Bài 3: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A. Biển Đông: S = 3.447 triệu km2.

- Là biển lớn thứ 2 thuộc Thái Bình Dương, sau biển Philippin.

- Là một vùng biển rộng, tương đối kín, nằm trong khu vực nhiệt đới ấm gió mùa.

-> Tính chất nhiệt đới ẩm và khép kín thể hiện rõ nét qua:

+ Sinh vật biển.

+ Hải văn: nhiệt độ, độ muối, sóng, thủy triều, hải lưu.

B. Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên VN.

- Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển do tác động của khối khí kết hợp với vai trò của biển Đông.

- Hình dáng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang => biển xâm nhập sâu vào đất liền.

I. Khí hậu - ảnh hưởng nhiều nhất.

-Vị trí: tiếp giáp biển Đông:

=> Khí hậu mang tính hải dương điều hòa.

=> Giảm tính khắc nhiệt của thời tiết: Đỡ khô lạnh vào mùa đông. Bớt nóng bức vào mùa hè.

=> Lượng mưa và độ ẩm lớn.

- Biển Đông nóng, ẩm, dòng hải lưu thay đổi theo gió mùa:

+ Tăng độ ẩm của các khối khí qua biển. (ah rõ ràng và trực tiếp nhất)

II. Địa hình, hệ sinh thái.

1. Địa hình:

- Tác động kết hợp của sóng biển, thủy triều, sông ngòi và hoạt động kiến tạo:

+ Địa hình đa dạng: vịnh cử sông, tam giác châu với bãi chiều rộng, ...

+ Bờ biển: xâm thực - mài mòn.

- UD Atlas:

+ Diện tích lớn nhất: Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan (đb SCL)

+ Vùng biển nông và thêm lục địa rộng: vùng biển phía Bắc và phía Nam.

+ Vịnh Cam Ranh: Khánh Hòa.

+ Thuận lợi để xây dựng cảng biển: Duyên Hải Nam Trung Bộ.

+ Các bãi tắm từ Bắc vào Nam: Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cỏ, Mũi Né.

2. Hệ sinh thái ven biển

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn - Nam Bộ: (chiếm ưu thế)

+ Môi trường nước lợ.

+ Năng suất sinh học cao: các sinh vật phù du đa dạng và giàu có

=> Nguồn thức ăn dồi dào cho các loại tôm, cá.

+ Hiện trạng: đang dần bị thu hẹp do phá rừng để lấy diện tích nuôi tôm, cá.

III. Tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế.

1. khoáng sản:

- Trữ lượng lớn, giá trị nhất: dầu khí.

- Hai bể dầu khí lớn nhất hiện nay đang được khai thác: Nam Côn Sơn và Cửu Long.

- Đông Nam Bộ: nhiều dầu mỏ, khí đốt.

- Nam Trung Bộ - làm muối: do nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển.

- Các bãi cát ven biển: trữ lượng lớn titan.

2. Hải sản:

- Thành phần sinh vật phong phú, năng suất cao.

- Trường Sa, Hoàng Sa: rạn san hô.

3. Khai thác tổng hợp kinh tế biển đảo:

- Nguyên nhân: Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng.

- Mục tiêu: Khai thác hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường.

- Chiến lược:

+ Khai thác tiết kiệm, hợp lí nguồn tài nguyên biển.

+ Khai thác đi đôi với bảo vệ môi trường.

+ Phòng chống các thiên tai từ biển Đông.

- Biện pháp chủ yếu: khai thác tổng hợp và hợp lí nguồn tài nguyên.

- Thuận lợi về kinh tế:

+ Tam giác châu với bãi chiều rộng: nuôi trồng thủy sản.

+ Nam bộ: nền nhiệt cao, ổn định, nắng nóng quanh năm => phát triển du lịch biển.

+ Đánh bắt xa bờ - hướng khai thác hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ môi trường.

- Hạn chế: bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc gây thiệt hại nặng nề trong đời sống và sản xuất.

IV. Thiên tai

- Ảnh hưởng nhiều nhất: Miền Trung.

- Bão: 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông, 3 -4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào nước ta.

- Sạt lở bờ biển: do hướng chạy lãnh thổ gần như vuông góc với hướng gió.

- Cát bay lấn chiếm ruộng vườn, hoang mạc làm hoang mạc hóa đất đai.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ff