Dia Nguc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Con người ta thành bởi xác và hồn. Xác có ngày sinh cũng có ngày chết, nhưng hồn thì sống mãi mãi.

Người ta thường lo cho xác hơn lo cho hồn. Ví dụ: Một tuần (7 ngày X 24 giờ = 168 giờ), người ta lo cho xác 167 giờ, nhưng 1 giờ đi lễ cho hồn (để thờ phượng Chúa, để cảm ơn Chúa, để xin Chúa tha tội lỗi, để xin Chúa tiếp tục ban những ơn lành cho tương lai mình) nhiều khi người ta cũng ngại, cũng bỏ. Ví dụ khác: Chi tiêu cả mấy ngàn, mấy chục  ngàn đô la cho xác, người ta không tiếc, nhưng chi 1, 2 đôla cho hồn (đóng góp vào nhà thờ ngày Chúa nhật) người ta tiếc.

Con người tự nhiên là thế. Nhưng nếu cứ sống tự nhiên với đầu óc kiêu căng, với đam mê (ham tình dục, ham tiền bạc, ham danh tiếng), người ta sẽ không còn thiết gì phần rỗi linh hồn đời sau. Và vì đam mê, người ta có thể lao đầu vào tội lỗi không mỏi mệt. Từ mê đắm đó, lương tâm ra chai cứng. Từ chai cứng, người ta không muốn cải thiện đời sống. Người ta nói rằng: Không có hỏa ngục, Chúa thương xót vô cùng, (người ta quên rằng Chúa cũng công bằng vô cùng). Người ta thấy không cần lo phần rỗi bây giờ. Tự nhủ mình: "để thư thả", "để tính sau", "việc gì mà vội"..."còn nhiều giờ". Đây chính là kế hoạch thành công nhất của satan hỏa ngục!  

Nghĩ đến Hỏa ngục lâu dài mãi mãi, đời đời…không thay đổi, vì khi sang thế giới bên kia, tình trạng người ta có thế nào cứ nguyên như vậy, như một thân cây đã ngả bên trái, không thể nào lại ngả qua bên phải được nữa! Và như một chiếc đồng hồ quả lắc cứ lắc đi lắc lại tiếng đời đời... Tôi lo sợ, buồn phiền vì biết có nhiều người phải "sa xuống" đó, nên để công tìm hiểu về Hỏa ngục, và trình bày ra đây, hi vọng giúp ích cho tôi và cho người thiện chí nào muốn biết…

Sau đây là phần tìm hiểu về : hiện hữu hỏa ngục , hình khổ, thời gian…

1. Quan niệm dân gian người Việt về địa ngục,

2. Quan niệm Công giáo về hỏa ngục, theo kinh thánh, giáo lý, mạc khải, chứng thần học…

3. Hỏa ngục  có bất công không?

4.  Những đường dẫn xuống Hỏa ngục,

5. Những phương pháp tránh khỏi sa Hỏa ngục.

1. QUAN NIỆM DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT VỀ ĐỊA NGỤC

 Theo tài liệu của tác giả Hoàng Trọng Miên trong Việt nam Văn học Toàn thư cuốn I, người ta đọc được những điều về Địa ngục theo quan niệm người Việt, những quan niệm này chịu ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng người Trung hoa trong thời đô hộ và ảnh hưởng Phật giáo. Theo đó, địa ngục có nơi chốn, có thời gian, có những hình khổ dữ dằn, nhưng theo ước vọng của con người, tội nhân được hóa kiếp, được cứu độ…

- Hiện hữu, nơi chốn, thời gian:

Sách tả: "Phía dưới mặt đất của loài người gọi là cõi âm (âm phủ), trong cõi âm có ma quỉ và linh hồn người ta. Cõi âm do một vị thần được Trời cho cai quản gọi là Diêm vương, dưới quyền Diêm vương là các quỉ phụ tá giúp việc. Người chết phải xuống cõi âm để Diêm vương phán xét về việc lành dữ đã làm ở trần gian, theo đó, hồn sẽ bị ở lại âm phủ mãi mãi, hoặc được đầu thai làm kiếp thú hay kiếp người, nhưng theo quan niệm nhà Phật thì rất khó được trở lại kiếp người.

- Hình khổ:

"Địa ngục gồm 18 tầng. Mỗi tầng dành để chịu những cực hình cho các tội trạng khác nhau: Những kẻ bất hiếu với cha mẹ…những kẻ làm hại người ta như đốt nhà, cướp của, cho vay ăn lời ác nghiệt, những thầy lang dốt nát làm chết người, những quan chức tham nhũng, những kẻ vu oan cho người, những kẻ làm vàng bạc giả, những kẻ buôn bán bất lương...đều có các quỉ riêng trị tội bằng trăm ngàn cách như bị móc mắt, bị nuốt thỏi vàng đang nóng, bị ném trên các ngọn núi có gươm giáo nhọn đâm chọc, bị nhúng vào vạc dầu sôi, bị cưa thành từng miếng nhỏ…

Sau mỗi cực hình, hồn trở lại trạng thái như lúc đầu để chịu khổ tiếp. Khi chịu đủ mọi cực hình rồi hồn mới được đầu thai làm thú vật.

Trong cõi địa ngục đen tối, đầy tiếng kêu la, oán trách, quỉ thì hình thù xấu xa, dữ tợn, ác độc...

Cũng có những vong hồn, đó là những hồn tự tử hay chết oan uổng, nay biến thành quỉ đói, phải sống đời đời ở địa ngục, trừ khi kiếm được hồn khác thay thế. Các vong hồn này, đôi khi được trở lại trần gian để cám dỗ cho ai chết dữ như họ thì họ được đầu thai kiếp khác.

- Cứu vớt các vong hồn trong địa ngục, có một vị thần lành gọi là Địa tạng Bồ tát, đi các tầng địa ngục cứu những kẻ cầu khẩn ngài. Địa tạng là một nhà sư trẻ tuổi đã nguyện cứu độ tất cả những linh hồn chúng sinh đắm chìm trong tội lỗi. Qua nhiều kiếp, Địa Tạng đã thực hành lời phát nguyện đó, nên Phật Tổ trao cho Địa Tạng trông coi việc tế độ các linh hồn ở Địa ngục.

(Hoàng Trọng Miên, Việt Nam Văn Học Toàn Thư, cuốn I trang 81-84).

Bên Công giáo không gọi là địa ngục, nhưng gọi là Hỏa ngục (ngục lửa). Quan niệm về Hỏa ngục không do trí khôn người ta bày ra, nhưng do Thiên Chúa toàn tri, toàn thiện mạc khải, được ghi lại trong sách Kinh thánh. Do đó, Kinh thánh Công giáo có giá trị tuyệt đối dạy những điều lợi ích cho việc cứu độ linh hồn.

Chỉ nói về Kinh thánh Tân ước, cũng đã có nhiều lời quả quyết về Hỏa ngục, nơi "lửa không hề tắt, sâu bọ (tiếng lương tâm trách) không hề chết".

 2. KINH THÁNH CÔNG GIÁO NÓI VỀ HỎA NGỤC:

Qua chứng cớ  các sách Tin mừng và sách Khải huyền các thánh ký ghi lại, người ta thấy có tới 22 chỗ nói về sự hiện hữu,  nơi chốn, hình khổ, và thời gian trong Hỏa ngục . Toàn là những điều ghê rợn  phải đền tội theo hình phạt công bằng của Thiên Chúa.

 21/Tin mừng theo thánh Matthêu:

k1- 5,22 "Thầy bảo cho anh em biết…ai chửi anh em mình là khùng (fool),thì phải bị lửa hoả ngục (gehenna) thiêu đốt.

k2- 5,29 "Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hoả ngục.

k3- 5,30 "Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hoả ngục.

k4- 10,28        "Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hoả ngục.

k5- 18,8          "Nếu tay hoặc chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; thà cụt tay cụt chân mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai tay hai chân mà bị ném vào lửa đời đời.

k6- 18,9          Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; thà chột mắt mà được vào cõi sống, còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào lửa hoả ngục.

k7-  23,15       "Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pharisêu giả hình! Các người rảo khắp biển cả đất liền để rủ cho được một người theo đạo; nhưng khi họ theo rồi, các người lại làm cho họ đáng xuống hoả ngục gấp đôi các người.

k8- 23,33        "Đồ mãng xà, nòi rắn độc kia! Các người trốn đâu cho khỏi hình phạt hoả ngục?

k9- 23,41        Rồi Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng, "Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó.

K10- 25,46 Thế là họ sẽ ra đi, bọn này để chịu cực hình muôn kiếp.

      22/ Tin mừng theo thánh Marcô:

k11- 9,43 Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi;

     thà cụt một tay mà được vào cõi sống

     còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa

     không hề tắt.

k12- 9,45 Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi;

     thà cụt một chân mà được vào cõi sống

     còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục.

k13- 9,47 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi;

     thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa

     còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục,

k14- 9,48 nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.

k15- 9,49 Quả thật, ai nấy sẽ được luyện bằng lửa.

      23/ Tin mừng theo thánh Luca:

k16- 12,5        Thầy sẽ chỉ cho anh em biết phải sợ ai, hãy sợ (fear) Đấng đã giết rồi, lại có quyền ném vào hoả ngục. Thật vậy, Thầy nói cho anh em biết, anh em hãy sợ Đấng ấy.

k17- 16,24      Bấy giờ ông ta kêu lên, "Lạy tổ phụ Ápraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!"

            24/ Sách Khải huyền:

k18- 14,9- :"Ai thờ lạy con thú và tượng của nó, và chịu thích dấu của nó trên trán và trên tay, thì người ấy sẽ phải uống thứ rượu là cơn lôi đình của Thiên Chúa...người ấy sẽ bị làm khổ trong lửa và diêm sinh...khói từ chốn khổ hình của chúng cứ bốc lên đời đời kiếp kiếp (Kh 14,9-)

k19- 19,20      Con Thú bị bắt, cùng với tên ngôn sứ giả từng dùng các dấu lạ hắn làm trước mặt nó, mà mê hoặc những kẻ nhận dấu thích của nó và những kẻ thờ lạy tượng của nó. Cả hai bị quăng sống vào hồ lửa có diêm sinh đang cháy ngùn ngụt. 

 k20- 20,14     Tử thần và Âm phủ bị quăng vào hồ lửa.

 k21- 20,15     Ai không có tên ghi trong Sổ trường sinh thì bị quăng vào hồ lửa. 

 k22- 21,8       Còn những kẻ hèn nhát, bất trung, đáng ghê tởm, sát nhân, gian dâm, làm phù phép, thờ ngẫu tượng, và mọi kẻ nói dối, thì phần dành cho chúng là hồ lửa và diêm sinh cháy ngùn ngụt.  

3. GIÁO LÝ CÔNG GIÁO NÓI VỀ HỎA NGỤC

Những điều Kinh thánh quả quyết trên đã được Giáo hội Công giáo trình bày trong sách Giáo lý Công giáo do ĐGH Gioan Phaolô 2 ban hành năm 1992 trong các số sau:

1861   

Tội trọng là một khả năng căn bản của tự do con người cũng như tình yêu vậy. Nó kéo theo sự mất đức ái và mất ân sủng thánh hóa, tức tình trạng ân sủng. Nếu tội trọng không được chuộc lại bằng một sự sám hối và ơn tha thứ của Thiên Chúa, nó sẽ gây nên sự bị loại ra khỏi Nước Thiên Chúa và bị chết muôn đời trong hỏa ngục, vì sự tự do của ta có thể thực hiện những sự lựa chọn cho muôn đời, không trở lui. Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể phán đoán về một hành vi tự nó là tội trọng, nhưng khi xét đoán người khác thì chúng ta phải phú thác sự đoán phán đó cho sự công bằng và lòng nhân từ của Thiên Chúa.

1033

Chúng ta không thể hiệp nhất với Thiên Chúa, nếu không tự do lựa chọn yêu mến Ngài. Nhưng chúng ta không thể yêu mến Thiên Chúa, nếu chúng ta phạm tội cách nặng nề chống lại Ngài, chống lại tha nhân hoặc chống lại bản thân chúng ta: "Ai không yêu mến thì ở trong sự chết. Ai ghét anh em mình thì nó là tên sát nhân, mà anh chị em biết không một kẻ sát nhân nào có sự sống vĩnh cửu ở trong mình" (1 Ga 3,15). Chúa Kitô đã cảnh cáo rằng chúng ta sẽ bị lìa xa Ngài, nếu chúng ta bỏ qua không đáp ứng những nhu cầu nghiêm trọng của những người nghèo khó và của những kẻ bé mọn, anh em của Ngài( xem Mt 25,3136). Chết trong tội trọng mà không sám hối và không đón nhận tình thương đầy từ bi của Thiên Chúa, có nghĩa là sẽ mãi mãi lìa xa Chúa do sự tự do lựa chọn của ta. Và danh từ "Hoả ngục" được dùng để chỉ tình trạng ly khai cách chung cuộc khỏi mối hiệp thông với Thiên Chúa và với các thánh trên trời.

1034

Chúa Giêsu thường nói đến "hoả ngục" (Gehenna), đến "lửa không bao giờ tắt"( xem Mt 5,22.29;13, 42.50; Mc 9,4348), dành cho những ai, cho đến lúc chết, vẫn từ chối tin và trở lại, và đó là nơi cả hồn lẫn xác có thể bị hư  mất"( xem Mt 10,28). Chúa Giêsu đã dùng những lời nghiêm khắc, rằng "Ngài sẽ sai các thiên thần tới để lượm tất cả những kẻ làm điều gian ác (...), và quẳng chúng vào lò lửa bừng bừng" (Mt 13,4142). Ngài sẽ tuyên án: "Hỡi những kẻ vô phúc, hãy đi khỏi mặt Ta vào nơi lửa muôn đời" (Mt 25,41).

1035

Giáo huấn của Giáo Hội khẳng định có địa ngục và tính vĩnh viễn của địa ngục. Linh hồn của những người chết trong tình trạng mang tội trọng, sẽ lập tức phải xuống hoả ngục, "lửa vĩnh viễn"( xem DS 76; 409; 411; 801; 858; 1002; 1351; 1575; SPF 12). Hình phạt chính của hoả ngục là bị muôn đời xa cách Thiên Chúa, chỉ nơi Ngài con người mới có thể có sự sống và hạnh phúc: đó là những mục tiêu của con người khi được tạo thành và con người hằng khát vọng.

1036

Những khẳng định của Thánh Kinh và những giáo huấn của Giáo Hội về hoả ngục là  một lời kêu gọi tới trách nhiệm của con người trong việc sử dụng tự do của mình, hướng về số phận muôn đời của mình. Đó cũng là  lời kêu gọi khẩn thiết hãy hối cải: "Các người hãy vào qua cửa hẹp. Vì rộng rãi thênh thang là đường đưa tới hư mất, và nhiều người đi con đường này. Còn cửa hẹp và đường hẹp thì dẫn tới sự sống, nhưng ít người tìm ra nó (Mt 7,1314):

Không biết ngày giờ nào, chúng ta phải luôn tỉnh thức như lời khuyến cáo của Chúa, để khi chấm dứt dòng đời độc nhất của cuộc sống trần gian, chúng ta đáng được nhận vào dự tiệc cưới với Ngài và được kể vào số những người được Thiên Chúa chúc phúc, thay vì bị gạt ra do lệnh của Thiên Chúa để xuống chỗ lửa muôn đời, như những đầy tớ xấu nết và lười biếng, đó là chốn tối tăm bên ngoài, nơi có những tiếng khóc lóc và nghiến răng ( LG 48).

1037

Thiên Chúa không tiền định cho một người nào phải xuống hoả ngục (xem DS 397; 1567); điều này cần phải có một sự chủ ý xoay lưng lại với Thiên Chúa (một tội trọng) và cố chấp ở trong tình trạng này tới cùng. Trong phụng vụ Thánh Thể và trong các lời cầu nguyện hằng ngày của các tín hữu, Giáo Hội khẩn xin lòng từ bi của Thiên Chúa, Đấng muốn "không một ai phải diệt vong, nhưng muốn mọi người đi tới sám hối" (2 Pr 3,9):

Đây là lễ vật mà chúng con, những đày tớ Cha và tất cả gia đình Cha dâng lên Cha: xin Cha nhận lễ vật này theo lòng nhân hậu của Cha. Cúi xin Cha bảo đảm cho đời sống chúng con được bình an! Xin cứu vớt chúng con khỏi bị án phạt, và xin nhận chúng con vào số các kẻ được chọn của Cha( MR, Lễ quy Rôma 88).

4. MẠC KHẢI NÓI VỀ HỎA NGỤC:

            41/ Với nữ tu Agreda:

"Nếu ở Thiên đàng, Mẹ còn có thể phải đau khổ, Mẹ đau đớn nhường nào khi thấy biết bao linh hồn phải hư mất! Trong khi cuộc đời qua đi quá mau chóng như vậy, mà con cái Giáo hội cứ tự vướng mắc vào dò bẫy ma quỉ, mê theo cuộc sống kiêu sa, ve vuốt dục vọng xác thịt, tự lên án phạt mình đời đời, mặc dầu được Chúa ban cho mọi thứ ân sủng. Có lẽ họ ngờ rằng được chết một cách tự nhiên, dứt bỏ được cuộc đời như loài thú là sung sướng rồi. Nhưng không đâu, còn hỏa ngục nữa, hỏa ngục đời đời sẽ ngốn nuốt họ. Tự lao mình vào đó thật ngu dại tội lỗi chừng nào!

Hỡi phàm nhân lầm lạc, các con cứ nghĩ đi đâu? Các con làm gì thế? Các con có biết thế nào là nhìn thấy Thiên Chúa nhãn tiền, là thông phần đời đời vào sự sống và vinh quang của Người không? Các con tìm gì để thay vào hạnh phúc vô cùng ấy được? Các con sẽ không thể tìm được một hạnh phúc nào khác đâu. Ai đã làm tâm trí các con mờ đục và mê loạn như thế? Các con cũng phải suy nghĩ cho kỹ rằng lao nhọc ngắn, mà hạnh phúc hay tai họa vĩnh cửu sẽ vô cùng".

            42/ Với 3 em nhỏ Fatima:

Ngày 13/7/1917 Đức Mẹ hiện ra với 3 em. Luxia tả:

"Sau khi đến đồi Cova da Iria gần chỗ cây sồi, nơi nhiều người đang lần hạt, chúng con lại thấy chớp sáng và sau đó Đức Mẹ hiện đến.

- Bà muốn con làm gì?

- Ta muốn các con tới đây ngày 13 tháng tới. Ta muốn các con tiếp tục lần hạt hằng ngày tôn kính Đức Mẹ Mân côi, để xin hòa bình cho thế giới và chấm dứt chiến tranh vì chỉ có Đức Mẹ có thể giúp.

- Hãy hi sinh cầu cho các tội nhân và lặp lại mỗi khi hi sinh: "Lạy Chúa Giêsu, vì yêu mến Chúa, để cầu cho tội nhân thống hối và đền tạ Trái Tim Vô nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ".

Nói xong,  Đức Mẹ mở rộng tay ra như đã làm trong 2 lần trước. Những tia sáng thấu qua trái đất và chúng con thấy một biển lửa. Ma quỉ và các linh hồn dưới hình người bị dìm vào đó như những cục than hồng, cháy đen hay đỏ rực đang ngoi ngóp, phập phồng, có lúc bị tung lên với những ngọn khói đen kịt, rồi văng trở lại biển lửa kinh khiếp, rên siết, thống khổ và thất vọng. Điều đó làm chúng con kinh hãi và run sợ. (Chắc vì thế mà chúng con khóc thét lên, như những người chung quanh con sau này cho con biết). Quỉ dữ có thể phân biệt vì chúng coi hung dữ, tàn bạo như những quái vật khủng khiếp chưa từng thấy, cháy đen hay đỏ rực như than trong lò. Kinh sợ và hốt hoảng, chúng con ngước nhìn xin Đức Mẹ cứu giúp. Đức Mẹ nhân từ, buồn sầu nhắn nhủ:

- Các con vừa thấy hỏa ngục, nơi tội nhân khốn nạn phải rơi vào. Để cứu họ, Chúa muốn thiết lập trên thế giới sự tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ".

- Đức Mẹ dạy sau kinh Sáng Danh của mỗi chục kinh Kính mừng, sẽ đọc thêm lời này: "Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội lỗi chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên Thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót (của) Chúa hơn".

            43/ Với nữ tu Giosepha:

Trong cuốn Tiếng Gọi Tình Yêu, Chúa cho chị xuống hỏa ngục, chị viết lại rằng:

"Tôi bị đẩy vào một cái hang có lửa đỏ rực, và dường như tôi bị ép giữa 2 khối lửa, và có dùi sắt nung đỏ xuyên thấu khắp mình tôi...một mùi hôi thối nồng nực khiến người ta phải ngột ngạt gớm ghê, nôn mửa, bay tỏa khắp nơi như mùi thịt thối đốt chung với sinh diêm và hắc ín. Tiếng gào thét inh ỏi...

Chị Giosepha ghi lại một phiên họp của quỉ. Quỉ chúa phán:

Theo ý tao:

Với hạng người này, tụi bay làm chúng ơ hờ, rồi cuối cùng hướng theo lòng ác.

Với hạng người kia, chúng bay cám dỗ chúng bằng tính tham lam, tích trữ bạc vàng, tiền của.

Với hạng khác, tụi bay cho chúng cái mồi dâm dục, để chúng mù quáng trong cái thú hư đốn nhảy nhót khêu gợi, phim ảnh đồi trụy, sách báo tục tĩu, nhậu nhẹt say sưa, chơi bời dâm đãng..."

            44/ Với nữ tu Faustina:

Thánh nữ Faustina, tông đồ Lòng Thương xót Chúa, viết năm 1936: " Tôi được Thiên thần dẫn vào một vực sâu thẳm trong hỏa ngục. Đó là nơi cực hình lớn lao. Nó mênh mông và đáng sợ chừng nào! Những thứ hình phạt tôi đã thấy trong hỏa ngục là:

1/ Hình phạt mất Chúa,

2/ Lương tâm cắn rứt đời đời,

3/ Tình trạng mỗi người không bao giờ thay đổi,

4/ Lửa đốt linh hồn, nhưng không diệt nó- đó là sự đau đớn kinh khủng, vì đó là lửa hoàn toàn thiêng liêng, bởi cơn giận của Chúa,

5/ Tối tăm triền miên và mùi khói ngạt thở dữ dằn, và mặc dù tối tăm, nhưng quỉ dữ và các linh hồn bị phạt vẫn nhìn thấy nhau và thấy các kẻ dữ, cả phía quỉ lẫn phía kẻ bị phạt,

6/ Lũ quỉ Satan còn mãi mãi,

 7/ Sự thất vọng kinh khủng, sự gớm ghét Chúa, những lời độc ác, tục tĩu, và  phạm thượng.

Trên đây là những hình khổ đau đớn mọi người bị phạt phải chịu.

Ngoài ra, còn có những hình khổ riêng cho mỗi thứ tội. Đó là những hình khổ về các giác quan. Mỗi linh hồn phải chịu những đau khổ dữ tợn, không thể tả, liên quan đến những cách mà họ đã phạm tội. Có những hang hầm  và những ngục tù khác nhau để giam phạt. Tôi chắc phải chết ngay khi nhìn thấy những nơi cực hình này, nếu Thiên Chúa Toàn năng không nâng đỡ tôi.

Hãy cho tội nhân biết, họ sẽ chịu cực hình đến muôn đời muôn kiếp, trong những giác quan họ đã dùng để phạm tội.

Tôi viết ra những điều này theo lệnh của Chúa, để không còn linh hồn nào chữa mình rằng không có hỏa ngục, hoặc không có ai ở trong hoả ngục bao giờ, và không có ai nói hỏa ngục là thế nào.

+Tôi, Sơ Faustina , theo lệnh Chúa, đã được thăm  các vực sâu hỏa ngục để tôi có thể nói lại cho các linh hồn, và làm chứng hỏa ngục có thật. Hiện nay, tôi không nói về hỏa ngục, nhưng tôi được lệnh của Chúa phải viết lại. Các quỉ dữ đầy lòng giận ghét tôi, nhưng chúng phải vâng nghe  tôi, khi tôi vâng lệnh Chúa . Những điều tôi đã viết chỉ là bóng mờ nhạt những gì tôi đã thấy. Nhưng tôi để ý một điều: Hầu hết những linh hồn phải sa hỏa ngục đã không tin có hỏa ngục.

Sau khi tôi đã ra khỏi  đó, tôi thấy khó quên những sợ hãi, vì tôi quá  kinh khiếp. Các linh hồn trong đó đau đớn ghê rợn chừng nào!

Do đó, tôi cầu nguyện sốt sắng hơn cho các tội nhân ăn năn cải thiện, tôi nài xin không ngừng Lòng Thương Xót Chúa xuống trên các linh hồn ấy. Ôi, Chúa Giêsu, con thà chịu đau khổ cho đến tận thế, giữa những đau khổ lớn lao nhất, hơn là xúc phạm đến Chúa dù một lỗi nhỏ mọn nhất".

(Trích Diary Divine Mercy in my Soul, St. Faustina, Stockbridge, Ma, 2001, pp. 296-297)

Theo thánh nữ Faustina tả ở trên, Hỏa ngục có 2 hình khổ : Thất khổ và giác khổ. Thất khổ là "mất Chúa", "giác khổ" là giác quan nào phạm tội thì giác quan ấy phải đau đớn. Cường độ đau đớn là  không thể tả. Trường độ là đời đời, đúng như Chúa Giêsu nói: dòi bọ không chết, vì tiếng lương tâm cắn rứt mãi, vì đã cứng lòng, không nghe theo ơn Chúa. Lửa đốt linh hồn linh thiêng trong quyền phép Thiên Chúa…

            45/ Với Linh mục người Ấn độ

27-11-2006 (Source: FOSS/web Phinomenon)

Chúa Nhật ngày 14.4.1985 là Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa?, Linh Mục Tom Maniyangat đang trên đường đi tới một Nhà Thờ truyền giáo ở phía Bắc của Kerala, nước India (Ấn) để dâng Thánh Lễ, và ngài đã bị chết vì tai nạn xe.  Xe của ngài đụng thẳng đầu một xe jeep.  Ngài được chở vội tới nhà thương cách chỗ xảy ra tai nạn khoảng 70 cây số, nhưng ngài đã qua đời trên đường chở tới nhà thương.

Linh Hồn cha Tom lìa khỏi xác, nên cha cảm nghiệm được là ngài đã chết.  Ngài nhìn thấy thi thể ngài, và người ta đang chở ngài tới nhà thương.  Cha nghe được tiếng người ta khóc lóc và đọc kinh cầu nguyện cho cha.

Rồi cha gặp Thiên Thần Bản Mệnh.  Thiên Thần nói với cha: “Tôi sẽ dẫn Linh Mục lên Trời.  Chúa muốn gặp và nói chuyện với Linh Mục”.  Thiên Thần cũng nói với cha rằng, trên đường đi, ngài cũng muốn cho cha thấy Hoả Ngục và Luyện Ngục nữa.  Dưới đây là những gì cha Tom Maniyangat kể về Hỏa Ngục và Luyện Ngục:

Hỏa Ngục

 “Trước tiên, Thiên Thần dẫn tôi xuống chứng kiến Hoả Ngục.  Đó là một quang cảnh thật ghê sợ.  Tôi thấy Satan và các quỉ dữ, thấy những ngọn lửa không hề tắt với sức nóng 2,000 độ Fahrenheit, thấy dòi bọ lúc nhúc, thấy người ta rên la và đánh đập nhau, thấy những người khác đang bị bày quỉ dữ tra tấn hành hạ.

“Tôi được nói cho biết có bảy “cấp bậc” hoặc bảy tầng đau khổ trong Địa Ngục.  Những người “phạm hết tội trọng này đến tội trọng khác” khi sống trên dương thế, phải chịu sức nóng ghê gớm nhất.  Thân hình họ trông rất xấu xí và rất ghê rợn.  Họ là con người nhưng lại giống như những con quái vật: những thứ trông xấu xí và đáng sợ.  Thiên Thần cho tôi biết tất cả những đau khổ này là do các tội trọng không hối cải.

Cho nên, tôi hiểu có bảy cấp bậc đau khổ, căn cứ theo số tội trọng và loại tội trọng đã phạm trên dương thế.  Tôi được thấy một số người mà tôi quen biết, nhưng tôi không được phép tiết lộ danh tánh của họ.

Những tội khiến họ bị trầm luân phần lớn là do phá thai, dâm dục, thù hận, không tha thứ và tội phạm thánh.

Thiên Thần nói với tôi rằng, nếu họ sám hối, họ sẽ tránh được Hoả Ngục mà chỉ phải vào Luyện Ngục thôi.  Tôi cũng hiểu rằng, một số người sám hối tội lỗi có thể được thanh luyện trên trái đất qua những đau khổ họ phải chịu.  Bằng cách này, họ có thể tránh được Luyện Ngục và bay thẳng lên Thiên Đàng.

Tôi rất ngạc nhiên khi thấy trong Hoả Ngục gồm có cả Giám mục, Linh Mục, một vài người tôi không thể ngờ.  Nhiều người trong số họ ở trong Hoả Ngục, vì họ đã hướng dẫn lạc đường cho người khác bởi những lời dậy sai lầm và bởi gương xấu của họ.

....... 

Khi người ta di chuyển thi thể của tôi tới nhà xác, Linh Hồn tôi liền nhập vào xác tôi.  Tôi cảm thấy rất đau đớn vì nhiều thương tích và các xương bị gẫy.  Tôi bắt đầu rên, và rồi các người chung quanh tôi đã hết sức sợ hãi, họ hốt hoảng vừa chạy vừa la.

Một người trong số họ đến gặp bác sĩ và nói: “Thi thể cha đang rên rỉ!” Bác sĩ vội chạy tới và khám nghiệm thân thể tôi.  Ông thấy tôi còn sống, cho nên ông nói: “Cha vẫn còn sống.  Đúng là một phép lạ! Hãy mau chở ngài tới nhà thương…”

5. CHỨNG MINH THEO THẦN HỌC

Theo Giáo lý Công giáo, những ai chết trong tội trọng đều bị lửa hỏa hình.

Chứng minh: 

Mọi tội trọng đều là xa lánh Thiên Chúa và quay về với sự thiện mau qua, đáng chịu lửa hỏa hình.

Mà ai phạm chỉ 1 tội trọng cũng là xa lánh Thiên Chúa và quay về với sự thiện mau qua.

Vậy nếu ai chết trong tội với tình trạng xa lánh Thiên Chúa , thì phải bị lửa hỏa hình (nếu không ăn năn sám hối làm hòa cùng Thiên Chúa).

Những điều then chốt trong đức tin về Hỏa ngục :

1 Có Hỏa ngục

2 Tội nhân bị phạt, chết là xuống ngay

3 Hình phạt không đều nhau

4 Hỏa ngục đời đời

5 Dầu là Kitô hữu đôi khi có làm việc thương xót mà chết khi mắc tội trọng thì vẫn phải sa Hỏa ngục

6 Không có giảm bớt thiết yếu.

Hai thứ hình khổ trong Hỏa ngục :

- Thất khổ: không được thấy Thiên Chúa

- Giác khổ: bị lửa đốt. Thiên Chúa dùng lửa đốt chứ không để biến hóa họ.

Hỏa ngục ở đâu?

Dưới những tầng sâu trong lòng đất (Ep 4,9)"Người đã lên nghĩa là gì, nếu không phải là Người đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới mặt đất"?   

Thánh Augutinô: "Tôi nghĩ phải dạy rằng Hỏa ngục ở dưới đất hơn là lập luận tại sao phải tin Hỏa ngục ở dưới đất, hoặc tại sao lại phải nói rằng Hỏa ngục không ở dưới đất".

6. HỎA NGỤC KHÔNG BẤT CÔNG

             Hình phạt Hỏa ngục có tính cách vĩnh viễn, sự đó làm nhiều người vấp phạm vì cho là trái công bằng và lòng nhân từ của Chúa. Chúa ra hình phạt đời đời cho những tội ngắn ngủi.

            Xin trả lời:

            1. Điều đó sẽ bất công nếu người ta bị đày Hỏa ngục vì những tội không quan trọng, phạm vì nhẹ dạ và không biết.

            Nhưng không phải vậy, chỉ những kẻ phạm trọng tội, nghĩa là họ biết rõ ràng, họ tự do lỗi luật Chúa trong điều nặng, họ cố tình từ chối Chúa cho tới cùng, mới bị sa vào Hỏa ngục.

            2. Điều đó sẽ bất công nếu người bị đày Hỏa ngục không được cảnh báo trước. Nhưng không phải vậy, Thiên Chúa đã phái con một Ngài là Đức Kitô chỉ vẽ cho con người biết đường sống. Chúa đã lập Giáo hội để phổ biến lời Ngài, kêu gọi khắp nơi và ban cho những phương tiện để đạt tới (Lc 16,27)

            Còn những kẻ sống trên trần gian không biết đến Chúa cũng không biết Giáo hội, họ sẽ được phán xét theo lòng ngay của họ.

            3. Điều đó sẽ bất công nếu Thiên Chúa không ban cho mọi người những phương tiện đủ để được rỗi linh hồn. Nhưng không phải vậy, "Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi" (1 Tm 2,4)

            Thực ra không phải chính Thiên Chúa đày xuống Hỏa ngục, nhưng chính tội nhân cứng lòng, tự đày mình. Chúng ta thực là chủ định mệnh của chúng ta. Chúng ta có tự do "Chúa nhẫn nại đợi chờ, Người không muốn một ai phải chết, nhưng muốn mọi người ăn năn trở lại" (2 Pt. 3,9)

7. NHỮNG ĐƯỜNG DẪN XUỐNG HỎA NGỤC:

     Lời Annette viết trong "Bức thư Hỏa ngục" gửi cho Claire:

1. GIA ĐÌNH TỘI LỖI:

            "Cha mẹ hiền lành để đức cho con. Cha mẹ không sống cuộc sống đạo đức thánh thiện, con cái chắc chắn cũng không được hấp thụ một nếp sống gia đình đạo đức thánh thiện. Nếu cha mẹ lại sống một cuộc đời khô khan hay tội lỗi. Cha mẹ là những người phải chịu trách nhiệm về tinh thần đạo đức của con cái. Và khi chê bỏ tinh thần đạo đức, khi không chịu giáo dục con cái theo nếp sống đức tin, cha mẹ vạch cho con cái một đường đi đó chính là đường dẫn xuống Hỏa ngục.

            2. CHÊ BỎ SỰ XƯNG TỘI RƯỚC LỄ.

            " Tôi hư mất không phải vì tôi năng phạm tội cho bằng chính vì tôi không muốn chỗi dậy". Không muốn chỗi dậy có nghĩa là không muốn ăn năn, không muốn cải hóa không muốn xưng tội. Vì không muốn chỗi dậy, cho nên Annette đã hư mất, đã sa hỏa ngục".

            3. THIẾU LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ.

            " Cầu nguyện là bươc đầu tiên để đi tới Thiên Chúa. Và đó là bước quyết định. Nhất là cầu nguyện với đấng là Mẹ Chúa Kitô, là Đấng mà chúng tôi đã không bao giờ tuyên xưng Danh Ngài. Lòng tôn sùng Ngài có sức lôi kéo biết bao linh hồn khỏi tay ma quỉ, những linh hồn mà vì tội lỗi lẽ ra chắc chắn phải rơi vào tay chúng"

            4. KHÔNG CẦU NGUYỆN.

            Tất cả những kẻ bị thiêu đốt trong hỏa ngục đều đã không cầu nguyện đủ".

            " Vào những năm cuối cùng trong đời, lẽ ra tôi phải cầu nguyện, nhưng tôi đã không cầu nguyện, vì thế tôi không nhận được ân sủng, không có ân sủng chẳng ai có thể cứu được thoát."

            5. KHINH CHÊ ƠN CHÚA.

            "Mỗi sự hiểu biết, mỗi kỷ niệm về những gì mình đã xem thấy nghe thấy đều là nguyên nhân làm cho chúng tôi bị thiêu đốt dữ dằn. Trong mỗi sự việc đó, đặc biệt chúng tôi thấy một khía cạnh, đó là khía cạnh ân sủng, ân sủng mà chúng tôi đã khinh chê. Điều đó làm cho hình khổ chúng tôi trở nên khủng khiếp không bút nào tả xiết".

            6. HAM MÊ THÚ VUI TRẦN GIAN.

            "Một hôm nhân lúc nghỉ trưa, chị đưa tôi vào thánh đường trong bệnh viện, và một việc xẩy đến làm cho tôi xuýt nữa ăn năn trở lại đó là sự việc: tôi đã khóc.

            Nhưng một lần nữa, những thú vui trần gian lại như một thác nước làm ân sủng nơi tôi trôi mất, chẳng khác gì hạt giống tôi bị chết ngộp giữa bụi gai"

            7. TÔN THỜ VẬT CHẤT.

            " Đối với tôi, quần áo, đồ đạc . . . sang trọng, những cuộc đi chơi mát, đi  du lịch bằng xe hơi và những thú tiêu khiển khác tương tự mới là những điều quan trọng .

            Đối với tôi, sự tôn thờ Max đã trở nên như một tôn giáo sống động."

            8. NHỮNG LỜI NÓI PHẠM ĐỨC BÁC ÁI.

            Tôi rất bực với cô bạn gái kia, sau khi ở nhà thương về, cứ cuốn lấy chàng như một người mất hồn . .

            Tôi đã có cách làm cho chàng chán ghét cô ta bằng những lời nói lạnh lùng, bề ngoài có vẻ xây dựng nhưng bề trong chứa đầy nọc độc. Những tâm tình như thế, những thái độ như thế sẽ có hậu quả chắc chắn đem ta xuống hỏa ngục. Những tâm tình đó thật là quỉ quái, theo ý nghĩa chính xác thật quỉ quái,"

            9. ĐƯỢC PHẦN THƯỞNG ĐỜI NÀY.

            " Chỉ có một sự việc làm cho tôi hết ngoan cố, hết cố chấp trong đàng tội lỗi, đó là một cơn đau đớn triền miên và nặng nề. Nhưng cơn đau khổ đó đã chẳng xẩy đến. Bây giờ chị có hiểu ý nghĩa câu nói:" Thiên Chúa sửa trị những kẻ Ngài yêu không ?"

            Bởi vậy, khi ta thấy một người chẳng có tinh thần đạo đức, đầy tội lỗi đủ các tính mê nết xấu, thế mà lại được nhiều điều may mắn, như làm ăn phát đạt, gia đình êm ấm, con cái học hành làm nên, sức khỏe dồi dào v.v. Khi ta thấy cảnh trái ngược trên đây, ta nên nhận định rằng người tốt số đó rất có thể chỉ là người đang lãnh phần thưởng đời này thay vì sẽ lãnh phần thưởng đời sau.

            10. BUÔNG THẢ THEO CHƯỚC CÁM DỖ.

            " Có một hôm chị đã nói với tôi:" Annette à, chị cứ việc đi xưng tội đàng hoàng rồi mọi sự sẽ tốt đẹp."

            " Tôi cũng biết như vậy, nhưng thế gian, ma quỉ xác thịt đã kiềm chặt tôi trong nanh vuốt của chúng. Trước kia tôi không bao giờ tin có ảnh hưởng của ma quỉ, nhưng bây giờ tôi xác nhận ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ đến những kẻ sống trong tình trạng như tình trạng tôi hồi đó . . .

            " Người ta ít khi thấy quỉ ám một cách lộ liễu bề ngoài, nhưng trái lại có rất nhiều quỉ ám trong tâm hồn.

            " Tôi cũng ghét cả Satan, nhưng nó làm cho tôi hài lòng vì nó đang tìm cách làm cho chị phải hư hỏng, nó và các tay chân thủ hạ của nó, các thần dữ cùng sa ngã với nó khi bắt đầu có thời gian. Chúng nhiều vô kể và đi rảo quanh khắp trần gian, nhảy múa như một đám ruồi, nhưng phần chị, chị lại không nhìn thấy chúng.

            11. BỊT TAI TRƯỚC TIẾNG CHÚA.

            " Một điều kỳ lạ là sáng hôm đó, tôi không thể giải thích được ý tưởng này đến với tôi "Mày chỉ còn có thể đi lễ một lần này nữa. Ý tưởng đó vang dội trong tâm trí tôi như một lời van xin.

            Tiếng trả lời cương quyết và rõ rệt của tôi là "không" đã cắt dứt dòng tư tưởng đó. Tôi nghĩ cần phải chấm dứt việc đi lễ như vậy và tôi sẵn sàng gánh chịu hậu quả của việc này.

240. LỬA HỎA NGỤC.

            Lời Annette viết trong bức thư Hỏa ngục gửi cho Claire:

            " Tôi xin nói với chị rằng lửa hỏa ngục không có tính cách là một hình phạt tâm hồn đâu. Lửa ở đây là lửa thật. Ta cần phải hiểu đúng từng chữ câu nói trong Phúc âm rằng "Hỡi những kẻ vô phúc, hãy tránh xa khỏi mặt ta và đi vào lửa đời đời".

(Lửa hỏa ngục, xin đọc Mt 5,22-29 và Mt 18,8 và Mc 9,42-47 và Mt 25,41 Chúa đã nhắc đến lửa hỏa ngục nhiều lần)

            Các nhà thần học đồng ý rằng lửa hỏa ngục là lửa thật. Không thể có lửa thiêng liêng, bởi lẽ không thể có "vật thiêng liêng"

            * HÌNH PHẠT CỰC NHẤT.

            " Hình phạt đau đớn nhất của chúng tôi là biết chắc sẽ không bao giờ được thấy mặt Chúa" Tại sao ? Những người trên dương thế không thấy Thiên Chúa mà họ đâu có đau đớn gì ?

            " Khi con dao còn nằm trên bàn, người ta không cảm thấy đau. Người ta chỉ thấy nó có sắc bén hay không, chứ người ta không "cảm" được sự sắc bén, nhưng khi nó đâm phập xuyên qua người chị, chị mới kêu la đau đớn. Bây giờ chúng tôi đau khổ vì mất Thiên Chúa, còn trước kia chúng tôi chỉ nghĩ đến điều đó mà thôi"

            Nhà thần học đầu tiên đưa ra quan điểm này là Thánh Gioan Kim khẩu:

            " Khi người ta bị luận phạt sa hỏa nguc, thì hiển nhiên là mất nước Thiên đàng, mất đây là hình khổ nặng nề nhất. Tôi biết rằng nhiều người nghe nói đến hỏa ngục là đã rùng mình run sợ, nhưng đối với tôi sự mất nước thiên đàng mới là điều thực đáng kinh sợ hơn những hình khổ trong hỏa ngục. Hỏa ngục thực ra cũng là điều không thể chịu đựng được là hình khổ đáng kinh sợ vì dầu có một nghĩa hỏa ngục đe dọa cũng chẳng thấm vào đâu nếu so sánh với sự mất vinh quang trên trời. Thật là cực hình nếu bị Chúa Kitô ghét bỏ và phải nghe lời Ngài phán:" Ta không biết tụi bay", và bị Ngài quở trách đã chẳng cho Ngài ăn khi đói. Thà rằng bị sét đánh ngàn lần còn hơn là thấy gương mặt dịu hiền của Chúa quay đi và thấy đôi mắt nhân từ nhìn ta một cách giận dữ "

* HỎA NGỤC TRÀN ĐẦY BÓNG TỐI.

            Mới đây, một giáo sư tâm lý học tại Đại học đường Princeton, Hoa kỳ, đã thực hiện một cuộc thí nghiệm tâm lý học như sau:

            Ông nhốt thử một trăm người vào phòng kín mít, hoàn toàn tối tăm. Những người này đều là những người tình nguyện giúp ông thí nghiệm. Trong phòng có đầy đủ tiện nghi để có thể ăn, ngủ trong đó nhiều ngày. Có máy liên lạc với bên ngoài để phòng khi có điều chi cấp cứu, hoặc khi có ai không chịu nổi mà đòi ra thì người ta mở cửa cho ra ngay. Đặc biệt là phòng hoàn toàn tối thui và không có đồng hồ để coi giờ. Những người bị nhốt trong đó cũng không ai được đeo đồng hồ. Mục đích của cuộc thí nghiệm là để xem sức chịu đựng của con người đến mức nào trong một nơi thiếu ánh sáng và thiếu hẳn dụng cụ đo thời gian.

            Sau bốn (4) ngày thí nghiệm, vị giáo sư đó (ông Gck Vernon) đã đi đến một kết luận như sau: Bộ óc con người không thể chịu nổi bóng tối lâu ngày mà đồng thời không có ý niệm đo lường thời gian. Bóng tối làm cho tâm trí con người đau khổ, nếu kéo dài nhiều ngày, sẽ làm cho con người không thể chịu đựng được.

            Kết luận của giáo sư Vernon đã nói lên phần nào ý nghĩa về cực hình của các linh hồn bị giam trong bóng tối tuyệt đối của hỏa ngục. Bóng tối này không kéo dài bốn ngày hay 4 tháng, 4 năm, trái lại nó kéo dài muôn đời muôn kiếp.

* HỎA NGỤC ĐỜI ĐỜI.

            " Kẻ mà Thiên Chúa chỉ đến với nó như một trận cuồng phong, như  một Đấng trừng phạt, như một vị báo thù công minh, vì một ngày kia Ngài ruồng bỏ nó như chính tôi đã bị ruồng bỏ, thì kẻ ấy chắc chắn chỉ biết oán ghét Ngài, oán ghét với tất cả lòng hung bạo độc ác, oán ghét đời đời. Oán ghét Ngài với cả sự quyết tâm một cách hăng say, tự do, quyết tâm xa lìa Ngài. Khi chết chúng tôi đã để linh hồn lìa khỏi xác với một quyết tâm như thế, giờ đây, chúng tôi không rút lại và chẳng bao giờ rút lại quyết tâm đó.

            " Bây giờ chỉ có hiểu tại sao hỏa ngục lại tồn tại đời đời kiếp kiếp không ? Hỏa ngục tồn tại muôn đời chính là vì không bao giờ chúng tôi từ bỏ được lòng ngoan cố đó" (Ls Trương Tiến Đạt, Bức thư Hỏa ngục từ trang 57- )

(Jean Deveaux - Đức tin của người Công giáo tr. 210)

8. NHỮNG PHƯƠNG THẾ KHỎI SA HỎA NGỤC

            Lời quỉ thú nhận:

"Tại thành Carcassone nước Pháp, thời thánh Đaminh còn sống, có một chàng thanh niên khô đạo, lại kiêu ngạo khinh chê kinh Mân côi mà Đức Mẹ đã truyền dạy thánh Đaminh khuyên dạy mọi người lần hạt.

Chúa đã để cho chàng thanh niên đó bị quỉ nhập, chàng bị vậ vã đau đớn. Người nhà dẫn hắn đến xin thánh Đaminh trừ quỉ ra.

Thánh Đaminh dạy đưa hắn đến nhà thờ, và trước mặt đông người, ngài hỏi:

- Trên trời, không kể Thiên Chúa Ba Ngôi, còn có ai mày sợ hơn cả?

- Quỉ khóc tru trếu không chịu nói, nó xin chỉ nói nhỏ với một mình thánh nhân thôi.

Thánh nhân không chịu, Ngài sấp mình nài xin Đức Mẹ bắt quỉ nói ra công khai. Quỉ miễn cưỡng nói:

- Chúng tôi là những kẻ dối trá, đừng tin chúng tôi, hãy hỏi các thiên thần chỉ bảo cho.

Thánh nhân lại sấp mình xuống nữa nài xin Đức Mẹ. Đức Mẹ hiện đến cầm roi đáng quỉ, bắt nó phải xưng thật ra cho mọi người nghe, nó liền hằn học thú nhận:

   - "Hỡi mọi người hãy nghe đây: Bà Maria là Mẹ Đức Chúa Trời, Bà có quyền phép bảo vệ kẻ nào kính mến Bà khỏi sa hỏa ngục. Ai tôn sùng Bà thật lòng thì thoát khỏi tay chúng tao. Mỗi lời Bà ấy xin cùng Chúa thì hiệu quả hơn mọi lời cầu của các thánh. Ai sắp mất linh hồn sa hỏa ngục mà kêu Tên Bà Maria thế nào cũng được cứu giúp. Nếu không có Bà Maria, thì chúng tao đã phá hủy đạo Chúa từ lâu rồi. Bà ấy ban cho kẻ siêng năng lần hạt Mân côi được khỏi mọi sự dữ, được ăn năn thống hối mọi tội lỗi, và được về thiên đàng".

(Tháng Đức Bà,Hiện Tại xb, tr. 33)

            61/ Đọc kinh Mân côi

Đức Mẹ đã long trọng tuyên bố ban 15 ơn cho những ai năng lần hạt Mân côi trong khi Mẹ hiện ra với Thánh Alano Dòng thánh Đaminh (O.P.)

            Ơn 5. Ai trung thành, sốt sắng đọc kinh Mân côi kính Mẹ, sẽ không phải hư mất.

            Ơn 15. Quí mến lần hạt Mân côi là dấu chắc sẽ được cứu rỗi.

            62/ Tôn kính Trái Tim Mẹ

- "Các con đã thấy hỏa ngục, nơi các tội nhân khốn nạn rơi vào. Để cứu vớt các tội nhân, Chúa muốn thiết lập  LÒNG TÔN SÙNG TRÁI TIM VÔ NHIỄM ĐỨC MẸ".

(Lời Đức Mẹ Fatima 13.7.1917)

            63/ Giữ 5 Thứ 7 đầu tháng:

Ngày 10 tháng 12 năm 1925, Đức Mẹ hứa ban mọi ơn cần để rỗi linh hồn cho những ai xưng tội, Rước lễ, và đọc 5 chục KINH MÂN CÔI với Mẹ, trong 5 thứ Bảy đầu tháng liên tiếp, có ý ĐỀN TẠ TRÁI TIM MẸ.

            64/ Đeo Áo Đức Mẹ Carmelô

Ngày 16 tháng 7 năm 1251, Đức   Mẹ đã hứa cùng thánh Simon Stock Bề trên dòng Carmelô rằng: "Những ai sùng kính, đeo Áo này sẽ được cứu thoát khỏi Hỏa ngục.

            65/ Xưng tội, rước lễ 9 thứ sáu đầu tháng:

Khi hiện ra với thánh nữ Magarita Maria Alacoque (1647-1690) tại Tu viện Thăm viếng tỉnh Paray-le-Monial (nước Pháp), trong tuần trước lễ kính Mình Thánh năm 1676, Chúa đã hứa điều sau cho những ai tôn thờ Thánh Tâm Chúa:

            Ơn 12. Cha sẽ ban ơn thống hối lúc sau cùng  cho những ai Rước Lễ 9 ngày thứ Sáu Đầu tháng liên tiếp.

            66/ Tôn sùng Lòng Thương xót Chúa

Tôn sùng Chúa Tình thương ở tại đâu?

Trước hết cần niềm tin cậy mến Chúa rồi đọc những kinh, làm những việc Chính Chúa Giêsu đã chỉ dạy như sau đây:

1. Tôn kính Ảnh Chúa Tình thương

Ngày 22- 2-1931, khi chị Faustina đang ở trong phòng riêng tại tỉnh Plock, chị viết, "Vào buổi chiều, khi tôi ở trong phòng, tôi thấy Chúa Giêsu mặc áo dài trắng, một tay giơ lên như đang ban phép lành, tay kia chạm vào áo nơi ngực. Từ ngực Chúa giãi ra 2 luồng sáng, một đỏ, một xanh lạt, trong im lặng, tôi ngắm nhìn Chúa, lúc sau Chúa phán:"Hãy vẽ bức ảnh như con thấy đây, với lời cầu: Giêsu, con tin cậy Chúa (47).

-Cha ban cho loài người chiếc thùng để chúng đến lãnh ơn từ nguồn thương xót của Cha, đó là lời:Giêsu, con tin cậy Chúa (327).

-Cha muốn ảnh này được làm phép trọng thể... (49).

-Cha ước ao ảnh này được tôn kính trong nhà nguyện tu viện con trước , rồi được tôn kính khắp cả thế giới (47).

-Cha hứa cho linh hồn nào tôn kính ảnh này, sẽ không bị hư mất, Cha cũng hứa cho nó chiến thắng mọi kẻ thù trên thế gian, nhất là trong giờ chết, chính Cha sẽ bảo vệ nó như vinh quang riêng của Cha (48).

Chúa giải nghĩa bức ảnh:

-"Hai luồng sáng tượng trưng cho Máu và Nước. Luồng xanh nhạt chỉ Nước, nó làm nên những linh hồn công chính. Luồng đỏ chỉ Máu, nó ban sự sống cho các linh hồn. Hai luồng sáng này phát ra từ vực sâu thẳm của lòng Thương xót nhân từ của Cha, khi hấp hối Cha bị lưỡi đòng đâm qua trái tim trên thập giá.

-Những luồng sáng này che chở các linh hồn khỏi cơn giận của Thiên Chúa Cha. Phúc cho ai nương náu trong nơi trú ẩn  này, vì bàn tay công thẳng của Chúa Trời sẽ không đè nặng trên nó (299).

-Loài người sẽ không có hòa bình cho tới khi trở lại tin cậy vào lòng Thương xót của Cha.

-Ôi, Cha bị tổn thương chừng nào nơi các linh hồn bất tín. Linh hồn tuyên xưng Cha là Ðấng Thánh và Công bằng, nhưng lại không tin rằng Cha là Ðấng Thương xót, và không trông cậy vào lòng Nhân lành của Cha. Ngay cả quỉ dữ cũng kính sợ sự Công bằng của Cha, nhưng chúng không tin vào lòng Nhân lành của Cha.

-Lòng Cha vui mừng trong tước hiệu Thương xót (300).

-Hãy rao truyền cho các linh hồn tôn kính ảnh này, vì qua việc tôn kính ảnh này, Cha sẽ ban nhiều ơn cho các linh hồn. (570).

-Ảnh này là sự nhắc nhớ những đòi hỏi của Cha, vì cả khi người ta có đức tin mạnh nhất, cũng thành vô bổ nếu không có việc làm đi theo (742).

-Cha dạy con lời cầu nguyện này, để khi con đọc với lòng thống hối và lòng tin cho kẻ có tội nào đó, Cha sẽ ban cho nó ơn trở lại:

"Lạy Máu và Nước chảy ra từ Trái tim Chúa Giêsu là nguồn mạch lòng thương xót của chúng con, chúng con trông cậy Chúa" (186,187).

2. Dự Lễ Chúa Tình thương

Từ năm 1931 tại Plock, Chúa Giêsu đã nói tới ngày lễ kính lòng Thương xót khi Người muốn bức ảnh Thương xót phải được làm phép trọng thể vào "ngày Chúa nhật thứ nhất sau lễ Phục sinh, ngày đó sẽ là lễ kính Chúa Tình thương (49,88,206,341).

-Lần khác Chúa lại nói:"Cha ước ao Chúa nhật thứ nhất sau lễ Phục sinh sẽ là lễ Lòng Thương xót (299).

-Và Chúa hứa cho những ai dự thánh lễ này một ơn thật lớn lao:

"Ai đến gần Mạch suối ban sự sống trong ngày lễ này sẽ được ơn tha thứ trọn vẹn tội lỗi và các hình phạt bởi tội mà ra (300).

-Hỡi con, hãy nói với cả thế giới về lòng Thương xót không thể lường được của Cha. Cha ước ao ngày lễ Tình thương sẽ nơi trú ẩn và nơi an toàn cho mọi linh hồn, nhất là các linh hồn tội lỗi khốn nạn. Trong ngày đó, vực thẳm thương xót nhân từ của Cha sẽ được mở ra. Cha đổ cả biển mênh mông ơn thánh xuống trên các linh hồn chạy đến cùng nguồn mạch lòng Thương xót của Cha. Linh hồn nào xưng tội, rước lễ sẽ lãnh trọn ơn tha thứ tội lỗi và các hình phạt. Ngày đó, các cửa cống ơn thánh sẽ mở tung ra cho các linh hồn.. -Hãy bảo các linh hồn đừng sợ đến gần Cha, dù tội lỗi nó đỏ như máu.

-Lòng thương xót Cha lớn lao đến nỗi không trí nào, dù thiên thần hay loài người, có thể dò thấy cho đến đời đời. Mọi vật hiện hữu đều phát xuất từ sự rất sâu thẳm của lòng Thương xót rất nhân từ của Cha. Mọi linh hồn liên kết với Cha, hãy chiêm ngắm Tình yêu và Tình thương muôn đời của Cha .

-Lễ lòng Thương xót sinh ra từ vực rất sâu thẳm của lòng nhân lành Cha. Ðiều Cha muốn là cử hành trọng thể lễ này vào chúa nhật thứ nhất sau lễ Phục sinh. Loài người sẽ không có hòa bình khi chưa trở lại tin cậy vào lòng Thương xót của Cha (699).

-Không linh hồn nào được công chính tới khi chúng trở lại trông cậy vào lòng Thương xót của Cha, đó là lý do Chúa nhật thứ nhất sau lễ Phục sinh sẽ là lễ Lòng Thương xót Chúa. Trong ngày lễ Tình thương Chúa.

-Các linh mục hãy rao giảng cho mọi người về lòng Thương xót khôn dò và vĩ đại của Cha (570).

-Nhiều linh hồn bị hư đi, dù Cha đã chịu khổ nạn đắng cay. Cha ban cho chúng hi vọng cuối cùng để được cứu rỗi, là hãy trông cậy vào lòng Thương xót của Cha. Nếu chúng không tôn thờ lòng Thương xót của Cha, chúng sẽ bị tiêu diệt muôn đời (965,988).

3. Lần Tràng hạt Chúa Tình thương

Ngày 13-14/9/1935, tại Vilnius, Chúa Giêsu đa dạy về tràng hạt Tình thương như lời cầu đền tạ và làm dịu bớt cơn giận Thiên Chúa:

-Mỗi khi con vào nhà nguyện, hãy đọc ngay lời cầu Cha dạy con hôm qua:

"Lạy Cha hằng hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu,Linh hồn và Thiên tính Con rất yêu dấu Cha là Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng con, xin tha tội lỗi chúng con và tội lỗi trên khắp thế giới, vì cuộc tử nạn đau thương của Con Cha, xin thương xót chúng con"(475).

Lời cầu xin trên sẽ làm nguôi cơn giận của Cha.

-Con hãy dùng tràng chuỗi và đọc như sau:

Trước hết con đọc kinh Lạy Cha, kinh Kính mừng, kinh Tin kính,

Nơi hạt cách con đọc: "Lạy Cha Hằng hữu, con xin dâng lên Cha Mình và Máu, Linh hồn và Thiên tính Chúa Giêsu Kitô là Con rất yêu dấu Cha, là Chúa chúng con, để đền bù tội lỗi chúng con và cả thế giới".

Nơi 10 hạt nhỏ, con đọc: "Vì cuộc tử nạn đau buồn của Chúa Giêsu, xin thương xót chúng con và cả thế giới.

Sau cùng con đọc: "Lạy Cha chí thánh, Toàn năng, Hằng hữu, xin thương xót chúng con và cả thế giới (476).

-Hãy đọc không ngừng tràng chuỗi hạt Tình thương Cha đã dạy con.

-Ai đọc tràng chuỗi này sẽ nhận được ơn vĩ đại vào giờ chết. 

-Các linh mục hãy khuyến khích tội nhân đọc chuỗi này như hi vọng cuối cùng  để được cứu rỗi. Tội nhân cứng lòng nhất, nếu chỉ đọc tràng chuỗi này một lần, cũng sẽ nhận được ơn thánh từ lòng Thương xót vô cùng của Cha.

-Cha ước ao cả thế giới biết đến lòng Thương xót Cha. Cha ước ao ban những ơn không thể đo lường cho những linh hồn tin cậy vào lòng Thương xót Cha. (687).

-Linh hồn nào đọc tràng chuỗi Tình thương này, sẽ được Tình thương Cha ôm ấp trong cả cuộc sống và nhất là trong giờ chết (754,848).

-Khi tràng hạt Tình thương này được đọc bên cạnh người hấp hối, cơn giận của Chúa sẽ dịu lại, lòng Thương xót không thể dò được của Chúa sẽ mở ra cho linh hồn ấy (811).

-Cha vui lòng ban mọi ơn chúng xin, khi đọc tràng chuỗi Tình thương này (1541), nếu những ơn ấy hợp với Thánh ý Cha (1731).

-Ðọc tràng chuỗi này, con đem nhân loại đến gần Cha (929).

4. Cầu nguyện vào Giờ Chúa Tình thương

Vào tháng 10 năm 1937, tại Cracow,Chúa Giêsu muốn Sơ Faustina vào nhà nguyện đi đàng Thánh giá, hay ít ra viếng Mình thánh lúc 3 giờ chiều.

-Con thường nghe chuông đổ 3 giờ, hãy hoàn toàn gìm mình con vào lòng Thương xót Cha, thờ lạy và tôn vinh lòng Thương xót ấy, khẩn cầu Chúa Toàn năng cho cả thế giới, đặc biệt cho các tội nhân khốn khó, vào giờ này, Tình thương Cha sẽ mở rộng cho các linh hồn (1572).

- Vào giờ này, con có thể xin mọi ơn cho con và cho các linh hồn, đây là giờ ơn phúc cho cả thế giới, tình thương thắng công bằng (1572)

- Hãy gắng hết sức để đi Ðàng Thánh giá, nếu bổn phận cho phép, nếu không đi đàng thánh giá được thì ít ra, hãy vào nhà nguyện ít phút thờ lạy Thánh thể, thờ lạy Thánh tâm đầy tràn tình thương, gìm mình cầu nguyện trong một lúc vắn vỏi, thờ lạy lòng thương xót của Cha đối với thụ tạo, nhất là đã cho con được hiểu biết mầu nhiệm tình thương này.

5. Truyền bá Chúa Tình thương

-Cha mong ước các linh mục rao giảng lòng Thương xót lớn lao của Cha cho các tội nhân. Tội nhân đừng sợ đến gần Cha. Ngọn lửa Thương xót thiêu đốt Cha, kêu gào được tiêu tán, Cha muốn tuôn đổ xuống cho các linh hồn.

-Sự bất tín của các linh hồn xé nát tim Cha. Sự bất tín của các linh hồn được kén chọn càng làm Cha đau đớn hơn, dù Tình yêu vô cùng của Cha đã tỏ ra cho nó, nó vẫn không tin cậy Cha. Cả cái chết của Cha cũng không đủ cho nó tin cậy. Vô phúc cho những linh hồn đã coi thường những ơn trọng này (50).

-Trước khi Cha đến như quan xét Công thẳng, Cha sẽ đến như Vua Thương xót. Trước ngày Công bình đến, sẽ cho nhân loại dấu trên trời như thế này:

Mọi ánh sáng trên bầu trời sẽ tắt hết, chỉ còn tối đen dày đặc trên mặt đất. Dấu Thánh giá sẽ hiện ra trên không trung. Người ta sẽ thấy tay và chân Chúa Cứu thế bị đóng đinh xuất hiện như luồng sáng lớn trên mặt đất trong một thời gian vắn, sau thời gian vắn đó là ngày tận thế (83).

-Con hãy loan truyền Lòng Thương xót này, đó là ưu phẩm lớn nhất của Thiên Chúa. Mọi công việc do tay Cha làm đều được bao phủ với Lòng Thương xót của Cha (301).

-Kẻ nào truyền bá lòng Thương xót lớn lao của Cha, chính Cha sẽ bênh vực nó vào giờ nó lìa đời như vinh quang riêng của Cha. Và nếu tội lỗi của nó có đen như đêm tối, khi nó chạy đến cùng lòng Thương xót Cha, nó dâng Cha một ca ngợi lớn lao, đó là ca ngợi cuộc tử nạn của Cha. Khi một linh hồn ca ngợi lòng Nhân lành của Cha thì quỉ dữ run giùng và chạy trốn vào ẩn trong đáy hỏa ngục (378).

-Linh hồn nào truyền bá lòng tôn kính Lòng thương xót của Cha, Cha sẽ bao bọc nó trong suốt cuộc sống, như mẹ hiền âu yếm con mình, và tới giờ chết, Cha sẽ không phán xét chúng, nhưng Cha sẽ nên như Ðấng cứu chuộc đầy Tình thương của chúng .

-Phúc cho những linh hồn nào suốt đời gìm mình trong vực thẳm Tình thương, vì nó sẽ không bị xét xử theo sự Công bằng (379, 1075).

Phần ba: Kết luận

1- "Hầu hết các linh hồn trong hỏa ngục là những linh hồn đã không tin có hỏa ngục"

 Tôi, nữ tu Faustina, theo lệnh của Thiên Chúa, đã xuống vực thẳm hỏa ngục để có thể nói cho các linh hồn biết về hỏa ngục và chứng minh sự hiện hữu của nó. Tôi không thể nói về hỏa ngục hiện giờ; nhưng tôi đã nhận được lệnh truyền từ nơi Chúa để ghi lại về hỏa ngục. Các ma quỉ hết sức căm hận, nhưng chúng phải lụy phục tôi theo lệnh truyền của Thiên Chúa. Những điều tôi đã viết ra chỉ là một bóng mờ nhạt nhòa so với những gì tôi đã nhìn thấy.

Nhưng tôi xin lưu ý một điều: hầu hết các linh hồn trong hỏa ngục là những linh hồn đã không tin có hỏa ngục.

Khi tôi đến đó, tôi hầu như không thể trở lại bình thường sau khi thấy cảnh hãi hùng. Trong đó, các linh hồn chịu đau khổ kinh khủng biết bao!

    Vì vậy, tôi càng cầu nguyện tha thiết xin cho các tội nhân hoán cải. Tôi không ngừng khẩn nài Lòng Thương Xót Chúa cho họ. Lạy Chúa Giêsu của con, con thà chịu khổ cực khốn khó cho đến tận thế giữa những đau khổ ghê rợn nhất còn hơn là xúc phạm đến Chúa, dù chỉ một tội nhỏ mọn nhất".

(Thánh nữ Faustina, Nhật ký Lòng Thương xót Chúa đối với một linh hồn, nhà sách Trái Tim Đức Mẹ, POBox 836, Carthage, MO 64836 xuất bản năm 2005)

2- Trong thời giảng đạo, có lần Chúa Giêsu đã phán:" Được lời lãi cả trần gian, mà thiệt mất phần linh hồn, nào có lợi ích gì? Lấy gì mà đổi lại cho cân?" (Mt 16,26)

3- Thực ra, sa hỏa ngục "khó" chứ không dễ. Không phải sơ ý mà người ta sa hỏa ngục, vì:

    a/ Chúa là Đấng thương xót linh hồn người ta vô cùng,

         - Ngài "chậm bất bình và hết sức khoan dung" (Joen 2,15),

         - Trong kinh Vực sâu ta đọc: "Nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được, bởi Chúa tôi hằng có lòng lành..." (Tv 129).

        - Chúa phán qua tiên tri Ezekien: "Ta không muốn kẻ gian ác phải chết (ý nói sa hỏa ngục), nhưng muốn nó ăn năn trở lại và được sống (trên thiên đàng)" (Ez 33,11).

        - Thánh Phaolô viết trong thư gửi Timôthêu: "Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý" (1Tm 2,3-6).

         - Thánh Phêrô viết:" Không ai phải chết (đời đời), nếu biết ăn năn sám hối" (2 Pr 3,9)

     b/ Chúa Giêsu đã chết quá đau đớn, quá nhục nhã để lập công quá đủ cứu chuộc loài người.

     c/ Trước khi người ta chết, Chúa soi sáng, thúc giục người ta ăn năn sám hối tội mình để được ơn cứu chuộc.

(Cho dù chỉ còn vài giây phút, mà người ta giục lòng ăn năn sám hối tội mình, vì đã phạm đến Tình Thương Chúa, Chúa cũng tha thứ hết. Ăn năn tội vì đã phạm đến Tình thương Chúa, chính là chìa khóa mở cửa Thiên đàng. Chỉ sợ rằng cái chết đến quá bất ngờ, đến nỗi không kịp ăn năn, đã tắt thở, đã qua thế giới bên kia rồi. Điều khôn ngoan là "luôn tỉnh thức" vì không ai biết khi nào giờ chết đến (Mc 13,33). Luôn lo cho linh hồn mình sạch tội trọng là tốt nhất. ).

    Tóm lại rằng: chỉ có những ai liều lĩnh, gan lì, cố chấp, khinh dể ơn Chúa, mất lòng trông cậy, không chịu ăn năn, mới tự đẩy mình vào hỏa ngục mà thôi. (đây cũng là tội phạm đến Chúa Thánh Thần như Chúa Giêsu đã nói: "không được tha cả ở đời này, cả ở đời sau"(Mt 12,32). Vì trong hỏa ngục, họ luôn bùng lên lòng "căm hận Thiên Chúa" như thánh Faustina tả ở số 7 trên, họ đâu có ăn năn mà được Chúa tha!

Cậy nhờ lòng nhân lành và quyền phép của Đức nữ Đồng trinh Maria Mẹ Thiên Chúa, xin cứu giúp chúng con.

"Giêsu, con tin cậy Chúa". (Jesus, I trust in You).

Lm. Đoàn Quang, CMC

(Carthage, MO 5/5/07)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro