Dia ly

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.Tiềm năng dầu khí của vùng:
Dầu khí nước ta có trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn, tập trung trên diện tích khoảng 500.000 km2, trải rộng khắp vùng biển bao gồm các bể trầm tích:
- Sông Hồng
- Trung Bộ 
- Cửu Long
- Nam Côn Sơn
- Thổ Chu – Mã Lai
Trong các bể trầm tích trên thì bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn ở ĐNB được coi là có trữ lượng lớn nhất và có ưu thế về dầu khí.
* Bồn trũng Cửu Long hiện có một số mỏ dầu khí đang được khai thác:
· Hồng Ngọc 
· Rạng Đông
· Bạch Hổ
· Rồng
· Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng
· Hàng loạt các mỏ dầu khí khác lân cận
* Bồn trũng Nam Côn Sơn:
· Mỏ Đại Hùng
· Mỏ Lan Đỏ
· Các mỏ khác như Hải Thạch, Mộc Tinh, Rồng Đôi, Cá Chò đang chuẩn bị khai thác
2.Sự phát triển của công nghiệp dầu khí:
Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tình hinhfkhai thác dầu thô ở nước ta dựa vào bảng số liệu đã cho và một số tranh ảnh về khai thác dầu khí ở ĐNB, trên cơ sở đó trình bày tình hình khai thác dầu thô ở nước ta (hầu hết sản xuất thô tập trung ở ĐNB).
3.Tác động của công nghiệp dầu khí đến sự phát triển kinh tế của ĐNB:
-Ngoài việc khai thác dầu thô và khí đốt, còn có khí đồng hành. Từ năm 1995, khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ đã được đưa về phục vụ nhà máy nhiệt điện tuabin khí Bà Rịa. Sản xuất khí đốt hóa lỏng, phân bón, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn/năm
-Kèm theo các dịch vụ dầu khí như vận chuyển…
-Sự phát triển của công nghiệp dầu khí thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu kinh tế của vùng một cách nhanh chóng và sự phân hóa lãnh thổ của vùng ĐNB, góp phần nâng cao vị thế của vùng trong cả nước. Tuy nhiên cần chú ý đặc biệt giải quyết vấn đè ô nhiễm môi trường trong qua strinhf vận chuyển, khai thác, chế biến dầu khí.

1.Giới thiệu chung về tình hình phát triển ngành dầu khí Việt Nam:

-Ngành khai thác dầu khí phát triển từ năm 1986,tập trung chủ yếu ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa :Trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.

-Các bể dầu khí có tiềm năng lớn nhất nước ta hiện nay là : Bể dầu khí Cửu Long với các mỏ đang khai thác (Hồng Ngọc,Rạng Đông,Bạch Hổ ,Rồng );  Nam Côn Sơn với các mỏ (Đại Hùng ,mỏ khí Lan Đỏ ,Lan Tây ),thềm lục địa Tây Nam  (Bunga Kekwa ,cái Nước ) và bồn trũng sông Hồng (Mỏ khí Tiền Hải…)

-Sản lượng dầu khí tăng tăng nhanh :  40.000 tấn (1986 ) lên 18.519 nghìn tấn (2005)

2.Tiềm năng dầu khí của vùng Đông Nam Bộ:

Đông Nam Bộ là vùng có triển vọng lớn về khai thác dầu  khí .Dầu khí khai thác chủ yếu ở bồn trũng Cửu Long với các mỏ đang khai thác (Hồng Ngọc,Rạng Đông,Bạch Hổ ,Rồng ) .

3.Sự phát triển của công nghiệp khai thác dầu khí ở Đông Nam Bộ:

Gắn liền với lịch sử khai thác dầu khí của cả nước ,sản lượng dầu khí hàng năm tăng nhanh do được chú trọng đầu tư vốn ,kĩ thuật khai thác và tiếp tục thăm dò phát hiện dầu khí ở các vùng lân cận như Kim Cương ,Bạch Ngọc…

4.Tác động của công nghiệp khai thác dầu khí đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ:                                      -Trong việc phát triển công nghiệp của vùng thì công nghiệp khai thác là một trong những ngành trọng điểm .Dầu khí được sử dụng chủ yếu cho ngành lọc  dầu và hóa lỏng khí tiêu biểu:                                                                                  +Một số nhà máy lọc dầu:Nhà máy lọc dầu số 3 (Bà Rịa – Vũng Tàu); tổ hợp hóa dầu Long Sơn(Bà Rịa – Vũng Tàu) …                                                                                 +Khí đốt được dẫn bằng đường ống dài 120km từ mỏ Bạch Hổ vào đất liền phục vụ cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và hóa lỏng ra nguồn nhiên liệu sạch dùng trong các gia đình                                                                                    -Ngoài ra vùng còn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi).Sự phát triển dầu khí gắn liền với hệ thống đường ống dẫn dầu, khí                                     -Việc khai thác dầu khí cần quan tâm đến vấn đề môi trường (môi trường biển)

.

Thông tin phản hồi:Nhận xét bài tập 2

-Tổng giá trị qua 2 năm không ngừng tăng từ 50508 tỉ đồng (1995) lên 199622 tỉ đồng (2005)

-Biểu hiện:

+Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt giá trị cao nhất và tăng nhanh từ 20959 tỉ đồng (1995) lên 104826 tỉ đồng (2005)

+Khu vực ngoài nhà nước đạt giá trị thấp nhất, mức tăng trung bình từ 9942 tỉ đồng (1995) lên 46738 tỉ đồng (2005)

+Khu vực nhà nước có giá trị thấp và tăng chậm, mức tăng trung bình từ 19607 tỉ đồng (1995) lên 48058 tỉ đồng (2005)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro