dia chinh 1945 den nay

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Từ 1945, khi CM tháng 8 thành công, nước VN dân chủ cộng hòa ra đời, công tác địa chính được quan tâm duy trì và phát triển trên cơ sở sử dụng hệ thống địa chính có từ thời Pháp. Theo hiến pháp 1946, quyền sở hữu đất tư nhân vẫn được thừa nhận.

Ngày 2/2/1947, các Ty Địa Chính được nhập vào bộ Canh nông, địa chính chủ yếu quản lý đất nông nghiệp.

Ngày 18/6/1949, nha Địa Chính hợp nhất với ngành công sản trực thu thành Nha Công sản Địa Chính thuộc Bộ tài chính, địa chính gắn liền với thuế.

Năm 1953, Quốc hội thông qua luật cải cách ruộng đất, đánh đổ địa chủ, thực hiện chính sách người cày có ruộng , ruộng đất đc chia đều cho nông dân.

Ngày 3/7/1958,chính phủ ban hành chỉ thị 334/TTg về việc tiến hành công tác địa chính thuộc Bộ Tài Chính. Cơ quan này có chức năng quản lý ruộng đất và thu thuế nông nghiệp. Các chức năng pháp lý của hệ thống địa chính cũ bị hủy bỏ.

Hiến pháp 1959 của VN xác nhận 3 hình thức sở hữu đất đai gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể và sở hữu cá thể. Trong đó sở hữu nhà nước được ưu tiên, sở hữu tập thể dc khuyến khích còn sở hữu cá thể bị hạn chế.

Ngày 14/12/1959, Chính phủ ra nghị định số 70/CP quy định nhiệm vụ tổ chức ngành Quản lý ruộng đất , chuyển ngành Địa Chính thuộc bộ Tài Chính thành ngành Quản lý ruộng đất thuộc Bộ Nông nghiệp.

Nghị quyết 548/NQ-QH ngày 21/5/1979 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và nghị định số 404/CP ngày 9/11/1979 đã thành lập hệ thống cơ quan quản lý đất đai trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Ủy ban nhân dân các cấp, thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất. Trong giai đoạn sau đó cả nước đã tiến hành đo vẽ bản đồ giải thửa phần lớn đất nông nghiệp và đất ở thuộc khu vực nông thôn phục vụ việc quản lý đất nông nghiệp.

Hiến pháp 1980 của Việt nam xóa bỏ sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai, xác lập quyền sở hữu toàn dân về đất đai đối với toàn bộ đất đai trên lãnh thổ quốc gia.

Tháng 12 năm 1987 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật đất đai. Thực hiện chính sách giao đất cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài song các chủ sử dụng đất chưa có quyền chuyển dịch đất đai trong quá trình sử dụng. Từ đó hệ thống địa chính đã bắt đầu được xác lập lại. Năm 1989 bắt đầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất đai (áp dụng hệ thống địa chính bằng khoán).

Hiến pháp năm 1992 khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, cho phép người sử dụng đất có quyền chuyển dịch trong quá trình sử dụng đất.

Năm 1993, Quốc hội ban hành luật đất đai sửa đổi, trong đó có 4 điểm khác so với luật 1987, đó là: Vẫn thực hiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nhưng giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức sử dụng hoặc cho các đối tượng trên thuê đất; Người sử dụng đất có 5 quyền là quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê quyền sử dụng đất; Thừa nhận đất có giá; Từng bước đưa quyền sử dụng đất đai tham gia thị trường bất động sản.

Ngày 22/2/1994 Chính phủ ra nghị định số 12/CP về việc thành lập Tổng cục Địa Chính trên cơ sở hợp nhất Tổng cục quản lý ruộng đất với Cục đo đạc bản đồ Nhà nước.

Cuối năm 2002 Quốc hội khóa 11 quyết định thành lập bộ Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở hợp nhất một số Tổng cục và cơ quan ban ngành.

Luật đất đai năm 2003 đã có nhiều sửa đổi rất cơ bản nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, thể chế hóa kịp thời một số chủ trương lớn về đất đai của Nhà nước đáp ứng yêu cầu của thời kì CNH –HĐH đất nước. Luật khẳng định quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Đưa ra cách phân loại mới về đất đai trong đó đã đơn giản mức phân loại đất nông nghiệp và chi tiết hơn đối với đất phi nông nghiệp.

Qua quá trình phát triển của Địa Chính Việt Nam ta thấy địa chính từ chỗ chỉ có chức năng thuế, sau đó có chức năng quản lý đất nông nghiệp, quy hoạch nông ngiệp và sau cùng đã có chức năng đầy đủ hơn như ngày nay. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng hệ thống địa chính đa mục đích.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mtruong