Địa lý 12 (B17-27)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài 17 - LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

1. Nguồn lao động 

a. Mặt mạnh: 

Số lượng dồi dào 42,53 triệu người, (chiếm 51,2% )

Mỗi năm tăng thêm trên 1triệu lao động.

Người lao động cần cù, sáng

tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú. 

Chất lượng lao động ngày càng nâng lên.

b. Hạn chế

- Nhiều lao động chưa qua đào tạo

- Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít. 

2. Cơ cấu lao động

a. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế

- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất 57,3% (2005)

- Cơ cấu sử dụng lao động có sự thay đổi mạnh mẽ từ N-L-NN sang CN và dịch vụ

- Tuy nhiên sự thay đổi còn chậm.

b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế 

- Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước. 

- Tỉ trọng lao động khu vực ngoài Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động, 

- Lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng.

c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

- Phần lớn lao động ở nông thôn. 

- Tỉ trọng lao đọng nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng. 

* Hạn chế 

- Năng suất lao động thấp. 

- Phần lớn lao động có thu nhập thấp. 

- Phân công lao động xã hội còn chậm chuyển biến 

- Chưa sử dụng hết thời gian lao động

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm 

a. Vấn đề việc làm 

- Việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội lớn. 

+ Năm 2005, cả nước có 2,1% lao động thất nghiệp và 8, 1% thiếu việc làm

+ Ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, thiếu việc làm ở nông thôn là 9,3%

b. Hướng giải quyết việc làm 

- Phân bố dân cư và nguồn lao động

- Thực hiện cs dân số.

- Đa dạng hóa hoạt động sx.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo

- Xuất khẩu lao động

Bài 18 - ĐÔ THỊ HOÁ

1. Đặc điểm

a. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp

- Quá trình đô thị hoá chậm: 

+ Thế kỉ thứ III trước CN đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa).

+ Năm 2005: tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%.

- Trình độ đô thị hóa,thấp 

+ Tỉ lệ dân đô thị thấp. 

+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới. 

b. Tỉ lệ dân thành thị tăng 

- Dân cư thành thị ngày càng tăng.

- Tỉ lệ dân cư thành thị nước ta còn thấp so với các nước khác trong khu vực.

c. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng 

2. Mạng lưới đô thị 

- Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại. 

- Có 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt. 

3. Ảnh hưởng cuả Đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội

- Tích cực 

Tác động mạnh đếnchuyển dịch cơ cấu kinh tế

Anh hưởng rất lớn đến phát tnển kinh tế - xã hội của phương, các vùng.

Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Tiêu cực: 

+Ô nhiễm môi trường

+ An ninh trật tự xã hội,…

Bài 20: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

1/ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ: 

* Chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – thủy sản), tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) khá cao nhưng chưa ổn định. 

- Xu hướng chuyển dịch như vậy là phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm. 

* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành khá rõ: 

- Ở khu vực I: 

+ Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. 

+ Rong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng. 

- Ở khu vực II: 

+ Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. 

+ Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. 

+ Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. 

- Ở khu vực III: 

+ Đẵ có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. 

+ Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư ... 

2/ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ: 

- Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới. 

- Kinh tế nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. 

- Tỉ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước ngày càng tăng.

3/ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LÃNH THỔ KINH TẾ: 

- Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. 

- Đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 

Bài 21: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

1/ NỀN NÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI: 

a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới: 

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo chiều Bắc – Nam và theo chiều cao của địa hình ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. 

- Sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. 

+ Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn. 

+ Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản. 

- Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm cho việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn luôn là nhiệm vụ quan trọng. 

b) Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới:

- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp. 

- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng. 

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, 

- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, càphê, cao su, hoa quả, ...) 

2/ PHÁT TRIỂN NỀN NÔNG NGHIỆP HIỆN ĐẠI SẢN XUẤT HÀNG HÓA GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA NÔNG NGHIỆP NHIỆT ĐỚI: 

- Đặc điểm nền nông nghiệp hiện nay: 

+ Có sự tồn tại song song nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại. 

+ Chuyển từ nông nghiệp tự cấp tự túc sang nông nghiệp hàng hóa. 

Nền nông nghiệp cổ truyền : 

+ Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp. 

+ Nền nông nghiệp tiểu nông mang tính chất tự cấp tự túc (mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, và phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ).

+ Còn phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ của nước ta. 

Nền nông nghiệp hàng hóa:

+ Mục đích sản xuất quan trọng là tạo ra nhiều lợi nhuận. 

+ Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa, sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới (trước thu hoạch và sau thu hoạch), nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp. 

+ Ngày càng phát triển, đặc biệt ở những nơi có truyền thống sản xuất hàng hóa, các vùng gần các trục giao thông, các thành phố lớn. 

3. KINH TẾ NÔNG THÔN NƯỚC TA ĐANG CHUYỂN DỊCH RÕ NÉT:

a) Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn: 

- Khu vực kinh tế nông nghiệp bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy sản. 

- Các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp và xây dựng, dịch vụ) ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn trong kinh tế nông thôn.

b) Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế:

- Các doanh nghiệp nông-lâm nghiệp và thuỷ sản. 

- Các hợp tác xã nông-lâm nghiệp và thủy sản. 

- Kinh tế hộ gia đình. 

- Kinh tế trang trại. 

c) Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa, trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

- Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp thể hiện rõ nét ở sự đẩy mạnh chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn, kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu. 

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thể hiện ở: 

+ Thay đổi tỉ trọng của các thành phần tạo nên cơ cấu. 

+ Các sản phẩm chính trong nông – lâm – thuỷ sản và các sản phẩm phi nông nghiệp khác.

Bài 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

1/ NGÀNH THỦY SẢN: 

a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản 

* Thuận lợi: 

- Bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn. 

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú: tổng trữ lượng khoảng 3,9-4,0 triệu tấn, có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 100 loài tôm, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển hơn 600 loài ... Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản (hải sâm, bào ngư ...) 

- Có 4 ngư trường trọng điểm: 

• Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), 

• Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu,

• Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) 

• Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. 

- Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. 

- Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều thủy sản có giát trị kinh tế ... 

- Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ. 

- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. 

- Nhân dân có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. 

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. 

- Các dịch vụ thủy sản và chế biến thuỷ sản được mở rộng. 

- Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây. 

- Sự đổi mới chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thuỷ sản. 

* Khó khăn: 

- Hằng năm có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30-35 đợt gió mùa đông bắc, gây thiệt hại về người và tài sản, hạn chế số ngày ra khơi. 

- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới. 

- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng yêu cầu. 

- Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. 

- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm. 

b) Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản: 

* Phát triển mạnh trong những năm gần đây: 

- Sản lượng thủy sản năm 2005 hơn 3,4 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm. 

- Sản lượng thủy sản tính bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42kg/ năm. 

- Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản. 

* Khai thác thuỷ sản: 

- Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn (gấp 2,7 lần năm 1990), trong đó riêng cá biển là 1367 nghìn tấn. Sản lượng khai thác nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn. 

- Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 

- Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau (riêng 4 tỉnh chiếm 38% sản lượng thủy sản khai thác cả nước). 

* Nuôi trồng thủy sản: 

- Nuôi tôm: 

Nghề nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm he, tôm rảo, ...) và tôm càng xanh phát triển mạnh. 

Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. 

Vùng nuôi tôm lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải. 

Tính đến năm 2005, sản lượng tôm nuôi đã lên tới 327194 tấn, riêng Đồng bằng sông Cửu Long là 265.761 tấn (chiếm 81,2%). 

- Nuôi cá nước ngọt:

Cũng phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng (nổi bật là An Giang) 

Tính đến năm 2005, sản lượng cá nuôi đã lên tới 179 triệu tấn, riêng. 

2/ NGÀNH LÂM NGHIỆP: 

a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò về mặt kinh tế và sinh thái: Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi, lại có vùng rừng ngập mặn ven biển. Do vậy ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ. 

b) Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có, nhưng đã bị suy thoái nhiều: 

- Tổng diện tích của rừng năm 1943 là 14,3 triệu ha, độ che phủ 4,0%. Đến năm 1983, diện tích rừng còn 7,2 triệu ha, độ che phủ 22,0%. Đến 2006, nhờ công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, diện tích rừng đạt 12,9 triệu ha, độ che phủ 39,0%. Mặc dù tổng diện tích rừng đang dần tăng lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái, vì chất lượng rừng không ngừng giảm sút. 

* Rừng được chia thành 3 loại: 

- Rừng phòng hộ (gần 7 triệu ha), có ý nghĩa rất quan trọng đối với môi sinh, bao gồm: các khu rừng đầu nguồn, các cánh rừng chắn cát bay, các dải rừng chắn sóng. 

- Rừng đặc dụng: các vườn quốc gia (Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Nam Cát Tiên ..), các khu dự trữ thiên nhiên, các khu bảo tồn văn hóa – lịch sử – môi trường. 

- Rừng sản xuất (khoảng 5,4 triệu ha): rừng tre nứa, rừng lấy gỗ, củi ... 

c) Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp: 

- Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng) và khai thác, chế biến gỗ, lâm sản. 

* Trồng rừng: Cả nước có khoảng 2 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông nhựa ..., rừng phòng hộ. Hàng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung. 

* Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: 

- Mỗi năm, khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa. 

- Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công. 

- Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai). 

- Rừng còn được khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi. 

Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

1/ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA: 

- Sự tác động tổng hợp của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, kĩ thuật, lịch sử ... lên các hoạt động nông nghiệp trên các vùng lãnh thổ khác nhau của nước ta là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 

- Sự phân hóa các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra cái nền của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp. Trên nền chung ấy, các nhân tố kinh tế – xã hội, kĩ thuật, lịch sử ... có tác động khác nhau. 

- Trong điều kiện của nền kinh tế tự cấp tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp bị chi phối chủ yếu bởi các điều kiện tự nhiên. Khi nông nghiệp trở thành nền sản xuất hàng hóa, thì các nhân tố kinh tế – xã hội tác động rất mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chuyển biến. 

2/ CÁC VÙNG NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA:

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nước ta được xác định theo 7 vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến. 

(Xem bảng 25.1 trang 107 và 108/ SGK) 

3/ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA: 

a) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính: 

- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp, chủ yếu. 

-Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn. 

(Xem bảng 25.2 trang 109/ SGK) 

b) Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa: 

- Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình, nhưng từng bước đã đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa. 

(Xem bảng 25.3 trang 110/ SGK) 

Bài 26: CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1/ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH: 

* Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng:

- Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp: nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

- Ngành trọng điểm là ngành có thể mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế xã hội và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. Một số ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta:

• Năng lượng. 

• Chế biến lương thực – thực phẩm. 

• Dệt – may. 

• Hoá chất – phân bón – cao su. 

• Vật liệu xây dựng. 

• Cơ khí – điện tử ...

- Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới để hội nhập vào thị trường thế giới và khu vực.

* Phương hướng chủ yếu hoàn thiện cơ cấu ngành: 

- Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới.

- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí; đưa công nghiệp điện năng đi trước một bước. Các ngành khác có thể điều chỉnh theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. 

2/ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO LÃNH THỔ: 

* Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:

- Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa đi nhiều hướng dọc theo các tuyến đường giao thông huyết mạch.

Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (cơ khí – khai thác than).

Đáp Cầu – Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hóa học).

Đông Anh – Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim).

Việt Trì – Lâm Thao (hoá chất – giấy).

Sơn La – Hoà Bình (thuỷ điện).

Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá (dệt may, điện, vật liệu xây dựng).

- Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu...

• Dọc theo Duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang...

• Ở các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.

* Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp nước ta là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố: 

• Những khu vực tập trung công nghiệp thường gắn liền với sự có mặt của tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí địa lý thuận lợi.

• Những khu vực gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp (trung du và miền núi) là do sự thiếu đồng bộ của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải.

- Hiện nay, Đông Nam Á đã trở thành vùng dẫn đầu với tỉ trọng khoảng ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tiếp theo là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long nhưng tỉ trọng thấp hơn nhiều. 

3/ CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ: 

- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

+ Khu vực kinh tế Nhà nước có: Trung ương và địa phương.

+ Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có: tập thể, tư nhân, cá thể.

- Xu hướng chung là: giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tặng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài.

BÀI 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

1/ CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG:

a) Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu:

* Công nghiệp khai thác than:

- Than antraxit: tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 – 8000 calo/kg.

- Than nâu: phân bố ở đồng bằng sông Hồng, trữ lượng hàng chục tỉ tấn.

- Than bùn: tập trung nhiều ở khu vực U Minh.

- Sản lượng than liên tục tăng, năm 2005 đạt gần 34 triệu tấn.

* Công nghiệp khai thác dầu, khí:

- Dầu khí nước ta tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.

- Khai thác dầu khí bắt đầu từ năm 1986. sản lượng tăng liên tục và đạt hơn 18.5 triệu tấn/ năm 2005.

- Khí đốt đang được khai thác phục vụ cho các nhà máy điện.

- Công nghiệp lọc, hoá dầu chuẩn bị ra đời với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) với công suất 6.5 triệu tấn/ năm.

b) Công nghiệp điện lực:

- Tiềm năng phát triển điện lực rất nhiều: than, dầu, trữ lượng thuỷ điện, năng lượng sức gió, sức nước ... 

- Sản lượng điện tăng rất nhanh (từ 5,2 tỉ kwh năm 1985 lên gần 52,1 tỉ kwh năm 2005).

- Cơ cấu sản lượng điện: giai đoạn 1991 – 1996, thuỷ điện luôn chiếm hơn 70%; đến 2005, sản xuất điện từ than và khí chiếm 70% sản lượng, trong đó tỉ trọng cao nhất thuộc về điezen-tuabin khí.

- Về mạng lưới tải điện: đáng chú ý là đường dây siêu cao áp 500 KV từ Hoà Bình đi Phú Lâm (Tp. Hồ Chí Mình) dài 1488km.

* Thủy điện:

- Tiềm năng rất lớn, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%)

- Các nhà máy thủy điện lớn: 

 Miền Bắc :

Hoà Bình : nằm trên sông Đà, công suất :1920 MW

Thác bà: nằm trên sông Chảy, công suất 110 MW

Sơn La: nằm trên sông Đà, công suất 2400 MW

Tuyên Quang: nằm trên sông Gâm, công suất 342 MW

 Miền trung + Tây Nguyên :

Y-a-li: nằm trên sông Xe Xan, công suất 720 MW

Hàm Thuận – Đa Mi: nằm trên sông La Ngà, công suất 300 MW

Đa Nhim: nằm trên sông Đa Nhim, công suất 160 MW

 Nam :

Trị An: nằm trên sông Đồng Nai, công suất 400 MW

Thác Mơ: nằm trên sông Bé, công suất 150 MW

* Nhiệt điện:

- Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh, còn ở miền Trung và miền Nam lại dựa vào nguồn đầu nhập nội. Từ sau năm 1995 có thêm khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau. 

- Các nhà máy nhiệt điện lớn của nước ta:

 Bắc :

Phả Lại 1: nhiên liệu Than, công suất 440 MW

Phả Lại 2: nhiên liệu Than,công suất 600 MW

Uông Bí: nhiên liệu Than, công suất 150 MW

Uông Bí mở rộng: nhiên liệu Than, công suất 300 MW

Ninh Bình: nhiên liệu Than, công suất 110 MW

 Nam :

Phú Mỹ : nhiên liệu Khí, công suất 4164 MW

Bà Rịa: nhiên liệu Khí, công suất 411 MW

Hiệp Phước : nhiên liệu Dầu, công suất 375 MW

Thủ Đức : nhiên liệu Dầu, công suất 165 MW

Cà Mau: nhiên liệu Khí, công suất 1500 MW

2/ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM:

- Là ngành công nghiệp trọng điểm, có cơ cấu ngành đa dạng (nhờ có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nứơc) bao gồm: 

• Chế biến sản phẩm trồng trọt (công nghiệp xây xát, đường mía; chè, cà phê, thuốc lá; rượu, bia, nước ngọt; sản phẩm khác).

• Chế biến sản phẩm chăn nuôi (sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt và các sản phẩm từ thịt).

• Chế biến hải sản (nước mắm, muối; tôm, cá; sản phẩm khác).

- Cơ sở nguyên nhiên liệu, tình hình sản xuất và phân bố một số phân ngành của công nghiệp thực phẩm ở nước ta. (Xem bảng 27.1 trong SGK trang 123).

BÀI 28: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

1/ KHÁI NIỆM:

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

2/ CÁ NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP:

a) Các nhân tố bên trong:

- Vị trí địa lý.

- Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nguồn nứơc, tài nguyên khác).

- Điều kiện kinh tế – xã hội (dân cư và lao động, trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị, điều kiện khác).

b) Các nhân tố bên ngoài: 

- Thị trường.

- Sự hợp tác quốc tế (vốn, công nghệ, tổ chức quản lí).

3/ CÁC HÌNH THỨC CHỦ YẾU VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP:

a) Điểm công nghiệp:

- Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp. Các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi như Tây Bắc, Tây Nguyên.

b) Khu công nghiệp:

- Khu công nghiệp (được hiểu là khu công nghiệp tập trung) là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay.

- Do chính phủ (hoặc cơ quan chức năng được Chính phủ ủy nhiệm) quyết định thành lập, có ranh giới địa lí xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.

- Ở nước ta, ngoài khu công nghiệp tập trung còn có khu chế xuất (chế biến để xuất khẩu) và khu công nghệ cao.

- Tính đến tháng 8/2007, cả nước đã hình thành 150 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trong đó đã có 90 khu đang đi vào hoạt động.

- Các khu công nghiệp tập trung phân bố không đều theo lãnh thổ. Tập trung nhất là ở Đông Nam Bộ (chủ yếu là Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu), sau đó đến Đồng bằng sông Hồng (phần lớn ở Hà Nội, Hải Phòng) và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung còn bị hạn chế.

c) Trung tâm công nghiệp:

- Trong quá trình công nghiệp hoá ở nước ta, nhiều trung tâm công nghiệp đã được hình thành. Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp (hoặc vào giá trị sản xuất công nghiệp), có thể chia thành các nhóm sau đây: 

+ Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia (hoặc quy mô rất lớn và lớn): Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

+ Các trung tâm có ý nghĩa vùng (hoặc quy mô trung bình): Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ...

+ Các trung tâm có ý nghĩa địa phương (hoặc quy mô nhỏ): Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang...

d) Vùng công nghiệp:

- Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp năm (2001), cả nước được phân thành sáu vùng công nghiệp:

+ Vùng 1: Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh)

+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.

+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng). .

+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.

+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

BÀI 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

1/ GIAO THÔNG VẬN TẢI:

a) Đường bộ (đường ô tô):

- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hoá. Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.

- Các tuyến đường chính: từ Lạng Sơn đến Cà Mau: 

+ Quốc lộ 1 dài 2300 km, là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nứơc ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

+ Đường Hồ Chí Minh là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của dải đất phía tây của nước.

+ Trong quá trình hội nhập quốc tế, hệ thống đường bộ của nước ta đang đựơc kết nối vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường thuộc mạng Đường bộ xuyên Á. 

b) Đường sắt:

- Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km.

- Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh) dài 1726 km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc – Nam.

- Các tuyến đường chính khác: Hà Nội – Hải Phòng (102 km), Hà Nội – Lào Cai (293 km), Hà Nội – Thái Nguyên (75 km), Hà Nội – Đồng Đăng (162,5 km), Lưu Xá-Kép-Uông Bí – Bãi Cháy (175 km).

c) Đường sông:

- Chiều dài giao thông 11000 km.

- Các tuyến chính:

+ Hệ thống sông Hồng – Thái Bình.

+ Hệ thống sông Mê Công – Đồng Nai.

+ Một số sông lớn ở miền Trung.

d) Đường biển:

- Thuận lợi: đường bờ biển dài 3260 km, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió và nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường hàng hải quốc tế.

- Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng Bắc – Nam. Quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – Thành phố Hồ Chí Minh, dài 1500 km.

- Các cảng biển và cụm cảng quan trọng là: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng – Liên Chiểu – Chân Mây, Nha Trang, Sài Gòn – Vũng Tàu – Thị Vải.

e) Đường hàng không:

- Là ngành non trẻ, nhưng có bước tiến nhanh.

- Đầu năm 2007, cả nước có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế. 

- Các tuyến đường bay trong nước được khai thác trên cơ sở ba đầu mối chủ yếu là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, có các đường bay đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

g) Đường ống:

- Vận chuyển bằng đường ống ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.

- Ngoài tuyến đường ống vận chuyển sản phẩm xăng dầu B12 (Bãi Cháy – Hạ Long) tới các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các đường ống dẫn khí từ nơi khai thác dầu khí ngoài thềm lục địa vào đất liền đã được xây dựng và đi vào hoạt động. 

2/ NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC:

a) Bưu chính:

- Có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.

- Toàn bộ mạng lưới Bưu chính Việt Nam có hơn 300 bưu cục với bán kính phục vụ là 5,85 km/ bưu cục, khoảng 18 nghìn điểm phục vụ với mật độ bình quân 2,3 km/điểm và hơn 8000 điểm bưu điện – văn hoá xã. 

- Hạn chế: mạng lưới phân bố chưa đều, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, quy trình nghiệp vụ ở hầu hết các địa phương vẫn mang tính thủ công, thiếu lao động có trình độ cao ... 

- Hướng phát triển: cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá; bên cạnh các hoạt động công ích, đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.

b) Viễn thông:

- Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc và đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại cao.

- Trước thời kì Đổi mới, mạng lưới và thiết bị viễn thông cũ kĩ, lạc hậu; các dịch vụ viễn thông nghèo nàn. 

- Những năm gần đây, Viễn thông Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao, đạt mức trung bình 30%/năm. Đến năm 2005, đã có trên 15,8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân. Điện thoại đã đến hầu hết các xã trong toàn quốc.

- Công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật, công nghệ mới, hiện đại đang được chú trọng đầu tư. Sử dụng mạng kĩ thuật số, tự động hoá và đa dịch vụ. Các tuyến truyền dẫn liên tỉnh viba và cáp quang đã đạt tiêu chuẩn vào loại cao nhất hiện nay. Việt Nam có trên 5000 kênh đi quốc tế qua các hệ thống thông tin vệ tinh và cáp biển hiện đại.

- Mạng lưới viễn thông nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển.

+ Mạng điện thoại: bao gồm mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng cố định và mạng di động. Mạng điện thoại và số máy điện thoại tăng với tốc độ rất nhanh (số thuê bao điện thoại tăng 112 lần từ 1990 đến 2005); về kĩ thuật, công nghệ đã đựơc số hoá hoàn toàn.

+ Mạng phi thoại: đang được mở rộng và phát triển với nhiều loại hình dịch vụ mới, kĩ thuật tiên tiến, bao gồm: mạng Fax, mạng truyền báo trên kênh thông tin.

+ Mạng truyền dẫn: đựơc sử dụng với rất nhiều phương thức khác nhau như: mạng dây trần, mạng truyền dẫn Viba, mạng truyền dẫn cáp sợi quang, mạng viễn thông quốc tế...

- Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới thông qua thông tin vệ tinh và cáp biển. Năm 2005, có khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sử dụng Internet.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro