai trở đi thì sẽ không được bất kì thứ gì dù là nhỏ nhất, vả lại còn phải gánh trên vai trách nhiệm làm tất cả mọi việc, kể cả tử mạng để phục vụ cho nữ trưởng.

Sơ lược thông tin về nội bộ Bách Băng Quốc năm 235

Nữ Vương đời thứ 17 : Võ Như Hoa
Đại tướng quân nắm giữ binh quyền : Lữ Hoan
Tể tướng  : Lữ Giang
Đại quan chấp pháp : Hoàng Thu
Đại quan kí sử : Trần Kim

Ngoài nữ Vương và “ tứ đại thần quan ” thì trong triều đình Bách Băng quốc còn khoảng trên hai mươi chức quan lớn nhỏ, hầu như đều do con cháu của “ tứ đại thần quan ” nắm giữ.

Bách Băng quốc có khoảng tám mươi vạn thần dân, trong đó có khoảng bốn mươi vạn là binh sĩ luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Lãnh thổ Bách Băng quốc khá rộng lớn, chiếm tới một phần ba địa giới thiên hạ. Sản vật dồi dào, tài nguyên phong phú, cảnh vật hữu tình...

Cái tên Bách Băng quốc có từ thời nữ Vương Võ Thần Nhi, bởi sau khi chinh phục đỉnh núi Hàn Băng Sơn cao tận trời xanh, Võ Thần Nhi phát hiện trên đỉnh Hàn Băng Sơn có động “ Bách Băng Tiên Cảnh ”, mà sau này đã nổi tiếng khắp thế gian với vẻ đẹp “ mộng bất hữu hiện ”.

Trong động có vừa tròn một trăm khối băng với đủ màu sắc, hình dạng kì dị, đẹp đến độ làm điên đảo lòng người, nhưng tất cả cũng chỉ từ cuốn “ Thần Nhi Sử Kí ” của chính nữ Vương Vô Thần Nhi biên soạn mà ra, bởi lẽ sau khi nữ Vương Võ Thần Nhi băng hà thì cho đến hiện tại vẫn chưa ai có đủ sức mạnh và bản lĩnh để lên được tới đỉnh Hàn Băng Sơn.

Trong cuốn “ Thần Nhi Sử Kí ” có một bài thơ miêu tả về sự nguy hiểm của đỉnh Hàn Băng Sơn như thế này :

Nhãn tiền dị long, canh cửa động
Tả hữu bạch hổ, trực chờ mồi
Xà, hùng, lang, cẩu không thể đếm
Địa ngục gọi ta, dẫu tiến lùi!

Tạm dịch :

Trước mắt rồng lạ canh cửa động
Trái phải bạch hổ đợi xé mình
Rắn, gấu, sói, chó không đếm nổi
Tiến lùi cũng chỉ chết mà thôi!

Hết phần 1 - Bách Băng quốc truyền kỳ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro