Địa Lý Du Lịch

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I - LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT :

(Câu đúng được phân biệt bằng dấu... và in đậm)

1/ Có thể nói rằng, Du lịch (tourism) bao gồm 4T là:

A.Travel,transport,training,tranquillity    B.Transport,training, tranquillity, transparency

C…Travel,transport,tranquillity,transparency  D. Training, transport,travel, tranquillity

2/ Trong các phân hệ sau, phân hệ nào là phân hệ trung tâm?

A… Phân hệ khách du lịch      B. Phân hệ tài nguyên du lịch

C. Phân hệ cơ quan điều khiển          D. Phân hệ cán bộ nhân viên

3/ Đâu là nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch?

A. Tài nguyên du lịch              B. Cơ sở hạ tầng và CSVC kỹ thuật

C. Nhân tố chính trị                D… Tất cả các đáp án trên

4/ Các đơn vị hình thái chính của địa hình gồm có:

A. Núi, đồi                              B. Biển, hồ, núi

C... Núi, đồi, đồng bằng          D. Hang động, núi, đồi, đồng bằng

5/ Địa danh có kiểu địa hình Karstơ ngập nước tiêu biểu nhất Việt Nam có tên gọi là gì?

A. Vịnh Hạ Long                             B. Vùng đồng bằng Ninh Bình

C. Động Phong Nha                D. Thắng cảnh hòn Phụ Tử

6/ Tài nguyên Du lịch tự nhiên bao gồm :

A...Khí hậu,địa hình,nước,sinh vật                        B.Khí hậu,động vật, thực vật, địa hình

C. Khí hậu,địa hình,nước,sinh vật,vị trí địa lý     D. Cả A,B &C đều đúng

7/ Ở nước ta có hai khu vực có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển thành các điểm du lịch nghỉ ngơi nổi tiếng. Đó là hai khu vực nào?

A. Đà Lạt và Bà Nà                 B… Đà Lạt và Sa Pa

C. Sa Pa và Bà Nà                            D. Đà Lạt và Tam Đảo

8/ Điểm du lịch Đà Lạt, Sapa do ai phát hiện?

A. Nguời Anh       B...Người Pháp          C.Người Mỹ              D. Người Việt Nam

9/ Trong các hệ sinh thái sau đây, đâu là hệ sinh thái đặc biệt ?

A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn                            B. Hệ sinh thái rạn san hô

C. Hệ sinh thái vùng đất ướt và cửa sông   D… Tất cá các đáp án trên

10/ Các di sản văn hoá của Việt Nam gồm có :

A. Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, cố đô Huế

B. Cồng Chiêng Tây Nguyên, Phố cổ Hội An, cố đô Huế, Thành địa Mỹ Sơn.

C. Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cồng Chiêng Tây Nguyên, Động Phong Nha

D... Cố đô Huế, động Phong Nha, Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An

11/ Di tích khảo cổ học nằm trên bờ sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá có tên gọi là gì ?

A. Hoàng Thành            B. Sa Huỳnh                  C... Đông Sơn                 D. Bàu Tró

12/ Khi đánh giá các lễ hội phục vụ mục đích du lịch, cần lưu ý những đặc điểm nào sau đây ?

A. Tính thời gian của lễ hội                  B. Tính quy mô của lễ hội

C. Tính độc đáo hấp dẫn của lễ hội      D... A và B

13/ Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm :

A. Cơ sở lưu trú, ăn uống                                                        B. Các cơ sở y tế, thể thao

C. Các cửa hàng, các cơ sở phục vụ dịch vụ bổ sung          D... Tất cả các đáp án trên

14/ Hệ thống phân vị trong phân vùng du lịch Việt Nam được chia làm mấy cấp ?

A. 4                      B… 5                      C. 6                      D. 7

15/ Cửa khẩu Tân Thanh nằm ở địa phận của tỉnh nào sau đây ?

A... Lạng Sơn                    B. Quảng Ninh          C. Nghệ An             D. Quảng Trị

16/ Điểm du lịch Tam Đảo nằm ở địa phận của tỉnh nào sau đây ?

A. Hà Nội             B. Thái Nguyên    C… Vĩnh Phúc      D. Tuyên Quang

17/ Ở tỉnh Lâm Đồng có thung lũng gì ?

A… Tình yêu                   B. Bắc Hà             C. Mai Châu                  D. Điện Biên

18/ Địa đạo Củ Chi  mằn ở địa phận của tỉnh, thành phố nào sau đây ?

A. Quảng Trị        B... TP. Hồ Chí Minh     C. Quảng Bình       D.  Quảng Nam

19/ Khái niệm Du lịch 3S được viết tắt từ chữ :

A.Sea, sand,         sound                               B... Sea, sand, sun

C.Sand, sun, sound                                      D. Sunny, sea, sand

20/ Hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch bao gồm mấy thành phần?

A. 4            B… 5             C. 6             D. 7

21/ Đâu là nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch?

A. Tài nguyên du lịch tự nhiên                   B. Tài nguyên du lịch nhân văn

C… Tài nguyên du lịch                      D. Nguồn nhân lực

22/ Trong các đơn vị hình thái sau đây, đâu là dạng hình thái địa hình đặc biệt ?

A. Núi, đồi, địa hình Karstơ             B… Địa hình Karstơ, địa hình ven bờ

C. Địa hình ven bờ, núi, đồi              D. Núi, đồi, đồng bằng

23/ Để đánh giá mức độ thuận lợi của các bãi biển đối với du lịch thì người ta dựa vào những chỉ tiêu nào ?

A. Chiều dài, chiều rộng của bãi tắm                        B. Độ mịn của cát, nền cát, độ dốc

C. Độ trong của nước, độ mặn, độ cao của sóng       D… Tất cả các đáp án trên

24/ Mùa du lịch cả năm thích hợp với loại hình du lịch nào sau đây ?

A. Du lịch chữa bệnh ở suối nước khoáng, du lịch trên núi

B. Du lịch biển                C. Du lịch lễ hội                D… Cả B & C

25/ Tài nguyên Du lịch tự nhiên bao gồm :

A.Khí hậu,địa hình,nước,sinh vật                  B.Khí hậu,động vật, thực vật, địa hình

C... Khí hậu,địa hình,nước,sinh vật,vị trí địa lý     D. Cả A,B &C đều đúng

26/ Hệ sinh thái rừng ngập mặn có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch được phân bố chủ yếu ở đâu ?

A... Đồng bằng sông Cửu Long                  B. Đồng Tháp

C. Cần Thơ                                                  D. Bến Tre

27/ Tài nguyên du lịch nhân văn được phân thành những dạng chính nào sau đây ?

A. Các di tích lịch sử, văn hoá và các lễ hội

B. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

C.  Các đối tượng văn hoá thể thao và hoạt động nhận thức khác

D... Tất cả các đáp án trên

28/ Các di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam gồm có :

A. Vịnh Hạ Long và hồ Ba Bể          B... Vịnh Hạ Long và Phong Nha - Kẻ Bàng

C. Phong Nha - Kẻ Bàng và hồ Ba Bể      

D. Phong Nha - Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long và hồ Ba Bể

29/ Di tích khảo cổ học mới được phát hiện tại Hà Nội có tên gọi là gì?

A. Sa Huỳnh        B. Đông Sơn        C... Hoàng Thành           D. Ốc Eo

30/ Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch gồm có:

A. Hệ thống GTVT và TTLL            B. Hệ thống GTVT, TTLL, điện, nước

C. Hệ thống GTVT, TTLL, cơ sở lưu trú

D... Hệ thống GTVT, TTLL, điện, nước và cơ sở lưu trú

31/ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có mấy tỉnh và thành phố?

A. 4            B. 5             C. 6             D. 7

14/ Cửa khẩu Lao Bảo nằm ở địa phận của tỉnh nào sau đây?

A... Quảng Trị      B, Nghệ An          C. Quảng Bình     D. Quảng Ninh

32/ Điểm du lịch chùa Hương nằm ở địa phận của tỉnh nào sau đây?

A. Hoà Bình                  B... Hà Nội            C. Vĩnh Phúc        D. Bắc Ninh

33/ Ở Lào Cai có thung lũng gì?

A... Thung lũng Bắc Hà                    B. Thung lũng tình yêu

C. Thũng lũng Mai Châu                           D. Thung lũng Điện Biên

34/ Thị trấn nghỉ mát Sapa có độ cao bao nhiêu so với mặt nước biển?

A. 1599m             B... 1600m             C. 1601m             D. 1602m

35/ Lễ hội là một hình thức ........................đặc sắc, phản ánh đời sống tâm linh của một dân tộc.

A. Sinh hoạt                  B. Văn hoá           C... Sinh hoạt văn hoá   D. Giải trí

36/ Tổ chức lãnh thổ du lịch là phân chia lãnh thổ quốc gia thành....................., dựa trên các tiêu chí phân vùng du lịch, nhằm phát huy lợi thế của mỗi vùng và của cả nước, tổ chức và kinh doanh du lịch đạt hiệu quả.

A. Các vùng kinh tế                          B… Các vùng kinh tế du lịch

C. Các vùng du lịch                           D. Các điểm du lịch

37/ Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến.........................của ngành du lịch, đến việc hình thành chuyên môn hoá của vùng và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.

A... Tổ chức lãnh thổ                                   B. Tổ chức kinh doanh 

C. Tổ chức quản lý                                     D. Cơ cấu lao động

38/ Nước ta có.............................với nhiều bãi tắm tốt đang ở dạng sơ khai chưa bị ô nhiễm, bãi cát bằng phẳng với độ dốc trung bình 2 – 30  là một tiềm năng rất có giá trị cho du lịch biển, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí.

A. Khoảng 124 bãi biển                    B... Khoảng 125 bãi biển

C. Khoảng 126 bãi biển                    D. Khoảng 127 bãi biển

39. Hiện nay Việt Nam có bao nhiêu di sản được thế giới công nhận?

A. 7            B. 10           C... 12          D. 15

II - NHỮNG THÔNG TIN SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI. VIẾT Đ NẾU THÔNG TIN ĐÚNG, S NẾU THÔNG TIN SAI

1.      Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó hay một công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ. [ Đ ]

2.      Điểm du lịch có khả năng tạo vùng du lịch. [ S ]

3.      Thời gian lưu lại của khách du lịch ở trung tâm du lịch tương đối ngắn (không quá 1 – 2 ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch. [ S ]

4.      Sự hấp dẫn của vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào tài nguyên du lịch. [ Đ ]

5.      Vùng du lịch Bắc Bộ bắt đầu từ tĩnh Hà Giang vào đến Thanh Hoá. [S]

6.     Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ là du lịch tham quan các di tích văn hoá – lịch sử kết hợp với du lịch biển, hang động. [ Đ ]

7.      Thời Trịnh - Nguyễn, sông Gianh (Quảng Bình) là chiến tuyến phân tranh non một thế kỷ.  [ Đ ]

8.      Ngay từ thế kỷ XVII, Hội An đã là một thương cảng sầm uất trong mối quan hệ bang giao quốc tế. [ S ]

9.      Điểm du lịch có cơ sở hạ tầng và CSVC kỹ thuật tương đối phong phú đủ để đón, phục vụ và lưu khách lại trong thời gian dài. [ S ]

10.                         Trung tâm du lịch bao gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh. [ Đ ]

11.                         Hoà bình và sự ổn định về chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự  phát triển của du lịch trong nước và quốc tế. [ Đ ]

12.                         Vùng du lịch Bắc Trung Bộ bắt đầu từ tỉnh Hà Tĩnh vào đến tỉnh Quảng Ngãi. [ S]

13.                         Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng Bắc Bộ là du lịch văn hoá kết hợp với du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng. [ Đ ]

14.                         Kinh thành Huế được xây dựng vào năm 1802. [ S ]

15.                         Địa hình Karstơ là dạng địa hình được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hoà tan.  [ Đ ]

16.                         Nhã nhạc cung đình Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên là 2 di sản văn hoá vật thể của Việt Nam. [ S ]

17.                         Tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. [ Đ ]

18.                         Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là du lịch tham quan, nghỉ dưỡng biểnvà núi để khai thác thế mạnh du lịch của vùng . [ Đ ]

IV. SẮP XẾP THEO THỨ TỰ TỪ BẮC VÀO NAM 

1./ * Các bãi biển sau theo thứ tự từ Bắc vào Nam:

Trà Cổ (Quảng Ninh)

Sầm Sơn ( Thanh Hóa) 

Cửa Lò (Nghệ An)

Thuận An (Huế)

Non Nước (TP. Đà Nẵng)

Cửa Đại (Quảng Nam)

Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)

Ninh Chữ (Ninh Thuận)

Văn Phong (Khánh Hòa)

Hà Tiên (Kiên Giang)

 2/* Hãy sắp xếp các tài nguyên du lịch nhân văn theo thứ tự từ Bắc vào Nam:

Tân Trào (Tuyên Quang)

Văn Miếu (Hà Nội)

Kim Liên – Nam Đàn (Nghệ An)

Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh)

Cố đô Huế (Huế)

Hội An (Quảng Nam)

Bảo tàng Quang Trung (Bình Định)

Tháp Chàm Pô Na Ga (Khánh Hòa)

Toà thánh Tây Ninh (Tây Ninh)

Cảng Nhà Rồng (TP. Hồ Chí Minh)

 3/* Hãy sắp xếp các điểm du lịch tự nhiên sau theo thứ tự từ Nam ra Bắc:

Thắng cảnh Hà Tiên (Kiên Giang)

Đà Lạt (Lâm Đồng)

Vịnh Văn Phong (Khánh Hòa)

Vũng Rô (Phú Yên)

Bà Nà (Đà Nẵng)

Lăng Cô (Huế)

Phong Nha (Quảng Bình)

Cửa Tùng (Quảng Trị)

Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình)

SaPa (Lào Cai)

4 /  Hãy sắp xếp các điểm du lịch tự nhiên sau theo thứ tự từ Nam ra Bắc:

Bảo tàng Quang Trung (Bình Định) Di tích khảo cổ Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) Mỹ Sơn (Quảng  Nam) Bảo tàng Chàm (Đà Nẵng) Kinh Thành Huế (Huế) Sông Bến Hải,cầu Hiền Lương (Quảng Trị) Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh) Kim Liên, Nam Đàn (Nghệ An)

Đền Hoa Lư (Ninh Bình)

Đền Hùng (Phú Thọ)

IV - ĐỊA DANH , DI SẢN ĐƯỢC MIÊU TẢ LÀ ĐỊA DANH NÀO? VIẾT TÊN ĐỊA DANH VÀO Ô TRẢ LỜI.

1.     / Động này còn được gọi là động Tróc hay chùa Hang, muốn đến thăm động thì chúng ta đi theo đường ô tô đến Sơn Trạch, sau đó đi thuyền trên sông Son khoảng 30 phút thì đến động. Ngay ở cửa hang đã có nhiều nhủ đá rủ xuống giống như những cái răng. Càng vào sâu bên trong, các cột đá, nhũ đá...càng tạo nên cảnh trí huyền ảo. Động có rất nhiều nhánh, dài lên đến khoảng 20km, cửa động rộng khoảng 20m, cao 10m. Động chính gồm 14 buồng nối liền bởi một hành lang nước dài 1500m, đi sâu hơn vào trong động còn có những nơi mà quá trình phong hoá đá vôi đang tiếp tục.

l Trả Lời:  Động Phong Nha ( Quảng Bình)

2.     / Công trình này được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể vào tháng 11/2003. Đây là loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam được diễn xướng chốn cung đình để phục vụ trong các nghi lễ, hội họp, nhưng hiện nay chỉ còn tồn tại đại nhạc và tiểu nhạc.

l Trả Lời:  Nhã nhạc Cung Đình Huế.

3.     / Các đảo có nhiều hình dáng vô cùng độc đáo, sinh động và biến hoá theo từng góc nhìn của du khách: hòn Ông Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Cặp Gà, hòn Lư Hương... Trong lòng các đảo ẩn chứa hàng trăm hang động kỳ thú,tuyệt đẹp như: động Thiên Cung, động Sửng Sốt, hang Đầu Gỗ... Nơi đây là một trong những cái nôi của con người có nền văn hoá Hạ Long từ hậu kỳ đồ đá mới và cũng là nơi quần tụ nhiều hệ sinh thái rừng và biển đa dạng với hàng ngàn loài động, thực vật vô cùng phong phú, có những loại đặc biệt quý hiếm.

l Trả Lời:  Vịnh Hạ Long

4.     Gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội. Bia được đặt trên lưng rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt 300 năm.

l Trả Lời:  Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội)

5.     Là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là môn nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội … với một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối quan hệ gắn bó tình nghĩa giữa những "liền anh", "liền chị" và là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc.

l Trả Lời:  Dân Ca Quan Họ

6.     Là một kiểu cảng thị truyền thống Đông Nam Á duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới, Nơi đây lưu giữ được gần như nguyên vẹn hơn một nghìn di tích kiến trúc như phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ, mộ cổ... Các kiến trúc vừa có sắc thái nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, vừa thể hiện sự giao lưu hội nhập văn hoá với các nước phương Đông và phương Tây.

l Trả Lời:  Phố Cổ Hội An (Quảng Nam)

7.     Đây là khối tài liệu đặc biệt quý hiếm, do giá trị về mặt nội dung, đặc tính về phương pháp chế tác và những quy định rất nghiêm ngặt của triều đình phong kiến về việc ấn hành và san khắc. Những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và làm việc với chúng. (0,5đ)

l Trả Lời:  Mộc Bản Triều Nguyễn (Di sản tư liệu thế giới)

8.     Đền, tháp Chăm xây bằng gạch, ghép với những mảng trang trí bằng sa thạch. Chúng được xếp khít với nhau và ngày nay chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chất kết dính. Sau khi tường tháp được xây lên, những nhà điêu khắc mới bắt đầu chạm trổ hoa lá, hình người, hình thú... lên tháp. Kỹ thuật điêu khắc trên gạch của người Chăm rất ít xuất hiện trong các nghệ thuật khác ở khu vực.(0,5đ)

l Trả Lời:  Khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam).

9.     Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư Hương... Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp gắn với nhiều truyền thuyết thần kỳ như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung... Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, nơi đây đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là "kỳ quan đất dựng giữa trời cao”.(0,5đ)

l Trả Lời:  Vịnh Hạ Long

10.      Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới, Colombia từ ngày 6 đến 11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích này là di sản văn hoá của nhân loại. Một sự kiện trọng đại trong lịch sử văn hoá Việt Nam, tài sản đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới.

l Trả Lời:  Quần Thể di tích Cố Đô Huế

11.      Từ chủng loại, phương pháp kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ thống bài bản và nghệ thuật diễn tấu, chúng ta sẽ bắt gặp những gì của một dải nghệ thuật đa diện từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ đơn tuyến đến đa tuyến... Trong đó bảo lưu cả những lớp cắt lịch sử của tiến trình phát triển âm nhạc từ thời kỳ sơ khai. ở đây, mọi giá trị nghệ thuật đều nằm trong mối quan hệ tương đồng và dị biệt, xác định cá tính vùng miền của nghệ thuật. Và, với sự phong phú, độc đáo và đa dạng từ toàn bộ đến từng phần, có thể khẳng định vị trí đặc biệt của nó trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam.

l Trả Lời:  Cồng Chiêng Tây Nguyên.

12.      Vào lúc 20h30 ngày 31/7/2010 tại thủ đô Brasilia của Braxin, Ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã thông qua Nghị quyết công nhận khu di tích này là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí nổi bật: chiều dài lịch sử, văn hóa;  tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực và sự đa dạng, phong phú của các tầng di tích, di vật

l Trả Lời:  Hoàng Thành Thăng Long

13.      Đây là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, âm nhạc, tư tưởng, triết lý sống của người Việt.

l Trả Lời:  Ca trù (Di sản văn hóa Phi vật thể)

V. Hoàn chỉnh các câu sau :

1.     Địa lý du lịch nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch, phát hiện quy luật hình thành, phát triển và phân bố của nó thuộc mọi kiểu, mọi cấp, dự báo và nêu lên những biện pháp để hệ thống ấy hoạt động một cách tối ưu.

2.     Phân hệ khách du lịch: là phân hệ trung tâm, quyết định những yêu cầu đối với các thành phần khác của hệ thống, bởi vì các thành phần này phụ thuộc vào đặc điểm (xã hội – nhân khẩu, dân tộc…) của khách du lịch. Các đặc trưng của phân hệ khách là cấu trúc và lượng nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa và tính đa dạng của các lượng khách du lịch.

3.     Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hoá tham gia hệ thống với tư cách là tài nguyên du lịch, là điều kiện để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi – du lịch và là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Phân hệ này có sức chứa, độ tin cậy, tính thích hợp, ổn định và hấp dẫn. Nó được đặc trưng bằng lượng nhu cầu, diện tích phân bố và thời gian khai thác.

4.     Phân hệ các công trình kỹ thuật: đảm bảo cuộc sống bình thường của khách du lịch, nhân viên phục vụ (ăn, ở, đi lại) và những nhu cầu giá trị đặc biệt như chữa bệnh. Toàn bộ công trình kỹ thuật tạo nên cơ sở hạ tầng của du lịch. Nét đặc trưng của phân hệ là sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp, mức độ chuẩn bị khai thác

5.     Phân hệ cán bộ nhân viên phục vụ : hoàn thành chức năng dịch vụ cho khách và đảm bảo cho các xí nghịêp hoạt động bình thường. Số lượng, trình độ chuyên môn - nghề nghịêp của đội ngũ cán bộ nhân viên và mức độ đảm bảo lực lượng lao động là những đặc trưng chủ yếu của phân hệ.

6.     Phân hệ cơ quan điều khiển: có nhiệm vụ giữ cho cả hệ thống nói chung và từng phân hệ nói riêng hoạt động tối ưu.

7.     Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng, hiện tượng trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng ta, được đưa vào sử dụng để phục vụ cho mục đích du lịch.

8.     Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người tạo ra, phục vụ cho mục đích du lịch.

9.     Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó hay một công trình riêng biệt phục vụ cho du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ.

10.                Trung tâm du lịch có khả năng tạo vùng du lịch.

11.               Tiểu vùng du lịch là một tập hợp các điểm du lịch và các trung tâm du lịch (nếu có).

12.               Á vùng du lịch là tập hợp các điểm du lịch, các trung tâm (nếu có) và các tiểu vùng du lịch thành một thể thống nhất với mức tổng hợp cao hơn, vai trò của cơ sở hạ tầng lớn hơn, các thông số hoạt động và lãnh thổ du lịch rộng hơn.

13.               Vùng du lịch là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là một kết hợp lãnh thổ của các Á vùng (Nếu có), tiểu vùng, trung tâm, và điểm du lịch, có những đặc trưng riêng về số lượng và chất lượng.

VI / Câu hỏi tự luận

1.     Anh / Chị hãy trình bày các tiêu chí phân vùng du lịch? Tiêu chí nào là quan trọng nhất?Vì sao?

2.     Phân tích ưu và nhược điểm của việc phân vùng kinh tế Du lịch?

3.     Trình bày lợi thế tài nguyên tự nhiên vùng Du lịch Bắc bộ, Bắc trung bộ, Nam bộ và nam trung bộ.

4.     Trình bày lợi thế về tài nguyên nhân văn vùng Du lịch Bắc bộ, Bắc trung bộ, Nam bộ và nam trung bộ.

5.     Anh chị hãy nêu các chức năng của du lịch?

BÀI LÀM

VI / Câu hỏi phần tự luận

Câu 1. Các tiêu chí phân vùng du lịch gồm:

Các tiêu chí chủ yếu trong phân vùng:

+ Số lượng, chất lượng các nguồn tài nguyên

+ Khả năng liên kết giữa các loại tài nguyên đó

+ Chất lượng nguồn lao động

+ Hạt nhân tạo vùng

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

Câu 2: Phân tích ưu và nhược điểm của việc phân vùng kinh tế Du lịch?

Ưu điểm:

- Chuyên môn hóa nghành du lịch, phát triển và khai thác du lịch của từng vùng hiệu quả.

- Phát huy lợi thế của từng vùng nói riêng và của cả nước nói chung.

- Làm sáng tỏ các quy luật địa lý chung về cấu trúc, chức năng của các điểm, trung tâm du lịch.

- Tránh chồng chéo quyền hạn trong quản lý.

- Tổ chức du lịch và kinh doanh du lịch hiệu quả.

- Ứng dụng trong các đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn.

- Tạo điều kiện phát triển cao về kinh tế du lịch của từng vùng. Đẩy mạnh ngành “công nghiệp không khói” đi lên.

Phân vùng kinh tế là điều cần thiết để đạt hiệu quả để nền kinh tế du lịch phát triển bền vững phát triển.

Nhược điểm:

- Cơ sở hạ tầng tuy được nâng cấp đầu tư cải thiện nhưng còn thiều đồng bộ giữa các điểm du lịch, khu du lịch và vùng du lịch.

- Việc quy hoạch khai thác tài nguyên du lịch ở từng vùng nước ta còn chưa tương xứng với tiềm năng.

- Nhiều vùng khai thác TNDL còn bừa bãi, thiếu sự quản lý của nhà nước, làm cho các TNDL ngày càng suy kiệt.

Câu 3: Lợi thế về tài nguyên tự nhiên vùng Du lịch Bắc bộ, Bắc trung bộ, Nam bộ và nam trung bộ

Tài nguyên tự nhiên vùng Du lịch Bắc Bộ:

- Đây là vùng có nhiều cảnh đẹp. Và có những nét hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng. Núi (Hàm Rồng – Lào Cai; Cao Nguyên Đồng Văn), Thác (Bản Dốc, Đầu Đẳng (Cao Bằng), có các Rừng già nguyên sinh như: Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Đảo Cát Bà (Hải Phòng). Các angHangHH,,,,Hang động Hương Sơn (Hà Tây) và các hang động của Vịnh Hạ Long, của Lạng Sơn, Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình)….

-Có NguNguồn nước khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình)…

     - Có nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn…có sức thu hútt đặc biệt. Đặc biệt có kỳ quan thiên nhiên thế giới – Vịnh Hạ Long

Tài nguyên du lịch Tự Nhiên vùng Bắc Trung Bộ

          - Không chỉ có những điểm du lịch chỉ mang ý nghĩa quốc gia mà còn là đối tượng tham quan, nghiên cứu của khách du lịch quốc tế. Đó là động Phong Nha, đô thị cổ Hội An, cố đô Huế, bảo tàng Chàm, khu bảo tồn tự nhiên Bạch Mã, bãi biến Lăng Cô…

- Thiên nhiên thuận lợi, phát triển mạnh về du lịch biển với những bãi biền đẹp như Bãi biển được công nhận là một trong các bãi biển đẹp nhất hành tinh – Biển Đà Nẵng.

Ngoài ra còn có các nguồn nước khoáng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến đây tham quan và nghĩ dưỡng...

Tài nguyên du lịch Tự Nhiên vùng Nam Bộ và Nam trung bộ

Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ có tiềm năng rất phong phú.

          + Các đảo cũng có thể là nơi tham quan – du lịch. Nhiều đảo có những đặc sản nổi tiếng.

          + Các tỉnh Tây Nguyên nằm chủ yếu trên các cao nguyên xếp tầng cũng có giá trị về du lịch. Đà Lạt trong tương lai có thể trở thành một thành phố du lịch được ưa chuộng nhất ở miền núi nước ta.

-  Tài nguyên thực - động vật của vùng khá phong phú. Ở đây mang màu của hệ sinh thái nhiệt đới ẩm với sự có mặt của thảm thực vật, hệ động vật phong phú hoặc điển hình của tài nguyên sinh vật nhiệt đới ẩm với sự có mặt của thảm thực vật, hệ thống động vật phong phú hoặc điển hình của tài nguyên sinh vật nhiệt đới. Đó là khu dự trữ thiên nhiên Suối Trai (Bình Định), khu dự trữ thiên nhiên Kon Cha Răng (Gia Lai), trạm thuần dưỡng động vật Eo Keo (Buôn Ma Thuột), khu rừng cấm Nam Cát Tiên, hệ sinh thái rừng ngập mặn đất mũi Cà Mau.

Câu 4: Lợi thế về tài nguyên nhân văn vùng Du lịch Bắc bộ, Bắc trung bộ, Nam bộ và nam trung bộ.

Tài nguyên nhân văn vùng Du lịch Bắc bộ:

- Vùng này chứa đựng toàn bộ bề dày lịch sử Việt Nam. Những di chỉ khảo cổ học minh chứng cho nền văn hoá Đông Sơn, Hoà Bình nổi tiếng từ thời tiền sử là những di tích lịch sử còn được bảo tồn, rất có giá trị về mặt khoa học và giáo dục truyền thống cũng như về du lịch.

- Có các di tích lịch sử: Đền Hùng, Thành Cổ Loa, Ải Chi Lăng, Pắc Bó, Điện Biên….Những lễ hội truyền thống: hội Đền Hùng, Hội Lim, Hội Gióng (Hà Nội ), Hội pháo Đồng Kị (Bắc Ninh), Hội Chùa Hương (Hà Tây) đậm đà bản sắc dân tộc…

-  Về nghệ thuật: vùng có những làn điệu quan họ, điệu chèo, hát ví dặm, nghệ thuật tuồng, múa rối nước, âm nhạc, và các điệu múa cổ truyền của các dân tộc trong vùng.

Ngoài ra còn có những công trình kiến trúc độc đáo, đặc sắc.

Tài nguyên nhân văn vùng Du lịch Bắc Trung bộ:

Ngoài các di tích lịch sử, văn hoá - nghệ thuật, kiến trúc…những tài nguyên nhân văn khác cũng có giá trị thu hút khách nếu trong việc tổ chức du lịch biết cách làm phong phú thêm nhận thức và hiểu biết cho khách về phong tục tập quán, sinh hoạt của cư dân địa phương, về nhiều nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở vùng này  như nghề thêu ren, dệt thảm len, tơ tằm (Quảng Nam, Đà Nẵng), nghề chạm khắc đá ở núi cũng là một tiềm năng đối với việc  phát triển du lịch.

Tài nguyên nhân văn vùng Du lịch Nam và nam trung bộ:

- Các di tích văn hoá – lịch sử ở vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ tương đối phong phú, tuy phân bố không đều.

Là vùng có nền văn hoá Chăm nổi tiếng từ lâu đời, nhiều kiến trúc cổ bằng đá hoặc bằng gạch còn lại tới ngày nay. Đó là những tháp Chàm, di tích của một nền văn hoá cổ xưa. Các dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc trưng riêng. Trên các cao nguyên xếp tầng và vùng núi cao có các dân tộc khác nhau như Giarai, Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, Mơ Mộng, Cà Tu, Tà Ôi…Tuy xã hội  phát triển còn ở mức độ thấp, nhưng được tổ chức khá chặt chẽ nên nền văn hoá của họ có một bản sắc rất riêng biệt.

Câu 5:  Anh/chị hãy nêu đặc điểm của lễ hội? Cho 4 ví dụ điển hình lễ hội truyền thống ở nước ta?

Lễ và hội gọi chung là lễ hội truyền thống, là loại hình sinh hoạt sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân diễn ra vào những thời điểm cố định trong năm để kỷ niệm một sự kiện lịch sử, chính trị, văn hoá hay tôn giáo của cộng đồng. Lễ hội được xếp vào tài nguyên du lịch phi vật thể và có rất sức hấp dẫn với khách du lịch trong và ngoài nước.  “Lễ hội là một bộ sách bách khoa đồ sộ, là một bảo tàng sống về đời sống văn hoá tinh thần của người Việt. Nó đã và sẽ có tác động mạnh mẽ và sâu sắc vào tâm linh, vào việc khuôn đúc tâm hồn và tính cách Việt Nam xưa nay và mai sau”

Người ta phân biệt khái niệm lễ hội và hội lễ. Trong lễ hội phần nghi lễ là chính, trong hội lễ phần hội hè là chính. Tuy nhiên ở nước ta hầu như hai phần này đều hoà quyện nhau, bổ sung nhau nên người ta dùng từ lễ hội để chỉ chung cho hội và lễ.

Lễ hội truyền thống ở nước ta có những đặc điểm cơ bản sau

1- Quy mô lễ hội không như nhau (không gian và thời gian). Có những lễ hội diễn ra trong 1 ngày, thậm chí một buổi, song có lễ hội diễn ra hàng tháng liền. Về không gian, có lễ hội chỉ được tổ chức ở một vùng, thậm chí một làng, xã, có những lễ hội được tổ chức trong phạm vi cả nước.

2- Thời điểm diễn ra lễ hội ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào từ tháng 12 đến tháng 4. Theo các nhà nghiên cứu, riêng ở miền Bắc 72% số lễ hội  trong năm diễn ra  từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Điều này rất có ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh du lịch vì đây là thời kỳ hoạt động du lịch biển ở miền Bắc đang trong giai đoạn “mùa chết”.

3- Mỗi địa phương tổ chức lễ hội theo một phong thái riêngnên lễ hội mang tính độc đáo, hấp dẫn khách du lịch. Khách du lịch cho dù đã được tham gia lễ hội ở một địa bàn nào đó cũng sẽ vẫn tìm thấy những nét mới lạ của lễ hội đó tại các địa phương khác.

4- Lễ hội Việt Nam có tính tập thể cao, ít phân biệt lứa tuổi, tôn giáo, giới tính ... nên du khách dễ hoà nhập được vào lễ hội, cho phép du khách được sống trong lễ hội một cách tự nhiên.

Ví dụ :

Đây là một lễ hội truyền thống mang đặc điểm “tính Thiêng” – Hội Gióng.

Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở nước ta là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể.

Câu 6:Các chức năng của du lịch.

Du lịch có những chức năng nhất định. Có thể xếp các chức năng ấy thành 4 nhóm: xã hội, kinh tế, sinh thái và chính trị.

a. Chức năng xã hội

- Chức năng xã hội thể hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, hồi phục sức khỏe và tăng cường sức sống cho nhân dân. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế các bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ưu, bệnh tật của dân cư trung bình giảm 30%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hóa giảm 20%.

- Thông qua hoạt động du lịch, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với thành tựu văn hóa  phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu lao động, yêu con người…

b. Chức năng kinh tế

- Việc nghỉ ngơi du lịch một cách tích cực và được tổ chức hợp lí sẽ đem lại từng kết quả tốt đẹp. Một mặt nó góp phần vào hồi phục sức khỏe cũng như khả năng lao động và mặt khác đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lượng lao động với hiệu quả kinh tế đạt hiệu quả rõ rệt. Thông qua hoạt động nghỉ ngơi, du lịch, tỉ lệ ốm đau trong khi làm việc giảm đi, tỉ lệ tử vong ở độ tuổi lao động hạ thấp và rút ngắn thời gian chữa bệnh, giảm số lần khám bệnh tại các bệnh viện. Ở các nước kinh tế phát triển, nguồn lao động gia tăng rất chậm. Vì thế, sức khỏe và khả năng lao động trở thành nhân tố quan trọng để đẩy mạnh nền sản xuất xã hội và nâng cao hiệu quả của nó.

- Chức năng kinh tế của du lịch còn thể hiện ở các dịch vụ du lịch, một ngành kinh tế độc đáo, ảnh hưởng đến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của nhiều ngành kinh tế. Hơn nữa, nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người được thõa mãn thông qua thị trường hàng hóa và dịch vụ du lịch, trong đó nổi lên ưu thế của sự phát triển kinh tế, là nguồn thu ngoại tệ của nhiều nước.

c. Chức năng sinh thái

- Chức năng sinh thái của du lịch được thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống ổn định về mặt sinh thái. Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường tự nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người. Để đáp ứng nhu cầu du lịch, người ta phải dành riêng những lãnh thổ nhất định có môi trường tự nhiên ít thay đổi, xây dựng các công viên rừng quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ nguồn nước và bầu khí quyển nhằm tạo nên môi trường sống thích hợp.

- Mặt khác, việc đẩy mạnh hoạt động du lịch, tăng mức độ tập trung khách vào những mùa nhất định lại đòi hỏi phải tối ưu hóa quá trình sử dụng tự nhiên với mục đích du lịch. Đồng thời, quá trình này kích thích việc tìm kiếm các hình thức bảo vệ tự nhiên, đảm bảo điều kiện sử dụng tài nguyên một cách hợp lí.

Nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của đông đảo quân chúng đòi hỏi phải có các kiểu lãnh thổ được bảo vệ - các công viên quốc gia. Hàng loạt các công viên quốc gia đã xuất hiện, để vừa bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên có giá trị, vừa tổ chức các hoạt động giải trí du lịch.

d. Chức năng chính trị

- Chức năng chính trị của du lịch được thể hiện ở vai trò to lớn của nó như một nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh các mối giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. Du lịch quốc tế làm cho con người sống ở các khu vực khác nhau hiểu biết và xích lại gần nhau.

- Du lịch không chỉ là quyên lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người, nó kêu gọi hàng triệu người quý trọng lịch sử, văn hóa  và truyền thống dân tộc của các quốc gia.

- Giáo dục lòng mến khách và trách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro