Câu 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Phân tích các nguyên nhân thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa ? Tại sao trên thế giới xu hướng chống toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ?

Trả lời:

Sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản suất

Thực tiễn của nền kinh tế thế giới đang cho thấy bước quá độ từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, điều này được thể hiện rõ ở các quốc gia phát triển. Cùng với nó các quốc gia đang phát triển cũng đã kết hợp với bước chuyển nông nghiệp lên công nghiệp kết hợp với những bước nháy tắt để rút ngắn quá trình xây dựng những cơ sở của nền kinh tế tri thức.

Sự phát triển của nền kinh tế tri thức dựa trên các công nghệ có hàm lượng công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin đã mở ra điều kiện thuận lợi cho sự đẩy nhanh xu thế toàn cầu hóa, ví dụ như : các công nghệ mới làm tăng tốc độ giao dịch kinh doanh, rút ngắn khoảng cách về không gian và thời gian. Công nghệ thông tin đồng thời cũng góp phần nâng cao trình độ dân trí,tạo điều kiện cho dân chủ phát triển, thúc đẩy nhu cầu mở cửa, giao lưu hội nhập.

Tóm lại, chính sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật đã làm phá vỡ hàng rào ngăn cách địa giới trong giao dịch của con người trên tất cả các mặt giàu các quốc gia. Điều này đã đẩy quốc tế hóa nền kinh tế lên một thời kì mới, thời kì toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Các quốc gia dù muốn hay không đều chịu tác động của quá trình toàn cầu hóa và đương nhiên để tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay không thể không tham gia quá trình toàn cầu hóa, tức là hội nhập quốc tế.

Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường

Quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa có sự gắn bó chặt chẽ với tiến trình phát triển của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường phát triển đã mở ra điều kiện cho sự gia tăng xu thế quốc tế hóa, thể hiện hai khía cạnh chính : Thứ nhất, kinh tế thị trường mở ra cơ sở, điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm cho quy mô sản xuất không bó hẹp trong phạm vi của từng quốc gia mà mang tầm quốc tế, như vậy cũng có nghĩa là thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế, gắn các quốc gia vào sự ràng buộc của sản xuất và tiêu thụ. Thứ hai, nền kinh tế thị trường phát triển của các quốc gia đưa lại cơ chế thống nhất cho xử lí cac mối quan hệ, đó là cơ chế thị trường.

Có thể nói, ngày nay nền kinh tế thế giới, thống nhất với cơ chế vận hành: cơ chế thị trường.

Kinh tế thị trường càng phát triển thì sự giao thoa thâm nhập lẫn nhau giữa các nền kinh tế càng tăng. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường không chỉ ở sự mở rộng qui mô về không gian, về sự xâm nhập ràng buộc lẫn nhau giữa các quôc gia mà còn thể hiện ở sự phát triển theo chiều sâu. Đó là sự bùng nổ phát triển của thị trường tài chính gắn liền với sự xuất hiện của một loại công cụ mới trong thanh toán giao dịch. Thị trường sản phẩm hàng hóa cũng gia tăng mạnh mẽ thể hiện ở qui mô chưa từng có của khối lượng giao dịch thương mại và ở sự phát triển của các dạng giao dịch mới như thương mại dịch vụ và điện tử.

Như vậy có thể thấy sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường chính là cơ sở, điều kiện cho quá trình quốc tế hóa. Nhìn chung các quốc gia trên thế giới ngày nay đều dựa trên các cơ chế thị trường, sử dụng các phương tiện và công cụ của kinh tế thị trường trong hoạt động kinh doanh, đưa lại một không gian rộng lớn, không gian toàn cầu cho các hoạt động sản xuất và lưu chuyển các yếu tố của chính quá trình sản xuất ấy.

Sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu hóa trong bối cảnh thế giới kết thúc chiến tranh lạnh bước vào thời kì hòa bình hợp tác và phát triển..

Trong vài thập niên trở lại đây nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ nhưng kèm theo đó là những vấn đề mang tính chất toàn cầu như sự phân hóa giàu nghèo, sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh... những vấn đề này liên quan đến mọi quốc gia , có sự tác động trên phạm vi toàn thế giới, nó quyết định sự phát triển tồn vong của toàn thể cộng đồng nhân loại.

Do đó khi giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu cần phải có sự nỗ lực của mọi quốc gia, sự liên kết sức lực của cả cộng đồng. Bản thân qua mỗi quốc gia cho dù tiềm lực mạnh đến đâu cũng không thể giải quyết nổi vấn đề liên quan đến toàn thế giới. Đây chính là cơ sở khách quan quy định, thúc đẩy việc tiến tới thống nhất những quy phạm chung cho quá trình phát triển kinh tế.

Sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia

Với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất trong chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến sự tập trung sản xuất và dẫn đến độc quyên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dialy